Xuất phát từ tình hình thực tế các quan hệ hôn nhân và gia đình, đồng thời cũng nhằm bảo vệ lợi ích
Mục lục Trang Lời mở đầu I. Cơ sở lý luận về việc phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân……………………………………………………………………… 1. Nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân…… . 2. Các trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân 3. Phương diện chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân… . 4. Hậu quả của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân 5. Việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu . II. Thực tiễn về việc phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân ……………………………………… 1. Thực tế chia tài sản chung của vợ chồng thời kỳ hôn nhân……………… 2. Một số vướng mắc về quy định việc phân chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân và giải pháp hoàn thiện những quy định đó…………………………… Kết luận……………………………………………………………………… Danh mục tài liệu tham khảo 1 1 2 4 6 7 7 8 11 15 Lời mở đầu Xuất phát từ tình hình thực tế các quan hệ hôn nhân và gia đình, đồng thời cũng nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của vợ chồng về vấn đề tài sản, luật hôn nhân và gia đình quy định các trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng. Đó là: chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; chia tài sản chung của vợ chồng khi vợ, chồng chết và chia tài sản chung của vợ chồng khi vợ chồng ly hôn. Chia tài sản chung của vợ chồng khi hôn nhân tồn tại là quy định mới của Luật hôn nhân và gia đình 1986 và Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 so với Luật hôn nhân gia đình năm 1959. Thực tế đã có rất nhiều trường hợp vợ, chồng không muốn ly hôn mà chỉ yêu cầu chia tài sản chung để ở riêng hoặc vì lí do nào đó. Việc phân chia này đến nay vẫn diễn ra nhiều tranh chấp cần đến tòa án đứng ra giải quyết. Vấn đề tranh chấp về phân chia tài sản chung hợp nhất của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân tuy không phải là một đề tài mới nhưng nó vẫn luôn mang ý nghĩa thiết thực lớn trong đời sống xã hội hiện nay, là vấn đề cần được xem xét và nghiên cứu cụ thể. Chính vì vậy em đã chọn đề tài: “Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân”. Do đây là một đề tài lớn và em đã cố gắng trình bày vấn đề này một cách ngắn gọn, cô đọng nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn ! I. Cơ sở lý luận về việc phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 đã không đặt ra vấn đề chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, mà tất cả tài sản của vợ chồng đều thuộc sở hữu chung của hai người, không phân biệt tài sản chung và tài sản riêng. Bởi vì thời kỳ này, lợi ích cá nhân phải luôn gắn liền với lợi ích tập thể, không tồn tại nhiều hình thức sở hữu và đa dạng về thành phần kinh tế như hiện nay. Tuy nhiên, khi Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 ra đời trên cơ sở kế thừa và phát huy các quy định của Hiến pháp năm 1980 về quyền sở hữu riêng của công dân đã công nhận quyền có tài sản riêng của vợ chồng cũng như quyền được yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân khi có lý do chính đáng và được Tòa án chấp thuận. 1. Nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 (Điều 18) đã dự liệu về nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân (nếu vợ chồng không thỏa thuận được) thì chia như khi vợ chồng ly hôn (tức là áp dụng nguyên tắc chia đôi tài sản chung của vợ chồng là trước tiên, sau đó mới áp dụng nguyên tắc khác theo Điều 42 Luật hôn nhân và gia đình năm 1986), thì luật hôn nhân và gia đình năm 2000 đã không dự liệu về nguyên tắc chia (đôi) tài sản chung của vợ chồng khi có yêu cầu. Có lẽ đây là khiếm khuyết của luật hôn nhân và gia đình năm 2000. Vì vậy cần thiết phải quy định nguyên tắc chia đôi tài sản chung của vợ chồng là trước tiên, sau đó mới xem xét tới các nguyên tắc khác để chia tài sản chung công bằng, hợp lý. Việc bổ khuyết này rất cần thiết tạo cơ sở pháp lí thống nhất trong thực tiễn áp dụng. Theo em, xuất phát từ đặc điểm của tài sản thuộc sở hữu chung hợp của vợ chồng, trong đó tỉ lệ tài sản của mỗi bên vợ, chồng trong khối tài sản chung là ngang bằng nhau. Luật hôn nhân và gia đình không quy định nguyên tắc phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân cho nên sẽ áp dụng “Nguyên tắc chung của việc chia tài sản khi ly hôn được quy định tại Điều 95 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000” .Cụ thể như sau: - Chia theo sự thỏa thuận của vợ chồng. Nếu không thỏa thuận được thì Tòa án giải quyết; - Chia đôi tài sản chung nhưng xem xét đến tình trạng tài sản, hoàn cảnh và công sức đóng góp của mỗi bên; - Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên - Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp; - Tài sản được chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị; - Thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản do vợ chồng thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì Tòa án giải quyết. 2. Các trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân Theo quy định tại Điều 18 Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 thì việc chia tài sản chung của vợ chồng khi hôn nhân vẫn còn tồn tại là trường hợp đặc biệt, chỉ khi có lý do chính đáng thì vợ chồng mới được chia tài sản chung và phải do Tòa án xem xét chấp nhận. Tuy nhiên, trên thực tế, việc áp dụng quy định này đã gặp rất nhiều khó khăn khi xác định thế nào là có lý do chính đáng và quy định phải được Tòa án chấp nhận là sự can thiệp khá sâu vào tính tự nguyện, thỏa thuận. Kế thừa và sửa đổi Luật hôn nhân và gia đình năm 1986, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 đã quy định cụ thể các trường hợp để Tòa án có thể dễ dàng giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Cụ thể tại khoản 1 Điều 29 quy định: “Khi hôn nhân tồn tại, trong trường hợp vợ, chồng đầu tư kinh doanh riêng, thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng hoặc có lý do chính đáng khác thì vợ chồng có thể thỏa thuận chia tài sản chung; việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản; nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu tòa án giải quyết”. Theo quy định trên thì chia tài sản chung của vợ chồng khi hôn nhân tồn tại được tiến hành trong các trường hợp sau: Đầu tư kinh doanh riêng: Khái niệm đầu tư kinh doanh riêng khá rộng. Đó có thể là việc thành lập một doanh nghiệp tư nhân, việc tham gia thành lập một công ty với tư cách là một thành viên sáng lập hoặc việc tham gia vào một kế hoạch hợp tác kinh doanh. Thực ra, tài sản chung vẫn có thể được đầu tư kinh doanh riêng đồng thời vẫn giữ nguyên quy chế tài sản chung: người đầu tư kinh doanh riêng sẽ có độc quyền khai thác công dụng của tài sản, do áp dụng nguyên tắc theo đó, vợ chồng có quyền ngang nhau trong việc quản lý tài sản chung, đặc biệt là nguyên tắc quản lý riêng đối với tài sản chung dùng cho hoạt động nghề nghiệp. Tuy nhiên, việc chia tài sản chung để tài sản được đầu tư kinh doanh riêng hưởng quy chế tài sản riêng tỏ ra có ích trong trường hợp người đầu tư kinh doanh muốn định đoạt tài sản hoặc xác lập các giao dịch quan trọng có liên quan đến tài sản (như cầm cố, thế chấp) theo những thủ tục đơn giản tạo điều kiện thuận lợi trong giao dịch. Mặt khác quy định này còn nhằm bảo vệ lợi ích của gia đình, đảm bảo cuộc sống ổn định của các thành viên trong gia đình tránh khỏi những ảnh hưởng tiêu cực của hoạt động đầu tư kinh doanh gây ra.Quan trọng hơn cả đó là xuất phát từ việc tôn trọng quyền tự do kinh doanh của mỗi cá nhân. Thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng: Theo Điều 285 – Bộ luật dân sự, nghĩa vụ dân sự là việc mà theo quy định của pháp luật thì một hoặc nhiều chủ thể (gọi là người có nghĩa vụ) phải làm một công việc hoặc không được làm một công việc vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (gọi là người có quyền). Nếu vợ, chồng phải thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng mà họ không có tài sản riêng hoặc tài sản riêng không đủ để thực hiện nghĩa vụ thì vợ chồng có thể chia tài sản chung để giúp người có nghĩa vụ thực hiên nghĩa vụ của mình. Người có lý do chính đáng: Việc xác định có lý do chính đáng để chia tài sản chung của vợ chồng khi hôn nhân tồn tại là xuất phát từ lợi ích gia đình, lợi ích của vợ chồng hoặc người thứ ba. Một trong những lý do chính đáng có thể là: vợ chồng không còn thực sự sống chung, dù không chấm dứt quan hệ hôn nhân về mặt pháp lý hoặc trong trường hợp vợ (chồng) vắng mặt tại nơi cư trú hoặc bị tuyên bố mất tích và người còn lại cần có một khối tài sản riêng để được chủ động hơn trong các giao dịch của mình. Trái lại, khó có thể coi là có lý do chính đáng, nếu vợ hoặc chồng muốn chia tài sản chung chỉ vì cảm thấy rằng các quy tắc về quản lý tài sản chung quá gò bó, gây cản trở cho việc thực hiện các quyền tự do cá nhân của mình . Nói chung, tính chất chính đáng hay không chính đáng của lý do chia tài sản chung chỉ được đánh giá khi có tranh chấp và sự việc được đưa ra trước Toà án. Trong khung cảnh của luật hiện hành, một khi vợ chồng thống nhất ý chí về sự cần thiết của việc chia tài sản chung và cả về cách chia, thì, trong quan hệ giữa vợ và chồng, vấn đề chính đáng hay không chính đáng của lý do chia tài sản không được đặt ra, bởi, như ta sẽ thấy, sự thoả thuận giữa vợ và chồng về việc chia tài sản chung không chịu sự giám sát của Toà án, trừ trường hợp có đơn yêu cầu của một người thứ ba về việc ngăn chặn hoặc chế tài những vụ chia tài sản chung nhằm trốn tránh việc thực hiện những nghĩa vụ tài sản của bản thân vợ hoặc chồng. 3. Phương diện phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 quy định chia tài sản chung của vợ chồng khi hôn nhân tồn tại như chia tài sản chung của vợ chồng khi vợ chồng ly hôn. Khác với luật hôn nhân và gia đình năm 1986, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 không quy định cụ thể phương thức chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân mà chỉ quy định phân chia theo thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu tòa án giải quyết Phân chia theo thỏa thuận: Theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Điều 29 khoản 1, việc chia tài sản chung phải được lập thành văn bản. Cần nhấn mạnh rằng luật chỉ đòi hỏi việc thoả thuận chia tài sản chung phải được lập thành văn bản, chứ không yêu cầu lập văn bản trước cơ quan công chứng, chứng thực. Các nội dung chủ yếu của văn bản bao gồm (Theo Nghị định số 70/2001/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000. Nghị định có hiệu lực từ ngày 18/10/2001) - Lý do chia tài sản; - Phần tài sản chia (bao gồm bất động sản, động sản, các quyền tài sản); trong đó cần mô tả rõ những tài sản được chia hoặc giá trị phần tài sản được chia; - Phần tài sản còn lại không chia, nếu có - Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung; - Các nội dung khác, nếu có. Phân chia bằng con đường tư pháp: Việc phân chia bằng con đường tư pháp được luật dự kiến cho trường hợp giữa vợ và chồng không có được sự thoả thuận cần có tòa án giải quyết. “Không có được sự thoả thuận” bao hàm cả trường hợp “không thể có sự thoả thuận” do vợ hoặc chồng vắng mặt, mất tích hoặc ở trong tình trạng không thể nhận thức được hành vi của mình. Thực ra, ngay cả trong trường hợp vợ hoặc chồng không nhận thức được hành vi của mình mà có người giám hộ, ta không biết chắc liệu, trong khung cảnh của luật thực định, việc chia tài sản chung có thể được thực hiện bằng con đường thoả thuận giữa chồng (vợ) và người giám hộ của vợ (chồng) không nhận thức được hành vi của mình. Luật viết chưa có quy định rõ ràng ở điểm này. 4. Hậu quả của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Trước đây Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 không dự liệu về hậu quả pháp lý sau khi chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Tuy nhiên Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 đã quy định cụ thể hơn và được cụ thể hóa tại Điều 8 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP: - Vợ chồng có thể thỏa thuận hoặc yêu cầu tòa án chia toàn bộ hoặc một phần tài sản chung; - Nếu chia toàn bộ tài sản chung thì phần của mỗi người sau khi chia và hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đã được chia thuộc sở hữu riêng của mỗi người; -Nếu chia một phần tài sản trong khối tài sản chung thì chỉ có một phần tài sản đã được chia và hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đã được chia mới là tài sản riêng của mỗi người; - Phần tài sản chung còn lại không chia vẫn thuộc khối tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất - Sau khi chia tài sản chung của vợ chồng thì những thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi bên vợ, chồng là tài sản riêng của vợ chồng. Ngoài ra, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 cần dự liệu thêm các trường hợp: sau khi đã chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, một thời gian sau vợ chồng mới có yêu cầu ly hôn (hoặc một bên vợ, chồng chết trước) thì vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng có đặt ra nữa không? Vì xuất phát từ “thời kỳ hôn nhân”, một số trường hợp sau khi đã chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng vẫn cùng chung sống và gánh vác công việc gia đình, nghĩa vụ nuôi dưỡng, giáo dục các con… vẫn có thể có căn cứ phát sinh tài sản chung giữa vợ và chồng (ví dụ, vợ chồng được tặng cho chung, thừa kế chung…). Đồng thời, theo Nghị định số 70/2001/NĐ-CP (Điều 9), vợ chồng có thể thỏa thuận nhằm khôi phục chế độ tài sản chung sau khi tài sản chung đã được chia trong thời lỳ hôn nhân. Vấn đề này sẽ liên quan tới việc đăng kí tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng. 5. Việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu. Theo yêu cầu của những người có quyền, lợi ích liên quan thì việc chia tài sản chung của vợ chồng nhằm trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ về tài sản sau đây bị Toà án tuyên bố là vô hiệu: - Nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng người khác theo quy định của pháp luật. - Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại. - Nghĩa vụ thanh toán khi bị Toà án tuyên bố phá sản doanh nghiệp. - Nghĩa vụ nộp thuế và nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà nước - Nghĩa vụ trả nợ cho người khác. - Các nghĩa vụ khác về tài sản theo quy định của pháp luật. Tóm lại, chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là trường hợp chia tài sản đặc biệt. Pháp luật chỉ cho phép chia tài sản chung của vợ chồng khi hôn nhân tồn tại trong trường hợp thật sự cần thiết vì lợi ích của gia đình, của các đương sự hoặc người thứ ba. Nếu áp dụng việc chia tài sản khi hôn nhân đang tồn tại một cách rộng rãi dễ phá vỡ thể chế gia đình, ảnh hưởng không tốt tới tính cộng đồng trong quan hệ hôn nhân. Luật hôn nhân và gia đình quy định việc chia tài sản chung của vợ chồng khi hôn nhân còn đang tồn tại không phải là gián tiếp quy định chế định ly thân. Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam không quy định chế định ly thân. II. Thực tiễn về việc phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân Thực tế trong quá trình giải quyết của Tòa án, việc vận dụng điều luật để giải quyết chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân rất đa dạng và phức tạp. Ngoài việc cân nhắc kỹ các căn cứ để áp dụng chia, Tòa án phải xem xét kỹ các nguyên nhân chia tài sản, vì vấn đề này liên quan đến lợi ích nhiều người. Sau đây là vụ việc có thật liên quan đến tranh chấp về việc phân chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân. 1. Thực tế chia tài sản chung của vợ chồng thời kỳ hôn nhân a. Nội dụng của vụ việc. Năm 1988, anh Ngô Đức Lục và chị Nguyễn Thị Duyên cùng sinh sống ở thị xã Từ Sơn - tỉnh Bắc Ninh kết hôn hợp pháp với nhau. Trong quá trình chung sống với nhau đã xảy ra nhiều mâu thuẫn nhưng vì gia đình hai bên và các con nên anh chị không ly hôn. Năm 2009 anh chị quyết định thỏa thuận phân chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân. Trong quá trình thỏa thuận, anh chị xảy ra tranh chấp tài sản trong thời kỳ hôn nhân yêu cầu Toà án thị xã Từ Sơn giải quyết: + Vợ chồng anh chị có một mảnh đất tại thửa số 252, tờ bản đồ số 04, diện tích 171m 2 thuộc xóm Tự , xã Tam Sơn, thị xã Từ Sơn, Tỉnh Bắc Ninh. Trên thửa đất có xây dựng ba gian nhà cấp bốn lợp ngói, 1 gian phòng ngủ hai tầng và công trình phụ đổ bêtông. Khi thỏa thuận, anh Lục đề nghị được quyền sở hữu, sử dụng nhà đất này và anh có nghĩa vụ trích trả giá trị chênh lệch của tài sản cho chị Duyên. Còn chị Duyên không nhất trí với ý kiến chia nhà đất như trên của Lục. Chị đề nghị được chia đôi nhà đất bằng hiện vật để chị có chỗ sinh sống. + Về công nợ, vợ chồng anh chị trong thời kỳ hôn nhân đã cho ông Nguyễn Như Trưng vay khoản tiền 35 triệu đồng. Khoản tiền đã được ông Trưng hoàn trả cho anh Lục. Sau khi chi phí một số khoản tiền hợp lý, số tiền còn lại 10 triệu đồng trong khoản nợ này anh chị đưa ra Toà án tranh chấp. Anh Lục yêu cầu được giữ khoản tiền 10 triệu đồng. Còn chị Duyên yêu cầu Toà án chia đôi số tiền này, mỗi người được 5 triệu đồng. [...]... hoặc không yêu cầu Tòa án chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân nhằm mục đích trốn tránh thực hiện nghĩa vụ về tài sản, thì người có quyền có thể yêu cầu Toà án chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân để lấy phần tài sản của người vợ hoặc người chồng có nghĩa vụ thực hiện thanh toán các khoản nợ Yêu cầu của người có quyền sẽ không được Toà án công nhận, nếu việc chia tài sản chung. .. được thực hiện thì quan hệ hôn nhân chỉ còn tồn tại về mặt nhân thân, còn quan hệ tài sản giữa vợ chồng đã được dân sự hóa, bản chất của hôn nhân XHCN vì thế không được thực hiện Theo em, để phát huy được mục đích, ý nghĩa của chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân cần bổ sung vào khoản 1 Điều 6 Nghị định số 70 một nội dung bắt buộc trong văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng là: Tài sản. .. thuận về tài sản chung đối với những tài sản riêng được qui định tại Điều 32 Luật HN&GĐ năm 2000 6, Việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân theo qui định của pháp luật không làm thay đổi quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng và quan hệ giữa cha mẹ và con Thực tế, việc vợ chồng áp dụng chế định này đã phản ánh những mâu thuẫn tồn tại trong quan hệ giữa họ Sự độc lập về tài sản sau khi chia. .. hữu riêng của mỗi bên, phần tài sản thuộc sở hữu chung căn cứ vào sự thoả thuận của vợ chồng Theo em, qui định này đã trao cho vợ chồng một quyền hạn quá rộng Việc vợ chồng có quyền chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, đồng thời có quyền khôi phục chế độ tài sản chung mà không cần có sự xem xét của Toà án đã đưa Điều 27 Luật HN&GĐ năm 2000 trở thành hình thức, chế độ tài sản pháp định không đảm... tắc chia tài sản khi ly hôn) của Luật này” Trên cơ sở kế thừa qui định trên của Luật HN&GĐ năm 1986, theo em cần thiết phải qui định một giải pháp như sau: “Khi chia tài sản chung, Toà án căn cứ vào lý do, mục đích chia tài sản chung để quyết định phạm vi tài sản chung được chia Việc chia tài sản chung căn cứ vào các nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn qui định tại Điều 95 của Luật HN&GĐ; nếu tài sản. .. 98 và 99 của Luật HN&GĐ” 3, Qui định trong thời kỳ hôn nhân, nếu có lý do chính đáng vợ chồng có thể thỏa thuận chia tài sản chung bằng văn bản mà không qui định trách nhiệm của họ đối với gia đình sau khi chia tài sản chung là một qui định quá “mở” Giả sử, ngay sau khi kết hôn với lý do kinh doanh riêng, vợ chồng có thoả thuận toàn bộ tài sản chung được chia, tài sản của ai làm ra thuộc về người đó,... hiện hành, khi vợ, chồng có nghĩa vụ tài sản riêng thì nghĩa vụ tài sản đó được thực hiện bằng tài sản riêng của họ, tài sản chung của vợ chồng không sử dụng cho việc thanh toán các khoản nợ này trừ khi vợ chồng có thoả thuận (Điều 33 Luật HN&GĐ năm 2000) Vấn đề đặt ra là, rất có thể người có nghĩa vụ tài sản không có hoặc không đủ tài sản riêng để thanh toán các khoản nợ và vợ chồng đã không có thỏa... Tòa án chia tài sản chung để trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản Trong trường hợp này, nếu không thừa nhận quyền yêu cầu của người có quyền (chủ nợ) về chia tài sản chung của vợ chồng để lấy phần tài sản của người có nghĩa vụ thanh toán nợ, thì quyền lợi của họ được đảm bảo như thế nào? Theo em, pháp luật cần qui định rõ: Trong trường hợp người có quyền có đủ chứng cứ cho rằng, vợ chồng không... đình của người có nghĩa vụ hoặc bản thân vợ, chồng có nghĩa vụ có đủ tài sản riêng để thanh toán các khoản nợ” 2, Khoản 1 Điều 29 Luật HN&GĐ qui định, vợ, chồng có thể yêu cầu Toà án giải quyết việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân nếu không có hoặc không thoả thuận được Tuy nhiên, Luật HN&GĐ và các văn bản hướng dẫn có liên quan chưa qui định cụ thể nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng. .. trong thời kỳ hôn nhân bị Toà án tuyên bố vô hiệu, chế độ tài sản chung của vợ chồng được khôi phục lại tình trạng trước khi có thoả thuận chia tài sản chung 5, Theo Điều 9 và Điều 10 Nghị định số 70 trong trường hợp vợ chồng có thoả thuận bằng văn bản về khôi phục chế độ tài sản chung, thì kể từ ngày văn bản thoả thuận khôi phục chế độ tài sản chung có hiệu lực, việc xác định phần tài sản thuộc sở . thời kỳ hôn nhân ..... 4. Hậu quả của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. . 5. Việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn. chồng trong thời kỳ hôn nhân; chia tài sản chung của vợ chồng khi vợ, chồng chết và chia tài sản chung của vợ chồng khi vợ chồng ly hôn. Chia tài sản chung