D. Ghi nhớ :
A. Giới thiệu quy trình phối giống cho dê
4.5. Theo dõi kết quả phối giống
Thường sau phối giống 21 ngày, nếu dê cái không động dục lại thì có nghĩa là dê cái đã có thể có chửa. Sau khi cho phối cần ghi chép lại số hiệu dê đực, ngày phối để theo dõi, quản lý giống và dự kiến ngày dê đẻ để chuẩn bị đỡ đẻ cho dê.
Bảng 4.4.1. Tháng phối giống và dự kiến thời gian đẻ của dê
Tháng phối giống Tháng đẻ Chỉ số trừ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 6 7 8 9 10 11 12 1 2 3 1 0 3 3 3 3 3 3 3 1
Ví dụ : Phối giống cho dê ngày 15 tháng 6, dê sẽ đẻ vào ngày 12 tháng 11
Nếu dê phối giống không có chửa thì phải theo dõi chu kỳ sau và cho phối lại. Thực tế, hầu hết các đàn dê có chung đực cái và được chăn thả tự do vì vậy phối giống tự nhiên là phổ biến. Phối tinh nhân tạo sẽ phức tạp hơn, tỷ lệ đậu thai thấp hơn đặc biệt là với tinh đông lạnh. Trong nuôi chung đực cái thì tỷ lệ đực giống so với cái sinh sản là 1/30.
C. Bài tập và sản phẩm thực hành của học viên. 1. Các câu hỏi :
- Xác định thời gian đưa dê vào phối giống? Thực tế nuôi dê ở địa phương? - Trình bày cách phát hiện động dục ở dê và thời điểm phối giống cho dê? - Mô tả kỹ thuật phối giống cho dê?
2. Các bài tập thực hành :
2.1. Bài thực hành số 4.4.1: Xác định thời điểm phối giống cho dê tại trại hoặc hộ nuôi dê nơi tổ chức lớp học.
- Mục tiêu: Xác định đúng thời điểm phối giống cho dê.
- Nguồn lực : Trại chăn nuôi dê (hộ gia đình), dê cái động dục, dê đực “thí tình”, sổ sách ghi chép.
- Cách thức tiến hành : Chia nhóm mỗi nhóm 5 - 10 học viên, các nhóm nhận nhiệm vụ được giao, thực hiện xác định thời điểm phối giống cho dê.
- Nhiệm vụ của cá nhân khi thực hiện bài tập: + Quan sát các biểu hiện của dê cái
+ Xác định thời điểm phối giống - Thời gian hoàn thành : 2 giờ
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Xác định cách phát hiện dê động dục và xác định thời điểm phối giống cho dê. Kết quả phản ánh đúng yêu cầu kỹ thuật.
2.2. Bài thực hành số 4.4.2. Phối giống trực tiếp (và nhân tạo nếu có) cho dê cái tại trại hoặc hộ nuôi dê nơi tổ chức lớp học.
- Mục tiêu: Phối giống được cho dê đúng kỹ thuật và đạt hiệu quả cao.
- Nguồn lực : Trại chăn nuôi dê (hộ gia đình), dê cái động dục, dê đực phối giống, (dụng cụ thụ tinh nhân tạo, tinh dịch nếu có), sổ sách ghi chép.
- Cách thức tiến hành : Chia nhóm mỗi nhóm 5 - 10 học viên, các nhóm nhận nhiệm vụ được giao, thực hiện phối giống cho dê.
- Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: + Phối trực tiếp:
Chọn đôi giao phối Cho giao phối + Nếu thụ tinh nhân tạo:
Chuẩn bị dụng cụ, tinh dịch Chuẩn bị dê cái động dục Dẫn tinh cho dê
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Xác định phương pháp phối giống cho dê. Thực hiện phối giống cho dê. Kết quả phản ánh đúng kỹ thuật và đạt hiệu quả.
2.3. Bài thực hành số 4.4.3. Theo dõi và ghi chép kết quả phối giống. - Mục tiêu: Theo dõi và ghi chép kết quả phối giống đúng thực tế
- Nguồn lực : Trại chăn nuôi dê (hộ gia đình), dê cái phối giống, mẫu sổ sách ghi chép.
- Cách thức tiến hành : Chia nhóm mỗi nhóm 5 - 10 học viên, các nhóm nhận nhiệm vụ được giao, thực hiện theo dõi kết quả phối giống cho dê.
- Nhiệm vụ của cá nhân khi thực hiện bài tập: + Theo dõi kết quả phối giống
+ Ghi chép kết quả phối giống vào sổ theo dõi phối giống - Thời gian hoàn thành : 2 giờ
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Xác định phương pháp theo dõi. Thực hiện theo dõi kết quả phối giống cho dê. Kết quả ghi chép sổ theo dõi đúng yêu cầu và thực tế.
D. Ghi nhớ :
- Nếu sử dụng đực thí tình thì buổi sáng thả dê ra sân, theo dõi đàn dê, nếu dê cái nào đứng yên cho dê đực nhảy thì nhốt riêng dê cái đó vào chuồng và kiểm tra âm hộ thấy sưng và nhớt thì cho phối giống.
- Ghép đôi giao phối phù hợp? Không cho giao phối cận huyết.
Bài 5 : ĐỠ ĐẺ CHO DÊ Mã bài: MĐ 04-05 Mục tiêu :
- Mô tả được các bước công việc trong việc đỡ đẻ cho dê. - Thực hiện được các bước công việc trong việc đỡ đẻ cho dê.