Yếu tố phi truyền thống trong thơ Trần Thế Xương

9 572 2
Yếu tố phi truyền thống trong thơ Trần Thế Xương

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Yếu tố phi truyền thống trong thơ Trần Thế Xương Đậu Thị Thường Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Luận văn Thạc sĩ ngành: Văn học Việt Nam; Mã số: 60.22.34 Người hướng dẫn: PGS.TS. Trần Ngọc Vương Năm bảo vệ: 2010 Abstract: Trần Tế Xương với bối cảnh văn hoá buổi giao thời và đặc trưng môi trường đô thị hoá ở Nam Định. Nhận diện lại con người Trần Tế Xương thông qua cách ứng xử trước sự biến đổi của văn hoá- xã hội giao thời. Phong cách thơ phi truyền thống Trần Tế Xương trong tương quan với văn học nho gia truyền thống. Keywords: Thơ; Phi truyền thống; Văn học Việt Nam; Nghiên cứu văn học Content PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài: Thơ Tú Xương được đánh giá là đặc sản của quê hương Nam Định nói riêng và của văn học Việt Nam nói chung. “Ăn chuối ngự, đọc thơ Tú Xương” là truyền ngôn tự hào của người dân thành Nam về quê hương mình. Có thể nói, Tú Xương là người đã tạo ra những biến đổi quan trọng trong văn chương nhà nho cuối thế kỉ XIX. Tú Xương là nhà thơ được rất nhiều người quan tâm nghiên cứu, với số lượng bài viết phê bình tương đối nhiều. Đa phần các công trình nghiên cứu tập trung khai thác ở khía cạnh trào lộng, nghệ thuật trào phúng, yếu tố trữ tình, tính hiện đại Cũng đã có công trình nghiên cứu và khảo sát thơ Tú Xương một cách hệ thống để tìm ra nét hiện đại trong thơ ông nhưng đều chưa thể hiện được dòng chảy liền mạch từ nhà nho hành đạo, nhà nho ẩn dật, nhà nho tài tử đến nhà nho thị dân. Khái niệm nhà nho thị dân được gọi tên lần đầu ở luận án Thơ Tú Xương trong tiến trình hiện đại hoá văn học Việt Nam của Đoàn Hồng Nguyên. Có thể nói, nhà nho thị dân là loại hình nhà nho mới xuất hiện khi xã hội đang trong quá trình đô thị hoá mạnh mẽ. Do vậy việc đặt Tú Xương trong cái nhìn tổng quan theo chiều lịch đại của văn chương nhà nho, cũng như soi sáng dưới góc nhìn văn hóa buổi đầu giao thoa đông- tây, của môi trường bước đầu đô thị hóa tiền tư bản sẽ quán chiếu toàn diện về tư tưởng và tâm hồn của nhà nho thị dân này. Chúng tôi chọn đề tài Yếu tố phi truyền thống trong thơ Trần Tế 2 Xương với mong muốn nhìn nhận Tú Xương trong mạch văn học trung đại, đã có những yếu tố khác lạ so với văn học truyền thống, chứ không chủ ý áp đặt quan điểm, cái nhìn hiện đại để tìm ra nét hiện đại trong thơ ông. Trong dòng văn học trung đại, Tú Xương là nhà nho thị dân đầu tiên, nên tư tưởng và tâm hồn có những nét đặc biệt, hứa hẹn sự khám phá thú vị. 2. Lịch sử vấn đề Tú Xương điển hình cho giai đoạn giao thời từ văn chương truyền thống sang văn chương hiện đại. Ý thức được điều đó, nên việc tìm hiểu và nghiên cứu tác gia tác phẩm Tú Xương ở hai lĩnh vực là nghiên cứu văn bản và nghiên cứu tiếp nhận đã được chú ý đúng mức. Hơn một thế kỷ tiếp nhận thơ Tú Xương, có thể tạm chia việc nghiên cứu này thành các giai đoạn như sau: Trước 1945: Thơ văn Tú Xương được sưu tầm và bình giá đầu tiên trên Nam phong tạp chí. Phạm Quỳnh là người khởi đầu công việc nghiên cứu tiếp nhận về Tú Xương trong bài viết Văn chương trong lối hát ả đào. Bài viết bàn về những nét đặc sắc trong “cái ngông” và giọng điệu tự trào, hoạt kê trong bài hát nói Câu đối tết. Tiếp đó là những khảo cứu của Phan Khôi trong Chương dân thi thoại (1928) chỉ ra giọng điệu khôi hài trào phúng trong thơ Tú Xương. Rồi những bài viết của Quang Phong, Dương Quảng Hàm, Sở Cuồng Lê Dư… Các bài viết này mặc dù có sưu tầm và khảo cứu thơ Tú Xương, song về cơ bản vẫn chưa đầy đủ. Đây là những khám phá bước đầu còn hết sức sơ lược về tác phẩm của Tú Xương, mới chỉ chú trọng vào giọng điệu trào phúng trong thơ ông. Đặt trong bối cảnh đương thời thì thấy việc nghiên cứu thơ Tú Xương chưa được chú ý đúng mức, càng hiếm hơn những ý kiến coi Tú Xương như một tác gia lớn hay là đối tượng của bộ môn văn học sử. Có thể nói giai đoạn này, Trần Thanh Mại là người đã viết nhiều và sâu hơn cả về Trần Tế Xương trong tác phẩm Trông dòng sông Vị (1935). Trần Thanh Mại chia tập sách của mình thành 14 chương đoạn: Khoa thi Đinh Dậu, Lễ xướng danh, Nhà làm thi với nhà làm đại sự, Ông Tú Xương, Một nhà duy vật triết học, Bà Tú Xương, Một vị thiên thần, Văn Chương ông Tú Xương, Một nhà trào phúng, Lối thơ khẩu khí, Một tì vết trên bức tơ, Một cái án nặng chưa từng có trong các hình luật, Những đoạn cuối của đời một nhà đại thi sĩ, Cái chết của ông Tú Xương. Tập sách là những khảo cứu nghiêm túc, những lời bình sâu sắc, những nét phác hoạ chân dung sinh động về cuộc đời và thơ văn Tú Xương. Tuy chưa đạt yêu cầu về công trình khoa học, một chuyên luận sâu sắc nhưng Trần Thanh Mại đã định hướng và mở ra một hướng nghiên cứu về Tú Xương. 3 Từ 1945-1975: Đây là giai đoạn có nhiều công trình nghiên cứu Tú Xương công phu. Những chuyên luận, những tuyển tập thơ văn về nhà thơ non Côi sông Vị được hình thành. Nhân dịp 50 năm ngày mất và 100 năm ngày sinh của Tú Xương, nhiều công trình nghiên cứu được công bố. Trong Thân thế thơ văn Tú Xương, Vũ Đăng Văn đã chỉ ra nét độc đáo của Tú Xương qua giọng điệu trào phúng phúng thế, tính thời sự, tính bình dân và tính nhân bản. Cũng trong khoảng thời gian này, Nguyễn Duy Diễn soạn Luận đề về Trần Tế Xương chủ yếu nhằm phục vụ cho việc giảng dạy và học tập thơ văn Tú Xương. Ngoài phần Tiểu sử ngắn gọn, tập sách gồm 4 đề bài, kèm theo các mục Dàn bài và Làm bài chi tiết, có tác dụng nhấn mạnh, đánh giá đúng mức vị trí Tú Xương trong nhà trường. Tập sách Văn học sử Việt Nam hậu bán thế kỷ XIX của tác giả Nguyễn Tường Phượng và Bùi Hữu Sủng đã tìm thấy được những nét độc đáo qua tư tưởng hoài cổ của Tú Xương, đặc biệt là phát hiện ra nét độc đáo trong thơ trào phúng của Tú Xương. Làm rõ hơn thơ trào phúng của Tú Xương, Nguyễn Sỹ Tế đã tiếp cận Hệ thống trào phúng của Trần Tế Xương (1957) theo chiều lịch đại cũng như đồng đaị. Ông đã tìm hiểu nguyên nhân và tiếng cười của Tú Xương trong sự so sánh với Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, qua đó khẳng định Tú Xương là một “thiên tài trào phúng đã đi vào cõi bất diệt”. Tác giả đã sử dụng hướng tiếp cận tương đối mới là so sánh. Tuy nhiên, so sánh ở mức độ đối chiếu đơn thuần mà chưa đặt nó trong một hệ văn hoá. Từ năm 1960, việc nghiên cứu Tú Xương có những khởi sắc và thành tựu. Nhà nghiên cứu Trần Thanh Mại đã có bài nói chuyện Đấu tranh chống hai quan niệm sai lầm về Tú Xương tại Câu lạc bộ Đoàn kết Hà Nội. Bài nói chuyện chịu ảnh hưởng khá rõ quan điểm đấu tranh giai cấp và lối phê bình văn chương xã hội học đơn giản. Cũng trong thời gian này, chuyên luận Tú Xương- con người và thơ văn của Trần Thanh Mại- Trần Tuấn Lộ được xuất bản và có tác động tích cực tới quá trình nghiên cứu. Cùng với hướng tiếp cận này, tác giả Văn Tân đã đi sâu nghiên cứu Tính chất và giá trị thơ văn của Tú Xương qua các khía cạnh: Tiểu sử, Xã hội Việt Nam trong thời đại Tú Xương, Cá tính hay những nhân tố tạo nên ý thức tư tưởng, Nội dung tư tưởng, Tú Xương đối với quan lại và tây…. Có thể nói, những khám phá về “giá trị văn thơ” Tú Xương của Văn Tân rất độc đáo, nhưng trong khi tìm hiểu giá trị văn thơ trào phúng Tú Xương, tác giả thường lược quy về vấn đề giai cấp và những chi tiết sự kiện cụ thể nên hạn chế tính chất khách quan của các kết luận khoa học. Đây cũng là hạn chế có tính lịch sử của không ít công trình nghiên cứu văn học bấy giờ, trong buổi đầu tập sự vận dụng phương pháp luận duy vật và biện chứng vào đời sống văn học. 4 Ngoài ra, trong giai đoạn này, các nhà nghiên cứu còn vận dụng hướng tiếp cận phản ánh lịch sử và đạt được một số thành quả. Đó là các bài viết Xã hội trong thơ văn Tú Xương (Hoàng Ngọc Phách), Tâm sự Tú Xương (Lê Thước), Văn chương Tú Xương (Đỗ Đức Hiểu). Họ đánh giá, sau Hồ Xuân Hương, trong thời kỳ văn học cận đại, Tú Xương là nhà thơ kế nghiệp xứng đáng nhất của văn thơ trào phúng cả phương diện tư tưởng và nghệ thuật. Đặc biệt, những bài viết của nhà thơ, nhà văn như Xuân Diệu, Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Tuân với những nét khám phá tài hoa, làm phong phú giọng điệu phê bình. Nguyễn Tuân là đại biểu kiệt xuất của dòng nghiên cứu tiếp nhận nghệ sĩ. Ông không chỉ thể hiện cảm nhận tài hoa qua các bài thơ Sông lấp, Đi hát mất ô, mà còn phát hiện ra mối quan hệ giữa trữ tình và hiện thực trong thơ Tú Xương. Về sau, ông còn có dịp cảm nhận sâu hơn nữa trong Thời và thơ Tú Xương. Nhà văn Nguyễn Công Hoan góp phần bàn về văn bản, nêu nghi vấn về sự lầm lẫn trong việc sưu tầm tác phẩm, việc lầm lẫn chữ trong bài thơ, những sai sót trong việc chú thích cũng như cách hiểu và cách đánh giá tư tưởng bài thơ. Trong khi nhà thơ Xuân Diệu bình luận tinh tế cái hay cái đẹp của từng câu, từng chữ trong thơ Tú Xương, thì nhà thơ Tú Mỡ lại triệt để khai thác tính chất trào lộng, sắc thái trào phúng tự nhiên trong thơ. Như vậy, việc nghiên cứu Tú Xương ở giai đoạn này vẫn dừng lại ở hướng tiếp cận chủ yếu theo phương pháp xã hội học, chú trọng đến giá trị phản ánh hiện thực, bước đầu có phát hiện về chất trữ tình, cái tôi, tính hiện đại. Từ 1975-nay: Tú Xương được đưa vào Từ điển văn học Việt Nam và Tác giả văn học Việt Nam. Tổng tập những công trình nghiên cứu Tú Xương của Lữ Huy Nguyên, Ngô Văn Phú, Mai Hương, Nguyễn Văn Huyền được biên soạn. Chuyên luận Tú Xương- tác phẩm giai thoại của Nguyễn Văn Huyền (1987) là một trong những công trình tin cậy để nghiên cứu văn bản học tác phẩm Tú Xương. Trong khoảng vài năm cuối của thế kỷ XX, các trang viết của Trần Đình Sử, Lại Nguyên Ân, Trần Lê Văn, Trần Thị Trâm, Kiều Văn… đã có những cố gắng tiếp cận, bổ sung những cách nhìn mới về Tú Xương. Trong bài viết Tú Xương- nhà thơ lớn của dân tộc (1988), Nguyễn Đình Chú đã đính chính và bổ sung nhiều chi tiết có ý nghĩa. Ông quan tâm lý giải cội nguồn “gốc rễ trữ tình”, và tài năng của bậc “thần thơ thánh chữ”.Bằng hướng nghiên cứu hệ thống, nhà nghiên cứu Trần Đình Sử đã nhấn mạnh phương diện ý thức cá nhân và tiếng cười giải thoát. Ông kết luận, Tú Xương đi ngược lại truyền thống thơ ngôn chí, đánh dấu sự phai nhạt của không gian truyền thống, mở ra không gian sinh hoạt đời thường, đô thi. Mặc dù đây chỉ là những nhận định khái quát, song nó góp phần mở ra những vấn đề nghiên cứu mới về Tú Xương. 5 Gần đây nhất, Trung tâm nghiên cứu Quốc học giới thiệu cuốn sách Tú Xương toàn tập của tác giả Đoàn Hồng Nguyên (2010). Đây là tác phẩm có sự khảo cứu tỉ mỉ về văn bản học, cũng như nêu lên một số nhận định, đánh giá Tú Xương trong tiến trình hiện đại hoá văn học. Như vậy, giai đoạn này, nhiều phương pháp nghiên cứu được vận dụng như so sánh, thi pháp học và đạt nhiều thành tựu đáng kể. Nhưng hầu hết các công trình này vẫn chỉ dừng lại ở việc xem Tú Xương như người khai sáng cho dòng thơ hiện thực trào phúng và những cách tân nghệ thuật ít nhiều mang tính hiện đại. 3. Phạm vi đề tài Trong Tú Xương toàn tập của Đoàn Hồng Nguyên (2010), tác giả đã khảo cứu các văn bản Nôm: Vị Thành giai cú tập biên, Quốc văn tùng kí, Việt Tuý tham khảo, Nam âm thảo, Thi văn tạp lục, Tiên đan gia bảo cũng như các văn bản tiếng Việt từ trước đến nay và đã so sánh đối chiếu và kết luận về số lượng tác phẩm của Tú Xương. Chúng tôi thấy đây là nguồn tài liệu mới và có độ tin cậy về văn bản. Dựa vào đó, luận văn nghiên cứu và khảo sát trong 134 tác phẩm và cả 56 bài tồn nghi của Trần tế Xương. Đồng thời chúng tôi có tham khảo những giai thoại để xây dựng chân dung Tú Xương với tư cách là nhà nho thành thị và với tư cách người nghệ sĩ. 4. Phương pháp nghiên cứu Chúng tôi vận dụng hướng tiếp cận văn hóa học cùng với các phương pháp thống kê, miêu tả, so sánh, phân tích, mong có được cái nhìn hệ thống và toàn diện nhất về Tú Xương. 5. Bố cục Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 3 chương: Chương 1: Trần Tế Xương với bối cảnh văn hoá buổi giao thời và đặc trưng môi trường đô thị hoá ở Nam Định. Chương 2: Nhận diện lại con người Trần Tế Xương thông qua cách ứng xử trước sự biến đổi của văn hoá- xã hội giao thời. Chương 3: Phong cách thơ phi truyền thống Trần Tế Xương trong tương quan với văn học nho gia truyền thống. References 1. Nguyễn Thế Anh (2008), Việt Nam thời Pháp đô hộ, Nxb Văn học, Hà Nội 2. Lại Nguyên Ân, Bùi Văn Cường b.s (1999), Từ điển văn học Việt Nam: từ nguồn gốc đến hết thế kỷ XIX, Nxb Giáo dục, Hà Nội 6 3. Nguyễn Thị Hoà Bình (1999), Con đường từ Nguyễn Khuyến đến Trần Tế Xương của văn học trào phúng, Luận văn thạc sĩ, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội 4. Hà Như Chi (2001), Thơ Tú Xương: Tác phẩm, phê bình- nhận định, NXb Đồng Nai, Đồng Nai 5. Phan Đại Doãn chủ biên (1998), Một số vấn đề Nho giáo Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 6. Nguyễn Sĩ Đại (2006), Một số đặc trưng nghệ thuật của thơ tứ tuyệt đời Đường, Nxb Văn học, Hà Nội 7. Trần Thanh Đạm (1967), Tuyển tập thơ văn Nguyễn Trãi, Nxb Giáo dục, Hà Nội 8. Philippe Deviller (2006), Người Pháp và người An Nam bạn hay thù, Nxb Tổng hợp, Thành phố Hồ Chí Minh 9. Phạm Trọng Điềm, Bùi Văn Nguyên (1982), Hồng Đức quốc âm thi tập, Nxb Văn học, Hà Nội 10. Trịnh Bá Đĩnh, Nguyễn Hữu Sơn, Vũ Thanh tuyển chọn và giới thiệu (1999), Nxb Giáo dục, Hà Nội 11. Đoàn Hồng Nguyên (2003), Thơ Tú Xương trong tiến trình hiện đại hoá văn học, Luận án tiến sĩ, Thành phố Hồ Chí Minh 12. Đoàn Hồng Nguyên (2010), Tú Xương toàn tập, Nhà xuất bản văn học, Tp Hồ Chí Minh 13. Mai Hương tuyển chọn và biên soạn (2002), Tú Xương, thơ, lời bình và giai thoại, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội 14. Trần Đình Hươu (1991), Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội 15. Trần Đình Hượu (1995), Đến hiện đại từ truyền thống, Nxb Văn hoá, Hà Nội 16. Trần Đình Hượu, Lê Chí Dũng (1988), Văn học Việt Nam giai đoạn giao thời 1990- 1930, Đại học và giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội 17. Trần Đình Hượu (1986), Về vấn đề tìm đặc sắc văn hoá dân tộc, Tạp chí nghiên cứu văn hoá nghệ thuật, số 3, trang 7 18. Nguyễn Văn Huyền (1986), Tú Xương- tác phẩm, giai thoại, Hội văn hoá nghệ thuật Hà Nam Ninh 19. Vũ Ngọc Khánh (1996), Nguyễn Công Trứ, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội 20. Phương Lựu (2002), Góp phần xác lập hệ thống quan điểm văn học trung đại Việt Nam, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội 21. Trần Thanh Mại, Trần Tuấn Lộ (1970), Thơ văn Trần Tế Xương, nxb Văn học, Hà Nội 7 22. Nguyễn Đăng Mạnh, Đinh Gia Khánh, Lê Bá Hán (1997), Văn học và tuổi trẻ, Nxb Giáo dục, Hà Nội 23. Lê Minh (1992), Chân dung văn học, Nguyễn Công Hoan, Trường viết văn Nguyễn Du, Hà Nội 24. Lữ Huy Nguyên (1998), Tuyển tập Nguyễn Tuân, Nxb Văn học, Hà Nội 25. Lữ Huy Nguyên (1996), Tú Xương- Thơ và đời, Nxb Văn học, Hà Nội 26. Hoàng Ngọc Phách, Lê Thước, Đỗ Đức Hiểu (1957), Thơ văn Trần Tế Xương, Nxb Giáo dục, Hà Nội 27. Ngô Văn Phú (1997), Tú Xương, con người và tác phẩm, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội 28. Nguyễn Huy Quát (2002), Để hiểu them Đồ Chiểu, Yên Đổ, Tú Xương, Nxb Thanh niên, Hà Nội 29. Nguyễn Hữu Sơn, Trần Đình Sử (1998), Về con người cá nhân trong văn học cổ Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội 30. Nguyễn Kim Sơn (1996), Những xu hướng của nho học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII nửa cuối thế kỷ XIX và sự tác động của nó tới văn học, Luận án tiến sĩ, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội 31. Trần Đình Sử (2005), Thi pháp văn học trung đại Việt Nam, Nxb Quốc gia Hà Nội, Hà Nội 32. Phạm Xuân Thạch biên soạn (2000), Thơ Tản Đà: Những lời bình, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội 33. Vũ Thị Minh Thắng (2008), Trường thi cuối cùng ở Bắc Kỳ: Trường thi hương Nam Định, Tạp chí nghiên cứu lịch sử, số 4, số 5 34. Vũ Thanh (1999), Nguyễn Khuyến về tác gia tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội 35. Nguyễn Chương Thâu (2007), Góp phần tìm hiểu nho giáo, nho sĩ, trí thức Việt Nam trước 1945, Nxb Văn hóa thông tin và Viện Văn hóa, Hà Nội 36. Nguyễn Văn Thế (2008), Văn học yêu nước nửa sau thế kỷ XIX trong truyền thống văn học dân tộc, Luận án tiến sĩ, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội 37. Trần Nho Thìn (2009), Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn Văn hóa, Nxb Giáo dục, Hà Nội 38. Nguyễn Tài Thư (2005), Vấn đề con người trong nho học sơ kỳ, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 39. Lương Duy Thứ (2004), Thi pháp thơ Đường, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội 40. Nguyễn Bích Thuận (2002), Hồ Xuân Hương: Tác gia tác phẩm, Nxb Đồng Nai, Đồng Nai 8 41. Đỗ Lai Thúy (1999), Từ cái nhìn văn hóa, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội 42. Đỗ Lai Thúy (2000), Hồ Xuân Hương hoài niệm phồn thực, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội 43. Tổ trung đại Viện văn học (1970), Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX, Nxb Văn học, Hà Nội 44. Đỗ Huyền Trang (2009), Diễn tiến quá trình sưu tầm và nghiên cứu về Trần Tế Xương, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội 45. Phạm Quang Trung (1994), Học giả với thi nhân, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội 46. Yoshiharu Tsuboi (1999), Nước Đại Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa 1847- 1885, Nxb Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh 47. Ngô Kính Tử (1989), Chuyện làng Nho (Nho lâm ngoại sử), Nxb Văn học, Hà Nội 48. Phạm Ngọc Uyển (2004), Nguyễn Công Trứ, quen mà lạ- một nhà nho phi nho giáo, Tạp chí tia sang, số 8 49. Trần Lê Văn (2000), Tú Xương- “Khi cười, khi khóc, khi than thở”, Nxb Lao động, Hà Nội 50. Vũ Đăng Văn (1951), Thân thế và thơ văn Tú Xương: trong chương trình trung học phổ thong và chuyên khoa, Nxb Cây thông, Hà Nội 51. Nguyễn Khắc Viện (2007), Việt Nam một thiên sử, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 52. Nguyễn Khắc Viện (2000), Bàn về đạo nho, Nxb Thế giới, Hà Nội 53. Viện văn học và khoa học phát triển (2008), 20 năm Việt Nam học theo định hướng liên ngành, Nxb Thế giới, Hà Nội 54. Lê Trí Viễn (2001), Đặc trưng văn học trung đại Việt Nam, Nxb Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh 55. Trần Ngọc Vương (1999), Văn học Việt Nam dòng riêng giữa nguồn chung, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội 56. Trần Ngọc Vương (1999), Nhà nho tài tử và văn học Việt Nam, Nxb Quốc gia Hà Nội, Hà Nội 57. Trần Ngọc Vương (2007), Văn học Việt Nam thế kỉ X- XIX những vấn đề lý luận và lịch sử, Nxb Giáo dục, Hà Nội 58. www.vuongtrinhan.blogspot.com 59. www.namdinh.net 60. www.vi.wikipedia.org 61.http://www.freewebs.com/vanvietloc/ly%20luan%20%20phe%20binh/tu%20xuong.htm 9 62.http://yeuquangngai.net/8-Danh-Nhan Con-Nguoi/12971-Le-Trung-Dinh-trong-phong- trao-Can-vuong-cuoi-the-ky-XIX.html . chọn đề tài Yếu tố phi truyền thống trong thơ Trần Tế 2 Xương với mong muốn nhìn nhận Tú Xương trong mạch văn học trung đại, đã có những yếu tố khác lạ so với văn học truyền thống, chứ không. văn hoá- xã hội giao thời. Phong cách thơ phi truyền thống Trần Tế Xương trong tương quan với văn học nho gia truyền thống. Keywords: Thơ; Phi truyền thống; Văn học Việt Nam; Nghiên cứu văn. người Trần Tế Xương thông qua cách ứng xử trước sự biến đổi của văn hoá- xã hội giao thời. Chương 3: Phong cách thơ phi truyền thống Trần Tế Xương trong tương quan với văn học nho gia truyền thống.

Ngày đăng: 26/06/2015, 13:39

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan