1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận văn 10đ khoa kế toán HVTC TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ BIA – RƯỢU – NƯỚC GIẢI KHÁT HÀ NỘI

133 688 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 133
Dung lượng 4,15 MB

Nội dung

- Kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ hạ giá thành sản phẩm * Nhiệm vụ của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Trong quản trị doanh nghiệp, CPSX và

Trang 1

BỘ TÀI CHÍNH

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH Họ và tên: Nguyễn Thu Thủy

Lớp: CQ48/21.06

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ

BIA – RƯỢU – NƯỚC GIẢI KHÁT HÀ NỘI

Chuyên ngành: Kế toán doanh nghiệp

Mã số: 21

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: Th.S NGUYỄN THỊ MỸ TRINH

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đam đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực, xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập.

Tác giả luận văn tốt nghiệp

Nguyễn Thu Thủy

Trang 3

MỤC LỤC

Trang bìa i

Lời cam đoan ii

Mục lục iii

Danh mục chữ viết tắt trong luận văn vi

Danh mục sơ đồ trong luận văn vii

Danh mục bảng biểu trong luận văn viii

MỞ ĐẦU ix

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 1

1.1 Sự cần thiết khách quan phải tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất 1

1.1.1 Khái niệm, bản chất chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 1

1.1.2 Yêu cầu quản lý đối với chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 3

1.2 Phân loại CPSX và giá thành sản phẩm 5

1.2.1 Phân loại CPSX 5

1.2.2 Phân loại giá thành sản phẩm 9

1.3 Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất 10

1.3.1 Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất 10

1.3.2 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất 11

1.3.3 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất 12

1.3.3.1 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên 12

1.3.3.2.Kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ 21

1.4 Đánh giá sản phẩm làm dở và tính giá thành sản phẩm 23

Trang 4

1.4.2 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang 24

1.4.3 Các phương pháp tính giá thành sản phẩm 27

1.5 Sổ kế toán tập hợp CPSX và giá thành sản phẩm 28

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CPSX VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CTY CPĐTPT CN BIA-RƯỢU-NGK HÀ NỘI 29

2.1 Tổng quan về công ty 29

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển công ty Cổ phần Đầu tư phát triển công nghệ Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội 29

2.1.2 Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh ở công ty Cổ phần Đầu tư phát triển công nghệ Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội 30

2.1.3 Đặc điểm tổ chức quản lý ở công ty Cổ phần Đầu tư phát triển công nghệ Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (HABECO-ID) 35

2.1.4 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty Cổ phần Đầu tư phát triển công nghệ Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (HABECO-ID) 39

2.1.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty Cổ phần Đầu tư phát triển công nghệ Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (HABECO-ID) 39

2.1.4.2 Tổ chức hạch toán kế toán tại công ty Cổ phần Đầu tư phát triển công nghệ Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội 41

2.1.4.3 Kế toán trong điều kiện áp dụng kế toán máy 43

2.2 Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghệ bia - rượu - nước giải khát hà nội (HABECO-ID) 48

2.2.1 Đối tượng và phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất 48

2.2.2 Phân loại chi phí sản xuất 48

2.2.3 Kế toán tập hợp CPSX 49

2.2.3.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 49

Trang 5

2.2.3.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 60

2.2.3.3 Kế toán chi phí sản xuất chung: 72

2.2.3.4 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp 93

2.2.4.Thực trạng công tác tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần Đầu tư phát triển công nghệ Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội ( HABECO-ID) 95

2.2.4.1 Đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành ở công ty Cổ phần Đầu tư phát triển công nghệ Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội 95

2.2.4.2 Kiểm kê tính giá sản phẩm dở dang: 95

2.2.4.3.Phương pháp tính giá thành ở công ty 97

CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ BIA – RƯỢU – NGK HÀ NỘI (HABECO-ID) 106

3.1 Đánh giá chung về thực trạng kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm tại Công ty và phương hướng hoàn thiện: 106

3.2 Giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần đtptcn bia-rượu-NGK Hà Nội (HABECO-ID) .112

3.2.1 Về việc sử dụng hệ thống tài khoản kế toán 112

3.2.2 Về kế toán chi phí sản xuất chung 113

3.2.3 Về phương pháp tính giá thành sản phẩm 114

Trang 6

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

STT Ký hiệu viết tắt Ý nghĩa từ viết tắt

2 ĐTPT CN Đầu tư phát triển công nghệ

8 CPNVLTT Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

9 CPNCTT Chi phí nhân công trực tiếp

21 NK, PNK Nhập kho, Phiếu nhập kho

22 XK, PXK Xuất kho, Phiếu xuất kho

Trang 7

DANH MỤC SƠ ĐỒ TRONG LUẬN VĂN

Trang 8

DANH MỤC BẢNG BIỂU TRONG LU N VĂN ẬN VĂN

2.1 Bảng định mức NVL sản xuất bia lon 52

2.2 Bảng đơn giá tiền lương của Tổ lọc PX chế biến 63

2.6 Bảng phân bổ lương và các khoản trích theo lương 67

2.7 Bảng phân bổ chi phí nhân công trực tiếp 68

Trang 9

LỜI MỞ ĐẦU

Nền kinh tế nước ta hiện nay là một nền kinh tế thị trường, các doanhnghiệp muốn tồn tại và phát triển buộc phải đáp ứng tốt nhu cầu thị trường,hay nói cách khác các doanh nghiệp phải tuân thủ đồng thời các quy luật cungcầu, quy luật giá trị và đặc biệt là quy luật cạnh tranh trên thị trường Để sảnphẩm của mình có thể đứng vững trên thị trường, doanh nghiệp phải thúc đẩycông tác nghiên cứu thị trường, thay đổi mẫu mã sản phẩm cho phù hợp, nângcao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành Muốn làm được điều đó, doanhnghiệp phải sử dụng và quản lý chi phí sản xuất một cách có hiệu quả, phảihạch toán chính xác, đầy đủ, kịp thời các chi phí sản xuất bỏ ra để tính chínhxác giá thành sản phẩm Từ đó có những biện pháp giúp doanh nghiệp nângcao lợi thế cạnh tranh trên thị trường

Xét trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế, việc hạ giá thành sản phẩm củadoanh nghiệp đem lại sự tăng tích luỹ cho nền kinh tế Do đó, hạ giá thànhsản phẩm không chỉ là vấn đề của các doanh nghiệp mà còn là vấn đề quantâm của toàn ngành, toàn xã hội

Làm tốt công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sẽgiúp doanh nghiệp tính toán giá thành một cách chính xác để từ đó xác địnhđược kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Đồng thời sẽ cung cấp nhữngthông tin cần thiết cho bộ máy quản lý để các nhà quản trị đưa ra những biệnpháp chiến lược phù hợp, giúp doanh nghiệp sử dụng vốn hiệu quả, chủ độngtrong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình

Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển công nghệ Bia- Rượu-Nước giảikhát Hà Nội chuyên đầu tư, sản xuất, mua bán các mặt hàng rượu, bia, nướcgiải khát, cồn lương thực, thực phẩm, đường,… Sản phẩm của công ty luôn

Trang 10

Vì vậy, vấn đề hạ thấp giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh là vấn

đề quan tâm hàng đầu của công ty

Là một sinh viên của trường Học Viện Tài Chính, trải qua quá trìnhthực tập tại Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển công nghệ Bia- Rượu-Nướcgiải khát Hà Nội, em đã được đi sâu tìm hiểu cơ cấu tổ chức và công tác quản

lý bộ máy của công ty cũng như thấy được tầm quan trọng của công tác tổchức kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm Chính vì vậy, em đã lựa

chọn đề tài “Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

tại Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển công nghệ Bia- Rượu-Nước giải khát Hà Nội” để làm đề tài tốt nghiệp của mình.

Ngoài phần mở đầu và kết luận thì nội dung của khóa luận gồm 3 chươngsau:

Chương 1 : Lý luận chung về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và

tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất.

Chương 2 : Thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển công nghệ Bia- Rượu-Nước giải khát Hà Nội.

Chương 3 : Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển công nghệ Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội.

Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù đã cố gắng hết sức và được sự giúp

đỡ nhiệt tình của các cán bộ ở phòng Tài chính – Kế toán Công ty Cổ phầnĐầu tư phát triển công nghệ Bia- Rượu-Nước giải khát Hà Nội, đặc biệt đượcsự hướng dẫn tận tình của cô Nguyễn Thị Mỹ Trinh, nhưng do thời gian vàtrình độ kiến thức của bản thân có hạn, nhất là bước đầu mới tiếp cận thực tếnên bài luận của em còn nhiều thiếu sót và hạn chế Em mong nhận được sựgóp ý, chỉ bảo của cô giáo để đề tài nghiên cứu hoàn thiện hơn

Trang 11

Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của cô Nguyễn Thị Mỹ Trinh và

các cán bộ phòng Tài chính – Kế toán của Công ty Cổ phần Đầu tư phát triểncông nghệ Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội đã giúp em hoàn thành khóaluận này

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên

Nguyễn Thu Thủy

Trang 12

CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 1.1 Sự cần thiết khách quan phải tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất

1.1.1 Khái niệm, bản chất chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

Trong một doanh nghiệp, để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanhphải có đủ ba yếu tố cơ bản là: tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức laođộng Quá trình sản xuất kinh doanh là quá trình tiêu hao các yếu tố đó để tạo

ra các loại sản phẩm lao vụ và dịch vụ Sự tiêu hao các yếu tố này trong quátrình sản xuất kinh doanh tạo ra các chi phí tương ứng

CPSX là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống,lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp đã chi ratrong quá trình hoạt động sản xuất, chế tạo sản phẩm hoặc cung cấp lao vụ,dịch vụ trong một kỳ nhất định

Như vậy bản chất của CPSX là:

- Những phí tổn (hao phí) về các yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuấtgắn liền với mục đích kinh doanh

- Lượng chi phí phụ thuộc vào khối lượng các yếu tố sản xuất đã tiêu haotrong kỳ và giá cả của một đơn vị yếu tố sản xuất đã hao phí

- CPSX được đo lường bằng thước đo tiền tệ và được xác định trong mộtkhoảng thời gian xác định

Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ những hao phí

về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí khác được tính trên mộtkhối lượng sản phẩm lao vụ, dịch vụ hoàn thành nhất định

Trang 13

Như vậy bản chất của giá thành sản phẩm là giá trị của các yếu tố chiphí được chuyển dịch vào những sản phẩm đã hoàn thành.

* Mối quan hệ giữa CPSX và giá thành sản phẩm:

Xét về mặt bản chất, CPSX và giá thành sản phẩm là biểu hiện hai mặtcủa quá trình sản xuất kinh doanh, đều là biểu hiện bằng tiền của những haophí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã chi ra

Tuy nhiên, CPSX và giá thành sản phẩm khác nhau về mặt phạm vi và

về mặt lượng

- Về mặt phạm vi: nói đến CPSX là xét các hao phí trong một thời kỳnhất định, không phân biệt cho loại sản phẩm nào, đã hoàn thành hay chưa,còn nói đến giá thành sản phẩm là xác đinh một lượng CPSX nhất định, tínhcho một đại lượng kết quả hoàn thành nhất định Ví dụ: khoản chi phí trảtrước là khoản chi phí đã chi ra trong kỳ, có tác dụng trong nhiều kỳ, để giáthành sản phẩm ổn định và hợp lý, chỉ một bộ phận chi phí này được tínhvào giá thành sản phẩm trong kỳ còn lại phải phân bổ cho kỳ sau Hay khoảnchi phí phải trả thực tế chưa phát sinh trong kỳ này nhưng vẫn được tríchtrước một phần vào giá thành sản phẩm trong kỳ

- Về mặt lượng: giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ bao gồm CPSXcủa kỳ trước chuyển sang và một phần của CPSX phát sinh trong kỳ:

CPSX dởdang cuối kỳGiá thành sản phẩm mang tính chủ quan, việc giới hạn chi phí tính vào giáthành sản phẩm gồm những chi phí nào còn tùy thuộc vào quan điểm tínhtoán xác định chi phí, doanh thu và kết quả, cũng như quy định của chế độquản lý kinh tế - tài chính, chế độ kế toán hiện hành Những quan điểm vàquy định đó đôi khi không hoàn toàn phù hợp với bản chất của chi phí và tính

Trang 14

giá thành sản phẩm, đòi hỏi các nhà quản trị doanh nghiệp cần phải nhận thức

rõ ràng, đầy đủ để sử dụng thông tin cho thích hợp

1.1.2 Yêu cầu quản lý đối với chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

Trong quản lý, người ta sử dụng nhiều công cụ khác nhau nhưng trong

đó kế toán luôn được coi là công cụ quản lý hữu hiệu nhất Với chức năng của

nó kế toán cung cấp cho các nhà quản trị số liệu về chi phí của từng bộ phậncũng như toàn doanh nghiệp để đánh giá, phân tích tình hình thực hiện địnhmức, dự toán chi phí trong doanh nghiệp Xét trên góc độ quản lý, người quản

lí cần biết rõ nội dung cấu thành của chi phí và giá thành từ đó hạn chế ảnhhưởng của yếu tố tiêu cực, phát huy mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tíchcực, khai thác và sử dụng một cách có hiệu quả lao động vật tư, tiền vốn,không ngừng nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm

Đặc biệt, trong nền kinh tế mở với nhiều chủng loại hàng hoá phongphú đa dạng thì vấn đề quyết định sự tồn tại của mỗi doanh nghiệp là giáthành sản phẩm Do đó, để thực hiện được mục tiêu hạ giá thành sản phẩm, kếtoán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm cần thực hiện tốt các yêu cầusau:

- Thường xuyên kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất ở cácbộ phận phân xưởng trong doanh nghiệp

- Xác định đúng đối tượng tập hợp CPSX và đối tượng tính giá thànhsản phẩm

- Tập hợp và phân bố từng loại CPSX theo đúng đối tượng bằngphương pháp thích hợp

Trang 15

- Thực hiện việc kiểm tra định mức tiêu hao vật tư, kĩ thuật dự đoán chiphí nhằm thúc đẩy việc sử dụng tiết kiệm, hợp lí lao động, vật tư, tiền vốn đểgóp phần hạ giá thành sản phẩm.

- Tính toán chính xác đầy đủ giá thành và chi phí

- Kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ hạ giá thành sản phẩm

* Nhiệm vụ của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

Trong quản trị doanh nghiệp, CPSX và giá thành sản phẩm là nhữngchỉ tiêu kinh tế quan trọng luôn được các nhà quản lý quan tâm vì đó là chỉtiêu phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Tính đúng, tính đủ CPSX kinh doanh và giá thành sản phẩm là tiền đề để tiếnhành hạch toán kinh doanh, xác định kết quả hoạt động kinh doanh cũng nhưtừng sản phẩm lao vụ dịch vụ trong doanh nghiệp

Để tổ chức tốt công tác tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm, đápứng đầy đủ, trung thực và kịp thời yêu cầu quản lý CPSX và tính giá thànhsản phẩm, kế toán cần thực hiện tốt những nhiệm vụ sau:

- Phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời toàn bộ CPSX thực tế phát sinh

- Kiểm tra tình hình thực hiện các định mức chi phí vật liệu, nhâncông và các chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp Phát hiện kịpthời các khoản chênh lệch so với định mức, dự toán các khoản chi phí ngoàikế hoạch, các khoản thiệt hại, mất mát, hư hỏng trong quá trình sản xuất để

đề ra các biện pháp ngăn chặn kịp thời

- Tính toán chính xác, kịp thời giá thành sản phẩm, kết quả từng phầncũng như toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Trang 16

- Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch hạ giá thành của doanh nghiệp theotừng sản phẩm, từng hợp đồng, vạch ra khả năng và các biện pháp hạ giáthành một cách hợp lý và có hiệu quả

- Xác định đúng đắn và bàn giao thanh toán kịp thời cho các hợp đồngđến hạn Định kỳ kiểm tra và đánh giá khối lượng sản phẩm dở dang theonguyên tắc quy định

- Đánh giá đúng đắn kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ở từng hợpđồng từng bộ phận, tổ, đội sản xuất trong từng thời kỳ nhất định, kịp thời lậpcác báo cáo về CPSX và giá thành, cung cấp chính xác kịp thời các thông tinhữu ích về CPSX và giá thành phục vụ cho yêu cầu quản lý của lãnh đạodoanh nghiệp

1.2 Phân loại CPSX và giá thành sản phẩm

1.2.1 Phân loại CPSX

Trong các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, CPSX kinh doanh gồmnhiều loại có nội dung kinh tế khác nhau, mục đích và công dụng trong quátrình sản xuất cũng khác nhau Do đó yêu cầu quản lý đối với từng loại chiphí cũng khác nhau Việc quản lý sản xuất, quản lý CPSX không thể chỉ dựavào số liệu phản ánh tổng hợp CPSX mà còn phải căn cứ vào số liệu cụ thểcủa từng loại chi phí riêng biệt để phục vụ cho yêu cầu kiểm tra và phân tíchtoàn bộ CPSX hoặc từng yếu tố chi phí ban đầu của chúng theo từng sảnphẩm, theo từng nơi phát sinh chi phí và nơi chịu chi phí

Do đó, phân loại CPSX là một yêu cầu tất yếu để hạch toán chính xácCPSX và tính giá thành sản phẩm Phân loại CPSX một cách khoa học vàthống nhất không những có ý nghĩa quan trọng đối với công tác kế toán CPSX

và tính giá thành sản phẩm mà còn là tiền đề quan trọng để kế hoạch hoá,kiểm tra và phân tích CPSX của toàn bộ doanh nghiệp, thúc đẩy không ngừng

Trang 17

việc sử dụng tiết kiệm, hợp lý CPSX, hạ giá thành, phát huy hơn nữa vai tròcủa công tác kế toán đối với sự phát triển của doanh nghiệp.

Tùy theo từng yêu cầu quản lý, đối tượng cung cấp thông tin….màCPSX được phân loại theo các cách sau:

* Phân loại chi phí theo nội dung kinh tế (hay theo yếu tố)

Theo cách phân loại này, dựa vào nội dung kinh tế của chi phí sắp xếpnhững chi phí có cùng nội dung vào một loại và mỗi loại gọi là một yếu tố chiphí CPSX bao gồm các yếu tố chi phí sau :

- Chi phí về nguyên nhiên vật liệu :

Bao gồm toàn bộ chi phí về các loại đối tượng lao động là nguyên vậtliệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu

- Chi phí nhân công :

Là toàn bộ các khoản lương chính, lương phụ, tiền công và nhữngkhoản phụ cấp có tính chất như lương được tính vào chi phí mà doanh nghiệpphải trả cho người lao động trong kỳ

- Chi phí về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn

Các khoản này được trích theo lương của cán bộ công nhân viên đượctính vào chi phí theo quy định hiện hành: 24% bảo hiểm xã hội, 4,5% bảohiểm y tế, 2% kinh phí Công đoàn, 2% bảo hiểm thất nghiệp

- Chi phí khấu hao TSCĐ :

Trong quá trình sử dụng, TSCĐ bị hao mòn và giá trị hao mòn dịchchuyển dần vào giá trị sản phẩm được gọi là khấu hao TSCĐ Yếu tố chi phíkhấu hao TSCĐ phải trích cho tất cả TSCĐ sử dụng cho sản xuất kinh doanh

Trang 18

- Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài :

Bao gồm toàn bộ số tiền phải trả về các dịch vụ đã sử dụng vào hoạtđộng sản xuất kinh doanh do các đơn vị khác cung cấp như: chi trả tiền điện,tiền nước, điện thoại

- Yếu tố chi phí bằng tiền khác :

Đó là các chi phí bằng tiền ngoài các chi phí đã trả kể trên như: thuếmôn bài, thuế đất,

Đặc điểm của cách phân loại này là dựa vào hình thái nguyên thuỷ củatoàn bộ chi phí bỏ ra cho hoạt động sản xuất kinh doanh, không phân biệt chiphí đó dùng ở đâu, dùng cho sản phẩm nào, nếu doanh nghiệp tự sản xuất rađược một phần nguyên vật liệu và lại dùng nguyên vật liệu đó vào sản xuất thìnhững chi phí để tạo ra nguyên vật liệu đó phải được hạch toán vào nhữngyếu tố liên quan Vì vậy, qua cách phân loại trên ta thấy rõ được mức chi phí

về lao động sống và lao động vật hoá trong toàn bộ CPSX kinh doanh trongmột thời kỳ của doanh nghiệp và nó còn cho biết kết cấu, tỷ trọng của từngyếu tố cấu thành chi phí trong giá thành sản phẩm, lao vụ, làm căn cứ xâydựng kế hoạch cung ứng vật tư, kế hoạch huy động và sử dụng lao động vàophục vụ cho công tác thống kê theo yếu tố

* Phân loại chi phí theo công dụng kinh tế (hay phân loại chi phí theo khoản mục giá thành)

Mỗi yếu tố chi phí phát sinh đều có mục đích và công dụng nhất địnhđối với hoạt động sản xuất kinh doanh Căn cứ vào mục đích và công dụngkinh tế của chi phí để sắp xếp thành những khoản mục chi phí khác nhau Mỗikhoản mục chi phí chỉ bao gồm những chi phí có cùng mục đích và côngdụng, không phân biệt nội dung kinh tế Theo cách phân loại này toàn bộCPSX kinh doanh trong kỳ được chia thành các khoản mục chi phí sau đây:

Trang 19

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

Bao gồm các chi phí về nguyên nhiên vật liệu chính và nguyên liệu phụ

dùng để trực tiếp chế tạo ra sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp, nó khôngbao gồm những chi phí nguyên vật liệu sử dụng vào mục đích sản xuất chung

và những hoạt động ngoài sản xuất

Nguyên vật liệu là một yếu tố chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu giá thànhsản phẩm Trong doanh nghiệp, chi phí nguyên vật liệu được hạch toán theotừng đối tượng sử dụng, từng loại sản phẩm và áp dụng hình thức kế toán tậphợp chi phí nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên

- Chi phí nhân công trực tiếp:

Là những khoản tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp

- CPSX chung :

Là những chi phí duy trì bộ máy quản lý ở phân xưởng, tổ, đội sản xuất

và những chi phí dùng chung cho hoạt động sản xuất ở phân xưởng, tổ, độisản xuất Thuộc những chi phí này bao gồm:

+ Chi phí nhân công của nhân viên quản lý ở phân xưởng, tổ đội sản xuất.+ Chi phí vật liệu sử dụng cho nhu cầu sản xuất chung ở phân xưởng, tổđội sản xuất

+Chi phí khấu hao TSCĐ dùng phục vụ cho sản xuất ở phân xưởng, tổ,đội sản xuất

+ Chi phí về công cụ, dụng cụ dùng phục vụ sản xuất ở phân xưởng, tổ,đội sản xuất

+ Chi phí về dịch vụ mua ngoài dùng vào sản xuất ở phân xưởng, tổ, độisản xuất như: chi phí về tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại, tiền thuê sửa

Trang 20

+ Các khoản trích trước đã có sự thoả thuận của cơ quan tài chính như :trích sửa chữa lớn TSCĐ

+ Chi phí bằng tiền khác là các khoản chi phí khác ngoài các khoản chiphí đã nêu trên phát sinh ở phân xưởng, tổ, đội sản xuất như : chi về vănphòng phẩm, bảo hộ lao động, công tác phí

Phân loại chi phí theo công dụng của chi phí có tác dụng phục vụ choyêu cầu quản lý CPSX theo định mức (định mức tiêu hao nguyên, nhiên vậtliệu, định mức tiền lương ), theo dự toán chi phí, theo kế hoạch giá thành.Kế toán sử dụng cách phân loại này để tập hợp chi phí cấu thành giá thành sảnxuất của sản phẩm, lao vụ, làm tài liệu tham khảo để lập định mức CPSX vàlập kế hoạch giá thành sản xuất cho kỳ sau Đồng thời thông qua đó có thểphân tích đánh giá những khoản mục chi phí bất hợp lý từ đó tìm ra biện phápthích ứng nhằm giảm bớt từng loại chi phí để hạ giá thành

Ngoài hai cách phân loại chủ yếu trên, phục vụ cho công tác quản lý vàcông tác kế toán CPSX còn có thể phân loại theo các tiêu thức khác như: căncứ vào mối quan hệ giữa CPSX kinh doanh với số lượng, khối lượng sảnphẩm hoàn thành để chia CPSX thành chi phí cố định và chi phí biến đổi; căncứ vào phương pháp kế toán tập hợp chi phí để chia chi phí thành chi phí trựctiếp và chi phí phân bổ gián tiếp

1.2.2 Phân loại giá thành sản phẩm

Trong sản xuất sản phẩm công nghiệp, để giúp cho việc nghiên cứu vàquản lý tốt giá thành sản phẩm, ta cần phân biệt các loại giá thành

* Phân loại giá thành theo phạm vi chi phí giá thành:

+ Giá thành sản xuất toàn bộ: là loại giá thành trong đó bao gồm toàn bộbiến phí và định phí thuộc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân côngtrực tiếp, CPSX chung tính cho sản phẩm hoàn thành

Trang 21

+ Giá thành sản xuất theo biến phí: là loại giá thành mà trong đó chỉ baogồm biến phí thuộc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trựctiếp, CPSX chung tính cho sản phẩm hoàn thành.

+ Giá thành sản xuất có phân bổ hợp lý định phí sản xuất: là loại biếnphí trong đó bao gồm toàn bộ biến phí sản xuất tính cho sản phẩm sản xuấthoàn thành và 1 phần định phí sản xuất được phân bổ trên cơ sở mức hoạtđộng thực tế so với mức hoạt động theo công suất thiết kế

+ Giá thành toàn bộ theo biến phí: là loại giá thành sản phẩm trong đóbao gồm toàn bộ biến phí (biến phí sản xuất, biến phí bán hàng, biến phí quản

lý doanh nghiệp) tính cho sản phẩm tiêu thụ

+ Giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ: bao gồm giá thành sản xuất

và chi phí ngoài giá thành sản phẩm sản xuất tính cho sản phẩm tiêu thụ

* Phân loại giá thành theo thời điểm và cơ sở số liệu tính giá thành:

+ Giá thành kế hoạch: là giá thành sản xuất sản phẩm tính trên cơ sở

CPSX kế hoạch và sản lượng kế hoạch

+ Giá thành định mức: là giá thành sản xuất sản phẩm được tính trên cơsở các định mức chi phí hiện hành và chỉ tính cho đơn vị sản phẩm

+ Giá thành sản xuất thực tế: là giá thành sản xuất sản phẩm được tínhtrên cơ sở số liệu CPSX thực tế đã phát sinh do kế toán tập hợp và sản lượngsản phẩm được sản xuất thực tế trong kỳ

1.3 Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất

1.3.1 Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất

Đối tượng kế toán tập hợp CPSX là phạm vi và giới hạn để tập hợpCPSX theo các phạm vi và giới hạn đó Thực chất của việc xác định đối

Trang 22

tượng kế toán CPSX là xác định nơi gây ra chi phí (phân xưởng, bộ phận sảnxuất, giai đoạn công nghệ, …) hoặc đối tượng chịu chi phí (sản phẩm, đơn đặthàng…).

Khi xác định đối tượng kế toán CPSX phải căn cứ vào:

- Mục đích sử dụng của chi phí

- Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, quản lý sản xuất kinh doanh,quy trình công nghệ sản xuất, loại hình sản xuất sản phẩm

- Khả năng, trình độ và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp

Đối tượng kế toán CPSX trong các doanh nghiệp có thể là: Từng sảnphẩm, chi tiết sản phẩm, nhóm sản phẩm, đơn đặt hàng; Từng phân xưởng,giai đoạn công nghệ sản xuất; Toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất, toàndoanh nghiệp

1.3.2 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất

Mỗi loại CPSX thường liên quan đến nhiều đối tượng kế toán khácnhau Vì vậy phải xác định đúng đắn đối tượng liên quan để tổ chức tập hợpCPSX chính xác Thông thường có hai phương pháp tập hợp CPSX sau:

* Phương pháp tập hợp trực tiếp:

Phương pháp này được áp dụng với các chi phí có thể quy nạp, tập hợpcho từng đối tượng chịu chi phí Với những chi phí sử dụng có liên quan trựctiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí riêng biệt ( sản phẩm đơn chiếc, hàngloạt sản phẩm) thì hạch toán trực tiếp cho từng đối tượng đó

Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trong các doanh nghiệp sảnxuất vì nó tạo điều kiện cho kế toán tính giá thành và người quản lý đánh giáhiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

* Phương pháp phân bổ gián tiếp:

Trang 23

Phương pháp này được áp dụng đối với các chi phí gián tiếp(liên quan đến nhiều đối tượng) Do đó phải lựa chọn tiêu thức phân bổ chiphí cho các đối tượng liên quan theo công thức sau:

Bước 1: H = T C

Trong đó: H : hệ số phân bổ chi phí

C : Là tổng chi phí cần phân bổ cho các đối tượng

T : Là tổng đại lượng phân bổ của các đối tượng cần phân bổchi phí

Bước 2: Xác định chi phí cần phân bổ cho từng đối tượng đối tượng tập hợp

Trong đó: Ci là phần chi phí phân bổ cho đối tượng i

Ti là đại lượng tiêu chuẩn phân bổ dùng để phân bổ chi phícủa đối tượng i

1.3.3 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất

1.3.3.1 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên

a) Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm các khoản chi phí về nguyênvật liệu chính, vật liệu phụ, nửa thành phẩm mua ngoài,… sử dụng trực tiếpcho việc sản xuất, chế tạo sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịchvụ

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế phát sinh trong kỳ được xácđịnh theo công thức:

Trang 24

Trị giáNVLTTxuất dùngtrong kỳ

-Trị giáNVLTTcòn lại cuốikỳ

-Trị giá phếliệu thu hồi(nếu có)

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chủ yếu là chi phí trực tiếp nên thườngđược tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng Trong trường hợp chi phí nguyênvật liệu trực tiếp liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí mà không thểtập hợp trực tiếp được thì sử dụng phương pháp tập hợp và phân bổ gián tiếp Chứng từ kế toán sử dụng chủ yếu trong kế toán chi phí nguyên vật liệutrực tiếp là: phiếu xuất kho, phiếu báo nguyên vật liệu dùng chưa hết đem lạinhập kho, chứng từ phản ánh số lượng, đơn giá phế liệu thu hồi,…

Để kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng TK 621- chiphí nguyên vật liệu trực tiếp

Sơ đồ 1.1

Sơ đồ các nghiệp vụ kế toán chủ yếu về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

Trang 25

Chú giải sơ đồ:

(1): Xuất kho nguyên vật liệu dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm

(2): Mua ngoài vật tư xuất thẳng cho sản xuất sản phẩm

(3a): Cuối kỳ, vật tư dùng không hết nhập lại kho

(3b): Cuối kỳ, vật tư dùng không hết để lại nơi sản xuất và ghi âm (kỳ sau, ghinhư nghiệp vụ 1)

(4): Phế liệu thu hồi do sử dụng vật tư

(5): Cuối kỳ, phân bổ và kết chuyển chi phí NVLTT cho các đối tượng gánhchịu chi phí

(6): Phần chi phí NVLTT vượt trên mức bình thường

Trang 26

b) Kế toán chi phí nhân công trực tiếp

Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả cho công nhântrực tiếp sản xuất sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ gồm:tiền lương chính, tiền lương phụ, các khoản phụ cấp, tiền trích BHXH,BHYT, KPCĐ theo số tiền lương của công nhân sản xuất

Chi phí nhân công trực tiếp thường là các khoản chi phí trực tiếp nên

nó được tập hợp trực tiếp vào các đối tượng tập hợp chi phí liên quan Trongtrường hợp không tập hợp trực tiếp được thì chi phí nhân công trực tiếp đượctập hợp chung sau đó kế toán sẽ phân bổ cho từng đối tượng theo một tiêuchuẩn phân bổ hợp lý

Chứng từ kế toán thường sử dụng trong kế toán chi phí nhân công trựctiếp là: bảng phân bổ tiền lương, bảng thanh toán tiền lương, bảng tổng hợpthanh toán tiền lương,…

Để kế toán chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng TK 622 – chiphí nhân công trực tiếp

Sơ đồ 1.2

Sơ đồ các nghiệp vụ kế toán chủ yếu về CPNCTT

Trang 27

Sơ đồ kế toán chi phí nhân công trực tiếp:

Chú giải sơ đồ:

(1): Tiền lương, tiền công, phụ cấp, tiền ăn ca phải trả công nhân trực tiếp sảnxuất

(2): Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất

Trang 28

c) Kế toán chi phí sản xuất chung

CPSX chung là những khoản chi phí cần thiết khác phục vụ cho quá trìnhsản xuất sản phẩm phát sinh ở các phân xưởng, bộ phận sản xuất CPSXchung được tổ chức tập hợp theo từng phân xưởng, đội sản xuất, quản lý chitiết theo tường yếu tố chi phí, mặt khác CPSX chung còn phải được tổng hợptheo chi phí cố định và chi phí biến đổi

CPSX chung cố định được phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vịsản phẩm được dựa trên công suất bình thường của máy móc sản xuất Nếumức sản phẩm thực tế sản xuất cao hơn công xuất bình thường thì CPSXchung cố định được phân bổ theo chi phí thực tế phát sinh Nếu mức sảnphẩm thực tế sản xuất thấp hơn công suất bình thường thì CPSX chung cốđịnh chỉ được phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theomức công suất bình thường

- CPSX chung biến đổi được phân bổ hết vào chi phí chế biến cho mỗiđơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh

Để tập hợp và phân bổ CPSX chung, kế toán sử dụng TK 627 - CPSXchung

Sơ đồ 1.3

Sơ đồ các nghiệp vụ kế toán chủ yếu về CPSXC

Trang 29

Sơ đồ kế toán chi phí sản xuất chung:

Chú giải sơ đồ:

(1): Chi phí nhân viên

(2): Chi phí vật liệu

(3): Chi phí công cụ dụng cụ

Trang 30

(4): Chi phí khấu hao TSCĐ

(5): Chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền

(6): CPSX chung phân bổ vào chi phí chế biến trong kỳ

(7): CPSX chung dưới mức công suất không được tính vào giá thành sảnphẩm mà tính vào giá vốn hàng bán

d) Kế toán tập hợp CPSX toàn doanh nghiệp

Cuối kỳ kế toán, CPSX sau khi tập hợp riêng từng khoản mục chi phínguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, CPSX chung, kế toán sẽtiến hành kết chuyển các loại chi phí này để tập hợp CPSX chung toàn doanhnghiệp

Tùy thuộc vào việc doanh nghiệp áp dụng phương pháp kế toán hàngtồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên hay phương pháp kiểm kêđịnh kỳ mà tài khoản kế toán sử dụng có sự khác nhau: TK 154 hoặc TK 631

Sơ đồ 1.4

Sơ đồ kế toán tổng hợp CPSX toàn doanh nghiệp theo PP KKTX:

Trang 31

Phân bổ, k/c chi phí NCTT

Phân bổ, k/c chi phí SXC

K/c các khoản làm giảm giá

thành

Giá thành thực tế SP nhập kho

Giá thành thực tế SP gửi bán

Giá thành thực tế SP

bán ngay không qua kho

TK 138, 152

TK 632

CP NVLTT vượt

trên mức bình thường

CP NCTT vượt

trên mức bình thường

CPSXC dưới mức công suất không được tính vào Zsp

Trang 32

1.3.3.2.Kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ.

Theo phương pháp kiểm kê định kỳ, việc tổ chức kế toán các khoản mục chiphí vẫn giống như phương pháp kê khai thường xuyên, được thực hiện trêncác tài khoản:

- TK 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

- TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp

- TK 627 - Chi phí sản xuất chung

Toàn bộ quá trình tổng hợp chi phí sản xuất cuối kỳ, tính giá thành sản phẩmđược thực hiện trên tài khoản 631 - Giá thành sản xuất Tài khoản 154 - Chiphí sản xuất kinh doanh dở dang, chỉ sử dụng để phản ánh và theo dõi chi phísản xuất kinh doanh dở dang đầu kỳ và cuối kỳ

Sơ đồ 1.5

Sơ đồ kế toán tổng hợp CPSX toàn doanh nghiệp theo PPKKĐK

Trang 33

Sơ đồ kế toán tổng hợp CPSX toàn doanh nghiệp theo PP KKĐK:

kỳ

Tập hợp CP SXC

Kết chuyển CP SXC được phân

bổ

Kết chuyển CP SXC không được phân bổ

Kết chuyển giá thành thực tế sx sp hoàn thành trong

kỳ

Trang 34

1.4 Đánh giá sản phẩm làm dở và tính giá thành sản phẩm

1.4.1 Đối tượng tính giá thành sản phẩm, kỳ tính giá thành sản phẩm

 Đối tượng tính giá thành: là các sản phẩm, công việc, lao vụ mà doanhnghiệp sản xuất đã hoàn thành đòi hỏi phải tính tổng giá thành và giá thànhđơn vị

Xác định đối tượng tính giá thành là công việc đầu tiên trong toàn bộ côngviệc tính giá thành của sản phẩm của kế toán Việc xác định đối tượng tính giáthành ở từng doanh nghiệp cụ thể cần phải căn cứ vào các yếu tố sau:

- Đặc điểm tổ chức và cơ cấu sản xuất của doanh nghiệp

- Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất chế tạo sản phẩm

- Đặc điểm sử dụng thành phẩm, nửa thành phẩm

- Các yêu cầu quản lý, yêu cầu cung cấp thông tin cho việc ra quyếtđịnh trong doanh nghiệp

- Khả năng và trình độ quản lý của doanh nghiệp

Đối tượng tính giá thành có thể sản phẩm, lao vụ, dịch vụ hoàn thành củaquá trình sản xuất, hay là thành phẩm, bán thành phẩm ở từng giai đoạn côngnghệ, từng bộ phận chi tiết sản phẩm…

Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành giốngnhau ở bản chất, đều là những phạm vi, giới hạn nhất định để tập hợp chi phísản xuất theo đó và cũng phục vụ cho công tác quản lý, phân tích, kiểm tra chiphí, giá thành sản phẩm Giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ, việc xác địnhhợp lý đối tượng kế toán tâp hợp chi phí sản xuất là tiền để, điều kiện để tínhgiá thành theo các đối tượng tính giá thành trong doanh nghiệp

Tuy nhiên, giữa hai khái niệm này vận có sự khác nhau nhất định

- Xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất là xác định phạm vi, giớihạn tổ chức kế toán chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ.Xác định đối tượng

Trang 35

tính giá thành là xác định phạm vi, giới hạn của chi phí liên quan đến kết quảsản xuất đã hoàn thành của quy trình sản xuất.

- Đối tượng tập hợp CPSX là căn cứ để mở các tài khoản, các sổ chitiết, tổ chức ghi chép ban đâu, tập hợp số liệu CPSX chi tiết theo từng đốitượng, giúp doanh nghiệp tăng cường công tác kiểm tra, tiết kiệm chi phí Đốitượng tính giá thành là căn cứ để lập bảng biểu chi tiết tính giá thành, lựachọn phương pháp tính giá thành hợp lý, phục vụ cho công việc kiểm tra tìnhhình thực hiện kế hoạch giá thành, và tính hiệu quả kinh doanh của doanhnghiệp

- Trong thực tế có những trường hợp một đối tượng kế toán chi phí sảnxuất lại bao gồm nhiều đối tượng tính giá thành và ngược lại

Tuỳ thuộc vào mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp CPSX và đối tượngtính giá thành mà ta cần lựa chọn phương pháp tính giá thành thích hợp

 Kỳ tính giá thành sản phẩm: là khoảng thời gian mà bộ phận kế toángiá thành phải tiến hành công việc tính giá thành cho các đối tượng tính giáthành Việc xác định kỳ tính giá thành phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức sảnxuất của sản phẩm và chu kỳ sản xuất của chúng, có thể là hàng tháng, hàngquý, hoặc kết thúc chu kỳ sản xuất sản phẩm

1.4.2 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang

Sản phẩm dở dang là sản phẩm, công việc còn đang trong quá trìnhsản xuất, gia công, chế biến trên các giai đoạn của quy trình công nghệ, hoặcđã hoàn thành một vài quy trình chế biến nhưng vẫn còn phải gia công chếbiến mới trở thành sản phẩm hoàn thành

Đánh giá sản phẩm dở dang là việc tính toán xác định phần CPSX trong kỳcho khối lượng sản phẩm làm dở cuối kỳ theo những nguyên tắc nhất định

Trang 36

Để xác định được giá thành sản phẩm một cách chính xác, một trongnhững điều kiện quan trọng là phải đánh giá chính xác sản phẩm làm dở cuối

kỳ, tức là xác định số CPSX tính cho sản phẩm làm dở cuối kỳ phải chịu.Muốn vậy phải tổ chức kiểm kê chính xác khối lượng sản phẩm dở dang trong

kỳ, đồng thời xác định đúng đắn mức độ hoàn thành của từng khối lượng sảnphẩm làm dở so với khối lượng hoàn thành theo quy ước ở từng giai đoạn sảnxuất

* Phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, hoặc theo chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp

Phương pháp này áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp có chi phínguyên liệu, vật liệu chính trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng CPSX, khốilượng sản phẩm dở dang ít và tương đối ổn định giữa các kỳ và chỉ tính chosản phẩm dở phần chi phí nguyên liệu, vật liệu chính trực tiếp, cùng cácCPSX khác được tính hết cho sản phẩm hoàn thành trong kỳ

Chi phí sản phẩm dở dang được xác định theo công thức:

+ Theo phương pháp bình quân:

Dđk + CV

QHT + QDCK

Trong đó:

-DCK,DDK : là CPSX dở dang cuối kỳ,đầu kỳ

-CV: là chi phí nguyên liệu,vật liệu chính trực tiếp phát sinh trong kỳ-QDCK: là khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ

Trang 37

+ Theo phương pháp nhập trước xuất trước:

Cv

Qbht +Qdck

Trong đó:

-Qbht : là khối lượng sản phẩm bắt đầu sản xuất và hoàn thành trong kỳ

Đối với doanh nghiệp có quy trình công nghệ phức tạp kiểu chế biến liên tục thì từ giai đoạn 2→giai đoạn n :

dcki dcki

hti

cs i N dki

Q Q

Z D

cs i N

Q Q

Z

 (1)

Trong đó: C : CP NVLTT phát sinh trong kỳ

Dck và Ddk : Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ và đầu kỳ

Qht : Khối lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ

Qbht : Khối lượng sản phẩm mới đưa vào sản xuất và hoàn thành ngay trong kỳ (Qbht = Qht - Qddk)

Qddk và Qdck: Khối lượng sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ

ZN(i-1)cs : Giá thành nửa thành phẩm giai đoạn trước chuyển sang.Phương pháp này có ưu điểm là tính toán nhanh chóng, đơn giản Tuy nhiên, giá trị sản phẩm dở xác định được kém chính xác vì không tính đến cácchi phí chế biến khác

1.4.3 Các phương pháp tính giá thành sản phẩm

Trang 38

Phương pháp tính giá thành sản phẩm: là phương pháp hoặc hệ thống

phương pháp được sử dụng để tính giá thành của đơn vị sản phẩm, mang tínhthuần túy kỹ thuật tính toán chi phí cho từng đối tượng tính giá thành Tùythuộc vào đối tượng hạch toán chi phí và đối tượng tính giá thành sản phẩmtrong từng điều kiện cụ thể mà doanh nghiệp lựa chọn phương pháp tính giáthành cho phù hợp Trong các doanh nghiệp hiện nay thường sử dụng cácphương pháp tính giá thành sau:

- Phương pháp tính giá thành theo công việc

- Phương pháp tính giá thành sản xuất theo quá trình sản xuất

- Phương pháp tính giá thành giản đơn

- Phương pháp tính giá thành theo hệ số

- Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ

- Phương pháp tính giá thành loại trừ CPSX sản phẩm phụ

- Tính giá thành phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm

- Tính giá thành phân bước không tính giá thành nửa thành phẩm

Do giới hạn của luận văn nên em xin phép chỉ đi sâu nghiên cứu vềphương pháp tính giá thành mà doanh nghiệp nghiên cứu áp dụng, đó là “Phương pháp tính giá thành giản đơn”

- Phương pháp tính giá thành giản đơn: Công thức tính giá thành giản đơn: + Tổng giá thành (Z): Z = Dđk + C + Dck

+ Giá thành đơn vị (z):

z = ZQht

Trang 39

1.5 Sổ kế toán tập hợp CPSX và giá thành sản phẩm

Kế toán tập hợp CPSX và giá thành sản phẩm sử dụng các sổ

+ Sổ chi tiết TK 621, 622, 627, 154 (631)

+ Sổ cái các TK 621, 622, 627, 154 (631)

+ Các bảng kê, tờ kê chi phí

+ Bảng tính giá thành

+ Các sổ kế toán có liên quan

Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán trên máy vi tính là công việckế toán được thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán trên máy vitính Phần mềm kế toán được thiết kế theo nguyên tắc của một trong bốn hìnhthức kế toán: Nhật ký Chung, Nhật ký – Sổ cái, Nhật ký – chứng từ, và Nhật

ký ghi sổ; hoặc kết hợp các hình thức kế toán trên Phần mềm kế toán khônghiển thị đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán, nhưng phải in được đầy đủ sổ kế toán

và báo cáo tài chính theo quy định Phần mềm kế toán được thiết kế theo Hìnhthức kế toán nào sẽ có các loại sổ của hình thức kế toán đó nhưng không hoàntoàn giống mẫu sổ kế toán ghi bằng tay Các giao diện và cách ghi sổ sẽ đượcgiới thiệu sâu trong từng phần hành kế toán ở chương 2

Trang 40

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ BIA - RƯỢU - NƯỚC GIẢI KHÁT HÀ NỘI (HABECO – ID)

2.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ BIA RƯỢU - NƯỚC GIẢI KHÁT HÀ NỘI.

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển công ty Cổ phần Đầu tư phát triển công nghệ Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội.

- Công ty được thành lập từ tháng 12/2006, năm 2007 Công ty đã chính thứcxây dựng và lắp đặt hệ thống dây chuyền thiết bị tại nhà máy Bia Hà Nội -

Ngày đăng: 20/06/2015, 13:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w