Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 68 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
68
Dung lượng
432,02 KB
Nội dung
LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận là của riêng tôi, được nghiên cứu một cách độc lập. Các số liệu thu thập được là các tài liệu được sự cho phép công bố của các đơn vị cung cấp số liệu. Các tài liệu tham khảo đều có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả được nêu trong khóa luận này là hoàn toàn trung thực và chưa từng có ai công bố trong bất kì tài liệu nào. Hà Nội, ngày …tháng … năm 2014 Sinh viên Nguyễn Quốc Hiệp LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành quá trình thực tập tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp của các tập thể, cá nhân trong và ngoài trường. Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo khoa Môi Trường và các thầy cô giáo trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội trong những năm qua đã truyền cho tôi những kiến thức quý báu. Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới ThS. Cao Trường Sơn, giáo viên khoa Môi Trường, Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Công ty Cổ phần Thực phẩm - Xuất khẩu Trung Sơn – Hưng Yên đã cung câp số liệu, tạo điều kiện giúp đỡ tôi thực hiện đề tài trong suốt thời gian qua. Cuối cùng tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè và người thân của tôi đã luôn bên cạnh tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong thời gian tôi học tập, rèn luyện tại trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày… tháng… năm 2014 Sinh viên Nguyễn Quốc Hiệp MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH Phần 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Tính cấp thiết của đề tài. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Phần 2: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý luận của xử lý nước thải. 2.1.1. Các khái niệm chung. 2.1.2. Các hình thức xử lý nước thải. 2.2. Cơ sở thực tiễn của xử lý nước thải. 2.2.1. Hiện trạng xử lý nước thải trên Thế giới. 2.2.2. Hiện trạng xử lý nước thải ở Việt Nam. 2.3. Cơ sở pháp lý của xử lý nước thải. Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3.3. Nội dung nghiên cứu 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp. 3.4.3.Phương pháp lấy mẫu và phân tích môi trường 3.4.4.Phương pháp xử lý số liệu. 3.4.5.Phương pháp đánh giá. Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1.Sơ lược về Công ty Cổ phần Thực phẩm – Xuất khẩu Trung Sơn – Hưng Yên 4.2.Quy trình sản xuất và đặc trưng nguồn thải của Công ty CP Thực phẩm – Xuất khẩu Trung Sơn – Hưng Yên. 4.2.1.Quy trình sản xuất 4.2.2.Đặc trưng nguồn thải 4.3.Đặc điểm hệ thống xử lý nước thải Công ty CP Thực phẩm – xuất khẩu Trung Sơn. 4.4. Đánh giá hiệu quả xử lý của hệ thống xử lý nước thải 4.4.1. Hiệu quả về kỹ thuật 4.4.2.Hiệu quả về môi trường 4.4.3.Hiệu quả về kinh tế 4.4.4.Kết luận 4.5.Đề xuất các biên pháp nhằm nâng cao hiệu quả xử lý nước thải Công ty CP thực phẩm – xuất khẩu Trung Sơn 4.5.1.Biện pháp kỹ thuật 4.5.2.Biện pháp môi trường Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận 5.2. Kiến nghị DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Lưu lượng nước thải của một số ngành công nghiệp Bảng 2.2. Tính chất nước thải đặc trưng của một số ngành công nghiệp Bảng 4.1. Kết quả phân tích nước thải đầu vào hệ thống xử lý nước thải Bảng 4.2. Thông số kỹ thuật của hệ thống xử lý nước thải. Bảng 4.3: Hóa chất tiêu thụ cho hệ thống xử lý nước thải của Công ty Bảng 4.4: Tần suất bảo trì hệ thống xử lý nước thải của Công ty Bảng 4.5. Kết quả phân tích nước thải đầu vào hệ thống xử lý nước thải Bảng 4.6: Kết quả phân tích nước thải đầu ra hệ thống xử lý nước thải. Bảng 4.7: Kết quả phân tích nước thải trước và sau xử lý của hệ thống xử lý nước thải Bảng 4.8: Hiệu quả xử lý nước thải của cả hệ thống xử lý theo báo cáo quan trắc môi trường Công ty Bảng 4.9: Hiệu quả xử lý của hệ thống xử lý nước thải Công ty CP TP – XK Trung Sơn Bảng 4.10: Chi phí xử lý 1 m 3 nước thải của hệ thống xử lý nước thải DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam (từ năm 2008 – 2012) Hình 3.1. Sơ đồ vị trí lấy mẫu Hình 4.1. Sơ đồ tổ chức công ty Hình 4.2. Tổng quan quy trình chế biến Cá Hồi Hình 4.3. Sơ đồ quy trình xử lý nước thải Hình 4.4:Kết quả phân tích COD sau khi qua các bể Hình 4.5:Kết quả phân tích NH 4 + sau khi qua các bể Hình 4.6:Kết quả phân tích TN sau khi qua các bể Hình 4.7: Hiệu quả xử lý nước thải theo báo cáo quan trắc môi trường Hình 4.8: Hiệu quả xử lý nước thải theo từng công đoạn Hình 4.9:Hiệu quả xử lý COD qua các bể xử lý Hình 4.10:Hiệu quả xử lý NH 4 + qua các bể xử lý Hình 4.111:Hiệu quả xử lý TN qua các bể xử lý Bảng 4.11: Hiệu quả xử lý của hệ thống xử lý nước thải Công ty CP TP – XK Trung Sơn Hình 4.12:Hiệu quả xử lý của hệ thống xử lý nước thải Công ty Phần 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Tính cấp thiết của đề tài. Việt Nam là một trong 10 nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu trên thế giới, ngành thủy sản hiện tại chiếm 4% GDP, 8% xuất khẩu và 9% lực lượng lao động (khoảng 3,4 triệu người) của cả nước. Nhóm hàng chủ đạo trong xuất khẩu thủy sản của Việt Nam là cá tra, cá basa, tôm và các động vật thân mềm như mực, bạch tuộc, nghêu, sò,… Trong vòng 20 năm qua ngành thủy sản luôn duy trì tốc độ tăng trưởng ấn tượng từ 10-20% (INEST, 2009). Biểu đồ thể hiện kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam từ năm 2008 đến 2012được trình bày trong Hình 1.1. Nguồn: Tổng cục thống kê, 2013 Hình 1.1 Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam (từ năm 2008 – 2012) Tuy nhiên, ngành Chế biến Thủy sản cũng là một trong những ngành gây ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường. Ảnh hưởng của ngành chế biến thủy sản đến môi trường có sự khác nhau đáng kể, không chỉ phụ thuộc vào loại hình chế biến, mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như quy mô sản xuất, sản phẩm, nguyên liệu đầu vào, mùa vụ, trình độ công nghệ sản xuất, trình độ tổ chức quản lý sản xuất… Trong đó, yếu tố kỹ thuật, công nghệ và tổ chức quản lý sản xuất có ảnh hưởng quyết định đến vấn đề bảo vệ môi trường của từng doanh nghiệp.Một số tác động đặc trưng của ngành Chế biến Thuỷ sản gây ảnh hưởng đến môi trường có thể kể đến như sau: Ô nhiễm không khí: mùi hôi phát sinh từ việc lưu trữ các phế thải trong quá trình sản xuất, khí thải từ các máy phát điện dự phòng. Trong các nguồn ô nhiễm không khí, mùi là vấn đề chính đối với các nhà máy chế biến thủy sản. Chất thải rắn phát sinh chủ yếu từ quá trình chế biến bao gồm các loại đầu vỏ tôm, vỏ nghêu, da/mai mực, nội tạng mực và cá, Nước thải sản xuất trong chế biến thủy sản chiếm 85-90% tổng lượng nước thải, chủ yếu từ các công đoạn: rửa trong xử lý nguyên liệu, chế biến, hoàn tất sản phẩm, vệ sinh nhà xưởng và dụng cụ, thiết bị, và nước thải sinh hoạt. Trong các nguồn phát sinh ô nhiễm, nước thải là nguồn gây ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường bởi phát sinh thể tích nước thải lớn với nồng độ ô nhiễm cao nếu không được xử lý thích hợp (Tổng cục Môi trường, 2011). Công ty CP thực phẩm – xuất khẩu Trung Sơn nằm trên địa phận thị trấn Như Quỳnh – Văn Lâm – Hưng Yên, là công ty chuyên sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm thủy – hải sản. Mặt hàng chủ yếu bao gồm Cá hồi, Cua tuyết và Bào ngư được tiến hành bằng hình thức gia công. Nguồn nguyên liệu nhập ngoại từ Na Uy, Chi Lê. Công ty được xây dựng từ năm 2003 và chính thức đi vào hoạt động năm 2008 với doanh thu năm 2012 đạt 800 tỷ VND. Số lượng công nhân hiện nay là 1200 người.Hệ thống xử lí nước thải của công ty được hoàn thiện và hoạt động từ năm 2008 đạt loại B QCVN 11: 2008/BTNMT. Năm 2011, hệ thống xử lí nước thải được nâng công suất từ 600m 3 lên 1200m 3 và đạt chuẩn cột A QCVN 11: 2008/BTNMT. Tuy nhiên Công ty cổ phần thực phẩm – xuất khẩu Trung Sơn là đơn vị sản xuất đơn lẻ nên hệ thống xử lý nước thải được xây dựng hoàn toàn dựa trên phương tiện kỹ thuật, khả năng và kinh phí của công ty. Vì vậy, hệ thống xử lý nước thải của công ty vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định (Nguồn: Cty CP thực phẩm – xuất khẩu Trung Sơn). Để tìm hiểu những hạn chế mà hệ thống xử lý nước thải đang mắc phải từ đó có những biện pháp phù hợp nhằm cải tiến và nâng cao hiệu quả xử lý của hệ thống. Tôi xin thực hiện đề tài: “Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải Công ty CP thực phẩm – xuất khẩu Trung Sơn – Hưng Yên” 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Xác định đặc điểm nguồn thải của Công ty CP Thực phẩm – Xuất khẩu Trung Sơn. Đánh giá quy trình xử lý nước thải của Công ty CP Thực phẩm – Xuất khẩu Trung Sơn. Đề xuất biện pháp cải tiến, nâng cao hiệu quả xử lý nước thải của Công ty CP Thực phẩm – Xuất khẩu Trung Sơn. Phần 2: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý luận của xử lý nước thải. 2.1.1. Các khái niệm chung. 2.1.1.1. Khái niệm nước thải. Theo TCVN 5980 : 1995 và ISO 6107/1 : 1980: Nước thải là nước đã được thải ra sau khi đã sử dụng hoặc được tạo ra trong một quá trình [...]... 24/12/2013 – 30/5/2014 • Phạm vi không gian : Công ty CP thực phẩm – xuất khẩu Trung Sơn Nội dung nghiên cứu • Tình hình sản xuất và đặc trưng nguồn thải của Công ty CP thực phẩm – xuất khẩu Trung Sơn • Tìm hiểu đặc điểm hệ thống xử lý nước thải Công ty CP thực phẩm – xuất khẩu Trung Sơn • Đánh giá hiệu quả xử lý nước của từng công đoạn và cả hệ thống xử lý nước thảiCông ty CP thực phẩm – xuất khẩu Trung Sơn. .. để xử lý 1m 3 nước thải của các hệ thống xử lý nước thải khác Hiệu quả về môi trường - Khả năng tái sử dụng và xử lý chất thải thứ cấp - Khả năng ảnh hường của hệ thống xử lý tới môi trường xung quanh - Năng lượng và hóa chất sử dụng cho hệ thống xử lý nước thải hoạt động Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Sơ lược về Công ty Cổ phần Thực phẩm Xuất khẩu Trung Sơn Hưng Yên Công ty CP thực phẩm Trung Sơn –. .. từng công đoạn và của cả hệ thống xử lý được tính theo công thức: H = (Nước thải đầu ra / nước thải đầu vào) * 100% Hiệu quả về sự tuân thủ: Các thông số của nước thải đầu ra được so sánh với QCVN 11: 2008/BTNMT Từ đó, đánh giá sự tuân thủ của Công ty trong việc xử lý nước thải Hiệu quả về kinh tế Tính toán chi phí xử lý 1m3 nước thải của hệ thống xử lý nước thải Sau đó, so sánh với chi phí trung. .. lượng nước – Xác định Nitơ – Vô cơ hóa sau khi khử bằng hợp kim Devarda; NH4+: TCVN 6179 – 2 : 1996 (ISO 7150 – 2 : 1986) Chất lượng nước – Xác định amoni – Phần 2: Phương pháp trắc phổ tự động 3.4.4 Phương pháp xử lý số liệu Xử lý số liệu bằng phần mềm Excel 3.4.5 Phương pháp đánh giá Đánh giá hiệu quả xử lý • Hiệu quả về kỹ thuật Khả năng giảm thiểu chất thải, độc tính: Hiệu quả xử lý nước thải. .. người ( Lâm Vĩnh Sơn, 2008) b Nước thải công nghiệp Theo QCVN 40 : 2011/BTNMT: Nước thải công nghiệp là nước thải phát sinh từ quá trình công nghệ của cơ sở sản xuất, dịch vụ công nghiệp, từ nhà máy xử lý nước thải tập trung có đầu nối nước thải của cơ sở công nghiệp Trong công nghiệp, nước được sử dụng như là một loại nguyên liệu thô hay phương tiện sản xuất (nước cho các quá trình sản xuất) và phục... những nước phát triển như Anh, Mỹ, Nhật, do kinh tế phát triển mạnh nên vấn đề xử lý nước thải đã được quan tâm từ những năm 1970 của thế kỷ XX Ngày nay, thế giới hiện có hai xu hướng xử lý nước thải, đó là xử lý tập trung và xử lý phi tập trung Mỗi xu hướng đều có những ưu điểm riêng tùy thuộc từng khu vực Đối với mô hình xử lý nước thải tập trung có ưu điểm: hiệu quả xử lý cao nên được các nước phát... trạm xử lý nước thải tập trung với 14 trạm Nhiều đô thị lớn như QuyNhơn, Nha Trang vẫn chưa có trạm xử lý nước thải tậptrung Nước thải sinh hoạt đượcxử lý sơ bộ qua bể tự hoại sau đó theo các tuyến cống và xả trực tiếp ra môi trường Năm 2008, tại TP Hồ Chí Minh đã xây dựng nhà máy xử lý nước thải lớn nhấtViệt Nam với công suất 140.000 m 3/ng.đ Tại TP Hà Nội đang xây dựng nhà máy xử l nước thải công. .. bệnh viện, trường học vẫn thải trực tiếp nước thải vào môi trường • Hệ thống xử lý nước thải được xây dựng không sát thực tế xả thải: Vấn đề này đến từ các công ty xây dựng hệ thống: hệ thống xử lý nước thải được tư vấn, thiết kế, lắp đặt không sát thực tế, dẫn đến khi vận hành gặp nhiều khó khăn Ví dụ như hai hệ thống xử lý nước thải sau: Công ty dệt nhuộm Phong Phú với HTXLNT công suất 4800 m3/ngày,... xử lý cục bộ trước khi xả vào mạng nước thoát nước chung hoặc vào nguồn nước tùy theo mức độ xử lý (Lương Đức Phẩm, 2009) c Nước mưa chảy tràn Nước thải là nước mưa sau khi mưa chảy trên mặt đất và kéo theo các chất cặn bã, dầu mỡ, khi đi vào hệ thống thoát nước 2.1.2 Các hình thức xử lý nước thải Mục đích của xử lý nước thải là khử các tạp chất sao cho nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn chất lượng theo... yếu bởi đặc tính sản phẩm được sản xuất (Ths Lâm Vĩnh Sơn, 2008) Bảng 2.1 Lưu lượng nước thải của một số ngành công nghiệp STT Ngành công nghiệp Giá trị m3/ tấn sản phẩm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Đồ hộp đậu Đồ hộp trái cây/rau quả Chế biến hải sản Bia Thịt hộp Sữa Rượu Bột giấy Xeo giấy Tẩy Nhuộm 50 – 70 4 – 35 30 – 120 10 – 16 15 – 20 10 – 20 60 – 80 250 – 800 120 – 160 200 – 300 30 – 60 TS Lê Hoàng Nghiêm,