Đối với mặt hàng áp dụng mức thuế tuyệt đối: Trong một số trường hợp đặc biệt, không thể áp dụng thuế suất tỷ lệ vì không xác định được giátính thuế đối với từng loại hàng hóa vì nhiều l
Trang 1BẢN QUYỀN THUỘC VỀ http:// hinhsu34a.4forum.biz
CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THUẾ VÀ PHÁP LUẬT THUẾ VIỆT NAM
1 Khái quát chung về thuế
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của thuế.
Trong thời kỳ sơ khai của xã hội loài người (xã hội công xã nguyên thủy) với nền sản xuấtchủ yếu là săn bắt, hái lượm, sản phẩm làm ra được chia đều cho các thành viên công xã Mỗi thànhviên trong xã hội đều bình đẳng như nhau và không phải đóng góp của cải của mình Lúc này, tuycác cộng đồng đều có thủ lĩnh của mình nhưng những thủ lĩnh này chỉ được cộng đồng trao cho
quyền hạn mang tính xã hội chứ không là quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước Trong xã hội
đó cũng chưa có nhà nước, chưa có pháp luật và đương nhiên là trong xã hội đó cũng chưa có
“thuế”
- Trải qua một quá trình lịch sử lâu dài, con người ngày càng sáng tạo ra các công cụ,phương tiện sản xuất mới, các phương thức sản xuất ngày càng phát triển cùng với sự chuyên mônhóa trong sản xuất, sản phẩm tạo ra không chỉ đáp ứng nhu cầu hiện tại của con người mà còn dưthừa Sản phẩm dư thừa ngày càng nhiều, phát sinh chế dộ chiếm hữu tư nhân, hình thành giai cấp.Mâu thuẫn giai cấp gay gắt dẫn đến đấu tranh giai cấp.Trong cuộc đấu tranh giai cấp đó, giai cấp nàothắng thế sẽ lập ra một thiết chế gọi là nhà nước để thống trị các giai cấp còn lại Nhà nước ra đờitrên nền tảng kinh tế - chính trị đó
Để duy thì sự tồn tại của nhà nước (mà đại diện là giai cấp thống trị) và thực hiện các chức năng quản lý xã hội cần phải có nguồn tài chính đủ lớn Mà nguồn tài chính thu được từ đâu? Câu trả
lời chính là thu từ sự đóng góp của người dân trong xã hội, sự đóng góp này được gọi là thuế Đó là
yêu cầu đầu tiên quyết định sự ra đời của thuế Như vậy, thuế ra đời là để đáp ứng nhu cầu chi tiêu
của nhà nước.
* Vậy: Thuế ra đời, tồn tại và phát triển cùng với sự ra đời và phát triển của nhà nước
và pháp luật Sự xuất hiện và phát triển của thuế gắn liền với mỗi giai đoạn lịch sử và lợi ích của nhà nước mà giai cấp thống trị đang cầm quyền Mác nói rằng: Thuế là cơ sở tồn tại của nhà nước.
1.2 Khái niệm thuế:
1.2.1 Một số quan điểm khác nhau về thuế:
a Thuyết khế ước xã hội:
• Khế ước là gì? Khế ước hiểu một cách chung nhất là sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều chủ thể về việc các chủ thể được hưởng những quyền và phải thực hiện những nghĩa vụ nhất định.
• Theo thuyết khế ước xã hội, thuế là nghĩa vụ trong hợp đồng được thiết lập giữa nhà nước với
cư dân trong xã hội Hay thuế là kết quả của sự thoả thuận giữa nhân dân mà đại diện của họ chính là
LNB
Trang 2các đại biểu dân chúng trong Nghị viện hoặc Quốc hội và Nhà nước Như vậy, trong khế ước xã hội
đó, quan hệ thuế được hiểu như sau:
+ Nhân dân phải có nghĩa vụ đóng thuế cho nhà nước.
+ Nhà nước có nghĩa vụ cung cấp, đảm bảo cho nhân dân các dịch vụ như:
an ninh, quốc phòng, giáo dục…
• Hạn chế của thuyết khế ước: thực tế thì thuế:
+ Trong quan hệ pháp luật thuế không có sự tương ứng quyền và nghĩa vụ giữa các bên + Trong quan hệ pháp luật thuế không có sự thỏa thuận giữa nhà nước và nhân dân Ngay từ
khi nhà nước ra đời, nhà nước đã sử dụng quyền lực của giai cấp thống trị bóc lột giai cấp bị trị thông qua chế độ thuế khóa nặng nề,
+ Trong quan hệ pháp luật thuế không có hợp đồng cụ thể thuần túy giữa các bên.
+ Người dân có quyền mặc cả về thuế không?
• Từ sự phân tích trên có thể nhận thấy, thuyết khế ước xã hội chấp nhận quan điểm thuế mangtính đối giá và hoàn trả trực tiếp, nghĩa là nhân dân phải nhận được phần lợi ích một cách trực tiếp từnhà nước tương ứng với số thuế mà nhân dân đã nộp Hay nói cách khác rằng, tôi đã nộp thế thì tôi
phải được hưởng một phần lợi ích tương ứng với số tiền thuế tôi đã nộp Vấn đề là: người nộp thuế
có được nhà nước cung cấp các quyền và nghĩa vụ tương ứng không? Người không nộp thuế (người nghèo…) có được hưởng các lợi ích do nhà nước cung cấp không? Những vấn đề này chưa được
thuyết khế ước xã hội giải quyết triệt để
b Thuyết quyền lực nhà nước:
Theo quan điểm của thuyết này, thuế là sự đóng góp tài chính bắt buộc của người dânnhằm hình thành quỹ ngân sách nhà nước để nhà nước thực hiện các chức năng của mình, khôngmang tính đối giá và được đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước (bắt buộc cácchủ thể từ bỏ một phần lợi ích của mình cho nhà nước)
- Đặc điểm của thuyết quyền lực nhà nước:
+ Khẳng định bản chất của thuế là sự đóng góp bắt buộc được đảm bảo bằng sức mạnh cưỡngchế của nhà nước …
+ Khẳng định bản chất của thuế không có tính đối giá và hoàn trả trực tiếp
- Với quan điểm của thuyết này, thuế sẽ giết chết nguồn thu, người nộp thuế không còn khảnăng để tái sản xuất nên sẽ không thu được thuế lâu dài (không đảm bảo nguồn thu trong tương lai)
- Trong xã hội hiện đại, với quan điểm tiến bộ, nhà nước cần phải có chính sách thuế hợp lýnhằm đảm bảo duy trì và bổ sung nguồn thu hợp lý, không bỏ sót đối tượng chịu thuế nhưng cũngcần có chính sách miễn giảm thuế nhằm hộ trợ kịp thời, giúp họ tiếp tục thực hiện hành vi chịu thuế
Có như vậy nguồn thu từ thuế mới ổn định, ngân sách nhà nước mới bền vững
c Thuyết tự nguyện:
Theo thuyết tư nguyện, thuế là một khoản tiền mà nhân dân tự nguyện đóng góp cho quỹ
ngân sách nhà nước Đây là thuyết của giai cấp tư sản muốn lật đổ nhà nước phong kiến với thuyếtquyền lực nhằm tranh thủ sự ủng hộ của đại đa số quần chúng nhân dân
• Hạn chế của thuyết tự nguyện:
Trang 3- Trong bất kỳ một chế độ xã hội nào, không ai tự nguyện từ bỏ lợi ích của mình cho nhànước trong khi các quyền và lợi ích mà họ nhận được từ hành vi nộp thuế rất mơ hồ, không rõ ràng,không tương xứng.
- Vì thế, đây là một thuyết không tưởng, chưa hiểu rõ được bản chất, đặc điểm của thuế.Thuyết này không đứng trên quan điểm duy vật biện chứng mà mang nặng tính chất siêu hình Mụcđích cơ bản của thuyết này không phải là xây dựng nền tảng lý luận về thuế mà vì mục đích chính trị
để chống lại và lật đổ chế độ phong kiến lỗi thời với chế độ thuế khóa hà khắc
⇒ Từ sự đưa ra và phân tích các thuyết trên, có thể thấy thuế vừa có dấu hiệu của hợp đồng, vừa có
dấu hiệu của quyền lực nhà nước,
Kết luận: Thuế là khoản thu bắt buộc mang tính cưỡng chế bằng sức mạnh của nhà nước mà
các tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ phải nộp vào ngân sách nhà nước khi có đủ những điều kiện nhất định Các khoản thu này không mang tính đối giá và hoàn trả trực tiếp cho người nộp thuế Đây là
quan điểm toàn diện, hệ thống và đầy đủ nhất, thể hiện đúng bản chất của thuế, là cơ sở quan trọng
để chúng ta di vào phân tích những đặc điểm của thuế
1.3 Đặc điểm của thuế:
a Thuế là một phạm trù lịch sử gắn liền với nhà nước (từ phạm vi điều chỉnh đến hình thức thu thuế):
- Bởi vì có sự xuất hiện, tồn tại, phát triển và mất đi của thuế; mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau
thì có chính sách thuế khác nhau
- Mọi sự thay đổi của lịch sử sẽ dẫn đến sự thay đổi về thuế
- Gắn liền với nhà nước: (như đã phân tích ở nguồn gốc ra đời của thuế)
b Thuế là một khoản thu mang tính bắt buộc được đảm bảo thực hiện bỡi các văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực cao và sức mạnh cưỡng chế của nhà nước (do cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ban hành).
• Là một khoản thu mang tính bắt buộc: Vì không ai tự nguyện từ bỏ quyền lợi của mình để
nộp thuế cho nhà nước Hơn nữa, để nhà nước tồn tại, nguồn thu từ thuế phải thường xuyên và ổnđịnh Nếu tự nguyện nộp thì không thể thường xuyên và ổn định được Tính bắt buộc được thể hiệndưới 2 khía cạnh sau:
- Bắt buộc đối với nhà nước: Thu thuế là nghĩa vụ bắt buộc đối với cán bộ, cơ quan thu thuế.
Cán bộ cơ quan thu thuế không được quyền lựa chọn đối tượng nộp thuế, đối tượng chịu thuế, căn cứ
tính thuế… Khoản 1 Điều 8 Luật Quản lý Thuế quy định: Trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế là
“Tổ chức thực hiện thu thuế theo quy định của pháp luật”, lấy pháp luật làm căn cứ duy nhất để thực hiện.
- Đối với người dân: Đây là nghĩa vụ chuyển giao tài sản của họ cho nhà nước khi có đủ điệu
kiện do pháp luật thuế quy định mà không phải quan hệ thanh toán trong hợp đồng hay ngoài hợpđồng
- Tính bắt buộc của thuế là một trong những đặc tính quan trọng để phân biệt thuế với cáckhoản thu khác trên cơ sở tự nguyện hình thành nên ngân sách nhà nước
• Đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế:
- Cưỡng chế hành chính.
Trang 4- Cưỡng chế hình sự: Điều 161 Bộ Luật Hình sự năm 1999 quy định về tội trốn thuế với mức
hình phạt lên đến 7 năm tù giam
Hậu quả của việc cưỡng chế này có thể dẫn đến giảm hiệu quả, uy tín trong sản xuất kinhdoanh, thậm chí là chấm dứt sự tồn tại của đối tượng bị áp dụng
c.Thuế không mang tính đối giá và hoàn trả trực tiếp cho đối tượng nộp.
• Trong quan hệ pháp luật thuế không có mối liên hệ trực tiếp giữa số tiền thuế mà các đối tượngnộp thuế đã nộp cho nhà nước và các quyền, lợi ích hợp pháp mà đối tượng nộp thuế nhận được từnhà nước
- Không mang tính đối giá: người nộp thuế nhiều và người nộp thuế ít đều được hưởng lợi
ích như nhau
- Không hoàn trả trực tiếp: Thuế không phải là khoản phải trả khi các đối tượng nộp thuế
đã nhận được một lợi ích hay quyền lợi cụ thể nào từ phía nhà nước
d Thuế có phạm vi tác động rộng: Hầu như mọi đối tượng hàng hóa dịch vụ (được phép
lưu thông và hợp pháp), mọi tổ chức, cá nhân (có tư cách chủ thể) đều chịu sự điều chỉnh của thuế
⇒ Từ những đặc điểm trên, chúng ta có thể so sánh, phân biệt thuế với các khoản thu khác trong hệthống các khoản thu của ngân sách nhà nước mà tiêu biểu nhất là phân biệt thuế với phí và lệ phí:
• Giống nhau:
+ Đều là những nguồn thu của ngân sách nhà nước.
+ Căn cứ để tiến tiến hành thu đều là văn bản pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
• Phân biệt thuế với phí và lệ phí:
Văn bản có hiệu lực pháp lý cao, do
cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất
ban hành là Quốc hội hoặc Uỷ ban
Thường vụ Quốc hội (Luật, Pháp lệnh,
Nghị quyết)
Được điều chỉnh bởi những văn bảndưới luật, do Uỷ ban Thường vụQuốc hội, Chính phủ, Bộ trưởng BộTài chính, Hội đồng nhân dân cấptỉnh có thẩm quyền ban hành
Là khoản thu chủ yếu, quan trọng,
chiếm trên 90% các khoản thu cho
Ngân sách nhà nước
Là khoản thu phụ, không đáng kể, chỉ
đủ chi dùng cho các hoạt động phátsinh từ phí
- Không có giới hạn, không có sự khác
biệt giữa các đối tượng, các vùng lãnh
vụ nào đó
Trang 51.4 Phân loại thuế.
a Căn cứ vào tính chất của từng sắc thuế, thuế được phân thành: Thuế trực thu và
thuế gián thu
• Thuế trực thu: là loại thuế thu trực tiếp vào đối tượng nộp thuế, người có nghĩa vụ nộp thuế
đồng thời là người chịu thuế, người phải trả tiền thuế và trực tiếp nộp thuế vào NSNN Hay nói cáchkhác là nhà nước đã tiến hành điều tiết một cách trực tiếp một phần thu nhập của các tổ chức, cá
nhân vào ngân sách nhà nước
Ưu điểm: chính sách về thuế trực thu được công bằng hơn vì nhà nước hiểu rõ và cá biệt hóa được người chịu thuế Trên cơ sở đó đảm bảo công bằng xã hội hơn cho việc điều tiết thu nhập
Căn cứ này cũng là cơ sở để lý giải vì sao các loại thuế trực thu thường có mức thuế suất rất cao nhưng chế độ miễn giảm rất linh hoạt nhằm đảm bảo sự công bằng
Nhược điểm: khó thu thuế, người nộp thuế có xu hướng trốn thuế vì họ cảm thấy gánh nặng về thuế
khi phải trích một phần lợi ích của chính bản thân mình cho nhà nước
Bên cạnh đó, việc theo dõi, quản lý thu thuế này là rất phức tạp, đòi hỏi cán bộ thuế phải cóchuyên môn cao, có hệ thống xử lý thông tin liên thông Điều này cũng làm cho chi phí hành thu đốivới loại thuế trực thu cũng tăng lên tương đối cao và khó khăn so với thuế gián thu Điều này đôi khicũng làm cho việc tập trung thu nhập vào ngân sách nhà nước không đáp ứng kịp thời, đầy đủ
Trong hệ thống pháp luật thuế của Việt Nam hiện nay, thuế trực thu gồm:
+ Thuế thu nhập doanh nghiệp;
+ Thuế thu nhập cá nhân;
+ Thuế sử dụng đất nông nghiệp;
+ Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp;
+ Thuế tài nguyên.
• Thuế gián thu: là loại thuế thu gián tiếp thông qua giá cả hàng hóa và dịch vụ Trong thuế
gián thu, đối tượng nộp thuế không phải là người chịu thuế (người gánh chịu thuế là người tiêudùng)
- Thuế gián thu không tách biệt ra khỏi giá cả hàng hóa và dịch vụ mà nó cấu thành trong giá cảhàng hoá dịch vụ, làm cho người tiêu dùng lầm tưởng đó là giá mà họ trả để có được hàng hoá dịch
vụ đó
- Trong thuế gián thu, đối tượng nộp thuế và người chịu thuế là khác nhau Thông thường, ngườichịu thuế chính là người tiêu dùng
- Trong một số trường hợp đặc biệt, đối tượng nộp thuế và người chịu thuế là một Ví dụ: Doanh
nghiệp A nhập khẩu máy lạnh về để trang bị cho hệ thống văn phòng của mình Trong trường hợpnày, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu là thuế gián thu nhưng chính doanh
nghiệp A là người chịu thuế đồng thời là người nộp thuế Lưu ý: nếu có nhận định rằng: Trong thuế
gián thu, đối tượng nộp thuế và người chịu thuế là khác nhau là nhận định đúng, (không nên vận
dụng những trường hợp đặc biệt như ví dụ trên để cho rằng nhận định này sai) Vì đây là đặc trưng
cơ bản của thuế gián thu
- Có 3 loại thuế gián thu: Thuế Giá trị gia tăng, Thuế Xuất khẩu, nhập khẩu, Thuế Tiêu thụ đặcbiệt
Trang 6Nhược điểm:
- Tỷ trọng tiền thuế gián thu trên thu nhập của người nghèo lại cao hơn tỷ trọng tiền thuế gián
thu trên thu nhập của người giàu Đây là tính không công bằng của thuế gián thu.
- Nhà nước không cá biệt hóa được người chịu thuế nên khó khăn trong việc thực hiện chínhsách miễn giảm về thuế
Ưu điểm: Dễ thu thuế bỡi vì đối tượng nộp thuế không phải là người chị thuế (không có cảm giác
gánh nặng về thuế)
Trên cơ sở phân tích về thuế gián thu, trực thu, ta có thể đưa ra sự khác biệt sau của hai loại thuế này là:
- Tiền thuế được cấu thành
trong giá cả hàng hoá, dịch vụ.
- Tiền thuế không được cấu thành trong giá cả hàng hoá, dịch vụ.
- Nhà nước điều tiết thu nhập
của người chịu thuế một cách gián
tiếp thông qua giá cả hàng hoá,
dịch vụ.
- Nhà nước điều tiết trực tiếp thu nhập của người chịu thuế.
- Trong thuế gián thu, đối
tượng nộp thuế và người chịu thuế
- Việc thu thuế là tương đối dễ
dàng hơn vì ít gặp sự phản ứng của
người chịu thuế.
- Việc thu thuế là tương đối khó khăn vì tâm lý phản ứng với thuế của nười tiêu dung.
b Căn cứ vào đối tượng chịu thuế, thuế được phân thành các loại sau đây:
• Nhóm 1: Thuế thu vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa và dịch vụ:
• Nhóm 2: Thuế điều tiết vào thu nhập (còn gọi là thuế thu nhập): gồm các sắc thuế có đối tượng điếu chỉnh là các khoản thu nhập
• Nhóm 3: Thuế điều tiết vào hành vi sử dụng một số loại tài sản của nhà nước.
1.5 Vai trò của thuế.
a Tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước:
- Thuế là một trong 3 nguồn thu chủ yếu và thường xuyên trong Ngân sách nhà nước, chiếm trên90% tổng nguồn thu Ngân sách nhà nước
- Nhà nước quan tâm khi ban hành một sắc thuế thì sẽ bổ sung bao nhiêu phần trăm cho nguồnthu ngân sách nhà nước, chi phí hành thu như thế nào
• Để thực hiện tốt vai trò này, cần phải đáp ứng những yêu cầu sau:
Trang 7+ Cần phải đảm bảo rằng các văn bản qui phạm pháp luật thuế đồng bộ, thống nhất và khoa học để có thể dễ dàng trong việc áp dụng thuế
+ Thuế đưa ra phải bao quát hầu hết mọi hoạt động từ sản xuất-kinh doanh, chế biến, sửa chữa, khai thác, xây dựng đến dịch vụ, từ nguồn thu nhập thường xuyên đến không thường xuyên, những hoạt động tiêu dùng của xã hội
+ Việc thu thuế cần phải đảm bảo việc nuôi dưỡng nguồn thu
+ Bên cạnh đó, việc thu thuế phải đảm bảo tính công bằng
b Thuế là sản phẩm, là công cụ pháp lý giúp nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế:
- Thuế tạo nguồn thu để phục vụ nhu cầu đầu tư của đất nước
- Thuế là công cụ điều tiết giá cả thị trường, chống lạm phát hoặc giảm phát
- Thuế góp phần điều tiết và hướng dẫn tiêu dùng: để hạn chế tiêu dùng các sản phẩm và sử dụngcác dịch vụ không cần thiêt, nhà nước đánh thuế rất cao và ngược lại
- Thuế được coi là công cụ quan trong để bảo vệ nền sản xuất trong nước, đồng thời khuyềnkhích nhà đầu tư đầu tư vào những ngành, những vùng miền nhà nước cần phát triển
c Thuế là công cụ điều tiết thu nhập và thực hiện công bằng xã hội.
- Thuế điều tiết thu nhập một cách hợp lý dựa trên thu nhập: Các luật thuế
được ban hành đều xác nhận “động viên một phần thu nhập vào ngân sách nhà
nước” như một lý do cơ bản để ban hành sắc thuế đó
- Thuế tạo công bằng xã hội: được thể hiện ở việc nhà nước sử dụng nguồn tài chính có được để xây dựng hệ thống phúc lợi xã hội, thực hiện các chính sách
xã hội như: đào tạo nghề cho trẻ em lang thang cơ nhỡ, chăm sóc cho người già không nơi nương tựa, chính sách xã hội đối với gia đình có công với cách mạng, gia đình neo đơn, hay các chương trình xây dựng hệ thống nước ngọt để cung cấp nước cho mùa khô, đào kênh rửa phèn, ngăn mặn…
2 Những vấn đề cơ bản về pháp luật thuế:
2.1 Khái niệm pháp luật thuế: pháp luật thuế là tổng hợp các quy pháp pháp luật, do cơ quan
nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thu, nộp thuế, là
bộ phận chủ yếu và quan trong nhất của pháp luật về thu Ngân sách nhà nước.
• Pháp luật thuế có là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam không?
Luật thuế không phải là một ngành luật độc lập mà chỉ là một bộ phận của pháp luật Ngân sách nhànước thuộc ngành luật tài chính Bỡi vì: để trở thành một ngành luật độc lập, phải có đối tượng điềuchỉnh và phương pháp điều chỉnh độc lập Trong khi đó, đối tượng điều chỉnh của pháp luật thuế chỉ
là một khâu trong toàn bộ chu trình ngân sách nhà nước thuộc đối tượng điều chỉnh của ngành luậttài chính
• Lưu ý: Pháp luật thuế là tổng hợp các qui phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ pháp
luật xã hội phát sinh trong quá trình thu nộp thuế Điều này có nghĩa là những quan hệ nảy sinh
trong việc thu nộp thuế sẽ bao gồm những quan hệ sau:
+ Nhóm quan hệ phát sinh trong quá trình quản lý thuế của cơ quan nhà nước
Trang 8+ Nhóm quan hệ trong việc người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho cơ quan thuế.
- Pháp luật thuế là bộ phận chủ yếu và quan trọng nhất của pháp luật về thu ngân sách nhà nước.
2.2 Nội dung điều chỉnh của pháp luật thuế:
a Xác lập nghĩa vụ thuế của các tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước.
b Xác lập cách thức điều tiết thuế.
c Xác định trình tự thực hiện các nghĩa vụ về thuế.
d Xác lập biện pháp xử phạt và khen thưởng.
2.3 Các yếu tố cấu thành của một đạo luật thuế.
2.3.1 Tên gọi của đạo luật thuế: tên gọi của đạo luật thuế cần phản ánh được phạm vi tác
động, mục đích điều tiết của sắc thuế
- Căn cứ đặt tên thuế có rất nhiều căn cứ khác nhau, nhưng thông thường thì căn cứ vào đốitượng tính thuế, đối tượng tác động của loại thuế, nội dung, tính chất của các điều kiện pháp lý làmphát sinh nghĩa vụ chịu thuế
- Mục đích của tên gọi một đạo luật thuế là cần phải làm sao giúp người nghe, người nghiêncứu, người dân ngay khi mới nghe đến tên của sắc thuế đã có thể hình dung được đối tượng mà sắcthuế muốn điều chỉnh, tránh nhầm lẫn với các sắc thuế khác
2.3.2 Đối tượng chịu thuế: Đối tượng chịu thuế của một đạo luật thuế là đối tượng khách
quan phải thu thuế, là vật chuẩn mà dựa vào đó nhà nước thu được một số tiền thuế nhất định.
Phương pháp quy định đối tượng chịu thuế có thể là phương pháp liệt kê (thuế tiêu thụ đặcbiệt, thuế thu nhập cá nhân) hoặc dùng phương pháp đưa ra khái niệm (thuế xuất khẩu, nhập khẩu,thuế gia trị gia tăng)
• Ý nghĩa của việc xác định đối tượng chịu thuế:
- Dựa vào đối tượng chịu thuế có thể xác định được phạm vi điều chỉnh của đạo luật thuế
- Dựa vào đối tượng chịu thuế có thể xác định được chủ thể có nghĩa vụ nộp thuế
- Về nguyên tắc, mỗi đạo luật thuế có đối tượng chịu thuế riêng biệt
2.3.3 Đối tượng nộp thuế: Đối tượng nộp thuế của một đạo luật thuế là những tổ chức, cá
nhân có hành vi tác động lên đối tượng chịu thuế và theo quy định của đạo luật thuế, các tổ chức cá nhân có nghĩa vụ phải nộp thuế cho nhà nước.
• Hai điều kiện để trở thành đối tượng nộp thuế:
- Có hành vi tác động vào đối tượng chịu thuế mà đạo luật thuế quy định;
- Thỏa mãn điều kiện chịu thuế do pháp luật quy định.
⇒ Điều đó có nghĩa là không phải mọi tổ chức, cá nhân có hành vi tác động lên đối tượng chịu thuế đều là đối tượng nộp thuế mà còn phải thỏa mãn những điều kiện do pháp luật quy định
• Cần phân biệt 2 khái niệm người nộp thuế và đối tượng nộp thuế.
• Cần phân biệt 2 khái niệm người nộp thuế và đối tượng nộp thuế với người chịu thuế.
• Lưu ý:
- Một tổ chức, cá nhân có thể là đối tượng nộp thuế của nhiều đạo luật thuế.
Trang 9- Tư cách pháp lý của đối tượng nộp thuế không làm ảnh hưởng đến nghĩa vụ nộp thuế của đối tượng nộp thuế
Dựa trên việc xác định đối tượng nộp thuế và người chịu thuế chúng ta phân biệt một số điểmsau:
-Được qui định cụ thể trong đạo luật - Không được xác định trong đạo luật
- Là tổ chức, cá nhân trực tiếp tiến hành
việc nộp thuế cho cơ quan thuế
- Là người thực sự phải trả tiền thuế nhưngkhông phải lúc nào cũng nộp thuế trực tiếpcho cơ quan thuế
- Trong một số trường hợp, đối tượng nộp thuế trùng với người chịu thuế: khi đó là loại
thuế trực thu hoặc thuế gián thu nhưng đối tượng nộp thuế chính là người tiêu dùng sản
phẩm, sử dụng dịch vụ
2.3.4 Đối tượng không thuộc diện chịu thuế và đối tượng không thuộc diện nộp thuế.
• Đối tượng không thuộc diện chịu thuế là các hàng hóa, dịch vụ, tài sản hoặc thu nhập có
các điều kiện được dự liệu trong đạo luật nhưng được đạo luật xác định là không thuộc phạm vi điều chỉnh của đạo luật (sắc thuế đó).
• Đối tượng không thuộc diện nộp thuế là các tổ chức cá nhân có các điều kiện được dự liệu
trong đạo luật có hành vi tác động vào đối tượng chịu thuế nhưng được đạo luật xác định không phải thực hiện các nghĩa vụ về thuế.
2.3.5 Căn cứ tính thuế
• Căn cứ tính thuế gồm 2 căn cứ: là cơ sở tính thuế và thuế suất.
- Cơ sở tính thuế:
+ Đối với thuế gián thu: là giá cả và số lượng hàng hóa, dịch vụ của loại thuế cần áp dụng
(đây là giá chưa có thuế) Giá chưa có thuế là giá cả hàng hoá, dịch vụ chưa có tiền thuế của loại thếcần áp dụng
⇒ Lưu ý: Giá chưa có thuế là chưa có loại thuế cần áp dụng, nó có thể là giá đã có các loại thuế
khác
+ Đối với thuế trực thu: theo từng loại thuế khác nhau mà có cách tính khác nhau (là thu
nhập thực tế hay là thu nhập theo pháp luật, thu nhập từ hoạt động làm công ăn lương hay thu nhập
từ hoạt động sản xuất kinh doanh)
- Thuế suất: là mức thuế phải thu thể hiện mức độ điều tiết của nhà nước mà đối tượng nộp thuế
có nghĩa vụ phải nộp vào ngân sách nhà nước theo một mức nhất định Có 2 loại thuế suất:
+ Thuế suất tuyệt đối: là một số tiền nhất định trên một đơn vị tính thuế Thuế suất căn cứ
trên đơn vị háng hóa
Ưu điểm của thuế suất tuyệt đối: đảm bảo ổn định được số thuế thu vào ngân sách nhà nước;
giúp cơ sở kinh doanh định trước được số thuế phải nộp để xác định trước chi phí kinh doanh saocho có lợi và việc thu thuế được tiến hành dễ dàng, phần nào hạn chế được tình trạng kê khai giandối của đối tượng nộp thuế để trốn thuế
Trang 10Nhược điểm của thuế suất tuyệt đối: mức thuế suất này không phụ thuộc vào sự biến động
của giá cả dẫn đến đôi khi việc điều tiết của thuế không sát với tình hình thực tại của thị trường, gâythất thoát nguồn thu hoặc ảnh hưởng đến lợi ích của đối tượng nộp thuế
+ Thuế suất tương đối: được xác định bằng tỷ lệ % dựa vào cơ sở tính thuế Loại thuế suất
này thường được sử dụng hơn
Thuế suất tương đối cố định: Mức thuế suất không thay đổi khi giá trị tính thuế
thay đổi
Thuế suất tương đối lũy tiến: Mức thuế suất gia tăng theo sự gia tăng của giá trị
tính thuế Được chia làm 2 loại:
+ Thuế suất tương đối lũy tiến từng phần.
+ Thuế suất tương đối lũy tiến toàn phần.
Thuế suất tương đối lũy thoái: Mức thuế suất giảm theo theo sự gia tăng của giá
trị tính thuế
Ưu điểm của mức thuế suất tương đối: số thuế phải nộp có thể thay đổi tuỳ theo cơ sở tính
thuế Trên cơ sở đó, đảm bảo lợi ích của nhà nước và tạo sự công bằng giữa các đối tượng nộp thuế
Nhược điểm của mức thuế suất tương đối: công tác hành thu thuế rất là khó khăn vì phải làm
sao có thể xác định được chính xác cơ sở tính thuế (giá bán hàng hoá, dịch vụ, thu nhập của đốitượng nộp thuế…) Vì vậy, đối với loại thuế suất này, đối tượng nộp thuế rất dễ có cơ hội để thựchiện các hành vi trốn thuế
2.3.6 Chế độ đăng ký, kê khai, nộp thuế và quyết toán thuế: (đây là nghĩa vụ gắn liền với đối tượng nộp thuế khi thực hiện các hành vi chịu thuế.
a Đăng ký thuế (xem chương II Luật Quản lý thuế):là việc đối tượng nộp thuế thông báo với
cơ quan thuế biết được đối tượng nộp thuế đang tiến hành những hoạt động, thực hiện những hành vichịu thuế
⇒ Các đạo luật thuế bắt buộc đối tượng nộp thuế phải thực hiện nghĩa vụ đăng ký và quy định về thời gian đăng ký đối với từng sắc thuế.
Việc đăng ký thuế chính là trách nhiệm của đối tượng nộp thuế
b Kê khai thuế (xem chương III Luật Quản lý thuế): là việc đối tượng nộp thuế thông báo
cho cơ quan thuế biết về thực tế hoạt động của đối tượng nộp thuế và số tiền thuế phát sinh trong mộtkhoảng thời gian nhất định theo quy định của pháp luật (còn được gọi là kỳ tính thuế)
Lưu ý: Trong trường hợp không phát sinh số thuế phải nộp thì đối tượng nộp thuế cũng phải
tiến hành kê khai với cơ quan thuế để thông báo với cơ quan thuế rằng số thuế phát sinh là không có.
c Nộp thuế (xem chương V Luật Quản lý thuế):: là việc đối tượng nộp thuế thực hiện nghĩa
vụ tài chính của mình đối với nhà nước.
d Quyết toán thuế (xem chương VI Luật Quản lý thuế):: là việc đối tượng nộp thuế xác định
lại với cơ quan thuế chính xác số thuế mà đối tượng nộp thuế có nghĩa vụ phải nộp vào ngân sáchnhà nước trong một khoảng thời gian nhất định (thường là kết thúc năm tài chính)
• Các trường hợp xảy ra khi quyết toán:
- Nếu tiền thuế tạm nộp > Nghĩa vụ nộp: được hoàn thuế (trong thực tế thì không hoàn thuế màthường khấu trừ thuế cho năm sau)
- Nếu tiền thuế tạm nộp < Nghĩa vụ nộp: nộp phần còn thiếu vào ngân sách nhà nước
Trang 11- Nếu tiền thuế tạm nộp = Nghĩa vụ nộp: thực hiện quyết toán sổ sách theo đúng quy định.
2.3.7 Chế độ truy thu và hoàn thuế (xem chương VII Luật Quản lý thuế)::
a Chế độ hoàn thuế: là việc cơ quan thuế hoàn trả lại một phần hoặc toàn bộ số tiền thuế mà
các tổ chức, cá nhân (không dùng từ đối tượng nộp thuế) đã nộp trước đó do các tổ chức cá nhân đã
thực hiện vượt quá nghĩa vụ nộp thuế của họ
Trong thực tế, việc hoàn thuế được thực hiện bằng cách khấu trừ vào nghĩa vụ thuế của năm tiếptheo
Hoàn thuế thường xảy ra trong các trường hợp sau:
+ Do những chính sách ưu đãi của nhà nước đối với các đối tượng nộp thuế Ví dụ như: hoàn
thuế đối với trường hợp xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ ra thị trường nước ngoài…
+ Do đối tượng nộp thuế đã tiến hành nộp thừa cho cơ quan thuế so với nghĩa vụ của họ.+ Do sự nhầm lẫn của cơ quan thuê hay là đối tượng nộp thuế
b Truy thu thuế: là một quyết định hành chính của cơ quan thuế, yêu cầu đối tượng nộp thuế
phải nộp phần thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước.
⇒ Truy thu thuế không phải lúc nào cũng xuất phát từ hành vi vi phạm pháp luật của đối tượng nộp thuế mà có thể là do nhâm lẫn hoặc thay đổi trong việc thực hiện chế độ miễn, giảm thuế.
2.3.8 Chế độ miễn giảm thuế (xem chương VIII Luật Quản lý thuế):: là sự ưu đãi hoặc
chia sẻ của nhà nước dành cho đối tượng nộp thuế khi thỏa mãn những điều kiện mà đạo luật thuếquy định Trong mọi trường hợp, đối tượng nộp thuế là người hưởng lợi trực tiếp từ việc miễn giảmthuế
• Lưu ý: Những đối tượng thuộc diện này vẫn là đối tượng nộp thuế, vẫn phải đăng ký, kê khai, nộp và quyết toán thuế Khi có căn cứ chứng tỏ rằng họ không thuộc diện miễn, giảm thuế thì có thể bị truy thu thuế và xử lý theo quy định của pháp luật.
• Điều kiện để được miễn, giảm thuế do đạo luật thuế điều chỉnh sắc thuế tương ứng quy định Đối tượng nộp thuế chỉ được miễn, giảm khi thoả mãn các điều kiện do đạo luật thuế quy định.
• Đối tượng nộp thuế tuy đã thoả mãn các điều kiện được đạo luật thuế dự liệu như các đối
tượng nộp thuế chưa có thể được hưởng chế độ miễn, giảm thuế một cách đượng nhiên Các đối
tượng nộp thuế cần phải làm các thủ tục để xin cơ quan thuế có thẩm quyền đồng ý cho được hưởng chế độ miễn, giảm thuế này
• Từ việc hiểu thế nào là miễn thuế, là không phải nộp thuế, là hưởng thuế suất 0% thì chúng ta
có thể phân biệt được chúng với nhau:
- Là những trường hợp đạo
luật thuế dự liệu trước, khi
các tổ chức, cá nhân tác
động vào hàng hoá, dịch vụ
trong trường hợp này sẽ
không phải nộp thuế Họ
không được coi là đối tượng
nộp thuế
- Là những trường hợp đạoluật dự liệu trước, các tổchức, cá nhân khi thoả mãncác điều kiện đặt ra sẽ đượcmiễn thuế Họ vẫn là đốitượng nộp thuế theo quyđịnh của pháp luật
- Là những trường hợp đạoluật qui định nhằm tạo sự
ưu đãi cho đối tượng nộpthuế khi họ có hành vi tácđộng vào đối tượng chịuthuế trong những trườnghợp đặc biệt Tổ chức, cánhân khi tác động vào đối
Trang 12tượng chịu thuế này sẽ đượchưởng mức thuế suất là 0%
và họ vẫn là đối tượng nộpthuế của loại thuế đó
- Không thuộc phạm vi điều
chỉnh của một đạo luật thuế
- Thuộc phạm vi điều chỉnhcủa một đạo luật thuế
- Thuộc phạm vi điều chỉnhcủa một đạo luật thuế
- Hệ quả của việc không
phải nộp thuế là hệ quả
đương nhiên Trong trường
hợp này, tổ chức, cá nhân
không phải lập hồ sơ về
hành vi của mình
- Hệ quả được miễn thuế là
hệ quả có điều kiện Cầnphải xin phép cơ quan thuế
có thẩm quyền
- Hệ quả số tiền thuế phảinộp là 0 đồng là hệ quảđương nhiên Các tổ chức,
cá nhân không cần phải làmđơn xin phép
- Không phải tiến hành kê
Về mặt số học (tiền thuế phải đóng) là giống nhau nhưng bản chất và hệ quả pháp lý của
nó là khác nhau Việc phân biệt 3 khái niệm này là điều cần thiết để phục vụ cho hoạt
động áp dụng pháp luật thuế, tư vấn thuế
2.3.9 Chế độ xử phạt và khen thưởng (xem chương XII Luật Quản lý thuế):.
2.4 Các nguyên tắc khi xây dựng hệ thống thuế:
2.4.1 Nguyên tắc đánh thuế phải đảm bảo công bằng: mọi đối tượng có năng lực chịu thuế phải nộp thuế và mọi người có liên quan đến thuế như nhau phải thực hiện nghĩa vụ thuế như nhau Nếu có sự khác nhau nhưng cùng loại thì phải được đối xử với nhau tương xứng Sự công bằng đó phải được thể hiện ở cả chiều ngang và chiều dọc
• Theo chiều ngang: Đối tượng nộp thuế có cùng điều kiện như nhau thì có nghĩa vụ nộp thuế
như nhau Điều này chỉ đạt được khi những đối tượng nộp thuế giống nhau về mọi khía cạnh đượcđối xử như nhau thông qua hệ thống thuế
• Theo chiều dọc: người nào có khả năng nộp thuế cao hơn thì phải nộp thuế nhiều hơn Vấn đề
đặt ra thì nộp thuế bao nhiêu được gọi là công bằng ? Vấn đề này bản thân hệ thống pháp luật thuếhiện nay không thể giải quyết được
2.4.2 Nguyên tắc đánh thuế phải đạt hiệu quả: nguyên tắc này yêu cầu phải xây dựng hệ
thống thuế mang tính hiệu quả cao
- Hệ thống thuế phải đảm bảo nguồn thu ổn định cho ngân sách
- Hệ thống thuế phải đảm bảo không gây tác hại tiêu cực đến đối tượng nộp thuế, đến sự pháttriển của nền kinh tế (phải nuôi dưỡng nguồn thu, kích thích sự phát triển kinh tế)
- Chi phí hành thu phải thấp
2.4.3 Nguyên tắc đơn giản và rõ ràng: Nguyên tắc này đòi hỏi trong đạo luật thuế, ngôn
ngữ và cách thực hiện các nghĩa vụ về thuế phải dễ hiểu, đơn giản, dễ thực hiện
2.4.4 Nguyên tắc đánh thuế phải đảm bảo không xảy ra tình trạng một đối tượng chịu thuế chịu một loại thuế nhiều lần
Trang 132.4.5 Một số nguyên tắc khác có liên quan:
- Nguyên tắc xây dựng hệ thống thuế phải đảm bảo về mặt tài chính.
- Nguyên tắc xây dựng hệ thống thuế phải đảm bảo về mặt kinh tế.
- Nguyên tắc xây dựng hệ thống thuế phải đảm bảo về mặt pháp lý 2.5 Hệ thống pháp luật thuế ở Việt Nam.
--
Trang 14Phần này các anh (chị) nghiên cứu trên lớp
B Nội dung cơ bản của pháp luật thuế thu vào hàng hóa dịch vụ:
1 Thuế Xuất khẩu, nhập khẩu:
1.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trị của thuế xuất khẩu, nhập khẩu:
• Hiện nay, do yêu cầu của nền kinh tế thị trường và xu thế hội nhập quốctế, nhà nước còn ban hành thêm thuế chống trợ cấp và thuế chống bán phá giá(được ban hành bởi Pháp lệnh cảu Uûy ban thường vụ Quốc hội) Thực chất đây là hailoại thuế bổ sung cho thuế xuất khẩu, nhập khẩu trong những trường hợp có căn cứ chorằng hàng hoá đó có trợ cấp của nhà nước hoặc có hành vi bán phá giá nhằmmục đích cạnh tranh không lành mạnh
b Đặc điểm thuế xuất khẩu, nhập khẩu:
• Thứ nhất: Đối tượng chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu là hàng hoá được phép xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới Việt Nam.
- Chỉ có những hàng hoá được vận chuyển một cách hợp pháp qua biên
giới Việt Nam mới là đối tượng chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu Những trường hợp
cần lưu ý:
+ Hàng hoá đó có thể là hợp pháp ở nước ngoài nhưng không hợp pháp
ở Việt Nam: thì không là đối tượng chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu.
+ Hàng hoá hợp pháp nhưng giao dịch không hợp pháp: thì không là đối
tượng chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu
+ Giao dịch hợp pháp nhưng hàng hoá không hợp pháp: thì không là đối
tượng chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu.
Trang 15• Thứ hai: Hàng hoá chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu phải là hàng hóa được mang qua biên giới Nam:
- Hàng hoá là đối tượng chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu phải có một hành
vi thực tế làm dịch chuyển hàng hoá đó qua biên giới Việt Nam thông qua mua bán,trao dổi, tặng cho…
Khái niệm đường biên giới trong thuế xuất khẩu, nhập khẩu không đồng nhất với khái niệm đường biên giới quốc gia trong công pháp quốc tế Nĩ khơng đơn
thuần như chúng ta thường nĩi trong đời sống hằng ngày: biên giới giữa Việt Nam và Lào,Campuchia, Trung Quốc Biên giới trong pháp luật thuế là biên giới về mặt kinh tế Bấtcứ ở đâu, khi nào có sự phân định giữa nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế nướcngoài thì đó là biên giới được hiểu theo pháp luật thuế
-Hành vi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá qua biên giới phải là hành vi trựctiếp tác động làm hàng hoá đó dịch chuyển qua biên giới Việt Nam Hành vi đó dođối tượng nộp thuế trực tiếp tác động và có nghĩa vụ nộp thuế hoặc ủy quyền chochủ thể khác có nghĩa vụ nộp thay
• Thứ ba: Thuế xuất khẩu, nhập khẩu là loại thuế gián thu, tiền thuế phải nộp cấu thành trong giá cả hàng hoá (đã trình bày rất rõ trong
phần đặc điểm chung của nhóm thuế thu vào hàng hoá, dịch vụ.)
• Thứ tư: Đối tượng nộp thuế là các tổ chức, cá nhân trực tiếp có hành vi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá qua biên giới.
c Vai trò của thuế xuất khẩu, nhập khẩu: ngoài những vai trò cơ bản
đã được trình bày ở phần chung, thuế xuất khẩu, nhập khẩu còn có những vai trò cơbản sau đây:
• Thuế xuất khẩu, nhập khẩu là cơ sở để nhà nước kiểm soát được số lượng,chất lượng và tác động của hàng hóa được xuất khẩu, nhập khẩu đối với thị trườngViệt Nam
• Thuế xuất khẩu, nhập khẩu gĩp phần điều tiết kinh doanh và định hướng tiêudùng
• Thuế xuất khẩu, nhập khẩu gĩp phần bảo hộ và phát triển nền sản xuất trongnước
• Thuế xuất khẩu, nhập khẩu gĩp phần khuyến khích xuất khẩu và thu hút đầu tưtrực tiếp từ nước ngoài
• Thuế xuất khẩu, nhập khẩu sẽ giúp nhà nước cân bằng cán cân thanh tốn quốc tế
1.2 Đối tượng chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu: Theo điều 2 Luật thuế Xuất
khẩu, nhập khẩu, điều 1 Nghị định 87: Đối tượng chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu gồm:
- Hàng hĩa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam;
- Hàng hĩa được đưa từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan và từ khu phi thuế quanvào thị trường trong nước
- Hàng hĩa mua bán, trao đổi khác được coi là hàng hĩa xuất khẩu, nhập khẩu
1.3 Đối tượng nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu: là các tổ chức, cá nhân
có hành vi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thuộc diện chịu thuế (Điều 4 Luật thuế xuất
Trang 16khẩu, nhập khẩu 2005, Điều 3 Nghị định 87) Để một tổ chức, cá nhân trở thành đối tượng
nộp thuế phải thỏa mãn những dấu hiệu pháp lý sau:
a Tổ chức, cá nhân phải là người trực tiếp đưa hàng hoá qua biên giới Việt Nam (là chủ hàng) gồm:
- Chủ hàng hố xuất khẩu, nhập khẩu;
- Tổ chức nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu hàng hĩa;
- Cá nhân cĩ hàng hố xuất khẩu, nhập khẩu khi xuất cảnh, nhập cảnh; gửi hoặc nhận hànghố qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam
Lưu ý: Cần phần biệt với đối tượng được ủy quyền, bảo lãnh và nộp thay thuế quy định tại
• Lưu ý: Tư cách pháp lý của chủ thể (cá nhân hay tổ chức, pháp nhân hay khơng phải pháp
nhân, mang quốc tịch Việt Nam, nước ngồi hay khơng quốc tịch…) khơng ảnh hưởng đến nghĩa vụnộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu
1.4 Những trường hợp không nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu (Điều 3 Luật
thuế xuất khẩu, nhập khẩu, điều 2 Nghị định 87):
−Các hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu quá cảnh, chuyển khẩu hoặc mượnđường qua lãnh thổ Việt Nam
Quá cảnh là gì? Quá cảnh chính là muợn đường (mượn lãnh thổ kế) Việt
Nam để vận chuyển hàng hóa sang một nước thứ ba mà không tiêu thụ tại Việt nam Hàng hóa này phải thực hiện chế độ niêm phong kẹp chì rất nghiêm ngặt theo thủ tục hàng vận chuyển quá cảnh.
Chuyển khẩu là gì? Là hàng hóa kinh doanh muợn kho ngoại quan, cửa
khẩu Việt nam để thực hiện việc giao hàng cho phía bạn hàng nước ngoài hoặc vì một lý do nào đó mà hàng hóa này trong quá trình vận chuyển phải đưa vào kho ngoại quan hoặc cửa khẩu của Việt nam một thời gian mới tiếp tục vận chuyển ra nước ngoài (lưu ý, hàng này phải không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam.
−Hàng hoá từ khu phi thuế quan đưa ra nước ngoài, hàng từ nước ngoài đưavào khu phi thuế quan, hàng hoá từ khu phi thuế quan này đưa khu phi thuế quan khác
+ Khu phi thuế quan là gì? Khu phi thuế quan là khu vực kinh tế nằm trong lãnh thổ
Việt Nam, cĩ ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ;quan hệ mua bán, trao đổi hàng hĩa giữa khu này với bên ngồi là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu(Theo khoản 1 điều 5 Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu năm 2005)
+ Khu phi thuế quan bao gồm: khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, kho bảo thuế, khu
bảo thuế, kho ngoại quan, khu kinh tế thương mại đặc biệt, khu thương mại - cơng nghiệp và các khuvực kinh tế khác được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, cĩ quan hệ mua bán trao
đổi hàng hố giữa khu này với bên ngồi là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu (đọan 2 khỏan 2 điều 1
NĐ 149/2005/NĐ-CP ngày 06/12/2005 Qui định chi tiết thi hành Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu
2005).
Trang 17−Hàng hoá viện trợ nhân đạo, viện trợ nhân đạo.
−Hàng hoá là dầu khí đã chịu thuế tài nguyên khi xuất khẩu Vì thực tếtiền thuế xuất khẩu tài nguyên cần nộp là tiền của nhà nước Nhà nước chỉ thuthuế tài nguyên để quản lý khối lượng, số lượng dầu khí đã khai thác
1.5 Căn cứ tính thuế: Chủ yếu dựa vào biểu hiện giá trị trong quan hệ hàng
hoá đó, có hai trường hợp:
1.5.1 Đối với mặt hàng áp dụng thuế suất theo tỷ lệ %:
Công thức tính thuế nhập khẩu:
Số tiền thuế phải nộp = Số lượng hàng hóa x Giá tính thuế x Thuế suất.
a) Số lượng hàng hóa: là số lượng từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập
khẩu ghi trong tờ khai hải quan.
b) Giá tính thuế từng mặt hàng: được xác định theo các phương pháp xác
định trị giá hải quan (còn gọi là trị giá tính thuế) được quy định tại Nghị định40/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007
c) Thuế suất: áp dụng đối với từng mặt hàng theo quy định trong biểu thuế
xuất khẩu, nhập khẩu
- Đối với thuế xuất khẩu: Tương ứng với mỗi loại hàng hóa, pháp luật
quy định một mức thuế suất cụ thể trong từng biểu thuế và áp dụng thống nhất trongphạm vi cả nước
- Đối với thuế nhập khẩu: Bỡi vì hàng hóa nhập khẩu vào thị trường
Việt nam có nguồn gốc từ nhiều quốc gia, vùng, lãnh thổ khác nhau nên tùy thuộcvào mối quan hệ song phương hay đa phương mà pháp luật Việt Nam áp dụng các mứcthuế suất khác nhau Về cơ bản có ba loại thuế suất thuế nhập khẩu:
+ Thứ nhất: Thuế suất ưu đãi: áp dụng đối với hàng hóa được nhập khẩu
vào thị trường Việt Nam có xuất xứ từ các nước hoặc khối nước, vùng lãnh thổ cóthỏa thuận Tối huệ quốc (MFN) trong quan hệ thương mại với Việt Nam Bảng thuếsuất ưu đãi do Bộ Tài chính ban hành trên cơ sở khung thuế suất do Ủy ban thường vụ Quốchội ban hành và áp dụng thống nhất trong cả nước không phụ thuộc vào cửa khẩu nơinhập khẩu Hiện nay Việt Nam đã đối xử tối huệ quốc với hơn 80 quốc gia, vùnglãnh thổ là một thuận lợi rất lớn đối với Việt Nam trong quan hệ mua bán ngoạithương
+ Thứ hai: Thuế suất ưu đãi đặc biệt: áp dụng đối với hàng hóa được
nhập khẩu vào thị trường Việt Nam có xuất xứ từ các nước hoặc khối nước, vùnglãnh thổ thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu với Việt Nam theo thể chế khuvực thương mại tự do, liên minh thuế quan hoặc để tạo điều kiện tư do cho giao lưu thươngmại biên giới và các trường hợp đặc biệt khác
+ Thứ ba: Thuế suất thông thường: sẽ áp dụng đối với hàng hóa được
nhập khẩu vào thị trường Việt Nam có xuất xứ từ các nước hoặc khối nước, vùnglãnh thổ còn lại chưa có thỏa thuận hợp tác thương mại quốc tế Đây không phải làsự trả đũa hay trừng phạt mà đây là sự đối xử bình đẳng, công bằng trong quan hệquốc tế (nghĩa là không ưu đãi gì cả) Hiện nay Việt Nam chỉ áp dụng mức thuế suất
Trang 18này cho một vài quốc gia Mức thuế suất này bằng 150% thuế suất ưu đãi
1.5.2 Đối với mặt hàng áp dụng mức thuế tuyệt đối: Trong một số
trường hợp đặc biệt, không thể áp dụng thuế suất tỷ lệ vì không xác định được giátính thuế đối với từng loại hàng hóa vì nhiều lý do như hàng hóa dùng rồi, phế liệu,đồ cũ… thì pháp luật quy định áp dụng mức thuế tuyệt đối, công thức tính như sau:Số tiền thuế phải nộp = Số lượng hàng hóa x mức thuế tuyệt đối
1.6. Chế độ miễn, giảm thuế: (điều 16, 17, 18 Luật thuế xuất khẩu,
nhập khẩu, Chương IV Nghị định 149/2005 Hướng dẫn thi hành luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu)
1.7. Chế độ đăng ký, kê khai nộp thuế, quyết tốn và hồn thuếthuế: Điều
13, 14, 15, Luật thuế xuất khẩu nhập khẩu, điều 13, 14, 15 nghị định 149:
1.8 Chế độ hồn thuế và truy thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu.
2 Thuế tiêu thụ đặc biệt:
2.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trị của thuế tiêu thụ đặc biệt:
a Khái niệm: thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế thu vào hành vi sản
xuất, nhập khẩu các mặt hàng thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và hành vi kinh doanh dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
b Đặc điểm thuế tiêu thụ đặc biệt:
- Đối tượng tác động của thuế tiêu thụ đặc biệt là những hàng hóa dịchvụ không thật cần thiết cho nhu cầu của con người, có ảnh hưởng xấu đến sức khỏecon người nhưng không thể cấm hoặc tác động xấu đến môi trường
- Thuế tiêu thụ đặc biệt có đối tượng chịu thuế hẹp, thuế suất cao
- Thuế tiêu thụ đặc biệt chỉ thu một lần (khi có hành vi sản xuất, nhậpkhẩu hàng hóa và kinh doanh dịch vụ) trong suốt quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêudùng với điều kiện trong quá trình đó, hàng hóa không thay đổi công năng, tính năngsử dụng, hình dáng thể hiện
- Thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế gián thu
c Vai trò của tiêu thụ đặc biệt:
- Thuế tiêu thụ đặc biệt góp phần hướng dẫn tiêu dùng
- Thuế tiêu thụ đặc biệt góp phần điều tiết thu nhập, góp phần thực hiệncông bằng xã hội
- Việc đăng ký, kê khai và nộp thuế là cơ sở để nhà nước quản lý, điềutiết nững hàng hóa, dịch vụ nhạy cảm, tác động lớn đến nền kinh tế – xã hội
- Tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước
2.2 Đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt: là những loại hàng hoá, dịch
vụ không thật cần thiết, có hại cho con người hoặc ảnh hưởng đến tiêu dùng (Theo
quy định tại điều 2 luật thuế tiêu thụ đặc biệt, điều 2 Nghị định 26)
Những trường hợp khơng chịu thuế TTĐB: Theo quy định tại điều 3 luật thuế tiêu
thụ đặc biệt, điều 3 Nghị định 26)
2.3 Người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt (điều 4 luật thuế tiêu thụ đặc biệt): Người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt là tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hĩa và kinh
Trang 19doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Trường hợp tổ chức, cá nhân cĩ hoạt động kinh doanh xuất khẩu mua hàng hố thuộc diệnchịu thuế tiêu thụ đặc biệt của cơ sở sản xuất để xuất khẩu nhưng khơng xuất khẩu mà tiêu thụ trongnước thì tổ chức, cá nhân cĩ hoạt động kinh doanh xuất khẩu là người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt
2.4 Căn cứ tính thuế (Chương 2 Nghị định 26, Chương II Thơng tư BTC): là giá tính thuế của hàng hĩa, dịch vụ chịu thuế TTĐB và thuế suất thuế TTĐB.
64/2009/TT-Công thức:
Thuế TTĐB phải nộp =Giá tính thuế TTĐB x Thuế suất Thuế TTĐB.
Lưu ý: Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá chưa có thuế tiêu
thụ đặc biệt (điều 6 Luật thuế TTĐB, điều 4 Nghị định 26).
Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt:
• Đối với hàng hóa sản xuất trong nước:
Giá bán (chưa có thuế giá trị gia tăng)
Giá tính thuế TTĐB = 1 + Thuế suất thuế TTĐB
Trong đó: Giá thanh toán = Giá tính thuế (giá chưa có thuế tiêu thụ đặc biệt ) + Tiền
Thuế tiêu thụ đặc biệt (giá tính thuế x
thuế suất thuế
tiêu thụ đặc biệt).
Vậy Giá Thanh toán = Giá tính thuế (1 + thuế suất).
Lưu ý: Giá tính thuế là giá chưa có thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng
vẫn có thể có các loại thuế khác Ví dụ: Trong trường hợp nhập khẩu hàng hóa thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt thì giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt bằng giá nhập khẩu cộng với thuế nhập khẩu (bao gồm cả thuế nhập khẩu).
• Đối với hàng nhập khẩu: Giá tính thuế TTĐB đối với hàng nhập khẩu thuộc diện
chịu thuế TTĐB được xác định như sau:
Giá tính thuế TTĐB = Giá tính thuế nhập khẩu + thuế nhập khẩu (nếu cĩ).
- Giá tính thuế nhập khẩu được xác định theo các quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế
nhập khẩu Trường hợp hàng hĩa nhập khẩu được miễn hoặc giảm thuế nhập khẩu thì thuế nhập
khẩu được xác định trong giá tính thuế TTĐB theo số thuế nhập khẩu cịn lại phải nộp
• Giá tính thuế đối với dịch vụ chịu thuế TTĐB: là giá cung ứng dịch vụ của cơ sở
kinh doanh chưa cĩ thuế TTĐB và chưa cĩ thuế Giá trị gia tăng, được xác định như sau:
Giá dịch vụ chưa cĩ thuế Giá trị gia tăng Giá tính thuế TTĐB =
1 + Thuế suất thuế TTĐB
- Giá dịch vụ chưa cĩ thuế Giá trị gia tăng làm căn cứ xác định giá tính thuế TTĐB đối
với một số dịch vụ quy định như sau:
+ Đối với kinh doanh gơn giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán thẻ hội viên, bán vé
Trang 20chơi gơn, bao gồm cả tiền phí chơi gơn và tiền ký quỹ (nếu cĩ) Trường hợp cĩ kinh doanh các loạihàng hĩa, dịch vụ khác khơng thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt thì các hàng hĩa, dịch vụ
đĩ khơng phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt
+ Đối với kinh doanh ca-si-nơ, trị chơi điện tử cĩ thưởng, giá tính thuế tiệu thụ đặcbiệt là doanh thu từ kinh doanh ca-si-nơ, trị chơi điện tử cĩ thưởng trừ (-) đi số tiền trả thưởng chokhách hàng
+ Đối với kinh doanh đặt cược giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là doanh thu bán vé đặtcược đã trừ tiền trả thưởng
+ Đối với kinh doanh vũ trường, mát-xa và ka-ra-ơ-kê, giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt
là doanh thu của các hoạt động trong vũ trường, cơ sở mát-xa và ka-ra-ơ-kê bao gồm cả doanh thucủa dịch vụ ăn uống và các dịch vụ khác đi kèm
+ Đối với kinh doanh xổ số giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là doanh thu bán vé các loạihình xổ số được phép kinh doanh theo quy định của pháp luật
Thuế suất: (Xem biểu thuế suất thuế TTĐB trong Luật thuế TTĐB
và Nghị định 26).
2.5 Chế độ miễn, giảm thuế:
Việc giảm thuế TTĐB được thực hiện theo quy định tại Điều 9 Luật thuế tiêu thụ đặc biệt số27/2008/QH12
2.6 Khấu trừ, quyết toán và hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt (Chương III
của Luật TTĐB, Chương III Nghị định 26 và chương III Thơng tư 64)
3 Thuế gia trị gia tăng.
3.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trị, ý nghĩa của thuế giá trị gia tăng:
a Khái niệm thuế giá trị gia tăng:
Thuế giá trị gia tăng là loại thuế thu vào phần giá trị tăng thêm của hàng hố, dịch
vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thơng đến tiêu dùng.
Việc xác định nội dung của pháp luật thuế giá trị gia tăng để thay thuế pháp luật thuếdoanh thu phải giải quyết được những vấn đề sau:
- Giải quyết tình trạng thuế trùng thuế qua các khâu của quá trình lưu thơng hàng hĩa,gĩp phần tạo ra sự dong bằng giữa các chủ thể trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, kích thích lưuthơng hàng hĩa từ sản xuất đến tiêu dùng
- Thuế suất thuế giá trị gia tăng phải đơn giản, đảm bảo mức độ tương đối về tính đơngiản và tính trung lập của thuế
- Việc xác định căn cứ tính thuế như thế nào khơng chỉ để tạo nguồn thu ổn định chongân sách nhà nước, đảm bảo bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của đối tượng nộp thuế mà cịn là biệnpháp chống gian lận, trốn lậu thuế ở các khâu của quá trình sản xuất, lưu thơng hàng hĩa
b Đặc điểm thuế giá trị gia tăng:
• Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng là hàng hĩa được tiêu dùng, dịch vụ được sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam mà cụ thể là phần giá trị tăng thêm của hàng hĩa, dịch vụ đĩ.
- Điều kiện để hàng hĩa dịch vụ là đối tượng chịu thuế của thuế giá trị gia tăng:
+ Phải là hàng hĩa, dịch vụ hợp pháp và được phép lưu thơng trên thị trường Việt Nam
Trang 21+ Các khâu của quá trình lưu thông hàng hóa, dịch vụ từ sản xuất đến tiêu dùng phải là nhữnggiao dịch hợp pháp (Phân tích giống như phần thuế xuất khẩu, nhập khẩu).
• Thuế giá trị gia tăng có căn cứ tính thuế là phần giá trị tăng thêm trong các khâu của quá trình lưu thông từ sản xuất đến tiêu dùng.
- Như vậy, khác với thuế doanh thu, thuế giá trị gia tăng chỉ đánh vào phần giá trị tăngthêm của hàng hóa, dịch vụ trong quá trình lưu thông Trường hợp không có giá trị gia tăng thì sẽkhông phải nộp thuế giá trị gia tăng hoặc nếu có giá trị gia tăng âm thì được hoàn thuế giá trị giatăng Đây là điểm ưu việt vượt trội của thuế giá trị gia tăng nhằm tạo ra tính công bằng, hợp lý chođối tượng nộp thuế
- Đặc điểm này yêu cầu các chủ thể là đối tượng nộp thuế phải tự kiểm soát lẫn nhau vềgiá trị hàng hóa, dịch vụ nhằm bảo vệ lợi ích của mình
- Hệ quả của căn cứ này là nhằm khuyến khích các chủ thể sản xuất, kinh doanh sửdụng hệ thống hóa đơn chứng từ nhằm chứng minh giá trị tăng thêm làm căn cứ tính thuế, góp phầnlàm lành mạnh hóa thị trường và nhà nước có thể kiểm soát được giá cả, số lượng hàng hóa, dịch vụlưu thông trên thị trường nhằm kiểm soát lạm phát và cung cấp số liệu thống kê hợp lý cho các mụcđích kinh tế khác
- Để kiểm soát được số tiền thuế mà đối tượng nộp thuế phải nộp, cán bộ, cơ quan thuếkhông chỉ căn cứ vào hóa đơn chứng từ do phía tổ chức kinh doanh xuất trình làm căn cứ tính thuế
mà còn phải đối chiếu với hệ thống hóa đơn chứng từ của chủ thể cung cấp hàng hóa, dịch vụ Nếukiểm soát tốt hoạt động này sẽ hạn chế tình trạng trốn thuế giá trị gia tăng nói riêng và tình trạng trốnthuế nói chung
• Thuế giá trị gia tăng phát sinh nhiều lần, xuất hiện ở mỗi khâu của quá trình kinh doanh từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng, người tiêu dùng là người phải trả tiền thuế cho tất cả các khâu trước đó.
• Thuế giá trị gia tăng có phạm vi tác động rộng, đánh vào hầu như tất cả hàng hóa dịch
vụ trên thị trường.
• Xét về mặt tính chất thì thuế giá trị gia tăng là một loại thuế gián thu, tiền thuế được cấu thành trong giá cả hàng hóa và dịch vụ, người tiêu dùng là người cuối cùng chịu thuế, người nộp
thuế chỉ là người thay thế người tiêu dùng thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước
c.Vai trò của thuế giá trị gia tăng:
• Thuế giá trị gia tăng góp phần lành mạnh hóa nền kinh tế, tạo nên sự cạnh tranh bình đẳng giữa các chủ thể khi nó bắt buộc các chủ thể phải sử dụng hệ thống hóa đơn chứng từ.
• Thuế giá trị gia tăng giúp nhà nước kiểm soát được hoạt động, sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa nhờ kiểm soát được hệ thống hóa đơn, chứng từ, khắc phục được nhược điểm của thuế doanh thu là trốn thuế Qua đó, còn cung cấp cho công tác nghiên cứu, thống kê những số liệu quan trọng.
• Thuế giá trị gia tăng góp phần bảo hộ nền sản xuất trong nước một cách hợp lý thông qua việc đánh thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu ngay từ khi nó xuất hiện trên lãnh thổ Việt Nam; bên canh đó thuế giá trị gia tăng đánh vào hàng hóa xuất khẩu nhằm tạo ra thuế giá trị gia tăng đầu
ra để được hoàn thuế giá trị gia tăng.
3.2 Người nộp thuế giá trị gia tăng:
Trang 22Theo điều 4 luật thuế giá trị gia tăng quy định “Người nộp thuế giá trị gia tăng là tổ chức, cá
nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng (gọi là cơ sở kinh doanh) và
tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng (gọi là người nhập khẩu)”
Có thể khái quát 2 điều kiện cơ bản để một tổ chức, cá nhân là đối tượng nộp thuế giá trị giatăng:
- Tổ chức, cá nhân phải có một trong các hành vi sau: sản xuất hàng hóa; kinh doanhhàng hóa, dịch vụ; nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ
- Những hành vi trên phải tác động đến đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng mà các anh(chị) sẽ được tìm hiểu ở mục tiếp theo
3.3 Đối tượng chịu thuế và đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng:
a) Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng:
Theo quy định tại điều 3 luật thuế giá trị gia tăng thì “Hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản
xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng, trừ các đối tượng quy định tại Điều 5 của luật thuế giá trị gia tăng”.
Như vậy, để trở thành đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng thì hàng hóa đó phải bị tác động bởimột trong các hành vi sau: hoặc là sản xuất, hoặc là kinh doanh hoặc là tiêu dùng ở Việt Nam; dịch
vụ đó phải bị tác động bởi một trong các hành vi hoặc là kinh doanh hoặc là sử dụng ở Việt Nam
Lý giải cho vấn đề này cũng đơn giản, bỡi vì thuế giá trị gia tăng không quan tâm đếnhành vi tác động vào đối tượng chịu thuế mà chỉ quan tâm đến giá trị tăng thêm của đối tượng chịu
thuế Vì vậy bất cứ khi nào, ở đâu trên lãnh thổ Việt Nam, hàng hóa dịch vụ có phát sinh giá trị tăng
thêm do hành vi tác động của đối tượng nộp thuế thì hàng hóa, dịch vụ đó là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng.
b) Đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng:
Có 25 trường hợp hàng hóa, dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng đượcquy định tại điều 5 luật thuế giá trị gia tăng
3.4 Căn cứ tính thuế giá trị gia tăng:
Theo quy định tại điều 6 Luật Thuế giá trị gia tăng thì căn cứ tính thuế giá trị gia tăng là giá
tính thuế và thuế suất.
Công thức tính thuế giá trị gia tăng:
Số thuế GTGT phát sinh = Giá tính thuế GTGT x Thuế suất thuế GTGT.
a) Giá tính thuế giá trị gia tăng: Căn cứ theo điều 7 Luật thuế giá trị gia tăng thì giá tính thuế giá trị gia tăng được quy định như sau:
• Đối với hàng hoá, dịch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra là giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng Đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán đã có thuế tiêu
thụ đặc biệt nhưng chưa có thuế giá trị gia tăng
• Đối với hàng hóa nhập khẩu là giá nhập tại cửa khẩu cộng với thuế nhập khẩu (nếu có),
cộng với thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) Giá nhập tại cửa khẩu được xác định theo quy định về giátính thuế hàng nhập khẩu
Công thức: Giá tính thuế Giá trị gia tăng = Giá giá nhập khẩu + Thuế TTĐB + Thuế Nhập khẩu.
Trang 23Lưu ý : Trường hợp hàng hóa nhập khẩu được miễn, giảm thuế nhập khẩu thì giá tính thuế giá trị
gia tăng là giá hàng hoá nhập khẩu cộng với (+) thuế nhập khẩu xác định theo mức thuế phải nộp saukhi đã được miễn, giảm
• Giá tính thuế trong một số trường hợp đặc biệt :
- Đối với hàng hoá, dịch vụ dùng để trao đổi, tiêu dùng nội bộ (Lưu ý : trừ trường hợp hàng hóa,
dịch vụ luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất, kinh doanh không phải tính, nộp thuế giátrị gia tăng), biếu, tặng là giá tính thuế giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ cùng loại hoặc tươngđương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này
- Đối với hoạt động cho thuê tài sản (không phân biệt loại tài sản và hình thức cho thuê) như cho
thuê nhà, văn phòng, xưởng, kho tàng, bến, bãi, phương tiện vận chuyển; máy móc thiết bị v.v ), giátính thuế là giá cho thuê chưa có thuế
- Đối với hàng hoá bán theo phương thức trả góp là giá bán chưa có thuế của hàng hoá đó trả
một lần (không bao gồm khoản lãi trả góp), không tính theo số tiền trả góp từng kỳ
- Đối với gia công hàng hoá là giá gia công chưa có thuế (bao gồm tiền công, nhiên liệu, động
lực, vật liệu phụ và chi phí khác để gia công)
- Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt là giá xây dựng, lắp đặt chưa có thuế của công trình, hạng
mục công trình hay phần công việc thực hiện;
- Đối với hoạt động kinh doanh bất động sản : là giá bán bất động sản chưa có thuế giá trị gia
tăng, trừ giá chuyển quyền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất phải nộp ngân sách nhà nước;
- Đối với hoạt động đại lý, môi giới mua bán hàng hoá và dịch vụ hưởng hoa hồng : là tiền hoa
hồng thu được từ các hoạt động này chưa có thuế giá trị gia tăng;
b) Thuế suất thuế giá trị gia tăng:
Thuế giá trị gia tăng có phạm vi tác động rất rộng, ảnh hưởng rất lớn đến giá cả, dịch vụ Vìvậy, thuế suất thuế giá trị gia tăng thường thấp.Thuế suất thuế giá trị gia tăng có ba mức: 0%, 5%,10% cụ thể được quy định
Lưu ý đối với mức thuế suất 0%:
+ Khuyến khích hoạt động xuất khẩu do được hoàn thuế: Các cơ sở kinh doanh khi thực
hiện hành vi xuất khẩu hàng hóa dịch vụ sẽ được hưởng mức thuế suất 0% Theo công thức tính thuếgiá trị gia tăng đầu ra thì : Thuế giá trị gia tăng đầu ra = giá xuất khẩu x 0% = 0 đồng Áp dụngphương pháp nộp thuế giá trị giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thì :
Số thuế phải nộp = số thuế giá trị gia tăng đầu ra – số thuế giá trị gia tăng đầu vào
= - số thuế giá trị gia tăng đầu vào
+ Kiểm soát hoạt động xuất khẩu nói chung và số lượng, chất lượng hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu nói riêng.
+ Hạ giá thành hàng hóa, dịch vụ, giúp hàng hóa Việt Nam dễ cạnh tranh trên thị trường nước ngoài.
3.5 Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng:
a) Phương pháp khấu trừ thuế (điều 10 Luật thuế GTGT).
Công thức:
Số thuế Giá trị gia = Thuế Giá trị gia - Thuế Giá trị gia tăng
Trang 24tăng phải nộp tăng đầu ra đầu vào được khấu trừ
- Thuế Giá trị gia tăng đầu vào = tổng số thuế Giá trị gia tăng ghi trên hoá đơn Giá trị giatăng mua hàng hóa, dịch vụ (bao gồm cả tài sản cố định) dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa,dịch vụ chịu thuế Giá trị gia tăng, số thuế Giá trị gia tăng ghi trên chứng từ nộp thuế của hàng hoánhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế Giá trị gia tăng thay cho phía nước ngoài theo hướng dẫn của BộTài chính áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động kinh doanh tại Việt Namnhưng không thành lập pháp nhân tại Việt Nam
Điều kiện nộp thuế theo phương pháp khấu trừ: căn cứ vào phương pháp tính
thuế, cơ sở kinh doanh muốn nộp thuế theo phương pháp khấu trừ phải chứng minh được số thuế giátrị gia tăng đầu vào và số thuế giá trị gia tăng đầu ra Nếu cơ sở không chứng minh được thì không
có căn cứ để khấu trừ thuế Để chứng minh được số thuế giá trị gia tăng đầu vào và số thuế giá trị giatăng đầu ra, cơ sở kinh doanh phải sử dụng đầy đủ hệ thống hóa đơn, chứng từ thanh toán theo quyđịnh thống nhất của Bộ Tài chính Vì nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ là phươngpháp mang lại lợi ích nhất cho đối tượng nộp thuế nên thông qua đó, nhà nước khuyến khích các cơ
sở kinh doanh sử dụng đầy đủ hệ thống hóa đơn chứng từ, góp phần làm lành mạnh hóa hoạt độngsản xuất kinh doanh, giúp nhà nước kiểm soát được giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ đang lưuthông trên thị trường Vì vậy tại khoản 2 điều 10 Luật thuế GTGT quy định: “Phương pháp khấu trừthuế áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quyđịnh của pháp luật về kế toán, hoá đơn, chứng từ và đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừthuế”
b) Phương pháp tính thuế GTGT trực tiếp trên GTGT (Điều 11 Luật thuế GTGT Đối tượng áp dụng phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng là:
- Cá nhân sản xuất, kinh doanh là người Việt Nam Hiện nay, tất cả mọi cá nhân là người ViệtNam có hoạt động sản xuất kinh doanh đều không sử dụng hóa đơn chứng từ Vì vậy, họ phải nộpthuế theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng Đây là điều bất lợi cho các cá nhân sản xuất,kinh doanh nhỏ lẻ vì pháp luật chưa có hướng dẫn việc sử dụng hệ thống hóa đơn chứng từ đối với
cá nhân sản xuất, kinh doanh là người Việt Nam
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh không theo Luật Đầu tư và các tổ chức khác khôngthực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của phápluật
- Cơ sở kinh doanh mua, bán vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ Lưu ý là mọi trường hợp (khôngphân biệt chủ thể, không phân biệt có hay không sử dụng đầy đủ hệ thống hóa đơn chứng từ) kinhdoanh, mua bán vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ đều phải nộp thuế giá trị gia tăng bằng phương pháp trực
Trang 25tiếp trên giá trị gia tăng Bởi vì, bản thân vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ là vật ngang giá chung hơn làhàng hóa, bản thân nó không có sự gia tang giá trị trong quá trình lưu thông Giá trị gia tăng (nếu có)thực chất là biểu hiện thông qua sự gia tăng giá trị của một loại hàng hóa, dịch vụ khác.
Lưu ý: Trường hợp cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế
có hoạt động kinh doanh mua, bán vàng, bạc, đá quý thì được tính và kê khai thuế phải nộp riêng đối vớihoạt động kinh doanh mua, bán vàng, bạc, đá quý theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng
Xác định thuế Giá trị gia tăng phải nộp:
- Giá thanh toán của hàng hoá, dịch vụ mua vào, bán ra là giá thực tế mua, bán ghi trên hoá đơn mua, bán hàng hoá, dịch vụ, bao gồm cả thuế giá trị gia tăng và các khoản phụ thu, phí thu thêm
mà bên bán được hưởng
- Giá thanh toán của hàng hoá, dịch vụ mua vào được xác định bằng giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào bao gồm cả thuế giá trị gia tăng đã dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng bán ra
Lưu ý: Giá trị gia tăng xác định đối với một số ngành nghề kinh doanh như sau:
- Đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh bán hàng là số chênh lệch giữa doanh số bán vớidoanh số vật tư, hàng hoá, dịch vụ mua vào dùng cho sản xuất, kinh doanh Trường hợp cơ sở kinhdoanh không hạch toán được doanh số vật tư, hàng hoá, dịch vụ mua vào tương ứng với doanh sốhàng bán ra thì xác định như sau:
Giá vốn hàng bán ra = Doanh số tồn đầu kỳ + Doanh số mua trong kỳ - Doanh số tồn cuối kỳ
Lưu ý: Khi nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng sẽ dẫn đến 3 trường hợp:
- Nếu Giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ là một số âm (-): cơ sở kinh doanh không được hoàn thuế Giá trị gia tăng đã nộp ở khâu trước.
-Nếu Giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ bằng 0: cơ sở kinh doanh không phải nộp thuế Giá trị gia tăng vì đã không phát sinh Giá trị gia tăng trong khâu này.
- Nếu Giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ là một số dương (+): cơ sở kinh doanh sẽ nộp số thuế Giá trị gia tăng theo công thức trên.
Vì vậy mà phương pháp tính thuế trực tiếp trên giá trị gia tăng sẽ làm nảy sinh những điểm sinh những điểm hạn chế sau:
- Vì lý do nào đó, cơ sở kinh doanh có số thuế phát sinh trong mkỳ tính thuế là một số âm (-) thì cơ sở kinh doanh vẫn không được hoàn thuế.
- Nếu nộp thuế giá trị gia tăng bằng phương pháp trực tiếp thì có hiện tượng trùng thuế xảy ra do không tách bạch được giá trị gia tăng qua các khâu, tiền thuế giá trị gia tăng đã nộp ở khâu trước đó lại cấu thành trong giá hàng hóa ở khâu tính thuế.
Trang 263.6 Chế độ đăng ký, kê khai, nộp thuế, quyết toán Giá trị gia tăng:
3.7 Chế độ hoàn thuế giá trị gia tăng: để bảo đảm quyền lợi cho người nộp thuế, khi
số thuế mà họ có nghĩa vụ phải nộp vào ngân sách nhà nước nhỏ hơn số tiền thuế mà họ đã nộp vàongân sách nhà nước thì họ phải được hoàn thuế
Những trường hợp được hoàn thuế giá trị gia tăng: đối tượng nộp thuế được hoàn
thuế giá trị gia tăng trong những trường hợp sau đây:
− Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế được xét hoàn thuế nếu sau thời gian 03 tháng liên tục trở lên có số thuế đầu vào chưa được khấu trừ hết (áp dụng cho cả cơ sở kinh doanh có đầu tư mở rộng, đầu tư chiều sâu).
Ví dụ: Doanh nghiệp A kê khai thuế Giá trị gia tăng có số thuế Giá trị gia tăng đầu vào, đầu
Tháng kê khai
thuế
Thuế đầu vàođược khấu trừtrong tháng
Thuế đầu raphát sinh trongtháng
Thuế phảinộp
Luỹ kế số thuếđầu vào chưakhấu trừ
− Cơ sở kinh doanh đang hoạt động thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương phápkhấu trừ có dự án đầu tư mới, đang trong giai đoạn đầu tư thì cơ sở kinh doanh phải kê khai bù trừ sốthuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào sử dụng cho dự án đầu tư mới cùng với việc kê khai thuếGTGT của hoạt động sản xuất kinh doanh đang thực hiện Sau khi bù trừ nếu có số thuế GTGT củahàng hoá, dịch vụ mua vào sử dụng cho đầu tư mà chưa được khấu trừ hết từ 200 triệu đồng trở lênthì được hoàn thuế GTGT cho dự án đầu tư
− Cơ sở kinh doanh trong tháng có hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu nếu thuế GTGT đầu vàocủa hàng hóa xuất khẩu phát sinh trong tháng chưa được khấu trừ từ 200 triệu đồng trở lên thì đượcxét hoàn thuế theo tháng Cơ sở kinh doanh trong tháng vừa có hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu, vừa cóhàng hoá, dịch vụ bán trong nước, có số thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu phátsinh trong tháng chưa được khấu trừ từ 200 triệu đồng trở lên, nhưng sau khi bù trừ với số thuếGTGT đầu ra của hàng hoá, dịch vụ bán trong nước, nếu số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừnhỏ hơn 200 triệu đồng thì cơ sở kinh doanh không được xét hoàn thuế theo tháng, nếu số thuếGTGT đầu vào chưa được khấu trừ từ 200 triệu đồng trở lên thì cơ sở kinh doanh được hoàn thuếGTGT theo tháng
Trang 27− Cơ sở kinh doanh quyết toán thuế khi chia, tách, giải thể, phá sản, chuyển đổi sở hữu;giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp Nhà nước có số thuế GTGT đầu vào chưa đuợc khấu trừ hếthoặc có số thuế GTGT nộp thừa.
− Hoàn thuế GTGT đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triểnchính thức (ODA) không hoàn lại hoặc viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo
− Đối tượng được hưởng ưu đãi miễn trừ ngoại giao theo quy định của Pháp lệnh về Ưuđãi miền trừ ngoại giao mua hàng hoá, dịch vụ tại Việt Nam để sử dụng được hoàn thuế GTGT đã trảghi trên hoá đơn GTGT hoặc trên chứng từ thanh toán ghi giá thanh toán đã có thuế GTGT
--
Trang 28Chương III PHÁP LUẬT THUẾ THU VÀO THU NHẬP
A Giới thiệu chung về pháp luật thuế thu vào thu nhập:
1 Khái niệm pháp luật thuế thu vào thu nhập:
- Con người muốn tồn tại - phải tiến hành lao động – tạo ra thu nhập – có nghĩa vụ
trích nộp một phần thu nhập của mình vào ngân sách nhà nước
Nhà nước ngày càng quan tâm đến thuế điều tiết vào thu nhập vì 2 lý do sau::
- Kinh tế thị trường – phân hóa giàu nghèo – Nhằm điều tiết thu nhập để thực hiện
công bằng xã hội
- Xu hướng toàn cầu hóa và để khuyến khích kinh tế thị trường – giảm thuế thu vào
hàng hóa, dịch vụ Đề ổn định nguồn thu cho ngân sách cần quan tâm đến điều tiết vào thuế thuvào thu nhập
Trong quá trình lao động, con người tạo ra thu nhập dưới nhiều hình thức khác nhau tùythuộc vào tiêu chí phân loại mục đích cảu việc phân loại thu nhập là cơ sở cho việc phân địnhđối tượng chịu thuế của các sắc thuế khác nhau cũng như đặt ra cơ chế hành thu hiệu quả
Khái niệm: Thuế thu vào thu nhập là những sắc thuế mà nhà nước sử dụng để điều tiết một phần thu nhập của các tổ chức, cá nhân vào ngân sách nhà nước với mục đích tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước và thực hiện công bằng xã hội.
Khái niệm pháp luật thuế thu vào thu nhập: Pháp luật thuế thu vào thu nhập là tổng hợp các qui phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thu, nộp thuế của các cá nhân, tổ chức có phát sinh thu nhập theo qui định của pháp luật.
Trước ngày 1/1/2009, có 3 sắc thuế điều tiết vào thu nhập của các chủ thể có phát sinh thunhập Tuy nhiên do sự thay đổi về cách xác định thu nhập nên đến ngày 1/1/2009, chỉ còn 2 sắcthuế thu vào thu nhập:
- Thuế thu nhập doanh nghiệp;
- Thuế thu nhập cá nhân.
2 Đặc điểm chung của pháp luật thuế thu vào thu nhập: có 3 đặc điểm cơ bản
a Thuế thu vào thu nhập là loại thuế trực thu:
- Điều tiết một cách trực tiếp một phần thu nhập của các tổ chức, cá nhân vào ngân
sách nhà nước: người có nghĩa vụ nộp thuế đồng thời là người chịu thuế, người phải trả tiền thuế
và trực tiếp nộp thuế
- Điều tiết trước khi tiêu dùng (trước khi chịu thuế hàng hóa, dịch vụ).
- Ưu điểm và nhược điểm của thuế trực thu.
b Thuế thu vào thu nhập có đối tượng chịu thuế là thu nhập chịu thuế.
- Thu nhập chịu thuế rất đa dạng và mỗi sắc thuế xác định những khoản thu nhập cụ thể
là đối tượng chịu thuế riêng biệt