1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Di cảo thơ Chế Lan Viên

4 870 6
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 44 KB

Nội dung

Di cảo thơ Chế Lan Viên- di chúc thơ về cuộc đời và nghệ thuật Di cảo thơ Chế Lan Viên - di chúc thơ về cuộc đời và nghệ thuật Võ Tấn Cường Cuộc đời và tác phẩm của nghệ sĩ là sự bí ẩn mà mã số của nó không phải bao giờ con người cũng tìm ra lời giải đáp. Chính vì thế việc đánh giá đúng tầm vóc của nghệ sĩ, nhất là những người trong thế giới quan có nhiều mâu thuẫn thật chẳng đơn giản chút nào. Đọc "Di cảo Chế Lan Viên" tôi không có ý định phác họa chân dung tâm hồn và tư tưởng của ông, tôi chỉ muốn phát hiện vài nét về sự hòa quyện, mâu thuẫn giữa ý thức công dân và ý thức nghệ thuật của Chế Lan Viên, qua đó đề cập đôi điều về số phận nghệ sĩ, trách nhiệm và sứ mệnh của họ đối với thời đại . Hành trình nghệ thuật của Chế Lan Viên như một vòng tròn khép kín. Ông hướng tâm hồn tới những chân trời tư tưởng khác nhau của nhân loại để rồi lại trở về với chính mình trong những câu thơ vừa hiện thực vừa pha chút siêu hình. Thuở "Điêu tàn" ông viết: "Những sông vắng lê mình trong bóng tối Những tượng Chàm lở lói rỉ rên than" (Trên đường về) Những ngày cuối đời ông lại viết: "Cho dù trái đất không còn anh Anh vẫn còn nguyên trái đất tặng cho mình Anh tồn tại mãi Không bằng tuổi tên, mà như tro bụi Như ngọn cỏ tàn đến tiết lại trồi lên" (Từ thế chi ca) Chế Lan Viên không theo một tôn giáo nào nhưng trong tận cùng của tâm linh ông đã gặp giáo lý trong sự hư vô sâu thẳm, trong sự sinh tồn của kiếp người và khát khao tìm sự giải thoát .Chỗ gặp gỡ của tư tưởng Chế Lan Viên và tôn giáo là ý thức về sự mong manh ngắn ngủi của đời người và sự tồn tại không bằng hữu hình mà vẫn bền vững của nghệ thuật. Tâm hồn của nhà thơ là nơi hội tụ, xung đột của hai lực lượng giữa cái ác và cái thiện, giữa cái đẹp và cái xấu. Ở nơi ấy xảy ra cuộc chiến âm thầm mà khốc liệt: "Cuộc chiến tranh màu trắng của tâm hồn Tuyết nhắm tuyết chia phe mà đối chọi Tuyết này đòi tan tuyết kia tồn tại Phía chấp nhận hóa bùn phía kỳ vọng cỏ xanh non" Thiên chức và tài năng của nhà thơ hình như do định mệnh dành cho họ. Sự sáng tạo của nhà thơ luôn là sự thách đố đầy bí hiểm: "Tôi tài năng chưa đầy nửa giọt Có hộc tốc chạy đến hết chân trời cũng là đồ bất lực Sao chỉ ấy kim kia tôi vẫn phải cầm" (Xâu kim) Công việc làm thơ đầy sự may rủi và bất trắc. Nhà thơ như kẻ vừa chạy vừa xâu kim. Cảm giác bất lực về tài năng không chỉ là sự kiêm tốn mà còn ẩn chứa ý thức của nhà thơ về sự vô tận của nghệ thuật. Mối liên hệ giữa ý thức và vô thức trong tâm hồn nhà thơ thật phức tạp. Không phải bao giờ những điều nhà thơ viết ra cũng đồng nhất với những điều nhà thơ ấp ủ, nung nấu. Đấy có phải là nỗi đau mà nhà thơ phải chôn vùi trong tâm hồn không thể thổ lộ và lý giải? "Anh là tháp Bay on bốn mặt Giấu đi ba còn lại đấy là anh Chỉ mặt đó mà nghìn trò cười khóc Làm đau ba mặt kia trong cõi ẩn hình" (Tháp Bay on bốn mặt) Tiên đoán về sức mạnh của sự đam mê đối với việc thu hút, chiếm lĩnh cái đẹp, Chế Lan Viên viết: "Mẹ kiếp! Một triệu thi sĩ giết trăng mà trăng chẳng chết Một tỉ tình nhân lấy trăng ra thề bồi trăng cứ trơ trơ Mà có khi trăng chết vì con lý ngư vọng nguyệt Mê đôi mắt cá si dại kia trăng rơi tõm xuống hổ" (Lý ngư vọng nguyệt) Sống trong một cộng đồng, nhà thơ bao giờ cũng phải là một công dân có ích nhưng liệu có khi nào ý thức công dân và ý thức nghệ thuật của nhà thơ mâu thuẫn với nhau? Chuẩn mực của ý thức công dân có thể đo được nhưng ý thức của nghệ thuật lấy gì để đo? Nhà thơ sáng tạo là để thám hiểm bề sâu bề rộng của hồn người, của thế giới và bi kịch của nhà thơ thường xảy ra khi những điều họ phát hiện có vẻ xa lạ hay đi ngược lại với nghĩa vụ của người công dân đang được xã hội qui định. Ở đây đòi hỏi bản lĩnh và chí khí của người nghệ sĩ, họ phải lựa chọn giữa quyền sống và quyền sáng tạo, giữa thiên chức của nghệ sĩ và trách nhiệm công dân. Sự lựa chọn này xem ra qúa nghiệt ngã và không phải bao giờ người nghệ sĩ cũng vượt qua được và dám gọi đúng tên bi kịch của mình. Thật đau đớn khi người nghệ sĩ phải tự biện hộ cho thiên chức của mình và sự bù đắp của nghệ thuật đối với sự thiếu hụt của đời sống: "Trời như ngọc như hồn như bể Ba cái sâu xa xanh có một màu Ôi, cái tội muôn đời thi sĩ Đem hồn đo cho trời bể thêm sâu" (Đo) Hơn ai hết, Chế Lan Viên ý thức được sự thay đổi về chuẩn mực của cái đẹp. Nhưng ông cũng hiểu rằng nỗi đau của con người lại luôn bất tử trước sự biến đổi của thời gian: "Dù đời nhiều chuyện rủi Mà rất nghèo cơ may Chiếc bình xưa vẫn đó Người này vứt để quên Người này cầm để nhớ Thời nay dù vứt bỏ Thì thời kia nhặt lên" (Bình đựng lệ) Hành trình của sự sống đối với nhà thơ vừa là sự tĩnh tại vừa là sự bất an để chạy đua với cái chết: "Ta trên đường đi đến lò thiêu Cuộc hành trình nhẩn nha mà rất gấp" (Lò thiêu) Di cảo thơ Chế Lan Viên- di chúc thơ về cuộc đời và nghệ thuật của ông đã gây nên những dao động về cảm xúc và ý thức thẩm mỹ trong tâm hồn người đọc. Chúng ta vẫn nhận ra một Chế Lan Viên thông minh, hóm hỉnh và một tư duy thơ triết lý nhưng ý thức nghệ thuật của ông không còn song hành, đồng nhất với ý thức công dân mà đã vượt lên, hướng về những triết lý nhân sinh sâu thẳm và sự sinh tồn của nhân loại. Nhà thơ Chế Lan Viên đã đi về cõi hư vô nhưng niềm tin mãnh liệt của ông về sự tồn tại và sức mạnh của thi ca vẫn sống mãi với thời gian. V.T.C Bản gửi Phongdiep.net . Di cảo thơ Chế Lan Viên- di chúc thơ về cuộc đời và nghệ thuật Di cảo thơ Chế Lan Viên - di chúc thơ về cuộc đời và nghệ thuật. thiêu Cuộc hành trình nhẩn nha mà rất gấp" (Lò thiêu) Di cảo thơ Chế Lan Viên- di chúc thơ về cuộc đời và nghệ thuật của ông đã gây nên những dao

Ngày đăng: 05/09/2013, 00:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w