Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 12 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
12
Dung lượng
411,5 KB
Nội dung
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM HỌC VIỆN NGÂN HÀNG o0o ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP NGÀNH NĂM 2013 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÍN DỤNG THỜI GIAN QUA. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐIỀU HÀNH CHO GIAI ĐOẠN TỪ NAY ĐẾN NĂM 2015 MÃ SỐ: DTNH.15/2013 CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: TS. NGUYỄN THÙY DƯƠNG HÀ NỘI - 2014 NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM HỌC VIỆN NGÂN HÀNG o0o ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP NGÀNH NĂM 2013 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÍN DỤNG THỜI GIAN QUA. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐIỀU HÀNH CHO GIAI ĐOẠN TỪ NAY ĐẾN NĂM 2015 MÃ SỐ: DTNH.15/2013 Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Thùy Dương Thư ký đề tài: ThS. Vũ Thị Kim Oanh Thành viên tham gia: TS. Nguyễn Xuân Bắc ThS. Chu Khánh Lân ThS. Trần Huy Tùng ThS. Phạm Mỹ Linh Nguyễn Minh Phương Nguyễn Thanh Tùng HÀ NỘI - 2014 i MỤC LỤC MỤC LỤC i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iii DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH, VÀ HỘP iv LỜI MỞ ĐẦU 1 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 6 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 6 1.1.1. Tín dụng ngân hàng thương mại 6 1.1.2. Quản lý Nhà nước đối với tín dụng ngân hàng thương mại 7 1.2. TĂNG TRƯỞNG VÀ CƠ CẤU TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 15 1.2.1. Tăng trưởng tín dụng ngân hàng thương mại 15 1.2.2. Cơ cấu tín dụng ngân hàng thương mại 26 1.2.3. Tác động của tín dụng tới nền kinh tế 35 Chương 2 THỰC TRẠNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG THỜI GIAN QUA 42 2.1. QUAN ĐIỂM ĐIỀU HÀNH TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA 42 2.2. THỰC TRẠNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG THỜI GIAN QUA 44 2.2.1. Thực trạng tăng trưởng tín dụng và chất lượng tín dụng ngân hàng thương mại . 45 2.2.2. Thực trạng cơ cấu tín dụng 50 2.2.3. Tác động của hoạt động tín dụng 56 2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG THỜI GIAN QUA 80 2.3.1. Kết quả 80 2.3.2. Tồn tại và nguyên nhân 86 Chương 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐIỀU HÀNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG GIAI ĐOẠN TỪ NAY ĐẾN NĂM 2015 108 3.1. ĐỊNH HƯỚNG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC 108 3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐIỀU HÀNH TÍN DỤNG 112 3.2.1. Nhóm giải pháp đối với Ngân hàng Nhà nước 112 3.2.2. Nhóm giải pháp đối với ngân hàng thương mại 131 3.2.3. Nhóm các giải pháp khác 148 ii 3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ Error! Bookmark not defined. 3.3.1. Tạo dựng mô trường vĩ mô ổn định, đảm bảo phát triển bền vững 156 3.3.2. Đẩy mạnh tiến trình tái cấu trúc nền kinh tế 158 3.3.3. Hoàn thiện cơ sở pháp lý nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng 163 3.3.4. Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng 164 3.3.5. Tăng cường sự phối hợp giữa các Bộ, Ngành trong điều hành tín dụng 166 3.3.6. Phân bổ nguồn lực theo hướng phát triển khoa học, công nghệ, và giáo dục đào tạo 168 KẾT LUẬN 170 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 171 PHỤ LỤC 176 iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ cái viết tắt Tên đầy đủ bằng tiếng Việt Tên đầy đủ bằng tiếng Anh BoK Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc Bank of Korea BOT Ngân hàng Trung ương Thái Lan Bank of Thailand BCTC Báo cáo tài chính CAR Hệ số an toàn vốn Capital Adequacy Ratio CPI Chỉ số giá tiêu dùng Consumer Price Index DNNN Doanh nghiệp nhà nước GDP Tổng sản phẩm quốc nội Gross Domestic Product IFS Thống kê Tài chính quốc tế International Financial Statistics IMF Quỹ Tiền tệ Quốc tế International Monetary Fund NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần NHTMNN Ngân hàng thương mại Nhà nước NHTW Ngân hàng Trung ương ROA Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản Return On Assets ROE Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu Return On Equity SMEs Doanh nghiệp nhỏ và vừa SVAR Mô hình véctơ tự hồi quy cấu trúc Structural Vector Autoregression TCTD Tổ chức tín dụng TSBĐ Tài sản bảo đảm USD Đô la Mỹ VAMC Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam Vietnam Asset Management Company VND Việt Nam đồng iv DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH, VÀ HỘP I. Danh mục bảng Bảng 2.1: Tỷ trọng quy mô tín dụng theo lĩnh vực ngành nghề 51 Bảng 2.2: Tỷ trọng quy mô tín dụng theo đối tượng khách hàng 54 Bảng 2.3: Tỷ trọng quy mô tín dụng theo mục đích tín dụng 55 Bảng 2.4: Diễn biến tăng trưởng tín dụng và lạm phát theo mục tiêu và kết quả 65 Bảng 2.5: Diễn biến dư nợ lĩnh vực công nghiệp và xây dựng giai đoạn 2009 – 2012 73 Bảng 2.6: Cơ cấu tín dụng một số ngành, 2011 - 2013 75 Bảng 2.7: Phân rã phương sai của tín dụng từ các cú sốc thành phần 79 Bảng 2.8: Một vài trường hợp sở hữu chéo điển hình trong hệ thống TCTD Việt Nam 94 Bảng 2.9: Diễn biến dư nợ tín dụng NNNT năm 2010-2013 104 II. Danh mục hình Hình 2.1: Tăng trưởng GDP, tín dụng và tỷ lệ Tín dụng/GDP của Việt Nam 45 Hình 2.2: Tỷ lệ Tín dụng/GDP của một số quốc gia giai đoạn 2001-2010 45 Hình 2.3: Quy mô tín dụng nhóm NHTMNN, NHTMCP (nghìn tỷ đồng) 46 Hình 2.4: Quy mô tín dụng (nghìn tỷ đồng) 46 Hình 2.5: Tăng trưởng tín dụng NHTM 46 Hình 2.6: Tăng trưởng tổng tài sản NHTM 46 Hình 2.7: Quy mô và tốc độ tăng trưởng tín dụng so với đầu năm 47 Hình 2.8: Tăng trưởng tín dụng nội tệ NHTM và toàn ngành 48 Hình 2.9: Tăng trưởng tín dụng ngoại tệ NHTM và toàn ngành 48 Hình 2.10: Thực trạng nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu của hệ thống tổ chức tín dụng 50 Hình 2.11: Tỷ lệ ROA của nhóm NHTMNN và NHTMCP 57 Hình 2.12: Tỷ lệ ROE của nhóm NHTMNN và NHTMCP 57 Hình 2.13: Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động của các NHTM Việt Nam 62 Hình 2.14: Tỷ lệ vốn tự có/tổng tài sản và tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của hệ thống NHTM Việt Nam 63 Hình 2.15: Số lượng doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động 64 Hình 2.16: Diễn biến tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng GDP 67 Hình 2.17: Cơ cấu dư nợ phân theo ngành, giai đoạn 2009 - 2013 68 Hình 2.18: Cơ cấu GDP theo ngành, giai đoạn 2009 – 2013 68 Hình 2.19: Cơ cấu lao động theo ngành, giai đoạn 2009 - 2012 68 Hình 2.20: Diễn biến dư nợ tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp 70 Hình 2.21: Tương quan giữa cơ cấu GDP nông nghiệp và cơ cấu dư nợ nông nghiệp giai đoạn 2009 – 2013 70 Hình 2.22: Diễn biến dư nợ tín dụng và GDP ngành công nghiệp và xây dựng, giai đoạn 2010 – 2013 72 Hình 2.23: Diễn biến cơ cấu dư nợ tín dụng dịch vụ và cơ cấu GDP ngành dịch vụ, giai đoạn 2010 - 2013 74 Hình 2.24: Hàm phản ứng đẩy của sản lượng trước cú sốc tín dụng 77 Hình 2.25: Hàm phản ứng đẩy của chỉ số giá tiêu dùng trước cú sốc tín dụng 77 Hình 2.26: Hàm phản ứng đẩy của tín dụng trước cú sốc sản lượng 78 Hình 2.27: Hàm phản ứng đẩy của tín dụng trước cú sốc chỉ số giá tiêu dùng 78 Hình 2.28: Hàm phản ứng đẩy của tín dụng trước cú sốc lãi suất 79 Hình 2.29: Hàm phản ứng đẩy của tín dụng trước cú sốc lượng tiền cơ sở 79 Hình 2.30: Tăng trưởng tín dụng và GDP 82 Hình 2.31: Tăng trưởng tín dụng và CPI 82 Hình 2.32: Tỷ lệ nợ xấu tại một số ngành nghề 91 v Hình 2.33: Tăng trưởng tín dụng khu vực tư nhân (so với cuối năm trước) 94 Hình 2.34: Tăng trưởng đầu tư vào trái phiếu Chính phủ (so với cuối năm trước) 94 Hình 2.35: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 97 Hình 2.36: Diễn biến giá trị sản xuất công nghiệp, chỉ số tiêu thụ sản phẩm và hàng tồn kho 98 Hình 2.37: Hệ số ICOR tại các khu vực kinh tế của Việt Nam 99 Hình 2.38: Hệ số ICOR của một số quốc gia trong khu vực 99 Hình 3.1: Quy trình xây dựng cơ cấu danh mục cho vay 141 Hình 3.2: Các kiến nghị của doanh nghiệp đối với Chính phủ nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong thời gian tới 150 III. Danh mục hộp Hộp 3.1: Mô hình chuỗi liên kết sản phẩm tín dụng ngành khai thác than đá 121 Hộp 3.2: Mô hình chuỗi liên kết sản phẩm tín dụng ngành sản xuất sữa tươi và sản phẩm từ sữa 122 Hộp 3.3: Mô hình chuỗi liên kết sản phẩm tín dụng ngành trồng cây ăn quả (vải thiều Lục Ngạn) 123 Hộp 3.4: Mô hình chuỗi liên kết sản phẩm tín dụng ngành đánh bắt thủy hải sản 124 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tín dụng ngân hàng là một trong những nguồn vốn quan trọng cho phát triển kinh tế, đặc biệt tại các quốc gia đang phát triển. Tín dụng ngân hàng tăng trưởng lành mạnh là điều kiện tiền đề quan trọng giúp cho các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, gia tăng sản lượng, từ đó thúc đẩy toàn bộ nền kinh tế tăng trưởng. Đồng thời, khi cơ cấu tín dụng được hình thành phù hợp với định hướng, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, phù hợp với đặc thù hoạt động kinh doanh của NHTM sẽ có tác động tích cực, thúc đẩy các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, nâng cao chất lượng hoạt động ngân hàng và tạo tiền đề cho tăng trưởng và phát triển kinh tế. Và ngược lại, khi tín dụng bị suy giảm và tỷ lệ nợ xấu có xu hướng gia tăng, cơ cấu tín dụng không phù hợp sẽ là dấu hiệu cho thấy nền kinh tế đang rơi vào tình trạng khó khăn, thậm chí là suy thoái hoặc khủng hoảng. Trên thế giới đã xảy ra rất nhiều đợt khủng hoảng tín dụng mạnh, trong đó gần đây nhất là tình trạng khủng hoảng tín dụng tại Mĩ năm 2008-2009 do tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Chính phủ Mĩ đã phải tung ra nhiều biện pháp để giúp tín dụng tăng trưởng trở lại như hạ lãi suất, nới lỏng định lượng (QE), cứu trợ cho các ngân hàng yếu kém… Tại Việt Nam, sau khi tăng trưởng rất mạnh trong giai đoạn 2007-2011, tôc độ tăng trưởng tín dụng ngân hàng bị giảm mạnh từ năm 2012-nay, tăng trưởng tín dụng năm 2012 và 2013 lần lượt đạt 8,91% (thấp hơn mức mục tiêu khoảng 15 - 17%) và 12,51%. Thêm vào đó, hiệu quả tín dụng đối với nền kinh tế suy giảm nghiêm trọng, tỷ lệ nợ xấu rất cao với con số trên 10% trong thời gian vừa qua. Cơ cấu tín dụng chưa đáp ứng được nhu cầu của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành. Thực trạng tín dụng như vậy dẫn đến những khó khăn của nền kinh tế như: tổng cầu giảm mạnh, siết chặt tài khóa, tiền tệ, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bị đình trệ, tồn kho cao. Đến lượt nó, tình trạng tín dụng như vậy lại làm cho những khó khăn của nền kinh tế càng thêm chồng chất khi mà tăng trưởng GDP năm 2013 chỉ là 5,42% không đạt mục tiêu đề ra. Xuất phát từ thực tế này, nhóm tác giả nghiên cứu đề tài: “Đánh giá thực trạng tín dụng thời gian vừa qua. Định hướng và giải pháp điều hành cho giai 2 đoạn từ nay đến năm 2015” nhằm góp phần thiết thực vào sự nghiệp phát triển ổn định nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng Việt Nam nói riêng. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài 2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước Đến nay, trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu lý thuyết và các mô hình thực nghiệm liên quan đến vấn đề tăng trưởng tín dụng và cơ cấu tín dụng. Nổi bật nhất là những nghiên cứu về các vấn đề sau: Nghiên cứu của Thomas T.Essel (2001) về hiệu quả tín dụng cho phát triển nông thôn tại Châu Phi nghiên cứu thực nghiệm tại một một ngân hàng ở Ghana đánh giá mối quan hệ giữa hoạt động tín dụng và phát triển nông thôn tại khu vực này. Nghiên cứu này sử dụng kỹ thuật khảo sát để khai thác thông tin từ một mẫu của cán bộ cho vay tại khu vực nông thôn. Sử dụng phương pháp điều tra quan sát mẫu, nghiên cứu đã chỉ ra hoạt động tín dụng nông thôn chưa đáp ứng mục tiêu của chính nó. Nghiên cứu cũng phát hiện rằng hoạt động tín dụng chưa cải thiện đời sống của người tiếp nhận khoản vay, vì vậy hiệu quả tín dụng chưa được nâng cao. Valderama, D. (2004) đã nghiên cứu thực trạng tín dụng tại Hàn Quốc và Thái Lan những năm sau khủng hoảng 1997 – 1998. Tại những nước này, Chính phủ đã cố gắng thúc đẩy kinh tế bằng việc mở rộng tín dụng trong nước. Nghiên cứu cho thấy mối lo ngại liệu việc mở rộng tín dụng một cách quá nhanh chóng ở các nước này có thể đảm bảo đồng vốn được phân phối và sử dụng hiệu quả, đem lại sự phát triển cho nền kinh tế hay không, đặc biệt trong trường hợp khi các ngân hàng không thể giám sát việc phân phối tín dụng một cách có hiệu quả. Nghiên cứu của Viral và các tác giả (2004) đánh giá tác động của cơ cấu tín dụng theo hướng đa dạng hóa và chuyên môn hóa có ảnh hưởng đến lợi nhuận và rủi ro của 105 ngân hàng tại Ý trong giai đoạn từ 1993 – 1999. Nghiên cứu đã cho thấy, việc đa dạng hóa không đảm bảo cho việc tạo ra hiệu quả tốt hơn hay an toàn hơn cho ngân hàng. Kết quả nghiên cứu cũng hoàn toàn phù hợp với sự sụt giảm trong hiệu quả giám sát ở các mức rủi ro cao và sự mở rộng tín dụng cho các ngành công nghiệp mới cạnh tranh. Nghiên cứu của Antti Fredriksson (2007) đưa ra sự tác động của mối quan hệ ngân hàng và doanh nghiệp đến định giá tín dụng. Nghiên cứu chỉ ra mức độ quan hệ giữa ngân hàng và doanh nghiệp ảnh hưởng bởi các nhân tố đại diện cho mối 3 quan hệ đó là thời gian quan hệ phạm vi quan hệ và chiều sâu của mối quan hệ. Nghiên cứu đã phát hiện có một số nhân tố trên ảnh hưởng đến chênh lệch lãi suất. Trong khi thời gian mối quan hệ không ảnh hưởng đến chênh lệch lãi suất, phạm vi và chiều sâu mối quan hệ ảnh hưởng sâu sắc đến chênh lệch lãi suất. Elsas, R.; Krahnen, J P. (1998) đã nghiên cứu mối quan hệ tín dụng và kiểm chứng đối với dữ liệu tín dụng của Đức. Thị trường tài chính Đức được biết đến hệ thống ngân hàng tồn tại vững chắc dựa trên mối quan hệ ngân hàng và khách hàng. Tác giả nghiên cứu một bộ số liệu mới trên cơ sở điều tra một mẫu ngẫu nhiên của khách hàng vay vốn của 5 ngân hàng dẫn đầu Đức trong thời gian 5 năm. Tác giả sử dụng dữ liệu tín dụng tập trung phân tích thông tin liên quan trực tiếp đến quyết định tín dụng. Cụ thể tác giả sử dụng dữ liệu xếp hạng tín dụng đánh giá chất lượng khác hàng vay, và thông tin trên cơ sở đánh giá nội bộ của ngân hàng để điều chỉnh mức độ mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng. Kết quả chủ yếu của nghiên cứu cho rằng mức độ mối quan hệ giữa ngân hàng và khác hàng quyết định đến cam kết tín dụng dài hạn và tạo mức hiệu quả cho vay cao hơn. Ralf Ewert und Gerald Schenk (1998) nghiên cứu đưa ra minh chứng về các nhân tố tác động tới hiệu quả tín dụng của ngân hàng. Bài viết đưa ra mô hình kiểm chứng trên một số ngân hàng của Đức. Nhân tố thuộc về phía doanh nghiệp: xếp hạng tín dụng, và các hệ số tài chính,… Nhân tố về hoạt động tín dụng: Điều khoản hợp đồng tín dụng; bảo đảm tiền vay; sản phẩm bán chéo liên quan; mức độ cạnh tranh tín dụng của ngân hàng và đặc biệt là mối quan hệ giữa doanh nghiệp và ngân hàng. Nhìn chung các nghiên cứu trên đã đưa ra được quan điểm về tăng trưởng tín dụng, cơ cấu tín dụng, đặc biệt đã đưa ra một số phương pháp về kiểm định đánh giá tác động của tăng trưởng tín dụng, cơ cấu tín dụng. Đây là nền tảng rất quan trọng giúp cho nghiên cứu tiếp theo. 2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước Có thể nói, ở Việt Nam chưa có một công trình khoa học nào đề cập một cách hệ thống và toàn diện về tín dụng, tác động của tăng trưởng tín dụng và cơ cấu tín dụng, cũng như chưa có các giải pháp đồng bộ khả thi cho việc thúc đẩy tăng trưởng tín dụng và điều chỉnh cơ cấu tín dụng. Nghiên cứu của Nguyễn Đình Dũng (2011) về hiệu quả kinh tế đối với nghề nuôi trồng thủy sản vùng Duyên Hải miền Trung đã đưa ra được quan niệm về hiệu [...]... qua 5 Thứ ba, đề xuất định hướng và giải pháp điều hành tín dụng của NHNN giai đoạn từ nay đến năm 2015 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài - Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng tín dụng ngân hàng trong thời gian vừa qua - Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng tín dụng của hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn từ năm 2011 - 2013, đây là giai đoạn sau cuộc khủng hoảng... Thứ hai, đánh giá thực trạng tín dụng của hệ thống ngân hàng trong thời gian qua, cụ thể phân tích và đánh giá thực trạng tín dụng và tác động của hoạt động tín dụng tới ngân hàng thương mại, khách hàng vay vốn và nền kinh tế Trên cơ sở đó, đưa ra những đánh giá kết quả, tồn tại và nguyên nhân về hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại đồng thời xem xét những chính sách điều hành trong giai đoạn vừa... số kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế Việt Nam 6 Kết cấu đề tài Chương 1: Cơ sở lý luận về tín dụng ngân hàng thương mại Chương 2: Thực trạng tín dụng ngân hàng và chính sách điều hành tín dụng tại Việt Nam trong thời gian qua Chương 3: Định hướng và giải pháp điều hành hoạt động tín dụng giai đoạn từ nay đến năm 2015 ... định lượng và mang tính ứng dụng liên quan đến đánh giá mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng và các biến số vĩ mô trong nền kinh tế 3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Đề tài sẽ hướng tới ba mục tiêu chủ yếu sau: Thứ nhất, làm sáng tỏ những vấn đề về hoạt động tín dụng ngân hàng như tăng trưởng tín dụng, cơ cấu tín dụng và tác động của hoạt động tín dụng tới ngân hàng thương mại, khách hàng vay vốn và. .. thuyết nền tảng về tăng trưởng tín dụng và cơ cấu tín dụng, các nhân tố tác động cũng như những tác động của tăng trưởng tín dụng và cơ cấu tín dụng đối với khách hàng, ngân hàng và nền kinh tế Thứ hai, các nghiên cứu trên chỉ nghiên cứu về thực trạng tín dụng cho một ngành nghề, lĩnh vực cụ thể chứ chưa xem xét trên bình diện của nền kinh tế, chỉ xem xét cơ cấu tín dụng của một ngân hàng chứ không...4 quả tín dụng và các chỉ tiêu đo lường hiệu quả tín dụng Đặc biệt tác giả đã nhấn mạnh được tầm quan trọng phải nâng cao hiệu quả tín dụng cho dù với đối tượng nào Đề tài cấp ngành của TS Trần Thị Hồng Hạnh (2011) đã đưa ra cơ sở lý luận về cơ cấu tín dụng Đặc biệt đề tài đã đánh giá được tác động của cơ cấu tín dụng đối với cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 2005 – 2010 Luận... cầu, và sau giai đoạn tăng trưởng tín dụng nóng, có sự ảnh hưởng sâu sắc của nó đến hoạt động và phát triển của nền kinh tế 5 Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu Đây là đề tài khoa học thuộc loại nghiên cứu ứng dụng, do đó để đạt được mục đích nghiên cứu của đề tài, cần thiết phải có các phương pháp nghiên cứu thích hợp Ngoài phương pháp triết học biện chứng và. .. Luận án tiến sỹ của Bùi Diệu Anh (2012) đã đánh giá thực trạng danh mục cho vay và công tác quản trị danh mục cho vay tại các NHTM Việt Nam Mặc dù chưa đầy đủ, nhưng các nghiên cứu trên đây đã góp phần quan trọng trong quá trình chuẩn bị nhận thức về tăng trưởng tín dụng, cơ cấu tín dụng và những tác động của nó Tuy vậy, các nghiên cứu trên chưa tập trung vào những vấn đề chính yếu sau: Thứ nhất, chưa... sử thường được sử dụng trong nghiên cứu khoa học nói chung, đề tài đặc biệt chú ý sử dụng một số phương pháp như khảo sát, thống kê, so sánh, phân tích - tổng hợp, diễn dịch - quy nạp để xử lý các số liệu nhằm lượng hóa các kết quả nghiên cứu Ngoài ra, đề tài còn sử dụng các sơ đồ, bảng biểu, đồ thị để làm tăng thêm tính trực quan và sức thuyết phục của đề tài Đặc biệt đề tài sử dụng mô hình vector . 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐIỀU HÀNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG GIAI ĐOẠN TỪ NAY ĐẾN NĂM 2015 108 3.1. ĐỊNH HƯỚNG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC 108 3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐIỀU. TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP NGÀNH NĂM 2013 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÍN DỤNG THỜI GIAN QUA. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐIỀU HÀNH CHO GIAI ĐOẠN TỪ NAY ĐẾN NĂM 2015 MÃ SỐ: DTNH.15/2013 . TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP NGÀNH NĂM 2013 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÍN DỤNG THỜI GIAN QUA. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐIỀU HÀNH CHO GIAI ĐOẠN TỪ NAY ĐẾN NĂM 2015 MÃ SỐ: DTNH.15/2013