TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
Trang 1Trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật Tp HCM
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
Tên đề tài:
MỐI QUAN HỆ GIỮA TRIẾT HỌC VÀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN
GV duyệt: PGS TS Đoàn Đức Hiếu
HVTH: Phạm Mạnh Trường
MSHV: 09085204024
Lớp: Cao học chế tạo máy khóa 09 - 11
Tp HCM, tháng 11 năm 2009
Trang 2NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
Tp HCM, tháng 11 năm 2009
Giáo viên
Trang 3Tiểu luận triết học - Mối quan hệ giữa triết học và khoa học tự nhiên
MỤC LỤC
I LỜI GIỚI THIỆU 3
II PHÉP BIỆN CHỨNG VÀ PHÉP SIÊU HÌNH VỚI KHTN 4
III MỐI QUAN HỆ GIỮA TRIẾT HỌC VÀ KHTN 7
IV KẾT LUẬN 15
Trang 4I LỜI GIỚI THIỆU
Trong những năm gần đây, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại pháttriển như vũ bão, cũng như những biến động cách mạng lớn lao làm thay đổi tận gốc rễ
bộ mặt của cuộc sống xã hội, đòi hỏi các nhà triết học và các nhà khoa học chuyênmôn giải quyết đúng đắn và kịp thời những yêu cầu lý luận và thực tiễn cấp bách Sựgiải đáp này chỉ có thể thực hiện được trên cơ sở nắm vững và vận dụng một cáchđúng đắn và sáng tạo thế giới quan và phương pháp luận triết học của chủ nghĩa Mác – Lênin Do đó việc nghiên cứu những vấn đề về mối quan hệ giữa triết học và khoa học
cụ thể và vấn đề về chức năng phương pháp luận của triết học đối với các khoa học cụthể có ý nghĩa quan trọng
Vấn đề về mối quan hệ về mối quan hệ giữa triết học và khoa học tự nhiên (KHTN) nói riêng hay khoa học cụ thể nói chung, đặc biệt là vấn đề về chức năng phương pháp luận của triết học đối với khoa học cụ thể, vốn là những vấn đề hết sức quan trọng trong di sản triết học của C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin Vấn đề này cũng đã được nhiều tác giả ở nước ta bắt đầu nghiên cứu từ những năm 1960 – 1970.Vào hè năm 1965, nói chuyện ở Ủy ban Khoa học kỹ thuật Nhà nước, đồng chí PhạmVăn Đồng dặn dò: “Các đồng chí cần tự rèn luyện và giúp người khác rèn luyện
phương pháp và tác phong con người làm công tác khoa học và kỹ thuật, phương pháp suy nghĩ, phương pháp làm việc, phương pháp nghiên cứu, phương pháp giải quyếtvấn đề, phương pháp trình bày, … và tác phong điều tra, nghiên cứu, tác phong chính xác, …” Đối với Nhà trường đồng chí nói: “ Ở trường Đại học, điều chủ yếu là học phương pháp bên cạnh việc học được điều này điều nọ Điều này điều nọ có người nói
là sau 8 – 10 năm, có thể là sau 15 năm sẽ trở nên lạc hậu Cái còn lại đáng quý là phương pháp Nếu anh tự vũ trang được một phương pháp vững mạnh thì anh dùng nó suốt đời vì anh phải học mãi mãi.” (Bài nói chuyện trước Đại hội Đại biểu lần thứ tưHội liên hiệp học sinh đại học Việt Nam) Như vậy, ngay từ những thập niên 1960 –
1970, các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước đã thấy rõ được tầm quan trọng của việc nghiên cứu mối quan hệ giữa Triết học Mác và Các Khoa học cụ thể, và chỉ có việc nắm vững, nghiên cứu và vận dụng sáng tạo những tư tưởng về các vấn đề này của các tác gia kinh điển của Chủ nghĩa Mác – Lê-nin mới có thể thực hiện được những vấn đề mà các đồng chí lãnh đạo đã dặn dò
Triết học tác động vào KHTN trước tiên là thông qua thế giới quan và phươngpháp luận khoa học Như chúng ta đã biết, V.I.Lênin đã nói đến ý nghĩa to lớn của phương pháp biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác đối với KHTN Chủ nghĩa duyvật biện chứng, với tính cách là phương pháp luận của KHTN, giúp cho việc khái quát
và giải thích đúng đắn những thành tựu mới của khoa học Trong những điều kiệnngày nay, khi KHTN đang ra sức tìm kiếm một lý luận khái quát mới, những tư tưởng mới, thì việc chú ý đến những vấn đề phương pháp luận là đặc biệt quan trọng Con đường để làm phong phú và phát triển chủ nghĩa duy vật biện chứng chính là ở đây vàtác động chủ yếu của nó đối với sự phát triển của khoa học cũng chính là ở đây Nếuchúng ta không hiểu điều này thì cũng có nghĩa là không hiểu gì về vai trò tích cực của triết học cũng như về con đường phát triển của nó một cách sáng tạo
Trên đây ta đã thấy được tầm quan trọng của vấn đề về mối liên hệ giữa triếthọc và các khoa học cụ thể nói chung hay KHTN nói riêng Vì thời gian nghiên cứu không được nhiều, đề tài này chỉ mang tính thu thập lại một số kết quả của nhữngngười đi trước với ý tưởng nêu lại một cách khái quát và ngắn gọn về một vấn đề có ý nghĩa to lớn – mối liên hệ giữa triết học và KHTN
Trang 5Tiểu luận triết học - Mối quan hệ giữa triết học và khoa học tự nhiên
II PHÉP BIỆN CHỨNG VÀ PHÉP SIÊU HÌNH VỚI KHTN
Vào thế kỷ XIX, trong lịch sử triết học và khoa học, người ta nói đến phươngpháp siêu hình là một phương pháp nhận thức khoa học, được đưa vào khoa học từ nửa cuối thế kỷ XV và là yếu tố thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của khoa học Đó là phương pháp nhận thức áp dụng trong khoa học với nội dung là tập hợp, phân loại cáctài liệu, sau đó mới so sánh, phân tích chia ra từng loại, từng hạng và tìm mối quan hệgiữa các đối tượng tĩnh tại Về phương pháp này, Ph.Ăngghen nhận xét: “Nhưng phương pháp nghiên cứu ấy đồng thời cũng truyền lại cho chúng ta thói quen là xemxét các sự vật và các quá trình tự nhiên trong trạng thái cô lập của chúng, ở bên ngoàimối liên hệ to lớn chung, và do đó không xem xét chúng trong vận động mà là trongtrạng thái tĩnh, không xem xét chúng về căn bản là tiến hóa mà lại vĩnh viễn cố định;không xem xét chúng trong trạng thái sống mà lại xem xét chúng trong trạng thái chết
Và khi các nhận xét này được Bêcơn và Lốccơ đem từ KHTN sang triết học thì nó đãtạo ra một sự hạn chế đặc biệt của những thế kỷ vừa qua, tạo ra phương pháp tư duysiêu hình” Như vậy, từ một phương pháp nhận thức khoa học, khi chuyển sang triếthọc, đã trở thành một phương pháp tư duy có ý nghĩa phổ biến trong các hoạt độngkhoa học thời bấy giờ, và cả trong mọi hoạt động khác của con người Từ đó, phương pháp tư duy siêu hình cũng có nghĩa là một quan điểm triết học trong việc xem xéttrạng thái tồn tại của thế giới – quan điểm siêu hình, phép siêu hình đối lập với quanđiểm biện chứng, phép biện chứng
Quan điểm biện chứng và quan điểm siêu hình là hai cách xem xét trạngthái tồn tại của thế giới, đối lập nhau nhưng đồng thời cũng là hai cách tiếp cận thếgiới khác nhau: cách tiếp cận toàn bộ và cách tiếp cận trừu tượng hóa
Về quan điểm biện chứng trong việc xem xét trạng thái của thế giới, lịch sử triếthọc cũng đã biết đến nhiều người thời cổ Hy Lạp, trong đó có người đầu tiên diễn đạtđược rõ ràng nội dung là Hêracơlít mà Ph.Ăngghen đã tóm tắt như sau: “mọi vật đều tồn tại nhưng đồng thời lại không tồn tại, vì mọi vật đều trôi đi, mọi vật đều khôngngừng thay đổi, mọi vật đều luôn luôn ở trong quá trình xuất hiện và biến đi” Và tiếpngay đó, ông đã nói lên nhận xét về giá trị và hạn chế quan điểm nói trên trong việcnhận thức thế giới: “Nhưng dù đã nắm đúng tính chất chung của toàn bộ bức tranh cáchiện tượng đến thế nào đi nữa, quan điểm ấy vẫn không đủ để giải thích những chi tiếtkêt thành toàn bộ bức tranh ấy; và chừng nào chúng ta chưa giải thích nổi các chi tiếtthì chúng ta cũng chưa thể có một quan niệm rõ rệt về bức tranh chung được” Và để giải thích được các chi tiết trong bức tranh chung luôn luôn vận động, biến hóa đó, Arixtốt đã đề ra nguyên tắc đồng nhất trừu tượng, cơ sở của cách tiếp cận trừu tượng trong việc nhận thức các đối tượng cụ thể trong hiện thực Tình hình đó nói rằng, để nhận thức được đúng đắn thế giới vốn diễn biến một cách khách quan và biện chứng, cần có sự kêt hợp của cả hai: cách tiếp cận nhận thức toàn bộ - biện chứng và trừutượng – siêu hình Chỉ có như vậy mới có thể kết hợp được ưu điểm của cả hai cáchtiếp cận mà Ph.Ăng ghen cũng đã nói: “Nếu về chi tiết, chủ nghĩa siêu hình là đúnghơn so với những người Hy Lạp, thì về toàn thể, những người Hy Lạp lại đúng hơn so với chủ nghĩa siêu hình” Trong thực tế cuộc sống thường ngày và thường không tựgiác, mọi người bình thường đều đã kết hợp sử dụng cả hai cách tiếp cận trên Trongkhoa học, tình hình cũng như vậy, nhưng do đặc điểm tư duy lý luận, đã có những vấn
đề phức tạp hơn
Tư duy lý luận trong khoa học bao giờ cũng phải dựa trên các khái niệm đượcđịnh nghĩa một cách chặt chẽ Các khái niệm này phản ánh những đối tượng kháchquan, nằm trong mối quan hệ chằng chịt với những đối tượng khác, và tất cả luôn luôn
Trang 6ở trong trạng thái vận động Rõ ràng là sự phản ánh này chỉ có thể được thực hiện trên
cơ sở của cách tiếp cận trừu tượng – siêu hình Cách tiếp cận này cho phép trừu tượng hóa các yếu tố, các mối liên hệ hoặc các tác động qua lại không ảnh hưởng lớn đếntrạng thái tồn tại của đối tượng được phản ánh trong khái niệm Chẳng hạn, một hòn bi thép được bắn vào một hòn bi thép khác đang đứng yên, làm cho hòn này chuyểnđộng Trong thực tế, sự va chạm giữa hai hòn bi bao giờ cũng gây ra sự biến dạng và tỏanhiệt Có nghĩa là năng lượng cơ học từ hòn bi thứ nhất truyền sang hòn bi thứ hai không
được bảo toàn, tức là có hao hụt, do có một phần cơ năng biến thành nhiệt năng.Tuy vậy, những sự biến dạng và tỏa nhiệt nói trên trong thực tế là rât nhỏ, nhỏ đếnmức mà người ta có thể bỏ qua, coi như không có – trừu tượng hóa – mà việc nghiên cứu cũng không bị ảnh hưởng, các kết luận của nó vẫn được coi là đúng, vì khi ápdụng vào các tính toán kỹ thuật vẫn đem lại kết quả đúng như dự đoán (tất nhiên trongphạm vi sai số cho phép)
Như vậy, cách tiếp cận này đưa đến những khái niệm chỉ phản ánh gần đúngnhững đối tượng khách quan, dựa trên một cái khuôn chung được quy định bởi cácnguyên tắc siêu hình Rõ ràng là cái khuôn siêu hình này, tức là quan điểm siêuhình
về trạng thái thế giới, không phản ánh đúng trạng thái tồn tại của thế giới xét toàn bộ,nhưng ở trong một phạm vi nào đó thì nó phản ánh gần đúng, nên các khái niệm đượcxây dựng trên cơ sở các quan điểm siêu hình vẫn được sử dụng làm bậc thang củaquá trình nhận thức các đối tượng khách quan nằm trong phạm vi ấy Đó là phạm vicủa
thế giới trung bình (thế giới trung bình là thế giới nằm giữa thế giới vĩ mô – vũ trụ vàthế giới vi mô – nguyên tử)
Phạm vi các hiện tượng của thế giới trung bình mà con người có thể trực quanđược là rất hẹp, các mối liên hệ giữa sự vật thu nhận được qua trực quan cũng khôngnhiều, nhưng để có được các khái niệm, con người đã phải áp dụng cách tiếp cận trừutượng – siêu hình và cách tiếp cận này phù hợp với quan điểm siêu hình về trạng thái thếgiới Trong thí dụ nói ở đoạn trên, khi trừu tượng hóa sự biến dạng và sự tỏa nhiệt trong
sự va chạm của hai hòn bi, sự nghiên cứu sẽ đơn giản hơn rất nhiều, mặt khác sựtrừu tượng hóa đó thì hiện tượng xảy ra lại phù hợp với quan niệm siêu hình là vậnchất và vận động là tách rời nhau
Trong giai đoạn đầu của sự phát triển của vật lý học – giai đoạn cơ học – đặcđiểm của đối tượng nghiên cứu là các sự vật của thế giới trung bình, đã tạo ra sự thốngnhất giữa hai mặt của phép siêu hình – quan điểm về cách tiếp cận nhận thức và quanđiểm về trạng thái – nhờ đó đã thúc đẩy sự phát triển của cơ học, đem lại nhiều thànhtựu rực rỡ Đó là biểu hiện tích cực của chủ nghĩa duy vật siêu hình, trong giai đoạnđầu của sự phát triển của vật lý học
Nhưng vât lý học càng phát triển, nhất là từ giai đoạn sau cơ học, với các đối tượng nghiên cứu là hình thức vận động của vật chất, bề ngoài rất khác nhau và rấtkhác với vận động cơ học (nhiệt, quang, điện từ), cách tiếp cận nhận thức trừu tượng –siêu hình, tách rời từng dạng vận động để nghiện cứu đã không phù hợp, đòi hỏi phải chuyển mạnh sang cách tiếp cận nhận thức toàn bộ - biện chứng ở những mức độ khác nhau, tùy theo đối tượng nghiên cứu Ở đây xuất hiện mâu thuẫn giữa một bên là đối tượng nhận thức giai đoạn sau cơ học, đòi hỏi phải thay đổi cách tiếp cận nhận thức(cách tiếp cận nhận thức trừu tượng siêu hình mang tính tương đối không đáp ứngđược) và một bên là quan điểm về trạng thái được cố định ở các khái niệm (thể hiện sựcứng nhắc của các nguyên tắc siêu hình) Về mâu thuẫn này, Ăngghen cũng đã đề cậptới khi ông nói rằng: “Phương pháp tư duy siêu hình dù là chính đáng và cần thiết đến
Trang 7Tiểu luận triết học - Mối quan hệ giữa triết học và khoa học tự nhiên
đâu đi nữa trong nhiều lĩnh vực, thì sớm hay muộn thế nào nó cũng vấp phải một hàng
Trang 8rào mà vượt qua hàng rào đó thì nó sẽ trở thành phiến diện, chật hẹp, trừu tượng và sa vào những mâu thuẫn không thể nào giải quyết được”.
Để giải quyết những mâu thuẫn trên đã xuất hiện những tư tưởng biện chứngtrong một số nhà triết học và khoa học ngay trong giai đoạn cơ học và tiếp diễn cho đếnthế kỷ XIX khi Mác, Ăngghen sáng lập ra chủ nghĩa duy vật biện chứng Ngoài cáctiền đề về kinh tế - xã hội, về lý luận, sự xuất hiện của triết học Mác còn dựa trêncác tiền đề về KHTN, trong đó có ba phát minh lớn là định luật bảo toàn và chuyểnhóa năng lượng, thuyết tế bào và thuyết tiến hóa, đã chứng minh cho phép biện chứng
về mặt tự nhiên Nhưng các tư tưởng biện chứng về mặt tự nhiên cũng không thể làm thay đổi được nền móng của tòa lâu đài vật lý học cổ điển, bao gồm hệ thống kháiniệm quán triệt các nguyên tắc siêu hình, và in sâu trong đầu óc của các nhà khoa học Ph.Ăngghen đã nhận xét: “… nền triết học cận đại, tuy cũng có những đại biểu suấtsắc của phép biện chứng (như Đềcác, Spinôda) nhưng lại ngày càng sa lầy vào phươngpháp tư duy gọi là siêu hình, …” Mãi đến khi vật lý học chuyển sang thời kỳ hiện đại,với đối tượng nghiên cứu là thế giới vi mô, có cấu trúc và quy luật vận động khác hẳn
so với thế giới vĩ mô, lúc này hệ thống các khái niệm của vật lý học cổ điển mới sụp
đổ hoàn toàn, cùng với quan điểm cơ học và chủ nghĩa duy vật siêu hình Từ đây, quanđiểm biện chứng về trạng thái tồn tại của thế giới và quan điểm tiếp cận nhận thức toàn
bộ - biện chứng là thống nhất, và chính trên ý nghĩa này mà V.I.Lênin nói rằng vật lýhọc hiện đại đẻ ra chủ nghĩa duy vật biện chứng Tất nhiên, không nên hiểu sự sụp
đổ của hệ thống các khái niệm của vật lý học cổ điển, có nghĩa là sự ra đời của mộthệ
thống các khái niệm mới tách rời hoàn toàn các khái niệm cũ Ngoài những khái niệmmới được xây dựng do đặc điểm riêng của thế giới vi mô, nhiều tên gọi các khái niệmtrong hệ thống cũ vẫn được duy trì, với điều kiện là cần hiểu được nội hàm của chúngtrên cơ sở của lôgic biện chứng
Mặt khác, cần nói ngay rằng, trong vật lý học hiện đại, nói chung quan điểm về trạng thái và quan điểm tiếp cận nhận thức toàn bộ - biện chứng là thống nhất, nhưng điều đó không có nghĩa là trong vật lý học hiện đại nói riêng hay trong khoa học nói chung không còn chỗ nào cho quan điểm tiếp cận nhận thức trừu tượng – siêu hình Chính quan điểm về trạng thái biện chứng đòi hỏi phải có sự kết hợp của hai quanđiểm tiếp cận nhận thức siêu hình và biện chứng, bởi vì trong sự vận động tuyệt đốicủa thế giới bao giờ cũng có sự đứng im tương đối, và ở những nơi đó, quan điểm tiếpcận nhận thức trừu tượng – siêu hình vẫn có giá trị Chẳng hạn, trong thuyết tươngđối hẹp, vẫn áp dụng quan niệm về không gian đồng chất và đẳng hướng, cơ họclượng tử
phi tương đối tính vẫn sử dụng khái niệm không gian và thời gian tuyệt đối, tách rờinhau, … các quan niệm và khái niệm nói trên là của vật lý học cổ điển
Tóm lại, khi nói về phép siêu hình và phép biện chứng, với tính cách là nhữngquan điểm triết học, chúng ta cần phân biệt hai mặt: mặt nói về cách xem xét trạng thái
tồn tại của thế giới, vắn tắt là quan điểm về trạng thái, và mặt nói về cách tiếp cận nhận thức, vắn tắt là quan điểm về tiếp cận nhận thức Ở mặt thứ nhất, hai phép siêu
hình và biện chứng là hoàn toàn đối lập, còn ở mặt thứ hai, hai mặt này nói lên hai cựcbao gồm trong đó các mức độ trừu tượng hóa trong quá trình phản ánh đối tượng nhậnthức Với cách hiểu nói trên, chúng ta có thể giải thích được các đặc điểm trong lịch
sử phát triển của cuộc đấu tranh triết học trong KHTN Khi mà khoa học ngày càngđạt
đến tầm cao mới thì phép biện chứng càng thể hiện vai trò to lớn của nó, đúng nhưPh.Ăngghen đã nói: “là phương pháp tư duy duy nhất, cao nhất và thích hợp nhất với
Trang 9Tiểu luận triết học - Mối quan hệ giữa triết học và khoa học tự nhiên
giai đoạn phát triển hiện nay của KHTN”
Trang 10III MỐI QUAN HỆ GIỮA TRIẾT HỌC VÀ KHTN
Ngay từ thời cổ đại, khi triết học còn đang bao gồm cả các khoa học – nền triết học tự nhiên – thì trong sự phát triển nhận thức của con người đã có sự tác động qualại giữa các tư tưởng triết học và việc nhận thức các đối tượng cụ thể, tức là giữa cái chung và cái riêng Ph.Ăngghen dẫn lời của Arixtốt nói rằng những triết gia đầu tiên
đã khẳng định như sau: “Cái mà từ đó mọi vật được tạo thành, mà từ đó mọi vật xuấthiện như từ một cái đầu tiên, và trở về đó với tư cách là cái cuối cùng … thì luônluôn vẫn y nguyên như thế với tính cách là bản thể và chỉ thay đổi trong những quyđịnh
của nó, cái đó là nguyên tố là căn nguyên của mọi vật … Chính vì thế mà họ cho rằng không có cái nào sinh ra và mất đi, vì rằng giới tự nhiên ấy được bảo toàn mãi mãi”
Và Ph.Ăngghen nhận xét: “Như thế chủ nghĩa duy vật tự nhiên và tự phát đã hiện ra hoàn toàn rõ nét, chủ nghĩa duy vật này trong giai đoạn phát triển đầu tiên của nó, coi một cách hoàn toàn tự nhiên, tính thống nhất trong sự muôn vẻ vô tận của những hiệntượng tự nhiên là một điều dĩ nhiên và tìm sự thống nhất ấy ở một vật hữu hình nào đó,một vật đặc biệt nào đó, như Talét, ở nước vậy” Và chúng ta đã biết ở các nhà triếthọc cổ đại khác, vật hữu hình ấy lại là không khí (Anaximen), là lửa (Hêracơlít), là cảbốn yếu tố đất, nước, lửa, không khí (Arixtốt) Đối với một số nhà triết học khác, thì
đó không phải là vật hữu hình, như Pitago là “con số”, Anaximanđơrơ là “cái vô hạn”,Lơxip và Đêmôcrít là “nguyên tử” Trong các triết gia đó, chưa ai giải thích nguồngốc của vận động, và chỉ có Pitago là người đầu tiên nêu ra ý tưởng về tính quy luậtcủa vũ
trụ và Hêracơlít là người đầu tiên nêu lên ý tưởng về tính quy luật của sự vận động làphép biện chứng; và Arixtốt đã vận dụng phép biện chứng – mặc dù ở những lúc khác,ông lại phản đối phép biện chứng – để nêu lên đặc tính của vật chất ban đầu là hai cặptính đối lập nhau: nóng – lạnh, khô - ẩm, và cho rằng tất cả những sự biến đổi trongthế giới là do kêt quả của sự đấu tranh của các đặc tính đối kháng ban đầu đó Nhưng
do trình độ hiểu biết về tự nhiên hồi đó còn ít ỏi và rời rạc, mang tính trực quan làchính, chưa cho phép tiến hành những khái quát khoa học dưới sự chỉ đạo của tư tưởng triết học, để rút ra những yếu tố vật lý có tính chất là nguyên lý lý luận, liên kết thành
hệ thống – tức là tạo ra một bức tranh khoa học thống nhất về thế giới – cho phép giảithích được đúng đắn sự đa dạng của các hiện tượng trong tự nhiên và tiên đoán nhữngdiễn biến trong tương lai Chính vì thế mà trong một thời gian dài, mặc dù triết học đã
có những tư tưởng thiên tài, nhưng chưa đem lại kết quả cụ thể nào cho khoa học, nhưPh.Ăngghen đã nhận xét: “KHTN hiện đại, mà cũng chỉ có KHTN hiện đại, mới đạtđến một trình độ phát triển khoa học, có hệ thống và toàn diện, ngược lại với nhữngtrực giác thiên tài của những người thời cổ trong triết học về tự nhiên và với nhữngphát hiện của người Arập, cực kỳ quan trọng, nhưng có tính rời rạc và phần nhiều đãbiến mất, không mang lại kết quả gì”
Những điều vừa trình bày ở trên chỉ ra mối quan hệ đầu tiên giữa triết học và các KHTN: cả triết học và khoa học đều phải nhận thức cái phổ biến, cái bản chất,nhưng sự khác nhau là: một bên nhiệm vụ nhận thức là cái chung ở mức trừu tượng vàkhái quát cao nhất, đưa đến những quan điểm có ý nghĩa tiên đề, còn một bên là nhậnthức cái riêng, cái riêng này cũng trừu tượng và khái quát nhưng ở mức thấp hơn, và
có biểu hiện ở những đối tượng vật chất có mức trừu tượng nhiều hay ít tùy theo trình
độ phát triển của khoa học từng thời kỳ lịch sử Cái riêng này, về sau – từ thời cận đại– khi khoa học đã phát triển đến trình độ cao và tách khỏi triết học, được gọi là bức tranh KHTN về thế giới Mỗi nghành khoa học cố gắng vạch ra bức tranh riêng chonghành mình, coi đó là sự liên kết những quan điểm, những nguyên lý phản ánh những