Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 43 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
43
Dung lượng
1,31 MB
Nội dung
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH MÃ SỐ: MĐ 04 NGHỀ: NUÔI CUA BIỂN Trình độ: Sơ cấp nghề 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 04 2 LỜI GIỚI THIỆU Trong những năm qua, dạy nghề đã có những bước tiến vượt bậc cả về số lượng và chất lượng, nhằm thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật trực tiếp đáp ứng nhu cầu xã hội. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ trên thế giới, nghề nuôi trồng thuỷ sản nói chung và nghề nuôi cua biển thương phẩm ở Việt Nam nói riêng đã có những bước phát triển đáng kể. Chương trình khung nghề nuôi cua biển đã được xây dựng trên cơ sở phân tích nghề, phần nghề nuôi cua biển được kết cấu theo môđun. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở dạy nghề trong quá trình thực hiện, việc biên soạn giáo trình nghề nuôi cua biển theo các môđun đào tạo nghề là cấp thiết hiện nay. Giáo trình Mô đun: Phòng và trị bệnh là mô đun đào tạo nghề được biên soạn theo hình thức tích hợp lý thuyết và thực hành. Giáo trình được biên soạn theo Thông tư số 31/2010/TT-BLĐTBXH ngày 08/10/2010 của Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội. Giáo trình là tài liệu hướng dẫn giáo viên tổ chức việc dạy học từng bài trong chương trình dạy nghề Nuôi cua biển trình độ sơ cấp. Các thông tin trong giáo trình có giá trị hướng dẫn giáo viên thiết kế và tổ chức các bài dạy một cách hợp lý. Giáo viên vẫn có thể thay đổi hoặc điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện và bối cảnh thực tế khi tiến hành thực hiện các bài dạy. Nội dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian 46 giờ và bao gồm 03 bài: Bài mở đầu Bài 1: Phòng bệnh tổng hợp cho cua biển Bài 2: Chẩn đoán bệnh thông thường ở cua biển Bài 3: Trị bệnh thông thường ở cua biển Nhóm biên soạn xin được cám ơn Vụ Tổ chức cán bộ Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, lãnh đạo và giáo viên của trường Cao đẳng Thủy sản, các chuyên gia và các nhà quản lý tại địa phương đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhóm thực hiện cuốn giáo trình này. Trong quá trình biên soạn do nhiều nguyên nhân cho nên chắc chắn cuốn giáo trình còn có nhiều khiếm khuyết. Nhóm biên soạn rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp để tài liệu thêm hoàn chỉnh. Tham gia biên soạn: 1. Chủ biên: TS. Thái Thanh Bình 2. KS. Đinh Quang Thuấn 3. ThS. Trương Văn Thượng 4. TS. Bùi Quang Tề 4. TS. Bùi Quag Tề 3 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG 1. Lời giới thiệu……………………………………………… 2 2. Mục lục…………………………………………………… 4 3. MÔ ĐUN PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH………………………… 5 4. Giới thiệu mô đun……………………………………………. 5 5. Bài mở đầu 6 6. Bài 1: Phòng bệnh tổng hợp cho cua biển 9 7. Bài 2: Chẩn đoán bệnh thông thường ở cua biển 24 8. Bài 3: Trị bệnh thông thường ở cua biển 32 9. HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 39 4 MÔ ĐUN PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH Mã mô đun: MĐ 04 Giới thiệu mô đun: - Mục tiêu: + Nêu được việc các bệnh thường gặp trong cua biển. + Chẩn đoán được một số bệnh thông thường ở cua biển + Thực hiện được biện pháp phòng bệnh tổng hợp. + Tuân thủ đúng qui trình kỹ thuật phòng và trị bệnh. - Nội dung mô đun: + Bài mở đầu + Bài 1: Phòng bệnh tổng hợp cho cua biển + Bài 2: Chẩn đoán bệnh thông thường ở cua biển + Bài 3: Trị bệnh thông thường ở cua biển + Kiê ̉ m tra kết thu ́ c mô đun - Phƣơng pháp học tập: + Học lý thuyết trên lớp về nội dung các chủ đề trong mô đun + Tự nghiên cứu tài liệu ở nhà + Thực hành kỹ năng cơ bản: tất cả các bài tập thực hành của các bài được thực hiện tại ao nuôi cua của các cơ sở nuôi hoặc ao nuôi hộ gia đinh - Phƣơng pháp đánh giá: + Trong quá trình thực hiện mô đun: kiểm tra lý thuyết bằng hình thức viết (tự luận, trắc nghiệm); kiểm tra thực hành bằng bài thực hành, quan sát đánh giá mức độ thành thạo thao tác. + Kết thúc mô đun: kiểm tra đánh giá mức độ hiểu biết kiến thức và khả năng thực hiện. 5 Bài mở đầu: Mã bài: M4-01 Giới thiệu: Bài mở đầu khái quát về chương trình của mô đun cho người học hiểu biết được các nội dung cần đạt được. Nêu nên tầm quan trọng của mô đun đối với nghề nuôi cua biển thương phẩm, các nội dung chính, mối quan hệ với các mô đun/môn học khác trong chương trình nghề và những yêu cầu cần thiết đối với người học trong quá trình học tập mô đun và sau khi kết thúc mô đun. Mục tiêu: Hiểu biết tầm quan trọng, các nội dung chính, mối liên hệ với các mô đun khác và những yêu cầu chính với người học để xác định thái độ đúng đắn giúp người học tiếp thu kiến thức mô đun tốt nhất. Nội dung: 1. Tầm quan trọng của mô đun - Mô đun Phòng và trị bệnh giúp người nuôi cua xác định được các bệnh thường gặp, chẩn đoán được một số bệnh thông thường để từ đó đưa ra các biện pháp phòng bệnh tổng hợp và trị một số bệnh thông thường. Đây là những khâu kỹ thuật then chốt nhằm nâng cao tỷ lệ sống, sinh trưởng và phát triển tốt nhất. - Cua biển là loài sống trong nước, nên rất dễ nhiễm bệnh và bệnh lan truyền trầm trọng. - Nhiều bệnh nguy hiểm đã tiêu diệt hàng loạt đối tượng nuôi, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất sản lượng nuôi. Điều kiện thực tế nước ta hiện nay: Ao, đầm, phá, biển, ruộng rất rộng; biện pháp kỹ thuật nuôi, chăm sóc quá thô sơ; thuốc chữa bệnh đắt; động vật thuỷ sản sống dưới nước khó phát hiện bệnh và khó chữa khỏi. Vấn đề cấp bách của nghề nuôi trồng thuỷ sản: - Muốn nuôi các đối tượng đạt năng suất, sản lượng cao phải phòng bệnh. - Việc phòng bệnh phải được đặt lên hàng đầu, ngay từ khi đặt nền móng xây dựng các trạm trại nuôi trồng thuỷ sản. - Việc thực hiện đầy đủ và chính xác các biện pháp kỹ thuật phòng bệnh, biện pháp kỹ thuật nuôi, động vật thuỷ sản sinh trưởng và phát triển nhanh, làm tăng năng suất sản lượng, hạ giá thành sản phẩm, hạn chế bệnh. 6 Tóm lại, động vật thuỷ sản sống trong nước nên vấn đề phòng bệnh không giống gia súc trên cạn. Mỗi khi trong ao động vật thuỷ sản bị bệnh, không thể chữa từng con mà phải tính cả ao hay trọng lượng cả đàn để chữa bệnh nên tính lượng thuốc khó chính xác, tốn kém nhiều, các loại thuốc chữa bệnh ngoài da cho động vật thuỷ sản thường té trực tiếp xuống nước chỉ áp dụng với các ao diện tích nhỏ, còn các thuỷ vực có diện tích mặt nước lớn không sử dụng được. Các loại thuốc chữa bệnh bên trong cơ thể động vật thuỷ sản thường phải trộn vào thức ăn, nhưng lúc bị bệnh, động vật thuỷ sản không ăn, nên dù có sử dụng loại thuốc tốt sẽ không có hiệu quả. Có một số thuốc khi chữa bệnh cho động vật thuỷ sản có thể tiêu diệt được nguồn gốc gây bệnh nhưng kèm theo phản ứng phụ. Đặc biệt những con khoẻ mạnh cũng phải dùng thuốc làm ảnh hưởng đến sinh trưởng. Vì vậy chúng ta luôn phải xác định phòng bệnh cho động vật thuỷ sản lên hàng đầu hay nói một cách khác phòng bệnh là chính, chữa bệnh khi cần thiết. 2. Nội dung chƣơng trình mô đun Bài mở đầu Bài 1: Phòng bệnh tổng hợp cho cua biển Bài 2: Chẩn đoán bệnh thông thường ở cua biển Bài 3: Trị bệnh thông thường ở cua biển 3. Mối quan hệ với các mô đun khác Mô đun phòng trị bệnh có liên quan chặt chẽ với các mô đun học khác: - Chuẩn bị nơi nuôi là mô đun cung cấp kiến thức về công tác cải tạo, chuẩn bị nước, gây màu nước tạo môi trường sạch cho cua sinh trưởng phát triển, thuận lợi cho công tác phòng bệnh cho cua. - Chọn và thả giống là mô đun cung cấp kiến thức về cách chọn con giống có chất lượng tốt, phương pháp thả giống nâng cao tỷ lệ sống cho cua. - Mô đun quản lý môi trường có mối quan hệ chặt chẽ tới công tác phòng trị bệnh cho cua. Trong quá trình nuôi phải đảm bảo môi trường ao nuôi luôn sạch hạn chế mầm bệnh phát triển, quyết định đến việc bệnh bùng phát trong ao thành dịch bệnh hay ở dạng tiềm ẩn. 4. Những yêu cầu đối với ngƣời học - Học viên tham dự học ít nhất 80% số giờ lý thuyết và 100 % số giờ thực hành của mô đun. - Học viên phải chăm chỉ, nghiêm túc. - Học viên hiểu biết kiến thức đại cương về bệnh động vật thủy sản. 7 - Học viên hiểu biết kiến thức cơ bản về sinh vật ký sinh, vi rút, vi khuẩn, các yếu tố liên quan đến sức khỏe và bệnh của động vật thủy sản, nhằm phục vụ cho công tác phòng và trị bệnh sinh vật ký sinh, vi rút, vi khuẩn gây ra trên cua biển. - Sau khi học xong học viên phải thực hiện được các biện pháp phòng bệnh cho cua, chẩn đoán bệnh nhanh bừng cảm quan và trị một số bệnh thường gặp trên cua biển. 8 Bài 1: Phòng bệnh tổng hợp cho cua biển Mục tiêu: - Nêu được phương pháp phòng bệnh tổng hợp cho cua biển. - Thực hiện được thao tác phòng bệnh và hạn chế sự ảnh hưởng của các tác nhân gây bệnh cho cua biển. - Thực hiện được các biện pháp kỹ thuật phòng bệnh cho cua biển. A. Nội dung: 1. Phương pháp ngăn chặn sự xâm nhập của tác nhân gây bệnh 1.1. Phương pháp ngăn chặn động vật hoang dã 1.1.1. Lựa chọn vật liệu Lựa chọn các vật liệu ngăn chặn động vật hoang rã như: cua, còng, rắn,… vào trong ao, nên lựa chọn các vật liệu có độ bền cao, rẻ tiền. + Cọc tre + Gỗ + Lưới cước: mắt lưới 2a = 0,2 - 0,5cm + Bạt nhựa + Dao + Kéo + Cưa: 01 cái + Thước đo 3m + Búa + Dây buộc: dây thép, dây cước, + Đinh thép + Dụng cụ bảo hộ: gang tay, ủng, khẩu trang, 1.1.2. Cách làm khung lưới chắn động vật hoang dã Bước 1: Đo chiều dài, rộng của cửa cống + Lấy thước đo chiều rộng, chiều cao của cống. + Dùng dao hay cưa cắt các đoạn tre hoặc gỗ với chiều dài tương ướng với kích thước của cống. Bước 2: Làm khung lưới 9 + Dùng dây thép, đinh đóng ghép các thanh gỗ, tre lại với nhau tạo thành khung lưới. + Lắp ghép thành khung. Bước 3: Ghép lưới vào khung + Dùng kéo cắt lưới có kích thước bằng hoặc lớn hơn khung lưới. + Cho lưới vào khung. + Dùng các thanh tre, gỗ có chiều dài tương đương với khung lưới để nẹp cố định lưới với khung lưới. + Dùng đinh đóng hoặc dây thép buộc cố định khung lưới và lưới lại với nhau. Bước 4: Lắp khung lưới chắn động vật hoang dã vào cửa cống Hình 1.1: Lưới chắn cống 1.1.3. Chắn lưới xung quanh ao - Quanh bờ ao nuôi cua cần phải rào lưới, chôn sâu chân lưới xuống đất khoảng 20 - 30cm và chiều cao khoảng 50 - 80cm và ngả vào phía trong ao nuôi để tránh gây thất thoát cua. * Thao tác thực hiện: Bước 1: Chuẩn bị cọc tre + Lấy những cây tre, đước làm cọc + Chẻ thành các cọc có kích thước: (2-3)x(2-3)cm, chiều dài: 80-100cm. [...]... xâm nhập vào những cơ thể và phát sinh ra bệnh hay không còn tuỳ thuộc vào yếu tố môi trường và bản thân cơ thể cua biển 18 Nếu cua biển có sức đề kháng tốt có khả năng chống chịu với các yếu tố gây bệnh nên không mắc bệnh hoặc bệnh nhẹ Ngược lại khả năng chống chịu yếu, dễ dàng nhiễm bệnh Do đó một trong những khâu quan trọng để phòng bệnh cho cua biển phải tăng cường sức đề kháng cho cua nuôi 4.1.1... Hình 2.2 Bệnh nổi hạt đốm trắng - đen trên cua biển - Bệnh đen mang: Bệnh xuất hiện cả giai đoạn cua con và cua trưởng thành Sau khi mắt bệnh cua bỏ ăn, gây yếu, hô hấp kém nằm im không hoạt động Hình 2.3.: Bệnh đen mang trên cua biển 26 - Bệnh đốm trắng - vàng trên vỏ: Cua gầy yếu, chậm lột xác hoặc lột xác kéo dài, cua bỏ ăn rồi chết - Bệnh teo các chân: Triệu chứng của bệnh biểu hiện, cua dùng càng... mẫu bệnh cua; đặc điểm sinh học của cua; dấu hiệu bệnh lý thường gặp; kỹ thuật thu và bảo quản mẫu bệnh phẩm; phương pháp xác định bệnh thường gặp bằng dấu 30 hiệu bệnh lý Khi thực hiện công việc cần nghiêm túc, cẩn trọng, chính xác và an toàn B Câu hỏi và bài tập thực hành Câu hỏi: Nhận biết và xử lý bệnh sinh vật bám ở cua nuôi Bài tập: Thu mẫu ba ba bệnh, chẩn đoán và điều trị bệnh tại mô hình nuôi. .. Chẩn đoán bệnh thông thƣờng ở cua biển Mục tiêu: - Mô tả được các bước chẩn đoán bệnh sinh vật bám, đen mang, và hoa mu ở cua biển; - Thực hiện được thao tác thu mẫu cua bị bệnh; - Hiểu được các dấu hiệu bệnh lý trên cơ thể cua; - Thực hiện được các kỹ thuật chẩn đoán bệnh cua biển A Nội dung: 1 Thu mẫu cua bệnh 1.1 Chuẩn bị dụng cụ thu mẫu Trước khi tiến hành thu mẫu cua bị bệnh tiến hành chuẩn bị đầy... ta gọi đây là bệnh cua vặn mình Hình 2.4: Túi ngoài lớn của giáp xác chân tơ bám vào mặt bụng của cua biển Hình 2.5: Sen ký sinh trên cua biển 27 Hình 2.6: Sen biển (Octolasmis) ký sinh trên mang cua biển Hình 2.7: Sun bám trên mai cua biển 28 Hình 2.8: Sun (Balanus) ký sinh trên cua biển 2.2 Quan sát dấu hiệu bệnh trên cơ thể - Biểu hiện sinh vật bám trên vỏ, thân, mang, phần phụ cua - Bệnh nổi hạt... Hòa Chlorine vào nước và té đều khắp mặt ao lắng + Vận hành máy quạt nước + Diệt tạp bằng Saponine với liều lượng 15 - 20 g/m3 nước, đánh vào buổi sáng và ngâm trong khoảng 7 ngày + Sau ddoss, tiến hành thả cua giống vào nuôi 2.3 Xử lý phòng bệnh cua giống - Mặc dù ao đã được tẩy dọn sạch sẽ và khử trùng đáy ao, nước mới tháo vào ao cũng đã lọc kỹ nhưng cua giống cũng có thể mang mầm bệnh vào ao hồ -... Loxothylacus, Briarosaccus, Lernaeodiscus và Thompsonia thường ký sinh ở cua biển; + Phòng trị bệnh: Áp dụng biện pháp phòng bệnh tổng hợp Chưa nghiên cứu trị bệnh 2 Xác định loại thuốc cần dùng 2.1 Xác định bệnh cua 2.1.1 Bệnh nổi hạt đốm trắng - đen: + Nguyên nhân: Do 4 loài ốc (là nguồn gây bệnh) sống ở vùng nước nóng, độ mặn thấp trong vùng triều cửa sông Các loại ốc này thải vào nguồn nước các ấu trùng của... nhân gây bệnh Trong quá trình thực hiện công việc cần hiểu biết được các phương pháp thu mẫu bệnh cua; đặc điểm sinh học của cua; dấu hiệu bệnh lý thường gặp; kỹ thuật thu và bảo quản mẫu bệnh phẩm; phương pháp xác định bệnh thường gặp bằng dấu hiệu bệnh lý để vận dụng vào thực tiễn sản xuất Các gặp lỗi thường gặp: Thu mẫu sai, xác định sai tác nhân gây bệnh, làm lây lan mầm bệnh, chẩn đoán nhầm bệnh Để... 2: Tính khối lượng cua nuôi + Dựa vào sổ nhật ký, xác định tổng số cua giống thả nuôi + Dựa vào sổ nhật ký xác định khối lượng trung bình của cua giống + Từ đó tính tổng khối lượng cua nuôi: Khối lượng cua nuôi = tổng số cua nuôi (con) x khối lượng trung bình (kg/con) Bước 3: Tính lượng thức ăn cho cua + Xác định được khẩu phần thức ăn + Xác định được khối lượng cua nuôi Từ đó, suy ra: Lượng thức ăn... Ghi nhớ: - Để chẩn đoán bệnh cho cua cần tiến hành thu mẫu bệnh, sau đó dựa vào dấu hiệu bệnh lý bên ngoài và bên trong cơ thể để chẩn đoán và có biện pháp xử lý phù hợp với từng loại bệnh - Trùng bám đầy trên thân, mang, phần phụ làm tôm, cua yếu, hoạt động khó khăn, bắt mồi giảm, ảnh hưởng đến nội tiết, sinh sản, lột xác 31 Bài 3: Trị bệnh thông thƣờng ở cua biển Mục tiêu: - Mô tả được công tác xác . thông thường ở cua biển 24 8. Bài 3: Trị bệnh thông thường ở cua biển 32 9. HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 39 4 MÔ ĐUN PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH Mã mô đun: MĐ 04 Giới thiệu mô đun: - Mục. nghề, phần nghề nuôi cua biển được kết cấu theo mô un. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở dạy nghề trong quá trình thực hiện, việc biên soạn giáo trình nghề nuôi cua biển theo các mô un. các mô un đào tạo nghề là cấp thiết hiện nay. Giáo trình Mô đun: Phòng và trị bệnh là mô đun đào tạo nghề được biên soạn theo hình thức tích hợp lý thuyết và thực hành. Giáo trình được biên