Đè tài: Hình tượng nhân vật Caesar và mối tình của Caesar với nữ hoàng Cleopatra
Trang 1Mở đầu
1 Lí do chọn đề tài
Tình yêu tự nó ẩn chứa một sức mạnh vô hình và mạnh mẽ, là nguồncảm hứng vô bờ bến của những nhà nghệ sĩ chân chính Đề tài tình yêu là muônthuở, tồn tại song hành cùng thời gian Chẳng thiếu những tác phẩm văn học,những bài ca, tranh vẽ… ca ngợi vẻ đẹp bất tận của thứ được gọi là “tình yêu”
ấy Tùy từng thời kì mà nó được khoác lên mình bộ cánh khác nhau Khi thìuyển chuyển nhẹ nhàng, thuớt tha và quyền quý, khi lại dân dã bộc trực, lúc lạiquẫy đạp ngang tàng… Tình yêu ẩn chứa những gam màu khác nhau, đẹp đẽ vàthần kì Và trong bất cứ thời đại nào, giai cấp nào, tình yêu cũng luôn ngự trị ởmột vị trí quan trọng
Caesar, nhà chính trị, quân sự lỗi lạc thời kỳ cuối của nước Cộng hòa La
Mã cổ, được tôn vinh là "Hoàng đế không ngai" của Đế chế La Mã, từng liên kết với Pompey, Crassus tạo thành "Liên minh tam hùng" nổi tiếng trong lịch
sử La Mã Caesar đã xây dựng một Đế quốc Trung ương tập quyền hùngmạnh Đằng sau những hoạt động chính trị đó luôn thấp thoáng bóng dángcủa những mỹ nhân, và mối tình đã tốn không ít bút mực của các nhà phêbình, nghiên cứu sau này chính là tình yêu của ông với nữ hoàng Ai Cập –Cleopatra
Cũng đã có nhiều tài liệu viết về Caesar và nữ hoàng Cleopatra cũng nhưtình yêu của hai người, tuy nhiên vẫn còn ở dạng chung chung, chưa khắc họa
rõ nét hình tượng nhân vật Caesar và đặc biệt là đi sâu vào tìm hiểu mối tìnhchênh lệch tuổi tác của ông và nữ hoàng Ai Cập Để có thể đưa ra cái nhìn cụthể, rõ nét với văn học phương Tây, đặc biệt là văn học La Mã cổ đại, người
viết mạnh dạn chọn đề tài “Hình tượng nhân vật Caesar và mối tình của Caesar với nữ hoàng Cleopatra”, từ đó có thể nắm bắt được hình tượng nhân
vật lịch sử trong thể loại tiểu thuyết
Trang 22 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hình tượng nhân vật Caesar và mốitình của hoàng đế Caesar và nữ hoàng Cleopatra
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài: tiểu thuyết “Hoàng đế Caesar”, NXB Lao động, 2009 và tiểu thuyết “Nữ hoàng Ai Cập”, NXB Văn học, 1999
3 Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Gaius Julius Caesar và Cleopatra là hai nhân vật nổi tiếng trong lịch sử Đã
có nhiều tài liệu ghi chép về họ, đặc biệt là về mối tình của hai người
Trong cuốn “Thập đại tùng thư – 10 đại tướng soái thế giới”, Lam Hồ,
NXB Văn hóa Thông tin, 2005 đã đưa Gaius Julius Caesar vào danh sáchmười đại tướng vĩ đại nhất của thế giới
Tiểu thuyết “hoàng đế Caesar”, NXB Lao động, 2009 đã xây dựng hình
tượng nhân vật Caesar một cách rõ nét
Tiểu thuyết “Nữ hoàng Ai Cập”, NXB Văn học, 1999 đã phần nào khắc
họa chân dung hoàng đế Ceasar năm 60 tuổi cho đến lúc cuối đời, và ghi lại
rõ nét cuộc tình của ông với nữ hoàng Cleopatra
Với thời lượng hạn hẹp của một bài tiểu luận, trên cơ sở kế thừa, tổng hợpnhững thành quả của các công trình nghiên cứu trước đó, hy vọng đề tài này
mang đến cho người đọc một cái nhìn cụ thể về “Hình tượng nhân vật Caesar
và mối tình của Caesar với nữ hoàng Cleopatra”
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
Phân tích hình tượng nhân vật Ceasar và mối tình của hoàng đế Caesar với
nữ hoàng Cleopatra
5 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình đi sâu vào nghiên cứu đề tài “Hình tượng nhân vật Caesar
và mối tình của Caesar với nữ hoàng Cleopatra”, người viết đã sử dụng
nhiều phương pháp để phân tích, giải quyết vấn đề Song, một số phươngpháp được sử dụng chủ yếu là:
Trang 3- Phương pháp tiếp cận, hệ thống: tiếp cận tác phẩm, thống kê các bài viết,công trình nghiên cứu về hoàng đế Caesar và nữ hoàng Cleopatra cũng nhưmối tình giữa hai người.
- Phương pháp phân tích – tổng hợp: trên cơ sở phân tích tác phẩm để rút
ra những kết luận cần thiết liên quan đến vấn đề nghiên cứu
6 Đóng góp của đề tài
Thực hiện đề tài này, thông qua hình tượng nhân vật Caesar và mối tìnhgiữa Caesar và Cleopatra, người viết muốn phần nào phác thảo được hìnhtượng người anh hùng thời cố đại cũng như góp một cái nhìn về tiểu thuyếtlịch sử phương Tây nói chung
7 Bố cục của đề tài
Đề tài ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phầnnội dung chính của đề tài bao gồm 2 chương:
Chương I : Những vấn đề chung liên quan đến đề tài
Chương II : Hình tượng nhân vật Caesar và mối tình của Caesar với nữ hoàng Cleopatra
Trang 4Nội dung
Chương 1 Những vấn đề chung liên quan đến đề tài
1.1 Giới thiệu về văn học La Mã cổ đại
Trong lúc ánh sáng của nền văn học Hy Lạp đang lu mờ dần, thì phía tâyĐịa Trung Hải bắt đầu nổi lên một nền văn học thứ hai của chế độ nô lệ cổđại: văn học La Mã
Phát triểm chậm hơn Hy Lạp, La Mã tìm thấy ở nền văn học đi trướcmình những câu trả lời sẵn về những đòi hỏi tư tưởng của họ Và dường như,thế giới quan và hình thái ý thức do người Hy Lạp tạo nên đã tỏ ra thích hợpđối với xã hội nô lệ La Mã Vì vậy sự vay mượn, mô phòng Hy Lạp là mộtđiều tất nhiên và giữ vai trò quan trọng trong văn học La Mã Nhưng đókhông phải là sự sao chép đơn thuần mà nó đã được thay đổi để phù hợp vớitrạng thái tâm lí, hoàn cảnh lịch sử
Nền văn học La Mã trong thời kì hoàng kim “ít được biết đến rộng rãi như văn học Hy Lạp thời kì thành bang, nhưng nó lại đi sâu hơn nhiều vào đời sống nội tâm và những cảm xúc bên trong của cá nhân xã hội”[3, tr.614].
Có thể nói, nền văn học La Mã là một khâu trung gian nối liền văn học HyLạp cổ đại với văn học Châu Âu, bởi từ lúc ra đời cho đến thế kỉ XVIII, cácnền văn học ở Châu Âu tiếp thu ánh sáng của văn học Hy Lạp qua lăng kính
La Mã
1.2 Khái niệm tiểu thuyết lịch sử
Tiểu thuyết “là một thể loại văn xuôi có hư cấu, thông qua nhân vật, hoàn cảnh, sự việc để phản ánh bức tranh xã hội rộng lớn và những vấn đề của cuộc sống con người, biểu hiện tính chất tường thuật, tính chất kể chuyện bằng ngôn ngữ văn xuôi theo những chủ đề xác định” [4].
Lịch sử, vốn được xem là những gì thuộc về quá khứ, là những gì đã qua,
đã hoàn tất, đã xảy ra, đã đóng khung lại và mặc nhiên cũng không thể thayđổi
Trang 5Như vậy, "Tiểu thuyết lịch sử hiểu theo nghĩa chung nhất là tiểu thuyết
về đề tài lịch sử" [4] Đó là một thuật ngữ dùng để phân biệt giữa các tác
phẩm lịch sử biên niên thông thường do nhà sử học hoặc người khác viết để
kể về các biến cố lịch sử, nhân vật lịch sử, với tác phẩm văn học nghệ thuậtsáng tác về đề tài và nhân vật lịch sử
1.3 Hình tượng nhân vật
Hình tượng nhân vật trong văn học là nhân vật điển hình trong tác phẩmvăn học, mang đậm nét khái quát của tầng lớp, giai cấp của nhân vật ấy, đồngthời là nhân vật có những nét riêng đặc biệt, xuất hiện trong bối cảnh điểnhình mà tác phẩm văn học ấy thể hiện
Hình tượng nhân vật là nơi thể hiện tập trung lý tưởng đạo đức thẩm mỹcủa tác giả, là cái tác động đến người đọc trên ba mặt: nội dung nghệ thuật,trình độ và hiệu lực của sáng tạo nghệ thuật ngôn từ
1.4 Giới thiệu nhân vật
Để củng cố vị trí chính trị của mình và bảo đảm được bầu làm cố vấn,Caesar gia nhập liên minh với các nhà hoạt động nổi tiếng, có nhiều ảnhhưởng nhất thời bấy giờ như G.Pompey và M.Crass
Sau cái chết của M.Crass, liên minh tan, rạn nứt trong quan hệ giữaCaesar và Pompey dẫn đến sự căng thẳng Đánh bại quân đội của Pompey vàcác đồng minh chính trị, Caesar trở thành nhà lãnh đạo của nhà nước La Mã
Chính quyền Caesar vẫn tổ chức theo những hình thức quản lí truyềnthống Caesar vẫn dùng những biểu tượng của nền quân chủ : ngai vàng, trang
Trang 6phục đặc biệt… gây nhiều phản đối mạnh mẽ Một nhóm đứng đầu là G.Cassius â, mưu chống lại Caesar Năm 44 trước Công nguyên, vào lúc họpthượng viện, Caesar bị giết chết.
1.4.2 Nữ hoàng Cleopatra
Cleopatra sinh năm 69, mất năm 30 trước Công nguyên, ở Alessandria
Là thành viên cuối cùng của triều đại Ptolemy và cũng là nữ hoàng cuối cùngcủa Ai Cập cổ đại Cleopatra là một trong những người nổi tiếng nhất mọithời đại
Cleopatra cùng cai trị Ai Cập với cha Ptolemy XII Auletes, em traicũng là chồng Ptolemy XIII Năm 48, Cleopatra bị đuổi khỏi Xiry và mộtnăm sau, được sự giúp đỡ của Caesar, bà trở về Ai Cập, lên ngôi vua
Ba năm kể từ khi Caesar chết, Cleopatra là đồng minh, cũng là ngườitình của Marcus Antonius – người đã cưới bà vào năm 37, bất chấp mọi luật
lệ của La Mã Năm 30, bà tự tử bằng cách cho rắn độc cắn
Trang 7Chương II Hình tượng nhân vật Caesar
và mối tình của Caesar với nữ hoàng Cleopatra trong
tiểu thuyết “Hoàng đế Caesar” và tiểu thuyết “Nữ hoàng Ai Cập”
2.1 Hình tượng nhân vật Caesar
2.1.1 Caesar – nhà quân sự thiên tài, nhà chính trị lỗi lạc
Julius Caesar là một vĩ nhân trong lịch sử La Mã Nhiều nhà sử học chorằng Caesar là nhân vật có ảnh hưởng còn lớn lao hơn nhiều so với các vuachúa, các hoàng đế thời cổ xưa bởi cái tên Caesar đã tượng trưng cho quyềnlực và phong cách uy nghi Julius Caesar được hậu thế ghi nhận là một danhtướng, một nhà chính trị có tài, một chính khách nhìn xa trông rộng, một vănnhân và đồng thời cũng là một nhà hùng biện
Sự nghiệp quân sự rất thành công của Caesar khiến ông đuợc xếp vàongang hàng với Alexander Đại đế, Hanniba, Thành Cát Tư Hãn và Napoleon,tên ông nổi bật trong danh sách mười đại tướng vĩ đại nhất của thế giới Mặc
dù ông cũng đã từng thất bại lớn trong nhiều trận đánh, thế nhưng khả năng,mưu lược tài tình của ông vẫn ngời sáng qua sự xây đắp thành lũy ở Alesiatrong cuộc chiến xứ Gaul, chiến thắng đội quân đông đảo hơn rất nhiều củaPompey ở Pharsalus, và sự tận diệt đội quân của vua Pharnaces ở Trận Zela
Thời thanh niên, Caesar đã bộc lộ nhân cách của một nhà lãnh đạo khiđối mặt với bọn cướp biển vùng Cilicia Ngay trong tình trạng bị giam cầmCaesar vẫn tìm cách giữ mình khỏe mạnh Khi bọn hải tặc nói với Caesar rằngchúng sẽ đòi tiền chuộc ông là 20 talent vàng, Caesar cười to và bảo ông đánggiá ít nhất 50 talent (12000 miếng vàng) Sự kiện này được đem làm một dẫnchứng cho sự tự tin của Caesar ngay cả khi sống trong nguy hiểm, làm giảm
đi khả năng bị giết hại của ông Không những thế, Caesar còn tham gia vàlàm việc như một thủy thủ hải tặc, và nhanh chóng tỏ ra mình không mấy lolắng; chửi rủa khi bọn hải tặc tỏ ý không hài lòng và muốn từ chối ông Sau
Trang 8khi được chuộc, Caesar tập hợp một hạm đội, tiến công và bắt giữ bọn hải tặcnhư lời ông đã nói với bọn chúng.
Khi đã là một nhà cầm quân, Caesar chiến thắng dưới bất kỳ địa hình,thời tiết nào Điều này phần lớn là nhờ vào sự trung thành, tính kỷ luật caotrong quân ngũ và khả năng điều khiển, tài cầm quân tuyệt vời của ông
Caesar sử dụng một đội hình quân đội xuất sắc Kỵ binh và bộ binh củaông là tốt nhất của La Mã thời đó, cũng với các thiết bị chiến tranh của La Mãnhư máy bắn đá, máy bắn tên … Điều này góp phần làm cho lực lượng củaông trở nên cực kỳ thiện chiến, kỷ luật và di chuyển rất nhanh Trong bản hồi
kí của mình, Caesar kể rằng một số làng của người Gaul được xây dựng trêndốc thẳng đứng và rất vững chắc, rất khó tấn công và nếu có tấn công thì thiệthại sẽ rất lớn.Thế nhưng các máy móc và kĩ sư của ông lại có thể đào qua cáclớp đá cứng và tìm ra nguồn cung cấp nước cho các làng đó, rồi ông ngắt nó
đi Ngôi làng thiếu nước cung cấp, đầu hàng hầu như ngay lập tức
Một đội quân giỏi nếu không có tướng tài thì cũng không đem về thắnglợi vinh quang Quân đội xuất sắc là nhờ vào tài người cầm quân giỏi Caesarđược các binh sĩ dưới quyền nể trọng và tôn thờ chứ không phải sợ hãi Bởiông không phải là vị tướng đi sau hàng quân mà luôn sát cánh, dạy bảo họ,
“đồng cam cộng khổ” cùng binh sĩ Ông sẵn sàng phóng ngựa đi đầu, ăn cùng
thứ thực phẩm giống binh lính, uống cùng thứ rượu chua và từ chối ngủ lều
khi binh lính còn nằm trong giá lạnh Nguyên tắc của ông là “Trong đội quân
La Mã thần thánh, không cho phép sĩ quan đánh đập và sỉ nhục người lính”
[1, tr 200]
Thắng lợi về quân sự giúp ông tiến một bước dài trên con đường chínhtrị Từ một nhà quý tộc của chế độ cộng hòa, Ceasar trở thành chúa tể duynhất của đế chế La Mã Vào năm 63 TCN, Caecilius - người được Sulla chỉđịnh làm Đại giáo chủ chết, Caesar quyết định ra tranh cử và đây chính là mộttrong những bước đi quan trọng của ông trên con đường chính trị Ông chạy
Trang 9đua với hai đối thủ rất mạnh là Catulus và Isauricus Mặc dù có nhiều lời tốcáo gian lận từ mọi phía, Caesar vẫn chiến thắng.
Cuộc bầu chọn Đại giáo chủ là một bước đi quan trọng thứ hai trong sựnghiệp của Caesar Chức vụ vừa có cả quyền lực về chính trị lẫn tôn giáo đãđặt một nền móng vững chắc cho Caesar trong xã hội và sự nghiệp sau này
Sự lãnh đạo của Caesar là một thành công cả về chính trị lẫn quân sự đã giúpcho ông mở rộng sự cai trị của La Mã Như là một kết quả hiển nhiên, binhlính của Caesar xem ông như là hoàng đế, và nhận được sự giúp đỡ trongViện Nguyên lão cho phép ông diễu hành chiến thắng vào La Mã Bên cạnh
đó, sau khi trở về La Mã, Marcus Porcius Cato bác bỏ yêu cầu được làm quanchấp chính của Caesar Phải lựa chọn giữa cuộc diễu hành và chức chấp chínhtối cao, Caesar chọn chức quan
Năm 60 TCN, Caesar được bầu chọn làm quan chấp chính tối cao củaCộng hòa La Mã Caesar cần có đồng minh, và ông đã tìm ra Vị tướng giỏinhất lúc bấy giờ - Pompey vừa thất bại trong cuộc đấu tranh với Viện Nguyênlão trong việc giành đất trồng trọt cho những cựu binh lính của ông ta vàCrassus – một cựu chấp chính, người giàu nhất La Mã lúc đó, đang gặp rắcrối với khách hàng, và viên quan thu thuế đang muốn gia tăng nguồn thu.Pompey và Crassus cần có quyền lực của Caesar, còn Caesar cần uy tín củaPompey và tiền của Crassus Và cả ba người bắt tay thành lập chế độ Tamđầu chế đầu tiên Để bảo đảm cho mối quan hệ, Caesar gả Julia - con gái duynhất cho Pompey Sau khi Pompey bị giết chết, Caesar vươn đến đỉnh cao củaquyền lực Ông trở thành nhà lãnh tụ toàn quyền của La Mã Dân chúng tônsùng Caesar vì các chiến công và tài thao lược, đã đồng ý để Caesar nắmquyền độc tài suốt đời
Caesar đã dần thuyết phục được Viện nguyên lão, khiến họ bầu chọnông làm Chấp chính suốt đời, và cho phép ông giữ tất cả tước vị ông muốn,
kể cả tước vị giành riêng cho người bình dân Từ đây Caesar nắm quyền lực
Trang 10tuyệt đối cả về chính trị lẫn quân sự Danh hiệu "Nhà độc tài" của Caesar
được công nhận và được ông sử dụng cho tới lúc chết Quyền lực của ông cònhơn cả hoàng đế Nhiều đế vương các nước phương Tây sau này tự xưngmình là Ceasar là vì thế
Vào năm 42 TCN, hai năm sau khi Caesar bị mưu sát, viện nguyên lão
La Mã chính thức thánh hóa, xem ông là một trong những vị thần của La Mã.Dưới đây là những thắng lợi trên đấu trường chính trị và quân sự của Caesar:
- Năm 16 tuổi: Đảm nhận chức tư tế đền thờ thần Jupiter
- Năm 26 tuổi: Dẫn hơn 1000 binh lính theo quan chấp chínhLucullus cùng chống Miteridats lập nhiều chiến công
- Năm 38 tuổi: Được bầu làm tư tế tối cao ở Roma
- Năm 40 tuổi: Liên kết với Pompey, Crassus tạo thành “Liên minh tam hùng lần thứ nhất”.
- Năm 42 tuổi: Lên chức Tổng đốc tỉnh Gaullia
- Năm 44 tuổi: Giành toàn thắng trong cuộc chiến ở Gaullia
- Năm 45 tuổi: Mở cuộc tấn công người German, mở đầu cuộc chiếntranh Gaullia lần hai
- Năm 51 tuổi: Đánh bại quân đội của Pompey
Có được những thành tựu to lớn trên là một quá trình phấn đấu khôngbiết mệt mỏi của một con người phi thường Những thành quả mà ông đạtđược không phải kế thừa lại của bất kì một ai, cũng không phải dễ dàng cóđược mà nó nhờ vào tài năng, lòng quả cảm, sự mưu trí của vị hoàng đế La
Mã cổ đại Và càng về sau, Caesar càng tạo nên những dấu ấn to lớn in hằnlên lịch sử La Mã cổ đại nói riêng và lịch sử thế giới nói chung Đây là mộttướng quân bách chiến bách thắng, với câu nói nổi tiếng được gói trong 3
chữ: “Veni, vidi, vici!” - “Đã đến, đã thấy, đã chinh phục!”.
2.1.2 Caesar – đằng sau những hoạt động chính trị
2.1.2.1 Khí chất toát ra từ vẻ ngoài điềm tĩnh
Trang 11Nói đến Caesar là nói đến tài năng quân sự và những thành công trênđấu trường chính trị mà ông đạt được Nhưng đằng sau danh tướng kiệt xuất
đó là hiện thân của một con người bình thường như bao con người khác
“Thân hình cân đối, mảnh mai, hơi hói, vầng trán cao rộng lại rất trắng, rất
có phong độ Caesar có đôi mắt nghiêm nghị, sắc lạnh nhưng vẫn ấm áp Ánh mắt tươi cười và thân thiện, có sức thu hút kì lạ, khiến đối phương cảm thấy sức mạnh kiên cường của ý chí Mặt Caesar trắng hồng tươi tắn, rất hấp dẫn Hôm nay, chàng mặc chiếc áo dài trắng tơ tằm bình thường, thật là một chàng trai đẹp phong độ và lịch lãm” [1, tr.103- 104] Tuy vậy nhưng Caesar
có một vẻ ngoài điềm tĩnh ít ai có được, và đó chính là điều cần thiết của mộtchính trị gia Và có thể nói đó chính là sự quyến vị tướng lão luyện này khi
ngay cả Cleopatra cũng thừa nhận rằng “không có gì có thể làm cho con người phi thường này rối trí” [2, tr.29].
Trong quân sự, sự điềm tĩnh của Caesar chính là chìa khóa thành côngcho những cuộc chinh phục Caesar rất biết dùng binh, biết an lòng quân sĩ.Chính cái vẻ ngoài điềm tĩnh đó đã bộc lộ một khí chất tuyệt vời của một nhàcầm quân, một nhà lãnh đạo Không phải tự nhiên, cũng không phải dễ dàng
để Caesar có mặt trong “mười vị tướng tài ba nhất trong lịch sử” Một con
người thành công là con người hội tụ đủ các yếu tố như : tài năng, đạo đức,thời cơ… nhưng cái cơ bản quan trọng chính là cái khí chất, tài năng hội tụbên trong mỗi một con người
2.1.2.2 Người đàn ông đa tình và cuộc sống xa hoa
Vào những thời gian đầu, Julius Caesar chưa tham gia vào chính trị màsinh sống như một người xa hoa, theo đuổi phụ nữ, với các món tiền vaymượn
Cuộc tình nổi tiếng đầu tiên của Caesar được sử sách ghi nhận có lẽ làmối tình của ông với Servilia – một vị quan chấp chính tối cao của La Mã đến
Trang 12với người đã trải qua hai cuộc hôn nhân với Brutus già và Silanus - bằng mộttình cảm mới mẻ và cuồng nhiệt.
Để lọt vào mắt xanh của Caesar, Servilia đã viết một bức thư tình rấtdài cho ông Rồi chẳng phải bí mật gửi trao, Servilia đã sai người mang bứcthư của mình đến thẳng Viện Nguyên lão tìm Caesar khi đó đang làm việc tạiđây với vai trò một quan chấp chính Nhận được bức thư tình của một ngườiphụ nữ lạ, Caesar không kìm được sự tò mò của mình cho đến khi hội nghịcủa các vị quan chấp chính tại Viện Nguyên lão kết thúc đã cúi xuống mặtbàn đọc trộm bức thư Người phát hiện ra hành động thiếu nghiêm túc củaCaesar ngay trên bàn nghị sự chính là Bibulus, kẻ thù chính trị của ông vàcũng là cháu của Servilia Bibulus đã tố cáo với Viện Nguyên lão rằng,Caesar đang đọc một bức thư bàn tính âm mưu phản động Caesar trước mặtrất đông các nguyên lão đã khẳng định đó không phải là một bức thư bàn tính
âm mưu mà đơn giản chỉ là một bức thư tình ông vừa nhận được Nhưng cảViện Nguyên lão không ai tin một vị quan chấp chính vừa được điều về từchiến trường xa xôi vẫn chưa thoát khỏi sự đê mê của ánh hào quang chiếnthắng Cuối cùng, các thành viên của Viện Nguyên lão buộc Caesar phải trình
ra bức thư để chứng minh sự trong sạch của mình Và cả La Mã đã phải chấnđộng vì vụ scandal tình ái của giữa vị phu nhân đã hai đời chồng và vị tướngtrẻ tuổi tài ba và đầy triển vọng trên chính trường La Mã Mối tình của họ kéodài và ngày càng sâu đậm cho đến khi Caesar bị ám sát bởi chính con traingười tình của mình - Brutus
Một con người tài giỏi, con người của các cuộc viễn chinh như Caesar
có không ít phụ nữ theo đuổi Trên con đường chinh phạt lãnh thổ, Caesarcũng không bỏ lỡ những cuộc chinh phục các mỹ nhân Ban đầu là quyến rũMucia – vợ Pompey, nhờ cô tác hợp Caesar với Pompeia – họ hàng xa củaPompey để có quan hệ thân thiết với vị tướng tài ba này Sau đó lại qua đêmvới Eurica – phu nhân của Minicius, rồi trải qua cuộc tình với nàng Shushana,