1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CÁC BIỆN PHÁP NGOẠI GIAO TRONG PHÁP LUẬT QUỐC tế đại học luật tp hcm

7 979 19

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 17,72 KB

Nội dung

CÁC BIỆN PHÁP NGOẠI GIAO TRONG PHÁP LUẬT QUỐC TẾ LỜI MỞ ĐẦU Toàn cầu hóa, hội nhập, hợp tác và phát triển là xu thế chủ đạo trong bối cảnh quốc tế hiện nay. Trong đó, các quốc gia muốn tồn tại và phát triển phải tham gia vào các quan hệ quốc tế trên tinh thần hòa bình, hữu nghị, bình đẳng và cùng có lợi. Và đây là nhu cầu và xu thế tất yếu của tất cả các quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc tế trên thế giới. Tuy nhiên trong thực tế quyền và lợi ích của các quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc tế không phải lúc nào cũng được đảm bảo tối đa mà sẽ có sự tranh chấp, mâu thuẫn, xung đột lợi ích giữa các quốc gia. Vì vậy cần có những biện pháp để giải quyết các tranh chấp, xung đột quyền và lợi ích giữa các chủ thể này trong luật quốc tế. Trong đó, các biện pháp ngoại giao là những biện pháp hữu hiệu trong việc giải quyết các tranh chấp quốc tế. Để có thể nhận biết và hiểu rõ chính xác về các biện pháp ngoại giao, bài thảo luận này sẽ trình bày những yếu tố cơ bản của các biện pháp ngoại giao cũng như việc phân biệt giữa các biện pháp này. CÁC BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP MANG TÍNH NGOẠI GIAO 1. Biện pháp đàm phán: Định nghĩa: Đàm phán là một biện pháp giải quyết tranh chấp mang tính ngoại giao, là diễn đàn ngoại giao do các bên tranh chấp hoặc bên thứ ba tổ chức để các bên tranh chấp thương lượng, tìm kiếm giải quyết hòa bình các tranh chấp có liên quan. Cơ sở pháp lý: Điều 33 Hiến chương Liên hợp quốc (HC LHQ). Do đó có các cách thức tổ chức đàm phán: Một là, do các bên tranh chấp trực tiếp tự tổ chức. Hai là, do bên thứ ba tổ chức để các bên tranh chấp thương lượng với nhau. Trong đó, giải quyết trực tiếp tranh chấp là phương thức được thực hiện thông qua đàm phán giữa các bên tranh chấp để giải quyết những vấn đề mà các bên quan tâm. Nguyên tắc đàm phán: Các cuộc đàm phán đều phải được tiến hành trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng, và thiện chí giải quyết tranh chấp, có tính đến sự nhượng bộ lẫn nhau. Bởi một trong những nguyên nhân dẫn đến tranh chấp là các bên tham gia có những quan điểm trái ngược nhau dẫn đến những mâu thuẫn, bất đồng không thỏa thuận được. Vì vậy để giải quyết được vấn đề không thể tránh khỏi cần có sự nhượng bộ nhất định nào đó từ các bên. Cách thức tiến hành: - Khi tranh chấp xảy ra, các bên có thể gặp gỡ, trao đổi, thảo luận, thương lượng để tìm ra giải pháp hòa bình giải quyết tranh chấp, tiến hành đàm phán về bất cứ vấn đề gì mà các bên quan tâm. - Đàm phán ở hội nghị được áp dụng đối với tranh chấp hai bên hoặc nhiều bên, tiến hành theo mô hình đàm phán song phương hoặc đa phương, trực tiếp hoặc thông qua trao đổi công hàm. - Đàm phán ở hội nghị đảm bảo cho các bên tham dự thể hiện được quan điểm của mình, đảm bảo quyền lợi của các bên trực tiếp tham gia tranh chấp và các bên có lợi ích liên quan khác. Cấp tiến hành đàm phán: Nguyên thủ quốc gia, người đứng đầu Chính phủ, đại diện toàn quyền của các nhà nước hoặc thông qua các hội nghị ngoại giao, cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài… Kết quả đàm phán: Kết thúc đàm phán , các bên thường kí kết một trong các văn kiện quốc tế như Bản ghi nhớ, nghị quyết, hiệp ước, hiệp định…Vì vậy, sau khi kí kết các văn kiện quốc tế sẽ có giá trị ràng buộc đối với các bên tham gia đàm phán. Các loại hình đàm phán: Trong thực tiễn quan hệ quốc tế có các loại hình tư vấn, tham vấn, tham khảo ý kiến, trao đổi ý kiến, hội nghị. Hiệu quả: - Là biện pháp lâu đời, đươc sử dụng nhiều nhất và có hiệu quả nhất. Đàm phán có vị trí hết sức quan trọng và thường được các bên ưu tiên lựa chọn áp dụng trong tiến trình tìm kiếm giải pháp hòa bình cho các tranh chấp. - Hạn chế sự can thiệp từ bên ngoài, có khả năng làm phức tạp thêm vụ việc. - Kiểm soát hoàn toàn việc giải quyết tranh chấp mà không cần sự tham gia của bên thứ ba. - Xác định được những bất đồng, làm cơ sở cho việc sử dụng các biện pháp tranh chấp khác, hoặc sử dụng cho tới khi tranh chấp được giải quyết hoàn toàn. - Đàm phán giúp các bên có thể nắm bắt được tâm lý và phản ứng của nhau một cách trực tiếp, qua đó các bên có thể tác động đến quan điểm và mong muốn của nhau bằng cách thức cụ thể để từ đó có thể đi đến sự thống nhất chung, tìm ra giải pháp dung hòa lợi ích của các bên, đẩy nhanh tiến độ giải quyết tranh chấp thúc đẩy sự phát triển của luật quốc tế thông qua việc ký kết các hiệp định song phương và đa phương. Nhưng bên cạnh đó, mong muốn đạt được kết quả thì khi tiến hành phương thức đàm phán đòi hỏi các bên có một kế hoạch đàm phán linh hoạt trong giải quyết các tình huống, đặc biệt trong các cuộc đàm phán đa phương tại các tổ chức quốc tế, hội nghị quốc tế có nhiều đại diện tham dự. Mối quan hệ với các biện pháp khác: Có thể là lựa chọn cho các bên sử dụng song song hoặc kết hợp với các biện pháp giải quyết tranh chấp khác. Có thể được áp dụng là biện pháp khởi đầu và cuối cùng khi các bên khi các bên tranh chấp đã giải quyết bằng các biện pháp khác. Hạn chế: Không chắc chắn rằng tất cả các tranh chấp được giải quyết. Đàm phán khó có thể sớm đạt được kết quả, bị kéo dài về mặt thời gian vì những lí do như mâu thuẫn về quyền, lợi ích, quan điểm của khối hay quan điểm của nhóm nước… Thực tế ở Việt Nam: Từ trước đến nay, đàm phán là biện pháp được áp dụng đối với mọi tranh chấp về biên giới lãnh thổ: Việt Nam – Trung Quốc, Việt Nam – Campuchia. 2. Biện pháp môi giới: Định nghĩa: Biện pháp môi giới là một trong những biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế, thuộc nhóm biện pháp mang tính ngoại giao. Cơ sở pháp lý: Không được đề cập cụ thể trong Điều 33 của Hiến chương Liên hợp quốc. Mặc dù vậy, đây lại là biện pháp được được áp dụng rất nhiều từ thế kỉ XIX đến nay để giải quyết tranh chấp quốc tế. Thủ tục môi giới được quy định cụ thể trong Công ước La Hay (1907) về hoà bình giải quyết xung đột quốc tế. Cách thức tiến hành: Môi giới là việc các cá nhân có uy tín lớn trong quan hệ quốc tế như Nguyên thủ quốc gia, Tổng thư kí hoặc Nguyên tổng thư kí Liên hợp quốc hoặc những người đứng đầu các tổ chức quốc tế liên chính phủ khác tự nguyện hoặc được các bên tranh chấp đề nghị đứng ra thuyết phục các bên tranh chấp gặp gỡ, tiếp xúc để giải quyết tranh chấp. Nhiệm vụ của các cá nhân làm môi giới là để các bên tranh chấp chịu ngồi vào bàn đàm phán, tạo điều kiện thuận lợi để giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình. Nếu bên đóng vai trò môi giới cùng ngồi vào bàn đàm phán với các bên tranh chấp, môi giới hòa giải sẽ sẽ trở thành trung gian hoà giải. Kết quả: Việc môi giới sẽ chấp dứt khi các bên tranh chấp gặp gỡ và giải quyết tranh chấp. Hiện nay bên thứ ba thường đóng vai trò trung gian hòa giải và ít khi chỉ dừng lại ở vai trò môi giới hòa giải. 3. Biện pháp trung gian hòa giải: Định nghĩa: Trung gian hoà giải là một trong những biện pháp hoà bình giải quyết tranh chấp quốc tế có sự tham gia của bên thứ ba nhằm giúp các bên tranh chấp giải quyết có hiệu quả các tranh chấp giữa họ với nhau. Chủ thể của bên trung gian hoà giải có thể là: Bên trung gian hòa giải có thể là quốc gia, các tổ chức quốc tế hoặc các cá nhân có uy tín lớn trên trường quốc tế với sự tự nguyện hoặc do một trong các bên tranh chấp đề nghị. Cơ sở pháp lý: Biện pháp trung gian hòa giải được quy định trong Điều 33 HC LHQ và đã được đề cập trong Công ước LaHay 1899 ( công ước về hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế) và Công ước bổ sung LaHay 1907. Đặc điểm, cách thức thực hiện: - Có quyền yêu cầu trung gian hòa giải ngay cả trong thời chiến. - Một trong những biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế có sự tham gia của bên thứ ba. - Bên trung gian hòa giải không có thẩm quyền quyết định các biện pháp giải quyết tranh chấp. - Giải pháp có giá trị tham khảo không mang tính bắt buộc. - Bên trung gian hòa giải có thể đóng vai trò là nước chủ nhà để các bên tranh chấp tổ chức hội nghị, có thể đóng vai trò chủ tọa trong các cuộc đàm phán, đưa ra giải pháp giúp các bên lực chọn giải quyết tranh chấp. Ví dụ: Năm 1982 tại trại David, Mỹ làm trung gian hoà giải cho Ixaren và Ai Cập, giải quyết tranh chấp về bán đảo Sinai mà Ixaren đã chiếm đóng của Ai Cập năm 1967. Theo đó, Ixaren đã cam kết trả lại bán đảo này với điều kiện Ai Cập cam kết phi quân sự hoá ở bán đảo này. Hoặc Việt Nam cũng đã từng sử dụng biện pháp này năm 1968 đến năm 1973, Cộng hoà Pháp là quốc gia chủ nhà của Hội nghị Pari giữa các bên liên quan VNDCCH, CP CM lâm thời Miền Nam VN, VNCH và Mỹ đàm phán chiến tranh lập lại hoà bình tại VN (Hội nghị Pari 27/1/1973). - Bên thứ ba phải tuân thủ các nguyên tắc tôn trọng, bình đẳng, chủ quyền của các bên tranh chấp, không can thiệp sâu vào công việc nội bộ của các bên tranh chấp. Ví dụ: tranh chấp được giải quyết nhờ bên trung gian hoà giải: Nhóm “Bộ tứ” gồm LHQ, Liên minh châu Âu, CHLB Nga và Mỹ trong tiến trình hoà bình Trung Đông. Tranh chấp lãnh thổ biên giới giữa Angiêri và Ma Rốc năm 1963-1964, hai nước láng giềng là Mali và Êtiôpia đã làm trung gian hoà giải để giải quyết tranh chấp này. Đồng thời sau đó làm quan sát viên thực hiện việc ngừng bắn giữa 2 quốc gia tranh chấp này. Cuộc khủng hoảng vịnh Caribe năm 1962 giữa Mỹ và Liên Xô có nguy cơ ảnh hưởng đến an ninh cho CuBa, Liên Xô đã đề nghị ông U Than, tổng thư ký LHQ bấy giờ đứng ra làm trung gian hoà giải, kết quả Mỹ và Liên Xô đã giải quyết hòa bình, tránh chiến tranh xảy ra. 4. Biện pháp thành lập các ủy ban điều tra và ủy ban hòa giải: Được sử dụng rộng rãi để giải quyết các tranh chấp quốc tế vào đầu thế kỉ XX. Giống nhau giữa Ủy ban Điều tra và Ủy ban Hòa giải: Về mặt pháp lý: Ủy ban Điều tra và Ủy ban Hòa giải đều là cơ quan đặc biệt được thành lập và hoạt động trên cơ sở thỏa thuận của các bên hữu quan để góp phần giải quyết các tranh chấp quốc tế. Cách thức thành lập, thực hiện: các quốc gia là các bên tranh chấp sẽ tiến hành ký kết các điều ước quốc tế để thành lập Ủy ban Điều tra hoặc Ủy ban Hòa giải. Trong đó, số lượng thành viên của các Ủy ban Điều tra và Ủy ban Hòa giải phải luôn luôn là số lẻ, theo đó mỗi quốc gia tranh chấp sẽ cử một số lượng thành viên ngang nhau tham gia ủy ban này. Tiếp theo, các ủy viên được chọn sẽ tiến hành lựa chọn và mời một công dân nước thứ ba làm Chủ tịch ủy ban để bảo đảm tính khách quan trong việc ra các quyết định liên quan. Để giúp các Ủy ban Điều tra và Ủy ban Hòa giải hoạt động có hiệu quả, các bên tranh chấp có điều kiện tạo thuận lợi và cung cấp tài liệu cần thiết cho các ủy ban này hoàn thành nhiệm vụ. Kết quả của Điều tra: Kết luận của Ủy ban Điều tra và Ủy ban Hòa giải không có tính ràng buộc đối với các bên tranh chấp. Khác nhau: nhiệm vụ của Ủy ban Điều tra hẹp hơn so với Ủy ban Hòa giải. · Ủy ban Điều tra: nhiệm vụ chủ yếu là điều tra, tìm kiếm, xác minh, thu thập tất cả các thông tin nhằm xác định và làm sáng tỏ các yếu tố, tình tiết, sự kiện tạo nên tranh chấp. · Ủy ban Hòa giải: nhiệm vụ đưa ra các dự thảo nghị quyết hoặc những kết luận để phân tích, trình bày với các bên tranh chấp. 5. So sánh về các biện pháp: Biện pháp đàm phán, biện pháp trung gian hòa giải và biện pháp thành lập các Ủy ban điều tra và Ủy ban hòa giải quốc tế cũng được quy định trong Điều 33 HC LHQ. Chỉ có biện pháp môi giới không được quy định cụ thể trong Điều 33 HC LHQ nhưng được sử dụng rất nhiều trong thực tiễn giải quyết tranh chấp quốc tế. + Trung gian là biện pháp có quan hệ mật thiết với đàm phán nhưng khác nhau ở chỗ trung gian có sự tham gia của bên thứ ba. Bên thứ ba này sẽ có vai trò khuyến khích các bên tham gia vào đàm phán, làm kênh thông tin cho các bên hoặc trực tiếp đưa ra để trực tiếp các bên xem xét. Còn trong đàm phán, bên thứ ba chỉ đứng ra tổ chức cho các bên tranh chấp tự giải quyết với nhau mà không có sự tham gia vào. Do kết thúc đàm phán , các bên thường kí kết một trong các văn kiện quốc tế như Bản ghi nhớ, nghị quyết, hiệp ước, hiệp định…Vì vậy, sau khi kí kết các văn kiện quốc tế sẽ có giá trị ràng buộc đối với các bên tham gia đàm phán. Mà các biện pháp còn lại đều không có. +Môi giới: sự tham gia của bên thứ ba là cá nhân có uy tín lớn trong quan hệ quốc tế và sẽ chấp dứt khi các bên tranh chấp tiến hành đàm phán. +Trung gian hòa giải: có sự tham gia của bên thứ ba là cá nhân, tổ chức, quốc gia có uy tín lớn trên trường quốc tế tự nguyện hoặc do một trong các bên tranh chấp đề nghị làm trung gian hòa giải. +Thành lập Ủy ban điều tra và Ủy ban hòa giải quốc tế: các bên thống nhất thỏa thuận thành lập. Chủ yếu căn cứ vào diễn biến thực tế, Ủy ban điều tra tiến hành điều tra và đưa ra bản báo cáo có tính chất khuyến nghị, không bắt buộc đối với các bên, Ủy ban hòa giải đưa ra các dự thảo nghị quyết hoặc những kết luận để phân tích, trình bày với các bên tranh chấp Tóm lại là nó cũng khác đàm phán ở chỗ có bên thứ ba tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp, tuy nhiên khả năng áp dụng của nó hạn hẹp hơn rất nhiều so với đàm phán . cần có những biện pháp để giải quyết các tranh chấp, xung đột quyền và lợi ích giữa các chủ thể này trong luật quốc tế. Trong đó, các biện pháp ngoại giao là những biện pháp hữu hiệu trong việc. CÁC BIỆN PHÁP NGOẠI GIAO TRONG PHÁP LUẬT QUỐC TẾ LỜI MỞ ĐẦU Toàn cầu hóa, hội nhập, hợp tác và phát triển là xu thế chủ đạo trong bối cảnh quốc tế hiện nay. Trong đó, các quốc gia muốn. biệt giữa các biện pháp này. CÁC BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP MANG TÍNH NGOẠI GIAO 1. Biện pháp đàm phán: Định nghĩa: Đàm phán là một biện pháp giải quyết tranh chấp mang tính ngoại giao, là

Ngày đăng: 20/06/2015, 19:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w