Tiểu luận tranh chấp đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai ở tòa án nhân dân địa phương
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HCM KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI
-MANG ĐỨC KHAM
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN ĐỊA PHƯƠNG
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
Chuyên ngành Luật Thương mại
TPHCM - 2015
Trang 3TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HCM KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI -
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN ĐỊA PHƯƠNG
SINH VIÊN THỰC HIỆN: MANG ĐỨC KHAM
KHÓA: 36 MSSV: 1155010142
CƠ QUAN THỰC TẬP: TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN TUY PHƯỚC
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: NGUYỄN THỊ NGỌC MAI
TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2015
Trang 5MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Tình hình nghiên cứu 2
3 Phạm vi nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu 3
5 Đóng góp mới của đề tài 3
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI, GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI 4
1.1 Các khái niệm cơ bản 4
1.1.1 Tranh chấp đất đai 4
1.1.2 Giải quyết tranh chấp đất đai 6
1.1.3 Quyền sử dụng đất 6
1.1.4 Quyết định hành chính, hành vi hành chính 7
1.1.5 Đương sự 7
1.2 Đặc điểm của tranh chấp đất đai 8
1.3 Phân loại tranh chấp đất đai 10
1.4 Nguyên nhân tranh chấp đất đai 10
CHƯƠNG 2: VAI TRÒ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT .13
2.1 Thẩm quyền và thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai của tòa án nhân dân 13
2.1.1 Những điểm mới về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai theo Luật Đất đai năm 2013 13
2.1.2 Thẩm quyền và thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục tố tụng hành chính 14
2.1.2.1 Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục tố tụng hành chính 14
2.1.2.2 Giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục tố tụng hành chính 16
2.1.3 Thẩm quyền và thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục tố tụng dân sự 17
2.1.3.1 Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục tố tụng dân sự 17
2.1.3.2 Giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục tố tụng dân sự 19
2.2 Thực trạng giải quyết tranh chấp đất đai của tòa án nhân dân 19
2.3 Giải pháp hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai 22
KẾT LUẬN 24
Trang 6PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là một tư liệu sản xuất cực kì quan trọng đối với đời sống con người
và là nền tảng cho toàn bộ quá trình sản xuất vật chất Từ khi con người xuất hiệntrên trái đất đến nay, dựa vào đất đai, con người có thể sinh hoạt, sản xuất ra của cảivật chất để cải biến tự nhiên và xã hội và dần dần con người cũng có thể xem nónhư một loại hàng hóa đặc biệt để đem ra trao đổi mua bán trên thị trường Khi lựclượng sản xuất ngày càng phát triển, những nhu cầu về đất đai như: sinh hoạt, sảnxuất ra của cải vật chất cũng như trao đổi mua bán ngày càng tăng cao Chính vìthế, trải qua một thời gian rất dài, đất đai không những có giá trị sử dụng mà còn cógiá trị thương mại Bên cạnh đó, đất đai liên quan đến lợi ích của từng người, từngnhóm người khác nhau trong xã hội nên nó trở thành đối tượng rất dễ xảy ra tranhchấp trong cuộc sống
Hiện nay, vấn đề tranh chấp đất đai diễn ra rất phổ biến và phức tạp kéo theonhiều hậu quả như: sản xuất trì trệ, đình đốn, tốn chi phí, thời gian để theo đuổi một
vụ tranh chấp Nếu kéo dài tình trạng này sẽ dẫn đến mất ổn định trong địa phươngcũng như làm giảm lòng tin của người dân vào chính sách đất đai của Nhà nước.Chính vì thế, vấn đề tranh chấp đất đai đòi hỏi các cơ quan chức năng có thẩmquyền giải quyết một cách nhanh chóng, triệt để và đúng pháp luật nhằm hạn chếđến mức thấp nhất những hậu quả đáng tiếc xảy ra Do đó, việc nghiên cứu giảiquyết tranh chấp đất đai là điều cần thiết trong bối cảnh hiện nay
Ở nước ta hiện nay đất đai thuộc sở hữu của toàn dân, do Nhà nước đại diệnchủ sở hữu và thống nhất quản lý Điều này đã được khẳng định rất rõ trong Hiếnpháp năm 1980 Thêm vào đó, những quy định chi tiết về đất đai cũng được thể hiệntrong Bộ luật Dân sự năm 2005, Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫnthi hành đã góp phần tích cực vào việc giải quyết những hạn chế trong việc bảo đảmthực hiện quyền của người sử dụng đất, vấn đề quản lý đất đai từ phía cơ quan chứcnăng cũng như những vấn đề pháp lý liên quan Tuy nhiên, thời gian qua vẫn cónhiều văn bản quy phạm pháp luật có sự mâu thuẫn, chồng chéo và rất khó áp dụngvào thực tiễn lại chậm sửa đổi gây khó khăn cho việc áp dụng pháp luật để giảiquyết tranh chấp đất đai tại tòa án Xuất phát từ lý do nêu trên, tác giả chọn đề tài:
“Giải quyết tranh chấp đất đai của tòa án nhân dân địa phương” nhằm làm sáng tỏhơn về quy trình giải quyết tranh chấp đất đai tại tòa án, khảo sát thực trạng áp dụng
Trang 7pháp luật để giải quyết tranh chấp đất đai ở địa phương và từ đó đề ra kiến nghị đểhoàn thiện hệ thống pháp luật về đất đai.
2 Tình hình nghiên cứu
Đất đai là loại tài sản, hàng hóa đặc biệt lại có giá trị lớn đủ sức chi phối mọimặt của đời sống xã hội nên việc quy định các chế định về đất đai không thể tránhkhỏi sự chồng chéo giữa các luật nội dung ở nước ta Vì đất đai được xem như mộttài sản (bất động sản) nên sẽ được quy định bởi Bộ luật Dân sự Bên cạnh đó, đấtđai có thể đem ra mua bán, kinh doanh, chuyển nhượng nên cũng được điều chỉnhbởi Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản, Từ đó, khi xảy ra tranh chấp vềđất đai thì tòa án lúng túng trong việc áp dụng pháp luật trong những tình huốngtranh chấp cụ thể
Với tính chất đặc thù vừa mang tính lịch sử, tính xã hội vừa mang tính kinh
tế nên khi các yếu tố lịch sử, xã hội hay kinh tế thay đổi thì phần nào tư duy của nhàlàm luật, nhà quản lý đất đai sẽ thay đổi nên dẫn đến tranh chấp đất đai và giảiquyết tranh chấp đất đai là điều không thể tránh khỏi Chính vì thế, yêu cầu cần đặt
ra trong thời điểm hiện nay là cần có một đề tài nghiên cứu cứu về vấn đề giải quyếttranh chấp đất đai của tòa án nhân dân Do đó, mục đích của đề tài này là nghiêncứu những vấn đề lý luận về tranh chấp đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai tạitòa án, khảo sát thực trạng giải quyết tranh chấp đất đai ở địa phương từ đó kiếnnghị những giải pháp hoàn thiện pháp luật
Để thực hiện được những mục đích nêu trên, tác giả đặt ra nhiệm vụ chínhcủa đề tài này là:
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về tranh chấp đất đai, giải quyết tranhchấp đất đai, đặc điểm và phân loại tranh chấp đất đai;
- Nghiên cứu vai trò giải quyết tranh chấp đất đai của tòa án nhân dân,nghiên cứu thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục tố tụng hànhchính và thủ tục tố tụng dân sự Từ đó rút ra thực tiễn tòa án áp dụngpháp luật để giải quyết tranh chấp đất đai;
- Kiến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranhchấp đất đai bằng con đường tòa án
3 Phạm vi nghiên cứu
Vì có sự giới hạn về thời gian và không gian của một bài tiểu luận nên tácgiả chỉ tập trung nghiên cứu khái quát nhất những vấn đề lý luận chung về tranhchấp đất đai, giải quyết tranh chấp đất đai của tòa án nhân dân Đồng thời tác giảkhảo sát thực tiễn về việc áp dụng pháp luật của tòa án để giải quyết tranh chấp
Trang 8quyền sử dụng đất Ngoài ra, tác giả nêu lên một vài bất cập trong thực tiễn giảiquyết tranh chấp đất đai của tòa án nhân dân Từ đó tác giả đưa ra ý kiến tham khảogóp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật về đất đai.
4 Phương pháp nghiên cứu
Để làm rõ vấn đề giải quyết tranh chấp đất đai của tòa án nhân dân địaphương, trong tiểu luận này, tác giả sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duyvật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, cơ sở lý thuyết của chủ nghĩa Mác –Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản ViệtNam về chế độ sở hữu đất đai ở nước ta Bên cạnh đó, tác giả cũng sử dụng cácphương pháp bổ sung khác như: phân tích, so sánh, tổng hợp, chứng minh, thu thập
dữ liệu để làm sáng tỏ vấn đề cần nghiên cứu
5 Đóng góp mới của đề tài
Vấn đề tranh chấp đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai của tòa án nhândân đã được nghiên cứu bởi nhiều công trình nghiên cứu khoa học trước đó Tuynhiên, trong phạm vi đề tài này, tác giả có những đóng góp mới mẻ như:
- Làm sáng tỏ hơn về các vấn đề lý luận về tranh chấp đất đai và giải quyếttranh chấp đất đai của tòa án nhân dân;
- Đưa ra những định hướng để hoàn thiện các quy định của pháp luật để ápdụng phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương nơi tác giả thực tập
Trang 9là đất để trồng trọt, sử dụng Từ đó, khái niệm “tranh chấp đất đai” theo Từ điểntiếng Việt là hành vi tranh giành nhau một cách giằng co đất để trồng trọt, sử dụng
mà không rõ thuộc về bên nào Tuy nhiên, tác giả không đồng ý cách định nghĩanày bởi vì theo ý kiến của tác giả, Từ điển tiếng Việt chỉ dừng lại ở việc định nghĩa
“tranh chấp đất đai” theo nghĩa rất hẹp Cụ thể, Từ điển tiếng Việt chỉ nhắc đếntranh chấp đất đai như một hành vi tranh giành nhau một cách quyết liệt “đất đểtrồng trọt, sử dụng” mà không rõ thuộc về bên nào mà không nhắc đến những tàisản khác gắn liền với đất như nhà cửa, công trình, cây cối cũng như những hoa lợi,lợi tức phát sinh từ những tài sản gắn liền với đất Điều này làm thu hẹp phạm vitranh chấp đất đai và chưa phản ánh đúng với tinh thần của những quy định củapháp luật về đất đai hiện hành Cụ thể, cách định nghĩa của Từ điển tiếng Việt sẽkhông còn hợp lý trong trường hợp các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật đấtđai tranh chấp về nhà ở và những công trình khác gắn liền với đất Mặt khác, cáchđịnh nghĩa ấy rất chung chung khi không xác định rõ vấn đề nào của đất đai cầntranh chấp (tranh chấp về quyền chiếm hữu, quyền sử dụng hay quyền định đoạt đốivới đất đai) Trong khi đó, các quy định của pháp luật về đất đai muốn áp dụngđược trên thực tế thì phải quy định hết sức rõ ràng và chi tiết Đây là điểm hạn chếcủa Từ điển tiếng Việt khi định nghĩa về khái niệm “tranh chấp đất đai”
Cũng định nghĩa về khái niệm “tranh chấp đất đai, có ý kiến cho rằng tranhchấp đất đai ở nước ta theo quy định của pháp luật chỉ có thể hiểu là tranh chấpquyền sử dụng đất1 Ý kiến này làm sáng tỏ đối tượng của tranh chấp đất đai chính
1 ThS Lưu Quốc Thái (2006), Bàn về khái niệm tranh chấp đất đai trong Luật Đất đai 2003, Tạp chí khoa học pháp lý số 2 (33).
Trang 10là quyền sử dụng đất So với cách định nghĩa của Từ điển tiếng Việt thì ý kiến này
đã chỉ đích danh đối tượng trong tranh chấp đất đai chính là tranh chấp về quyền sửdụng đất Cũng theo quan điểm này thì quyền sử dụng đất là một khái niệm có nộihàm rất rộng, bao gồm tổng thể không thể tách rời các quyền và nghĩa vụ của người
sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai2 Quan điểm này khẳng định kháiniệm “tranh chấp đất đai” là tranh chấp về tổng thể không tách rời các quyền vànghĩa vụ của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai Cách địnhnghĩa bó hẹp đối tượng trong tranh chấp đất đai này không những làm rõ hơn đốitượng tranh chấp mà còn giúp cho việc áp dụng pháp luật một cách chính xác vàthống nhất hơn Tuy nhiên, trong tiểu luận này, để thuận tiện cho việc nghiên cứucác vấn đề liên quan, tác giả không tiếp cận khái niệm “tranh chấp đất đai” theo ýkiến này mà tiếp cận theo hướng mở rộng khái niệm “tranh chấp đất đai” bằng cáchxem đất đai là một loại tài sản đặc biệt, người sử dụng đất có các quyền về tài sảntheo quy định của Bộ luật Dân sự, tranh chấp đất đai là tổng thể những tranh chấp
về quyền tài sản (trừ quyền chiếm hữu) và tranh chấp về quyết định hành chính,hành vi hành chính trong lĩnh vực đất đai và thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai tạitòa án nhân dân theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chínhhiện hành
Cũng định nghĩa về khái niệm “tranh chấp đất đai”, tác giả đồng ý với cáchhiểu tranh chấp đất đai là sự bất đồng, mâu thuẫn hay xung đột về lợi ích, về quyền
và nghĩa vụ giữa các chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật đất đai3 Cách địnhnghĩa khái niệm này càng được khẳng định rõ hơn khi pháp luật về đất đai cũng quyđịnh với ý nghĩa tương đương Cụ thể, theo quy định tại khoản 24 Điều 3 Luật Đấtđai năm 2013 (khoản 26 Điều 4 Luật Đất đai năm 2003) thì: “Tranh chấp đất đai làtranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trongquan hệ đất đai.” Theo cách định nghĩa này thì khái niệm “tranh chấp đất đai”không hiểu theo nghĩa là tranh giành nhau đất để trồng trọt, sử dụng khi không rõthuộc về bên nào mà là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất giữahai hay nhiều bên trong quan hệ pháp luật đất đai Quan hệ pháp luật đất đai đượchiểu là tổng thể các quan hệ xã hội được quy phạm pháp luật đất đai điều chỉnh.Hay nói cách khác, luật đất đai điều chỉnh tất cả các quan hệ xã hội thuộc đối tượng,phạm vi điều chỉnh của nó Điều 1 Luật Đất đai năm 2013 quy định về phạm vi điềuchỉnh như sau: “Luật này quy định về chế độ sở hữu đất đai, quyền hạn và trách
2 ThS Lưu Quốc Thái (2006), Bàn về khái niệm tranh chấp đất đai trong Luật Đất đai 2003, Tạp chí khoa học pháp lý số 2 (33).
3 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Đất đai, Nxb.Tư pháp 2005, tr 455.
Trang 11nhiệm của Nhà nước đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý
về đất đai, chế độ quản lý và sử dụng đất đai, quyền và nghĩa vụ của người sử dụngđất đối với đất đai thuộc lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”.Xuyên suốt Luật Đất đai năm 2013 cũng là những quy định về đất đai và những tàisản gắn liền trên nó Như vậy có cơ sở để khẳng định tranh chấp đất đai theo Điều
1, khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013 nghĩa là tranh chấp về quyền, nghĩa vụgiữa các chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật đất đai
1.1.2 Giải quyết tranh chấp đất đai
Trên cơ sở của việc định nghĩa khái niệm tranh chấp đất đai nêu trên, có thểrút ra khái niệm giải quyết tranh chấp đất đai là việc cơ quan nhà nước có thẩmquyền đưa ra bản án, quyết định nhằm chấm dứt tình trạng tranh chấp về quyền vànghĩa vụ giữa các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật đất đai Trong phạm vitiểu luận này, tác giả đưa ra khái niệm giải quyết tranh chấp đất đai là việc tòa ánnhân dân đưa ra bản án nhằm chấm dứt tình trạng tranh chấp về quyền và nghĩa vụcủa các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật đất đai
1.1.3 Quyền sử dụng đất
Khái niệm “quyền sử dụng đất” không được định nghĩa trong Luật Đất đai.Tuy nhiên, khi nghiên cứu khái niệm “quyền sử dụng đất” dưới góc độ luật thựcđịnh thì có thể thấy rằng quyền sử dụng đất có những đặc điểm tương đồng vớiquyền tài sản theo quy định của Bộ luật Dân sự Bởi lẽ, xét cho cùng quyền sử dụngđất dù có tính đặc thù so với quyền sử dụng tài sản thông thường khác thì về mặtbản chất, đất đai cũng là một loại tài sản, cụ thể đất đai là bất động sản4 và quyền sửdụng đất cũng chính là quyền sử dụng tài sản Đây là một trong ba quyền năng củaquyền sở hữu được quy định trong Bộ luật Dân sự, đó là quyền chiếm hữu, quyền
sử dụng và quyền định đoạt Pháp luật cũng đã đưa ra định nghĩa về quyền sử dụngmột cách chi tiết Theo đó, Điều 192 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về quyền
sử dụng như sau: “Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợitức từ tài sản” Vì vậy, có cơ sở để khẳng định rằng quyền sử dụng đất được hiểutheo quy định của Điều 192 Bộ luật Dân sự năm 2005 là quyền khai thác côngdụng, hưởng lợi tức (không có hoa lợi vì đất đai không mang lại sản vật tự nhiên khingười sử dụng đất khai thác nó) từ đất đai
Việc nghiên cứu khái niệm “quyền sử dụng đất” có ý nghĩa quan trọng trongviệc mở rộng khái niệm tranh chấp đất đai, mở rộng phạm vi của tranh chấp đất đai.Trên cơ sở đó, có thể xem xét các vấn đề liên quan đến đất đai một cách đơn giản,
4 Điều 174 Bộ luật Dân sự năm 2005.
Trang 12khái quát và phù hợp với các quy định của Bộ luật Dân sự Trên hết, làm rõ kháiniệm này trên cơ sở của pháp luật thực định cũng giúp cho việc giải quyết tranhchấp đất đai của tòa án nhân dân địa phương được thuận lợi và không gây lúng túngtrong việc áp dụng pháp luật.
1.1.4 Quyết định hành chính, hành vi hành chính
“Quyết định hành chính” và “hành vi hành chính” là hai khái niệm được quy
định cụ thể trong Luật Tố tụng hành chính năm 2010 Theo đó, quyết định hành
chính là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc
người có thẩm quyền trong các cơ quan, tổ chức đó ban hành, quyết định về mộtvấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính được áp dụng một lần đối với mộthoặc một số đối tượng cụ thể5 Hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành
chính nhà nước, cơ quan tổ chức khác hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan,
tổ chức đó thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định củapháp luật6 Việc nghiên cứu hai khái niệm này là điều kiện cần thiết để nghiên cứu
về thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai thông qua thủ tục tố tụng hành chính
1.1.5 Đương sự
Đương sự là những người tham gia tố tụng trong vụ án hành chính hay vụ ándân sự Những quy định chi tiết về đương sự được quy định rõ trong Luật Tố tụnghành chính năm 2010 và Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 Trong vụ án hành chínhtranh chấp về đất đai, đương sự bao gồm người khởi kiện, người bị kiện, người cóquyền lợi, nghĩa vụ liên quan Trong vụ án dân sự tranh chấp về đất đai thì đương
sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi,nghĩa vụ liên quan
Nguyên đơn trong vụ án dân sự là người khởi kiện, người được cá nhân, cơquan, tổ chức khác do Bộ luật Tố tụng dân sự quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa ángiải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của người đó bị xâmphạm7 Người khởi kiện trong vụ án hành chính không được pháp luật quy định rõràng, tuy nhiên theo cách định nghĩa về nguyên đơn trong Bộ luật Tố tụng dân sựnăm 2005 có thể suy ra rằng người khởi kiện trong vụ án hành chính là người yêucầu Tòa án giải quyết vụ án hành chính khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp củamình bị các quyết định hành chính, hành vi hành chính của cá nhân, cơ quan nhànước có thẩm quyền xâm phạm
5 Khoản 1 Điều 3 Luật tố tụng hành chính năm 2010.
6 Khoản 2 Điều 3 Luật Tố tụng hành chính năm 2010.
7 Khoản 2 Điều 56 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004.
Trang 13Bị đơn trong vụ án dân sự là người bị nguyên đơn khởi kiện hoặc cá nhân, cơquan, tổ chức khác do Bộ luật Tố tụng dân sự quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa ángiải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bịngười đó xâm phạm8 Người bị kiện trong vụ án hành chính cũng không được địnhnghĩa Tuy nhiên, thông qua cách định nghĩa về bị đơn trong vụ án dân sự có thểthấy rằng người bị kiện trong vụ án hành chính là cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩmquyền đã ban hành các quyết định hành chính, hành vi hành chính ảnh hưởng đếnquyền và lợi ích hợp pháp của người khởi kiện.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự là người tuykhông khởi kiện, không bị kiện nhưng việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đếnquyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc được các đương sựkhác đề nghị và được Tòa án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách làngười có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan9 Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quantrong vụ án hành chính không được định nghĩa trong Luật Tố tụng hành chính nênkhái niệm này được hiểu như cách định nghĩa trong Bộ luật Tố tụng dân sự
Như vậy, có thể thấy rằng mặc dù tên gọi người khởi kiện, người bị kiệntrong vụ án hành chính và nguyên đơn, bị đơn trong vụ án dân sự có sự khác nhauthì về bản chất người khởi kiện trong vụ án hành chính có quyền và nghĩa vụ tươngđương với nguyên đơn trong vụ án dân sự; người bị kiện trong vụ án dân sự cóquyền và nghĩa vụ tương đương với bị đơn trong vụ án dân sự.10
1.2 Đặc điểm của tranh chấp đất đai
Nếu xem đất đai là một tài sản đặc biệt thì tranh chấp đất đai có bản chất nhưtranh chấp một tài sản thông thường khác và có chế độ pháp lý được quy định bởi
Bộ luật Dân sự, Luật Kinh doanh bất động sản,… Tuy nhiên, tranh chấp đất đai cónhững đặc điểm riêng để phân biệt các loại tranh chấp khác
Thứ nhất, đối tượng trong tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật
hiện hành không có đầy đủ ba quyền theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 200511
Cụ thể, đối tượng trong tranh chấp đất đai không thể là quyền chiếm hữu (nước tađất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu và thống nhấtquản lý12) mà chỉ có thể là quyền sử dụng đất và quyền định đoạt đối với quyền sửdụng đất
8 Khoản 3 Điều 56 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004.
9 Khoản 4 Điều 56 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004.
10 Xem thêm Điều 50, 51 Luật Tố tụng hành chính năm 2010; Điều 59, 60 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004.
11 Điều 164 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật Chủ sở hữu là cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác có đủ ba quyền là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt tài sản.”
12 Điều 4 Luật Đất đai năm 2013.
Trang 14Thứ hai, chủ thể trong quan hệ tranh chấp đất đai không phải là chủ sở hữu
đối với đất đai mà là chủ thể được quyền quản lý và sử dụng đất trong một sốtrường hợp như: được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất, giao đất, cho thuêđất, nhận chuyển nhượng, cho thuê lại,… Khác với chủ thể trong tranh chấp một tàisản thông thường, chủ thể trong quan hệ tranh chấp đất đai không phải là chủ sởhữu đối với đối tượng tranh chấp
Thứ ba, đất đai không chỉ là một tư liệu sản xuất cực kì quan trọng mà còn là
một loại hàng hóa có giá trị Do đó, tranh chấp đất đai hiện nay không chỉ dừng lại
ở việc tranh chấp về giá trị quyền quản lý, sử dụng đất mà còn tranh chấp cả phầngiá trị sinh lợi của nó Điều này nghĩa là, vấn đề tranh chấp đất đai hiện nay đã baogồm cả những tranh chấp phát sinh trong hoạt động quản lý, sử dụng đất đai vànhững tranh chấp về những tài sản gắn liền trên đất
Thứ tư, lợi ích của tất cả các tầng lớp trong xã hội đều gắn liền với đất đai
một cách trực tiếp hay gián tiếp Chính vì vai trò cực kì quan trọng của đất đai nênkhi có tranh chấp đất đai xảy ra thì tùy theo mức độ, lợi ích của từng người, từngnhóm người khác nhau trong xã hội sẽ ít nhiều bị ảnh hưởng nên tính chất và mức
độ của tranh chấp đất đai rất quyết liệt, gay gắt hơn nhiều so với những tranh chấpthông thường khác
Thứ năm, bất kì một tranh chấp nào cũng để lại những hậu quả nhất định.
Tuy nhiên, với tính chất quan trọng của đất đai thì hậu quả của tranh chấp đất đai
thường rất nặng nề và gây ảnh hưởng xấu về mọi mặt của đời sống xã hội cả về kinh
tế lẫn chính trị như: tốn chi phí cho một vụ tranh chấp, chi phí khắc phục hậu quảtranh chấp và những chi phí khác Hơn thế nữa, tranh chấp đất đai còn gây ra mấtđoàn kết trong nhân dân, làm cho những quy định của pháp luật về đất đai khôngđược thực thi một cách triệt để, gây ra nhiều khó khăn cho cơ quan giải quyết tranhchấp đất đai Nếu tranh chấp kéo dài và diễn ra gay gắt, thường xuyên thì lòng tincủa người dân vào chính sách đất đai của Nhà nước cũng sẽ bị giảm đi đáng kể
Việc nghiên cứu những đặc điểm đặc thù của tranh chấp đất đai vừa nêu trênkhông chỉ có ý nghĩa quan trọng trong việc quy định những chế định về đất đai cũngnhư tranh chấp về đất đai mà thông qua đó còn thấy được tính chất, phạm vi củatranh chấp đất đai, góp phần hoàn thiện những quy định chi tiết về loại tài sản đặcbiệt này
1.3 Phân loại tranh chấp đất đai
Tranh chấp đất đai diễn ra ngày càng phổ biến trong cuộc sống Vì thế, đểthuận tiện cho việc giải quyết tranh chấp, trong tiểu luận này, tác giả không phân
Trang 15loại dựa vào những tiêu chí khác như: tính chất vụ việc, tính chất pháp lý và quan
hệ pháp luật của tranh chấp đất đai, mốc thời gian, hoàn cảnh lịch sử,… mà phânloại dựa vào tiêu chí thủ tục tố tụng trong tranh chấp đất đai Theo đó, tranh chấpđất đai được chia thành hai loại cơ bản: tranh chấp đất đai được giải quyết theo thủtục tố tụng hành chính và tranh chấp đất đai được giải quyết theo theo thủ tục tốtụng dân sự (sau đây tác giả gọi tắt là tranh chấp đất đai theo thủ tục tố tụng hànhchính và tranh chấp đất đai theo theo thủ tục tố tụng dân sự)
Tranh chấp đất đai theo thủ tục tố tụng hành chính là những tranh chấp vềtính đúng hoặc sai của các quyết định hành chính, hành vi hành chính giữa người cóquyền quản lý, sử dụng đất với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã ra các quyếtđịnh hành chính, hành vi hành chính tác động lên quyền quản lý, sử dụng đất củachủ thể có quyền quản lý, sử dụng đất thông qua con đường tòa án Quá trình giảiquyết tranh chấp đất đai theo thủ tục tố tụng hành chính của tòa án nhân dân tuântheo quy định của Luật Tố tụng hành chính và các văn bản hướng dẫn thi hành
Tranh chấp đất đai theo thủ tục tố tụng dân sự là những tranh chấp về quyền
sử dụng đất, quyền định đoạt quyền sử dụng đất và các quyền liên quan đến quyền
sử dụng đất trong hoạt động quản lý, sử dụng đất như: tranh chấp hợp đồng chuyểnnhượng quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, tranh chấp vềnhững tài sản, công trình gắn liền với đất,… Hay nói khác hơn, tranh chấp đất đaitheo thủ tục tố tụng dân sự là những tranh chấp về các quyền dân sự gắn với đất đai
mà chủ yếu là quyền sử dụng đất Khi đó, việc giải quyết tranh chấp đất đai theo thủtục tố tụng dân sự của tòa án nhân dân tuân theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân
sự và các văn bản hướng dẫn thi hành
1.4 Nguyên nhân tranh chấp đất đai
Tranh chấp đất đai hiện nay diễn ra ngày càng phổ biến và gay gắt do cácnguyên nhân sau đây:
Thứ nhất, do hoàn cảnh lịch sử để lại Như đã trình bày trên, đất đai có tính
lịch sử và khi các yếu tố lịch sử thay đổi kéo theo những yếu tố khác như tư duy củanhững nhà lập pháp, chế độ sở hữu về đất đai, sự đổi mới về chính sách kinh tếcũng thay đổi theo Ở nước ta trong lịch sử đã có rất nhiều cuộc chiến tranh dẫn đếnchủ thể sử dụng đất đai bị thay đổi (do chết chóc, sơ tán,…) Các tranh chấp nàythường là tranh chấp giữa chủ thể đang thực tế sử dụng đất với chủ thể có quyền sửdụng đất Tranh chấp dạng này thường là tranh chấp về các quyền dân sự liên quanđến đất đai và chịu sự điều chỉnh của Bộ luật Dân sự, Bộ luật Tố tụng dân sự Mặtkhác, vấn đề thay đổi chế độ sở hữu về đất đai (sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể, sở