1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá kết quả hoạt động các trung tâm hướng nghiệp dạy nghề và tạo việc làm cho lao động ở nông thôn tỉnh Bắc Giang

119 569 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 119
Dung lượng 1,92 MB

Nội dung

Đề tài; Đánh giá kết quả hoạt động các trung tâm hướng nghiệp dạy nghề và tạo việc làm cho lao động ở nông thôn tỉnh Bắc Giang

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các

nội dung nghiên cứu nêu trong khóa luận là trung thực và chưa từng được công

bố để bảo vệ một khóa luận nào

Tôi cũng xin cam đoan những mục trích dẫn trong khóa luận đề đã đượcghi rõ nguồn gốc

Hà nội, ngày 25 tháng 05 năm 2010

Sinh viên

Thân Thị Thùy Trang

Trang 2

Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới giảng viên Tiến sĩ Trần Văn Đức - giảng viên bộ môn Kinh tế – khoa Kinh tế & PTNT - Trường Đại

Học Nông Nghiệp Hà Nội, người đã trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo cho tôitrong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành đề tài luận văn này

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các cán bộ, nghiên cứu viên Phòngnghiên cứu chương trình và phương pháp dạy nghề - Viện nghiên cứu khoahọc dạy nghề, Sở Lao động Thương binh Xã hội, Sở Giáo dục Đào tạo tỉnhBắc Giang, Ban Giám đốc 10 Trung tâm KTTH - HNDN và đặc biệt là BanGiám đốc của 3 Trung tâm: Lục Nam, Thành phố, Việt Yên đã giúp đỡ và tạomọi điều thuận lợi cho tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài

Qua đây tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè và ngườithân đã giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu

Trang 3

TÓM TẮT

Lực lượng lao động nông nghiệp nông thôn hiện nay chiếm khoảng75% lực lượng lao động trong cả nước, đã đóng góp không nhỏ cho sự pháttriển kinh tế của nước ta Để đáp ứng nguồn nhân lực cho sự nghiệp pháttriển kinh tế nói chung và khu vực nông thôn nói riêng Đảng và nhà nước ta

đã có đường lối, chủ trương, chính sách về hướng nghiệp dạy nghề cho laođộng nông thôn Thực tế cho thấy có rất nhiều lao động đã học nghề nhưngkhông tìm được việc làm hoặc có việc làm nhưng không phù hợp, thu nhậpthấp do đó họ đã bỏ việc, lại trở thành thất nghiệp Có rất nhiều nguyên nhândẫn đến hiện tượng trên, trong đó có một nguyên nhân cơ bản, then chốt làcông tác hướng nghiệp dạy nghề và tạo việc làm chưa phù hợp với đòi hỏicủa thực tiễn

Xuất phát từ những vấn đề trên và dưới sự hướng dẫn của

TS.Trần Văn Đức, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá kết quả hoạt động các trung tâm hướng nghiệp dạy nghề và tạo việc làm cho lao động ở nông thôn tỉnh Bắc Giang”.

Để đánh giá một cách chính xác kết quả hoạt động của các trung tâmhướng nghiệp dạy nghề chúng tôi đưa ra các mục tiêu nghiên cứu:

- Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn đối với hoạt độnghướng nghiệp dạy nghề và tạo việc làm cho người lao động

- Đánh giá kết quả các trung tâm hướng nghiệp dạy nghề và tạo việc làmcho lao động ở khu vực nông thôn tỉnh Bắc Giang Tìm ra các nguyên nhânảnh hưởng, làm cơ sở cho định hướng mục tiêu và giải pháp

- Đề xuất một số định hướng và giải pháp hữu hiệu nhằm gắn kết cáchoạt động hướng nghiệp dạy nghề và tạo việc làm thành một hệ thống thốngnhất, nhằm nâng cao năng lực hoạt động của các trung tâm này, giúp chophần lớn lao động ở khu vực nông thôn Bắc Giang thực sự có được việc làm

ổn định lâu dài sau đào tạo

Trang 4

Những mục tiêu nghiên cứu này chính là tâm điểm của khóa luận và đã được chúng tôi giải quyết trong từng phần của khóa luận.

Phần I: Đưa ra tính cấp thiết của đề tài

Phần II: Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn

Đối với hoạt động hướng nghiệp dạy nghề và tạo việc làm cho người lao động bao gồm các vấn đề: Vai trò của công tác HNDN đối với vấn đề phát triển nguồn nhân lực và phát triển kinh kế, xu hướng HNDN và tạo việc làm, sự cần thiết phải tạo việc làm cho lao động nông thôn, các nhân tố ảnh hưởng đến giải quyết việc làm cho người lao đông (nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên, nhóm nhân tố liên quan tới chính sách vĩ mô, nhóm nhân tố về dân số, nhóm nhân tố về môi trường, nhóm nhân tố về giáo dụ định hướng nghề nghiệp và khoa học công nghệ), nội dung cơ bản đánh giá quá trình HNDN và tạo việc làm Phần cơ sở thực tiễn chúng tôi đưa ra một vài nét về tình hình HNDN trên thế giới và trong nước, các trung tâm HNDN trong nước (về tình hình hình phát triển, về số lượng, về quy mô hoạt động, về phương thức hoạt động và một số đặc điểm của giáo viên trung tâm), kết quả hoạt động của các trung tâm như : Vấn đề về hướng nghiệp và tư vấn hướng nghiệp, một vài bài học kinh nghiệm về HNDN và tạo việc làm của Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản

Phần III: Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu

Về đặc điểm địa bàn nghiên cứu: Chúng tôi đã đưa ra một các khái quát nhất các đặc điểm về diều kiện tự nhiên: Vị trí địa lý, đặc điểm địa hình, khí hậu, thủy văn của tình và đặc điểm kinh tế xã hội như đất đai và tình hình

sử dụng đất đai của tỉnh, tình hình dân số của tỉnh, tình hình cơ sở vật chất kỹthuật và kết quả sản xuất kinh doanh một số ngành chính của tỉnh

Về phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi chọn các phương pháp nghiêncứu đó là phương pháp chọn điểm nghiên cứu Do địa bàn nghiên cứu tươngđối rộng là các Trung tâm HN - DN trong toàn tỉnh (10 trung tâm), do điều

Trang 5

kiện thời gian có hạn, do yêu cầu trong khuôn khổ của một khóa luận tốtnghiệp nên khi tiến hành nghiên cứu tôi đã chọn mẫu nghiên cứu tại 3 Trungtâm KTTH - HN - DN của 3 huyện có tính chất đại diện tiêu biểu cho côngtác HN - DN trong toàn tỉnh Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp và sơ cấp.Phương pháp chuyên gia chúng tôi đã thu thập ý kiến của các thầy cô giáotrường Đại Học Nông nghiệp Hà Nôi, các cán bộ giáo viên dạy nghề, ý kiếncủa các nhà lãnh đạo địa phương về công tác HN – DN Phương pháp xử lýthông tin và phương pháp phân tích

Phần III: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Trong phần này chúng tôi đưa ra các vấn đề cụ thể cụ thể để giải quyết 2mục tiêu nghiên cứu còn lại Chúng tôi đã có một cái nhìn cụ thể về kết quảhoạt động của các trung tâm từ đó đưa ra một số đánh giá về kết quả hoạtdộng của các trung tâm HNDN cho lao động nông thôn tỉnh Bắc Giang

Hướng nghiệp cho HS PT thực chất là HN cho lao động tiềm năng gầncủa khu vực nông thôn Các Trung tâm đóng vai trò hướng dẫn và chỉ đạo,Trung tâm đã tập huấn, bồi dưỡng giáo viên cho 100% số trường cộng tác, racác văn bản hướng dẫn cụ thể, chi tiết, kiểm tra giám sát nghiêm túc Trungtâm đã tạo ra được độ tin cậy cao đối với các đơn vị liên kết Hiện nay cáctrung tâm cũng đang mở rộng các loại hình liên kết đào tạo để đáp ứng nhucầu của học viên

Nhưng mặt khác thì cơ sở vật chất của các TT còn quá nghèo nàn biểuhiện ở cả 2 phương diện là cơ sở hạ tầng và trang thiết bị giảng dạy Đội ngũgiáo viên còn thiếu nghiêm trọng, toàn tỉnh mới chỉ có 108 biên chế phần lớngiáo viên còn trong thời kỳ học tập để nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp

vụ Người dân vẫn mang đậm phong tục tập quán của vùng quê và qua khảosát 3 trung tâm chúng tôi thấy các em đi học là do sức ép của gia đình chứkhông phải do nhu cầu cần học thật sự của học sinh Đây cũng là một vấn đềlớn đáng phải lưu tâm

Trang 6

Từ những đánh giá trên chúng tôi đã đưa ra định hướng và một số giảipháp chủ yếu nhằm nâng cao kết quả hoạt động của các trung tâm HNDN là:

Về công tác Hướng nghiệp và dạy nghề cho học sinh THPT, BT THPT Chức năng gián tiếp và trực tiếp tạo việc làm cho lao động tiềm năng gần Vềvấn đề tham gia thực hiện vào chương trình phổ cập tin học cho thanh niênnông thôn Về vấn đề chuyển giao khoa học, kỹ thuật, công nghệ tiên tiếntrong lĩnh vực phát triển ngành nghề ở nông thôn và áp dụng tiến bộ khoa họcvào lĩnh vực nông nghiệp Về các giải pháp cho hoạt động dạy nghề ngắnhạn.Giải pháp về việc thành lập các xưởng lao động sản xuất kết hợp với làmdịch vụ

-Phần V: Kết luận và kiến nghị

Đề tài đã phân tích một cách sâu sắc về thực trạng và đánh giá sâu sắc

về các kết quả đã làm được của các trung tâm HNDN Trung tâm HDND làđịa chỉ duy nhật trên địa bàn mỗi huyện thực hiện cả 3 nhiệm vụ liên thôngnối tiếp nhau một cách bài bản, có quá trình, có chỉ đạo và thẩm định từ tưvấn hướng nghiệp đến dạy nghề và tạo việc làm

Các trung tâm luôn luôn xác định khách hành của trung tâm đồng thời làsản phẩm của trung tâm, là uy tín, là sự tồn tại của trung tâm vì vậy đại đa sốhọc sinh học nghề ở đây đều tìm được việc làm ổn định trong các khu côngnghiệp, khu chế suất Trung tâm cũng tạo được độ tin cậy cao đối với các đơn

vị liên kết Nhưng mặt khác cơ sở hạ tầng và đội ngũ giáo viên cũng cáctrung tâm vẫn còn rất nhiều, điều đó ảnh hưởng không nhỏ tới việc phát triểnquy mô, nâng cao chất lượng đào tạo của các trung tâm

Đề tài chỉ rõ những định hướng chủ yếu mà các trung tâm HNDN cầnđạt được trong năm tới Bên cạnh đó đề tài còn đưa ra các giải pháp trướcmắt cũng như lâu dài đối với các hoạt động của các trung tâm

Chúng tôi đưa ra một số kiến nghị: Đối với nhà nước, đối với UBND tỉnh BắcGiang, Sở LĐ – TBXH, Sở GD & ĐT, các trung tâm HNDN cấp huyện, thị

Trang 7

MỤC LỤC

I ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 12

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 13

1.2.1 Mục tiêu chung 14

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 14

1.3 Câu hỏi nghiên cứu 14

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 15

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 15

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 15

II TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 16

2.1 Cơ sở lý luận 16

2.1.1 Vai trò của HN - DN đối với vấn đề phát triển nguồn nhân lực và phát triển kinh tế 16

2.1.2 Xu hướng HN – DN và tạo việc làm 17

2.1.3 Sự cần thiết phải tạo việc làm cho lao động nông thôn 20

2.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến giải quyết việc làm cho người lao động 21

2.1.5 Nội dung cơ bản đánh giá kết quả quá trình HN – DN và tạo việc làm 25

2.1.6 Các khái niệm cơ bản 28

2.1.6.1 Hướng nghiệp – Dạy nghề 28

2.1.6.2 Lao động: 30

2.6.1.3 Việc làm 31

2.1.6.4 Trung tâm hướng nghiệp dạy nghề và tạo việc làm cho người lao động .32 2.2 Cơ sở thực tiễn 34

2.2.1 Vài nét về tình hình HN – DN trên thế giới 34

2.2.2 Vài nét về tình hình HN – DN trong nước 35

2.2.3 Vài nét về các trung tâm HN – DN trong nước 38

2.2.4 Kết quả hoạt động ở các trung tâm HN - DN 43

2.2.4.1 Hướng nghiệp và tư vấn hướng nghiệp 43

2.2.4.2 Dạy nghề phổ thông 44

Trang 8

2.2.5 Một số bài học kinh nghiệm về Hướng nghiệp dạy nghề và tạo việc làm 47

III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 50

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 50

3.1.1 Đặc điểm tự nhiên 50

3.1.1.1 Vị trí địa lý 50

3.1.1.2 Đặc điểm địa hình 51

3.1.1.3 Khí hậu 52

3.1.1.4 Thuỷ văn 52

3.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội 52

3.1.2.1 Đất đai và tình hình sử dụng đất đai 52

3.1.2.2 Tình hình dân số của tỉnh 2

3.1.2.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật 3

3.1.2.4 Kết quả sản xuất kinh doanh một số ngành chính của tỉnh 4

3.1.4.5 Các mục tiêu chủ yếu đến năm 2010 và năm 2020: 7

3.1.4.6 Đánh giá chung: 8

3.2 Phương pháp nghiên cứu 9

3.2.1 Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu 9

3.2.2 Phương pháp thu thập tài liệu 9

3.2.3 Phương pháp chuyên gia 10

3.2.4 Phương pháp xử lý thông tin 10

3.2.5 Phương pháp phân tích 10

IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 11

4.1 Vị trí, vai trò và thực trạng của các trung tâm Hướng nghiệp dạy nghề và tạo việc làm cho lao động nông thôn 12

4.1.1 Vị trí, vi trò của các trung tâm Hướng nghiệp dạy nghề và tạo việc làm 12

4.1.2 Thực trạng của các trung tâm KTTH – HN - DN tỉnh Bắc Giang 15

4.2.1 Kết quả hoạt động của các trung tâm HN - DN và tạo việc làm của tỉnh Bắc Giang trong những năm gần đây 21

4.2.1 Kết quả chung của 10 trung tâm trong toàn tỉnh 21

Trang 9

4.2.2 Kết quả điều tra cụ thể của 3 trung tâm tiêu biểu trong năm 2008 - 2009 24

4.3 Các nhóm nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến kết quả hoạt động các trung tâm hướng nghiệp dạy nghề và tạo việc làm cho người lao động ở tỉnh Bắc Giang 32

4.3.1 Nhóm nhân tố tự nhiên 32

4.3.2 Nhóm nhân tố cơ sở vật chất và kỹ thuật 32

4.3.3 Nhóm nhân tố con người 34

4.3.4 Nhân tố tổ chức xã hội và các cơ quan trực tiếp phối hợp 34

4.3.5 Nhóm nhân tố cơ chế chính sách 35

4.4 Đánh giá chung về kết qủa hoạt động công tác HN – DN và tạo việc làm cho lao động nông thôn tỉnh Bắc Giang trong những năm qua 36

4.4.1 Ưu điểm 36

4.4.2 Nhược điểm 38

4.5 Định hướng một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao kết quả hoạt động của các trung tâmhướng nghiệp - dạy nghề và tạo việc làm cho lao động khu vực nông thôn tỉnh Bắc Giang 41

4.5.1 Các quan điểm chỉ đạo và những mục tiêu cụ thể về vấn đề HN – DN và giai đoạn 2010 và định hướng đến năm 2020 41

4.5.2 Định hướng phát triển và mục tiêu cụ thể của các trung tâm KTTH – HN – DN cấp huyện trong giai đoạn 2009 và tầm nhìn đến năm 2020 43

4.6 Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao kết quả hoạt động của các hướng nghiệp dạy nghề và tạo việc làm cho người lao động tình Bắc Giang giai đoạn 2009 – 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 45

4.6.1 Những giải pháp trước mắt và lâu dài 45

4.6.2 Những giải pháp chủ đạo 56

V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 56

5.1 Kết luận 58

5.2 Kiến nghị 59

Trang 10

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Số học sinh học nghề, thi nghề phổ thông tại các trung tâm HNDN trong toàn quốc qua một số năm học

Bảng 3.1 Tình hình phân bổ và sử dụng đất đai của tỉnh 2007 - 2009

Bảng 3.2 Diễn biến sản xuất một số cây trồng chính

Bảng 3.3 Diễn biến đàn vật nuôi năm 2007 -2009

Bảng 4.1 Trích ngang một số trung tâm hướng nghiệp dạy nghề tỉnh

Bắc Giang trong danh sách các trung tâm toàn quốc

Bảng 4.2 Danh sách các trung tâm HN – DN tỉnh Bắc Giang năm 2009

Bảng 4.3 Tình hình đầu tư về cơ sở vật chất của các trung tâm HN - DN Bắc Giang trong 3 năm 2007 - 2009

Bảng 4.4 Đội ngũ giáo viên giảng dạy năm 2009

Bảng 4.5 Kết quả của 8 mặt hoạt động trong các trung tâm HN -DN

Bảng 4.6: Kết quả dạy nghề cụ thể của 10 trung tâm trong toàn tỉnh

Bắc Giang ( 2007 – 2009)

Bảng 4.7 Kết quả đào tạo nâng cao tay nghề của các trung tâm hướng nghiệp cho

người lao động ở khu vực nông thôn 3 năm gần đây

Bảng 4.8 Kết quả thu - chi hàng năm của các trung tâm HN - DN trong toàn

tỉnh ( 2007 – 2009)

Bảng 4.9 Kết quả điều tra ý kiến người đăng ký tuyển sinh tại 3 trung tâm

HN - DN tại 3 trung tâm: Lục Ngạn, Thành Phố, Việt Yên

Bảng 4.10 Kết quả điều tra ý kiến học viên đang theo học chương trình hướng nghiệp và học nghề tại 3 trung tâm Việt Yên, Thành phố, Lục Ngạn

Bảng 4.11 Kết quả điều tra ý kiến những học viên đã học xong chương trình

nghề tại 3 trung tâm Lục Ngạn, Thành phố, Lục Nam

Bảng 4.12 Kết quả điều tra năng lực giáo viên của 10 trung tâm HN - DN và tạoviệc làm trong toàn tỉnh

Bảng 4.13 : Kế hoạch HN – DN tỉnh Bắc Giang năm 2010 – 2015

Bảng 4.14: Nhu cầu kinh phí giai đoạn 2010 - 2015

Trang 11

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TT KTTH – HN : Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp

LĐ-TBXH : Lao động thương binh xã hội

TT.LĐ-HN-BGD&ĐT : Trung tâm lao động hướng nghiệp

Bộ giáo dục đào tạoCNH - HĐH : Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá

Trang 12

I ĐẶT VẤN ĐỀ1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Lực lượng lao động nông nghiệp nông thôn hiện nay chiếm khoảng 75%lực lượng lao động trong cả nước, đã đóng góp không nhỏ cho sự phát triểnkinh tế của nước ta Trong những năm vừa qua với sức ép của sự gia tăng dân

số và tốc độ tăng trưởng kinh tế, lao động việc làm ở nông thôn đã bộc lộnhiều hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu về nguồn nhân lực cho sự nghiệpcông nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước Thực trạng hiện nay cung lao động lớnhơn cầu lao động, chất lượng lao động thấp (đặc biệt là trình độ tay nghề) thunhập thấp

Để đáp ứng nguồn nhân lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế nói chung vàkhu vực nông thôn nói riêng Đảng và nhà nước ta đã có đường lối, chủ trương,chính sách về hướng nghiệp dạy nghề cho lao động nông thôn Công tác dạynghề ở nước ta đến nay đã có những bước phát triển đáng kể cả về quy mô vàchất lượng đào tạo Tuy vậy, vấn đề tạo việc làm phù hợp có thu nhập ổn địnhlâu dài cho các đối tượng lao động nông thôn đã được học nghề vẫn còn nhiềubất cập Thực tế cho thấy có rất nhiều lao động đã học nghề nhưng không tìmđược việc làm hoặc có việc làm nhưng không phù hợp, thu nhập thấp do đó họ

đã bỏ việc, lại trở thành thất nghiệp Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiệntượng trên, trong đó có một nguyên nhân cơ bản, then chốt là công tác hướngnghiệp dạy nghề và tạo việc làm chưa phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn Cácchính sách chỉ mới chỉ chú trọng đến quy mô đào tạo nghề mà chưa thực sựquan tâm đến chất lượng và khả năng đáp ứng nhu cầu của xã hội Bên cạnh

đó, công tác hướng nghiệp dạy nghề chưa được quan tâm thích đáng Trongthời đại Công nghệ thông tin và truyền thông cùng với sự phát triển mạnh mẽcủa nền kinh tế tri thức công tác hướng nghiệp dạy nghề càng mang tính cấp thiếthơn bao giờ hết

Trang 13

Bắc Giang là tỉnh miền núi có nhiều tiềm năng về đất đai, tài nguyênkhoáng sản Dân số Bắc Giang có 1.555.720 người, với mật độ dân số 407người/km², gấp 1,7 lần mật độ dân số bình quân của cả nước Tỉnh đã cónhiều cố gắng trong vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động, đã hìnhthành rất nhiều mô hình hướng nghiệp, dạy nghề và tạo việc làm cho ngườilao động ở nông thôn.

Quyết định số: 08/2007/QĐ-UBND Bắc Giang, ngày 6 tháng 02 năm 2007

Về việc Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch hệ thống các trung tâm hướng nghiệp dạy nghề tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2000 - 2010 và định hướng đến năm 2020 ghi rõ

Mục tiêu:

- Từ nay đến năm 2010: Điều chỉnh mục tiêu đào tạo đến năm 2010 từ 16.200 người lên 35.000 người trong đó: Cao đẳng nghề 2.000 người, trung cấp nghề 12.000 người, sơ cấp nghề 21.000 người

- Giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2020: Quy mô tuyển sinh và đào tạo

của các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 là 42.000 người, trongđó: Cao đẳng nghề 4.000 người, trung cấp nghề 14.000 người, sơ cấp nghề 24.000 người

Việc nghiên cứu đưa ra các giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao năng lực hoạt động của các trung tâm hướng nghiệp dạy nghề và tạo việc làm ổn định lâu dài cho người lao động là vô cùng quan trọng

Xuất phát từ những vấn đề trên và dưới sự hướng dẫn của

TS.Trần Văn Đức, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá kết quả các trung tâm hướng nghiệp dạy nghề và tạo việc làm cho lao động ở nông thôn tỉnh Bắc Giang”.

Trang 14

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

- Đề xuất một số định hướng và giải pháp hữu hiệu nhằm gắn kết cáchoạt động hướng nghiệp dạy nghề và tạo việc làm thành một hệ thống thốngnhất, nhằm nâng cao năng lực hoạt động của các trung tâm này, giúp chophần lớn lao động ở khu vực nông thôn Bắc Giang thực sự có được việc làm

ổn định lâu dài sau đào tạo

1.3 Câu hỏi nghiên cứu

Hiện nay vấn đề hướng nghiệp dạy nghề và tạo việc làm cho lao độngnông thôn là vô cùng bức thiết, để đánh giá một cách chính xác kết quả hoạtđộng của các trung tâm hướng nghiệp dạy nghề tôi đưa ra một số các câu hỏinhư sau:

- Có bao nhiêu trung tâm hướng nghiệp dạy nghề ở Bắc Giang? Và cóbao nhiêu trung tâm hoạt dộng có hiệu quả ?

- Thực trạng hoạt động của các trung tâm hướng nghiệp dạy nghề và tạoviệc làm ở các trung tâm tỉnh Bắc Giang ?

- Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động của các trung tâm hướng nghiệpdạy nghề cho lao động nông thôn tỉnh Bắc Giang ?

- Cần có giải pháp nào để nâng cao kết quả hoạt dộng HN - DN cho laođộng nông thôn tỉnh Bắc Giang ?

Trang 15

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu các trung tâm hướng nghiệp dạy nghề và tạo việc làm cholao động ở khu vực nông thôn Bắc Giang

Trang 16

II TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở lý luận

2.1.1 Vai trò của HN – DN đối với vấn đề phát triển nguồn nhân lực

và phát triển kinh tế

Vai trò của công tác HN - DN được thể hiện rõ ở những mặt sau:

Một là, HN - DN đúng sẽ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và tăngcường năng lực cạnh tranh nhằm chủ động hội nhập với thị trường lao độngkhu vực và thế giới Với việc đào tạo ra đội ngũ lao động kỹ thuật, đội ngũcông nhân lành nghề sẽ góp phần nâng cao kiến thức và kỹ năng, nâng caochất lượng lao động tạo ra điều kiện thực tế để chuyển đổi cơ cấu lao động xãhội phù hợp với cơ cấu kinh tế trong công cuộc CNH –HĐH đất nước

Hai là, HN - DN góp phần quan trọng trong việc giải quyết việc làm vàphát triển ngành nghề mới ở nông thôn Trong điều kiện hiện nay, vấn đề giảiquyết việc làm còn nhiều khó khăn, thực tế cho thấy sức ép về việc làm ngàycàng tăng do lực lượng lao động trẻ tăng lên hàng năm, do lao động dôi dư từcác ngành, doanh nghiệp tạo ra và do việc chuyển đổi mục đích đất nôngnghiệp phục vụ quá trình đô thị hoá và phát triển các khu vực công nghiệptập trung trong khi lao động ở những vùng này chưa kịp đào tạo để chuyểnđổi nghề Trong bối cảnh đó công tác HN - DN sẽ đào tạo và đào tạo lại độingũ lao dộng giúp họ có thể tham gia thị trường lao động Đối với bộ phậnlao động nông thôn sẽ có thê bằng những nghề mình học mà hành nghề trênquê hương mình Đây không chỉ là vấn đề giải quyết lao động dư thừa tại chỗ

mà còn là điều kiện để phát triển ngành nghề mới ở nông thôn

Ba là, HN - DN đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu laođộng trong quá trình phát triển kinh tế theo hướng CNH –HDH Việc chuyểndịch cơ cấu kinh tế theo hướng ứng dụng tíên bộ khoa học kỹ thuật, thâmcanh đa dạng hoá, chuyên môn hoá, phát triển ngành nghề thủ công truyềnthống, dịch vụ nông nghiệp và công nghiệp nhỏ (chế biến lương thực, thực

Trang 17

phẩm, hàng tiêu dùng truyền thống gia công) đòi hỏi đào tạo nhân lực laođộng kỹ thuật rất phong phú và đa dạng ở mọi trình độ, mọi hình thức Đẩymạng đào tạo nghề sẽ góp phần điều chỉnh những bất hợp lý trong cơ cấuđào tạo, ngành nghề cho phù hợp với nhu cầu phát triển nguồn nhân lực đấtnước.

Bốn là, HN - DN đáp ứng nhu cầu xuất khẩu lao động Khi lao độngđược đào tạo và giáo dục định hướng một cách cơ bản và nghiêm túc thì khi

ra nước ngoài lao động có tính tổ chức kỷ luật cao, thu nhập khá và ổn địnhhơn Vì vậy, Phát triển HN - DN gắn với nhu cầu thị trường lao động, hoànhập thị trường lao động quốc tế là góp phần quan trọng trong việc đẩy mạnhxuất khẩu lao động khu vực nông thôn, góp phần xoá đói giảm nghèo

Năm là, HN - DN góp phần thay đổi nhận thức, tư duy về vấn đề nghềnghiệp, lao động việc làm cho một bộ phận lớn thanh niên và xã hội Khithực hiện tốt xã hội hoá đào tạo nghề sẽ tạo ra một phong trào đào tạo nghềsâu rộng, lôi kéo toàn bộ xã hội vào quá trình học tập, nâng cao trình độ, đàotạo gắn với việc làm Từ đó thay đổi nhận thức, tư duy về vấn đề nghềnghiệp, lao động việc làm cho một bộ phận lớn thanh niên và xã hội còn cótâm lý nhất thiết vào Đại học để bằng bạn bằng bè và chưa ý thức được đàotạo nghề là điều kiện để cải thiện cuộc sống của chính họ và nâng cao giá trịcủa nghề nghiệp trong nền kinh tế thị trường

2.1.2 Xu hướng HN – DN và tạo việc làm

Trong những năm qua thực hiện đường lối đổi mới đúng đắn của Đảng,

cơ chế chính sách phù hợp của Nhà nước đã tạo được sự chuyển biến cơ bản

về nhận thức, phương thức tạo mở việc làm, đã huy động được mọi nguồnlực cho đầu tư phát triển và tạo mở việc làm Chương trình, mục tiêu quốc gia

về giải quyết việc làm đã được triển khai thực hiện có kết quả với sự quantâm của các ngành, các cấp và toàn xã hội Vì vậy đã giảm thất nghiệp, tăngviệc làm và bước đầu đã chuyển đổi cơ cấu và chất lượng lao động theo

Trang 18

hướng tích cực.

- Nhận thức quan niệm về việc làm và chủ trương tạo việc làm chongười lao động đã được thay đổi cơ bản, người lao động đã đứng vào vị trítrọng tâm, năng động và chủ động tự tạo việc làm cho mình và cho ngườikhác trong các thành phần kinh tế, không thụ động trông chờ vào sự bố tríviệc làm của Nhà nước Người sử dụng lao động được khuyến khích đầu tưphát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ tạo mở việc làm Nhà nước tập trungban hành luật pháp, cơ chế chính sách, tạo môi trường và cơ hội thuận lợi đểmọi người tự tạo việc làm cho mình và cho xã hội

- Cùng với việc ban hành Luật khuyến khích đầu tư trong nước, Luậtđầu tư nước ngoài, Luật Đất đai, Luật doanh nghiệp Bộ Luật lao động rađời là xác lập khung pháp luật về quan hệ lao động trong cơ chế thị trườngtương đối hoàn chỉnh, tạo điều kiện cho việc thuê mướn, sử dụng lao động,thúc đẩy quan hệ lao động và thị trường lao động phát triển, mở ra khả năngmới giải phóng tiềm năng lao động và mở việc làm

- Nhà nước, các ngành, các cấp đã có nhiều cố gắng huy động nguồnvốn đầu tư phát triển, nhất là nguồn vốn trong nước Tổng nguồn vốn đầu tưtoàn xã hội thực hiện trong 10 năm qua (Theo giá năm 1995) khoảng 63nghìn tỷ đồng, tương đương khoảng 57 tỷ USD Nguồn vốn đầu tư này đã giữvai trò chủ đạo trong thực hiện thành công chương trình quốc gia tổng hợp vềgiải quyết việc làm

- Cùng với phát triển kinh tế - xã hội để giải quyết việc làm Đảng vàNhà nước ta đã có những quyết sách quan trọng, tăng cường hỗ trợ trực tiếpcho người lao động để tạo việc làm và thu nhập Đặc biệt là đã dùng ngânsách Nhà nước lập quỹ quốc gia giải quyết việc làm để cho vay vốn lãi suất

ưu đãi, không phải thế chấp, theo dự án nhỏ tạo việc làm, hình thành và pháttriển hệ thống các trung tâm dịch vụ việc làm và các cơ sở đào tạo nghề xãhội

Trang 19

- Đã phát triển nhiều hình thức, trung tâm tổ chức giải quyết việc làmphong phú, đa dạng ở các địa phương, các ngành, các cấp, đơn vị cơ sở với

sự tham gia tích cực, chủ động của các tổ chức đoàn thể xã hội Đã xuất hiệnnhững nhân tố quan trọng góp phần tạo nhiều việc làm và chuyển dịch cơ cấulao động như: Doanh nghiệp vừa và nhỏ, kinh tế gia đình, kinh tế trang trại,chương trình sản xuất hàng tiêu dùng, nuôi trồng, đánh bắt, chế biến và xuấtkhẩu hải sản, làng nghề, dịch vụ

- Với kinh nghiệm hợp tác quốc tế về lao động, Đảng và Nhà nước đã cóchủ trương, chính sách và các cơ chế phù hợp về xuất khẩu lao động vàchuyên gia Xuất khẩu lao động và chuyên gia đã trở thành ngành kinh tế đốingoại đặc thù, giải quyết việc làm với thu nhập cao và nâng cao trình độ taynghề, tác phong công nghiệp cho 12 vạn lao động và chuyên gia

- Chương trình quốc gia giải quyết việc làm được triển khai thực hiện cókết quả với sự quan tâm của các ngành, các cấp, sự hưởng ứng tích cực củamọi tầng lớp nhân dân, các đoàn thể và bản thân người lao động Quỹ quốcgia giải quyết việc làm được hình thành từ năm 1992, tới nay đã có khoảng

2000 tỷ đồng, trong đó: 1350 tỷ đồng từ ngân sách Nhà nước, doanh nghiệpcho vay 4000 tỷ đồng, thu hút 3 triệu lao động, trong đó: 1,4 triệu đồng cóviệc làm mới và 1,6 triệu người có thêm việc làm Cả nước có khoảng 143trung tâm dịch vụ việc làm, hàng năm tư vấn việc làm và tư vấn nghề nghiệpcho 20 vạn người, giới thiệu và cung ứng 8 vạn lao động Triển khai Nghịquyết TW2 (khoá 8), công tác dạy nghề đã một bước chuyển đổi theo hướnggắn chặt với sản xuất và nhu cầu của thị trường lao động

Trong quy hoạch mạng lưới dạy nghề, cả nước tới nay đã có 154 trườngdạy nghề, 86 trung tâm dạy nghề, 320 Trung tâm KTTH HN - DN, 143 trungtâm dịch vụ việc làm và nhiều tổng công ty, doanh nghiệp, trường cao đẳng,trung học chuyên nghiệp có dạy nghề Quy mô đào tạo được mở rộng, số họcsinh được đào tạo nghề dài hạn đã tăng từ 80.000 (năm 1998) lên 150.000

Trang 20

(năm 2004) chưa kể khoảng nửa triệu người được đào nghề ngắn hạn.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được vẫn còn những mặt yếu kém và bấtcập chủ yếu là:

1 Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn còn cao,

cơ cấu và chất lượng lao động chuyển dịch còn chậm, năng suất lao độngthấp Sự chuyển biến nhận thức về lao động, việc làm chưa đồng bộ giữa cáccấp, các ngành, nhất là trong bố trí chiến lược, kế hoạch và đầu tư

2 Còn thiếu những chính sách đủ mạnh để khuyến khích đầu tư, huyđộng mọi nguồn lực, phát triển các thị trường (Trong đó có thị trường laođộng) để tăng trưởng kinh té và tạo mở việc làm Chế độ tiền lương, tiềncông và thu nhập chưa thể hiện sự công bằng trong phân phối và tôn vinh laođộng sáng tạo trọng dụng nhân tài, chưa trở thành động lực để người lao độngtoàn tâm, toàn ý với công việc và nâng cao chất lượng lao động

- Việc thực hiện chương trình, mục tiêu quốc gia về giải quyết việc làm

ở một số địa phương còn lúng túng, việc giải ngân quỹ quốc gia giải quyếtviệc làm còn chậm, hiệu quả của một số dự án tạo việc làm còn thấp

2.1.3 Sự cần thiết phải tạo việc làm cho lao động nông thôn

Ở nông thôn vấn đề cơ bản nhất cần phải giải quyết là nạn thiếu việclàm còn rất phổ biến và nghiêm trọng, việc làm kém hiệu quả và thu nhậpthấp dẫn đến đời sống thấp, một bộ phận lớn dân cư (khoảng 30%) còn trongtình trạng nghèo khổ Rõ ràng, về chiến lược cần phải tập trung giải quyếtviệc làm cho lao động khu vực nông thôn Hơn nữa, nếu giải quyết vấn đề laođộng và việc làm ở nông thôn cũng sẽ góp phần quan trọng giảm sức ép việclàm ở thành thị Để giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trong thờigian tới phải làm thay đổi và chuyển dịch cơ bản cơ cấu kinh tế và cơ cấu laođộng nông thôn theo hướng giảm dần số hộ thuần nông để giải phóng đất đai,khắc phục tình trạng bình quân đầu người diện tích đất nông nghiệp thấp nhưhiện nay

Trang 21

Đa dạng hoá ngành nghề, thực hiện người nào giỏi việc gì thì làm việc

ấy, trên cơ sở giao đất ổn định lâu dài cho các hộ gia đình, đồng thời bằng cơchế chính sách và luật pháp tập trung dần ruộng đất có điều kiện cho các hộgia đình có khả năng sản xuất kinh doanh nông nghiệp hàng hoá Đa dạnghoá việc làm và đa dạng hoá thu nhập phải trở thành hình thức phổ biến trongnông thôn, đặc biệt là phát triển mạnh mẽ việc làm phi nông nghiệp, xínghiệp nhỏ ở nông thôn

Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở Bắc Giang trong nhữngnăm tới phải khai thác thêm và sử dụng có hiệu quả đất hoang hoá thông quacác chương trình, khai thác các tiềm năng sẵn có, thực hiện trung tâm VAC.Cần đặc biệt tập trung xây dựng các dự án lấn biển, khai thác kinh tế biển.Các hướng trên phải kết hợp với các dự án di dân, xây dựng các vùng kinh tế,

xã hội, dân cư để phân bố lại lao động giữa các vùng và làm giảm sức ép vềviệc làm

2.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến giải quyết việc làm cho người lao động

* Nhân tố về điều kiện tự nhiên:

Không thể nào có sự thuận lợi trong giải quyết việc làm tại chỗ đối vớimột số bộ phận người lao động sống ở những nơi bất lợi (vùng núi cao, hảiđảo ) ở những nơi thuận lợi: Hạ tầng cơ sở phát triển, tài nguyên phong phú,

có nhiều dự án, nhiều chương trình kinh tế, xã hội đầu tư vấn đề giải quyếtviệc làm ở đây sẽ có điều kiện hơn

* Nhân tố liên quan đến chính sách vĩ mô:

- Nhóm chính sách chung có quan hệ và tác động đến việc mở rộng vàphát triển việc làm cho lao động toàn xã hội như: Chính sách tín dụng ưu đãi,chính sách đất đai, chính sách thuế,

- Nhóm chính sách khuyến khích phát triển lĩnh vực, hình thức và vùng

có khả năng thu hút được nhiều lao động trong cơ chế thị trường (Chính sáchphát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, chính sách phát triển khu vực phi kết

Trang 22

cấu, chính sách di dân và phát triển vùng kinh tế mới, chính sách đưa laođộng đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, chính sách di chuyển lao động vàhành nghề, chính sách phát triển các hình thức thanh niên xung phong xâydựng kinh tế và tạo việc làm, chính sách gia công xuất khẩu, chính sách khôiphục và phát triển các ngành nghề, làng nghề truyền thống )

- Các chính sách việc làm cho các đối tượng là người có công và chínhsách xã hội, đặc biệt khác

Chính sách việc làm thuộc hệ thống chính sách xã hội, song phươngthức và biện pháp giải quyết việc làm mang nội dung kinh tế, đồng thời liênquan đến những vấn đề thuộc về tổ chức sản xuất kinh doanh như: Tạo môitrường pháp lý, vốn, lựa chọn và chuyển giao công nghệ, cơ sở hạ tầng, thịtrường tiêu thụ Vì thế bất cứ chính sách kinh tế, xã hội của Nhà nước cũngảnh hưởng và tác động đến vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động

Ở Việt Nam nhiệm vụ của chương trình mục tiêu quốc về việc làm làphải góp phần hoàn thiện một hệ thống chính sách, đưa ra được các biện pháphữu hiệu, tiến hành các hoạt động đồng bộ, kết hợp lồng ghép với các chươngtrình khác, cùng với các hoạt động của các ngành, các cấp trong quá trìnhthực hiện chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của đất nước Chính sự tácđộng mạnh mẽ của một chương trình quốc gia liên quan trực tiếp đến vấn đềgiải quyết việc làm

* Nhân tố về dân số:

Dân số, lao động việc làm và nguồn nhân lực là yếu tố quyết định đến sựphát triển kinh tế xã hội của một đất nước Tăng trưởng dân số với tốc độ vàquy mô hợp lý là nguồn cung cấp nhân lực vô giá, nguồn lực con người đápứng nhu cầu đòi hỏi về nhân lực của nền kinh tế Tuy nhiên nhiều quốc gia đãgặp phải nhiều tình huống ngược lại Tăng trưởng dân số không phải là yếu tốtích cực mà lại là gánh nặng cho nền kinh tế Đó chính là giai đoạn mà pháttriển dân số quá nhanh, quy mô phát triển lớn vượt quá khả năng đáp ứng và

Trang 23

yêu cầu của xã hội.

Mức sinh, mức chết, cơ cấu giới, tuổi của dân số đều ảnh hưởng đến quy

mô của lực lượng lao động Nếu mức sinh cao dẫn đến giá tăng nhanh chóng

số lượng người trong độ tuổi lao động tương lai Mục tiêu của hầu hết cácnước là giảm thấp mức chết, gia tăng tuổi thọ Điều này cũng làm cho sốngười trong độ tuổi lao động tăng lên, sức khoẻ được cải thiện nên số người

có khả năng cung cấp sức lao động tăng

Ngoài ra vấn đề di dân và các dòng di dân, đặc biệt là di dân từ nôngthôn ra đô thị gây ra các áp lực kinh tế, xã hội và chính trị còn nguy hiểm hơn

so với tỷ lệ gia tăng dân số nhanh chóng Quá trình đô thị hoá gây ra hậu quảtrực tiếp đến vấn đề việc làm, để có thể thu hút hết số lao động này, cần phảinhanh chóng tạo ra một số lượng lớn chỗ làm việc Một vấn đề khác là chấtlượng của số lao động này về học vấn, đào tạo, trình độ nghề nghiệp khôngđáp ứng được với yêu cầu công việc trong khu vực đô thị Do vậy họ có thểgiao nhập đội quân lao động có chất lượng thấp được đặc trưng bởi tỷ lệ thấtnghiệp và thiếu việc làm cao

Trong nhiều kế hoạch phát triển, việc khống chế mức gia tăng dân sốđược gắn với vấn đề giảm áp lực đối với việc làm Vấn đề dân số thườngđược gắn liền với vấn đề sử dụng nguồn lao động và giải quyết việc làm.Nhìn chung, giảm tỷ lệ gia tăng dân số cũng có nghĩa là có sự đầu tư cao hơnvào các lĩnh vực giáo dục, sức khoẻ và các dịch vụ xã hội Do vậy nâng caochất lượng nguồn lao động, tạo cơ hội cho người lao động đặc biệt là phụ nữvào các hoạt động kinh tế

* Nhân tố về môi trường sinh thái:

Giải quyết việc làm vừa là nhiệm vụ bức xúc vừa là chiến lược lâu dài.Vấn đề đặt ra là phải bảo đảm cho môi trường nhân tạo hoà hợp với môitrường thiên nhiên, xem đây là một mục tiêu chính quan trọng trong giảiquyết việc làm

Trang 24

* Nhân tố về vấn giáo dục định hướng nghề nghiệp và khoa học công nghệ:

- Về giáo dục định hướng nghề nghiệp

Tiềm năng kinh tế của một đất nước phụ thuộc vào trình độ khoa học,công nghệ của đất nước đó Trình độ khoa học, công nghệ lại phụ thuộc vàocác điều kiện giáo dục Đã có rất nhiều bài học thất bại, khi một nước nào đó

sử dụng công nghệ ngoại nhập tiên tiến, trong khi tiềm năng khoa học côngnghệ trong nước còn rất non yếu Sự non yếu thể hiện ở chỗ: Thiếu cácchuyên gia giỏi về khoa học công nghệ và quản lý, thiếu đội ngũ kỹ thuậtviên và công nhân lành nghề và tất yếu đã không thể ứng dụng được các côngnghệ mới Không có sự lựa chọn nào khác, hoặc là đào tạo các nguồn nhânlực quý giá cho đất nước phát triển, hoặc phải chịu tụt hậu so với các nướckhác

Giáo dục - đào tạo giúp cho người lao động có đủ tri thức, năng lực, sẵnsàng đáp ứng mọi yêu cầu của công việc và rõ ràng, người lao động qua quátrình đào tạo sẽ có nhiều cơ hội để thực hiện các công việc mà xã hội phâncông sắp xếp

Trong quá trình giáo dục phải gắn chặt với vấn đề Hướng học vàHướng nghiệp Tất cả mọi con người đều được đi học, nếu vấn đề Hướngnghiệp được triển khai sớm thì đại bộ phận dân số sẽ được hưởng lợi docông tác Hướng nghiệp đem lại, sẽ giúp cho mọi người dễ dàng tìm đượcnghề phù hợp ngay từ đầu

- Về khoa học công nghệ:

Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần cùng với việc mở rộnghợp tác liên doanh với các nước cũng như sự phát triển của công nghệ đã làmbiến đổi cơ cấu đội ngũ lao động

Trong nền kinh tế phát triển, người lao động muốn thích ứng với cáccông việc xã hội yêu cầu, trước hết họ phải là những người được trang bị nhấtđịnh về khoa học công nghệ Tuy nhiên trong thực tế ở những nước sản xuất

Trang 25

kém phát triển thường có sự mâu thuẫn: Nếu công nghệ sản xuất tiên tiến, vớicác dây chuyền sản xuất tự động hoá, chuyên môn hoá cao thì trình độ ngườilao động chưa bắt kịp thời dễ dẫn đến trình trạng một bộ phận người lao động

bị gạt ra khỏi quá trình sản xuất kinh doanh Vì thế, bên cạnh công việc đàotạo nâng cao trình độ lành nghề cho người lao động, vấn đề lựa chọn áo dụngmức độ công nghệ nào trong dây chuyền sản xuất kinh doanh, phải tính toánrất kỹ, bởi lẽ: Chính sách khoa học công nghệ có tác động mạnh mẽ đến vấn

đề giải quyết việc làm cho người lao động

2.1.5 Nội dung cơ bản đánh giá kết quả quá trình HN – DN và tạo việc làm

*Khái niệm về hiệu quả

Theo quan niệm của các nhà kinh tế thì hiệu quả có thể được hiểu là

phạm trù kinh tế phản ánh của chất lượng của quá trình lao động sản xuất, nóđược xác định bằng cách so sánh kết quả thu được với những chi phí bỏ ra

- Kết quả là đại lượng vật chất được tạo ra do mục đích của con người,

được biểu hiện bằng nhiều chỉ tiêu, nhiều nội dung tùy thuộc vào từng trườnghợp cụ thể xác định

- Đánh giá chất lượng hoạt động là nội dung của đánh giá hiệu quả, kết

quả trên phạm vi toàn xã hội, các chi phí bỏ ra để thu được kết quả là chi phílao động xã hội Vì vậy bản chất của hiệu quả chính là hiệu quả lao động xãhội được xác định bằng tương quan so sánh giữa kết quả hữu ích thu đượcvới lượng hao phí lao động mà xã hội bỏ ra

*Phân loại hiệu quả

Theo yếu tố cấu thành thì người ta phân hiệu quả thành 3 loại:

- Hiệu quả kỹ thuật: là khối lượng sản phẩm có thể đạt được trên 1 đơn

vị chi phí đầu vào hay 1 nguồn lực được sử dụng vào hoạt động sản xuất kinhdoanh

- Hiệu quả phân bổ: là chỉ tiêu hiệu quả trong các yếu tố giá thành sảnphẩm, giá đầu vào hoặc phần tăng thêm của chất lượng qua một quá trình đào

Trang 26

tạo Nó phản ánh giá trị tăng thêm trên 1 đơn vị chi phí bỏ ra.

- Hiệu quả kinh tế là hiệu quả đạt được khi có cả 2 hiệu quả kỹ thuật vàhiệu quả phân bổ, nó được xác định bằng tích số của 2 hiệu quả trên

Theo mức độ khái quát người ta chia hiệu quả thành 3 loại :

- Hiệu quả kinh tế: Phản ánh mối tương quan giữa kết quả thu được vềkinh tế và chi phí mà hoạt động bỏ ra Hiệu quả kinh tế đánh giá chủ yếu vềmặt hoạt động kinh tế

- Hiệu quả xã hội : Phản ánh mối tương quan giữa kết quả thu được màhoạt động đem lại với chi phí hoạt động xã hội bỏ ra Loại hình kết quả nàydùng để đánh giá về mặt xã hội mà hoạt động đem lại

- Hiệu quả môi trường: Phản ánh mối tương quan giữa kết quả thu được

và chi phí hoạt động bỏ ra để thu được kết quả đó Chỉ tiêu này nhằm đánhgiá những lợi ích kinh tế xã hội mà hoạt động đem lại nhằm tạo ra một môitrường bề vững lâu dài

Căn cứ vào phạm vi của hiệu quả người ta chia hiệu quả ra làm 4 loại:

- Hiệu quả kinh tế quốc dân

- Hiệu quả kinh tế vùng - lãnh thổ

- Hiệu quả kinh tế của các ngành

- Hiệu quả kinh tế của các yếu tố tham gia hoạt động

Căn cứ vào đối tượng nghiên cứu người ta chia hiệu quả thành rất nhiềuloại ứng với từng đối tượng (Ví dụ: hiệu quả của hoạt động hướng nghiệp;hiệu quả của hoạt động dạy nghề; hiệu quả của hoạt động liên kết đào tạo )

* Ý nghĩa của hiệu quả

- Hiệu quả là một phạm trù kinh tế, là việc phản ánh chất lượng của quátrình hoạt động, nó cho phép đánh giá hoạt động có kết quả hay không, đócũng là tiêu chí của mọi hoạt động Theo quan niệm của các nhà kinh tế thìmục tiêu của họ là tối đa hoá lợi nhuận, việc nâng cao hiệu quả hoạt độngcũng đồng nghĩa với việc phát triển kinh tế về chiều sâu Nguồn lực của xã

Trang 27

hội là hữu hạn mà lại đòi hỏi một lượng sản phẩm mà xã hội tạo ra phải cógiá trị sử dụng cao với mức hao phí xã hội là thấp nhất thì cả xã hội cùng cólợi Như vậy hiệu quả kinh tế luôn có ý nghĩa lớn trong xã hội nó đóng vai tròTrung tâm của mọi cấp, mọi ngành trong mọi lĩnh vực, mọi tập thể, mọi cánhân đều phải quan tâm đến.

- Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và xu hướng toàn cầu hoá hiệnnay nếu chỉ đánh giá hiệu quả bằng việc tính được tỷ xuất lợi nhuận vế mặtkinh tế mà không chú ý đến hiệu quả về mặt môi trường và xã hội thì hiệuquả đó chắc chắn không được bền vững Nếu chỉ tính đến hiệu quả đạt đượccho xã hội và hiệu quả cho môi trường mà không tính đến hiệu quả kinh tế thìđơn vị khó mà tồn tại và phát triển được Vì vậy việc xác định đúng đắn và đầy

đủ khái niệm về hiệu quả phải đứng trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - LêNin và luận điểm của lý thuyết hệ thống "Bản chất của hiệu quả chính là sựbiểu hiện của trình độ tiết kiệm thời gian, trình độ sử dụng các nguồn lực, khi

đó ta có thể coi hiệu quả được xác định trong mối quan hệ so sánh tối ưu giữakết quả thu được và lượng chi phí bỏ ra trong các điều kiện giới hạn về nguồnlực" (Luận văn tốt nghiệp đại học của Hoàng Đình Trà, năm 2004, ngườihướng dẫn GS, TS Tô Dũng Tiến, Trường Đại học Nông nghiệp I - Hà Nội)

- Có nhiều hiệu quả khác nhau ứng với mỗi cách phân loại (như đã kểtrên) tuy nhiên chúng đều có một điểm chung thống nhất là hiệu quả bộ phậnđều phục vụ cho hiệu quả chung Muốn nâng cao hiệu quả chung phải nângcao hiệu quả từng bộ phận

- Về thời gian, hiệu quả phải đảm bảo được cả lợi ích trước mắt và lâudài, tức là hiệu quả đạt được ở từng thời kỳ, từng giai đoạn không làm ảnhhưởng xấu đến hiệu quả của thời kỳ của giai đoạn tiếp theo

- Về mặt không gian, hiệu quả hoạt động của một đơn vị chỉ đạt đượcmột cách toàn diện khi hiệu quả đó không làm ảnh xấu đến hiệu quả chungcủa toàn ngành, toàn nền kinh tế quốc dân, toàn xã hội

Trang 28

Tuy nhiên, đôi khi hiệu quả các đơn vị bộ phận có thể mâu thuẫn vớinhau tức là hiệu quả của bộ phận này làm ảnh hưởng đến hiệu quả của bộphận khác, để nâng cao hiệu quả chung thì phải xét đến tính ưu tiên cho từngmục đích trong từng giai đoạn cụ thể.

* Phương pháp chung xác định hiệu quả

- Phương pháp chung xác định hiệu quả kinh tế là xuất phát từ bản chấtcủa hiệu quả, đó là mối quan hệ giữa các yếu tố đầu vào và đầu ra hay giữachi phí và kết quả thu được

Có 4 công thức cơ bản để xác định hiệu quả:

+) Q : là lượng tăng thêm của kết quả

+) C : là lượng tăng thêm của chi phí

- Kết quả là đại lượng vật chất được tạo ra do mục đích của con người,

được biểu hiện bằng nhiều chỉ tiêu, nhiều nội dung tùy thuộc vào hiệu quảcủa từng trường hợp cụ thể mà xác định

- Đánh giá chất lượng hoạt động là nội dung của đánh giá hiệu quả, kết

quả trên phạm vi toàn xã hội, các chi phí bỏ ra để thu được kết quả là chi phílao động xã hội Vì vậy bản chất của hiệu quả chính là kết quả lao động xã

hội được xác định bằng tương quan so sánh giữa kết quả hữu ích thu được

với lượng hao phí lao động mà xã hội bỏ ra.

2.1.6 Các khái niệm cơ bản

2.1.6.1 Hướng nghiệp – Dạy nghề

Trang 29

khác biết cách lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai, mức độ cao của hướngnghiệp là giáo dục hướng nghiệp (GDHN).

- Giáo dục hướng nghiệp là hệ thống các hoạt động của chương trìnhsinh hoạt hướng nghiệp (SHHN) trong nhà trường phổ thông, nhằm cung cấpcho học sinh những thông tin về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địaphương, của đất nước, nhu cầu sử dụng lao động, sự đa dạng của thế giớinghề nghiệp, đặc điểm hoạt động của một số ngành nghề cơ bản và nhữngyêu cầu của chúng đối với người lao động, trên cơ sở đó giúp học sinh biếtđánh giá đúng năng lực của bản thân để chọn nghề nghiệp cho tương lai (Tàiliệu SHHN, THPT tháng 8/2000 của Trung tâm LĐ-HN Bộ GD & ĐT, trang2)

- Nghề : là thuật ngữ để chỉ mọi hình thức lao động, là mọi việc làmtheo sự phân công của xã hội Con người thông qua việc hành nghề để kiếmsống nhằm duy trì bản thân và xây dựng đất nước Nghề nằm trong mộtngành hay một nhóm nghề nào đó Nghề được sinh ra, phát triển trong sựphát triển tiến bộ của xã hội, có những nghề ra đời và phát triển lâu dài thì trởthành nghề truyền thống, đồng thời cũng có những nghề mới du nhập do tiến

bộ của KHKT đem lại (Tài liệu SHHN, THPT tháng 8/2000 trang 74) Nghề

có 3 cấp độ khác nhau: bán lành nghề, lành nghề và lành nghề ở trình độ cao.Bán lành nghề là được trang bị một phần kiến thức và kĩ năng của một nghềvới các công việc đơn giản, quen thuộc lặp đi lặp lại nhiều lần trong một phầnnhất định, khi phối hợp với các công việc khác cần có sự hướng dẫn và giámsát của những người có trình độ cao hơn Lành nghề là được trang bị kiếnthức và kĩ năng nghề ở diện rộng chuyên môn sâu, có khả năng đảm bảođược công việc phức tạp của nghề, biết phát hiện và sửa chữa những trục trặc

kĩ thuật, có khả năng đưa ra một số sáng kiến cải tiến đơn giản trong phạm vihẹp, có khả năng kiểm tra, hướng dẫn người khác một số công việc ở mức độphức tạp trung bình, có tính độc lập và chịu trách nhiệm cá nhân cao Lành

Trang 30

nghề ở trình độ cao là được trang bị kiến thức chuyên môn vững vàng, kĩnăng thành thạo, có khả năng tự vận hành được các thiết bị hiện đại và tự sử

lý được các tình huống phức tạp, đa dạng trong một dây truyền lao động, đọc

và vẽ được hầu hết các bản vẽ kĩ thuật, các sơ đồ phức tạp trong nghề, có khảnăng lãnh đạo một nhóm, một tổ về chuyên môn nghề nghiệp, giám sát vàquản lý tốt các lao động bán lành nghề, lành nghề, có tính độc lập và chịutrách nhiệm cá nhân cao trong công việc

- Dạy nghề: là những hoạt động giúp cho người học có được các kiếnthức về lý thuyết và kĩ năng thực hành một số nghề nào đó để sau một thờigian nhất định người học có thể đạt được một trình độ để tự hành nghề, tìmviệc làm hoặc tiếp tục học tập nâng cao tay nghề theo những chuẩn mực mới.Dạy nghề có 3 giai đoạn cơ bản :

+ Dạy nghề cho người chưa biết gì về nghề trở thành người bán lànhnghề

+ Dạy nghề cho người bán lành nghề trở thành người lành nghề (trong

- Lực lượng lao động bao gồm toàn bộ những người từ 15 tuổi trở lênđang có việc làm hoặc không có việc làm, nhưng có nhu cầu làm việc và sẵnsàng làm việc

- Nguồn lao động là toàn bộ dân số trong độ tuổi trừ đi những ngườitrong độ tuổi này hoàn toàn mất khả năng lao động Theo quy định của Tổng

Trang 31

cục thống kê khi tính toán cân đối nguồn lao động xã hội, nguồn lao độnggồm những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động và nhữngngười ngoài tuổi lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân + Số lượng lao động: Là toàn bộ những người trong độ tuổi lao động cókhả năng lao động ở nước ta theo quy định của Bộ Luật lao động người trong

độ tuổi lao động là: Nam từ 15 - 60 tuổi; Nữ từ 15 - 55 tuổi

+ Chất lượng lao động: Thể hiện qua trình độ lành nghề, hiểu biết, vậndụng khoa học - kỹ thuật, sức khoẻ

2.6.1.3 Việc làm

- Việc làm được hiểu là những hành động cụ thể, những công việc cụ thểđược giao cho làm và được trả công để sinh sống Trước đây việc làm phảigắn với một nghề nào đó hoàn chỉnh, gắn với quan niệm: " Nhất nghệ tinh,nhất thân vinh" nghĩa là giỏi một nghề đủ làm cho cả một đời vinh hiển Naykhái niệm việc làm có những thay đổi theo hướng linh hoạt và rộng rãi hơn:việc làm nhiều khi chỉ gắn với một công việc, một phần công việc hoặc một

số kĩ năng lao động của một nghề nào đó , miễn là qua hoạt động cụ thể,người lao động có thể hoàn thành nhiệm vụ và kiếm tiền để đảm bảo cuộcsống Xu thế mới đa nghề hoặc giỏi 1 nghề biết nhiều nghề đang được nhiềungười lao động phát huy, trên thực tế đã giúp cho việc tìm kiếm công ăn việclàm của nhiều người được dễ dàng hơn, giúp họ dễ dàng thích nghi với việc

di chuyển nghề nghiệp khi thị trường lao động có sự thay đổi Nghề và việclàm có mối quan hệ mật thiết với nhau: giỏi nghề đồng nghĩa với dễ tìm việclàm, người giỏi nghề không những đem lại thu nhập cao cho bản thân mà cònđược xã hội tôn vinh, ca ngợi; việc làm ngoài việc kiếm sống còn đem lạiphẩm chất, nhân cách cho con người (Tài liệu Trung tâm LĐ-HN Bộ GD &

ĐT, trang 76, 77)

Để có thể đề ra được một chính sách giải quyết việc làm đúng đắn trướchết phải làm rõ khái niệm về việc làm

Trang 32

Khái niệm việc làm không phải là vấn đề mới, nhiều nhà kinh tế học đãnêu lên quan điểm của họ về khái niệm việc làm Tuy nhiên hiểu thế nào làviệc làm, điều này đang có một số quan điểm khác nhau.

Theo tổ chức lao động quốc tế (ILO) thì: Việc làm là những hoạt độnglao động được trả công bằng tiền và bằng hiện vật

- Quan điểm xem xét việc làm như một tế bào, một đơn vị nhỏ nhất phânchia từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thì cho rằng: Việc làm là mộtphạm trù để chỉ trạng thái phù hợp giữa sức lao động và tư liệu sản xuất, hoặcnhững phương tiện để sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần của xã hội

- Trước đây, trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp,người lao động được coi là có việc làm và được xã hội thừa nhận, trân trọng

là người làm việc trong thành phần kinh tế quốc doanh, khu vực Nhà nước vàkinh tế tập thể Trong cơ chế đó, Nhà nước bố trí việc làm cho người laođộng Do đó trong xã hội không thừa nhận có hiện tượng thất nghiệp, thiếuviệc làm, lao động dôi dư, việc làm không đầy đủ Ngày nay người lao động

có quyền làm việc cho bất cứ người sử dụng lao động nào mà pháp luậtkhông ngăn cấm

- Điều 13 Chương II Bộ Luật Lao động của nước Cộng hoà xã hội chủnghĩa Việt Nam quan niệm rằng: "Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thunhập không bị pháp luật ngăn cấm đều được thừa nhận là việc làm",

2.1.6.4 Trung tâm HN – DN và tạo việc làm cho người lao động

Cùng có 2 chức năng và nhiệm vụ cơ bản là hướng nghiệp và dạy nghề,đến thời điểm tháng 5 năm 2009 toàn quốc 487 mô hình Trung tâm HN - DNcấp huyện thị Tuỳ từng những lý do khác nhau, mà tên gọi của các Trungtâm này có sự khác nhau, cụ thể có 5 loại tên gọi cho mô hình này :

1 Trung tâm KTTH - HN : là cơ sở giáo dục thuộc cấp trung học phổthông Trung tâm KTTH - HN có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoảnriêng (Điều 1 quy chế Trung tâm KTTH - HN, ban hành kèm theo quyết định

Trang 33

số 25/2000/QĐ - BGD & ĐT) Chức năng chính của Trung tâm KTTH - HN :

là hướng nghiệp

2 Trung tâm dạy nghề : là cơ sở đào tạo nghề ngắn hạn thuộc hệ thốngđào tạo quốc dân do các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị, tổ chức xãhội, các cá nhân hay một nhóm người lập ra, hoạt động theo quy định củaluật pháp nhằm đào tạo nghề, bổ túc, bồi dưỡng nghề cho người lao động.TTDN là đơn vị sự nghiệp có thu, có tư pháp pháp nhân, có tài khoản và condấu riêng (Điều 1 quy chế TTDN, ban hành kèm theo Quyết định 776/ QĐ -BLĐ - TBXH) Chức năng chính của Trung tâm dạy nghề : là dạy nghề

3 Trung tâm KTTH - HN - DN : là một Trung tâm vừa có chức năngcủa Trung tâm KTTH - HN, vừa có chức năng của Trung tâm DN Nghĩa làTrung tâm KTTH - HN - DN đồng thời có 2 chức năng cơ bản là hướngnghiệp và dạy nghề (Cả nước có 223 Trung tâm có cùng có tên gọi là Trungtâm KTTH - HN - DN; toàn tỉnh Bắc Giang có 6 Trung tâm KTTH - HN -

DN ở 5 huyện và thành phố; ở huyện Hưng Hà hiện tại có một Trung tâm làTrung tâm KTTH - HN - DN, Trung tâm này đồng thời có 2 chức năng chính

là hướng nghiệp và dạy nghề)

4 Trung tâm hướng nghiệp - dạy nghề là tên gọi tắt của Trung tâmKTTH - HN - DN

5 Trung tâm hướng nghiệp - giáo dục thường xuyên : là Trung tâm vừa

có chức năng hướng nghiệp cho học sinh phổ thông, vừa có chức năng dạy bổtúc Trung học phổ thông

2.7.1.5 Người tham gia sinh hoạt hướng nghiệp và dạy nghề

- Theo khung chương trình mới của Bộ GD & ĐT thì tất cả các học sinhlớp 9, học sinh lớp 10, 11, 12 đều phải tham gia SHHN, vậy người tham giaSHHN là tất cả các học sinh ở 4 khối kể trên

- Bình quân mỗi huyện thị có 1 mô hình Trung tâm Hướng nghiệp, đây

là địa chỉ duy nhất trên địa bàn mỗi huyện để người dân đến tìm hiểu các

Trang 34

thông tin về thế giới nghề nghiệp, các cán bộ ở đây phải giúp họ định hướngđược nghề nghiệp của mình Vì vậy có thể hiểu tất cả nhưng ai tham gia tìmhiểu thị trường lao động, nghĩa là đang tham gia vào chương trình Hướngnghiệp.

Khái niệm về người học nghề : Mọi công dân Việt Nam có nguyệnvọng, có nhu cầu học nghề và có đầy đủ điều kiện theo quy định đều đượcđăng ký dự tuyển vào học nghề Người học nghề ở tất cả các hệ đào tạo dàihạn, ngắn hạn trong trường dạy nghề, trong trung tâm dạy nghề gọi là họcsinh (điều 15 quy chế Trung tâm dạy nghề)

2.2 Cơ sở thực tiễn

2.2.1 Vài nét về tình hình HN – DN trên thế giới

Hoạt động HN - DN đã được thế giới chú trọng từ rất lâu, nhiều nướctrên thế giới có lịch sử phát triển về hoạt động này hàng trăm năm, họ đã tíchluỹ được rất nhiều kinh nghiệm cho công dân của nước mình

- Ở Cộng hoà Liên Bang Đức: Văn bản sớm nhất còn lưu lại đến nay vềviệc đào tạo nghề là "Quy chế công nhân của Kohn" năm 1812 Đến năm

1821 xuất hiện gian xưởng công nhân đầu tiên

- Ở Mỹ: Năm 1862 chính phủ liên bang đã đề ra quy định cho các họcviên đào tạo kĩ thuật nông nghiệp và cơ khí Trong thập kỷ 60 của thế kỷ XXquốc hội mỹ đã 4 lần thông qua luật tăng cường giáo dục chuyên nghiệp.Trong những thập kỉ gần đây các nước phát triển trên thế giới đầu tư chocông tác dạy nghề với tỷ lệ ngân sách của Nhà nước rất cao Họ đều ý thức rõđược rằng đầu tư cho đào tạo dạy nghề là đầu tư cho đào tạo phát triển, vàthực tế đã chứng minh những nước nào chú trọng đến việc bồi dưỡng dạynghề thì nền kĩ thuật khoa học ở nước đó phát triển mạnh mẽ Nhật Bản,Trung Quốc là những ví dụ điển hình trong việc đưa đất nước phát triển trởthành những cường quốc mạnh trên thế giới là do chú trọng đến phát triểnnghề nghiệp cho công dân

Trang 35

2.2.2 Vài nét về tình hình HN – DN trong nước

Dưới thời Pháp thuộc, nước ta đã có hệ thống trường Cao đẳng để ngăn

cản phong trào xuất dương du học và hệ thống các trường trung cấp, sơ cấp kĩnghệ để dạy các ngành nghề dưới sự bảo trợ của thực dân Pháp

Khi cách mạng Tháng Tám thành công, Chính phủ đã chú trọng đếncông tác xoá mù chữ và đào tạo nghề

Tháng 3 năm 1951 thành lập vụ GDCN theo nghị định 346

Tháng 8 năm 1952 chính phủ đã thông qua chính sách GD chuyên nghiệp Năm 1969 thành lập Tổng cục đào tạo công nhân kỹ thuật

Năm 1978 thành lập Cục dạy nghề

Năm 1984 ban hành Quy chế trường nghề

Theo danh mục đào tạo 1985 cả nước có 396 nghề, việc đào tạo nghềtrong các trường chính quy là đảm bảo chuẩn về lý thuyết và thực hành đểđáp ứng hành nghề trước mắt và có tiềm năng phát triển nghề trong tương lai.Năm 1986 có quy chế TTDN quận, huyện và ban hành danh mục mới vềđào tạo nghề

Năm 1987 Tổng cục dạy nghề sát nhập với Bộ đại học, trung họcchuyên nghiệp

Năm 1990 Bộ ĐH THCN và DN sát nhập với Bộ GD thành Bộ GD &

ĐT, từ đó đào tạo nghề được đa dạng hoá, được gắn bó mật thiết trong hệthống GDQD

Ngày 23/6/1994 Quốc hội khoá IX đã thông qua Luật lao động, Luật này

có hiệu lực từ ngày 01/10/1995 Trong bộ luật có 8 điều (Từ điều 40 - 47)quy định chi tiết về vấn đề dạy nghề, học nghề, đào tạo lại bổ túc, bồi dưỡngnghề cho người lao động

Luật giáo dục ngày 02/12/1998 có 6 điều(từ điều 32 - 37) về giáo dụcchuyên nghiệp và dạy nghề

Ngày 11/7/2000 Bộ trưởng Bộ GD & ĐT ban hành quyết định số

Trang 36

25/2000/QĐ - BGD & ĐT về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt độngcủa Trung tâm KTTH - HN.

Ngày 09/01/2001 Chính phủ có nghị định số 02/2001/NĐ - CP quy địnhchi tiết việc thi hành bộ Luật lao động và Luật giáo dục về dạy nghề

Ngày 9 tháng 8 năm 2001 Bộ LĐ TBXH có quyết định 775/2001/QĐ BLĐ - TBXH ban hành Điều lệ trường dạy nghề Cũng trong ngày này Bộ

-LĐ - TBXH có quyết định số 776/2001/QĐ - B-LĐ - TBXH ban hành quy chế

tổ chức và hoạt động của Trung tâm dạy nghề

Ngày 14/6/2005 tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XI đã thông qua luật

GD, luật này có hiệu lực từ ngày 01/01/2006 Trong đó luật đã quy định chitiết về mục tiêu giáo dục phổ thông Điều 27 trong ý 3 có ghi rõ:" GD THCSnhằm giúp cho học sinh có những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật hướngnghiệp để tiếp tục học THPT, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống;trong ý 4: "GD THPT nhằm giúp cho học sinh có những hiểu biết thôngthường về kỹ thuật hướng nghiệp, có đủ điều kiện để phát huy năng lực cánhân lựa chọn hướng đi tiếp tục học ĐH, trung cấp, học nghề hoặc đi vàocuộc sống lao động"

Hệ thống trường dạy nghề của nước ta chia làm 2 tuyến chính:

- Tuyến các Bộ, các ngành

- Tuyến các tỉnh, thành phố

Hệ thống quản lý giáo dục chuyên nghiệp là một hệ thống có phân cấpsong sự phân cấp và phối hợp giữa các Bộ ngành với các cơ sở GD địaphương trong cơ chế mới còn chưa được phù hợp Nhà nước đã có chính sáchchuyển trường nghề về địa phương, chính sách này có tác dụng tích cực trongviệc địa phương hóa dạy nghề

Trong những năm qua các trường dạy nghề của địa phương đã cung cấpđược rất nhiều nhân lực cho các thành phần kinh tế Theo tài liệu của Trungtâm LĐ-HN Bộ GD & ĐT, đến tháng 5 năm 2008 toàn quốc có 487 Trung

Trang 37

tâm có tham gia hoạt động HN DN Trong đó có 223 Trung tâm KTTH

-HN - DN đặt tại các quận huyện và 242 trường nghề thuộc sự quản lý của các

Bộ, ngành cùng hàng ngàn lớp dạy nghề tư nhân hoặc các cơ sở sản xuất cótham gia đào tạo nghề ở nhiều cấp độ khác nhau

Việc dạy nghề ngắn hạn ở các Trung tâm dạy nghề quận, huyện hoặccác lớp dạy nghề mở rộng là tập trung vào dạy thực hành với mục tiêu thựchành cụ thể, hành nghề ở diện hẹp và đáp ứng ngay với nhu cầu tìm việc làmcủa người lao động trong giai đoạn trước mắt

Xu thế giao thoa giữa Giáo dục phổ thông và Giáo dục nghề nghiệp sẽđưa tới việc học nghề ngay từ các lớp phổ thông, nhằm sớm định hướng chothế hệ trẻ đi vào nghề nghiệp theo sự phát triển năng lực của mỗi người.Cũng theo số liệu của Trung tâm LĐ-HN Bộ GD & ĐT, trong năm học

2007 - 2008, toàn quốc có 2.744 giáo viên làm công tác hướng nghiệp và dạynghề tại các Trung tâm quận, huyện ; trong đó có 13 thạc sỹ, 1268 đại học,

983 cao đẳng và 486 trung cấp và các trình độ khác Có 217 giáo viên đạtdanh hiệu giáo viên giỏi cấp tỉnh - thành phố và 796 giáo viên giỏi cấp quận,huyện

Về tình hình đầu tư cơ sở vật chất của Trung tâm KTTH - HN - DNtrong toàn quốc trong năm học 2006 - 2007:

- Xây dựng cơ bản 36 tỷ 376 triệu đồng

- Bổ sung trang thiết bị là 16.375 triệu đồng, tiêu biểu là Trung tâmKTTH - HN - DN số 4 Hà Nội : xây dựng cơ bản là 4, 6 tỷ, cộng với 200triệu bổ xung thiết bị ; Trung tâm KTTH - HN - DN Vĩnh Phúc xây dựng là

1, 5 tỷ và 400 triệu mua sắm trang thiết bị; Trung tâm KTTH - HN - DN HảiPhòng 3 xây dựng là 1, 1 tỷ và 300 triệu mua sắm trang thiết bị

Từ năm 2007 - 2008 Bộ GD & ĐT đã ban hành đầy đủ khung chươngtrình hướng nghiệp cho học sinh từ lớp 9 đến lớp 12 Đồng thời bộ cũng đang

tích cực triển khai và nhân rộng trung tâmtrường THPT KT

Trang 38

2.2.3 Vài nét về các trung tâm HN – DN trong nước

* Về tình hình phát triển

Đầu những năm 80, sau khi có Quyết định 126/CP ngày 19/3/1981 củaChính phủ "Về công tác hướng nghiệp trong trường phổ thông và việc sửdụng hợp lý HS phổ thông cơ sở và phổ thông trung học tốt nghiệp ratrường", yêu cầu đẩy mạnh hoạt động giáo dục lao động, kĩ thuật tổng hợp vàhướng nghiệp được đặt ra cho ngành giáo dục nhằm trang bị cho học sinhnhững kiến thức, kĩ năng lao động cần thiết để sẵn sàng bước vào cuộc sốnglao động sau khi tốt nghiệp phổ thông Để đáp ứng yêu cầu trên, theo sángkiến của Bộ Giáo dục, 20 Trung tâm KTTH-HN-DN đầu tiên đã được thànhlập với sự đầu tư về trang thiết bị của UNICEF nhằm mục đích chủ yếu làdạy nghề phổ thông cho HS các trường phổ thông trên địa bàn

Theo Quyết định số 25/2000/QĐ-BGF&ĐT ngày 11 tháng 7 năm 2000của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế về tổ chức

và hoạt động của Trung tâm KTTH-HN, Trung tâm KTTH-HN là cơ sở giáodục thuộc cấp trung học phổ thông, có những nhiệm vụ và quyền hạn sauđây:

1 Dạy kỹ thuật (công nghệ), dạy nghề phổ thông và tư vấn hướngnghiệp cho học sinh trung học phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyêntheo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

2 Bồi dưỡng giáo viên dạy kỹ thuật các trường trung học phổ thông vềgiáo dục kỹ thuật tổng hợp, hướng nghiệp;

3 Tổ chức lao động sản xuất và dịch vụ kỹ thuật phục vụ giáo dục đào tạo;

4 Nghiên cứu ứng dụng các đề tài khoa học về giáo dục kỹ thuật tổnghợp, hướng nghiệp dạy nghề cho học sinh phổ thông; thử nghiệm, ứng dụng

và chuyển giao công nghệ mới phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địaphương;

5 Mở lớp dạy nghề cho thanh thiếu niên và các đối tượng khác khi địa

Trang 39

phương có nhu cầu và trung tâm KTTH-HN có điều kiện.

Trải qua 27 năm hoạt động theo các nhiệm vụ trên, hệ thống Trung tâmKTTH-HN đã có những bước phát triển đáng kể về mặt số lượng, quy mô vàphương thức hoạt động, góp phần tích cực vào việc thực hiện mục tiêu giáodục kĩ thuật, hướng nghiệp và dạy nghề cho HS phổ thông

cơ chế hoạt động có nhiều khó khăn nên có sự chững lại Vì vậy, cho đếnnay, mặc dù đã có nhiều cố gắng để củng cố và phát triển hệ thống Trung tâmKTTH-HN nhưng vẫn chỉ dừng ở mức hơn 300 Trung tâm Số Trung tâmKTTH-HN phân bố không đồng đều ở các địa phương ở phía Bắc, bên cạnhmột số tỉnh, thành phố đã phủ kín Trung tâm KTTH-HN ở các huyện, thị nhưBắc Giang thì có những tỉnh chỉ có 1 - 2 Trung tâm như Điện Biên, Sơn La,Lào Cai Tại khu vực phía Nam cũng vậy Chỉ tính riêng Thành phố Hồ ChíMinh đã có 22 Trung tâm KTTH-HN (hầu hết các quận, huyện có Trung tâmKTTH-HN)

Trong thời điểm hiện tại, ở một số tỉnh trung tâm KTTH-HN đã đổi tênthành trung tâm GDTX-HN hoặc chuyển thành trường trung cấp kinh tế - kỹthuật nhưng vẫn thực hiện nhiệm vụ hướng nghiệp dạy nghề cho HS phổ thông

và hướng nghiệp dạy nghề giới thiệu việc làm cho các đối tượng khác khi địa

Trang 40

phương có nhu cầu.

* Về quy mô hoạt động

Vào đầu những năm 80, số nghề dạy ở các trung tâm chỉ bó hẹp từ 6

-8 nghề, tập trung vào các nghề công nghiệp và nghề thủ công nghiệp nhưnghề điện, may, thêu, gò, hàn, tiện, mộc, đánh máy chữ (do phụ thuộc vàophương tiện dạy học của UNICEF) Đến nay, số nghề dạy ở các Trung tâm đãlên đến hơn 60 nghề khác nhau thuộc các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp,dịch vụ, thủ công nghiệp, công nghệ thông tin Bình quân mỗi Trung tâm dạy

từ 8 - 12 nghề khác nhau Có những Trung tâm dạy tới 20 - 25 nghề

* Về phương thức hoạt động

Qua thực tiễn hoạt động của các Trung tâm KTTH-HN cho thấy phươngthức hoạt động của các Trung tâm ngày càng đa dạng, thể hiện qua một sốđiểm sau :

- Những năm trước đây, các Trung tâm chỉ tuyển sinh bằng cách yêu cầuhọc sinh nộp đơn xin học tại Trung tâm, Sau đó Trung tâm sắp xếp HS vàolớp nghề và tổ chức dạy nghề tại trung tâm Từ giữa những năm 90 trở lại đâycác Trung tâm không chỉ tổ chức dạy nghề tại Trung tâm mà còn cử giáo viênmang thiết bị của Trung tâm đến các trường để dạy nghề

- Đối tượng tuyển sinh cũng được mở rộng Học sinh đến học hướngnghiệp và học nghề ở Trung tâm không chỉ có học sinh cuối cấp THCS,THPT mà còn có thanh niên và những người có nhu cầu học nghề ở địaphương

- Các hoạt động trong trung tâm ngày càng đa dạng Ngoài các hoạtđộng như dạy nghề, hướng nghiệp cho HS và thanh, thiếu niên, liên kết đàotạo từ sơ, trung cấp đến cao đẳng, đại học, nhiều trung tâm còn trú trọng tổchức các hoạt động khác như hoạt động bồi dưỡng GV dạy kĩ thuật, GVhướng nghiệp cho địa phương; tổ chức hoạt động lao động sản xuất và dịch

vụ kĩ thuật; tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công

Ngày đăng: 10/04/2013, 15:06

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội (1999), Thuật ngữ lao động – thương binh – xã hội, NXB Lao động xã hội, Hà Nội, Tr13 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thuật ngữ lao động – thương binh – xã hội
Tác giả: Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội
Nhà XB: NXB Lao động xã hội
Năm: 1999
3. Đỗ Minh Cương (2003), “Đào tạo nghề cho nông nghiệp nông thôn, một nhiệm vụ cấp bách lâu dài”, Thông tin chuyên đề nông nghiệp và phát triển nông thôn, số 4/2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đào tạo nghề cho nông nghiệp nông thôn, một nhiệm vụ cấp bách lâu dài”, "Thông tin chuyên đề nông nghiệp và phát triển nông thôn
Tác giả: Đỗ Minh Cương
Năm: 2003
4. Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm KTTH - HN, ban hành kèm theo Quyết định số 44/2008/QĐ- BGD&ĐT ban hành ngày 15/7/2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm KTTH - HN
5. Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm DN, ban hành kèm theo Quyết định số 776/2001/QĐ-LĐTBXH Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm DN
6. Quyết định số 48/2002/QĐ-TTg ngày 11/4/2002 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt mạng lưới dạy nghề 2005 - 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 48/2002/QĐ-TTg ngày 11/4/2002
7. Thông tư số 01/1999/TT-LĐTBXH quản lý đào tạo nghề ở Trung ương và địa phương Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 01/1999/TT-LĐTBXH
9. Quyết định số 107/2004/QĐ-UB phê duyệt quy hoạch cơ sở dạy nghề Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 107/2004/QĐ-UB
13. Tô Dũng Tiến (), Phương pháp nghiên cứu, NXB Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp nghiên cứu
14. Nguyễn Văn Song , Bài giảng kinh tế phát triển, kinh tế tài nguyên môi trường, NXB Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng kinh tế phát triển, kinh tế tài nguyên môi trường
1. Giáo dục lao động và hướng nghiệp trong vấn đề lựa chọn nghề nghiệp của học sinh trung học phổ thông (THPT) (phần 1) (14/10/2005) Khác
11. Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lần thứ XVI Khác
12. Luật Lao động 1994, Luật Giáo dục 1998, Luật Giáo dục 2005, Luật dạy nghề 2006 Khác
15. Thái Ngọc Tịnh, Luận văn tiến sỹ, Bắc Giang thế và lực mới trong thế kỷ XXI, NXB Chính trị Quốc gia, 2007 Khác
16. Một số chính sách về phát triển ngành nghề nông thôn. Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2007; NXB Nông nghiệp Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1. Số học sinh học nghề, thi nghề phổ thông tại các trung tâmHN - DN trong toàn Quốc  qua một số năm học - Đánh giá kết quả hoạt động các trung tâm hướng nghiệp dạy nghề và tạo việc làm cho lao động ở nông thôn tỉnh Bắc Giang
Bảng 2.1. Số học sinh học nghề, thi nghề phổ thông tại các trung tâmHN - DN trong toàn Quốc qua một số năm học (Trang 43)
Bảng 2.1. Số học sinh học nghề, thi nghề phổ thông tại các trung tâm HN  - DN trong toàn Quốc  qua một số năm học - Đánh giá kết quả hoạt động các trung tâm hướng nghiệp dạy nghề và tạo việc làm cho lao động ở nông thôn tỉnh Bắc Giang
Bảng 2.1. Số học sinh học nghề, thi nghề phổ thông tại các trung tâm HN - DN trong toàn Quốc qua một số năm học (Trang 43)
Địa hình Bắc Giang gồ m2 tiểu vùng miền núi và trung du có đồng bằng xem kẽ. Vùng trung du bao gồm 2 huyện Hiệp Hòa, Việt Yên và TP- Bắc  Giang - Đánh giá kết quả hoạt động các trung tâm hướng nghiệp dạy nghề và tạo việc làm cho lao động ở nông thôn tỉnh Bắc Giang
a hình Bắc Giang gồ m2 tiểu vùng miền núi và trung du có đồng bằng xem kẽ. Vùng trung du bao gồm 2 huyện Hiệp Hòa, Việt Yên và TP- Bắc Giang (Trang 49)
Bảng 3.2 Diễn biến sản xuất một số cây trồng chính - Đánh giá kết quả hoạt động các trung tâm hướng nghiệp dạy nghề và tạo việc làm cho lao động ở nông thôn tỉnh Bắc Giang
Bảng 3.2 Diễn biến sản xuất một số cây trồng chính (Trang 55)
Bảng 3.2 Diễn biến sản xuất một số cây trồng chính - Đánh giá kết quả hoạt động các trung tâm hướng nghiệp dạy nghề và tạo việc làm cho lao động ở nông thôn tỉnh Bắc Giang
Bảng 3.2 Diễn biến sản xuất một số cây trồng chính (Trang 55)
Bảng 3.3 Diễn biến đàn vật nuôi - Đánh giá kết quả hoạt động các trung tâm hướng nghiệp dạy nghề và tạo việc làm cho lao động ở nông thôn tỉnh Bắc Giang
Bảng 3.3 Diễn biến đàn vật nuôi (Trang 56)
Bảng 3.3 Diễn biến đàn vật nuôi - Đánh giá kết quả hoạt động các trung tâm hướng nghiệp dạy nghề và tạo việc làm cho lao động ở nông thôn tỉnh Bắc Giang
Bảng 3.3 Diễn biến đàn vật nuôi (Trang 56)
Bảng 4.1. Trích ngang một số trung tâmhướng nghiệp dạy nghề tỉnh Bắc Giang trong danh sách các trung tâm toàn quốc - Đánh giá kết quả hoạt động các trung tâm hướng nghiệp dạy nghề và tạo việc làm cho lao động ở nông thôn tỉnh Bắc Giang
Bảng 4.1. Trích ngang một số trung tâmhướng nghiệp dạy nghề tỉnh Bắc Giang trong danh sách các trung tâm toàn quốc (Trang 64)
Bảng 4.1. Trích ngang một số trung tâm hướng nghiệp dạy nghề tỉnh Bắc  Giang trong danh sách các trung tâm toàn quốc - Đánh giá kết quả hoạt động các trung tâm hướng nghiệp dạy nghề và tạo việc làm cho lao động ở nông thôn tỉnh Bắc Giang
Bảng 4.1. Trích ngang một số trung tâm hướng nghiệp dạy nghề tỉnh Bắc Giang trong danh sách các trung tâm toàn quốc (Trang 64)
Bảng 4.2. Danh sách các trung tâmHN –DN tỉnh Bắc Giang năm 2009 - Đánh giá kết quả hoạt động các trung tâm hướng nghiệp dạy nghề và tạo việc làm cho lao động ở nông thôn tỉnh Bắc Giang
Bảng 4.2. Danh sách các trung tâmHN –DN tỉnh Bắc Giang năm 2009 (Trang 65)
Bảng 4.2. Danh sách các trung tâm HN – DN tỉnh Bắc Giang năm 2009 Tên Trung tâm Điện thoại Cơ quan - Đánh giá kết quả hoạt động các trung tâm hướng nghiệp dạy nghề và tạo việc làm cho lao động ở nông thôn tỉnh Bắc Giang
Bảng 4.2. Danh sách các trung tâm HN – DN tỉnh Bắc Giang năm 2009 Tên Trung tâm Điện thoại Cơ quan (Trang 65)
Bảng 4.3. Tình hình đầu tư về cơ sở vật chất của các trung tâmHN -DN Bắc Giang trong 3 năm 2007 - 2009 - Đánh giá kết quả hoạt động các trung tâm hướng nghiệp dạy nghề và tạo việc làm cho lao động ở nông thôn tỉnh Bắc Giang
Bảng 4.3. Tình hình đầu tư về cơ sở vật chất của các trung tâmHN -DN Bắc Giang trong 3 năm 2007 - 2009 (Trang 67)
Bảng 4.3. Tình hình đầu tư về cơ sở vật chất của các trung tâm HN - DN  Bắc Giang trong 3 năm 2007 - 2009 - Đánh giá kết quả hoạt động các trung tâm hướng nghiệp dạy nghề và tạo việc làm cho lao động ở nông thôn tỉnh Bắc Giang
Bảng 4.3. Tình hình đầu tư về cơ sở vật chất của các trung tâm HN - DN Bắc Giang trong 3 năm 2007 - 2009 (Trang 67)
Bảng 4.4 Đội ngũ giáo viên giảng dạy năm 2009 STTCác Trung  - Đánh giá kết quả hoạt động các trung tâm hướng nghiệp dạy nghề và tạo việc làm cho lao động ở nông thôn tỉnh Bắc Giang
Bảng 4.4 Đội ngũ giáo viên giảng dạy năm 2009 STTCác Trung (Trang 70)
Bảng 4.4  Đội ngũ giáo viên giảng dạy năm 2009 STT Các Trung - Đánh giá kết quả hoạt động các trung tâm hướng nghiệp dạy nghề và tạo việc làm cho lao động ở nông thôn tỉnh Bắc Giang
Bảng 4.4 Đội ngũ giáo viên giảng dạy năm 2009 STT Các Trung (Trang 70)
Bảng 4.5. Kết quả của 8 mặt hoạt động trong các trung tâm HN  -DN - Đánh giá kết quả hoạt động các trung tâm hướng nghiệp dạy nghề và tạo việc làm cho lao động ở nông thôn tỉnh Bắc Giang
Bảng 4.5. Kết quả của 8 mặt hoạt động trong các trung tâm HN -DN (Trang 71)
Bảng 4.6: Kết quả dạy nghề cụ thể của 10 trung tâm trong toàn tỉnh Bắc Giang ( 2007 – 2009) - Đánh giá kết quả hoạt động các trung tâm hướng nghiệp dạy nghề và tạo việc làm cho lao động ở nông thôn tỉnh Bắc Giang
Bảng 4.6 Kết quả dạy nghề cụ thể của 10 trung tâm trong toàn tỉnh Bắc Giang ( 2007 – 2009) (Trang 72)
Bảng 4.6: Kết quả dạy nghề cụ thể của 10 trung tâm trong toàn tỉnh  Bắc Giang ( 2007 – 2009) - Đánh giá kết quả hoạt động các trung tâm hướng nghiệp dạy nghề và tạo việc làm cho lao động ở nông thôn tỉnh Bắc Giang
Bảng 4.6 Kết quả dạy nghề cụ thể của 10 trung tâm trong toàn tỉnh Bắc Giang ( 2007 – 2009) (Trang 72)
Bảng 4.7. Kết quả đào tạo nâng cao tay nghề của các trung tâmhướng nghiệp cho người lao động ở khu vực nông thôn 3 năm gần đây - Đánh giá kết quả hoạt động các trung tâm hướng nghiệp dạy nghề và tạo việc làm cho lao động ở nông thôn tỉnh Bắc Giang
Bảng 4.7. Kết quả đào tạo nâng cao tay nghề của các trung tâmhướng nghiệp cho người lao động ở khu vực nông thôn 3 năm gần đây (Trang 73)
Bảng 4.7. Kết quả đào tạo nâng cao tay nghề của các trung tâm hướng  nghiệp cho người lao động ở khu vực nông thôn 3 năm gần đây - Đánh giá kết quả hoạt động các trung tâm hướng nghiệp dạy nghề và tạo việc làm cho lao động ở nông thôn tỉnh Bắc Giang
Bảng 4.7. Kết quả đào tạo nâng cao tay nghề của các trung tâm hướng nghiệp cho người lao động ở khu vực nông thôn 3 năm gần đây (Trang 73)
Bảng 4.8. Kết quả thu - chi hàng năm của các trung tâmHN -DN trong toàn tỉnh ( 2007 – 2009) - Đánh giá kết quả hoạt động các trung tâm hướng nghiệp dạy nghề và tạo việc làm cho lao động ở nông thôn tỉnh Bắc Giang
Bảng 4.8. Kết quả thu - chi hàng năm của các trung tâmHN -DN trong toàn tỉnh ( 2007 – 2009) (Trang 74)
Bảng 4.8. Kết quả thu - chi hàng năm của các trung tâm HN - DN trong  toàn tỉnh ( 2007 – 2009) - Đánh giá kết quả hoạt động các trung tâm hướng nghiệp dạy nghề và tạo việc làm cho lao động ở nông thôn tỉnh Bắc Giang
Bảng 4.8. Kết quả thu - chi hàng năm của các trung tâm HN - DN trong toàn tỉnh ( 2007 – 2009) (Trang 74)
+ Do các hình thức tuyên truyền, quảng cáo của TT 42 44 37 - Số người có ý định rủ thêm người khác cùng đến học nghề2015 15 -  Số người có nhu cầu sau khi học xong nghề sẽ nhờ  - Đánh giá kết quả hoạt động các trung tâm hướng nghiệp dạy nghề và tạo việc làm cho lao động ở nông thôn tỉnh Bắc Giang
o các hình thức tuyên truyền, quảng cáo của TT 42 44 37 - Số người có ý định rủ thêm người khác cùng đến học nghề2015 15 - Số người có nhu cầu sau khi học xong nghề sẽ nhờ (Trang 76)
Bảng 4.10 Kết quả điều tra ý kiến học viên đang theo học chương trình  hướng nghiệp và học nghề tại 3 trung tâm Việt Yên, Thành phố, Lục Ngạn - Đánh giá kết quả hoạt động các trung tâm hướng nghiệp dạy nghề và tạo việc làm cho lao động ở nông thôn tỉnh Bắc Giang
Bảng 4.10 Kết quả điều tra ý kiến học viên đang theo học chương trình hướng nghiệp và học nghề tại 3 trung tâm Việt Yên, Thành phố, Lục Ngạn (Trang 76)
+ Do các hình thức tuyên truyền, quảng cáo của trung tâm - Đánh giá kết quả hoạt động các trung tâm hướng nghiệp dạy nghề và tạo việc làm cho lao động ở nông thôn tỉnh Bắc Giang
o các hình thức tuyên truyền, quảng cáo của trung tâm (Trang 77)
Bảng 4.12 Kết quả điều tra năng lực giáo viên của 10 trung tâmHN -DN và tạo việc làm trong toàn tỉnh. - Đánh giá kết quả hoạt động các trung tâm hướng nghiệp dạy nghề và tạo việc làm cho lao động ở nông thôn tỉnh Bắc Giang
Bảng 4.12 Kết quả điều tra năng lực giáo viên của 10 trung tâmHN -DN và tạo việc làm trong toàn tỉnh (Trang 81)
Bảng 4.12 Kết quả điều tra năng lực giáo viên của 10 trung tâm HN - DN  và tạo việc làm trong toàn tỉnh. - Đánh giá kết quả hoạt động các trung tâm hướng nghiệp dạy nghề và tạo việc làm cho lao động ở nông thôn tỉnh Bắc Giang
Bảng 4.12 Kết quả điều tra năng lực giáo viên của 10 trung tâm HN - DN và tạo việc làm trong toàn tỉnh (Trang 81)
Bảng 4.12 : Kế hoạch HN –DN tỉnh Bắc Giang năm 2010 – 2015 - Đánh giá kết quả hoạt động các trung tâm hướng nghiệp dạy nghề và tạo việc làm cho lao động ở nông thôn tỉnh Bắc Giang
Bảng 4.12 Kế hoạch HN –DN tỉnh Bắc Giang năm 2010 – 2015 (Trang 100)
Bảng 4.14: Nhu cầu kinh phí giai đoạn 2010 -2015 - Đánh giá kết quả hoạt động các trung tâm hướng nghiệp dạy nghề và tạo việc làm cho lao động ở nông thôn tỉnh Bắc Giang
Bảng 4.14 Nhu cầu kinh phí giai đoạn 2010 -2015 (Trang 107)
Bảng 4.14 : Nhu cầu kinh phí giai đoạn 2010 - 2015 - Đánh giá kết quả hoạt động các trung tâm hướng nghiệp dạy nghề và tạo việc làm cho lao động ở nông thôn tỉnh Bắc Giang
Bảng 4.14 Nhu cầu kinh phí giai đoạn 2010 - 2015 (Trang 107)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w