1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

tổng hợp đề thi luật cạnh tranh

9 1K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 23,13 KB

Nội dung

Trường ĐH Luật Tp.HCM Lớp Quản trị - Luật 37 Ôn thi Học kì 2 (14-15) TỔNG HỢP ĐỀ THI CẠNH TRANH NHẬN ĐỊNH 1. Trong tố tụng vụ việc Cạnh tranh nếu có yêu cầu bồi thường thiệt hại, cơ quan quản lý cạnh tranh sẽ giải quyết cùng với việc xử lý hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh. 2. Hành vi bán hàng đa cấp bất chính là hành vi của DN tổ chức bán hàng đa cấp trái với quy định của pháp luật về quản lý nhà nước đối với bán hàng đa cấp 3. Mọi trường hợp tập trung kinh tế giữa hai DN có thị phần kết hợp chiếm trên 50% trên thị trường liên quan đều bị cấm. 4. Các bên có thể thống nhất hủy bỏ thỏa thuận trọng tài và yêu cầu tòa án giải quyết trong quá trình giải quyết tranh chấp. 5. Phiên họp của hội đồng trọng tài phải được mở công khai. 6. Các yêu cầu bồi thường thiệt hại sẽ được Cơ quan quản lý Cạnh tranh giải quyết cùng với việc xử lý vụ việc cạnh tranh. 7. Mọi trường hợp mua cổ phần của DN khác là mua lại DN chịu sự điều chỉnh của các quy định về tập trung kinh tế theo Luật Cạnh tranh. 8. DN có vị trí thống lĩnh trên thị trường liên quan phải có thị phần từ đủ 30% trở lên trên thị trường liên quan. 9. DN có hành vi buộc khánh hàng phải chấp nhận vô điều kiện những nghĩa vụ gây khó khăn cho khách hàng trong quá trình thực hiện hợp đồng thì vi phạm Luật Cạnh tranh 2004. 10. DN bán hàng đa cấp không cam kết mua lại hàng hóa đã bán cho người tham gia để bán lại thì bị coi là bán hàng đa cấp bất chính. 11. Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh có quyền đình chỉ giải quyết vụ việc cạnh tranh nếu bên khiếu nại tự nguyện rút đơn khiếu nại. 12. Hành vi nói xấu DN khác trên cùng địa bàn là hành vi cạnh tranh không lành mạnh. 1 Trường ĐH Luật Tp.HCM Lớp Quản trị - Luật 37 Ôn thi Học kì 2 (14-15) 13. Khi điều tra về vụ việc hạn chế cạnh tranh, nếu kết luận điều tra chính thức là không có hành vi vi phạm, thủ trưởng cơ quan cạnh tranh ra quyết định đình chỉ điều tra. 14. Hội đồng trọng tài tổ chức hòa giải khi các bên có yêu cầu. 15. Quyết định giải quyết vụ việc của Hội đồng trọng tài chỉ có hiệu lực pháp luật sau khi các bên đã đăng ký theo quy định. 16. Khi có đủ căn cứ cho rằng Hội đồng trọng tài giải quyết vụ việc không đúng bởi tình tiết khách quan của vụ việc, tòa án cấp tỉnh nơi hội đồng trọng tài ra quyết định sẽ tuyên hủy quyết định trọng tài. 17. Trong tố tụng trọng tài, chỉ có Tòa án mới có thể ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. 18. Trọng tài quốc tế là trọng tài được thành lập theo quy định của pháp luật trọng tài nước ngoài. 19. Cục quản lý cạnh tranh và Hội đồng cạnh tranh là những cơ quan quản lý cạnh tranh của Việt Nam. 20. Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh chỉ ra quyết định đều tra hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh khi có đơn khiếu nại của người có quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm. 21. Cơ quan quản lý nhà nước là chủ thể đặc biệt thuộc đối tượng điều chỉnh của luật cạnh tranh. 22. Mua tài sản của doanh nghiệp khác là mua lại DN chịu sự điều chỉnh của các quy định về tập trung kinh tế theo Luật Cạnh tranh. 23. Các bên tranh chấp chỉ được phép thỏa thuận chọn trọng tài trước khi tranh chấp xảy ra. 24. Tòa án chỉ xem xét hủy phán quyết trọng tài nếu có yêu cầu từ một trong các bên tranh chấp. 25. Một bên tranh chấp có quyền kháng cáo đối với phán quyết trọng tài trong thời hạn 15 ngày kể từ khi phán quyết được công bố. 26. Hình thức giải quyết bằng trọng tài thương mại chỉ được áp dụng đối với các tranh chấp thương mại. 2 Trường ĐH Luật Tp.HCM Lớp Quản trị - Luật 37 Ôn thi Học kì 2 (14-15) 27. Mọi hành vi tập trung kinh tế đều phải thông báo với cơ quan quản lý cạnh tranh. 28. Pháp luật cạnh tranh có mục đích trực tiếp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. 29. Khi xát định hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh của doanh nghiệp, không cần xem xét hậu quả, thiệt hại cụ thể. 30. Năm doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh khi thị phần kết hợp của chúng chiếm trên 75% trên thị trường liên quan. 31. 32. Bất kỳ cơ quan, tổ chức nào cũng có quyền khiếu nại lên cơ quan quản lý cạnh tranh. 33. Pháp luật cạnh tranh chủ yếu dùng để nhằm bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp. 34. Hành vi của doanh nghiệp dùng vũ lực để ép buộc khách hàng phải giao dịch với mình là hành vi ép buộc trong kinh doanh theo Điều 42 Luật Cạnh tranh năm 2004. 35. Các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh sẽ bị cấm khi thị phần kết hợp trên thị trường liên quan của doanh nghiệp tham gia thỏa thuận từ 30% trở lên. 36. Các hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh năm 2004 đều có thể được hưởng miễn trừ theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền. 37. Mọi hành vi có mục đích hạn chế cạnh tranh đều bị cấm. 38. Trong tố tụng vụ việc cạnh tranh, nếu có yêu cầu về bồi thường thiệt hại không quá 100 triệu đồng thì Hội đồng cạnh tranh và cơ quan quản lý cạnh tranh sẽ giải quyết cùng với việc xử lý vi phạm pháp luật cạnh tranh. 39. Điều tra viên vụ việc cạnh tranh có thể đồng thời là thành viên Hội đồng Cạnh tranh. 40. Các hành vi vi phạm Luật cạnh tranh 2004 có thể được hưởng miễn trừ theo quyết định của Bộ Công thương. 3 Trường ĐH Luật Tp.HCM Lớp Quản trị - Luật 37 Ôn thi Học kì 2 (14-15) 41. Tất cả các thỏa thuận giữa 03 doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh với nhau về gia bán hàng hóa, dịch vụ đều là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm. 42. Hành vi quảng cáo so sánh bị coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh khi thông tin được sử dụng để so sánh là không trung thực. 43. Khi nhận được kết quả điều tra từ cục quản lý cạnh tranh, hội đồng cạnh tranh phải tổ chức phiên điều trần để xem xét kết quả điều tra và ra quyết định xử lý vụ việc. 44. Cục quản lý cạnh tranh sẽ chỉ tiến hành điều tra vụ việc cạnh tranh khi có đơn yêu cầu của ít nhất một doanh nghiệp có liên quan. 45. Hội đồng cạnh tranh chỉ điều tra và xử lý các hành vi hạn chế cạnh tranh. 46. Nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường không được tham gia vào các thoả thuận hạn chế cạnh tranh quy định tại điều 8 luật cạnh tranh. 47. Trong tố tụng cạnh tranh, CQ quản lý cạnh tranh chỉ cần sử dụng các chứng cứ do các bên cung cấp để điều tra về vụ việc cạnh tranh. BÀI TẬP 1. 20 Ngân hàng thương mại có tổng thị phần trên 80% trên thị trường liên quan khi triển khai chương trình thanh toán qua thẻ tín dụng tại VN ký thỏa thuận cho phép thực hiên jthanh toán liên ngân hàng khi khách hàng sử dụng thẻ của 1 ngân hàng, thanh toán cào tài khoản của ngân hàng khác, ngoài các điều khoản khác, thỏa thuận này gồm các điều khoản: a. Thống nhất mức phí giao dịch khi ngân hàng sử dụng dịch vụ thanh toán liên ngan hàng b. Yêu cầu khách hàng là doanh nghiệp bán lẻ mua máy đọc thẻ từ nhà cung cấp A là 1 nhà cung cấp có uy tín và thị phần lớn nhất tại thị trường sản phẩm liên quan so với các nhà cung cấp khác 4 Trường ĐH Luật Tp.HCM Lớp Quản trị - Luật 37 Ôn thi Học kì 2 (14-15) c. Các bên lựa chọn trung tâm trọng tài quốc tế tại VN là cơ quan giải quyết tranh cháp phát sinh từ hợp đồng Cho biết thỏa thuận trên có phạm PLCT không? Tại sao? Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết vi phạm trên 2. CTCP B tung ra thị trường sản phẩm điện thoại thông minh Z10 với giá 12,5 triệu. tuy nhiên vì tình hình kinh tế khó khăn cùng sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường ĐTDĐ tại VN trong thời gian qua khiến DN B không đạt được doanh số như ming đọi, do đó công ty này thực hiện khuyến mại, theo đó từ 1/9/2013 – 30/10/2013 khi Khách hàng mang 1 điện thoại bất kỳ còn dùng được của các hãng SX khác đến các cửa hàng, đại lý ủy quyền của B thì sẽ được mua Z10 với giá 9,5 triệu; biết thị phần của B trên thị trường liên quan là 7,8%, giá thành điện thoại Z10 là 8,1 triệu. Hỏi B có vi phạm PLCT không, vì sao? 3. Ngày 17/10, hiệp hội vận tải ô tô VN (VATA) có văn bản gửi thủ tướng xin lỗi và xin đính chính văn bản trước đó kiến nghị thủ tướng chỉ đạo bộ công an lập chuyên án điều tra bảo kê công ty A (hải phòng) Theo ông Thanh, chủ tịch VATA, do bức xúc với vấn nạn xe quá tải gây mất an ninh an toàn nên khi nhận được văn bản của bộ GTVT kiến nghị UBND hải phòng xử lý vi phạm của công ty A , lãnh đạo VATA đã ra văn bản 80 ngày 9/10 kiến nghị thủ tướng về việc xử lý xe úa tải của công ty này Chỉ 1 tuần sau, ngày 17/10, VATA lại có văn bản 82 gửi Thủ tướng CP xin lỗi và xin đính chính vb trước đó, lãnh đạo VATA thừa nhận, văn bản 80 có những điểm chưa chính xác do chưa có đầy đủ thông tin, nên phải đính chính. 5 Trường ĐH Luật Tp.HCM Lớp Quản trị - Luật 37 Ôn thi Học kì 2 (14-15) Theo đó, VATA đã bỏ đi nội dung phản ánh của các DN vận tải Hải Phòng rằng doanh nghiệp A hoạt động vận tải không lành mạnh, coi thường các cơ quan chức năng, thường xuyên chở quá tải, tổ chức chống đối các tổ chức thực thi pl Cùng với đó là bỏ ndung kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ CA lập chuyên án điều tra việc bảo kê cho Cty A và có biện pháp xử lý cty này. VATA nhận lỗi trước Thủ tướng về những kiến nghị chưa đầy đủ căn cứ, chưa chính xác và xin lỗi các cq chức năng. Câu hỏi: a. Theo anh chị, hvi của VATA có phải là hvi dèm pha DN khác theo quy định của LCT ko? Vì sao? b. Trong vụ việc trên, Cty A có thể thực hiện các biện pháp pháp lý gì để bảo vệ mình 4. Ba công ty X, Y, Z cùng kinh doanh sản xuất hàng tiêu dùng, có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan là 66%. Ba doanh nghiệp này đã thống nhất giá bán ra thị trường đối với các nhãn hiệu bột giặt của họ. Một thời gian sau, mặc dù sự việc chưa bị phát giác nhưng công ty Z đã tự nguyện khai báo và nộp chứng cứ cho cơ quan có thẩm quyền. Hãy xác định: a. Ba doanh nghiệp nêu trên đã thực hiện hành vi vi phạm cụ thể nào theo quy định pháp luật cạnh tranh? b. Doanh nghiệp đã tự nguyện khai báo có được miễn trừ trách nhiệm không? c. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết và hướng xử lý đối với hành vi vi phạm nêu trên? 5. Hãy cho biết những trường hợp sau đây có vi phạm Luật cạnh tranh 2004 không? Nếu có, hãy cho biết vi phạm quy định cụ thể nào? a. Ông A là một kỹ sư giỏi, có nhiều sang chế và giải pháp hữu ích trong công ngiệp dệt. Ông A đang nghiên cứu cách thức làm 6 Trường ĐH Luật Tp.HCM Lớp Quản trị - Luật 37 Ôn thi Học kì 2 (14-15) tăng độ bền của một loại vải hiện được sử dụng phổ biến trên thị trường. Giả sử 3 công ty dệt X, Y, Z (có thị phần kết hợp là 68% trên thị trường liên quan) thỏa thuận với ông A về việc họ sẽ trả cho ông A một khoản tiền lớn với điều kiện ông phải hủy bỏ, không tiếp tục nghiên cứu trên và điều kiện này được ông A đồng ý. b. Công ty A và công ty B đều sản xuất, kinh doanh hàng nhựa gia dụng, cùng mua nguyên liệu là hạt nhựa từ một nhà cung cấp là công ty C. Thời gian gần đây công ty A liên tục bị mất khách hàng về công ty B do giá bán của công ty B rẻ hơn. Lấy tư cách là khách hàng lớn, thường xuyên mua hàng với số lượng nhiều, công ty A yêu cầu công ty C cung cấp hàng cho mình với giá luôn rẻ hơn giá bán cho công ty B từ 5% đến 10%, nếu công ty C không đồng ý thì công ty A sẽ tìm nhà cung cấp khác. Để giữ khách hàng lớn, công ty C đã thực hiện theo yêu cầu của công ty A. 6. Hai DN A và B cùng kinh doanh trong lĩnh vực viễn thông di động với thị phần kết hợp đạt mức 52%. Năm 2012, 2 DN này dự định sáp nhập với nhau. a. Theo anh/chị dự định của 2 DN này có thể thực hiện được không? b. Tháng 10/2013 DN A đã đạt được sự thống nhất với DN M – là DN chiếm 35% thị phần trong sản xuất và phân phối điện, về việc không cho DN B thuê hệ thông cột điện của DN M nhằm mục đích ngăn cản sự phát triển kinh doanh của DN B. Theo anh/chị hành vi của DN A và M có vi phạm LCT 2004 không? Tại sao? 7. Ngày 17/10 hiệp hội vận tải ô tô VN (VATA) đã có văn bản gửi Thủ tướng xin lỗi và xin đính chính văn bản trước đó kiến nghị Thủ tướng 7 Trường ĐH Luật Tp.HCM Lớp Quản trị - Luật 37 Ôn thi Học kì 2 (14-15) chỉ đạo Bộ Công an lập chuyên án điều tra việc bảo kê cho cty TNHH Trung Thành (Hải Phòng). Theo ông Nguyễn Văn Thanh, chủ tịch (VATA), do bức xúc với vấn nạn xe quá tải gây mất tật tự an ninh, gây mất an toàn giao thông, phá hoại kết cấu hạ tầng đường bộ, nên khi nhận được văn bản ngày 29/9 của Bộ GTVT đề nghị UBND Thành phố Hải Phòng xử lý vi phạm của cty TNHH vận tải Trung Thành, lãnh đạo VATA đã ra vản bản số 080 ngày 9/10 kiến nghị Thủ tướng về việc xử lý xe quá tải của cty này. Ngay sau văn bản của VATA, cty TNHH Trung Thành đã gửi kiến nghi đến Thủ tướng, Bộ Công an, Bộ GTVT, VATA… khẳng định văn bản của VATA là không chính xác, thiếu khách quan. Chỉ một tuần sau ngày 17/10, VATA lại có văn bản 082 gửi Thủ tướng xin lỗi và xin đính chính văn bản trước đó. Lãnh đạo VATA thừa nhận, văn bản 080 có những điểm chưa chính xác do chưa có đầy đủ thông tin nên phải đính chính. Theo đó, VATA đã bỏ đi nội dung phản ánh của các DN vân tải tại Hải Phòng rằng DN Trung Thành hoạt động vận tải không lành mạnh, coi thường các cơ quan chức năng, thường xuyên chở quá tải, chống đối các lực lượng thực thi pháp luật… Cùng với đó là bỏ nội dung kiến ghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công an lập chuyên án điều tra việc bảo kê choc ty TNHH Trung Thành và có biện pháp xử lý cty này. VATA nhận lỗi trước Thủ tướng về những kiến nghị chưa đầy đủ căn cứ, chưa chính xác và xin lỗi các cơ quan chức năng trong đó có Công an Hải Phòng, cty TNHH Trung Thành vì đã gây tổn hại đến uy tín của đơn vị này. a. Theo anh/chị hành vi của VATA có phải là hành vi gièm pha DN khác theo quy định của pháp luật hiện hành không? tại sao? b. Trong vụ việc trên, cty TNHH Trung Thành có thể thực hiện các biện pháp pháp lý gì để bảo vệ quyền lợi của mình. 8 Trường ĐH Luật Tp.HCM Lớp Quản trị - Luật 37 Ôn thi Học kì 2 (14-15) 8. 20 Ngân hàng thương mại có tổng thị phần 80% trên thị trường liên quan triển khai chương trình thanh toán qua thẻ tín dụng ở VN ký thoả thuận thực hiện thanh toán liên ngân hàng khi khách hàng sử dụng thẻ của một ngân hàng thanh toán vào tài khoản của một ngân hàng khác. Ngoài các điều khoản khác, thoả thuận này bao gồm các điều khoản sau: a. Thống nhất mức phí giao dịch khi khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán liên ngân hàng; b. Yêu cầu khách hàng là DN bán lẻ mua máy đọc thẻ từ nhà cung cấp A là một nhà cung cấp có uy tín và thị phần lớn nhất trên thị trường sản phẩm liên quan so với các nhà cung cấp khác; c. Các bên lựa chọn trung tâm trọng tài quốc tế VN là cơ quan giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng. Các anh/ chị cho biết thoả thuận trên có vi phạm LCT hay không? tại sao? Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đối với trường hợp vi phạm thoả thuận trên? 9 . Quản trị - Luật 37 Ôn thi Học kì 2 (14-15) TỔNG HỢP ĐỀ THI CẠNH TRANH NHẬN ĐỊNH 1. Trong tố tụng vụ việc Cạnh tranh nếu có yêu cầu bồi thường thi t hại, cơ quan quản lý cạnh tranh sẽ giải quyết. lý cạnh tranh và Hội đồng cạnh tranh là những cơ quan quản lý cạnh tranh của Việt Nam. 20. Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh chỉ ra quyết định đều tra hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh. thường thi t hại không quá 100 triệu đồng thì Hội đồng cạnh tranh và cơ quan quản lý cạnh tranh sẽ giải quyết cùng với việc xử lý vi phạm pháp luật cạnh tranh. 39. Điều tra viên vụ việc cạnh tranh

Ngày đăng: 20/06/2015, 19:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w