Yếu tố tự vấn trong Di cảo thơ Chế Lan Viên

8 429 1
Yếu tố tự vấn trong Di cảo thơ Chế Lan Viên

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Yếu tố tự vấn trong Di cảo thơ Chế Lan Viên Dương Thị Kim Dư Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Luận văn ThS. ngành: Văn học Việt Nam; Mã số: 60 22 34 Người hướng dẫn: PGS.TS. Lưu Khánh Thơ Năm bảo vệ: 2010 Abstract. Khái quát những chặng đường thơ của tác giả Chế Lan Viên. Nghiên cứu những phương diện nổi trội của yếu tố tự vấn, một vấn đề xuyên suốt trong các sáng tác của “Di cảo thơ”, cái đã làm nên giá trị riêng của Chế Lan Viên- đặc biệt trong giai đoạn cuối đời. Khảo sát toàn bộ các tập thơ Chế Lan Viên để từ đó có thể so sánh, đối chiếu và phát hiện những đặc điểm nghệ thuật trong “Di cảo thơ”, từ đó tìm ra những đóng góp riêng của Chế Lan Viên đối với nền văn học dân tộc. Keywords. Văn học Việt Nam; Yếu tố tự vấn; Nghiên cứu văn học; Thơ Content 1. Lí do chọn đề tài Chế Lan Viên là một tác gia lớn của văn học Việt Nam hiện đại. Cuộc đời hoạt động nghệ thuật của ông bao trùm lên thế kỉ XX và để lại dấu ấn đậm nét trong lịch sử văn học nước ta. Chế Lan Viên đã để lại một di sản khá đồ sộ: làm thơ, viết văn, viết tiểu luận phê bình. Ông đã chiếm lĩnh được nhiều đỉnh cao nghệ thuật ở những giai đoạn khác nhau: giai đoạn Thơ Mới với Điêu tàn; hòa bình với ánh sáng và phù sa; thời chống Mỹ cứu nước với Hoa ngày thường, chim báo bão; Những bài thơ đánh giặc; giai đoạn đổi mới với Di cảo thơ. Hiện ông để lại 15 tập thơ (kể cả Di cảo thơ Chế Lan Viên 3 tập), 7 tác phẩm văn xuôi, 8 tập tiểu luận phê bình Nghiên cứu sâu về Chế Lan Viên là một cách giúp ta hiểu thêm về nền văn học Việt Nam hiện đại. Chế Lan Viên là nhà thơ song hành cựng thời đại. Ông đã cùng dân tộc đi qua những bước thăng trầm của lịch sử. Tình cảm yêu ghét trong thơ ông cũng là chuẩn mực yêu ghét của đất nước. Lẽ sống chết trong thơ ông cũng tiêu biểu cho lẽ sống chết của những con người biết sống chết cho những điều thiêng liêng cao cả nhưng cũng thật đáng tự hào: sống chết vì tổ quốc thân yêu. Nói cách khác, thơ ông đã đi vào mạch chính của đời sống tinh thần dân tộc và thời đại. Tác phẩm của Chế Lan Viên, đặc biệt là thơ ông được giảng dạy, học tập ở nhiều cấp học khác nhau. Bản thân người viết, với cương vị là một giáo viên, đi sâu nghiên cứu thơ Chế Lan Viên sẽ giúp cho việc học tập- giảng dạy tác phẩm của ông có hiệu quả hơn. Trong các bài thơ, đặc biệt là trong phần Di cảo thơ, Chế Lan Viên đã thể hiện tài năng thơ ca của mình trong việc bàn luận về văn chương, về thế sự, về bản thân. Nhà phê bình Hoài Thanh đã đúng khi tiên đoán rằng cái tháp Chàm Chế Lan Viên đứng sừng sững giữa đồng bằng thơ chắc chắn, lẻ loi, bí mật. Năm mươi năm sau nó vẫn còn đầy bí ẩn. Đi từ tháp Chàm đến tháp Bay-on là một chặng đường dài, nhưng suốt chặng đường ấy, Chế Lan Viên vẫn không ngừng tìm tòi đổi mới. Vì thế mà khi đã thành người thiên cổ rồi, ông vẫn còn làm cho người ta phải bàng hoàng kinh ngạc về những tâm sự còn giấu kín của mình. Nghiên cứu Di cảo thơ cũng là một cách để chúng ta hoàn thiện bức chân dung về một nhà thơ lớn, một nhà phê bình văn học tài năng, từ đó thấy rõ quan điểm nghệ thuật và những đóng góp to lớn của ông cho nền văn học dân tộc. Chúng tôi đặc biệt yêu thích thơ Chế Lan Viên vì nó rất độc đáo, mới lạ cả về nội dung lẫn hình thức thể hiện. Đặc biệt, thơ ông có tính chất trí tuệ, triết lí sâu sắc. Cuối đời, những sáng tác của ông lại càng làm cho bạn đọc bàng hoàng, ngỡ ngàng trước một hồn thơ luôn trăn trở về lẽ sống chết, về thơ, về cuộc đời và về chính bản thân mình. Đọc xong những vần thơ ấy, trong lòng ta bỗng nảy sinh biết bao ngẫm suy về lẽ đời, về con người để thêm trân trọng và nâng niu những giờ phút mà ta còn được tồn tại trên cõi trần thế kì diệu mà cũng rất mực gần gũi, quen thuộc. 2. Lịch sử vấn đề Chế Lan Viên là một gương mặt độc đáo trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại. Từ quyển Điêu tàn đột ngột xuất hiện giữa làng thơ như một niềm kinh dị năm 1937 đến Di cảo thơ Chế Lan Viên, tập 3 năm 1996, ông đã để lại một di sản văn học đồ sộ. Thơ Chế Lan Viên cũng đã trở thành một hiện tượng thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều cây bút, nhiều nhà lí luận phê bình. 2.1: Trước năm 1945 Thời kì này, những bài viết đầu tiên về Chế Lan Viên là của tác giả Nguyễn Vỹ. Ông đã có bài giới thiệu về Chế Lan Viên năm 1936, giới thiệu về tập Điêu tàn năm 1937. Như chính Nguyễn Vỹ đã viết: Từ buổi đó (1936) đến nay, tôi không có dịp nào gặp lại Chế Lan Viên. Về Hà Nội, tôi có viết một bài dài giới thiệu Chế Lan Viên, có lẽ là bài đầu tiên nói đến Chế Lan Viên trong văn học sử. Sau đó là Khái Hưng ca ngợi tập Điêu tàn trên tạp chí Ngày nay. Đặc biệt là bài viết của Hoài Thanh và Hoài Chân trong Thi nhân Việt Nam (1941) đã sớm khẳng định tầm vóc của nhà thi sĩ thành danh từ khi mới 16, 17 tuổi : Con người này quả là con người của Trời Đất, của bốn phương, không thể lấy kích tấc thường mà hòng đo được. [54,202] Nguyễn Vỹ cũng cho rằng: Thơ Chế Lan Viên độc đáo, nhiều bài cảm động. Tập Điêu tàn của anh còn để lại một chiếc bóng trong văn học sử Việt Nam, giống như những tháp Chàm trên đất nước Đồ Bàn, còn văng vẳng tiếng nức nở nghìn thu chiêm nữ hận. [29,27] Có thể thấy, trước cách mạng tháng Tám, bế tắc về tư tưởng và nghệ thuật, Chế Lan Viên chịu nhiều ảnh hưởng của triết học duy tâm siêu hình và các tôn giáo. Như ông nói trong một bài trả lời phỏng vấn của một người bạn Đức: Trước giải phóng 1945, quan trọng nhất với tôi là các vấn đề siêu hình. Lần lượt yêu Kinh Thánh, rồi Phật. Nhưng không tìm ra lối thoát. [3,17] Và Điêu tàn chính là sự cụ thể hóa cái ảnh hưởng của duy tâm siêu hình vào trong thơ Chế Lan Viên. Ngoài ra, giai đoạn này còn phải kể đến tập văn xuôi Vàng sao cùng một số bài viết chưa in thành tập. Nhìn chung, ngay từ tập thơ đầu tay, Chế Lan Viên đẵ chứng tỏ mình có sức thu hút lớn với bạn đọc và giới phê bình. Tất cả đều công nhận Điêu tàn là một tác phẩm kì lạ. Bởi nó viết về một thế giới lạ kì: thế giới của cõi âm, một cõi rùng rợn với đầu lâu, ma quỷ, thế giới của máu xương, của một nghĩa địa hoang tàn, của bóng tối, hầm mộ, máu huyết 2.2. Từ sau năm 1945 đến nay Sau cách mạng, vẫn còn có những bài phê bình về tập thơ đầu tay của Chế Lan Viên. Các công trình nghiên cứu của các tác giả phía Nam đều thống nhất đề cao Điêu tàn, coi đây là thành tựu đáng kể. Uyên Thao ca ngợi Chế Lan Viên là một thần đồng thơ kì dị. Nguyễn Tấn Long cũng đã chỉ ra Chế Lan Viên là thi sĩ có chiều hướng thơ khác lạ nhất trên thi đàn Việt Nam. Có lẽ mãi mãi xa lắm về sau này cũng không có ai tạo được phong cách khác lạ như ông. Thậm chí, có một số người đề cao hết lời tập Điêu tàn để chê bai thơ Chế Lan Viên giai đoạn sau này là kém cỏi. Thực chất ở đây, họ nhằm vào chính trị, nhằm xuyên tạc, phê phán đường lối của Đảng. Họ cho rằng, chỉ có mỗi tập thơ đầu tay của Chế Lan Viên là có giá trị, còn lại những tập thơ sau, dưới “sự kìm hãm” của Đảng, những thi nhân đầy tài năng như Chế Lan Viên chỉ như những bông hoa đã nhạt phai hương sắc. Có lẽ vì vậy nên những sáng tác sau này của nhà thơ ít được các tác giả phía Nam quan tâm để ý đến. ở miền Bắc, các công trình nghiên cứu của các tác giả đều thống nhất khẳng định Chế Lan Viên là nhà thơ tài năng về mọi phương diện. Họ hầu hết đều nhận thấy có sự chuyển biến của thơ Chế Lan Viên qua từng thời kì và khẳng định sự đóng góp đáng kể của ông vào tiến trình hình thành, phát triển của thơ ca cách mạng. Giai đoạn này có các công trình nghiên cứu chủ yếu sau: Sách Lịch sử văn học Việt Nam của trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Cuốn: Văn học Việt Nam chống Mỹ cứu nước, các bộ lí luận văn học của nhiều tác giả và các công trình nghiên cứu thơ đề cập đến Chế Lan Viên như: Phong trào Thơ Mới (Phan Cự Đệ), Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại, Một thời đại mới trong thi ca (Hà Minh Đức), Tìm hiểu thơ (Mã Giang Lân), Thơ Mới - những bước thăng trầm ( Lê Đình Kỵ), Thơ Mới-bình minh thơ Việt Nam hiện đại (Nguyễn Quốc Tuý), Ngôn ngữ thơ (Nguyễn Phan Cảnh), Lí luận và phê bình văn học (Trần Đình Sử), Tư duy thơ và tư duy thơ Việt Nam hiện đại (Nguyễn Bá Thành) Có công trình đi sâu nghiên cứu chân dung tác giả, có công trình nghiên cứu tính đặc sắc của thi pháp thơ Chế Lan Viên, có những bài khái quát được bản chất thơ Chế Lan Viên về phương diện phong cách học. Tiêu biểu trong số đó là các bài nghiên cứu của GS. Hà Minh Đức trong Nhà văn Việt Nam 1945-1975 (tập 1), bài của Vũ Tuấn Anh in trong Nhà thơ Việt Nam hiện đại. Ngoài ra còn có nhiều bài báo viết về thơ Chế Lan Viên ra đời. Tác giả Nguyễn Văn Hạnh cho rằng: với ánh sáng và phù sa rồi đến Hoa ngày thường, chim báo bão, Chế Lan Viên đã khẳng định một phong cách thơ độc đáo và thống nhất trong sự đối lập với Điêu tàn về nhiều mặt. Một đằng quay về quá khứ, đau khổ và chết chóc, cô đơn và hư ảo, một đằng lại đứng vững chân trên mảnh đất hiện tại để nhìn về tương lai, tin tưởng và “hòa hợp với người”. [29,30] Tác giả cũng phát hiện ra trong những bài thơ của Chế Lan Viên khó mà tách chân thành với xót xa Mâu thuẫn gần như không tránh khỏi. Phong cách và giá trị ở ngay trong mâu thuẫn ấy. Có lẽ chính từ những mâu thuẫn ấy mà trong sáng tác của Chế Lan Viên luôn có sự giằng co, trăn trở, nhà thơ tự vấn mình rồi lại tự vấn cả xã hội về những vấn đề liên quan đến sáng tác, đến cuộc đời. Nguyễn Xuân Nam với lời giới thiệu trong Tuyển tập Chế Lan Viên lại hướng bạn đọc đến với sức hấp dẫn của thơ ông khi điểm qua các tập thơ. Theo ông, đọc thơ Chế Lan Viên, ấn tượng nổi bật của chúng ta là sự thông minh và tài hoa. Thông minh vì ý thơ phong phú bất ngờ, tài hoa vì hình ảnh khác lạ, kỳ thú. [29,73] Nguyễn Xuân Nam cũng đồng tình với Nguyễn Văn Hạnh rằng: Nét nổi bật của tư duy nghệ thuật của Chế Lan Viên chính là sự đối lập. Qua đối lập, nhà thơ nói lên một quy luật phát triển cơ bản của sự vật, tác động mạnh mẽ đến trí tưởng tượng của người đọc, khêu gợi củng cố hứng thú thẩm mĩ của họ, bằng cách cho họ tiếp xúc với những bất ngờ và tương phản trong ý thơ, trong hình ảnh, trong kết cấu, trong nhạc điệu từ cuộc sống lớn đến niềm riêng, từ xã hội đến thiên nhiên, từ hiện tại đến quá khứ, từ yêu thương đến giận dữ, từ yên tĩnh đến bàng hoàng, từ trang nghiêm đến trào lộng. [29,86] Di cảo thơ tập 1,2,3 ra đời đánh dấu một bước phát triển mới trong hành trình thơ Chế Lan Viên. Ông càng được dư luận chú ý. Hàng loạt những bài viết ra đời, chủ yếu đánh giá tổng quát đời thơ của ông từ Điêu tàn đến Di cảo thơ. Các tác giả đều chỉ ra những đặc sắc của phong cách thơ Chế Lan Viên trong suốt hành trình sáng tác: từ truyền thống đến cách tân, từ thể loại đến đề tài Nguyễn Thái Sơn có Chế Lan Viên và Di cảo thơ, Nguyễn Bá Thành với Đọc hai tập Di cảo thơ, Phạm Xuân Nguyên có Chế Lan Viên - người đi tìm mặt, Đoàn Trọng Huy có Khuynh hướng vận động thơ Chế Lan Viên từ sau 1975, Trần Mạnh Hảo với Người làm vườn vĩnh cửu. Nhiều bài viết được tập hợp trong cuốn Chế Lan Viên – Người làm vườn vĩnh cửu. Cuốn Thơ Chế Lan Viên-Những lời bình do Mai Hương-Thanh Việt tuyển chọn đã tập hợp được những bài nghiên cứu về con đường và tầm vóc thơ Chế Lan Viên cũng như điểm qua những tập thơ, những chặng đường thơ của ông. Hai tác giả cũng đã giới thiệu với người đọc những bài đặc sắc nhất trong đời thơ của ông. Các tác giả đều nhận ra có những tình cảm, có những nỗi niềm, những giá trị nhân văn và nghệ thuật chỉ đến khi đọc thơ di cảo của ông ta mới nhận ra. Ta càng hiểu ông. Càng kính trọng ông, và càng thương Chế Lan Viên hơn. [29,423] Nguyễn Thái Sơn đã nhìn ra cái phức tạp trong con người, trong thơ Chế Lan Viên qua Di cảo thơ: Diện mạo thơ, chân dung thơ của Chế Lan Viên trước đây, sắc sảo đến mấy, thần sắc đến mấy cũng chỉ mới ở trên một mặt phẳng, còn thơ chưa in và thơ sau khi nhà thơ từ trần, đã tạo nên một diện mạo có chiều kích khác. Đó là phù điêu. Đó là tượng tròn. Đó là tượng đài. Phạm Quang Trung lại có bài Đọc “Chế Lan Viên và Di cảo thơ” phản hồi lại bài của Nguyễn Thái Sơn. Phạm Quang Trung nhận định: không nên quá đề cao Di cảo thơ Chế Lan Viên tới mức đối lập Di cảo với những sáng tác trước đây của nhà thơ. Có một Chế Lan Viên khác mà không lạ hiện lên trong Di cảo. Song chủ yếu vẫn là một Chế Lan Viên quen thuộc mà ta đã bắt gặp trong suốt nửa thế kỉ qua. [29,431] Nguyễn Bá Thành trong bài Đọc hai tập Di cảo thơ, đã chỉ ra vấn đề sống-chết được Chế Lan Viên đề cập nhiều trong những sáng tác cuối đời. Nhà thơ đã chủ động đổi giọng thơ. Giờ đây là một giọng thơ đơn lẻ, não nùng và có phần chua chát. Tác giả cũng chỉ ra có sự mâu thuẫn trong tư tưởng Chế Lan Viên những năm cuối đời. [29,441] Tác giả Hồ Thế Hà với bài viết Hình thức nghệ thuật thơ Chế Lan Viên cũng đã chỉ rõ Chế Lan Viên từng vật vã, trăn trở và tự vấn trước mình và ngọn đèn, trang giấy chỉ vì một sứ mệnh thơ cao cả: Nghệ thuật à? Anh hãy thử xem sao? Số ngày còn lại cho anh trên Trái đất đếm rồi Như thóc giống đếm từng hạt một Chỉ còn từng ấy thôi, anh phải tạo ra mùa Cứ thế, “người làm vườn vĩnh cửu” Chế Lan Viên (chữ dùng của Trần Mạnh Hảo) không ngừng đi tìm cái mới cho thơ, vì dừng lại đâu còn anh nữa, cả những lúc anh phải đặt ra “Hai câu hỏi” và phải “Tập qua hàng” (tên hai bài thơ của Chế Lan Viên); bởi vì, ông chưa bao giờ xem nhẹ sứ mệnh của thi nhân.” (29,213) Từ đó có thể thấy, bàn về Di cảo thơ có nhiều ý kiến trái ngược nhau nhưng không phải để hạ thấp Chế Lan Viên mà để hiểu thêm tính đa dạng trong thơ ông. Các nhà phê bình cho rằng, vào những năm cuối đời, nhà thơ họ Chế thay đổi khá nhiều về hình ảnh, giọng thơ, âm điệu thơ và cả phương pháp tư duy nhưng đó không phải là sự cách tân mà chủ yếu là sự phục hồi cách cảm, cách nghĩ của chính ông từ thời trước cách mạng. Điểm qua những công trình nghiên cứu về Chế Lan Viên và về ba tập Di cảo thơ, chúng ta thấy Chế Lan Viên quả là một thi tài hiếm có. Song không phải như vậy có nghĩa là ông không có một hạn chế nào. Nhà phê bình Hà Minh Đức đã thấy rõ: trong thơ Chế Lan Viên thiếu sự gắn bó trực tiếp với nhiều phạm vi của đời sống nên trong thơ anh sự chuyển hóa giữa hiện thực và lí tưởng, giữa cái trừu tượng và cụ thể thường gặp khó khăn. Màu xám của ý niệm không trở về được với cây đời xanh tươi, lý trí vẫn dừng lại trong quỹ đạo luận bàn của lý trí xa vời với cuộc đời đang vỗ sóng ở ngoài kia. (15,69) Nguyễn Bá Thành, viết về hai tập đầu của Di cảo thơ, đã có nhận xét nhẹ nhàng nhưng rất đúng đắn rằng: Dẫu sao, Di cảo thơ của Chế Lan Viên cũng đã phản ánh cố gắng cuối cùng của một thi sĩ góp nhặt những câu thơ để lại cho đời. Có thể ngày hôm nay ta chưa hiểu hết tác giả Di cảo thơ, hoặc chưa bằng lòng với một số bài thơ, câu thơ ở đây, nhưng hai cuốn sách đã làm phong phú thêm đa dạng thêm thơ Chế Lan Viên, một nhà thơ có nhiều đóng góp cho thơ Việt Nam hiện đại. Nghiên cứu thơ Chế Lan Viên một cách tương đối toàn diện và có hệ thống còn phải kể đến một số luận văn thạc sỹ, tiến sỹ của các tác giả như Ngô Bích Thu, Hồ Thế Hà, Tạ Thị Kim Toàn Các tác giả đi sâu nghiên cứu thế giới nghệ thuật thơ, quan điểm nghệ thuật của Chế Lan Viên trước và sau cách mạng. Tác giả Vũ Tuấn Anh đã tuyển chọn và giới thiệu những bài viết về Chế Lan Viên trong cuốn sách Chế Lan Viên – về tác gia và tác phẩm. Cuốn sách được tuyển chọn và biên soạn khá công phu đã cung cấp cho người đọc một cái nhìn tương đối đầy đủ và hệ thống về sự nghiệp Chế Lan Viên thông qua việc tuyển chọn và giới thiệu những bài nghiên cứu , phê bình, tư liệu, hồi ức về Chế Lan Viên. Đây thực sự là công trình tham khảo hệ thống nhất về tác giả Chế Lan Viên. Phải thừa nhận việc nghiên cứu về thơ Chế Lan Viên khá tập trung và có nhiều thành tựu. Tuy nhiên, phần lớn các công trình nghiên cứu mới chỉ nhìn nhận Chế Lan Viên chủ yếu trong tư cách nhà thơ lớn. Cũng có một số nhà phê bình đã đề cập đến yếu tố tự vấn trong thơ Chế Lan Viên nhưng vấn đề này chưa được thực sự quan tâm một cách thỏa đáng. Và những người đề cập đến yếu tố tự vấn trongsáng tác của Chế Lan Viên cũng chưa nhìn nhận đây là một vấn đề mấu chốt trong nội dung thơ Chế Lan Viên, đã được thể hiện rõ trong Di cảo thơ: yếu tố tự vấn đã giúp cho nhà thơ ngày một trưởng thành hơn trên chặng đường sáng tác đầy chông gai và thử thách 3. Mục đích và đối tượng nghiên cứu 3.1. Mục đích của đề tài Mục đích của đề tài là đi sâu tìm hiểu yếu tố tự vấn trong Di cảo thơ Chế Lan Viên. Vì vậy, ba tập Di cảo thơ Chế Lan Viên gồm 558 bài thơ là đối tượng chính để khảo sát. Phần lớn những bài trong Di cảo thơ được viết vào những ngày trước khi nhà thơ qua đời. Nó như một bản tổng kết của Chế Lan Viên về cuộc đời, về nghệ thuật. Đề tài này chủ yếu đi sâu những sáng tác của ông trong Di cảo thơ ở giai đoạn cuối đời. Di cảo thơ có nghĩa là những sáng tác còn ở dạng phác thảo, chưa qua gọt giũa, nên nó là những tư tưởng, tình cảm, suy nghĩ ở dạng thô mộc nhất, do đó là chân thực nhất. Những tập thơ trước đó của ông được xem là tài liệu tham khảo quan trọng để từ đó chúng tôi so sánh, đối chiếu để rút ra những kêt luận cần thiết. 3.2.Luận văn tập trung nghiên cứu những phương diện nổi trội của yếu tố tự vấn, một vấn đề xuyên suốt trong các sáng tác của Di cảo thơ, cái đã làm nên giá trị riêng của Chế Lan Viên- đặc biệt trong giai đoạn cuối đời. 3.3. Luận văn cũng khảo sát toàn bộ các tập thơ Chế Lan Viên để từ đó có thể so sánh, đối chiếu và tìm ra những đóng góp riêng của Chế Lan Viên đối với nền văn học dân tộc. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp phân tích Luận văn tập trung phân tích yếu tố tự vấn thể hiện qua các sáng tác của Chế Lan Viên, chủ yếu là trong Di cảo thơ. 4.2. Phương pháp tổng hợp Luận văn tiến hành tổng hợp, khái quát hóa các kết quả phân tích để rút ra các kết luận cần thiết. 4.3 Phương pháp so sánh Luận văn cũng sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu các sáng tác của Chế Lan Viên qua các thời kì, sáng tác của Chế Lan Viên với các nhà thơ khác để thấy rõ nét độc đáo, đặc sắc và đóng góp của Chế Lan Viên trong thơ ca dân tộc. 5. Bố cục của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những chặng đường thơ Chế Lan Viên Chương 2: Yếu tố tự vấn - nguồn cảm hứng chính trong Di cảo thơ Chế Lan Viên Chương 2: Một số đặc điểm nghệ thuật trong Di cảo thơ Chế Lan Viên References 1 - ArisTôte - Nghệ thuật thơ ca, Nxb Văn hóa Nghệ thuật, Hà Nội, 1964. 2 - M. Arnauđôp - Tâm lí học sáng tạo văn học,Nxb Văn học, Hà Nội, 1964. 3 - Vũ Tuấn Anh- (tuyển chọn và giới thiệu), Chế Lan Viên về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1999 4 - Vũ Tuấn Anh - Sự vận động của cái tôi trữ tình trong thơ Việt Nam từ 1945 đến nay, Lận án PTSKH Ngữ văn, Hà Nội, 1995. 5 - Lại Nguyên Ân - Văn học và phê bình, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội, 1984. 6 - Nguyễn Phan Cảnh - Ngôn ngữ thơ, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1987. 7 - Mai Ngọc Chừ - Vần thơ Việt Nam dưới ánh sáng ngôn ngữ học, Nxb Đại học và trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1991. 8 - Nguyễn Văn Dân - Lí luận văn học so sánh, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2000. 9 - Hoàng Diệp - Chế Lan Viên, thi sĩ tiền chiến,Nxb Khai trí, Sài Gòn, 1969. 10 - Lê Trí Dũng - Chế Lan Viên: Hoa tôi hái trên trời cũng là nước mắt dưới xa kia,Tạp chí Văn học số 7, 1999. 11 - Xuân Diệu - Dao có mài mới sắc, Nxb Văn học, Hà Nội, 1994. 12 - Xuân Diệu - Lượng thông tin và những kĩ sư tâm hồn ấy, Nxb Văn học, Hà Nội, 1983 13 - Xuân Diệu- Công việc làm thơ, Nxb Văn học, Hà Nội, 1994. 14 - Phan Cự Đệ - Phong trào Thơ mới, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1982. 15 - Phan Cự Đệ - Hà Minh Đức- Nhà văn Việt Nam hiện đại1945-1975, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội, 1983. 16 - Hà Minh Đức - Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1974. 17 - Hà Minh Đức - Một thời đại trong thi ca, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội 1997. 18 - Hà Minh Đức - Tuyển tập, tập 3, Nxb Giáo dục, 2004. 19 - M.Goorki - Bàn về văn học(tập 1,2),Nxb Văn học, Hà Nội, 1970. 20 - Raxun Gamzatov - Đagestan của tôi - Quyển 1, NxB Cầu Vồng,1986 21 - Hồ Thế Hà - Thế giới nghệ thuật thơ Chế Lan Viên, Luận án tiến sĩ, Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn Hà Nội,1999. 22 - Lê Bá Hán (chủ biên) - Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội,1992. 23 - Trần Mạnh Hảo - Người làm vườn, Nxb 24 - Bùi Công Hùng - Quá trình sáng tạo thơ, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1988. 25 - Đoàn Trọng Huy - Đôi điều về quan niệm nghệ thuật của Chế Lan Viên, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số 3, 1993. 26 - Đoàn Trọng Huy - Đọc những trang còn lại thêm hiểu một hồn thơ Di cảo , Tạp chí Văn nghệ số 11, 1993. 27 - Đoàn Trọng Huy - Những nét đặc sắc cơ bản của hình thức nghệ thuật thơ Chế Lan Viên từ sau 1945, Luận án PTS Khoa học Ngữ văn, Hà Nội, 1994. 28 - Đoàn Trọng Huy - Nghệ thuật thơ Chế Lan Viên, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2006. 29 - Mai Hương - Thanh Việt (tuyển chọn và biên soạn)- Thơ Chế Lan Viên những lời bình, Nxb Văn hóa-thông tin, Hà Nội, 2000. 30 - Lê Đình Kỵ - Thơ mới, Những bước thăng trầm, Nxb Trẻ, TP Hồ Chí Minh, 1993. 31 - Lê Đình Kỵ, Phương Lựu - Cơ sở lí luận văn học, tập III, NXB ĐH và THCN, Hà Nội 1983. 32 - Phong Lan (sưu tầm và tuyển chọn)- Chế Lan Viên, người làm vườn vĩnh cửu, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội, 2001. 33 - Mã Giang Lân - Thơ Việt Nam1945-1954,Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1995. 34 - Mã Giang Lân - Thơ Việt Nam1954-1964,Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1997. 35 - Mã Giang Lân - Tìm hiểu thơ ,Nxb Thanh niên, Hà Nội, 1996. 36 - Phong Lê (chủ biên) - Nhà thơ Việt Nam hiện đại, Nxb Khoa học Xã hội, 1984. 37 - Phong Lê - Văn học trên hành trình của thế kỉ XX, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội, 1997. 38 - Phong Lê - Một số gương mặt văn chương-học thuật, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 2001. 39 - Nguyễn Đăng Mạnh - Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1996. 40 - Nguyễn Xuân Nam- Đọc “Di cảo thơ” Chế Lan Viên, Báo Nhân dân chủ nhật số 8, 1993. 41 - Bùi Mạnh Nhị - Chế Lan Viên, nhà thơ không thể lấy kích tấc thường mà đo được, Tạp chí Văn học, số 7,1999. 42 - Phan Ngọc- Cách giải thích văn học bằng ngôn ngữ học, Nxb Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh 1995. 43 - Phạm Xuân Nguyên- Chế Lan Viên- Người đi tìm mặt , Báo Văn hóa tháng 8.1994 44 - Phạm Thị Ngọc - Nguyễn Anh Vũ tuyển chọn- Chế Lan Viên, Điêu tàn tác phẩm và dư luận, NXB Văn học, 2002. 45 - Nhiều tác giả - Văn học Việt Nam chống Mỹ cứu nước, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1979. 46 - Nhiều tác giả, Văn học Việt Nam 1930-1945, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội 1988. 47 - Nhiều tác giả - Chế Lan Viên người làm vườn vĩnh cửu, NXB Hội nhà văn, Hà Nội, 1995. 48 - Nhiều tác giả - Chân dung các nhà văn Việt Nam hiện đại, tập II- NXB Giáo dục, Hà Nội, 2006. 49 - Hoàng Phê (chủ biên) - Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng và Trung tâm từ điển học, 1997. 50 - Vũ Quần Phương - Thơ với lời bình, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1990. 51 - Phan Quang - Chế Lan Viên và nỗi khắc khoải về thời gian, Tạp chí Kiến thức ngày nay, số 85, 1992. 52 - Nguyễn Thái Sơn - Chế Lan Viên và Di cảo thơ, Báo Văn nghệ,số 4, 1995. 53 - Trần Đình Sử-Những thế giới nghệ thuật thơ, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1995. 54 - Hoài Thanh - Hoài Chân - Thi nhân Việt Nam, Nxb Văn học và Hội nghiên cứu giảng dạy thành phố Hồ Chí Minh, 1988. 55 - Nguyễn Bá Thành - Đọc hai tập Di cảo thơ , Tạp chí Cửa Việt số 12, 1995. 56 - Nguyễn Bá Thành - Bùi Việt Thắng - Văn học Việt nam 1965-1975, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, 1990. 57 - Nguyễn Bá Thành - Tìm hiểu một số đặc trưng của tư duy thơ cách mạng Việt Nam 1945-1975, Luận án PTS Khoa học Ngữ văn, Hà Nội, 1990. 58 - Nguyễn Bá Thành- Tư duy thơ và tư duy thơ Việt Nam hiện đại, Nxb Văn học, Hà Nội, 1996. 59 - Nguyễn Bá Thành - Thơ Chế Lan Viên với phong cách suy tưởng, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1999. 60 - Phạm Quang Trung - Đọc “Chế Lan Viên và Di cảo thơ”, Tạp chí Văn số 43, 1995. 61 - Lê Ngọc Trà - Lí luận văn học, NXB Trẻ,thành phố Hồ Chí Minh,1999. 62 - Lưu Khánh Thơ - Thơ và một số gương mặt thơ Việt Nam hiện đại: Tiểu luận phê bình, Nxb Khoa học Xã hội, 2005. 63 - Lưu Khánh Thơ (biên soạn), Chế Lan Viên- Nhà thơ song hành cùng thời đại, Nxb Trẻ, Hội nghiên cứu và giảng dạy văn học TP. Hồ Chí Minh, 2007. 64 - Lưu Khánh Thơ - Thơ và phê bình thơ-Tạp chí nghiên cứu văn học, số 7, 2004. 65 - Lưu Khánh Thơ, Phong Lê, Vũ Văn Sỹ, Bích Thu tuyển chọn- Thơ Việt Nam hiện đại, Nxb Lao động, Hà Nội, 2002. 66 - Đỗ Lai Thúy - Con mắt thơ, Nxb Lao động, Hà Nội, 1992. 67 - Chế Lan Viên - ánh sáng và phù sa, Nxb Văn học, Hà Nội, 1960. 68 - Chế Lan Viên-Hoa ngày thường, chim báo bão, Nxb Văn học, Hà Nội,1960. 69 - Chế Lan Viên - Vào nghề, Nxb Văn học, Hà Nội, 1960. 70 - Chế Lan Viên,Những ngày nổi giận, Nxb Văn học, Hà Nội,1966. 71 - Chế Lan Viên- Điêu tàn, Nxb Hoa Tiên,Sài Gòn, 1967. 72 - Chế Lan Viên - Những bài thơ đánh giặc, Nxb Thanh Niên, Hà Nội, 1972. 73 - Chế Lan Viên - Đối thoại mới, Nxb Văn học, Hà Nội, 1973. 74 - Chế Lan Viên - Hoa trước lăng Người, Nxb Thanh Niên, Hà Nội, 1973. 75 - Chế Lan Viên - Ngày vĩ đại, NXb Văn nghệ Giải phóng,1975. 76 - Chế Lan Viên - Nghĩ cạnh dòng thơ, Nxb Văn học, Hà Nội, 1976. 77 - Chế Lan Viên - Hái theo mùa, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội, 1977. 78 - Chế Lan Viên, Hoa trên đá, Nxb Văn học, Hà Nội, 1984. 79 - Chế Lan Viên - Ta gửi cho mình, Nxb Văn học, Hà Nội, 1984. 80 - Chế Lan Viên - Tuyển tập, tập I, Nxb Văn học, Hà Nội, 1985. 81 - Chế Lan Viên - Tuyển tập, tập II, Nxb Văn học, Hà Nội, 1990. 82 - Chế Lan Viên - Di cảo thơ, tập I, NXB Thuận Hóa 1992. 83 - Chế Lan Viên Di cảo thơ, tập II, NXB Thuận Hóa 1993. 84 - Chế Lan Viên Di cảo thơ, tập III, NXB Thuận Hóa 1996. 85 - Trần Ngọc Vương - Nhà nho tài tử và Văn học Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội,1995. 86 - Nguyễn Minh Vỹ- Đọc lại Điêu tàn, tập thơ đầu của Chế Lan Viên, Tạp chí Văn học số 1, 1988. . sâu tìm hiểu yếu tố tự vấn trong Di cảo thơ Chế Lan Viên. Vì vậy, ba tập Di cảo thơ Chế Lan Viên gồm 558 bài thơ là đối tượng chính để khảo sát. Phần lớn những bài trong Di cảo thơ được viết. Những chặng đường thơ Chế Lan Viên Chương 2: Yếu tố tự vấn - nguồn cảm hứng chính trong Di cảo thơ Chế Lan Viên Chương 2: Một số đặc điểm nghệ thuật trong Di cảo thơ Chế Lan Viên References. cao Di cảo thơ Chế Lan Viên tới mức đối lập Di cảo với những sáng tác trước đây của nhà thơ. Có một Chế Lan Viên khác mà không lạ hiện lên trong Di cảo. Song chủ yếu vẫn là một Chế Lan Viên

Ngày đăng: 26/06/2015, 13:39

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan