Giới thiệu quy trình vận động, tắm chải cho dê

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun chăm sóc dê (Trang 28)

D. Ghi nhớ :

A.Giới thiệu quy trình vận động, tắm chải cho dê

Bước 1: Xác định thời điểm vận

động, tắm chải

Bước 2: Chuẩn bị điều kiện vận động, tắm chải

Bước 3: Cho dê vận động

Bước 4: Tắm nắng cho dê

Bước 5: Tắm, chải cho dê

Bước 6: Chăm sóc chân, móng

Cố định và vệ sinh móng Xác định các móng dài và dụng cụ cắt móng Cắt móng dê Gọt bỏ phần móng thừa, bẩn và bệnh

B. Các bước tiến hành:

1.1. Xác định thời điểm vận động, tắm chải

- Mùa hè : Cho dê vận động vào buổi sáng hoặc chiều tối để đảm bảo cho dê khỏe mạnh và không bị cảm nóng cảm nắng vào thời điểm nắng nóng. Hàng ngày tắm, chải cho dê 1 lần/ngày.

- Mùa đông : cho dê vận động muộn hơn, khi nhiệt độ môi trường ít lạnh. Không tắm cho dê, nhưng thực hiện chải khô cho dê để làm sạch lông da.

- Không cho dê vận động vào thời điểm trời mưa, khi cây cỏ chưa khô sương hoặc chưa ráo nước mưa dê dễ bị bệnh đường tiêu hóa.

Ví dụ : Mùa hè buổi sáng từ 7 - 8 giờ trong khi buổi chiều từ 16 - 17 giờ; Mùa đông buổi sáng từ 8 - 9 giờ còn buổi chiều từ 14 - 15 giờ

1.2. Chuẩn bị điều kiện vận động, tắm chải

Với các phương thức chăn nuôi khác nhau thì yêu cầu về sân chơi và bãi chăn thả được thiết kế khác nhau cho phù hợp với nhu cầu vận động, tắm nắng của đàn dê.

- Sân chơi : Đây là hệ thống phục vụ cho nhu cầu vận động của dê nuôi trong chuồng nền. Mỗi ô chuồng có 1 sân chơi tương ứng.

Thông thường diện tích sân chơi đặt ở phía sau và có diện tích gấp 2 - 3 lần diện tích chuồng nuôi. Nền sân chơi phải lát gạch, bê tông và đảm bảo độ dốc 3 - 4% về phía cống rãnh. Giữa ô chuồng và sân chơi có cửa để tiện quản lý và chăm sóc.

- Bãi chăn thả : Đối với phương thức chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học thì việc thiết kế xây dựng hệ thống bãi chăn thả cho dê là rất cần thiết cho quá trình vận động của đàn dê.

- Trong bãi chăn thả phải có hệ thống cây bóng mát che phủ bãi chăn thả, nhất là trong những ngày nắng nóng.

- Toàn bộ diện tích chăn phải trồng cỏ hoặc vãi cát tránh bùn lầy, nước đọng. - Hệ thống tường bao, rào quây che chắn toàn bộ diện tích bãi chăn thả. Hệ thống tường bao phải đảm bảo chắc chắn để tiện cho việc quản lý, theo dõi, chăm sóc đàn dê.

- Nên xây dựng các bể nước phục vụ cho dê tự tắm trong những ngày nắng nóng.

- Để sẵn máng ăn,máng uống tại sân chơi cho dê vừa vận động, vừa ăn uống. - Hệ thống nước để tắm cho dê (Bể nước, máy bơm, bàn chải...).

- Sân chơi phải vệ sinh, sát trùng sạch sẽ đảm bảo không mầm bệnh.

1.3. Cho dê vận động

- Đối với dê đực giống : Thường xuyên cho dê vận động 2 lần/ngày, cùng với việc tắm, chải khô cho dê hàng ngày.

- Đối với dê hậu bị : Cần tạo cơ hội cho dê vận động từ 3 - 4 giờ /ngày.

- Đối với dê cái sinh sản : Cần tạo điều kiện cho dê vận động ngoài sân chơi hay bãi chăn khô ráo, gần chuồng từ 3 - 5 giờ/ngày, kết hợp tắm chải, bắt ve, rận

- Đối với dê nuôi thịt thì chăn thả hoàn toàn trên đồng cỏ khoảng 8 giờ/ngày hoặc ít nhất là từ 2 - 4 giờ chăn thả vận động/ngày.

Hình 4.2.1. Vận động kết hợp cho ăn

Chú ý : Nên cho dê vận động và chăn thả vào những thời điểm ấm vào mùa đông và mát mẻ về mùa hè. Những ngày trời mưa rét hoặc thời điểm nắng nóng thì không nên cho dê vận động và chăn thả, có thể sẽ dẫn đến dê bị cảm nóng, cảm lạnh hoặc ăn thức ăn dính nước dễ dẫn đến chướng hơi dạ cỏ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Vận động đối với dê đực giống mang tính cưỡng bức. Vận động hợp lý sẽ nâng cao được khả năng phối giống, phẩm chất tinh dịch, tăng cường quá trình tiêu hóa hấp thu thức ăn, giúp cho hệ xương phát triển chắc khỏe, tăng tính hăng.

- Hàng ngày cho dê đực giống vận động tự do, tắm nắng ngoài bãi chăn và sân chơi.

- Yêu cầu mỗi ngày ít nhất dê đực giống được vận động cưỡng bức 30 phút - 1 h (khoảng 2 km).

Hình 4.2.2. Cho dê vận động Có thể sử dụng các hình thức vận động sau :

- Vận động kết hợp với chăn thả : Hàng ngày dồn dê đực giống ra bãi chăn thả cách chuồng khoảng 1,5 - 2,0 km vào lúc buổi sáng (7 - 8 h)

- Cho đực giống vận động trên đường riêng : Xây dựng một đường vận động dài khoảng 0,5 km, rộng 2m, có hàng rào bê tông cốt thép chắc chắn theo đường vòng khép kín nơi xuất phát cững như nơi kết thúc. Dê đực giống được vận động vào buổi sáng khoảng 3 - 4 vòng tương ứng với 1,5 - 2,0 km.

- Nếu không có các điều kiện trên thì phải cho dê đực giống vận động cưỡng bức xung quanh trục quay.

1.4. Tắm nắng cho dê

- Chuồng nuôi nên thiết kế để dê được hưởng ánh sáng vào buổi sớm và chiều tối để dê tăng cường tổng hợp vitamin D3 và tăng sức đề kháng.

Hình 4.2.3. Dê tắm nắng ở sân chơi

1.5. Tắm, chải cho dê

Tắm, chải cho dê sẽ làm sạch da và lông, không dính phân nước tiểu, dê không hôi và khỏe mạnh, ít bị mắc bệnh.

Lần đầu bắt dê tắm, ta cột cổ dê vào gốc cây hay một cái cọc chắc chắn, bằng đoạn dây thật ngắn.

Một người cầm giữ cho dê đứng yên, người kia dội nước lên mình, xát xà bông rồi dùng bàn chải chà xát khắp thân mình dê.

Cuối cùng dội nước kỹ rồi thả dê ra, hoặc cột vào chỗ có nắng để bộ lông mau khô, điều yêu cầu là những lần đầu tiên tắm nên tắm thật nhanh để dê không phải sợ hãi lâu. Những lần sau, thời gian tắm lâu hơn, vì dê đã quen nước.

Dê nuôi nhốt trong chuồng cả ngày nằm trên sàn nên bộ lông thường dính nước tiểu, vì vậy cần phải tắm thường xuyên, mỗi ngày tắm một lần mới tốt, nhất là dê đực.

Dê đực khi đi tiểu thì dương vật cương cứng nên nước tiểu của dê không chảy xuống đất mà xịt lên phía bụng khiến dê mỗi lần tiểu là ướt át cả vùng bụng. Dê đực có thói quen, khi tiểu thường cúi xuống tận dương vật để liếm láp nước tiểu, cho nên nước tiểu bắn vọt vào cổ, vào mặt nên dê lúc nào cũng hôi hám. Vì lẽ đó, với dê đực cần tắm nhiều hơn và tắm kỹ hơn dê cái.

Khi đã quen với việc tắm chải, dê không còn sợ tắm nữa, nó đứng yên cho ta tắm chải, không cần cầm cột dê như những lần đầu tắm.

Có điều lạ là dù quen với việc tắm, nhưng khi đang ăn mà gặp mưa, dê cũng hoảng hốt bỏ chạy tìm chỗ ẩn...

Có thể áp dụng phương pháp tắm, chải :

- Chải : Mùa đông dê cần được thường xuyên chải lông cho mượt cho sạch, loại trừ chấy rận, tăng cường tuần hoàn máu, chải từ phải sang trái, từ trước ra sau từ trên xuống dưới.

- Đầu tiên chải bằng bàn chải cứng để quét sạch những chỗ đất, phân bám vào mình gia súc, sau đó chải bằng bàn chải lông, nên xoa chải ở ngoài chuồng. Mỗi ngày nên xoa chải một lần vào buổi sáng sau khi vận động.

- Tắm :Những ngày nắng nóng nên cho dê tắm.

Tắm thường kết hợp với kỳ cọ, chải có thể dùng vòi phun để tắm cho dê, nơi nào có ao hồ, suối sạch có thể cho dê tắm 1 - 2 lần/ ngày.

Có thể dùng vải sạch để rửa mặt mũi, cơ quan sinh dục nhưng tránh thô bạo làm xây xát.

1.6. Chăm sóc chân, móng

Phải thường xuyên kiểm tra, vệ sinh và cắt móng chân dê không để chúng quá dài. Móng chân dê thường phát triển nhanh, nhất là ở dê nhốt, ít được chăn thả. Khi móng quá dài thường gây khó khăn cho dê đi lại, bị gãy, xước hay bị kẹt sỏi, đá vào gây tổn thương làm thối móng chân, có thể dẫn đến què.

Thực hiện cắt móng dê theo các bước sau :

Bước 1 : Cố định và vệ sinh móng

Hình 4.2.5. Vệ sinh móng chân (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bước 2 : Xác định các móng dài và dụng cụ cắt móng

Hình 3.2.6. Móng chân quá dài Hình 3.2.7. Dụng cụ cắt móng

- Sử dụng dao hay kéo sắc để cắt móng.

Hình 4.2.8. Cắt móng dê

Bước 4 : Gọt bỏ phần móng thừa, bẩn và bệnh

- Khi cắt nên loại bỏ hết các phần móng thừa, bẩn và bị bệnh

Hình 4.2.9. Gọt loại bỏ phần móng thừa, bẩn và hỏng

- Có thể cắt hơi sâu vào tổ chức móng khi mà các tổ chức đó bị hỏng cần loại bỏ để tránh vết thương lan rộng. Nếu chảy máu dùng cồn iode, bông sát trùng và băng gạc lại.

Hình 4.2.10. Chân dê sau cắt và gọt móng

C. Bài tập và sản phẩm thực hành của học viên. 1. Các câu hỏi :

- Xác định thời điểm và chuẩn bị các điều kiện tắm, chải cho dê?

- Trình bày phương pháp cho dê vận động, tắm nắng và tắm chải cho dê? - Mô tả kỹ thuật cắt móng cho dê?

2. Các bài tập thực hành :

2.1. Bài thực hành số 4.2.1: Tắm, chải cho dê tại một trại nuôi dê hoặc cho hộ gia đình nuôi dê tại nơi tổ chức lớp học.

- Mục tiêu: Tắm, chải cho dê đúng yêu cầu kỹ thuật và sạch sẽ.

- Nguồn lực : Trại chăn nuôi dê (hộ gia đình), các loại dụng cụ tắm chải cho dê, dê, quần áo bảo hộ lao động.

- Cách thức tiến hành : Chia nhóm mỗi nhóm 5 - 10 học viên, các nhóm nhận nhiệm vụ được giao, thực hiện tắm chải cho dê.

- Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: + Chuẩn bị dụng cụ tắm, chải cho dê

+ Chuẩn bị dê cho tắm, chải + Tắm, chải cho dê

- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Xác định các dụng cụ, phương tiện và hóa chất cần thiết, thực hiện tắm chải cho dê. Kết quả đảm bảo dê sạch sẽ và khỏe mạnh.

2.2. Bài thực hành số 4.2.2 : Cắt móng chân cho dê tại một trại hoặc cho hộ gia đình nuôi dê tại nơi tổ chức lớp học.

- Mục tiêu: Cắt được móng chân dê đúng kỹ thuật, đẹp.

- Nguồn lực : Trại chăn nuôi dê (hộ gia đình), các loại dụng cụ cắt móng chân cho dê, dê có móng dài, dây buộc, quần áo bảo hộ lao động.

- Cách thức tiến hành : Chia nhóm mỗi nhóm 5 - 10 học viên, các nhóm nhận nhiệm vụ được giao, thực hiện cắt móng chân cho dê.

- Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: + Chuẩn bị dụng cụ cắt móng

+ Cố định và vệ sinh móng + Cắt, gọt móng dê

- Thời gian hoàn thành : 2 giờ

- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Xác định các dụng cụ, phương tiện và hóa chất cần thiết, thực hiện cắt móng chân cho dê. Kết quả đảm bảo móng chân của dê được cắt và chỉnh sửa đúng kỹ thuật.

D. Ghi nhớ :

- Không cho dê vận động vào thời điểm nắng nóng, giá rét hoặc thời điểm trời mưa sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của dê. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Về mùa đông chỉ chải khô cho dê, mà không tắm.

Bài 3 : PHẦN LÔ, PHÂN ĐÀN Mã bài: MĐ 04-03

Mục tiêu :

- Xác định được các bước công việc trong việc phân lô, phân đàn cho dê. - Thực hiện được các bước công việc trong việc phân lô, phân đàn cho dê.

A. Nội dung : 3.1. Phân lô, phân đàn theo tuổi

- Giai đoạn dê con sức đề kháng kém, khả năng tiêu hóa kém nếu nhốt cùng các dê trưởng thành thì khả năng sinh trưởng và phát triển chậm.

- Giai đoạn hậu bị hoặc nuôi dê thịt có thể nuôi chung 2- 3 con trong một ô chuồng, vì vậy cần phải phần lô, phân đàn theo lứa tuổi để tránh ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển và độ đồng của đàn dê.

3.2. Phân lô, phân đàn theo khối lượng cơ thể

- Trong cùng một lứa tuổi, cùng một mẹ đẻ ra nhưng sự sinh trưởng và phát triển của các cá thể khác nhau là khác nhau.

- Cho nên sau khi cai sữa dê phải xác định khối lượng các cá thể để tiến hành ghép chuồng cho phù hợp, tránh sự chênh lệch về khối lượng sau này.

- Nuôi nuôi thịt có thể nuôi 2-3 con/ô chuồng (nuôi nhốt).

3.3. Phân lô, phân đàn theo theo tính biệt

- Nuôi dê sinh sản ở giai đoạn hậu bị (3 tháng tuổi) cần tách dê đực và dê cái ra riêng để tránh ảnh hưởng đến phát dục, sinh sản của dê sau này và giao phối tự do.

- Nếu nuôi chung dê đực và dê cái thì rất khó cho việc ghép đôi giao phối.

3.4. Phân lô, phân đàn theo theo hướng sản xuất

- Nếu trong một trại nuôi dê, mà nuôi nhiều loại dê thì cần phải nuôi tách từng khu riêng biệt để thuận lợi cho chăm sóc nuôi dưỡng và quản lý :

+ Dê nuôi vắt sữa nuôi riêng để tiện cho việc chăm, nuôi dưỡng vì dê sữa đòi hỏi nhu cầu dinh dưỡng cao hơn các loại dê khác.

+ Dê nuôi sinh sản nuôi khu riêng để thuận lợi cho việc quản lý con giống. + Dê nuôi thịt nuôi khu riêng chăm sóc nuôi dưỡng riêng.

+ Cải tạo nâng cao tầm vóc dê Cỏ bằng sử dụng dê đực Bách thảo, Ấn Độ lai cải tạo đàn dê cỏ vừa nâng cao năng xuất đàn dê Cỏ vừa tạo ra đàn dê cái lai nền phục vụ cho công tác lai tạo giống tiếp theo.

+ Lai tạo giống dê chuyên sữa bằng việc sử dụng dê đực Saanen, Alpine lai với dê Bách thảo , Ấn độ thuần tạo con lai 2 máu cho sữa hoặc lai với cái lai giữa dê Cỏ với đực Bách thảo hay Ấn Độ tạo con lai 3 máu chuyên sữa

+ Lai tạo giống dê chuyên thịt sử dụng dê đực Boer lai như trên tạo con lai 2 máu và 3 máu chuyên thịt.

3.5. Bắt giữ, cột dê

- Việc bắt giữ dê khi cân khối lượng hoặc khi phối giống, cần đảm bảo sao cho dê không bị hốt hoảng sợ hãi hoặc giãy dụa có thể dẫn đến làm tổn thương dê. Thường để dê trên chuồng hoặc trên sân chơi, không nên đuổi dê chạy lung tung. Khi muốn bắt dê phải tiếp cận gần dê và nhanh tay nắm lấy đầu dê. Có thể sử dụng giá giữ dê để cố định hoặc dùng hai chân kẹp phần trước cổ dê, đồng thời dùng 2 tay giữ cố định đầu dê.

Hình 4.3.1. Cách giữ dê

Khi bắt dê không được túm 2 chân sau giật dê ngã dễ làm gãy chân hoặc túm lưng dê hoặc đánh đập dê. Đặc biệt với những con đang mang thai không được nắm vào bụng dê nhấc lên vì dễ gây sảy thai.

- Cột dê : Người ta thường buộc bằng một dây thừng cột vào cổ hay vào chân. Nhưng nếu buộc như vậy rất dễ làm dê bị tổn thương xây xát da và có thể gây viêm nhiễm. Cách buộc dê tốt nhất là buộc một đầu dây thừng vào một vòng khoá cổ bằng da và đầu kia buộc vào một dùi cắm sâu vào đất sao cho dê gặm đủ lượng cỏ

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun chăm sóc dê (Trang 28)