1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

giáo trình mô đun chăm sóc dê

131 1,9K 26

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 131
Dung lượng 3,89 MB

Nội dung

Giá trị dinhdưỡng của thịt dê, sữa dê và thịt thỏ lại cao hơn so với một số loài vật nuôi khác.Hơn nữa chăn nuôi dê, thỏ vốn ban đầu thấp, chuồng trại có thể tận dụng các vậtliệu sẵn có,

Trang 1

GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN

CHĂM SÓC DÊ

MÃ SỐ : MĐ04

NGHỀ : NUÔI DÊ, THỎ

Trình độ : Sơ cấp nghề

Trang 2

phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanhthiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.

MÃ TÀI LIỆU : MĐ04

Trang 3

mạnh do nhu cầu ngày càng tăng về tiêu thụ thịt dê, sữa dê và thịt thỏ Giá trị dinhdưỡng của thịt dê, sữa dê và thịt thỏ lại cao hơn so với một số loài vật nuôi khác.Hơn nữa chăn nuôi dê, thỏ vốn ban đầu thấp, chuồng trại có thể tận dụng các vậtliệu sẵn có, rẻ tiền, tận dụng được lao động nhàn rỗi ở nông thôn Dê, thỏ là loài vậtrất dễ nuôi có thể sử dụng các loại thức ăn như lá cây, rau cỏ tự nhiên và các phếphụ phẩm nông nghiệp do đó chi phí thấp, nhưng giá thành sản phẩm lại cao vìngười tiêu dùng vẫn coi đây là các đặc sản Xuất phát từ nhu cầu trên việc pháttriển chương trình, giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nhằm đáp ứng nhu cầu đàotạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn là cần thiết.

Giáo trình Nuôi dê, thỏ đã được xây dựng dựa trên những kinh nghiệm rút ra

từ đào tạo và thực tế, chúng tôi tổ chức biên soạn giáo trình một cách khoa học, hệthống và cập nhật những kiến thức và kỹ năng thực tiễn phù hợp với đối tượng là laođộng nông thôn

Giáo trình nuôi dê, thỏ là tài liệu sử dụng giảng dạy, học tập và tham khảocho giáo viên, học sinh các cơ sở dạy nghề cho đối tượng lao động nông thôn

Nội dung giáo trình mô đun chăm sóc dê gồm có 8 bài :

Bài 1 : Chuồng trại nuôi dêBài 2 : Vận động, tắm chải cho dêBài 3 : Phân lô, phân đàn

Bài 4 : Phối giống cho dêBài 5 : Đỡ đẻ cho dêBài 6 : Vắt sữa dêBài 7 : Phòng bệnh cho dêBài 8 : Phòng, trị một số bệnh cho dêTập thể đã có nhiều cố gắng trong nghiên cứu và biên soạn chương trình,giáo trình dạy nghề song còn nhiều hạn chế và thiếu sót Chúng tôi mong muốnnhận được sự đóng góp của các nhà khoa học, các nhà quản lý giáo dục và các bạnđồng nghiệp để chương trình hoàn thiện hơn

Xin chân thành cảm ơn!

Tham gia biên soạn

1 Lâm Trần Khanh Chủ biên

2 Lê Công Hùng Thành viên

3 Nguyễn Danh Phương Thành Viên

Trang 4

LỜI GIỚI THIỆU 3

MỤC LỤC 4

MÔ ĐUN CHĂM SÓC DÊ 1

Bài 1 : CHUỒNG TRẠI NUÔI DÊ 1

A Giới thiệu quy trình chuẩn bị chuồng trại nuôi dê 1

B Các bước tiến hành: 3

1.1 Chọn vị trí đặt chuồng nuôi 3

1.2 Xác định hướng chuồng 3

1.3 Xác định kiểu chuồng 3

1.4 Xác định diện tích chuồng nuôi, sân chơi 6

1.5 Xác định dụng cụ, thiết bị chuồng nuôi 7

1.6 Xác định khu vực xung quanh chuồng nuôi 16

1.7 Vệ sinh chuồng trại, dụng cụ chuồng nuôi 18

C Bài tập và sản phẩm thực hành của học viên 19

D Ghi nhớ : 20

Bài 2 : VẬN ĐỘNG, TẮM CHẢI CHO DÊ 21

A Giới thiệu quy trình vận động, tắm chải cho dê 21

B Các bước tiến hành: 22

1.1 Xác định thời điểm vận động, tắm chải 22

1.2 Chuẩn bị điều kiện vận động, tắm chải 22

1.3 Cho dê vận động 23

1.4 Tắm nắng cho dê 24

1.5 Tắm, chải cho dê 26

1.6 Chăm sóc chân, móng 27

C Bài tập và sản phẩm thực hành của học viên 29

D Ghi nhớ : 30

Bài 3 : PHẦN LÔ, PHÂN ĐÀN 31

A Nội dung : 31

3.1 Phân lô, phân đàn theo tuổi 31

3.2 Phân lô, phân đàn theo khối lượng cơ thể 31

3.3 Phân lô, phân đàn theo theo tính biệt 31

3.4 Phân lô, phân đàn theo theo hướng sản xuất 31

3.5 Bắt giữ, cột dê 33

3.6 Ghi chép sổ sách theo dõi 35

B Câu hỏi và bài tập thực hành 35

C Ghi nhớ : 36

Bài 4 : PHỐI GIỐNG CHO DÊ 37

A Giới thiệu quy trình phối giống cho dê 37

Trang 5

4.1 Đặc điểm động dục 38

4.2 Xác định thời điểm phối giống 38

4.3 Phối giống trực tiếp 39

4.4 Phối giống nhân tạo 39

4.5 Theo dõi kết quả phối giống 40

C Bài tập và sản phẩm thực hành của học viên 40

D Ghi nhớ : 42

Bài 5 : ĐỠ ĐẺ CHO DÊ 43

A Giới thiệu quy trình đỡ đẻ cho dê 43

B Các bước tiến hành: 44

5.1 Biểu hiện của dê sắp đẻ 44

5.2 Chuẩn bị chuồng dê đẻ 44

5.3 Chuẩn bị nhân lực, dụng cụ và thuốc thú y 44

5.4 Vệ sinh dê mẹ trước đẻ 44

5.5 Đỡ đẻ cho dê 45

5.6 Hộ lý dê con 49

5.7 Vệ sinh sau đẻ 50

C Bài tập và sản phẩm thực hành của học viên 50

D Ghi nhớ : 52

Bài 6 : VẮT SỮA DÊ 53

A Giới thiệu quy trình vắt sữa 53

B Các bước tiến hành: 54

6.1 Đặc điểm tiết sữa 54

6.2 Chuẩn bị vắt sữa 56

6.3 Kỹ thuật vắt sữa 57

6.4 Bảo quản sữa 62

6.5 Ghi chép sổ sách theo dõi 62

C Bài tập và sản phẩm thực hành của học viên 62

D Ghi nhớ : 63

Bài 7 : PHÒNG BỆNH CHO DÊ 64

A Nội dung : 64

7.1 Phòng bệnh bằng vacxin 64

65

7.2 Phòng bệnh bằng thuốc 66

7.3 Vệ sinh phòng bệnh cho dê 67

7.4 Chống dịch khi có dịch xảy ra 68

7.5 Kiểm tra theo dõi sau khi phòng bệnh 69

B Câu hỏi và bài tập thực hành 70

C Ghi nhớ 72

Trang 6

8.1 Bệnh Đậu dê 73

8.2 Bệnh Lở Mồm long móng 79

8.3 Bệnh Tụ huyết trùng dê 80

8.4 Bệnh viêm ruột hoại tử 81

8.5 Bệnh viêm loét miệng truyền nhiễm 85

8.6 Bệnh viêm phổi truyền nhiễm 86

8.7 Bệnh thối móng 88

8.8 Bệnh sán lá gan 89

8.9 Bệnh cầu trùng 92

8.10 Bệnh chướng hơi dạ cỏ 93

8.11 Bệnh viêm vú 95

8.12 Bệnh sốt sữa 97

8.13 Hội chứng tiêu chảy ở dê con 98

8.14 Bệnh bại liệt trước và sau đẻ 100

8.15 Bệnh do xoắn khuẩn 101

B Câu hỏi và bài tập thực hành 101

C Ghi nhớ : 104

HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 105

I Vị trí, tính chất của mô đun: 105

II Mục tiêu : 105

III Nội dung chính của mô đun : 105

IV Hướng dẫn đánh giá kết quả học tập 106

4.1 Đánh giá bài thực hành 4.1.1: Khảo sát chuồng nuôi dê tại một trại và một hộ chăn nuôi dê nơi tổ chức lớp học 106

4.2 Đánh giá bài thực hành 4.1.2: Vệ sinh, sát trùng chuồng nuôi, máng ăn, máng uống tại trại nuôi dê nơi tổ chức lớp học 107

4.3 Đánh giá bài thực hành 4.2.1: Tắm, chải cho dê tại một trại nuôi dê hoặc cho hộ gia đình nuôi dê tại nơi tổ chức lớp học 108

4.4 Đánh giá bài thực hành 4.2.2: Cắt móng chân cho dê tại một trại hoặc cho hộ gia đình nuôi dê tại nơi tổ chức lớp học 108

4.5 Đánh giá bài thực hành 4.3.1: Phân lô, phân đàn tại trại hoặc hộ gia đình nuôi dê tại địa phương 109

4.6 Đánh giá bài thực hành 4.3.2: Bắt giữ, cột dê tại một trại hoặc hộ gia đình nuôi dê tại địa phương 110

4.7 Đánh giá bài thực hành 4.4.1: Xác định thời điểm phối giống cho dê tại trại hoặc hộ nuôi dê nơi tổ chức lớp học 110

4.8 Đánh giá bài thực hành 4.4.2: Phối giống trực tiếp (và nhân tạo nếu có) cho dê cái tại trại hoặc hộ nuôi dê nơi tổ chức lớp học 111

4.9 Đánh giá bài thực hành 4.4.3: Theo dõi và ghi chép kết quả phối giống 112

Trang 7

4.11 Đánh giá bài thực hành 4.5.2: Chuẩn bị chuồng đẻ, các dụng cụ đỡ đẻ cho

dê tại một trại hoặc hộ chăn nuôi dê nơi tổ chức lớp học 1134.12 Đánh giá bài thực hành 4.5.3: Đỡ đẻ cho dê tại một trại hoặc hộ chăn nuôi

dê nơi tổ chức lớp học 1144.13 Đánh giá bài thực hành 4.6.1: Vắt sữa dê tại một trại hoặc hộ gia đình chăn nuôi dê sữa nơi tổ chức lớp học 1154.14 Đánh giá bài thực hành 4.7.1: Vệ sinh, sát trùng chuồng trại, máng ăn, máng uống và thức ăn, nước uống tại trại hoặc hộ gia đình nuôi dê 1164.15 Đánh giá bài thực hành 4.7.2: Tiêm vắc-xin, dùng thuốc phòng bệnh cho dêtại cơ sở sản suất hoặc hộ gia đình 1164.16 Đánh giá bài thực hành 4.7.3: Phân biệt dê khỏe và dê bệnh tại trại hoặc hộ gia đình nuôi dê 1174.17 Đánh giá bài thực hành 4.8.1: Tháo, lắp và cách sử dụng một số dụng cụ thú y (Bơm tiêm, nhiệt kế, ống nghe,…) 1184.18 Đánh giá bài thực hành 4.8.2: Chẩn đoán và phòng, điều trị một số bệnh truyền nhiễm ở dê tại trại hoặc hộ gia đình nuôi dê nơi tổ chức học 1194.19 Đánh giá bài thực hành 4.8.3: Chẩn đoán và phòng, điều trị một số bệnh kýsinh trùng ở dê tại trại hoặc hộ gia đình nuôi dê nơi tổ chức học 1194.20 Đánh giá bài thực hành 4.8.4: Chẩn đoán và phòng, điều trị một số bệnh không lây ở dê tại trại hoặc hộ gia đình nuôi dê nơi tổ chức học 120

V Tài liệu tham khảo 122

Trang 8

MÔ ĐUN CHĂM SÓC DÊ

Mã mô đun : MĐ04

Giới thiệu mô đun :

Mô đun 4: Chăm sóc dê với tổng số giờ là 104 giờ, trong đó có 20 giờ lýthuyết, 72 giờ thực hành và 12 giờ kiểm tra Mô đun này trang bị cho người học cáckiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: Chuồng trại nuôi dê; vậnđộng tắm, chải cho dê; Phân đàn, ghép đàn; phối giống cho dê; đỡ đẻ cho dê; vắtsữa dê; phòng và trị bệnh cho dê đạt chất lượng và hiệu quả Mô đun này đượcgiảng dạy theo phương pháp dạy học tích hợp giữa lý thuyết và thực hành, kết thúc

mô đun được đánh giá bằng phương pháp trắc nghiệm và làm bài tập thực hành

Bài 1 : CHUỒNG TRẠI NUÔI DÊ

MĐ 04-01 Mục tiêu :

- Hiểu được các bước công việc trong việc chuẩn bị chuồng trại nuôi dê

- Thực hiện được các bước trong công việc chuẩn bị chuồng trại nuôi dê

A Giới thiệu quy trình chuẩn bị chuồng trại nuôi dê

Bước 1: Chọn vị trí đặt chuồng

nuôi

Bước 2: Xác định hướng chuồng

Bước 3: Xác định kiểu chuồng

Bước 4: Xác định diện tích

chuồng nuôi, sân chơi

Kiểu chuồng sàn chia ngăn

Kiểu chuồng sàn không chia

ngăn

Trang 9

Nền chuồng

Bước 5: Xác định dụng cụ, thiết

bị chuồng nuôi

Khung chuồngMái chuồngThành chuồngCửa chuồng

Bước 6: Xác định khu vực xung

quanh chuồng nuôi

Bước 7: Vệ sinh chuồng trại,

Trang 10

1.2 Xác định hướng chuồng

- Ở Miền Bắc nước ta năm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, về mùa hè thìnắng nóng và mùa đông thì giá rét nên chọn hướng đông nam là thích hợp

Hình 4.1.1 Hướng chuồng nuôi

- Ở những khu vực ít chịu ảnh hưởng bởi nắng nóng và gió rét có thể chọnhướng chuồng theo hướng đông

1.3 Xác định kiểu chuồng

Ở nước ta hiện nay phổ biến nhất với 2 kiểu chuồng là chuồng sàn có chiangăn và chuồng sàn không chia ngăn

1.3.1 Kiểu chuồng sàn có chia ngăn :

Kiểu chuồng sàn này thường được áp dụng trong nuôi dê sữa Kiểu chuồngnày có thể chia theo nhóm như sau : dê đang vắt sữa, dê chửa, dê cạn sữa, dê hậu

Trang 11

Hình 4.1.2 Chuồng nuôi dê ở trung tâm dê, thỏ Ba Vì

Hình 4.1.3 Kiểu chuồng nuôi khép kín

Trang 12

1.3.2 Kiểu chuồng sàn không chia ngăn :

- Kiểu chuồng này thường được áp dụng nuôi dê theo phương thức chăn thả,đặc biệt là nuôi dê thịt

Hình 4.1.4a Kiểu chuồng sàn ở miền núi

Hình 4.1.4b Kiểu chuồng sàn ở miền núi

Trang 13

- Đối với kiểu chuồng này giảm được chi phí cho làm vách ngăn, chỉ cần mỗichuồng mở một cửa lớn để dê ra vào thuận tiện

- Loại chuồng này có thể đặt máng ăn chạy dài theo mái lợp Máng uống cóthể đặt ở cửa và sân chơi

- Kiểu chuồng này cũng có thể nuôi dê sữa bằng phương pháp buộc cột

- Tuy nhiên kiểu chuồng này cần phải có ngăn riêng cho những dê con mớisinh, hoặc phải có chuồng úm để giảm tỷ lệ chết của dê con

1.4 Xác định diện tích chuồng nuôi, sân chơi

- Diện tích chuồng nuôi cho các loại dê như sau:

Bảng 4.1.1 Diện tích chuồng nuôi dê (m2/con)

Nền sân chơi có thể láng bằng xi măng hay bằng đất nện chặt Xung quanh sânchơi phải có hàng rào, làm từ tre, gỗ hay lưới sắt, nhưng phải đảm bảo chắc chắn

Trang 14

Hình 4.1.5 Sân chơi cho dê có đặt máng ăn

1.5 Xác định dụng cụ, thiết bị chuồng nuôi

1.5.1 Nền chuồng

Hình 4.1.6 Nền giữa 2 dãy chuồng

Trang 15

Hình 4.1.7 Nền chuồng nhìn từ ngoài vàoNền chuồng phải phẳng, nhẵn để dễ quét dọn vệ sinh, có rãnh thoát nước,phân và nước tiểu Nền nên có độ dốc 2-3% về phía có rãnh thoát nước tiểu Nềnchuồng tốt nhất là láng bằng lớp vữa xi măng, hay đất nện chắc

1.5.2 Khung chuồng

Khung chuồng thường được làm bằng gỗ hay tre Phần chân đỡ khungchuồng có thể xây bằng gạch có độ cao 50 -70 cm, phía trên đặt các thanh dầm đáybằng gỗ chắc hay bằng sắt tạo khung chuồng

Trang 16

Hình 4.1.8 Khung chuồng

1.5.3 Mái chuồng

Hình 4.1.9 Mái Phi Pro xi măng Hình 4.1.10 Mái Tôn

Mái chuồng nên có độ cao vừa phải để tránh được gió lùa, nhưng phải đảmbảo chắc chắn, có độ dốc dễ thoát nước và nhô ra khỏi thành chuồng ít nhất 60 cm

để tránh mưa hắt hay ánh nắng trực tiếp chiếu vào dê Mái chuồng có thể làm bằngtre, gỗ và có thể lợp ngói, tranh nứa, tôn hoặc phi brôximăng

1.5.4 Thành chuồng

Thành chuồng có

tác dụng ngăn dê ở trong

chuồng, nên có độ cao từ

Trang 17

Hình 4.1.12 Thành chuồng nuôi bằng tre

đặc biệt đối với dê

đang mang thai

khi hạ xuống mỗi

Trang 19

Hình 4.1.14 Sàn chuồng dê

1.5.7 Vách ngăn chuồng

Dê cần được nhốt trong chuồng trên các ngăn cũi lồng Cũi lồng chuồng dê cóthể làm bằng tre, gỗ hoặc các nguyên liệu sẵn có Tất cả đều phải đảm bảo chắcchắn, gọn gàng, không để dê chui qua, lọt chân, gây chấn thương, xây xát da

Kích thước một cũi lồng phù hợp là : cao cũi 1,5 - 1,8 m, chiều rộng cũi là 1,2

- 1,4 m, chiều dài cũi 1,3 - 1,5 m

Diện tích của ngăn lồng chuồng đó là 1,5 - 1,8 m2 đủ nhốt một con dê giống

và đàn con theo mẹ hoặc nhốt 2-3 con dê vỗ béo Nếu nhốt cá thể thì chiều rộngmỗi ô nên 0,6 - 0,8m

Vách ngăn các ô chuồng có thể làm bằng gỗ, tre, vầu… Chiều cao vách ngănnên là 1,0 - 1,2m với các thanh, thang vách cách nhau 8 - 10cm

Mỗi ngăn lồng phải có cánh cửa ra vào đóng mở được dễ dàng, chắc chắn.Kích thước cửa thích hợp có chiều rộng 0,4-0,5m và chiều cao 1,0-1,2m

Trang 20

Hình 4.1.15 Vách ngăn chuồng

1.5.8 Máng ăn

Hình 4.1.16a Máng ăn cho dê

Hình 4.1.16b Máng ăn cho dêChuồng dê phải có máng thức ăn thô xanh và máng thức ăn tinh Máng cỏ nênđặt ở phía trước, ngoài thành lồng, có lỗ cho dê thò đầu ra ngang tầm vai để dê lấyđược thức ăn và tránh được thức ăn rơi vãi ra ngoài (cách sàn 0,2 - 0,5m tuỳ loạidê) Máng ăn cỏ nên có kích thước như sau : cao 0,2 - 0,3m, rộng 0,25 - 0,35m vàchiêù dài tuỳ theo ngăn ô chuồng Máng thức ăn tinh có thể treo bên ngoài hoặcbên trong lồng, cạnh cửa Máng này có thể đóng bằng gỗ cao 0,15 - 0,25m, rộng0,2 - 0,25m, dài tuỳ theo ô chuồng Cũng có thể cho dê ăn thức ăn tinh bằng chậusành hay chậu nhựa

Trang 21

1.5.9 Máng uống

Máng uống cần phải có ở phía trong hoặc ngoài mỗi ngăn chuồng để dê uốngnước được tự do Có thể dung xô, chậu gắn chặt vào vách ngăn ô chuồng

Hình 4.1.17 Máng uống cho dê

Hình 4.1.18 Máng uống để sân chơi

1.5.10 Cũi dê con

Dê con trước 21 ngày tuổi cần được nuôi trong cũi để đảm bảo được vệ sinh,tăng tỷ lệ nuôi sống Cũi nên làm bằng nan gỗ hoặc tre có bản rộng 2 - 3cm, nhẵn,cứng Cũi có chiều cao 0,8m, dài 1 - 1,5m, rộng 1 - 1,2m để có thể nhốt 2 - 4 dêcon Sàn cũi có khe hở 1cm để làm vệ sinh được tốt Sàn có lót rơm hoặc cỏ khômềm cho dê con nằm Cũi dê con cần đặt nơi kín gió, có rèm che lúc cần thiết

Trang 22

Hình 4.1.19 Kích thước chuồng và dụng cụ nuôi dê

1.5.11 Sạp vắt sữa

Đối với trường hợp nuôi dê vắt sữa thì cần có nới vắt sữa dê Thường nêncho dê vắt sữa đứng trên một sạp cao để người vắt sữa dễ ngồi và tiếp cận núm vúđược dễ dàng Dùng sạp vắt sữa hợp lý sẽ giúp cố định được dê đồng thời cho nó

ăn trong khi vắt sữa Để đảm bảo vệ sinh sữa, sạp này phải luôn luôn được giữ vệsinh sạch sẽ

Trang 23

Hình 4.1.20 Sạp vắt sữa

1.6 Xác định khu vực xung quanh chuồng nuôi

- Xung quanh chuồng nuôi phải có hang rào bảo vệ có thể làm bằng tre, gỗhoặc sắt nhưng phải đảm bảo chắc chắn để dê không ra khỏi được khu vực chănnuôi

Hình 4.1.21 Chuồng nuôi dê

- Xung quanh chuồng nuôi nên trồng cây tạo bóng mát

Trang 24

Hình 4.1.22 Thiết kế chuồng nuôi

- Trước cửa ra bào trại có hố sát trùng để sát trùng xe, người ra vào trại

Trang 25

- Trước cửa mỗi chuồng nuôi có hố đổ vôi bột

- Phía sau chuồng hố ủ phân để thu gom và xử lý phân và rác thải

- Phía trước gầm chuồng nên làm hàng rào chắn để ngăn không cho dê chuivào gầm hay chạy ra đằng sau

1.7 Vệ sinh chuồng trại, dụng cụ chuồng nuôi

1.7.1 Vệ sinh chuồng nuôi, dụng cụ chăn nuôi.

Dê là loài động vật ưa sạch, đồng thời chuồng nuôi sạch sẽ hạn chế tối đa sựphát triển của các mầm bệnh và tạo được tiểu khí hậu tốt cho sức khoẻ của dê Dovậy chuồng nuôi cần phải được vệ sinh thường xuyên theo cách sau :

- Hàng ngày quét dọn sạch sẽ sàn chuồng, nền chuồng, lối đi, khơi thông rãnhthoát phân và nước thải

- Hàng ngày phải vệ sinh máng ăn, máng uống sạch sẽ trước khi cho ăn

- Hàng tuần lau rửa cửa, vách, mái và kiểm tra nền chuồng để sửa chữa kịpthời

- Thức ăn phải để trong nhà kho, ở chuồng chỉ dể thức ăn đủ dùng trong ngàyhay lấy theo từng bữa

- Nếu chăn nuôi tập trung phải có thiết bị phòng hoả và tập huấn cho ngườichăn nuôi biết cách sử dụng những thiết bị đó khi cần thiết

- Có biện pháp thường xuyên diệt ruồi, muỗi, chuột trong chuồng

- Hàng năm định kỳ quét vôi, tẩy uế, kiểm tra toàn bộ chuồng để tu sửa nhữngnơi bị hư hỏng

- Cung cấp đầy đủ nước sạch kết hợp với các loại hoá chất tẩy rửa và sát trùng

và sử dụng các loại chổi, bàn chải thích hợp khi làm vệ sinh

Hình 4.1.23 Vệ sinh chuồng nuôi

Trang 26

1.7.2 Vệ sinh môi trường chuồng trại

Chuồng nuôi phải đảm bảo an toàn dịch bệnh, muốn vật cần lưu ý một số vấn

đề sau đây :

- Đảm bảo cho đất và không khí trong khu vực chuồng trại không bị nhiễmbẩn, không bị gió lùa mạnh, không bị ngập nước, không bị ồn ào, không bị chướngngại vật cản trở thoáng khí và làm thiếu ánh sáng

- Phải có điều kiện xử lý phân và nước thải

- Trong khu vực chuồng trại nên trồng cây bóng mát để điều tiết tiểu khí hậuđược tốt, giữ cho mùa đông ấm hơn, mùa hè mát hơn, không khí không bị quá ẩmthấp, giảm được sức gió bão, giảm bụi bẩn và giữ thoáng không khí

- Hạn chế đến mức thấp nhất mọi khả năng lây nhiễm nguồn bệnh từ bênngoài vào khu vực chăn nuôi

C Bài tập và sản phẩm thực hành của học viên.

1 Các câu hỏi :

- Trình bày cách chọn vị trí và hướng chuồng nuôi để nuôi dê?

- Hãy xác định các kiểu chuồng nuôi, diện tích chuồng nuôi và sân chơi?

- Hãy mô tả các dụng cụ và thiết bị chuồng nuôi dê?

- Mô tả khu vực xung quanh chuồng nuôi dê?

- Trình bày phương pháp vệ sinh chuồng nuôi, dụng cụ nuôi dê?

2 Các bài tập thực hành :

2.1 Bài thực hành số 4.1.1 Khảo sát chuồng nuôi dê tại một trại và một hộchăn nuôi dê nơi tổ chức lớp học

- Mục tiêu: Khảo sát được chuồng nuôi dê tại cơ sở nuôi dê

- Nguồn lực: Chuồng nuôi dê, thiết bị chuồng nuôi dê, cũi dê con, máng ăn,máng uống, sạp vắt sữa, dụng cụ chăn nuôi, giấy, bút mầu, bút dạ, bút chì

- Cách thức tiến hành: Chia nhóm mỗi nhóm 5 - 10 học viên, các nhóm nhậnnhiệm vụ được giao, thực hiện khảo sát chuồng nuôi dê tại cơ sở nuôi dê

- Nhiệm vụ của nhóm/cá nhân khi thực hiện bài tập:

+ Vị trí chuồng nuôi

+ Kiểu chuồng nuôi

+ Kích thước chuồng nuôi, sân chơi

+ Dụng cụ, thiết bị chuồng nuôi

+ Cũi dê con

+ Máng ăn, máng uống

Trang 27

+ Sạp vắt sữa

+ Hệ thống rãnh thoát nước thải

+ Khu vực xung quanh chuồng nuôi

- Thời gian hoàn thành: 4 giờ

- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Xác địnhđúng vị trí, kết cấu lồng chuồng, vật liệu làm lồng chuồng, kích thước lồng chuồng,máng ăn, máng uống, hệ thống cống rãnh, nền chuồng và cách bố trí khu vực xungquanh chuồng nuôi

2.2 Bài thực hành số 4.1.2 Vệ sinh, sát trùng chuồng nuôi, máng ăn, mánguống tại trại nuôi dê nơi tổ chức lớp học

- Mục tiêu: Chuồng nuôi, cũi dê, máng ăn và máng uống được vệ sinh sáttrùng đạt tiêu chuẩn vệ sinh

- Nguồn lực : Trại chăn nuôi dê (hộ gia đình), các loại dụng cụ nuôi dê, thuốcsát trùng, bình bơm, quần áo bảo hộ lao động

- Cách thức tiến hành : Chia nhóm mỗi nhóm 5 - 10 học viên, các nhóm nhậnnhiệm vụ được giao, thực hiện vệ sinh sát trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi

- Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập:

+ Vệ sinh sát trùng chuồng trại nuôi dê

+ Vệ sinh sát trùng cũi nuôi dê

+ Vệ sinh máng ăn

+ Vệ sinh máng uống

+ Vệ sinh sát trùng các thiết bị chuồng nuôi

- Thời gian hoàn thành: 4 giờ

- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Xác địnhcác dụng cụ, phương tiện và hóa chất cần thiết, thực hiện vệ sinh sát trùng Kết quảđảm bảo sạch sẽ, không còn mầm bệnh

Trang 28

Bài 2 : VẬN ĐỘNG, TẮM CHẢI CHO DÊ

Mã bài: MĐ 04-02 Mục tiêu :

- Mô tả được các bước công việc trong việc vận động, tắm chải cho dê

- Thực hiện được các bước công việc trong việc vận động, tắm chải cho dê

A Giới thiệu quy trình vận động, tắm chải cho dê

Bước 1: Xác định thời điểm vận

động, tắm chải

Bước 2: Chuẩn bị điều kiện vận

động, tắm chải

Bước 3: Cho dê vận động

Bước 4: Tắm nắng cho dê

Bước 5: Tắm, chải cho dê

Bước 6: Chăm sóc chân, móng

Cố định và vệ sinh móng

Xác định các móng dài và dụng

cụ cắt móng

Cắt móng dêGọt bỏ phần móng thừa, bẩn và

bệnh

Trang 29

B Các bước tiến hành:

1.1 Xác định thời điểm vận động, tắm chải

- Mùa hè : Cho dê vận động vào buổi sáng hoặc chiều tối để đảm bảo cho dêkhỏe mạnh và không bị cảm nóng cảm nắng vào thời điểm nắng nóng Hàng ngàytắm, chải cho dê 1 lần/ngày

- Mùa đông : cho dê vận động muộn hơn, khi nhiệt độ môi trường ít lạnh.Không tắm cho dê, nhưng thực hiện chải khô cho dê để làm sạch lông da

- Không cho dê vận động vào thời điểm trời mưa, khi cây cỏ chưa khô sươnghoặc chưa ráo nước mưa dê dễ bị bệnh đường tiêu hóa

Ví dụ : Mùa hè buổi sáng từ 7 - 8 giờ trong khi buổi chiều từ 16 - 17 giờ;

Mùa đông buổi sáng từ 8 - 9 giờ còn buổi chiều từ 14 - 15 giờ

1.2 Chuẩn bị điều kiện vận động, tắm chải

Với các phương thức chăn nuôi khác nhau thì yêu cầu về sân chơi và bãi chănthả được thiết kế khác nhau cho phù hợp với nhu cầu vận động, tắm nắng của đàndê

- Sân chơi : Đây là hệ thống phục vụ cho nhu cầu vận động của dê nuôi trongchuồng nền Mỗi ô chuồng có 1 sân chơi tương ứng

Thông thường diện tích sân chơi đặt ở phía sau và có diện tích gấp 2 - 3 lầndiện tích chuồng nuôi Nền sân chơi phải lát gạch, bê tông và đảm bảo độ dốc 3 -4% về phía cống rãnh Giữa ô chuồng và sân chơi có cửa để tiện quản lý và chămsóc

- Bãi chăn thả : Đối với phương thức chăn nuôi theo hướng an toàn sinh họcthì việc thiết kế xây dựng hệ thống bãi chăn thả cho dê là rất cần thiết cho quá trìnhvận động của đàn dê

- Trong bãi chăn thả phải có hệ thống cây bóng mát che phủ bãi chăn thả, nhất

là trong những ngày nắng nóng

- Toàn bộ diện tích chăn phải trồng cỏ hoặc vãi cát tránh bùn lầy, nước đọng

- Hệ thống tường bao, rào quây che chắn toàn bộ diện tích bãi chăn thả Hệthống tường bao phải đảm bảo chắc chắn để tiện cho việc quản lý, theo dõi, chămsóc đàn dê

- Nên xây dựng các bể nước phục vụ cho dê tự tắm trong những ngày nắngnóng

- Để sẵn máng ăn,máng uống tại sân chơi cho dê vừa vận động, vừa ăn uống

- Hệ thống nước để tắm cho dê (Bể nước, máy bơm, bàn chải )

Trang 30

- Sân chơi phải vệ sinh, sát trùng sạch sẽ đảm bảo không mầm bệnh.

1.3 Cho dê vận động

- Đối với dê đực giống : Thường xuyên cho dê vận động 2 lần/ngày, cùngvới việc tắm, chải khô cho dê hàng ngày

- Đối với dê hậu bị : Cần tạo cơ hội cho dê vận động từ 3 - 4 giờ /ngày

- Đối với dê cái sinh sản : Cần tạo điều kiện cho dê vận động ngoài sânchơi hay bãi chăn khô ráo, gần chuồng từ 3 - 5 giờ/ngày, kết hợp tắm chải, bắt

ve, rận

- Đối với dê nuôi thịt thì chăn thả hoàn toàn trên đồng cỏ khoảng 8 giờ/ngàyhoặc ít nhất là từ 2 - 4 giờ chăn thả vận động/ngày

Hình 4.2.1 Vận động kết hợp cho ăn

Chú ý : Nên cho dê vận động và chăn thả vào những thời điểm ấm vào mùa

đông và mát mẻ về mùa hè Những ngày trời mưa rét hoặc thời điểm nắng nóng thìkhông nên cho dê vận động và chăn thả, có thể sẽ dẫn đến dê bị cảm nóng, cảmlạnh hoặc ăn thức ăn dính nước dễ dẫn đến chướng hơi dạ cỏ

- Vận động đối với dê đực giống mang tính cưỡng bức Vận động hợp lý sẽnâng cao được khả năng phối giống, phẩm chất tinh dịch, tăng cường quá trình tiêuhóa hấp thu thức ăn, giúp cho hệ xương phát triển chắc khỏe, tăng tính hăng

Trang 31

- Hàng ngày cho dê đực giống vận động tự do, tắm nắng ngoài bãi chăn vàsân chơi.

Yêu cầu mỗi ngày ít nhất dê đực giống được vận động cưỡng bức 30 phút

-1 h (khoảng 2 km)

Hình 4.2.2 Cho dê vận động

Có thể sử dụng các hình thức vận động sau :

- Vận động kết hợp với chăn thả : Hàng ngày dồn dê đực giống ra bãi chăn

thả cách chuồng khoảng 1,5 - 2,0 km vào lúc buổi sáng (7 - 8 h)

- Cho đực giống vận động trên đường riêng : Xây dựng một đường vận động

dài khoảng 0,5 km, rộng 2m, có hàng rào bê tông cốt thép chắc chắn theo đường vòngkhép kín nơi xuất phát cững như nơi kết thúc Dê đực giống được vận động vào buổisáng khoảng 3 - 4 vòng tương ứng với 1,5 - 2,0 km

- Nếu không có các điều kiện trên thì phải cho dê đực giống vận động cưỡngbức xung quanh trục quay

Trang 32

Hình 4.2.3 Dê tắm nắng ở sân chơi

Hình 4.2.4 Chăn thả kết hợp tắm nắng

Trang 33

1.5 Tắm, chải cho dê

Tắm, chải cho dê sẽ làm sạch da và lông, không dính phân nước tiểu, dê khônghôi và khỏe mạnh, ít bị mắc bệnh

Lần đầu bắt dê tắm, ta cột cổ dê vào gốc cây hay một cái cọc chắc chắn, bằngđoạn dây thật ngắn

Một người cầm giữ cho dê đứng yên, người kia dội nước lên mình, xát xàbông rồi dùng bàn chải chà xát khắp thân mình dê

Cuối cùng dội nước kỹ rồi thả dê ra, hoặc cột vào chỗ có nắng để bộ lông maukhô, điều yêu cầu là những lần đầu tiên tắm nên tắm thật nhanh để dê không phải

sợ hãi lâu Những lần sau, thời gian tắm lâu hơn, vì dê đã quen nước

Dê nuôi nhốt trong chuồng cả ngày nằm trên sàn nên bộ lông thường dínhnước tiểu, vì vậy cần phải tắm thường xuyên, mỗi ngày tắm một lần mới tốt, nhất là

dê đực

Dê đực khi đi tiểu thì dương vật cương cứng nên nước tiểu của dê không chảyxuống đất mà xịt lên phía bụng khiến dê mỗi lần tiểu là ướt át cả vùng bụng Dêđực có thói quen, khi tiểu thường cúi xuống tận dương vật để liếm láp nước tiểu,cho nên nước tiểu bắn vọt vào cổ, vào mặt nên dê lúc nào cũng hôi hám Vì lẽ đó,với dê đực cần tắm nhiều hơn và tắm kỹ hơn dê cái

Khi đã quen với việc tắm chải, dê không còn sợ tắm nữa, nó đứng yên cho tatắm chải, không cần cầm cột dê như những lần đầu tắm

Có điều lạ là dù quen với việc tắm, nhưng khi đang ăn mà gặp mưa, dê cũnghoảng hốt bỏ chạy tìm chỗ ẩn

Có thể áp dụng phương pháp tắm, chải :

- Chải : Mùa đông dê cần được thường xuyên chải lông cho mượt cho sạch,

loại trừ chấy rận, tăng cường tuần hoàn máu, chải từ phải sang trái, từ trước ra sau

từ trên xuống dưới

- Đầu tiên chải bằng bàn chải cứng để quét sạch những chỗ đất, phân bámvào mình gia súc, sau đó chải bằng bàn chải lông, nên xoa chải ở ngoài chuồng.Mỗi ngày nên xoa chải một lần vào buổi sáng sau khi vận động

- Tắm : Những ngày nắng nóng nên cho dê tắm

Tắm thường kết hợp với kỳ cọ, chải có thể dùng vòi phun để tắm cho dê, nơinào có ao hồ, suối sạch có thể cho dê tắm 1 - 2 lần/ ngày

Có thể dùng vải sạch để rửa mặt mũi, cơ quan sinh dục nhưng tránh thô bạolàm xây xát

Trang 34

1.6 Chăm sóc chân, móng

Phải thường xuyên kiểm tra, vệ sinh và cắt móng chân dê không để chúng quá dài Móng chân dê thường phát triển nhanh, nhất là ở dê nhốt, ít được chăn thả Khi móng quá dài thường gây khó khăn cho dê đi lại, bị gãy, xước hay bị kẹtsỏi, đá vào gây tổn thương làm thối móng chân, có thể dẫn đến què

Thực hiện cắt móng dê theo các bước sau :

Trang 35

- Sử dụng dao hay kéo sắc để cắt móng.

Hình 4.2.8 Cắt móng dê

Bước 4 : Gọt bỏ phần móng thừa, bẩn và bệnh

- Khi cắt nên loại bỏ hết các phần móng thừa, bẩn và bị bệnh

Hình 4.2.9 Gọt loại bỏ phần móng thừa, bẩn và hỏng

- Có thể cắt hơi sâu vào tổ chức móng khi mà các tổ chức đó bị hỏng cần loại

bỏ để tránh vết thương lan rộng Nếu chảy máu dùng cồn iode, bông sát trùng vàbăng gạc lại

Trang 36

Hình 4.2.10 Chân dê sau cắt và gọt móng

C Bài tập và sản phẩm thực hành của học viên.

1 Các câu hỏi :

- Xác định thời điểm và chuẩn bị các điều kiện tắm, chải cho dê?

- Trình bày phương pháp cho dê vận động, tắm nắng và tắm chải cho dê?

- Mô tả kỹ thuật cắt móng cho dê?

2 Các bài tập thực hành :

2.1 Bài thực hành số 4.2.1: Tắm, chải cho dê tại một trại nuôi dê hoặc cho hộgia đình nuôi dê tại nơi tổ chức lớp học

- Mục tiêu: Tắm, chải cho dê đúng yêu cầu kỹ thuật và sạch sẽ

- Nguồn lực : Trại chăn nuôi dê (hộ gia đình), các loại dụng cụ tắm chải cho

dê, dê, quần áo bảo hộ lao động

- Cách thức tiến hành : Chia nhóm mỗi nhóm 5 - 10 học viên, các nhóm nhậnnhiệm vụ được giao, thực hiện tắm chải cho dê

- Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập:

+ Chuẩn bị dụng cụ tắm, chải cho dê

+ Chuẩn bị dê cho tắm, chải

+ Tắm, chải cho dê

- Thời gian hoàn thành : 2 giờ

Trang 37

- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Xác địnhcác dụng cụ, phương tiện và hóa chất cần thiết, thực hiện tắm chải cho dê Kết quảđảm bảo dê sạch sẽ và khỏe mạnh.

2.2 Bài thực hành số 4.2.2 : Cắt móng chân cho dê tại một trại hoặc cho hộgia đình nuôi dê tại nơi tổ chức lớp học

- Mục tiêu: Cắt được móng chân dê đúng kỹ thuật, đẹp

- Nguồn lực : Trại chăn nuôi dê (hộ gia đình), các loại dụng cụ cắt móng châncho dê, dê có móng dài, dây buộc, quần áo bảo hộ lao động

- Cách thức tiến hành : Chia nhóm mỗi nhóm 5 - 10 học viên, các nhóm nhậnnhiệm vụ được giao, thực hiện cắt móng chân cho dê

- Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập:

+ Chuẩn bị dụng cụ cắt móng

+ Cố định và vệ sinh móng

+ Cắt, gọt móng dê

- Thời gian hoàn thành : 2 giờ

- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Xác địnhcác dụng cụ, phương tiện và hóa chất cần thiết, thực hiện cắt móng chân cho dê.Kết quả đảm bảo móng chân của dê được cắt và chỉnh sửa đúng kỹ thuật

D Ghi nhớ :

- Không cho dê vận động vào thời điểm nắng nóng, giá rét hoặc thời điểm trờimưa sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của dê

- Về mùa đông chỉ chải khô cho dê, mà không tắm

- Khi cắt móng không cắt móng chân quá sâu vào phần tổ chức

Trang 38

Bài 3 : PHẦN LÔ, PHÂN ĐÀN

Mã bài: MĐ 04-03 Mục tiêu :

- Xác định được các bước công việc trong việc phân lô, phân đàn cho dê

- Thực hiện được các bước công việc trong việc phân lô, phân đàn cho dê

A Nội dung :

3.1 Phân lô, phân đàn theo tuổi

- Giai đoạn dê con sức đề kháng kém, khả năng tiêu hóa kém nếu nhốt cùngcác dê trưởng thành thì khả năng sinh trưởng và phát triển chậm

- Giai đoạn hậu bị hoặc nuôi dê thịt có thể nuôi chung 2- 3 con trong một ôchuồng, vì vậy cần phải phần lô, phân đàn theo lứa tuổi để tránh ảnh hưởng đếnsinh trưởng phát triển và độ đồng của đàn dê

3.2 Phân lô, phân đàn theo khối lượng cơ thể

- Trong cùng một lứa tuổi, cùng một mẹ đẻ ra nhưng sự sinh trưởng và pháttriển của các cá thể khác nhau là khác nhau

- Cho nên sau khi cai sữa dê phải xác định khối lượng các cá thể để tiến hànhghép chuồng cho phù hợp, tránh sự chênh lệch về khối lượng sau này

- Nuôi nuôi thịt có thể nuôi 2-3 con/ô chuồng (nuôi nhốt)

3.3 Phân lô, phân đàn theo theo tính biệt

- Nuôi dê sinh sản ở giai đoạn hậu bị (3 tháng tuổi) cần tách dê đực và dê cái

ra riêng để tránh ảnh hưởng đến phát dục, sinh sản của dê sau này và giao phối tựdo

- Nếu nuôi chung dê đực và dê cái thì rất khó cho việc ghép đôi giao phối

3.4 Phân lô, phân đàn theo theo hướng sản xuất

- Nếu trong một trại nuôi dê, mà nuôi nhiều loại dê thì cần phải nuôi tách từngkhu riêng biệt để thuận lợi cho chăm sóc nuôi dưỡng và quản lý :

+ Dê nuôi vắt sữa nuôi riêng để tiện cho việc chăm, nuôi dưỡng vì dê sữa đòihỏi nhu cầu dinh dưỡng cao hơn các loại dê khác

+ Dê nuôi sinh sản nuôi khu riêng để thuận lợi cho việc quản lý con giống.+ Dê nuôi thịt nuôi khu riêng chăm sóc nuôi dưỡng riêng

- Phân lô, phân đàn mục đích để lai tạo giống dê, theo 3 hướng như sau :

Trang 39

+ Cải tạo nâng cao tầm vóc dê Cỏ bằng sử dụng dê đực Bách thảo, Ấn Độ laicải tạo đàn dê cỏ vừa nâng cao năng xuất đàn dê Cỏ vừa tạo ra đàn dê cái lai nềnphục vụ cho công tác lai tạo giống tiếp theo.

+ Lai tạo giống dê chuyên sữa bằng việc sử dụng dê đực Saanen, Alpine laivới dê Bách thảo , Ấn độ thuần tạo con lai 2 máu cho sữa hoặc lai với cái lai giữa

dê Cỏ với đực Bách thảo hay Ấn Độ tạo con lai 3 máu chuyên sữa

+ Lai tạo giống dê chuyên thịt sử dụng dê đực Boer lai như trên tạo con lai 2máu và 3 máu chuyên thịt

Phương hướng trên được trình bày theo sơ đồ sau đây :

Trang 40

3.5 Bắt giữ, cột dê

- Việc bắt giữ dê khi cân khối lượng hoặc khi phối giống, cần đảm bảo sao cho

dê không bị hốt hoảng sợ hãi hoặc giãy dụa có thể dẫn đến làm tổn thương dê.Thường để dê trên chuồng hoặc trên sân chơi, không nên đuổi dê chạy lung tung.Khi muốn bắt dê phải tiếp cận gần dê và nhanh tay nắm lấy đầu dê Có thể sử dụnggiá giữ dê để cố định hoặc dùng hai chân kẹp phần trước cổ dê, đồng thời dùng 2tay giữ cố định đầu dê

Hình 4.3.1 Cách giữ dê

Hình 4.3.2 Cách bắt dê

Ngày đăng: 26/06/2015, 07:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w