Câu 1: Khái niệm và bản chất của kiểm toán. Mối quan hệ giữa kế toán và kiểm toán.Sự cần thiết khách quan của kiểm toán trong nền kinh tế thị trường? Trả lời Kiểm toán là quá trình các kiểm toán viên độc lập và có năng lực tiến hành thu thập bằng chứng về các thông tin cần được kiểm toán của một tổ chức và đánh giá các thông tin đó nhằm thâm định và báo cáo về mức độ phù hợp của thông tin với các chuẩn mực đã được thiết lập. Bản chất của kiểm toán là hoạt động thẩm định thông tin của kiểm toán viên. • Mối quan hệ giữa kế toán và kiểm toán Mọi nghiệp vụ phát sinh của đơn vị được xử lý, ghi chép thông qua hệ thống kế toán lên các sổ sách kế toán và cuối cùng tổng hợp và trình bày các thông tin trên các BCTC. Hàng năm, kiểm toán viên tiến hành kiểm toán các thông tin và BCTC của các đơn vị đưa ra ý kiến nhận xét về tính trung thực hợp lý của các thông tin trước khi đưa đến người có nhu cầu sử dụng như : các nhà đầu tư, nhà cho vay, cơ quan quản lý nhà nước (cơ quan thuế, cơ quan tài chính). • Sự cần thiết khách quan của kiểm toán trong nền kinh tế thị trường: Kế toán là công cụ quản lý tất yếu, cung cấp thông tin kinh tế phục vụ quản lý.Xã hội ngày càng mở rộng đặc biệt là sự phát triển của nền kinh tế thị trường, các thông tin kế toán ngày một trở nên đa dạng, phức tạp và tiểm ẩn nhiều rủi ro. . Trong khi đó các chủ thể trong nền kinh tế có mối quan hệ mật thiết với nhau dẫn đến nhu cầu sử dụng thông tin ngày càng lớn, các chủ thể đa dạng, phong phú như các nhà đầu tư nhà cho vay, cổ đông DN, cơ quan NN,.. Nguyên nhân của việc các thông tin thiếu sự tin cậy là do: • Sự phức tạp của các nghiệp vụ kinh tế. • Khối lượng thông tin quá nhiều. • Khoảng cách lớn giữa người sử dụng thông tin và người cung cấp. • Sự gian lận, thiều trung thực khi người cung cấp thông tin cố gắng đưa ra thông tin có lợi cho mình. • Do đó, với chức năng chính là thẩm định thông tin, hoạt động kiểm toán ra đời và đóng vai trò quan trọng giúp: • Tạo niềm tin cho người sử dụng thông tin => tránh rủi ro khi đưa ra quyết định. • Hướng dẫn xử lý các nghiệp vụ, nâng cao hiệu quả của hệ thống kế toán, ổn định củng cố hoạt động kế toán tài chính nói chung và hoạt động của các DN nói riêng. • Góp phần nâng cao hiệu quả và năng lực quản lý. Câu 2: Hãy nêu căn cứ pháp lý và các hình thức tổ chức công ty kiểm toán theo quy định hiện hành. Trả lời: Theo quy định tại Điều 20 Luật Kiểm toán độc lập số 672011QH12, các loại hình công ty kiểm toán bao gồm: • Công ty tư nhân • Công ty TNHH 2 thành viên trở lên • Công ty hợp danh Các DN kiểm toán thành lập ngoài quy định về thành lập DN còn cần điều kiện có ít nhất 5 KTV hành nghề và người đại diện theo pháp luật phải là KTV hành nghề do các thông tin đã được kiểm toán cần có độ tin cậy tránh việc đưa ra quyết định sai lầm của người sử dụng thông tin do đó cần KTV có trình độ năng lực và phẩm chất đạo đức nhất định.
Trang 1CÂU HỎI LÝ THUYẾT KIỂM TOÁN CĂN BẢN
Câu 1: Khái niệm và bản chất của kiểm toán Mối quan hệ giữa kế toán và
kiểm toán Sự cần thiết khách quan của kiểm toán trong nền kinh tế thị
trường?
Trả lời
Kiểm toán là quá trình các kiểm toán viên độc lập và có năng lực tiến hành thu thập bằng chứng về các thông tin cần được kiểm toán của một tổ chức và đánh giá các thông tin đó nhằm thâm định và báo cáo về mức độ phù hợp của thông tin với các chuẩn mực đã được thiết lập
Bản chất của kiểm toán là hoạt động thẩm định thông tin của kiểm toán viên
• Mối quan hệ giữa kế toán và kiểm toán
Mọi nghiệp vụ phát sinh của đơn vị được xử lý, ghi chép thông qua hệ thống
kế toán lên các sổ sách kế toán và cuối cùng tổng hợp và trình bày các thông tin trên các BCTC
Hàng năm, kiểm toán viên tiến hành kiểm toán các thông tin và BCTC của các đơn vị đưa ra ý kiến nhận xét về tính trung thực hợp lý của các thông tin trước khi đưa đến người có nhu cầu sử dụng như : các nhà đầu tư, nhà cho vay, cơ quan quản lý nhà nước (cơ quan thuế, cơ quan tài chính)
• Sự cần thiết khách quan của kiểm toán trong nền kinh tế thị trường:
Kế toán là công cụ quản lý tất yếu, cung cấp thông tin kinh tế phục vụ quản lý.Xã hội ngày càng mở rộng đặc biệt là sự phát triển của nền kinh tế thị trường, các thông tin kế toán ngày một trở nên đa dạng, phức tạp và tiểm ẩn nhiều rủi ro Trong khi đó các chủ thể trong nền kinh tế có mối quan hệ mật thiết với nhau dẫn đến nhu cầu sử dụng thông tin ngày càng lớn, các chủ thể đa dạng, phong phú như các nhà đầu tư nhà cho vay, cổ đông DN, cơ quan NN, Nguyên nhân của việc các thông tin thiếu sự tin cậy là do:
Trang 2• Sự phức tạp của các nghiệp vụ kinh tế.
• Khối lượng thông tin quá nhiều
• Khoảng cách lớn giữa người sử dụng thông tin và người cung cấp
• Sự gian lận, thiều trung thực khi người cung cấp thông tin cố gắng đưa ra thông tin có lợi cho mình
• Do đó, với chức năng chính là thẩm định thông tin, hoạt động kiểm toán ra đời và đóng vai trò quan trọng giúp:
• Tạo niềm tin cho người sử dụng thông tin => tránh rủi ro khi đưa ra quyết định
• Hướng dẫn xử lý các nghiệp vụ, nâng cao hiệu quả của hệ thống kế toán, ổn định củng cố hoạt động kế toán tài chính nói chung và hoạt động của các DN nói riêng
• Góp phần nâng cao hiệu quả và năng lực quản lý
Câu 2: Hãy nêu căn cứ pháp lý và các hình thức tổ chức công ty kiểm toán
theo quy định hiện hành.
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 20 Luật Kiểm toán độc lập số 67/2011/QH12, các loại hình công ty kiểm toán bao gồm:
• Công ty tư nhân
• Công ty TNHH 2 thành viên trở lên
• Công ty hợp danh
Các DN kiểm toán thành lập ngoài quy định về thành lập DN còn cần điều kiện có ít nhất 5 KTV hành nghề và người đại diện theo pháp luật phải là KTV hành nghề do các thông tin đã được kiểm toán cần có độ tin cậy tránh việc đưa ra quyết định sai lầm của người sử dụng thông tin do đó cần KTV có trình độ năng lực và phẩm chất đạo đức nhất định
Câu 3: Hệ thống kiểm soát nội bộ là gì? Các nhân tố cơ bản trong môi trường
kiểm soát? Theo anh/chị, nhân tố nào là quan trọng nhất? Vì sao?
Trả lời:
Trang 3Hệ thống kiểm soát nội bộ là toàn bộ chính sách và thủ tục kiểm soát do BGĐ của đơn vị thiết lập nhằm đảm bảo quản lý chặt chẽ và hiệu quả các hoạt động trong khả năng có thể
• Các nhân tố ảnh hưởng đến môi trường kiểm soát bao gồm:
• Đặc thù về quản lý: trình độ, đạo đức, phong cách, triết lý của Ban giám đốc
• Chính sách nhân sự
• Cơ cấu tố chức bộ máy
• Kế hoạch và dự án
• Kiểm toán nội bộ
• Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng bới cơ quan chức năng nhà nước, chủ nợ, trách nhiệm pháp lý
Trong các yếu tố cơ bản của môi trường kiểm soát, chính sách nhân sự được coi là yếu tố quan trọng nhất do nếu đơn vị có đội ngũ cán bộ, công nhân viên có trình độ và đạo đức tốt sẽ đảm bảo các hoạt động diễn ra hiệu quả mà không cần có các thủ tục kiểm soát, ngược lại nếu trình độ và phẩm chất đạo đức của đội ngũ nhân sự yếu kém thì các thủ tục kiểm soát dù có nhiều cũng không phát huy hiệu quả Bên cạnh đó các chính sách đãi ngộ hợp lý sẽ giúp đội ngũ cán bộ công nhân viên có động lực, khuyến khích hoàn thành công việc, mục tiêu đề ra, làm cho các thủ tục kiểm soát vận hành có hiệu quả
Câu 4
Trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên nên vận dụng phương pháp kiểm toán như thế nào? Nêu mối quan hệ giữa phương pháp kiểm toán và chi phí và độ chính xác của thông tin.
Trả lời
Trong quá trình kiểm toán, KTV thường vận dụng 2 phương pháp kiểm toán:
• Phương pháp hệ thống: là quá trình kiểm toán viên tiến hành thu thập các bằng chứng về tính hiệu lực và hiệu quả của HTKSNB từ đó tìm ra điểm mạnh, điểm yếu, khoanh vùng rủi ro , xây dựng phương hướng kiểm toán
• Phương pháp cơ bản: Là quá trình kiểm toán viên thu thập bằng chứng về tính trung thực, hợp lý của các số liệu do HTKT xử lý và cung cấp
Cụ thể kiểm toán viên vận dụng 2 phương pháp như sau:
Kiểm toán viên khi lập kế hoahc kiểm toán tiến hành đánh giá về tính hiệu quả của HTKSNB được quy định so vs mô hình kiểm toán lý tưởng để khoanh
Trang 4vùng rủi ro.Sau đó tiền hành xem xét hoạt động của HTKSNB trên thực tế so với văn bản quy định hay tính hiệu quả lực của HTKSNB.Nếu cho rằng HTKSNB hoạt động có hiệu quả, kiểm toán viên mở rộng các thử nghiệm kiểm soát thu thập bằng chứng chứng minh cho nhận định và thu hẹp phạm vi thử nghiệm cơ bản.Nếu cho rằng HTKSNB kém hiệu quả hay các thử nghiệm kiểm soát đưa ra các bằng chứng cho thấy HT hoạt động chưa tốt thì KTV tiến hành mở rộng các thử nghiệm cơ bản, kiểm tra chi tiết nghiệm vụ và số dư tài khoản để đưa ra ý kiến nhận xét phù hợp nhất
Do phương pháp kiểm toán hệ thống chỉ đánh giá được rủi ro tới 1 ngưỡng nhất định, vẫn còn rủi ro kế toán cao nên cần kết hợp cả 2 phương pháp trên để giảm rủi ro và tiết kiệm chi phí, thời gian -> cuộc KT có hiệu quả
Câu 5 Khái niệm trọng yếu? Trong quy trình kiểm toán tính trọng yếu được vận dụng như thế nào?Cho ví dụ?
Trả lời
Trọng yếu là khái niệm dùng để chỉ tầm cỡ, bản chất của sai phạm( kể ca sai sót) trong thông tin tài chính( tính riêng lẻ hoặc tính gộp) mà trong bối cảnh cụ thể nếu
sử dụng các thông tin đó để nhận xét thì không chính xác hoặc dẫn đến sai lầm Vận dụng trọng yếu trong quy trình kiểm toán thông qua cả 3 giai đoạn lập kế hoạch, thực hiện KT, hoàn thành và lập BCKT
-Giai đoạn lập kế hoạch: KTV tiến hnahf 2 bước trong vận dụng trọng yếu:
• (1)ước lượng ban đầu về tính trọng yếu
• (2) Phân bổ trọng yếu cho các bộ phận, phụ thuộc vào:
Tính chất quan trọng của khoản mục
Kinh nghiệm của kiểm toán viên
- Giai đoạn thực hiện kiểm toán: KTV tiến hành 2 bước tiếp theo:
• (3) Ước tính sai sót từng bộ phận, khoản mục: thu thập bằng chứng về CSDL các khoản mục rồi đưa ra sai sót dự kiến trên mẫu và toàn tổng thể
Trang 5• (4) Ước tính sai sót kết hợp toàn BCTC Từ so sánh dự kiến tưng khoản mục KTV ước tính SSKH
- Giai đoạn hoàn thành và lập BCTC: KTV tiến hành bước cuối cùng trong vận dụng trọng yếu:
• (5) So sánh ước tính SSKH với ước lượng ban đầu về tính trọng yếu từ
đó đưa ra ý kiến nhận xét phù hợp:
Nếu Tổng SSKH< PM và Pei < Tei thì ý kiến chấp nhận toàn phần
Nếu Tổng SSKH <PM và Pei >Tei thì ý kiến chấp nhận từng phần
Nếu Tổng SSKH > PM thì ý kiến trái ngược
Câu 6 : Cơ sở dẫn liệu của BCKT là gì ? Việc nắm vững các nội dung của cơ sở dẫn liệu có vai trò gì với các kiểm toán viên ?
Trả lời :
- CSDL của BCTC là những căn cứ của các khoản mục và thông tin được trình bày trên BCTC do ban giám đốc hay người đứng đầu đơn vị chịu trách nhiệm thiết lập trên cơ sở các chuẩn mực và quy định kiểm toán hiện hành Các căn cứ phải rõ ràng và có cơ sở cho mỗi chỉ tiêu trên BCTC
- Yêu cầu của CSDL :
Sự hiện hữu , phát sinh
Tính đầy đủ
Tính chính xác
Trình bày và thuyết minh
Quyền và nghĩa vụ
Sự đánh giá
Sự phân loại
Trang 6- Việc nắm giữ nội dung của CSDL có vai trò quan trọng với KTV trong cả 3
gđ của quy trình kiểm toán
Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán : giúp KTV xác định xác định khả năng xảy ra sai phạm trên các khoản mục từ đó xây dựng thủ tục , phương hướng kiểm toán cụ thể
GĐ thực hiện : Các CSDL làm căn cứ giúp KTV xác định mục tiêu đạt được của các thủ tục kểm toán => thu thập bằng chứng thuyết phục để đưa ra nhận xét
Giai đoạn kết thúc kiểm toán : là cơ sở để KTV đánh giá tính đầy đủ
và trung thực của các báo cáo thu thập được cho mỗi khoản mục được thiết lập
Câu 7 Bằng chứng kiểm toán là gì? Các yêu cầu của bằng chứng kiểm toán và mối quan hệ giữa chúng? Nêu 3 ví dụ về bằng chứng kiểm toán khi kiểm toán khoản mục hàng tồn kho của 1 Doanh nghiệp?
Trả lời:
Bằng chứng kiểm toán là toàn bộ những thông tin, tài liệu có liên quan đến cuộc kiểm toán mà KTV thu thập được để làm cơ sở đưa ra ý kiến, đánh giá trên BCTC
Các yêu cầu của Bằng chứng kiểm toán:
• Tính thích hợp: chỉ lượng các bằng chứng kiểm toán Các bằng chứng thu thập được mang tính thuyết phục là cơ sở cho ý kiến của KTV
• Tính thích hợp của Bằng chứng kiểm toán phụ thuộc vào nguồn gốc và dạng của bằng chứng.Thông tin bằng chứng bên ngoài đơn vị được kiểm toán được đánh giá cao hơn và bằng chứng hình ảnh, tài liệu có độ tin cậy cao hơn bằng chứng lời nói
Bên cạnh đó tính hiệu quả cảu hệ thống kiểm soát nội bộ cũng ảnh hưởng tới
độ tin cậy của các Bằng chứng kiểm toán
Trang 7 Tính đầy đủ: KTV cần thu thập số lượng bằng chứng kiểm toán phù hợp
để đưa ra ý kiến đánh giá
• Số lượng bằng chứng kiểm toán phụ thuộc vào:
• Độ tin cậy của Bằng chứng kiểm toán: độ tin cậy cao thì bằng chứng ít
• Tính trọng yếu của khoản mục
• Mức độ rủi ro của thông tin được kiểm toán
Khoản mục càng trọng yếu và tiềm ẩn rủi ro cao thì ssos lượng bằng chứng cần thu thập càng nhiều và yêu cầu về đọ tin cậy càng cao
Ví dụ về bằng chứng kiểm toán của khoản mục hàng tồn kho:
Kiểm tra về tính hiện hữu của HTK thì cần thực hiện kiểm kê => bằng chứng ở đây là tài liệu kiểm kê HTK
Kiểm tra về tính đầy đủ, chính xác HTK, KTV cần thu thập bằng chứng là chứng từ tài liệu như: hóa đơn mua hàng, phiếu xuất kho
Bảng kê hàng tồn kho và các sổ chi tiết tài khoản hàng tồn kho
- Kiểm tra về sự đánh giá dựa vào các quy định hiện hành bản tường trình của các nhà quản lý khi đánh giá về dự phòng hàng tồn kho
Câu 8 : Báo cáo kiểm toán là gì ? Có những loại kiểm toán nào ? Vai trò của BCKT ?
Trả lời :
• Báo cáo kiểm toán là các văn bản do kiểm toán viên soạn thảo để trình bày ý kiến , đánh giá mang tính nghề nghiệp về tính trung thực , hợp lý của các thông tin được kiểm toán
• Các dạng BCKT :
Báo cáo kiểm toán dạng chấp nhận toàn phần : là báo cáo kiểm toán trên đó KTV chấp nhận toàn bộ các thông tin được kiểm toán trên khía cạnh trọng yếu hoặc các sai phạm trọng yếu đã được ban lãnh đạo đon vị sửa chữa kịp thời
BCKT dạng chấp nhận từng phần bao gồm :
Trang 8 Dạng tùy thuộc : là báo cáo kiểm toán mà phạm vi kiểm toán bị giới hạn một phần làm cho KTV không đưa ra ý kiến chưa nhất trí hoặc không thể diễn đạt ý kiến về khoản mục đó
Dạng ngoại trừ : là BCKT mà KTV không đồng ý với ban lãnh đạo đơn vị một hoặc một số khoản mục của thông tin trên BCTC
BCKT dạng bày tỏ ý kiến dạng trái ngược : là BCKT mà KTV có bất đồng lớn với BLĐ đơn vị về các khoản mục trọng yếu trên BCTC , KTV không chấp nhận với các thông tin trên BCTC
BCTC dạng từ chối đưa ra ý kiến nhận xét : do phạm vi kt bị giới hạn
nghiêm trọng , các tái liệu không rõ ràng khiến các KTV không thể thực hiện chương trình kiểm toán đã đề ra , không có cơ sở để đưa ra các thông tin được kiểm toán
Vai trò của BCKT
- Đối với người sử dụng thông tin : giúp giảm rủi ro bất cân xứng trong
thông tin là căn cứ đưa ra các quyết định kinh tế và quyết định quản lí cho phù hợp
- Đối với đơn vị kiểm toán :
+ BCKT là sản phẩm cuối cùng của quá trình kiểm toán ( KT ) mà kiểm toán viên (KTV) cung cấp cho xã hội giúp đơn vị kiểm toán nâng cao vị thế, uy tín
+ Làm tài liệu cho các cuộc kiểm toán sau
- Đối với đơn vị được kiểm toán:
+ Giúp nâng cao độ tin cậy của thông tin -> nâng cao uy tín của đơn vị, tận dụng
cơ hội đâu tư hoạt động hiệu quả
+ Giúp cho nhà quản lí nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động kinh doanh của đơn vị
Câu 9: Rủi ro kiểm toán là gì? Rủi ro kiểm toán gồm những bộ phận cấu thành nào? Cho biết mỗi quan hệ giữa các rủi ro đó ?
Trang 9Trả lời:
Rủi ro kiểm toán là rủi ro khi KTV đưa ra ý kiến không thích hợp khi BCTC đã
được kiểm toán nhưng còn chứa các sai phạm trọng yếu
Rủi ro kiểm toán bao gồm:
- Rủi ro tiềm tàng là khả năng các thông tin được kiểm toán chứa đựng các
sai phạm khi tính riêng lẻ hoặc tính gộp với các sai phạm khác dù có hay không có hệ thông kiểm soát nội bộ ( KSNB)
Rủi ro tiềm tàng phụ thuộc vào :
+ Lĩnh vực hoạt động kinh doanh, bản chất công việc
+ Các nghiệp vụ kinh tế bất thường, tính phức tạp, hướng dẫn mới trong xử lí các nghiệp vụ
+ Quy mô tổng thể, cơ cấu tổ chức doanh nghiệp
+ Quy mô số dư tài khoản
- Rủi ro kiểm soát: là khả năng thông tin KT chứa đựng sai phạm khi tính
riêng lẻ hoặc tính gộp các sai phạm khác đã không được hệ thống KSNB của đơn vị phát hiện và ngan ngừa
Rủi ro kiểm soát phụ thuộc vào:
+ Hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị
+ Tính chất mới mẻ, phức tạp của các loại GĐ
+ Khối lượng cường độ giao dịch
+ Tính hiệu lực hợp lí, và hiệu quả các thủ tục kiểm soát và trình tự kiểm soát
- Rủi ro phát hiện : là rủi ro khi kiểm toán viên không phát hiện được các sai
phạm trọng yếu khi tính riêng lẻ hoặc tính gộp các sai phạm khác
Rủi ro phát hiện phụ thuộc:
+ Trình độ năng lực kinh nghiệm của KTV
Trang 10+ Việc đánh giá sai các RRTT và RRKS dẫn đến áp dụng sai thủ tục và phạm vi kiểm toán
+ Do gian lận đặc biệt là gian lận từ ban lãnh đạo đơn vị
Mối quan hệ giữa các bộ phận của RRKT được thể hiện qua mô hình sau AR= IR * CR * DR => DR= AR/(IR*CR)
Trong đó:
AR là RRKT
IR là RRTT
CR là RRKS
DR là RRPH
RRTT và RRKS luôn tồn tại khách quan nên KVT không thế t/đ được trong quá trình kiểm toán
RRTT và RRKS được đánh giá cao sẽ làm giảm RRPH, KVT có thể t/đ làm giảm RRPH thông qua điều chỉnh quy mô, phạm vi các thử nghiệm cơ bản
Câu 10: Trình bày mục đích, đặc trưng các phương pháp KT Nêu ý nghĩa của phương pháp phân tích, đánh giá tổng quát đối với giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán?
Trả lời:
Các phương pháp kiểm toán:
- Phương pháp KT hệ thống là quá trình KTV thiết lập các thủ tục kiểm soát nhằm đánh giá tính hiệu lực, hiệu quả của hệ thống KSNB của đơn vị được
KT để biết điểm mạnh, điểm yếu, khoanh vùng rủi ro xây dựng phương hướng KT
Phương pháp KT hệ thống gồm 2 bước là tìm hiểu hệ thống và xác nhận hệ thống
- Phương pháp KT cơ bản là quá trình KTV sử dụng các thủ tục kiểm toán đánh giá tính trung thực, hợp lí của các số liệu do hệ thống kế toán sử lí và cung cấp
Trang 11Phương pháp này gồm 2 nội dung :
+ Phân tích tổng quát các nghiệp vụ và số dư tài khoản
+ Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ và số dư tài khoản
Ý nghĩa của phương pháp phân tích, đánh giá tổng quát đối với giai đoạn lập
kế hoạch:
Giai đoạn lập kế hoạch KTV sử dụng phương pháp phân tích để tìm hiểu mối quan
hệ tổng quát giữa các bộ phận khoản mục cần KT Từ đó tìm ra những dấu hiệu rủi
ro, xác định những khoản mục trọng yếu khoanh vùng rủi ro tiềm tàng Cùng với
đó KTV tiến hành phân tích hệ thống KSNB của đơn vị, quy trình kiểm soát để tìm
ra điểm mạnh, điểm yếu xác định RRKS Từ việc xác định RRTT và RRKS, xác định khoản mục trọng yếu KTV xây dựng quy mô, phạm vi, thủ tục kiểm soát phù hợp hay kế hoạch và chương trình kiểm toán để đạt được mục tiêu đề ra
Câu 11 : Liệt kê các yêu cầu đối với KTV độc lập Trình bày rõ yêu cầu về kĩ năng và khả năng của KTV? Giải thích yêu cầu này đối với chất lượng công việc kiểm toán.
Trả lời:
Theo IFAC, KTV cần có tiêu chuẩn điều kiện:
(1) Có năng lực chuyên môn nghiệp vụ
(2) Hiểu và tôn trọng pháp luật
(3) Độc lập về chuyên môn, độc lập về lợi ích kinh tế với đơn vị được kiểm toán, độc lập về nhân thân
(4) Đạo đức
- Trung thực thắng thắn, bất vụ lợi
- Khách quan công bằng, không phán quyết vội vàng, không áp đặt, không gây sức ép cho người khác
- Tôn trọng các chuẩn mực nghiệp vụ
- Bảo mật