Phương pháp nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải Công ty CP thực phẩm – xuất khẩu Trung Sơn – Hưng Yên (Trang 30)

Để việc nghiên cứu đạt hiệu quả tốt, khóa luận sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau đây:

3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp.

Đây là phương pháp dựa vào các kết quả nghiên cứu có trước để lựa chọn những thông tin bổ ích và có sẵn để phục vụ cho việc viết tổng quan cho đề tài.

Thu thập số liệu về tình hình hoạt động của nhà máy.

Thu thập số liệu về hệ thống xử lý nước thải của nhà máy. 3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp.

Khảo sát hệ thống xử lý nước thải: Quan sát, chụp ảnh các bể trong hệ thống xử lý, nước thải đầu vào, đầu ra của từng bể và của cả hệ thống xử lý.

Thu thập các thông tin cần thiết về hệ thống xử lý nước thải. 3.4.3. Phương pháp lấy mẫu và phân tích môi trường

Lấy mẫu, đo đạc, phân tích các thông số đặc trưng của nước thải trước và sau khi vào các bể xử lý và của cả hệ thống xử lý.

Phương pháp lấy mẫu: Lấy mẫu thẩm tra

Số lần lấy mẫu: 1 lần

Số lượng mẫu lấy: 5 mẫu / 1 lần

Sơ đồ vị trí lấy mẫu Nước thải M1 M2 M3 Vận chuyển, xử lý M4 M5

Hình 3.1. Sơ đồ vị trí lấy mẫu

Song chắn rác Bể thu gom Bể điều hòa Sân phơi bùn Bể tuyển nổi Bể hiếu khí Bể lắng I

Môi trường tiếp nhận

Vị trí lấy mẫu:

M1: Nước thải trước khi vào bể điều hòa.

M2: Nước thải sau khi qua bể điều hòa.

M3: Nước thải sau khi qua bể tuyển nổi.

M4: Nước thải sau khi qua bể hiếu khí aerotank.

M5: Nước thải sau khi qua bể lắng.

Các thông số phân tích: pH, COD, NH4+, Tổng Nitơ (TN).

Bảo quản mẫu: Mẫu được bảo quản tối ở nhiệt độ từ 0 – 40C.

Phương pháp phân tích:

pH: Đo bằng máy đo theo TCVN 6492-1992 (ISO 10523-1994).

COD: Phương pháp oxy hóa bằng K2Cr2O7 trong môi trường axit theo TCVN 6491-1999 ( ISO 6060-1989)

Tổng Nitơ (TN): TCVN 6638 : 2000 (ISO 10048 : 1991) Chất lượng nước – Xác định Nitơ – Vô cơ hóa sau khi khử bằng hợp kim Devarda;

NH4+: TCVN 6179 – 2 : 1996 (ISO 7150 – 2 : 1986) Chất lượng nước – Xác định amoni – Phần 2: Phương pháp trắc phổ tự động

3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu.

Xử lý số liệu bằng phần mềm Excel. 3.4.5. Phương pháp đánh giá.

Đánh giá hiệu quả xử lý. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hiệu quả về kỹ thuật

Khả năng giảm thiểu chất thải, độc tính: Hiệu quả xử lý nước thải của từng công đoạn và của cả hệ thống xử lý được tính theo công thức:

H = (Nước thải đầu ra / nước thải đầu vào) * 100%

Hiệu quả về sự tuân thủ: Các thông số của nước thải đầu ra được so sánh với QCVN 11: 2008/BTNMT. Từ đó, đánh giá sự tuân thủ của Công ty trong việc xử lý nước thải.

Hiệu quả về kinh tế

Tính toán chi phí xử lý 1m3 nước thải của hệ thống xử lý nước thải. Sau đó, so sánh với chi phí trung bình để xử lý 1m3 nước thải của các hệ thống xử lý nước thải khác

Hiệu quả về môi trường

- Khả năng tái sử dụng và xử lý chất thải thứ cấp

- Khả năng ảnh hường của hệ thống xử lý tới môi trường xung quanh

- Năng lượng và hóa chất sử dụng cho hệ thống xử lý nước thải hoạt động

Phần 4

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải Công ty CP thực phẩm – xuất khẩu Trung Sơn – Hưng Yên (Trang 30)