1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

MỐI QUAN HỆ GIỮA TRIẾT HỌC VÀ KHOA HỌC

17 1,2K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 173,5 KB

Nội dung

Chính điều này đã buộc các nhà khoa học phải tìm đến với một thế giới quan triết học đúng đắn để từ đó lý giải những vấn đề cụ thể trong lý thuyết khoa học của mình.. Đồng thời, nghiên c

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

Tên đề tài:

MỐI QUAN HỆ GIỮA TRIẾT HỌC VÀ KHOA HỌC

GVPT: PGS TS Bùi Văn Mưa

Lớp: Quản Trị Kinh Doanh Đêm 1

TP.HCM, tháng 12/2014

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Triết học và khoa học là những hình thái ý thức xã hội đặc thù phản ánh các lĩnh vực khác nhau của thế giới Chúng xuất hiện, tồn tại, vận động và phát triển trên cơ sở những điều kiện kinh tế - xã hội, và chịu sự chi phối của những quy luật nhất định Đồng thời chúng có những mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển Lịch sử hình thành và phát triển hơn hai ngàn năm của triết học và khoa học không những đã chứng tỏ hai lĩnh vực tri thức ấy luôn luôn có mối liên hệ mật thiết với nhau mà còn chứng minh rằng, triết học tìm thấy ở khoa học những cơ sở khoa học vững chắc của mình, còn khoa học tìm thấy ở triết học thế giới quan đúng đắn và phương pháp luận sắc bén để đi sau nghiên cứu thế giới tự nhiên

Lâu nay một số người quan tâm đến triết học đã có sự ngộ nhận rằng, triết học là một khoa học chỉ thuộc về nội dung của phạm trù khoa học xã hội – nhân văn Nhưng ngược dòng thời gian, chúng ta biết rằng, ngay từ khi mới ra đời, triết học và khoa học đã không tách rời nhau Nhưng như chính C Mác và Ph Ăngghen đã khẳng định, việc khôi phục triết học theo nghĩa đen của nó (triết học

là “khoa học của mọi khoa học”) vào thời kỳ nửa sau của thế kỷ XIX là điều không thể Bởi vì, khoa học triết học và các khoa học cụ thể hiện nay đã tồn tại trong môi trường mới với những yêu cầu mới được đặt ra từ cuộc sống và từ vấn

đề học thuật Tuy vậy, mối liên hệ giữa triết học và khoa học không vì thế mà giảm đi ảnh hưởng tác động lẫn nhau Có thể nói rằng, từ khi chủ nghĩa duy vật biện chứng ra đời thì mối quan hệ giữa triết học và khoa học mới thật sự bước sang một giai đoạn mới

Từ những thành tựu của khoa học hiện đại trong thế kỷ XX như: Thuyết tương đối hẹp của Albert Einstein (1905) và thuyết tương đối rộng (1916); thuyết lượng tử của Planck (1900); lý thuyết kết cấu nguyên tử lượng tử hoá của Niels Bohr (1913); lý thuyết cơ học lượng tử của Heisenberg (1925), lý thuyết thông tin,

lý thuyết điều khiển (những năm 40 của thế kỷ XX); lý thuyết cô lập, lý thuyết

Trang 3

phân hình, lý thuyết hỗn độn, (những năm 70, 80 của thế kỷ XX), v.v… Đã tạo nên những cuộc tranh luận ngày càng gay gắt về sự nhận thức của con người đối với thế giới Chính điều này đã buộc các nhà khoa học phải tìm đến với một thế giới quan triết học đúng đắn để từ đó lý giải những vấn đề cụ thể trong lý thuyết khoa học của mình Như Albert Einstein đã viết: “Các kết quả nghiên cứu khoa học thường gây nên những sự thay đổi trong các quan điểm triết học đối với những vấn đề vượt ra ngoài phạm vi của những lĩnh vực rất hạn chế của bản thân khoa học”

Nghiên cứu mối quan hệ giữa triết học và khoa học chẳng những giúp cho các nhà triết học hiểu biết thêm những tri thức về khoa học mà còn làm cho họ thấy rõ được cơ sở khoa học chính xác, khách quan để triết học dựa vào đó khái quát thành những nguyên lý, những quy luật và những phạm trù triết học

Đồng thời, nghiên cứu mối quan hệ giữa triết học với khoa học giúp cho các nhà khoa học nhận thức và vận dụng một cách đúng đắn, sáng tạo thế giới quan duy vật và phương pháp luận khoa học vào quá trình nghiên cứu khoa học, làm cho họ luôn luôn ý thức được rằng, chỉ có cho mình một phương pháp biện chứng thì họ mới có thể tiến xa hơn, đi sâu hơn vào các lĩnh vực mà họ đang và sẽ nghiên cứu Khi đưa ra nhận định về con đường phát triển phức tạp của vật lý học V.I.Lênin đã viết: “Vật lý học hiện đại đang và sẽ đi, nhưng nó đi tới phương pháp duy nhất đúng, đi tới triết học duy nhất đúng của khoa học tự nhiên, không phải bằng con đường thẳng, mà bằng con đường khúc khuỷu, không phải tự giác mà tự phát, không nhìn thấy rõ “mục đích cuối cùng” của mình, mà đi đến mục đích đó một cách mò mẫm, ngập ngừng và thậm chí đôi khi giật lùi nữa Vật lý học hiện đại đang nằm trên giường đẻ Nó đang đẻ ra chủ nghĩa duy vật biện chứng Một cuộc sinh đẻ đau đớn Kèm theo sinh vật sống và có sức sống, không tránh khỏi một vài sản phẩm chết, một vài thứ cặn bả nào đó phải vứt vào sọt rác Toàn bộ chủ nghĩa duy tâm vật lý học, toàn bộ triết học kinh nghiệm phê phán, cũng như thuyết kinh nghiệm tượng trưng, v.v… đều thuộc những thứ cặn bả phải vứt bỏ đi ấy”

Trang 4

Nghiên cứu mối quan hệ giữa triết học và khoa học còn góp cho con người thấy rõ được nguồn gốc chung của sự nảy sinh triết học và khoa học đó là giới tự nhiên; giúp cho chúng ta thấy được rằng, sự liên kết giữa triết học và khoa học là không thể tránh khỏi và sự hợp tác giữa các nhà triết học với các nhà khoa học là một tất yếu lịch sử

Trong những năm gân đây khi mà cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại phát triển như vũ bão, cũng như biến động cách mạng lớn lao làm thay đổi tận gốc rễ bộ mặt của cuộc sống xã hội, đòi hỏi các nhà triết học và các nhà khoa học chuyên môn giải quyết đúng đắn và kịp thời những lý luận và thực tiễn cấp bách

Sự giải đáp này chỉ có thể nắm vững và vận dụng một cách đúng đắn và sáng tạo thế giới quan và phương pháp luận triết học của chủ nghĩa Mác – Lenin Do đó, việc nghiên cứu những vấn đề liên quan đến mối quan hệ giữa triết học và khoa học có ý nghĩa vô cũng quan trọng

Trang 5

NỘI DUNG

I Triết học

1 Định nghĩa triết học

Triết học là một hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người vê thế giới, về bản thân con người và về vị trí, vai trò của con người trong thế giới đó Triết học là một hình thái ý thức xã họi đặt biệt, là thái độ chung của con người

”giai cấp, tầng lớp” đối với hiện thực, là học thuyết tổng quát về thế giới trong tính chỉnh thể của nó ( tự nhiên, xã hội và tư duy)

Là một hình thái ý thực xã hội đặt biệt, triết học phải phản ánh tồn tại xã hội (hiện thực, cuộc sống, thời đại), nhưng cách phản ánh của nó khác cách phản ánh của các hình thái ý thức xã hội khác như tôn giáo, nghệ thuật, đạo đức, ở chổ

nó phản ánh tồn tại xã hội bằng một hệ thống phạm trù (trừu tượng, khái quát), mang tính đảng(trên nền tảng duy vật hay duy tâm) dựa trên lợi ích của giai cấp, tầng lớp này hay giai cấp, tầng lớp nọ)

Là thái độ chung của con người (giai cấp, tầng lớp) đối với hiện thực, triết học vạch ra cho các giai cấp, tầng lớp mà nó đại diện về tư tưởng, thấu hiểu được lợi ích, vai trò, sứ mạng lịch sử của mình để trở thành chính mình và hành động vì mình trong xã hội vô cũng phức tạp

Là học thuyết về thế giới chỉnh thể, triết học phải dực trên lý trí,( tư duy ký luận trừu tượng, khái quát, hệ thống) để đào sâu và mở rộng lý trí nhằm mang lại những tri thức đặc biệt, khác với tri thức do các ngành khoa học, do các hình thái ý thức xã hội khác mang lại ở tính phổ quát, tất yếu, (logic), của nó, ở tính phản ánh thế giới trong tính chỉnh thể thống nhất của nó

Triết học là một hệ thống tư tưởng kết hợp trong mình những giá trị chung với những tri thức tổng quát, do các nhà tư tưởng của các giai cấp, tầng lớp trong

xã hội xây dựng nên, để giải quyết những vấn đề trọng đại do lịch sử nhân loại đặt

ra dựa trên lợi ích của giai cấp, tầng lớp mình Do vậy mà các hệ thống triết học từ

Trang 6

cổ đại đến nay đều mang tính đảng Trước khi giải quyết những vấn dề do thời đại đặt ra, các nhà triết học phải giải quyết những vấn đề cơ bản của triết học; cách giải quyết vấn đề cơ bản của triết học sẽ ảnh hưởng đến cách giải quyết của các vấn đề còn lại

2 Vấn đề cơ bản của triết học- chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm

a, Thực chất và nội dung vấn đề cơ bản của triết học

Bằng tư duy lý luận các nhà triết học đi đến nhận định khái quát là : tất cả

sự vật, hiện tượng xảy ra trong thế giới chưng quy lại có hai loại: các sự vật, hiện tượng vật chất và các sự vật, hiện tượng tinh thần, ngoài ra không có bất kỳ sự vật, hiện tượng nằm ngoài hai loại sự vật, hiện tượng đó Do vậy, trong triết học, xuất hiện hai phạm trù vật chất và ý thế dung để chỉ hai loại sự vật, hiện tượng trên Dó

đó, vấn đề cơ bản của triết học là vấn đề về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức

Vấn đề cơ bản của triết học có hai mặt: Mặt thứ nhât (bản thể luận) đòi hỏi trả lời cho câu hỏi: vật chất hay ý thức (giới tự nhiên hay tinh thần…) cái nào có trước, cái nào có sau? Mặt thứ hai ( nhật thức luận) đòi trả lời cho câu hỏi : con người có khả năng nhận thức thế giới được hay không

b, Cách giải quyết mặt thứ nhất của vấn đề cơ bản triết học

Cách giải quyết thứ nhất thừa nhận chỉ có một yếu tố có trước và mang tính quyết định đưa đến sự xuất hiện chủ nghĩa nhất nguyên Chủ nghĩa nhất nguyên có hai loại đối lập nhau là chủ nghĩa (nhất nguyên) duy vật và chủ nghĩa (nhất nguyên duy tâm)

- Chủ nghĩa duy vật khằng định vật chất có trước và giữ vai trò quyết định đối với ý thức, thế giới vật chất tồn tại một cách khách quan độc lập với ý thức con người và không có ai sáng tạo ra; còn ý thức là phản ánh thế giới khách quan vào bộ óc con người; không thể có tinh thần, ý thức nếu không có vật chất Chủ nghĩa duy vật đã tồn tại dưới ba hình thức cơ bản là chủ nghĩa duy vật chất phát , chủ nghĩa duy vật siêu hình và chủ nghĩa duy vật biện chứng chủ nghĩa duy vật thường gắn liền với khoa học và là cơ sở lý luận cho các giai cấp thống trị tiến

bộ, cách mạng trong xã hội

Trang 7

- Chủ nghĩa duy tâm khẳng định ý thức có trước, sản sinh ra và giữ vai trò quyết định đối với vật chất, là cơ sở tồn tại của giới tự nhiên xã hội Chủ nghĩa duy tâm có hai trường phái chủ yếu là chủ nghĩa duy tâm chủ quan và chủ nghĩa duy tâm khách quan Chủ nghĩa duy tâm thường gắn liền với tôn giáo và là

cơ sở lý luận cho các giai cấp thống trị bảo thủ, phản động trong xã hội

- Cách giải quyết thứ hai thừa nhận cả hai yếu tố vật chất và tinh thần đều có trước và tồn tại song song, độc lập với nhau “ đơn” (thế giới vật chất sinh

ra từ nguyên thể vật chất, thế giới tinh thần sinh ra từ nguyên thể tinnh thần) đưa đến sự xuất hiện chủ nghĩa nhị nguyên Các nhà nhị nguyên luận muốn dung hòa giữa hai chủ nghĩa duy vật và duy tâm, nhưng lập trường không nhất quán thường đưa họ rời vào chủ nghĩa duy tâm hơn rời vào chủ nghĩa duy vật

Ngoài hai cách giải quyết trên, trong lịch sử triết học có ”con đường thứ ba” của các nhà thực chứng luận; mà theo họ, thì vấn đề cơ bản của triết học là vấn

đề giả dối, do đó nó không bao giờ có lời giải đáp đúng; mọi lời giải đáp của chủ nghĩa nhất nguyên và chủ nghĩa nhị nguyên (được gọi chung là siêu hình học) chỉ

là những nhầm lẫn đáng trách, dẫn dắt trí tuệ con người rơi vào thế giới siêu hình, phi thực tại Cách luận giải này đưa đến sự xuất hiện chủ nghĩa thực chứng nhưng

sự thực nó cũng là một hình thức của chủ nghĩa duy tâm chủ quan được che đậy tinh vi bởi những nội dung thực chứng do khoa học mang lại Dù vậy, chủ nghĩa thực chứng vẫn có giá trị đối với sự phát triển của khoa học vào cuối thời cận đại

và đầu thời hiện ddại

Lịch sử triết học trước hết là lịch sử đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm Trong cuộc đấu tranh này chủ nghĩa duy tâm ngày càng thông minh, càng siêu hình tinh vi hơn, còn chủ nghĩa duy vật ngày càng thực tiễn hơn, càng biện chứng mềm dẻo hơn Thông qua cuộc đấu tranh này mà tư duy lí luận ngày càng được phát triển hoàn thiện hơn

c, Cách giải quyết mặt thứ hai của vấn đề cơ bản triết học

Cách giải quyết thứ nhất thừa nhận con người có khả năng nhận thức thế giới hình thành nên trào lưu khả tri trong triết học, bao gồm cả chủ nghĩa duy vật

Trang 8

và phần lớn chủ nghĩa duy tâm Tuy nhiên, các nhà triết học khác nhau sẽ trả lời không như nhau về bản chất của nhận thức con đường, cách thức nhận thức, chân

lý, tiêu chuẩn chân lý, … thường thì các nhà triết học duy vật cho rằng nhận thức

sự phản ánh thế giới vật chất, nắm bắt các quy luật bản chất vật chất của thế giới còn các nhà triết học duy tâm coi nhận thức thế giới không phải là phản ánh thế giới mà chỉ là sự tự nhận thức của cái tinh thần về chính nó – bản chất của thế giới:

Cách giải quyết thứ hai cho rằng về nguyên tắc con người không có khả năng nhận thức được thế giới, Những nhà triết học này theo trào lưu bất khả tri

II Khoa học

1 Định nghĩa khoa học

Khoa học (trong tiếng Latin scientia, có nghĩa là "kiến thức" hoặc "hiểu

biết") là các nỗ lực thực hiện phát minh, và tăng lượng tri thức hiểu biết của con người về cách thức hoạt động của thế giới vật chất xung quanh Thông qua các phương pháp kiểm soát, nhà khoa học sử dụng cách quan sát các dấu hiệu biểu hiện mang tính vật chất và bất thường của tự nhiên nhằm thu thập dữ liệu, phân tích thông tin để giải thích cách thức hoạt động, tồn tại của sự vật hiện tượng Một trong những cách thức đó là phương pháp thử nghiệm nhằm mô phỏng hiện tượng

tự nhiên dưới điều kiện kiểm soát được và các ý tưởng thử nghiệm Tri thức trong khoa học là toàn bộ lượng thông tin mà các nghiên cứu đã tích lũy được Định nghĩa về khoa học được chấp nhận phổ biến rằng khoa học là tri thức tích cực đã được hệ thống hóa

2 Phân loại khoa học

Các lĩnh vực khoa học thường được chia thành hai nhóm chính: khoa học tự nhiên, nghiên cứu các hiện tượng tự nhiên (kể cả đời sống sinh học) và khoa học

xã hội, nghiên cứu hành vi con người và xã hội Những nhóm chính là khoa học thực nghiệm, trong đó kiến thức phải được dựa trên những hiện tượng quan sát được và có khả năng được thử nghiệm để kiểm nghiệm tính đúng đắn của nó bởi

Trang 9

các nhà nghiên cứu khác nhau làm việc trong cùng điều kiện Ngoài ra còn có các ngành liên quan được nhóm lại thành các khoa học liên ngành và khoa học ứng dụng, chẳng hạn như khoa học kỹ thuật và khoa học sức khỏe Các thể loại khoa học này có thể bao gồm các yếu tố của các ngành khoa học khác nhưng thường có thuật ngữ và cơ quan chuyên môn riêng

Khoa học thuần túy là các môn học bao gồm các phương diện triết lý, tôn giáo, khoa học, tín ngưỡng, xã hội học, nhân chủng học, chính trị học, luận lý học, đạo đức học, tâm lý học, phân tâm học, thần kinh bệnh học, ngôn ngữ học, tôn giáo học huyền bí học Khoa học ứng dụng là khoa học chính xác sử dụng các kiến thức thuộc một hay nhiều lĩnh vực của khoa học tự nhiên và khoa học xã hội để giải quyết những vấn đề thực tế Nó có liên hệ mật thiết hoặc đồng nhất với kỹ nghệ Khoa học ứng dụng có thể sử dụng để phát triển công nghệ

Toán học, được phân loại là khoa học thuần túy, có cả sự tương đồng và khác biệt với các ngành khoa học tự nhiên và xã hội Nó tương tự như khoa học thực nghiệm ở chỗ nó bao gồm một phương pháp nghiên cứu khách quan, thận trọng và có hệ thống lĩnh vực kiến thức Nó là khác nhau vì để xác minh kiến thức, toán học sử dụng phương pháp tiên nghiệm hơn là phương pháp thực nghiệm Khoa học thuần túy, trong đó bao gồm các số liệu thống kê và logic, có vai trò quan trọng đối với các ngành khoa học thực nghiệm Các tiến bộ trong khoa học thuần túy thường dẫn đến những tiến bộ lớn trong các ngành khoa học thực nghiệm Các ngành khoa học thuần túy rất cần thiết trong việc hình thành các giả thuyết, lý thuyết và định luật, cả hai phát hiện và mô tả bằng làm thế nào sự việc xảy ra (khoa học tự nhiên) và con người suy nghĩ và hành động như thế nào (khoa học xã hội)

III Mối quan hệ triết học và khoa học

Triết học có vai trò rất to lớn đối với sự phát triển của khoa học cụ thể; nó

là thế giới quan và phương pháp luận cho khoa học cụ thể, là cơ sở lý luận cho các

Trang 10

khoa học cụ thể trong việc đánh giá các thành tựu đã đạt được, cũng như vạch ra phương hướng, phương pháp cho quá trình nghiên cứu khoa học cụ thể Sự hình thành, phát triển của triết học không thể tách rời sự phát triển của khoa học cụ thể Tuy nhiên triết học duy vật hay triết học duy tâm, siêu hình học hay thực chứng luận có vai trò không như nhau Trong lịch sử triết học, chủ nghĩa duy vật đóng vai trò tích cực đối với sự phát triển của khoa học; ngược lại chủ nghĩa duy tâm thường được sử dụng làm công cụ biện hộ cho tôn giáo và cản trở khoa học phát triển

1 Thời cổ đại:

Thời cổ đại, lao động trí óc vừa mới tách ra khỏi lao động chân tay, tầng lớp trí thức vừa mới hình thành, tri thức của loài người còn rất ít ỏi và khá đơn giản, bản thân các ngành khoa học chưa tồn tại độc lập nhau, chúng thống nhất với nhau nhờ vào triết học và trong triết học Ở Trung Hoa, triết học gắn liền với các vấn đề chính trị-xã hội; ở Ấn Độ, Triết học gắn liền với các vấn đề tôn giáo; ở Hy Lạp, triết học gắn liền với Khoa học tự nhiên và được gọi là triết học tự nhiên Nói chung, lúc bấy giờ đối tượng của triết học là tri thức nói chung, tri thức thuộc nhiều/ mọi lĩnh vực Triết học đã đạt được nhiều thành tự rực rỡ; nó không chỉ gắn liền với sự hình thành và phát triển tư duy lý luận nói chung mà còn đặt nền móng cho sự phát triển về sau cho chính mình và cho các ngành khoa học (cả tự nhiên lẫn xã hội) Từ đây, hình thành cách hiểu mang tính truyền thống về triết học Người Trung Quốc coi triết học là sự truy tìm bản chất, là sự thấu hiểu căn nguyên của sự vật, sự việc; người Ấn Độ coi Triết học là con đường suy ngẫm dẫn dắt đến

lẽ phải, đến những chân lý siêu nhiên (darshama); còn người Hy Lạp coi triết học

là sự ham hiểu biết, yêu thích sự thông thái (philosophia), do đó nhà triết học được gọi là nhà thông thái, - người có khả năng nhận thức được chân lý, làm sáng tỏ bản chất của vạn vật… Như vậy, quan niệm truyền thống, dù ở phương đông hay phương tây, đều coi triết học là đỉnh cao của lý trí, là sử dụng lý trí để thấu hiểu thế giới, để nắm bắt được bản chất của vạn vật, khám phá chân lý Nói cách khác,

Ngày đăng: 13/04/2015, 22:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w