Kết quả điều tra cụ thể của 3 trung tâmtiêu biểu trong năm 2008-

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả hoạt động các trung tâm hướng nghiệp dạy nghề và tạo việc làm cho lao động ở nông thôn tỉnh Bắc Giang (Trang 74 - 82)

IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Vị trí, vai trò và thực trạng của các trung tâm Hướng nghiệp dạy nghề và

4.2.2 Kết quả điều tra cụ thể của 3 trung tâmtiêu biểu trong năm 2008-

Để đánh giá chính xác kết quả hoạt động của các trung tâmHN - DN và tạo việc làm cho lao động nông thôn tôi tiến hành trực tiếp điều tra tại 3 trung tâmtiêu biểu đại diện cho các trung tâmtrung tâm HN - DN trong tỉnh, lý do chọn các trung tâmnày là: Các trung tâmcó tính chất đại diện tiêu biểu cho từng vùng miền cụ thể:

1. Tôi chọn trung tâmHN - DN Lục Ngạn là một huyện cách xa thành phố, xa các khu công nghiệp phát triển, huyện miền núi, không có công

nghiệp và khoáng sản. Vậy Đảng bộ và nhân dân Lục Ngạn đã làm gì để tạo thêm việc làm cho lao động nông thôn.

2. Chọn trung tâm HN - DN thành phố Bắc Giang là trung tâm kinh tế chính trị của cả tỉnh, nơi có điều kiện dễ tìm được việc làm cho người lao động, nhưng cũng là nơi mà nông dân ven đô đã và đang bị mất đất sản xuất phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá. Vậy thành phố đã làm gì, trung tâmHN - DN thành phố đã làm gì để góp phần tạo việc làm cho hàng vạn nông dân đã, đang và sẽ bị mất đất nông nghiệp trong nay mai.

3. Chọn trung tâm HN - DN Việt Yên là huyện trung du nhưng lại có nhiều khu công nghiệp đã phát triển ở đó như khu công nghiệp Đình Trám. Vậy Đảng bộ và nhân dân Việt Yên đã làm gì để tận dụng được những thế mạnh của mình trong việc tạo nghề cho người lao động nông thôn.

Qua quá trình khảo sát, ngoài việc tìm ra những nỗ lực của các Trung tâm HN - DN, tìm ra những kết quả to lớn trong quá trình tạo việc làm cho lao động nông thôn mà 3 trung tâm đã đạt được, tôi đặc biệt chú ý đến các phương pháp và chất lượng đào tạo của các trung tâm.

Làm được điều này tôi đã tiến hành phát phiếu điều tra và phỏng vấn trực tiếp, thu thập các thông tin, tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau: Từ người đăng ký học nghề, người đang học nghề, người đã học xong nghề, người chủ sử dụng lao động học nghề của các trung tâm; phỏng vấn giáo viên và những người tham gia quản lý đào tạo, phỏng vấn các cấp lãnh đạo quản lý trực tiếp và một số chuyên gia chuyên kiểm định và đánh giá chất lượng dạy nghề.

Bảng 4.9 Kết quả điều tra ý kiến người đăng ký tuyển sinh tại 3 trung tâm HN - DN tại 3 trung tâm: Lục Ngạn, Thành Phố, Việt Yên

ĐVT: người Chỉ tiêu HN - DN Lục Ngạn HN - DN Thành phố HN - DN Việt Yên

- Số người đến với TT HN - DN do có nhu cầu từ chính bản thân

40 37 36

- Số người do bố mẹ yêu cầu phải đi học nghề 5 10 7

- Số người muốn được dự tư vấn hướng nghiệp trước khi đăng ký học nghề

40 43 35

- Số người biết được thông tin về Trung tâm từ:

+ Do có học hướng nghiệp ở THCS và THPT 48 47 45

+ Do giáo viên của trung tâm cung cấp 10 15 11

+ Do bạn bè cung cấp 22 6 17

+ Do các hình thức tuyên truyền, quảng cáo của TT 42 44 37 - Số người có ý định rủ thêm người khác cùng đến học nghề 20 15 15 - Số người có nhu cầu sau khi học xong nghề sẽ nhờ

trung tâm giới thiệu giúp việc làm hoặc tạo việc làm ngay

41 25 30

(Nguồn: Kết quả điều tra thực tế, tháng 3 năm 2010)

Qua bảng trên ta thấy khi điều tra mỗi Trung tâm 50 học viên đến đăng ký học nghề, đã thu được rất nhiều ý kiến của học viên, giúp chúng ta đánh giá tương đối chính xác về kết quả hoạt động của các Trung tâm trong công tác tuyển sinh và đón tiếp học viên trước khi học nghề, đây là một khâu rất quan trọng đối với bất cứ một cơ sở dạy nghề nào, nhận thức rõ được vai trò là các Trung tâm sẽ có nhiều học viên đến đăng ký đồng nghĩa với việc hàng năm sẽ có nhiều học viên được học nghề.

Bảng 4.10 Kết quả điều tra ý kiến học viên đang theo học chương trình hướng nghiệp và học nghề tại 3 trung tâm Việt Yên, Thành phố, Lục Ngạn

Số lượng điều tra 50 50 50

- Số người đến với TT HN - DN do có nhu cầu từ chính bản thân

40 37 36

- Số người muốn được dự tư vấn hướng nghiệp trước khi đăng ký học nghề

40 43 35

- Số người biết được thông tin về Trung tâm từ:

+ Do có học hướng nghiệp ở THCS và THPT 48 47 45

+ Do giáo viên của trung tâm cung cấp 10 15 11

+ Do bạn bè cung cấp 22 6 17

+ Do các hình thức tuyên truyền, quảng cáo của trung tâm

42 44 37

- Số người có nhu cầu sau khi học xong nghề sẽ nhờ trung tâm giới thiệu giúp việc làm hoặc tạo việc làm ngay

42 28 35

- Số người hài lòng về phương pháp quản lý giảng dạy và phương pháp đánh giá kết quả học tập

41 43 44

- Số người có ý định rủ thêm người khác cùng đến học nghề

23 15 25

- Số người hài lòng về cơ sở vật chất và thiết bị của trung tâm

32 38 34

- Số người hài lòng về cơ sở vật chất và thiết bị của trung tâm

32 38 34

( Nguồn điều tra thực tế tháng 3/ 2010)

Cũng qua điều tra ở mỗi Trung tâm HN - DN 50 học viên đang học nghề tôi đã thu được rất nhiều ý kiến quý báu, từ đó giúp 3 Trung tâm có cái nhìn đúng đắn về kết quả dạy nghề của mình và những tâm tư nguyện vọng của học viên đang học nghề. Qua bảng điều tra ta có thể thấy rằng Số người hài lòng về phương pháp dạy nghề và phong cách truyền nghề mà giáo viên đang áp dụng và Số người hài lòng về phương pháp dạy nghề và phong cách truyền nghề mà giáo viên đang áp dụng là rất cao chứng tỏ trung tâm đã có hướng đi đúng đắn trong công tác dạy nghề. Đối với những Trung tâm ở vùng nông thôn có những thuận lợi là học viên học nghề thường thân thiện với nhau và dễ dàng rủ nhau cùng đến học nghề vì vậy ta thấy số người có ý định rủ thêm

người khác đến cùng học nghề ở hai trung tâm nông thôn nhiều hơn ở trung tâm thành phố. Trung tâm thành phố lại có chiến lược quảng bá tuyển sinh mạnh mẽ hơn các trung tâm nông thôn, điều này có thể do thành phố có địa bàn hẹp, và điều kiện kinh tế phát triển, nhu cầu về nghề nghiệp tại thành phố là lớn hơn rất nhiều so với nông thôn.

Bảng 4.11. Kết quả điều tra ý kiến những học viên đã học xong chương trình nghề tại 3 trung tâm Lục Ngạn, Thành phố, Lục Nam

ĐVT: người

Chỉ tiêu TT

Lục Ngạn

TT

Thành phố TTViệt Yên

* Số lượng điều tra 50 50 50

-Số người đi làm đúng với nghề đã được học tại các trung tâmTT HN - DN

42 41 45

- Mức thu nhập bình quân tháng 1.500.000 1.600.000 1.700.000 - Tổ trưởng, tổ phó các phân xưởng, bộ phận. 3 5 6 - Số người hài lòng về thời lượng dạy lý thuyết

và thực hành nghề mà cơ sở đang áp dụng

40 42 41

- Số người hài lòng về phương pháp dạy nghề và phong cách truyền nghề mà giáo viên đang AD

43 45 42

- Số người có nhu cầu sau khi học xong nghề sẽ nhờ trung tâm giới thiệu giúp việc làm hoặc tạo việc làm ngay

43 25 22

- Số người hài lòng về phương pháp quản lý giảng dạy và phương pháp đánh giá kết quả học

41 43 44

- Số người sau khi học xong nghề đã tự tìm được việc làm .

5 19 21

-Số người sau khi học xong nghề nhưng vẫn không tìm được việc làm

+ Do tay nghề còn non kém 1 1 2 + Lý do khác 1 3 2

(Nguồn: Kết quả điều tra thực tế, tháng 3 năm 2010)

. Các trung tâm hướng nghiệp phải nhận thức rõ được thế mạnh và thế yếu của địa bàn mình để từ đó làm tốt công tác hướng nghiệp cho người lao động trước khi tư vấn cho họ học nghề gì vì mỗi vùng miền đều có một thế mạnh khác nhau về vấn đề tìm kiếm việc làm cho lao động, điều này ảnh hưởng đến kết quả tạo việc làm cho lao động khi đã học nghề tại các Trung

tâm. Qua khảo sát nhìn chung 3 trung tâm HN - DN điều tra ở trên đã làm rất tốt công tác tư vấn hướng nghiệp của mình, tuy nhiên với huyện Lục Ngạn là huyện miền núi, cơ hội tìm kiếm việc làm cho người lao động là rất khó, bởi vậy nhìn chung số người lao động đến học nghề tại trung tâm HN - DN Hưng Hà đều có nhu cầu muốn Trung tâm tư vấn hướng nghiệp và giúp họ tìm kiếm việc làm. Với địa bàn Thành phố và địa bàn Việt Yên là 2 khu vực có nhiều khu công nghiệp phát triển vì vậy người học nghề ở hai trung tâm này có nhiều cơ hội tự tìm kiếm việc làm bởi thế có nhiều người sau khi học nghề xong không có nhu cầu nhờ trung tâm tạo việc làm mà họ tự tìm kiếm được do thị trường lao động ở những vùng này rất rộng.

Ở mỗi Trung tâm chất lượng giáo viên là vô cùng quan trọng, nhân tố này có tính chất quyết định tới thương hiệu của các Trung tâm, quyết định tới kết quả hoạt động mà các Trung tâm đạt được. Vì vậy trong những năm qua, các Trung tâm đã đầu tư nâng cao chất lượng giáo viên và khuyến khích động viên tạo mọi điều kiện để những giáo viên thực sự có năng lực tham gia các hội thi lớn của tỉnh và toàn quốc. Giáo viên ở cả 3 trung tâm này đều đánh giá rất cao về việc cần thiết phải tư vấn hướng nghiệp cho người lao động trước khi họ quyết định học nghề gì, 80 - 90% số giáo viên đều ủng hộ quan điểm cần phải khép kín trung tâmtạo mối liên hệ khoa học giữa 3 hoạt động của Trung tâm.

Bảng 4.12 Kết quả điều tra năng lực giáo viên của 10 trung tâm HN - DN và tạo việc làm trong toàn tỉnh.

STT Các Trung tâm Tổng số CBCNV Trình độ Đạt giỏi các cấp Sau ĐH ĐH - Trình độ khác GV giỏi cấp tỉnh GV giỏi cấp QG 1 Lạng Giang 30 1 20 2 0 2 Lục Nam 20 21 0 0 3 Lục Ngạn 11 6 2 0 0 4 Sơn Động 30 21 2 0 5 Yên Dũng 15 9 1 0 6 Việt Yên 37 31 1 0 0 7 Tân Yên 32 24 0 0 8 Hiệp Hoà 15 7 1 0 0 9 Yên Thế 17 12 0 0 10 Thành phố 12 12 1 0

(Nguồn: Sở Lao động - TBXH, tháng 7 năm 2010)

Trước hết người lao động phải được hướng nghiệp, từ hướng nghiệp sẽ phân bổ tương đối chính xác học viên học các nghề phù hợp với mình, từ việc học được các nghề phù hợp thì học viên sẽ dễ dàng tìm kiếm được việc làm. 90% giáo viên cho rằng hoạt động tư vấn hướng nghiệp là hoạt động then chốt để đem đến kết quả tạo việc làm cho người lao động. Hoạt động này như là khoa khám bệnh tổng hợp của một bệnh viện đa khoa, người bác sỹ phải chẩn đoán được chính xác bệnh cho từng bệnh nhân từ đó mới điều về các khoa chữa trị cho phù hợp. ở đây người giáo viên tư vấn hướng nghiệp không chỉ đơn thuần có kiến thức chuyên môn như một bác sỹ khám bệnh mà cao hơn nữa người giáo viên tư vấn hướng nghiệp phải có một lượng kiến thức tổng hợp vừa sâu, vừa rộng, vừa mới, vừa cập nhật, vừa khoa học và chính xác. Đồng thời phải có kiến thức về tâm lý học, giáo dục học, tư vấn học, thuyết trình học, thuyết phục học... giúp người được tư vấn nghề nghiệp có cái nhìn chính xác về năng lực, sở trường, sức khoẻ của bản thân, từ đó mà xác định cho mình một nghề phù hợp, đồng thời nghề đó phải phù hợp với

nhu cầu của xã hội. Có làm được như vậy thì kết quả của người lao động được học nghề tại các Trung tâm sẽ có tỷ lệ rất cao trong quá trình tìm hiểu nghề.

4.3 Các nhóm nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến kết quả hoạt động các trung tâm hướng nghiệp dạy nghề và tạo việc làm cho người lao động

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả hoạt động các trung tâm hướng nghiệp dạy nghề và tạo việc làm cho lao động ở nông thôn tỉnh Bắc Giang (Trang 74 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w