Khái niệm về gia công quốc tế Gia công quốc tế là phương thức trong đó bên đặt gia công nước ngoài cung cấpmáy móc, thiết bị nguyên liệu phụ kiện hoặc bán thành phẩm để bên nhận gia công
Trang 1M C L C ỤC LỤC ỤC LỤC
CHƯƠNG I: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ GIA CÔNG QUỐC TẾ 2
1.1 Khái niệm về gia công quốc tế 2
1.2 Đặc điểm của gia công quốc tế 2
1.3 Tác dụng của gia công quốc tế 3
1.4 Những vấn đề cần lưu ý khi tiến hành hoạt động gia công quốc tế 3
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH GIA CÔNG QUỐC TẾ CỦA NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM 5
2.1 Tổng quan và sự phát triển của ngành dệt may trong những năm gần đây 5
2.2 Các hình thức gia công quốc tế hàng dệt may xuất khẩu 13
2.3 Thực trạng gia công quốc tế của ngành dệt may Việt Nam 15
2.3.1 Nêu thực trạng chung 15
2.3.2 Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động gia công quốc tế của ngành dệt may Việt Nam 22
2.3.3 Những thành tựu đạt được và hạn chế còn tồn tại trong hoạt động gia công quốc tế của ngành dệt may Việt Nam 24
2.3.4 Nguyên nhân của những hạn chế trong HĐ gia công dệt may Việt Nam 27
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG GIA CÔNG QUỐC TẾ CHO NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM 29
3.1 Nêu phương hướng phát triển trong những năm tới 29
3.1.1 Nêu phương hướng phát triển của ngành dệt may trong những năm tới 29
3.1.2 Nêu phương hướng phát triển của hoạt động gia công quốc tế của ngành dệt may trong những năm tới 30
3.2 Kiến nghị giải pháp để phát triển hoạt động gia công quốc tế cho ngành dệt may Việt Nam 30
3.2.1 Giải pháp từ Nhà nước 30
3.2.2 Giải pháp từ doanh nghiệp trong ngành 33
KẾT LUẬN 40
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 41
Trang 2DANH MỤC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Các thị trường xuất khẩu chủ lực năm 2012 11
Biểu đồ 2: Tình hình kim ngạch xuất khẩu dệt may (2007-2014) 12
Biểu đồ 3: Tỷ trọng xuất khẩu theo các loại hình của hàng Dệt may năm 2012 18
Biểu đồ 4: Các thị đối tác gia công chính trong ngành dệt may 19
Biểu đồ 5: Cơ cấu hàng xuất gia công ngành dệt may năm 2013 20
Biểu đồ 6: Kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu và xuất khẩu dệt may (2005 – 2013).29 Bảng 1: Tình hình ngành dệt may Việt Nam năm 2013 6 Bảng 2: Định hướng phát triển ngành dệt may đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 .31
Trang 3LỜI NÓI ĐẦU
Ngành Dệt may là một ngành có truyền thống từ lâu ở Việt Nam Đây là một ngànhquan trọng trong nền kinh tế của nước ta vì nó phục vụ nhu cầu thiết yếu của con người,giải quyết được nhiều việc làm cho xã hội Xu thế toàn cầu hoá có tác động đến tất cả cácnước, đặc biệt là những nước đang phát triển, và điều đó dẫn đến sự liên kết, phụ thuộclẫn nhau giữa các nước ngày càng chặt chẽ Với khoảng hơn 6000 doanh nghiệp, trong đó
đa số có quy mô vừa và nhỏ với những hạn chế về khả năng tài chính, trình độ côngnghệ, tay nghề của đội ngũ lao động, trình độ quản lý và cả uy tín thương hiệu, các doanhnghiệp dệt may Việt Nam đã gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc cạnh tranh với các tậpđoàn dệt may lớn trên thế giới Dệt may Việt Nam đã trở thành một mắt xích trong chuỗigiá trị toàn cầu ngành dệt may nhưng mới chỉ dừng lại ở khâu gia công, đặt mình vào vịtrí đáy của chuỗi giá trị toàn cầu Chính vì thế, khi Việt Nam thâm nhập ngày càng sâuvào thi trường thế giới, sản phẩm dệt may của Việt Nam dù được xuất đi rất nhiều nơi vàViệt Nam có tên trong top 10 nước xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới nhưng giá trị thu
về lại rất thấp
Đứng trước tình hình đó, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần định hướng pháttriển trong tương lai như thế nào? Tiếp tục xuất khẩu hàng gia công quốc tế hay cần tìmcon đường mới để thoát khỏi kiếp gia công lâu nay ?
Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề gia công quốc tế nói chung và gia công may mặc ở
Việt Nam nói riêng, nhóm 05 chọn đề tài thảo luận: “Lựa chọn 1 ngành hàng/sản phẩm Đánh giá hoạt động gia công quốc tế đối với ngành hàng/sản phẩm đó ở Việt Nam hiện nay” Để hoàn thành bài thảo luận, nhóm 5 đã nhận được sự giảng dạy và
chỉnh sửa bài nhiệt tình của Th.S Vũ Anh Tuấn Mặc dù có nhiều cố gắng song bài khôngthể tránh được những sai sót, chúng em rất mong có thêm sự đóng góp của thầy giáo đểbài thảo luận được hoàn chỉnh
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 4CHƯƠNG I: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ GIA CÔNG QUỐC TẾ
1.1 Khái niệm về gia công quốc tế
Gia công quốc tế là phương thức trong đó bên đặt gia công nước ngoài cung cấpmáy móc, thiết bị nguyên liệu phụ kiện hoặc bán thành phẩm để bên nhận gia công trongnước tiến hành tổ chức quá trình sản xuất thành sản phẩm theo yêu cầu của bên đặt giacông.Toàn bộ sản phẩm làm ra bên nhận gia công sẽ giao lại cho bên đặt gia công đểnhận về 1 khoản thù lao (phí gia công) theo thỏa thuận Gia công quốc tế là hình thức giacông thương mại mà bên đặt gia công hoặc bên nhận gia công là thương nhân nướcngoài
1.2 Đặc điểm của gia công quốc tế
Gia công quốc tế là một phương thức ủy thác gia công, trong đó hoạt động xuấtnhập khẩu gắn liền với hoạt động sản xuất
Trong quá trình gia công, bên nhận gia công trong nước bỏ ra lao động, tiền chi phígia công (thù lao lao động) Do đó, có thể nói gia công quốc tế là một hình thức mậu dịchlao động, một ìn thức xuất khẩu lao động tại chỗ thông qua hàng hóa
Gia công quốc tế là một phương thức buôn bán gia công “hai đầu ở ngoài”, nghĩa làthị trường nước ngoài là nơi cung cấp nguyên vật liệu, đồng thời cũng là thị trường tiêuthụ sản phẩm đó
Ở đây cần lưu ý, nghiệp vụ gia công quốc tế khác với nghiệp vụ nhập khẩu thànhphẩm (mua đứt bán đoạn) Tuy nó cùng về phương thức buôn bán gia công “Hai đầu ởngoài” nhưng nó có điểm khác biệt rõ rệt với gia công quốc tế ở chỗ:
Thứ nhất, trong nhập khẩu nguyên liệu và xuất khẩu thành phẩm là hai vụ giao dịch
khác nhau, đều xảy ra chuyển dịch quyền sở hữu, người cung ứng nguyên liệu và ngườimua thành phẩm không có liên hệ chắc chắn nào Trong nghiệp vụ gia công quốc tế, nhậpnguyên liệu đầu vào và xuất thành phẩm đi không có sự chuyển dịch quyền sở hữu, hoặcnếu có chuyển dịch quyền sở hữu trong nhập nguyên liệu nhưng chúng đều thuộc mộtcuộc giao dịch, các việc có liên quan đều được quy định trong cùng một hợp đồng Vìnghiệp vụ gia công quộc tế thuộc về ủy thác gia công, do đó người cung ứng nguyên liệulại chính là người nhận thành phẩm
Thứ hai, trong nghiệp vụ nhập khẩu nguyên liệu gia công và xuất khẩu thành phẩm,
nhà máy trong nước mua từ nước ngoài nguyên liệu, gai công thành phẩm, làm tăng giátrị, sau đó bán ra thị trường nước ngoài, kiếm giá trị chênh lệch từ nguyên liệu đến thànhphẩm, nhà máy trong nước phải chịu những rủi ro khi tiêu thụ trên thị trường Trongnghiệp vụ gia công quốc tế, vì thành phẩm giao cho bên đặt gia công tự tiêu thụ, nhà máytrong nước không phải chịu rủi ro, nhưng phần nhận được cũng chỉ là thù lao sức laođộng, còn giá trị lao động lớn như thế nào thì không cần quan tâm, do đó, lợi nhuận thu
Trang 5được từ nghiệp vụ gia công quốc tế thường thấp hơn nhiều so với nhập khẩu nguyên liệugia công.
Nên, phấn đấu để tăng dần tỷ lệ “mua đứt bán đoạn” lên thay thế gia công thuần túy
đang là mục tiêu quan trọng của các doanh nghiệp đang thực hiện gia công quốc tế tại cácnước đang phát triển, trong đó có Việt Nam
1.3 Tác dụng của gia công quốc tế
Áp dụng phương thức giao dịch gia công quốc tế đều có tác dụng tích cực đối vớibên đặt gia công cũng như bên nhận gia công, nên gia công quốc tế ngày nay khá phổbiến trong thương mại quốc tế của nhiều nước Tác dụng đối với bên đặt gia công
* Tác dụng đối với bên đặt gia công:
Hạ thấp giá thành sản phẩm, do đó làm tăng sức mạnh cạnh tranh trên thị trườngquốc tế
Có thể điều chỉnh cơ cấu ngành nghề ở nước sở tại
* Tác dụng đối với bên nhận gia công:
Giảm tải dư thừa lao động hay thất nghiệp, phát triển nguồn nhân lực, tăng thu nhậpthêm ngoại tệ
Phát triển nguồn lao động, tạo cơ hội việc làm và làm phát triển kinh tế
Thu hút sự đầu tư kỹ thuật hiện đại và kinh nghiệm quản lý tiên tiến của các nướcngoài, thúc đẩy kinh tế hướng xuất khẩu phát triển
1.4 Những vấn đề cần lưu ý khi tiến hành hoạt động gia công quốc tế
Gia công quốc tế là một phương thức thương mại quốc tế mà các nước đang pháttriển trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa thường áp dụng, nhằm tận dụng nhữnglợi ích mà gia công quốc tế đem lại Khi áp dụng gia công quốc tế vần lưu ýcác vấn đềsau:
Khi phát triển nghiệp vụ thương mại quốc tế phải có quan điểm toàn cục, chú ý xử
lý tốt mối quan hệ với xuất khẩu thông thường
Xác định hợp lý chi phí lao động: cần tăng cường hoặch toán kinh tế, chú ý tới hiệuquả kinh tế Với nước có giá thành gia công thấp hơn nước ngoài, khi quyết định mức chiphí lao động, không những phải xem xét xem có hợp lý hay không, đồng thời phải thamkhảo mức chi phí lao động của thị trừơng nước ngoài để hoặch toán, cân nhắc hiệu quả,
để cho tiêu chuẩn chi phí của mình vừa có sức cạnh tranh, lại thu về nhiều ngoại tệ chonước mình, tránh sự cạnh tranh với các đơn vị gia công khác trong nước, tự ý hạ thấpmức chi phí lao động
Trang 6 Dần dần mở rộng tỷ trọng sử dụng nguyên liệu, linh kiện nước mình sản xuất: ởnhững khu vực hoặc đơn vị có điều kiện, cần cố gắng sử dụng nhiều nguyên vật liệu hoặclinh kiện do nước mình sản xuất, tranh thủ nâng cao tỷ trọng ở mặt này, dần dần quá độsang tự kinh doanh xuất khẩu.
Nâng cao năng lực của doanh nghiệp: Nỗ lực nâng cao năng lực của doanh nghiệp
về mọi mặt Không ngừng nâng cao năng suất lao động, tăng khả năng cạnh tranh về mặtchất lượng Những đơn vị có điều kiện cần có kế hoặch dần dần nâng cao trình độ kỹthuật của nghiệp vụ gia công Từ gia công nhiều sức lao động quá độ sang gia công tậptrung kỹ thuật, tập trung vốn
Trang 7CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH GIA CÔNG QUỐC TẾ CỦA
NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM 2.1 Tổng quan và sự phát triển của ngành dệt may trong những năm gần đây
2.1.1 Đánh giá tình hình ngành Dệt May Việt Nam qua một vài chỉ tiêu năm 2013
Quy mô doanh nghiệp Người SME 200-500+ chiếm tỷ trọng lớn
Cơ cấu Cty theo hình thức SH Tư nhân (84%), FDI (15%), NN (1%)
Cơ cấu công ty theo HĐ May (70%), se sợi (6%), dệt/đan (17%),
nhuộm (4%), công nghiệp phụ trợ (3%)Vùng phân bố công ty Miền Bắc (30%), Miền Trung và cao
nguyên (8%), Miền Nam (62%)
Số lượng lao động Người 2,5 triệu
Thu nhập bình quân VND 4,5 triệu
Số ngày làm việc/tuần Ngày 6
Giá trị xuất khẩu dệt may USD 18,5 tỷ
Giá trị nhập khẩu dệt may USD 13,5 tỷ
Thị trường xuất khẩu chính Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Hàn QuốcThị trường nhập khẩu chính Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài LoanSản phẩm xuất khẩu chủ yếu Áo jacket, áo thun, quần, áo sơ miPhương thức sản xuất Gia công đơn giản (70%); khác (30%)Thời gian thực hiện đơn hàng Ngày 90 – 100
Bảng 1: Tình hình ngành dệt may Việt Nam năm 2013 Nguồn: Báo cáo ngành dệt may năm 2013 Năm 2013, sản phẩm dệt may Việt Nam xuất khẩu đến hơn 180 quốc gia và vùng
lãnh thổ với kim ngạch xuất khẩu đạt 17,9 tỷ USD; chiếm 13,6% tổng kim ngạch xuấtkhẩu Việt Nam và 10,5% GDP cả nước Tốc độ tăng trưởng dệt may trong giai đoạn2008-2013 đạt 14,5%/năm đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia có tốc độtăng trưởng kim ngạch xuất khẩu dệt may nhanh nhất thế giới Xuất khẩu đứng thứ nhất
cả nước, chiếm 16% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam; Việt Nam lọt trong “top”
10 trong 153 quốc gia xuất khẩu dệt may, sau Trung Quốc, Hong Kong, Ấn Độ, ĐàiLoan
2.1.2 Sự phát triển của ngành dệt may trong những năm gần đây (2010 – 2013)
Ngành dệt may Việt Nam, từ năm 1990 đến nay, đã phát triển mạnh mẽ và ngàycàng đóng vai trò quan trọng trong quá trình tăng trưởng của nền kinh tế Trong tất cả cácmặt hàng công nghiệp xuất khẩu hiện nay, dệt may Việt Nam là ngành có kim ngạch xuấtkhẩu và tốc độ tăng trưởng lớn nhất
Trang 8Năm 2010, với giá trị xuất khẩu lên tới 11,2 tỷ đô la dệt may đã đóng góp trên 16%
tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước Thị trường xuất khẩu hàng dệt may chủ yếu củaViệt Nam là Hoa Kỳ, EU, và Nhật Bản Thị phần của Việt Nam trên thế giới giai đoạn2005-2008 tăng từ 1,7% lên 2,5%, thuộc nhóm 5 quốc gia có quy mô xuất khẩu dệt maylớn nhất thế giới Ngành dệt may hiện sử dụng trên 3 triệu lao động - trong đó hơn 1,3triệu lao động công nghiệp, chiếm tỉ trọng trên 10% so với lao động công nghiệp cả nước,với những thành tựu này, dệt may Việt Nam đang là ngành công nghiệp quan trọng cho
sự phát triển của đất nước
Hiện nay ở nước ta ngành công nghiệp dệt may ngày càng có vai trò quan trọngtrong nền kinh tế quốc dân Nó không chỉ phục vụ cho nhu cầu ngày càng cao và phongphú, đa dạng của người tiêu dùng trong nước mà còn là ngành giúp nước ta giải quyếtđược nhiều công ăn việc làm cho xã hội và đóng góp ngày càng nhiều cho ngân sáchquốc gia, tạo điều kiện để phát triển nền kinh tế
Ông Lê Tiến Trường, Phó Tổng giám đốc thường trực Tập đoàn Dệt May Việt Nam(Vinatex) ví von: Dệt may Việt Nam như một “quầy hàng ngon” nên trong bối cảnh kinh
tế khó khăn, thị trường tiêu thụ tăng trưởng rất chậm nhưng thị phần xuất khẩu của dệtmay Việt Nam tại những thị trường chủ lực vẫn tăng trưởng rất khả quan
Ngành may Việt Nam có lịch sử phát triển lâu đời Dệt may là ngành hàng mũinhọn của Việt Nam trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Từ nhiều năm qua, sảnphẩm dệt may Việt Nam không ngừng phát triển về số lượng, cơ cấu chủng loại và giá trịkim ngạch, trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực và chiếm giữ vị trí quan trọng trong nềnkinh tế quốc dân Hiện nay ngành dệt may đã đạt được khá nhiều thành tựu đáng kể:
Sự phát triển của ngành dệt may Việt Nam được ghi nhận với những kết quả đángkhích lệ Đến thời điểm hiện nay dệt may là một trong những ngành công nghiệp sảnxuất, xuất khẩu quan trọng nhất của nền kinh tế Việt Nam, là một ngành thu hút lượnglao động lớn, vừa tạo ra giá trịhàng hóa, phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuấtkhẩu
Trong nhiều năm qua ngành dệt may Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng xuất khẩutương đối cao - bình quân 20%/năm trong giai đoạn 2010-2013 Hàng dệt may Việt Namhiện đã có mặt tại trên 180 nước và vùng lãnh thổ với kim ngạch đạt trên con số gần 20 tỷUSD, chiếm 16,35% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong đó có các thịtrường quan trọng của thế giới như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản
Năng lực sản xuất của ngành dệt may phát triển cả chiều rộng và chiều sâu Sốlượng doanh nghiệp tăng gấp 5-6 lần so với 10 năm trước Trình độ công nghệ được cảithiện đáng kể, nhiều công đoạn sản xuất đạt trình độ công nghệ tiên tiến của thế giới.Những thành công của sản phẩm may mặc trên thị trường quốc tế đã đánh dấu bướckhởi đầu tốt đẹp trong sự nghiệp đổi mới và phát triển kinh tế ở Việt Nam Trong toàn
Trang 9ngành Dệt may, may mặc là ngành có nhiều tiềm năng phát triển, có lợi thế cạnh tranhlớn trên trường quốc tế.
Tuy nhiên, ngành dệt may Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều hạn chế, tháchthức
Thứ nhất, năng lực sản xuất tuy đã được nâng cao nhưng mức sản xuất thực tế vẫn
thấp hơn năng lực sản xuất thiết kế Tay nghề công nhân còn kém, việc đào tạo chuyêngia kỹ thuật và thiết kế mẫu còn chưa theo kịp với nhu cầu thị trường và đòi hỏi phát triểncủa ngành
Thứ hai, kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh nhưng hiệu quả xuất khẩu còn thấp do có
tới 70-80% kim ngạch xuất khẩu thực hiện theo phương thức gia công đơn giản, thiếukhả năng cung cấp trọn gói, nên giá trị gia tăng còn thấp, trong khi đó ngành dệt may vẫnchưa chủ động được nguồn nguyên liệu mà chủ yếu phải nhập nước ngoài
Thứ ba, thị trường xuất khẩu còn nhỏ bé, chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có,
còn bị phụ thuộc vào hạn ngạch, chưa tận dụng hết khả năng khai thác thị trường và mặthàng xuất khẩu không hạn ngạch, chưa thâm nhập được vào mạng lưới phân phối của cácthị trường lớn, thường phải xuất khẩu qua trung gian
Thứ tư, thị trường nội địa với sức mua ngày càng tăng đang bị bỏ ngỏ chưa được
quan tâm đúng mức
Dệt may Việt Nam cũng như những ngành kinh tế khác đứng trước nhiều cơ hội vàthách thức của quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới Nhằm nâng cao khả năngcạnh tranh, mở rộng thị phần đòi hỏi các doanh nghiệp trong ngành phải liên kết với nhautạo ra nhiều Tập đoàn kinh tế mạnh có nhiều đơn vị thành viên, sử dụng nhiều lao động,kinh doanh đa lĩnh vực và có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế Bên cạnh đó,ngành công nghiệp phụ trợ vẫn chưa phát triển là một trong những thách thức lớn trongviệc khai thác những lợi ích từ các Hiệp định thương mại tự do như TPP, FTA EU-ViệtNam được kỳ vọng sẽ thông qua trong thời gian tới
2.1.3 Tình hình Dệt may trong nước:
Cùng với đẩy mạnh xuất khẩu thì chuỗi sản xuất của ngành dệt may đã có sự cảithiện tích cực về tỷ lệ nội địa hóa Nếu như 10 năm trước, tỷ lệ nội địa hóa chỉ đạt 20%thì năm 2012 đã đạt 45%, riêng Vinatex đạt trên 60% Trong năm 2013, thị phần dệt maysản xuất trong nước chiếm khoảng 50% tổng mức tiêu thụ tại thị trường nội địa, 50% cònlại là hàng dệt may nước ngoài, trong đó có 40% hàng dệt may Trung Quốc dưới dạngtiểu ngạch Có thể thấy thị trường trong nước nhiều năm nay đã bị các doanh nghiệp dệtmay bỏ ngỏ vì:
Thực tế, sản phẩm may bình dân do Việt Nam sản xuất chất lượng tốt nhưng cònhạn chế trong chiếm lĩnh thị trường trong nước do từ trước đến nay chỉ tập trung xuất
Trang 10khẩu Bên cạnh đó, mặc dù triển vọng phát triển thị trường may mặc ở khu vực nông thôn
là rất lớn nhưng việc triển khai hệ thống phân phối tại khu vực này còn gặp nhiều khókhăn do nhu cầu tiêu dùng còn chưa cao, các kênh phân phối nhỏ khi giao hàng thường
nợ đọng vốn, nên lượng vốn lưu động cần rất lớn
Thị trường bán lẻ trong nước rất phân tán, các nhà bán lẻ quy mô nhỏ chiếm 86%tổng thị phần bán lẻ trong năm 2013, các sản phẩm hàng dệt may Trung Quốc được bán
ra khá đa dạng, từ các sản phẩm với giá thành rất rẻ tới các thiết kế đắt tiền Ngoài ra cáccửa hàng bán lẻ kinh doanh hàng xách tay từ Châu Âu, Mỹ và Thái Lan ngày càng trởnên phổ biến
Nếu như trước đây, khách hàng Việt Nam không mấy mặn mà với hàng dệt mayViệt Nam thì trong những năm gần đây, xu hướng sử dụng hàng Việt đang tăng dần lên
Theo ông Trường, các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn nói riêng và ngành dệt may nóichung vẫn còn bộc lộ những hạn chế cần tiếp tục được khắc phục Đó là liên kết chuỗicung ứng cần chặt chẽ hơn nữa để đạt giá trị gia tăng cao hơn cho hàng hóa trong nướcbởi nhiều doanh nghiệp vẫn còn triển khai rất chậm định hướng này
Lý do khiến người tiêu dùng quay trở lại với các sản phẩm trong nước là vì: giá cảhợp lý, tính đa dạng, dịch vụ khuyến mại, bảo hành tốt và quan trọng hơn là giảm mốiquan ngại về vấn đề an toàn sức khỏe của sản phẩm may mặc Trung Quốc tràn lan trênthị trường hiện nay
Hiện nay, chuỗi cung ứng dệt may Việt Nam sau nhiều năm chật vật nay đã đi vàohoạt động hiệu quả Tuy vậy, ngành vẫn tiếp tục cải thiện năng suất và phương thức quản
lý sản xuất tiên tiến cũng như quan tâm nghiên cứu để chuẩn bị đầu tư đón đầu khả năngkhi Hiệp định Thương mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP) được ký kết cơ hội cho pháttriển ngành dệt may sẽ còn được mở rộng hơn nữa
Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hội đồng thành viên Vinatex yêu cầu các đơn vịthành viên thuộc Vinatex cần tiếp tục thực hiện chiến lược chung của ngành dệt may; cầntăng cường mở rộng thị trường nội địa Tăng cường các chương trình marketing và dịch
vụ, đặc biệt đẩy mạnh khâu thiết kế thời trang, khai thác nguồn nguyên liệu tốt để có sảnphẩm mẫu mã đẹp, hấp dẫn phục vụ người tiêu dùng trong nước Đồng thời hình thành vànâng cao chất lượng chuỗi liên kết nội tại giữa các doanh nghiệp trong Tập đoàn như sợi
- dệt - nhuộm hoàn tất - may nhằm tạo sức mạnh tổng hợp, tăng sức cạnh tranh của Tậpđoàn nói chung và từng doanh nghiệp nói riêng Mặt khác, chủ động chuyển từ hình thứcgia công sang làm hàng FOB và hàng thiết kế mẫu trên vải (ODM) để gia tăng giá trị, thịphần cũng như kim ngạch xuất khẩu
2.1.4 Tình hình xuất khẩu:
2.1.4.1 Thị trường xuất khẩu:
Trang 11Ngành Dệt may Việt Nam xuất khẩu tại một số thị trường chủ lực như: Mỹ, EU,Nhật Bản, Hàn Quốc… Năm 2012, tổng kim ngạch hàng dệt may xuất sang 4 thị trườngnày đạt 15,3 tỷ USD, chiếm tới 85,5% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cảnước Đặc biệt, kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ liên tục tăng mạnh qua cácnăm và đạt 8,6 tỷ USD năm 2013; chiếm 48% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may ViệtNam Đồng thời trong số các nhóm hàng của Việt Nam xuất sang thị trường Hoa Kỳ thìhàng dệt may dẫn đầu với tỷ trọng chiếm 38% tổng kim ngạch xuất khẩu Mỹ vẫn là thịtrường nhập khẩu dệt may lớn nhất của Việt Nam với tỷ trọng 49% Thị phần dệt mayViệt Nam tại Mỹ đang cải thiện trong khi các nước Trung Quốc, Bangladesh, Campuchiađều giảm Điều này cho thấy, khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam đang tăngdần trên thị trường Mỹ.
Biểu đồ 1: Các thị trường xuất khẩu chủ lực năm 2012
Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính, ngoài các thịtrường truyền thống, các doanh nghiệp đã chủ động tìm kiếm thị trường ngách mà ViệtNam có lợi thế, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến nghiên cứu thị trường ngoài nước và đặcbiệt quan tâm tổ chức mời khách hàng tiềm năng vào thương lượng tại Việt Nam Cóchiến lược tiếp cận với thị trường Nhật Bản để khai thác tốt Hiệp định đối tác kinh tế ViệtNam-Nhật Bản, đồng thời khai thác thị trường mới đầy tiềm năng tại Trung Ðông, NamPhi, Nga
Với sự nỗ lực của nhiều doanh nghiệp đã ký được những hợp đồng xuất khẩu mặthàng sợi cao cấp, sợi trung bình sang thị trường Trung Ðông, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ma-lai-xi-a, Phi-li-pin, Trung Quốc Các mặt hàng áo jacket, măng-tô, vét-xtông, khăn cácloại, vải cao cấp đã có thêm hợp đồng mới tại thị trường EU, Trung Ðông, Nhật Bản Tỷtrọng sản xuất hàng FOB tăng do nhiều DN đã đáp ứng yêu cầu về chất lượng, nguyênphụ liệu Sản phẩm vải 100% cốt-tông cao cấp của Công ty Pang-rim, do Hàn Quốc đầu
tư 100% vốn, đã được khách hàng Nhật Bản, Hàn Quốc, EU chấp nhận làm nguyên liệuđặt hàng may mặc xuất khẩu; vải lụa, tơ tằm của Công ty dệt Thái Tuấn được xuất khẩusang thị trường Trung Ðông; khăn cao cấp của TCT Phong Phú xuất khẩu sang Nhật Bản,
EU TCT cổ phần may Việt Tiến đã đầu tư 11 nhà máy sản xuất các sản phẩm cho hệthống của NIKE, xuất khẩu không chỉ sang thị trường Mỹ, EU mà năm nay còn mở thêmthị trường châu Á
Trang 122.1.4.2 Kim ngạch xuất khẩu:
Hiện nay, ngành dệt may Việt Nam có khoảng 6.000 doanh nghiệp, trong đó chủyếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ (số lượng doanh nghiệp FDI chiếm khoảng 15%) Xuấtkhẩu hàng dệt may Việt Nam chủ yếu từ các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp FDI(doanh nghiệp FDI luôn chiếm hơn 60% trong tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may của cảnước) Những năm gần đây, ngành dệt may đã bứt phá vươn lên thành công Có nhiềunguyên nhân dẫn tới thành công của ngành dệt may Việt Nam như, ngành đã tận dụng cóhiệu quả đội ngũ lao động có trình độ và có khả năng tiếp thu những công nghệ dệt maytiên tiến, hiện đại Điều này cho phép hàng dệt may Việt Nam có giá thành thấp để cạnhtranh với hàng dệt may của các nước khác như Trung Quốc, Ấn Độ, Inđônêxia,… Đây làđiều kiện để hàng dệt may Việt Nam thâm nhập sâu vào thị trường thế giới Nhờ đó, màkim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam liên tục tăng qua các năm 2010 – 2013 Điều nàyđược thể hiện rất rõ qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 2: Tình hình kim ngạch xuất khẩu dệt may (2007-2014)
Từ biểu đồ ta thấy kim ngạch xuất khẩu dệt may liên tục tăng cao trong những năm gần đây, đặc biệt từ năm 2010, dệt may là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu đứng đầu
trong tất cả các loại hàng hóa xuất khẩu (năm 2010 là 11,2 tỷ USD chiếm 15,6%, năm
2011 là 14,0 tỷ USD chiếm 14,4%, năm 2012 với 15,1 tỷ USD chiếm 13,2%, năm 2013với 18,5 tỷ USD chiếm 14,0 %)
2.1.4.3 Xuất khẩu Dệt may chịu áp lực cạnh tranh lớn.
Là ngành đang phát triển mạnh mẽ và được đầu tư tối đa tại Việt Nam, dệt may ViệtNam đang phải chịu áp lực cạnh tranh mạnh mẽ của nhiều nước khiến xuất khẩu vàonhiều thị trường bị sụt giảm Khi xâm nhập vào thị trường dệt may thế giới đặc biệt là thịtrường EU, Nhật Bản, Mỹ bằng con đường xuất gia công thì đối thủ cạnh tranh khổng lồ
và đáng gờm nhất đối với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam là Trung Quốc
Trang 13Ngành dệt may của Trung Quốc là một ngành có sức cạnh tranh mạnh nhất trên thịtrường thế giới vì ngành này có nhiều lợi thế rất lớn từ nguyên liệu bông, xơ, hóa chất,thuốc nhuộm đến máy móc thiết bị sợi, dệt hoàn tất đều do các ngành sản xuất trong nướccung cấp cộng với giá nhân công thấp và các chính sách hỗ trợ xuất khẩu của chính phủTrung Quốc đã làm cho ngành này phát triển nhanh chóng.
Bên cạnh Trung Quốc thì các đối thủ cạnh tranh khác như: Hàn Quốc, Đài Loan,Thái Lan, Singapore, Philippines… là các nước xuất khẩu hàng may với kim ngạch xuấtkhẩu cao hơn Việt Nam bởi họ tạo được nhiều lợi thế hơn so với các sản phẩm hàng dệtmay củaViệt Nam Năm 2001, kim ngạch xuất khẩu hàng may của Thái Lan bằng 4 lần,Trung Quốc bằng hơn 25 lần của Việt Nam Ngoài ra, Ấn Độ, cộng hoà dân chủ nhân dânTriều Tiên cũng là những nhà sản xuất tơ lụa có tiếng mà các doanh nghịêp Việt Namphải tính đến khi tham gia vào thị trường khu vực và thế giới
Rõ ràng đối với ngành dệt may Việt Nam có quá nhiều đối thủ cạnh tranh nặng ký.Điều này làm cho mức độ cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu thế giới rất gay gắt vàquyết liệt buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải đầu tư đúng mức về mọi phương diện đểtrụ được một cách vững vàng trên thị trường thế giới
2.1.4.4 Rào cản thương mại trong xuất khẩu dệt may
Các rào cản thương mại ngày càng gia tăng từ các thị trường nhập khẩu lớn, nhất là
từ Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản
Với thị trường EU, việc các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường
này ngày càng trở nên khó khăn hơn vì bị kiểm tra chất lượng gắt gao và phía EU thường
xuyên gây sức ép đối với ta Với thị trường Mỹ có rất nhiều các yêu cầu khắt khe về trách nhiệm xã hội, nhẵn mác sinh thái, bảo vệ môi trường, biểu tượng hàng may… Với thị trường Nhật Bản là thị trường phi hạn ngạch quan trọng nhất Nhưng trong thời gian gần
đây, xuất khẩu sang thị trường này cũng gặp nhiều khó khăn do Nhật Bản kiểm soátnghiêm ngặt các sản phẩm có chứa các chất nguy hiểm, cấm nhập hàng hoá ghi nướcxuất xứ giả hoặc vi phạm sở hữu trí tuệ
Từ thành công trong hoạt động xuất khẩu của ngành dệt may, có thể rút ra một sốkinh nghiệm, đó là: ngành dệt may không ngừng đẩy mạnh đầu tư, phát triển công nghiệpdệt may và phụ kiện cho dệt may Đặc biệt, trong điều kiện hiện nay, ngành dệt may đãtập trung ưu tiên phát triển công nghiệp phụ liệu để trên cơ sở đó dệt may Việt Nam cóthể chủ động được các yếu tố đầu vào và từng bước khắc phục dần tính phụ thuộc vàonguyên liệu nhập khẩu, làm tăng giá trị cho hàng dệt may Đồng thời, không ngừng cảitiến và ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại trong phát triển ngành dệt may.Không ngừng nâng cao sức cạnh tranh của hàng dệt may thông qua việc huy động vốn từcác nguồn lực khác nhau của các thành phần kinh tế
2.1.5 Một vài vấn đề khác:
Trang 142.1.5.1 Nguồn nhân lực trong ngành:
Nghề dệt may không đòi hỏi kĩ thuật cao siêu, điêu luyện nên ngành rất dễ thu hútnhiều lao động Đến nay các doanh nghiệp Dệt may đã thu hút hơn 2,5 triệu lao động gópphần đáng kể trong việc giải quyết khó khăn về việc làm cho người lao động
Tuy rằng lao động Việt Nam có đôi bàn tay khéo léo, tiếp thu kiến thức mới nhanhnhưng do chưa được đào tạo bài bản, hệ thống nên trình độ của họ còn rất hạn chế Hơnnữa, do điều kiện làm việc chuyên môn hoá cao nên cường độ làm việc căng thẳng trongkhi tiền lương nói chung còn thấp (chỉ khoảng 4,5 triệu đồng/tháng) và có sự chênh lệchlớn giữa các doanh nghiệp nên có nhiều biến động lớn trong đội ngũ lao động ngành.Thực tế cho thấy rằng các công ty sản xuất phát triển, đủ việc làm, thu nhập cao, biếnđộng lao động nhỏ, công nhân gắn bó với công ty, thậm chí nhiều người xin vào làmviệc Ngược lai ở những doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả, sản xuất đình trệ, thiếu việclàm, thu nhập thấp sẽ nảy sinh tình trạng “đất không lành, chim không đậu”, công nhânlành nghề, công nhân mới đào tạo sau thời gian quen việc cũng sẽ dần chuyển sang công
ty khác
Bên cạnh đó ngành đang có tình trạng thiếu nguồn lao động quản lý và kĩ thuật vànghiệp vụ chuyên nghiệp Hầu hết, các cán bộ quản lý chủ chốt trong các doanh nghiệpDệt may đều có trình độ đại học hoặc cao đẳng, chuyên môn khá nhưng trình độ quản lýtheo phong cánh công nghiệp còn yếu, tiếp cận với phương thức quản lý hiện đại còn ít.Cán bộ kĩ thuật chủ yếu trưởng thành từ công nhân bậc cao nên chỉ giỏi về chuyên môncủa nhưng sản phẩm cụ thể còn như việc sáng tác mẫu, tạo dang sản phảm còn rất kém.Các doanh nghiệp rất cần những kỹ sư có bằng cấp, công nhân kĩ thuật và các nhà quảnlý- những người có khả năng nắm bắt công nghệ hiện đại Có một thực tế là nhiều doanhnghiệp bỏ ra một số tiền lớn để mua thiết bị và công nghệ hiện đại, giá cao để chuẩn bịcho việc sản xuất các mặt hàng cao cấp, song người vận hành các thiết bị này lại có trình
độ chuyên môn thấp
Nhìn chung tăng trưởng nhanh trong khi những cán bộ kĩ thuật và quản lý được đàotạo tại các trường có xu hướng giảm dần nên dẫn đến tình trạng thiếu đội ngũ công nhânlành nghề và cán bộ khoa học cho ngành Dệt may
2.1.5.2 Chính sách và cơ chế chính sách của nhà nước:
Tình hình chính trị ổn định trong nước luôn luôn tạo sự tin tưởng vững chắc choviệc đầu tư vào ngành, giúp thu hút vốn đầu tư nước ngoài Các cơ chế chính sách ngàycàng thông thoáng và hoàn thiện hơn, giúp các doanh nghiệp rất nhiều trong hoạt độngkinh doanh của mình
Bên cạnh đó, tình hình chính trị, môi trường kinh doanh của các thị trường xuấtkhẩu cũng tác động trực tiếp đến đầu ra của sản phẩm Những cơ chế chính sách, các yêu
Trang 15cầu và kiểm soát ngày càng nghiêm ngặt khi nhập khẩu hàng may mặc là những rào cảnlớn mà các doanh nghiệp trong ngành luôn cần quan tâm.
2.2 Các hình thức gia công quốc tế hàng dệt may xuất khẩu
2.2.1 Các hình thức gia công quốc tế hàng dệt may xuất khẩu
a Phương thức nhận nguyên vật liệu, giao thành phẩm
Đây là một phương thức gia công quốc tế đơn giản nhất Khi hợp tác theo phươngthức này, các khách mua, các đại lý mua hàng và các tổ chức mua hàng cung cấp chodoanh nghiệp gia công toàn bộ đầu vào để sản xuất sản phẩm bao gồm mẫu thiết kế,nguyên liệu, vận chuyển, các doanh nghiệp gia công Việt Nam chỉ thực hiện việc cắt,may và hoàn thiện sản phẩm Doanh nghiệp thực hiện xuất khẩu theo phương thức nàychỉ cần có khả năng sản xuất và một chút khả năng thiết kế để thực hiện mẫu sản phẩm
Ở nước ta, hầu hết các doanh nghiệp may gia công đang áp dụng phương thứcnày Bên đặt gia công giao cho bên nhận gia công nguyên vật liệu, có khi cả các thiết
bị máy móc kỹ thuật phục vụ cho quá trình gia công Ngoài ra, bên đặt gia công cóthể chỉ giao một phần nguyên liệu còn lại họ giao cho phía nhận gia công tự đặt mua tạicác nhà cung cấp mà họ đã chỉ định sẵn trong hợp đồng với giá cả được ấn định từtrước hoặc thanh toán thực tế trên hoá đơn Các doanh nghiệp may mặc nước ta tiếnhành sản xuất gia công theo yêu cầu về số lượng chủng loại, mẫu mã, thời gian; sauthời gian sản xuất bên đặt gia công sẽ thu hồi thành phẩm và trả phí gia công chodoanh nghiệp
Trong quá trình sản xuất gia công, không có sự chuyển đổi quyền sở hữu vềnguyên vật liệu Tức là bên đặt gia công vẫn có quyền sở hữu về nguyên vật liệu củamình Và khi thực hiện công việc gia công, họ thường cử các chuyên gia nước ngoàigiám sát hoặc đứng vị trí kỹ thuật cho nên tranh chấp về chất lượng ít khi xảy ra lúc giaohàng
Một số bạn hàng đặt gia công như: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU, Canada
Do trình độ kỹ thuật máy móc trang thiết bị của ta còn hạn chế, chưa đủ điều kiện
để cung cấp nguyên vật liệu, thiết kế mẫu mã nên việc phụ thuộc vào nước ngoài làđiều không thể tránh khỏi
Đây là hình thức sản xuất cho giá trị thấp nhất Ông Phạm Xuân Hồng, Tổng giámđốc Công ty May Sài Gòn 3, cho rằng, doanh nghiệp chỉ hưởng được khoảng 1 - 3% phígia công Tuy nhiên do làm theo yêu cầu của hợp đồng gia công nên dễ dàng hơn trongviệc thiết kế mẫu mã, tận dụng được các lợi thế của nước đặt gia công về mẫu mã, kỹthuật, kinh nghiệm quản lý
b Phương thức mua đứt, bán đoạn
Trang 16Đây là một phương thức xuất khẩu ở bậc cao hơn so với phương thức nhận nguyênvật liệu, giao thành phẩm Bên đặt gia công dựa trên hợp đồng mua bán, bán đứt nguyênvật liệu cho bên nhận gia công, bên nhận gia công sẽ mở L/C để mua nguyên phụ liệu vànhư vậy quyền sở hữu nguyên liệu sẽ được chuyển sang bên nhận gia công Sau một thờigian sản xuất, bên đặt gia công sẽ mua lại toàn bộ sản phẩm theo như định mức đã duyệtvới số tiền phải trả là toàn bộ chi phí mua nguyên vật liệu và giá gia công được quy địnhtrong hợp đồng.
Hợp đồng này còn quy định số sản phẩm làm ra với số lượng nguyên liệu nhất định
và phải bán lại cho bên đặt gia công Phương thức này ngày càng được áp dụng nhiều vớicác nước đang phát triển vì nó vừa tiết kiệm cho bên đặt gia công vừa thuận lợi cho bênnhận gia công
Theo phương thức này, các doanh nghiệp gia công Việt Nam phải chủ động thamgia vào quá trình sản xuất, từ việc mua nguyên liệu đến cho ra sản phẩm cuối cùng Khácvới phương thức nhận nguyên vật liệu, giao thành phẩm, các nhà xuất khẩu theo phươngthức mua đứt bán đoạn sẽ chủ động mua nguyên liệu đầu vào cần thiết thay vì được cungcấp từ các người mua của họ
Như vậy thông qua phương thức này ta thấy nó không những nâng cao được trình
độ quản lý cho cán bộ công nhân mà còn làm tăng hiệu quả sản xuất, không phải nhậnmột khoản chi phí thấp từ phía khách hàng nước ngoài nữa Nó còn giúp ta chủ độngtrong vấn đề giá cả, từ đó nâng cao một phần giá trị của hàng hóa sản xuất ra, lao độngcũng nâng cao tay nghề và có trách nhiệm trong sản xuất hơn
c Phương thức kết hợp
Đây là phương thức phát triển cao nhất của hoạt động gia công xuất khẩu được ápdụng khi trình độ kỹ thuật, thiết kế mẫu mã của ta đã phát triển cao Khi đó bên đặt giacông sẽ cung cấp nguyên vật liệu chính, mẫu mã và các thông số kỹ thuật của sản phẩm.Còn bên nhận gia công tự lo nguyên vật liệu phụ và tự tổ chức quá trình sản xuất giacông theo yêu cầu của bên đặt gia công Sau 20 năm tập trung cho sản xuất gia công đơngiản, ngành dệt may Việt Nam bước đầu chuyển sang phương thức sản xuất này
Trong phương thức này, các doanh nghiệp may mặc Việt Nam hầu như chủ độnghoàn toàn trong quá trình gia công sản phẩm, phát huy được lợi thế về nhân côngcũng như công nghệ sản xuất, nguyên phụ liệu trong nước Gia công theo hình thức nàycác doanh nghiệp có thể bán một phần nguyên liệu trong nước theo giá quốc tế giúpmang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, góp phần tăng khả năng cạnh tranh với hàng ngoạinhập
Xuất gia công theo phương thức này rất hấp dẫn khi giá trị tăng thêm có thể tăng từ10-15% Tuy nhiên, doanh nghiệp phải chịu nhiều rủi ro, thường là bị khách hàng phạtbởi khâu làm mẫu chưa chuẩn, chất lượng lao động Ngoài ra, doanh nghiệp cũng phải
Trang 17chịu áp lực từ do ngành dệt may trong nước không đáp ứng được yêu cầu nguyên liệu chonhu cầu may xuất khẩu nên các doanh nghiệp phải nhập vải may, trong khi giá trị vảinhập để sản xuất gia công lại chiếm tỷ lệ cao trong kim ngạch xuất khẩu, chưa kể các loạiphụ liệu khác cũng phải nhập khẩu phần lớn từ các nước thuê gia công nên chi phínguyên phụ liệu cao làm giá cả độn lên nhiều phần…
Hiện nay, chỉ có các công ty xuất sắc mới đạt được trình độ cao của phương thứcnày, chẳng hạn nổi tiếng là công ty Youngor của Trung Quốc, hiện tại rất ít nhà cung cấp
có khả năng thực hiện được phương thức này Hiện nay có một vài doanh nghiệp dệt may
đã sử dụng hình thức gia công này nhưng một trong những doanh nghiệp thành công nhấtphải kể đến Cty may Thăng Long thông qua sản phẩm mang thương hiệu THALOGA.Ngoài ra còn các công ty khác như: Việt Tiến, Đức Giang, Công ty SX và xuất nhập khẩutổng hợp Hà Nội (HAPROSIMEX)
2.2.2 Tỷ trọng các phương thức gia công.
Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam hiện nay vẫn sản xuất theo phương thức giacông đơn giản, thiếu khả năng cung cấp trọn gói Theo thống kê của Hiệp hội dệt mayViệt Nam năm 2013 tỷ lệ xuất khẩu hàng may mặc theo phương thức nhận nguyên vật
liệu, giao thành phẩm vẫn chiếm chủ yếu (khoảng 70%), xuất khẩu theo phương thức
mua đứt, bán đoạn chỉ khoảng 20%, xuất khẩu theo phương thức kết hợp chỉ chiếm tỷ lệrất nhỏ là 10% Vì vậy mà các doanh nghiệp Việt Nam chỉ thu về tỷ suất lợi nhuậnkhoảng 5-10% của và phải nhập khẩu đến 70-90% nguyên phụ liệu Điều này giải thíchcho một nghịch lý là Việt Nam đang là một trong năm nước xuất khẩu hàng dệt maynhiều nhất trên thế giới nhưng lại là quốc gia duy nhất không dùng nguyên phụ liệu trongnước
Nếu vẫn phụ thuộc vào nguồn nguyên phụ liệu từ nước ngoài, các doanh nghiệpmay mặc ở Việt Nam sẽ gặp phải một số rủi ro sau: rủi ro về thời gian và chất lượngnguyên phụ liệu trong quá trình vận chuyển, rủi ro về thời gian khi tìm nguyên liệu thaythế trong trường hợp sản phẩm bị lỗi dẫn tới ảnh hưởng hợp đồng giao hàng
2.3 Thực trạng gia công quốc tế của ngành dệt may Việt Nam
Trang 18xuất gia công các sản phẩm trong ngành dệt may Việt Nam rất cao, được thể hiện điểnhình qua các năm như sau:
* Năm 2011:
Năm 2011, ngành dệt may Việt Nam đạt kim ngạch xuất khẩu 14,0 tỷ USD, đạtmức tăng trưởng 10,5% so với năm 2010 Trong đó, tỷ lệ hàng xuất gia công dệt maychiếm 76,5% với kim ngạch xuất gia công khoảng 10,71 tỷ USD
* Năm 2012:
Năm 2012, ngành dệt may Việt Nam đã về đích thành công với 15,1 tỷ USD kimngạch, đạt mức tăng trưởng 8,5% so với năm 2011 (Nguồn: Vinatex) Trong đó, tỷ trọnghai loại hàng xuất gia công và xuất hàng sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu của dệt mayViệt Nam chiếm hơn 96% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước;trong đó, xuất khẩu hàng gia công chiếm 75,3% với kim ngạch xuất gia công khoảng11,37 tỷ USD; xuất sản xuất xuất khẩu chiếm 21,2%
Biểu đồ 3: Tỷ trọng xuất khẩu theo các loại hình của hàng Dệt may năm 2012
Nguồn: Tập đoàn dệt may Việt Nam
* Năm 2013:
Năm 2013, kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam đạt 18,5 tỷ USD; tăng 18,5% sovới cùng kỳ; chiếm 13,6% tổng kim ngạch xuất khẩu Việt Nam Nhưng theo thống kê củaHiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) ngành dệt may trong nước có đến 70% doanh nghiệpsản xuất theo hình thức gia công cho các doanh nghiệp nước ngoài
Trong đó tỷ trọng các sản phẩm gia công chiếm từ 60%-80% tùy từng loại hình sảnphẩm gia công và tỷ trọng sản phẩm gia công xuất khẩu toàn ngành chiếm 72,5% tổngkim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước với kim ngạch xuất gia công khoảng13,41 tỷ USD Chuỗi sản xuất của ngành từ khâu kéo sợi, dệt, nhuộm và may nhưng đếnnay may gia công vẫn là chính, với nguyên liệu chủ yếu nhập khẩu
* Năm 2014:
Trang 19Trong 6 tháng/2014, kim ngạch xuất khẩu Dệt may Việt Nam đạt 9,38 tỷ USD, tăng19,8% so với cùng kỳ năm 2013, chiếm 13,2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cảnước trong 6 tháng đầu năm Trong đó, tỷ lệ hàng xuất gia công dệt may chiếm 70% vớikim ngạch xuất gia công khoảng 6,57 tỷ USD.
Có thể hình dung rõ ràng hơn qua bảng sau:
Bảng 2: Kim ngạch và tỷ trọng xuất gia công trong những năm qua
Nguồn: Tập đoàn dệt may Việt Nam
Qua đó thấy rằng, gia công quốc tế là hoạt động chính trong ngành dệt may ViệtNam Gia công quốc tế đóng vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp dệt may ViệtNam, giúp ngành dệt may trở thành ngành xuất khẩu dẫn đầu nước
Thị trường gia công chủ lực:
Biểu đồ 4: Các thị đối tác gia công chính trong ngành
dệt may Nguồn: Hiệp hội dệt may
Việt Nam
Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản và Hàn Quốc là 4 đối tác gia công hàng dệt may lớn nhấtcủa Việt Nam Theo Số liệu thống kê từ Vitas năm 2013 cho thấy, tổng lượng xuất giacông dệt may Việt Nam vào Mỹ đạt 3,94 tỷ USD, chiếm 48% tổng kim ngạch xuất khẩucủa toàn ngành Xuất gia công sang thị trường EU đạt 1,85 tỷ USD, chiếm 15% tổng kimngạch Thị trường Nhật Bản cũng đạt 1,7 tỷ USD, chiếm 13% tổng kim ngạch Thịtrường Hàn Quốc cũng đạt 1,4 tỷ USD, chiếm 9% tổng kim ngạch Các thị trường khácđạt 1,85 tỷ USD chiếm 15% Cũng theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 6tháng đầu năm 2014, kim ngạch xuất gia công hàng dệt may Việt Nam vào Hoa Kỳ đạthơn 4,57 tỷ USD, tăng 15,8%, chiếm 48,7% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của
Trang 20cả nước; thị trường EU đạt gần 1,49 tỷ USD, tăng 27,7% và chiếm 15,9% tổng kim ngạchxuất khẩu dệt may cả nước; Nhật Bản đạt gần 1,17 tỷ USD, tăng 14,3% so với cùng kỳnăm 2013.
Những con số này đã khẳng định vị thế của hàng dệt may Việt Nam trên thị trườngthế giới, nhất là tại 4 thị trường quan trọng là Mỹ, EU, Nhật Bản và Hàn Quốc Trong đó
Mỹ vẫn là đối tác gia công hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam, đứng thứ 2 là thị trườngChâu Âu, tiếp theo là các thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc
Thị trường EU: là một trong những thị trường lớn của Việt Nam, Việt Nam và EU
đã ký hiệp định về hàng may mặc từ tháng 12/1992, trong hiệp định có qui định rõ danhmục hàng hoá và kim ngạch mà Việt Nam được đưa vào thị trường EU tổng cộng là 151nhóm hàng, trong đó có 108 nhóm hàng theo hạn ngạch và 43 nhóm hàng phi hạn ngạch.Đây là thị trường lớn, các doanh nghiệp Việt Nam cần tuân thủ các qui định để khônglàm tổn hại đến quan hệ giữa nước ta và cộng đồng chung Châu Âu
Thị trường Mỹ : sau khi hiệp định thương mại Việt - Mỹ được ký kết và chính thức
phát huy hiệu lực vào năm 2001 đã mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Namtham gia vào thị trường lớn và đầy triển vọng này Đây là thị trường hứa hẹn sẽ dành choViệt Nam nhiều hợp đồng gia công lớn, tuy nhiên thì đây cũng là một thị trường hết sứckhó tính và đòi hỏi chất lượng cao Điều đặt ra cho các doanh nghiệp chúng ta hiện nay làcần hoàn thiện công nghệ gia công cũng như là nâng cao tay nghề của đội ngũ lao độngnhằm đáp ứng được nhu cầu của phía đối tác Vừa qua thì tập đoàn JC Penny, một trongnhững tập đoàn tiêu dùng lớn thứ ba của Mỹ đã có chuyến khảo sát thị trường Việt Nam
để dự định triển khai dự án dệt may gồm các công đoạn từ nguyên liệu, phụ liệu, sản xuấtđến xuất khẩu sản phẩm Và theo đánh giá nhận xét của ông phó chủ tịch tập đoàn thì ôngcho rằng Việt Nam là nước sản xuất dệt may có hiệu quả, đây là một tin mừng cho cácdoanh nghiệp dệt may của chúng ta để tranh thủ cơ hội đầu tư nước ngoài Tuy nhiên đâycũng là thị trường cạnh tranh đầy khốc liệt khi nước ta phải cạnh tranh hàng dệt may sang
Mỹ và đặc biệt là sức ép của hàng dệt may Trung Quốc
Hiện nay, Việt Nam đang cố gắng mở rộng thị phần ra nhiều nước và vùng lãnh thổtrên toàn thế giới như: Thái Lan, các nước SNG (Cộng đồng các quốc gia độc lập),Canada…
Cơ cấu mặt hàng gia công:
Hàng gia công ngành dệt may Việt Nam ngày càng có nhiều chủng Với thị trườngxuất gia công rộng, rõ ràng Việt Nam đang trở thành nhà cung cấp hàng may mặc cạnhtranh trên thế giới Nhưng Việt Nam vẫn chỉ cạnh tranh xuất gia công ở những mặt hàngtương đối hẹp, những sản phẩm may mặc mà đang xuất gia công chủ yếu là các sản phẩm
từ bông và sợi tổng hợp cho phân khúc thị trường cấp trung và cấp thấp Theo số liệu vềchủng loại các mặt hàng xuất khẩu năm 2013 cho thấy, hơn 60% giá trị xuất gia công củangành may mặc là từ áo sơ mi, áo khoác, quần dài và quần áo thể thao Các sản phẩm từ
Trang 21dệt kim như quần áo lót, áo thun được sản xuất với khối lượng và giá trị xuất khẩu vẫncòn tương đối nhỏ Các sản phẩm cao cấp như váy, đồ vest được xuất gia công với sốlượng rất hạn chế.
Biểu đồ 5: Cơ cấu hàng xuất gia công ngành dệt may năm 2013
Nguồn: Hiệp hội dệt may Việt Nam
2.3.1.2 Vai trò của hoạt động GCQT đối với ngành dệt may VN và sự phát triển kinh tế
-xã hội.
Gia công quốc tế là một hình thức phổ biến trong thương mại quốc tế Thông quahình thức này cả bên đặt gia công và bên nhận gia công đều khai thác được những lợi thếcủa mình Gia công quốc tế giúp nước ta mở rộng được quan hệ kinh doanh quốc tế vàqua đó làm bước đệm để đưa sản phẩm của chúng ta ra thị trường quốc tế Do đặc điểmcủa gia công, đặc biệt là gia công hàng may mặc cần nhiều lao động sống nên nó có vaitrò to lớn trong sự phát triển kinh tế nước ta hiện nay:
Gia công quốc tế tạo điều kiện thuận lợi cho vấn đề việc làm bởi hoạt động này sửdụng nguồn lao động rất lớn Ở Việt Nam nguồn lao động rất dồi dào, giá nhân công rẻ,gia công quốc tế đã tận dụng được nguồn lao động này, góp phần tạo công ăn việc làmcho người lao động, nâng cao đời sống của nhân dân và làm tăng thu nhập cho ngân sáchnhà nước
Nó mang lại lợi ích xã hội to lớn tác động tích cực làm giảm tệ nạn xã hội góp phầnđảm bảo an ninh trật tự xã hội
Làm tăng tích lũy cho đất nước, là nguồn thu đáng kể về ngoại tệ đối với nước ta
Gia công quốc tế giúp chúng ta tăng cường xuất khẩu, chúng ta không cần nhiềuvốn, không cần mất chi phí nghiên cứu sản phẩm, thiết kế mẫu mã, nghiên cứu thịtrường… những vẫn làm gia tăng đáng kể khối lượng các mặt hàng xuất khẩu Hơn nữa,