Các khái niệm cơ bản

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả hoạt động các trung tâm hướng nghiệp dạy nghề và tạo việc làm cho lao động ở nông thôn tỉnh Bắc Giang (Trang 26 - 32)

- Hướng nghiệp là định hướng nghề nghiệp, là hướng dẫn cho người khác biết cách lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai, mức độ cao của hướng nghiệp là giáo dục hướng nghiệp (GDHN).

- Giáo dục hướng nghiệp là hệ thống các hoạt động của chương trình sinh hoạt hướng nghiệp (SHHN) trong nhà trường phổ thông, nhằm cung cấp cho học sinh những thông tin về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, của đất nước, nhu cầu sử dụng lao động, sự đa dạng của thế giới nghề nghiệp, đặc điểm hoạt động của một số ngành nghề cơ bản và những yêu cầu của chúng đối với người lao động, trên cơ sở đó giúp học sinh biết đánh giá đúng năng lực của bản thân để chọn nghề nghiệp cho tương lai (Tài liệu SHHN, THPT tháng 8/2000 của Trung tâm LĐ-HN Bộ GD & ĐT, trang 2).

- Nghề : là thuật ngữ để chỉ mọi hình thức lao động, là mọi việc làm theo sự phân công của xã hội. Con người thông qua việc hành nghề để kiếm sống nhằm duy trì bản thân và xây dựng đất nước. Nghề nằm trong một ngành hay một nhóm nghề nào đó. Nghề được sinh ra, phát triển trong sự phát triển tiến bộ của xã hội, có những nghề ra đời và phát triển lâu dài thì trở thành nghề truyền thống, đồng thời cũng có những nghề mới du nhập do tiến bộ của KHKT đem lại (Tài liệu SHHN, THPT tháng 8/2000 trang 74). Nghề có 3 cấp độ khác nhau: bán lành nghề, lành nghề và lành nghề ở trình độ cao. Bán lành nghề là được trang bị một phần kiến thức và kĩ năng của một nghề với các công việc đơn giản, quen thuộc lặp đi lặp lại nhiều lần trong một phần nhất định, khi phối hợp với các công việc khác cần có sự hướng dẫn và giám sát của những người có trình độ cao hơn. Lành nghề là được trang bị kiến thức và kĩ năng nghề ở diện rộng chuyên môn sâu, có khả năng đảm bảo được công việc phức tạp của nghề, biết phát hiện và sửa chữa những trục trặc kĩ thuật, có khả năng đưa ra một số sáng kiến cải tiến đơn giản trong phạm vi hẹp, có khả năng kiểm tra, hướng dẫn người khác một số công việc ở mức độ

phức tạp trung bình, có tính độc lập và chịu trách nhiệm cá nhân cao. Lành nghề ở trình độ cao là được trang bị kiến thức chuyên môn vững vàng, kĩ năng thành thạo, có khả năng tự vận hành được các thiết bị hiện đại và tự sử lý được các tình huống phức tạp, đa dạng trong một dây truyền lao động, đọc và vẽ được hầu hết các bản vẽ kĩ thuật, các sơ đồ phức tạp trong nghề, có khả năng lãnh đạo một nhóm, một tổ về chuyên môn nghề nghiệp, giám sát và quản lý tốt các lao động bán lành nghề, lành nghề, có tính độc lập và chịu trách nhiệm cá nhân cao trong công việc...

- Dạy nghề: là những hoạt động giúp cho người học có được các kiến thức về lý thuyết và kĩ năng thực hành một số nghề nào đó để sau một thời gian nhất định người học có thể đạt được một trình độ để tự hành nghề, tìm việc làm hoặc tiếp tục học tập nâng cao tay nghề theo những chuẩn mực mới. Dạy nghề có 3 giai đoạn cơ bản :

+ Dạy nghề cho người chưa biết gì về nghề trở thành người bán lành nghề.

+ Dạy nghề cho người bán lành nghề trở thành người lành nghề (trong đó có nhiều cấp bậc).

+ Dạy nghề cho người lành nghề trở thành những người lành nghề ở trình độ cao.

2.1.6.2 Lao động:

- Lao động là khái niệm chung dùng để chỉ con người khi tham gia vào các hình thức sản xuất nào đó trong xã hội. Người lao động có thể qua đào tạo và không qua đào tạo hoặc chưa qua đào tạo; có thể là những lao động giản đơn hoặc lao động phức tạp.

- Lực lượng lao động bao gồm toàn bộ những người từ 15 tuổi trở lên đang có việc làm hoặc không có việc làm, nhưng có nhu cầu làm việc và sẵn sàng làm việc

trong độ tuổi này hoàn toàn mất khả năng lao động. Theo quy định của Tổng cục thống kê khi tính toán cân đối nguồn lao động xã hội, nguồn lao động gồm những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động và những người ngoài tuổi lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân.

+ Số lượng lao động: Là toàn bộ những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động. ở nước ta theo quy định của Bộ Luật lao động người trong độ tuổi lao động là: Nam từ 15 - 60 tuổi; Nữ từ 15 - 55 tuổi.

+ Chất lượng lao động: Thể hiện qua trình độ lành nghề, hiểu biết, vận dụng khoa học - kỹ thuật, sức khoẻ...

2.6.1.3 Việc làm

- Việc làm được hiểu là những hành động cụ thể, những công việc cụ thể được giao cho làm và được trả công để sinh sống. Trước đây việc làm phải gắn với một nghề nào đó hoàn chỉnh, gắn với quan niệm: " Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh" nghĩa là giỏi một nghề đủ làm cho cả một đời vinh hiển. Nay khái niệm việc làm có những thay đổi theo hướng linh hoạt và rộng rãi hơn: việc làm nhiều khi chỉ gắn với một công việc, một phần công việc hoặc một số kĩ năng lao động của một nghề nào đó..., miễn là qua hoạt động cụ thể, người lao động có thể hoàn thành nhiệm vụ và kiếm tiền để đảm bảo cuộc sống. Xu thế mới đa nghề hoặc giỏi 1 nghề biết nhiều nghề đang được nhiều người lao động phát huy, trên thực tế đã giúp cho việc tìm kiếm công ăn việc làm của nhiều người được dễ dàng hơn, giúp họ dễ dàng thích nghi với việc di chuyển nghề nghiệp khi thị trường lao động có sự thay đổi. Nghề và việc làm có mối quan hệ mật thiết với nhau: giỏi nghề đồng nghĩa với dễ tìm việc làm, người giỏi nghề không những đem lại thu nhập cao cho bản thân mà còn được xã hội tôn vinh, ca ngợi; việc làm ngoài việc kiếm sống còn đem lại phẩm chất, nhân cách cho con người. (Tài liệu Trung tâm LĐ-HN Bộ GD & ĐT, trang 76, 77).

hết phải làm rõ khái niệm về việc làm.

Khái niệm việc làm không phải là vấn đề mới, nhiều nhà kinh tế học đã nêu lên quan điểm của họ về khái niệm việc làm. Tuy nhiên hiểu thế nào là việc làm, điều này đang có một số quan điểm khác nhau.

Theo tổ chức lao động quốc tế (ILO) thì: Việc làm là những hoạt động lao động được trả công bằng tiền và bằng hiện vật.

- Quan điểm xem xét việc làm như một tế bào, một đơn vị nhỏ nhất phân chia từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thì cho rằng: Việc làm là một phạm trù để chỉ trạng thái phù hợp giữa sức lao động và tư liệu sản xuất, hoặc những phương tiện để sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần của xã hội.

- Trước đây, trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp, người lao động được coi là có việc làm và được xã hội thừa nhận, trân trọng là người làm việc trong thành phần kinh tế quốc doanh, khu vực Nhà nước và kinh tế tập thể. Trong cơ chế đó, Nhà nước bố trí việc làm cho người lao động. Do đó trong xã hội không thừa nhận có hiện tượng thất nghiệp, thiếu việc làm, lao động dôi dư, việc làm không đầy đủ. Ngày nay người lao động có quyền làm việc cho bất cứ người sử dụng lao động nào mà pháp luật không ngăn cấm.

- Điều 13 Chương II Bộ Luật Lao động của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quan niệm rằng: "Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập không bị pháp luật ngăn cấm đều được thừa nhận là việc làm",

2.1.6.4 Trung tâm HN – DN và tạo việc làm cho người lao động

Cùng có 2 chức năng và nhiệm vụ cơ bản là hướng nghiệp và dạy nghề, đến thời điểm tháng 5 năm 2009 toàn quốc 487 mô hình Trung tâm HN - DN cấp huyện thị. Tuỳ từng những lý do khác nhau, mà tên gọi của các Trung tâm này có sự khác nhau, cụ thể có 5 loại tên gọi cho mô hình này :

1. Trung tâm KTTH - HN : là cơ sở giáo dục thuộc cấp trung học phổ thông. Trung tâm KTTH - HN có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản

riêng (Điều 1 quy chế Trung tâm KTTH - HN, ban hành kèm theo quyết định số 25/2000/QĐ - BGD & ĐT). Chức năng chính của Trung tâm KTTH - HN : là hướng nghiệp.

2. Trung tâm dạy nghề : là cơ sở đào tạo nghề ngắn hạn thuộc hệ thống đào tạo quốc dân do các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị, tổ chức xã hội, các cá nhân hay một nhóm người lập ra, hoạt động theo quy định của luật pháp nhằm đào tạo nghề, bổ túc, bồi dưỡng nghề cho người lao động. TTDN là đơn vị sự nghiệp có thu, có tư pháp pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng (Điều 1 quy chế TTDN, ban hành kèm theo Quyết định 776/ QĐ - BLĐ - TBXH). Chức năng chính của Trung tâm dạy nghề : là dạy nghề.

3. Trung tâm KTTH - HN - DN : là một Trung tâm vừa có chức năng của Trung tâm KTTH - HN, vừa có chức năng của Trung tâm DN. Nghĩa là Trung tâm KTTH - HN - DN đồng thời có 2 chức năng cơ bản là hướng nghiệp và dạy nghề. (Cả nước có 223 Trung tâm có cùng có tên gọi là Trung tâm KTTH - HN - DN; toàn tỉnh Bắc Giang có 6 Trung tâm KTTH - HN - DN ở 5 huyện và thành phố; ở huyện Hưng Hà hiện tại có một Trung tâm là Trung tâm KTTH - HN - DN, Trung tâm này đồng thời có 2 chức năng chính là hướng nghiệp và dạy nghề)

4. Trung tâm hướng nghiệp - dạy nghề là tên gọi tắt của Trung tâm KTTH - HN - DN.

5. Trung tâm hướng nghiệp - giáo dục thường xuyên : là Trung tâm vừa có chức năng hướng nghiệp cho học sinh phổ thông, vừa có chức năng dạy bổ túc Trung học phổ thông.

2.7.1.5 Người tham gia sinh hoạt hướng nghiệp và dạy nghề

- Theo khung chương trình mới của Bộ GD & ĐT thì tất cả các học sinh lớp 9, học sinh lớp 10, 11, 12 đều phải tham gia SHHN, vậy người tham gia SHHN là tất cả các học sinh ở 4 khối kể trên.

là địa chỉ duy nhất trên địa bàn mỗi huyện để người dân đến tìm hiểu các thông tin về thế giới nghề nghiệp, các cán bộ ở đây phải giúp họ định hướng được nghề nghiệp của mình. Vì vậy có thể hiểu tất cả nhưng ai tham gia tìm hiểu thị trường lao động, nghĩa là đang tham gia vào chương trình Hướng nghiệp.

Khái niệm về người học nghề : Mọi công dân Việt Nam có nguyện vọng, có nhu cầu học nghề và có đầy đủ điều kiện theo quy định đều được đăng ký dự tuyển vào học nghề. Người học nghề ở tất cả các hệ đào tạo dài hạn, ngắn hạn trong trường dạy nghề, trong trung tâm dạy nghề gọi là học sinh (điều 15 quy chế Trung tâm dạy nghề).

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả hoạt động các trung tâm hướng nghiệp dạy nghề và tạo việc làm cho lao động ở nông thôn tỉnh Bắc Giang (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w