1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận văn 10đ khoa kế toán HVTC Tổ chức kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại công ty TNHH kiểm toán- tư vấn thuế (ATC).

158 3K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 158
Dung lượng 6,56 MB

Nội dung

Kết quả kinh doanh là kết quả cuối cùng về các hoạt động của doanh nghiệp trong một kỳ nhất định , biểu hiện bằng tiền phần chênh lệch giữa tổng doanh thu vàtổng chi phí của các hoạt độn

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập

Tác giả luận văn tốt nghiệp (Ký và ghi rõ họ tên)

Đặng Thị Thu Thảo

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian học tập tại trường Học Viện Tài Chính được sự động viên,giúp đỡ của gia đình, bạn bè cùng với sự chỉ dạy tận tình của Quý Thầy Cô trongtrường, đặc biệt là các Thầy Cô trong Khoa Kế toán đã truyền đạt những kiến thứcquý báu cũng như tạo cơ hội cho em được tìm hiểu thực tế thông qua thời gian thựctập tại Công ty TNHH Kiểm toán- tư vấn thuế Nhờ có sự giảng dạy và giúp đỡnhiệt tình đó đã giúp em vượt qua những khó khăn trong cuộc sống, học tập cũngnhư trong quá trình hoàn thành luận văn tốt nghiệp

Qua đó em xin gửi lời chân thành cảm ơn Quý Thầy Cô trường Học Viện TàiChính đặc biệt là thầy giáo PGS.T.S Nguyễn Vũ Việt đã tận tình hướng dẫn emhoàn thành bài luận văn tốt nghiệp này Em xin gửi lời cảm ơn đến Gia đình và bạn

bè đã quan tâm, động viên và giúp đỡ em hoàn thành bài luận văn Cuối cùng emxin cảm ơn Ban lãnh đạo Công ty TNHH kiểm toán- tư vấn thuế, đặc biệt là cácAnh Chị trong phòng kiểm toán tài chính 1 đã tận tình, giúp đỡ, tạo điều kiện cho

em hoàn thành đề tài trong suốt thời gian thực tập tại Công ty

Sau cùng em xin chúc Gia đình, Thầy Cô, các bạn và các Cô Chú, Anh Chịtrong Công ty TNHH Kiểm toán- tư vấn thuế được dồi dào sức khỏe, chúc Công tyđạt nhiều thành công trong hoạt động kinh doanh!

Hà Nội, Ngày 20 tháng 04 năm 2013

Sinh viên thực hiệnĐặng Thị Thu Thảo

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC VIẾT TẮT vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU – CHỨNG TỪ vii

DANH MỤC SƠ ĐỒ - HÌNH ẢNH viii

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN- TƯ VẤN THUẾ (ATC) 3

1.1 Sự cần thiết tổ chức kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại dịch vụ 3

1.1.1 Khái quát chung doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh 3

1.1.2 Yêu cầu quản lý doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh 5

1.1.3 Vai trò, nhiệm vụ của kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh 5

1.2 Tổ chức kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh của DN 7

1.2.1 Lý thuyết loại hình kế toán, nguyên tắc kế toán chi phối kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp 7

1.2.2 Các giả định và nguyên tắc kế toán chi phối kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp 11

1.2.3 Tổ chức xác định, nhận diện doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh 13

1.2.4 Tổ chức ghi nhận thông tin về doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp 16

1.2.5 Tổ chức cung cấp thông tin về doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp 19

1.2.6 Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong điều kiện áp dụng kế toán máy 24

Trang 4

1.2.7 Tổ chức sử dụng thông tin kế toán về DT,CP và kết quả kinh doanh

phục vụ yêu cầu ra quyết định ngắn hạn của nhà quản trị 28

1.3 Kinh nghiệm tổ chức kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong DN của một số nước trên thế giới 33

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN- TƯ VẤN THUẾ 35

2.1 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, quản lý sản xuất kinh doanh của công ty TNHH kiểm toán- tư vấn thuế 35

2.1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của công ty TNHH kiểm toán- tư vấn thuế 35

2.1.2 Đặc điểm tổ chức quản lý kinh doanh 38

2.1.3.Tình hình hoạt động kinh doanh và chiến lược phát triển của ATC 40

2.2 Tổng quan về hệ thống kế toán doanh nghiệp 41

2.2.1 Tổng quan về hệ thống kế toán doanh nghiệp Việt Nam 41

2.2.2 Thực trạng tổ chức công tác kế toán tại công ty kiểm toán ATC 43

2.3 Thực trạng tổ chức kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại công ty TNHH kiểm toán- tư vấn thuế 47

2.3.1 Thực trạng tổ chức kế toán doanh thu cung cấp dịch vụ tại công ty TNHH kiểm toán- tư vấn thuế (ATC) 47

2.3.2 Thực trạng tổ chức kế giá vốn hàng bán tại công ty kiểm toán ATC 66

2.3.3 Thực trạng tổ chức kế toán doanh thu tài chính tại công ty kiểm toán ATC 75

2.3.4 Thực trạng tổ chức kế toán chi phí QLKD tại công ty kiểm toán ATC 79

2.3.5 Thực trạng tổ chức kế toán thu nhập khác tại công ty TNHH kiểm toán ATC 87

2.3.5 Thực trạng tổ chức kế toán chi phí khác tại công ty TNHH kiểm toán- tư vấn thuế 89

2.3.6 Thực trạng tổ chức kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp tại công ty kiểm toán ATC 91

Trang 5

2.3.7 Thực trạng tổ chức kế toán kết quả kinh doanh tại công ty kiểm toán ATC 93

2.4 Thực trạng tổ chức cung cấp thông tin về doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại công ty 95

2.5 Thực trạng tổ chức sử dụng thông tin kế toán về doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh phục vụ yêu cầu quản trị doanh nghiệp 96

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN- TƯ VẤN THUẾ ATC 98

3.1 Đánh giá thực trạng tổ chức kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại công ty TNHH kiểm toán- tư vấn thuế 98

3.2 Giải pháp hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại công ty TNHH kiểm toán- tư vấn thuế 101

KẾT LUẬN 108

DANH MỤC TÀI LIỆU VÀ CÁC PHỤ LỤC THAM KHẢO 109

PHỤ LỤC 1

Trang 6

DANH MỤC VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG BIỂU – CHỨNG TỪ

Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh 3 năm từ 2011 đến 2013 của ATC 41

Chứng từ kế toán 2.1: hoá đơn GTGT của công ty kiểm toán ATC 54

Chứng từ kế toán 2.2: Biên lai thu tiền 57

Chứng từ kế toán 2.3: Bảng kê danh sách học viên lớp KT2 58

Trang 7

Chứng từ kế toán 2.4: Hoá đơn GTGT 59

Chứng từ kế toán 2.5: Phiếu thu tiền mặt 60

Chứng từ kế toán 2.6 : Phiếu thu tiền mặt 65

Chứng từ kế toán 2.7: Chứng từ giấy đề nghị thanh toán 69

Chứng từ kế toán 2.8 phiếu chi tiền mặt 70

Chứng từ kế toán 2.9: giấy báo lãi ngân hàng BIDV 75

Chứng từ kế toán 2.10: Giấy báo có ngân hàng được in từ phần mềm 76

Chứng từ kế toán 2.11 Giấy đề nghị thanh toán 81

Chứng từ kế toán2.12 phiếu chi tiền mặt thanh toán văn phòng phẩm 82

Chứng từ kế toán 2.13: bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định 83

Chứng từ kế toán 2.14 :bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội năm tháng 12/2013 84

Chứng từ kế toán 2.15: tờ kê khai thuế quý 4 92

Bảng 2.2 Định mức doanh thu từng phòng trong năm 2013 96

Bảng 2.3 Định mức trong thu điều chỉnh năm 2013 97

Chứng từ kế toán 3.1 giấy đề nghị thanh toán dùng cho chi phí không có hoá đơn 106

Trang 8

DANH MỤC SƠ ĐỒ - HÌNH ẢNH

Sơ đồ 1.1 Đối tượng sử dụng thông tin kế toán 19

Sơ đồ 1.2 : quy trình ghi sổ 22

Sơ đồ 1.3 Trình tự kế toán doanh thu, chi phí và kết quả hoạt động kinh doanh trong điều kiện doanh nghiệp áp dụng kế toán máy 27

Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty ATC 43

Sơ đồ 2.2 TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN 46

Hình 2.1: Giao diện mã hoá tài khoản trên phần mềm CADS 51

Hình 2.2: Giao diện mã hóa danh mục khách hàng 52

Hình 2.3: Giao diện nhập liệu danh mục khách hàng 53

Hình2 4: Giao diện nhập liệu hoá đơn GTGT trên phần mềm CADS 56

Hình 2.5: Giao diện nhập liệu trên phân hệ phiếu thu tiền mặt 62

Hình 2.6: Màn hình giao diện sổ chi tiết TK 511 của công ty kiểm toán ATC 63

Hình 2.7: Giao diện kết chuyển tự động từ TK 511-> TK 911 của phần mềm kế toán 64

Hình2 8: Giao diện nhập liệu phiếu chi in ra từ phần mềm 71

Hình 2.9: Giao diện kết chuyển tự động TK 154->TK632 72

Hình 2.10: Sổ chi tiết tài khoản 632 73

Hình 2.11: Giao diện tự động kết chuyển sang tài khoản 911 74

Hình 2.12: Giao diện nhập liệu giấy báo có ngân hàng trên phần mềm 77

Hình 2.13: sổ cái TK 515 của công ty TNHH kiểm toán- tư vấn thuế 78

Hình 2.14: Giao diện kết chuyển kết quả kinh doanh 79

Hình2.15:Giao diện nhập liệu chi phí QLDN 83

Hình 2.16: Chứng từ phân bổ TSCĐ trên phần mềm kế toán 84

Hình 2.17: sổ chi tiết TK 642 trên phần mềm 86

Hình 2.18: Giao diện kết chuyển CPQLDN 87

Hình 2.19: Sổ chi tiết TK 711 trên phần mềm kế toán CADS 88

Hình 2 20: Giao diện kết chuyển từ TK 711 sang TK 911 89

Hình 2.21: Giao diện nhập nghiệp vụ chi khác 90

Hình 2.22: Giao diện kết chuyển tài khoản 811 sang TK 911 91

Hình 2.23: Giao diện kết chuyển chi phí thuế TNDN 92

Hình 2.24: Mẫu sổ chi tiết TK 911 từ phần mềm 94

Trang 9

LỜI MỞ ĐẦU

Trong nền kinh tế thị trường, kế toán trong doanh nghiệp là ngôn ngữ kinhdoanh, là phương tiện giao tiện giữa các doanh nghiệp và các đối tượng liên quan

Kế toán cung cấp thông tin kinh tế, tài chính hữu ích cho các đối tượng trong việc

ra quyết định kinh tế hợp lý và hiệu quả Trong những năm gần đây, xu hướng toàncầu hoá, hợp tác và phát triển các loại hình doanh nghiệp nước ta khá đa dạng vàphong phú cho phép các nhà đầu tư hoạt động Vì vậy, đòi hỏi thông tin kế toánphải trung thực, lành mạnh đáng trung thực nhằm giúp người sử dụng thông tin đưa

ra các quyết định đúng đắn trong tương lai Mặt khác trong quá trình hoạt động sảnxuất kinh doanh các doanh nghiệp luôn quan tâm chi phí bỏ ra, doanh thu thực hiệnđược để tối đa hoá lợi nhuận

1 Tính cấp thiết của đề tài

Sau khi nước ta gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO thì hàng loạt cácchính sách kinh tế và thể chế tài chính có sự thay đổi Các doanh nghiệp phải đốiđầu với nhiều thách thức lớn song cũng có nhiều cơ hội để phát triển Vấn đề đặt ra

là trong điều kiện đó, các doanh nghiệp phải có chiến lược kinh doanh phù hợp để

có thể nắm bắt được thời cơ, biến thời cơ thành cơ hội phát triển hoạt động sản xuấtkinh doanh

Với nền kinh tế suy thoái hiện nay để các doanh nghiệp có thể tồn tại được thìphải giải đáp bài toán làm sao để tiết kiệm tối đa chi phí và nâng cao hiệu quả kinhdoanh Vì thế kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh là công cụ quản lýquan trọng của các nhà quản trị quyết định tới sự tồn tại của công ty trong nền kinh

tế hiện nay Căn cứ vào kết quả kinh doanh nhà quản lý đưa ra các quyết định ngắnhạn và dài hạn cho công ty mặt khác thông qua kế toán doanh thu, chi phí và kếtquả kinh doanh còn xác định được nghĩa vụ thuế phải nộp cho nhà nước Trongthực tế, mỗi doanh nghiệp có đặc thù sản xuất kinh doanh riêng nên việc hạch toán

và quản trị doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh khác nhau nên tạo sự khác biệt

về kết quả kinh doanh

Trang 10

Từ sự nhận thức đó, em chọn đề tài: Tổ chức kế toán doanh thu, chi phí và

kết quả kinh doanh tại công ty TNHH kiểm toán- tư vấn thuế (ATC)

2 Mục đích nghiên cứu của đề tài

Tìm hiểu thực trạng việc hạch toán kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinhdoanh tại công ty TNHH Kiểm toán- tư vấn thuế Đồng thời tìm hiểu thực trạngviệc quản trị của doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh của công ty

Trên cơ sở hệ thống hoá, phân tích những vấn đề chung và nghiên cứu thực tế

về kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh của công ty đưa ra những giảipháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh cho đơn vị

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

Đối tượng nghiên cứu : Những lý luận chung và thực tế về kế toán doanh thu,chi phí và kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp

Phạm vi nghiên cứu: kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại công

ty TNHH kiểm toán- tư vấn thuế

4 Phương pháp nghiên cứu

Tìm hiểu thực thế về tổ chức kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanhcủa công ty và áp dụng những kiến thức đã học ở trường vào thực tế làm việc

5 Những đóng góp của luận văn

Hoàn thiện về kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh của công ty

6 Bố cục luận văn

Trong thời gian thực tập nghiên cứu, sưu tầm em đã được sự quan tâm hướngdẫn tận tình của cô giáo PGS.TS Nguyễn Vũ Việt và các anh, chị tại bộ phận kếtoán của Công ty TNHH Kiểm toán- Tư vấn thuế đã tạo điều kiện cho em hoànthành luận văn tốt nghiệp này

Bài viết được chia làm 3 chương

Chương 1: Lý luận cơ bản về tổ chức kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong công ty TNHH kiểm toán- tư vấn thuế.

Chương 2 Thực trạng tổ chức kế toán doanh thu, chi phí và kết quả bán hàng

ở công ty TNHH Kiểm toán- tư vấn thuế.

Chương 3: Những giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Kiểm toán – tư vấn thuế.

Trang 11

CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ

VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG CÔNG TY TNHH KIỂM

TOÁN-TƯ VẤN THUẾ (ATC)

1.1 Sự cần thiết tổ chức kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại dịch vụ

1.1.1 Khái quát chung doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh.

Doanh thu là tổng lợi ích kinh tế thu được trong kì kế toán, phát sinh từ những hoạt

động sản xuất kinh doanh thông thường, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu

Hoạt động kinh doanh của đơn vị kết toán đa dạng và phong phú như hoạtđộng bán hàng, cung cấp dịch vụ Những hoạt động này luôn có tính hai mặt: một

là, một lực lượng nguồn lực kinh tế của đơn vị kế toán bị tiêu dùng để thực hiện chohoạt động này Hai là, lợi ích kinh tế thu được từ hoạt động này

Doanh thu của đơn vị kết toán được phân nào đặc điểm hoạt động của doanhnghiệp: gồm hoạt động thông thường và hoạt động khác Hoạt động thông thường làhoạt động thường xuyên tái lập của đơn vị Trong đó được chia là hoạt động chủyếu và hoạt động tài chính Hoạt động chủ yếu là hoạt động kinh doanh ban đầu đơn

vị đã xác định khi thành lập.Hoạt động khác là hoạt động có tính chất bất thường, nhấtđịnh trong kỳ kế toán

Chi phí là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán

dưới hình thức là khoản chi tiền ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh trong

nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản phân phối chủ sở hữu

Các loại chi phí gồm chi phí thông thường và chi phí khác

hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí phát sinh từ hoạt động tài chính: chi phí hoạtđộng tài chính và chi phí quản lý chung của doanh nghiệp

Trang 12

Ngoài ra, có một số đối tượng kế toán có bản chất kinh tế khác nhưng cũngcùng tên gọi chi phí là chi phí trả trước và chi phí phải trả.

định nhưng mang lại lợi ích kinh tế cho nhiều kì kế toán tiếp theo

nhưng đã được ghi nhận là chi phí sản xuất kinh doanh của kì kế toán đó

Kết quả kinh doanh là kết quả cuối cùng về các hoạt động của doanh nghiệp

trong một kỳ nhất định , biểu hiện bằng tiền phần chênh lệch giữa tổng doanh thu vàtổng chi phí của các hoạt động kinh tế đã được thực hiện

Kết quả hoạt động kinh doanh là số tiền lãi ( lỗ) từ hoạt động kinh doanhđược tạo thành bởi số lãi ( lỗ) từ hoạt động SXKD và hoạt động đầu tư tài chính,được tính bằng số chênh lệch giữa doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch

vụ, doanh thu thuần về bất động sản đầu tư với trị giá vốn hàng hoá, chi phí bánhàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí kinh doanh bất động sản đầu tư Và kếtquả đầu tư tài chính là số lãi hoặc lỗ từ hoạt động tài chính ngắn hạn và dài hạn mà

DN tiến hành trong kì

Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm kết quả hoạt độngkinh doanh thông thường và kết quả hoạt động khác

Kết quả hoạt động kinh doanh thông thường là kết quả từ những hoạt động tạo

ra doanh thu của doanh nghiệp, đây là hoạt động bán hàng, cung cấp dịch vụ và hoạtđộng tài chính

phát sinh trong quá trình bán hàng.

hoạt động tài chính và chi phí về hoạt động tài chính Hoạt động tài chính là cáchoạt động về vốn, các hoạt động đầu tư tài chính và các nghiệp vụ mang tính chấttài chính của doanh nghiệp

Kết quả từ hoạt động khác: là kết quả được tính bằng chênh lệch giữa thu nhậpthuần khác và chi phí khác

Trang 13

Sau một quá trình hoạt động, doanh nghiệp xác định kết quả của từng hoạtđộng trên cơ sở so sánh doanh thu, thu nhập với chi phí của từng hoạt động KQKDcủa doanh nghiệp phải được phân phối và sử dụng theo đúng mục đích phù hợp với

cơ chế tài chính quy định cho từng doanh nghiệp cụ thể

1.1.2 Yêu cầu quản lý doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh.

Doanh thu và chi phí có vai trò lớn đối với mỗi doanh nghiệp Yêu cầu quản lýquá trình ghi nhận doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh đặt ra là:

thức bán hàng, hình thức thanh toán, đôn đốc khách hàng thanh toán tiền hàng nhằmthu hồi đầy đủ và nhanh chóng tiền hàng

đồng cung cấp dịch vụ làm không ngừng tăng doanh thu giảm chi phí

chi phí khác nhằm tối đa hóa lợi nhuận

đối với nhà nước

1.1.3 Vai trò, nhiệm vụ của kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh Nhiệm vụ của kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh

Để thực sự là công cụ cho quá trình quản lý, kế toán doanhthu, chi phí và kếtquả kinh doanh phải thực hiện tốt và đầy đủ các quy định sau:

động của từng loại hàng hoá theo chỉ tiêu số lượng chất lượng chủng loại và giá trị

để tiến hành thực hiện phân bổ trong kì

khoản giảm trừ doanh thu và chi phí của từng hoạt động trong doanh nghiệp, đồngthời theo dõi và đôn đốc các khoản phải thu khách hàng

Trang 14

Phản ánh, tính toán chính xác kết quả của hoạt động doanh thu Kiểm tra,giám sát tình hình thực hiện kết quả kinh doanh và tình hình thực hiện kết quả bánhàng và tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước.

dịch vụ và kết quả hoạt động phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính và định kìphân tích hoạt động kinh tế liên quan đến quá trình cung cấp dịch vụ phục vụ chocông tác quản lí doanh nghiệp

Như vậy ta thấy, kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh là công cụđóng vai trò quan trọng Song để phát huy vai trò của nó đòi hỏi phải tố chức kếtoán thật khoa học và hợp lý, các cán bộ kế toán phải nắm vững nhiệm vụ cũng nhưnội dung chuyên môn của kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh

Vai trò của kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh

Doanh thu của doanh nghiệp có vai trò hết sức quan trọng đối toàn bộ hoạtđộng sản xuất kinh doanh Trước hết, doanh thu là nguồn tài chính quan trọng đảmbảo trang trải chi phí hoạt động kinh doanh, đảm bảo cho doanh nghiệp tái sản xuấtgiản đơn cũng như tái sản xuất mở rộng Doanh thu còn là nguồn để các doanhnghiệp xác định nghĩa vụ nộp thuế với ngân sách nhà nước Cũng như vậy, kết quảkinh doanh của doanh nghiệp phản ánh lãi lỗ của doanh nghiệp trong kì Việc hạchtoán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh giúp cho doanh nghiệp xác địnhdoanh thu tiêu thụ và chi phí phát sinh trong kì đồng thời giúp quản trị có cái nhìnchính xác về thực trạng của doanh nghiệp và đưa ra quyết định trong tương lai Vìthế, đòi hỏi kế toán trong doanh nghiệp phải xác định và phản ánh một cách đúngđắn kết quả kinh doanh của doanh nghiệp của mình trong kì

Như vậy để quản lý tốt hoạt động kinh doanh nói chung cũng như doanh thu,chi phí và kết quả kinh doanh nói riêng có nhiều công cụ khác nhau trong kế toán làcông cụ hữu hiệu Để công cụ kế toán phát huy hết hiệu quả của mình đòi hỏi doanhnghiệp không ngừng cải thiện hơn công tác kế toán nói chung như kế toán doanhthu, chi phí và kết quả kinh doanh Chính vì vậy, tổ chức kế toán doanh thu,chi phí

Trang 15

và kết quả kinh doanh là hết sức cần thiết giúp cho người quản lý nắm bắt được tìnhhình hoạt động và đẩy mạnh việc kinh doanh có hiệu quả của doanh nghiệp

1.2 Tổ chức kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh của DN

1.2.1 Lý thuyết loại hình kế toán, nguyên tắc kế toán chi phối kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp.

1.2.1.1 Lý thuyết loại hình kế toán.

Theo lý thuyết sở hữu : Các khái niệm, nguyên tắc và quy trình kế toán đều được

thiết lập vì lợi ích và xuất phát từ góc độ tiếp cận của chủ sở hữu hệ thống kế toánđơn vị đặt trọng tâm vào vốn chủ sở hữu và coi đó là mục tiêu xác định và cung cấpthông tin Phương trình kế toán có dạng:

Tài sản- Nợ phải trả= Vốn chủ sở hữu (1.1)

Thông tin trên các báo cáo tài chính phục vụ và phụ thuộc quan điểm của chủ

sở hữu Bảng cân đối kế toán được coi là quan trọng nhất trong hệ thống báo cáo tàichính vì nó phản ánh thông tin về giá trị tài sản ròng thuộc về chủ sở hữu đơn vị kếtoán Cũng xuất phát từ lý do này mà các kế toán gia ủng hộ lý thuyết sở hữu đều cókhuynh hướng cho rằng : Trong khi tính giá tài sản, giá thị trường sẽ phù hợp vàthiết thực nhất đối với các chủ sở hữu hơn là giá gốc Đồng thời, việc ghi nhận thunhập và chi phí để xác định kết quả hoạt động đều được bắt nguồn từ sự ảnh hưởngcủa các sự kiện và giao dịch làm tăng hoặc giảm tài sản ròng

Theo lý thuyết thực thể : tồn tại hai quan điểm: quan điểm thực thể truyền

thống và quan điểm thực thể hiện đại

Trang 16

Với quan điểm thực thể truyền thống xác định mục đích hoạt động đơn vị là

phục vụ lợi ích của các chủ sở hữu bởi vì họ là những người cấp vốn cho đơn vị Hệthống kế toán mà đơn vị thiết lập trước hết phải phục vụ cho các chủ sở hữu nhằmbáo cáo tình hình và hiệu quả đầu tư của họ Theo quan điểm này, cổ đông được coi

là đối tượng bên trong của đơn vị

Với quan điểm thực thể hiện tại: cho rằng một công ty hoạt động vì sự tồn tại,

phát triển và lợi ích chính nó Hệ thống kế toán đơn vị được thiết lập không phảihoàn toàn được xuất phát từ lợi ích và quan điểm của chủ sở hữu mà là để thoả mãmcác yêu cầu hợp pháp cũng như duy trì mối quan hệ lâu dài với các chủ sở hữunhằm mục đích huy động vốn tương lai Cổ đông được coi là đối tượng bên ngoàiđơn vị

Hệ thống kế toán đơn vị có thể được thiết lập để thoả mãn nhu cầu sử dụngthông tin của các chủ sở hữu trong sự kết hợp cả hai quan điểm trên đây về thực thể.Trọng tâm của hệ thống kế toán không phải là giá trị tài sản ròng mà là đơn vị kếtoán và hiệu quả hoạt động của nó trong đó chưa đựng lợi ích của cả thực thể và chủ

sở hữu Phương trình kế toán có dạng sau :

Tài sản = Nguồn vốn (1.2)

Hệ quả của lý thuyết này là khuynh hướng giả thuyết đơn vị hoạt động liêntục và tài sản thường tính giá trên cơ sở giá gốc Đồng thời, kết quả hoạt động đượcxác định trên cơ sở thu nhập liên quan đếnluồng tài sản đi vào các hoạt động củađơn vị chứ không đơn thuần là sự tăng tài sản ròng của chủ sở hữu

Lý thuyết điều hành được hình thành trên cơ sở phản biện lý thuyết sở hữu và

lý thuyết thực thể và chuyển hướng tập trung vào chức năng điều hành và kiểm soáthiệu quả kinh tế của việc sử dụng các nguồn lực Theo lý thuyết điều hành, chứcnăng kế toán được thực hiện nhằm đại diện cho nhà quản lý đơn vị Các báo cáo tàichính được lập và trình bày theo quan điểm và mục đích của nhà điều hành thay vìlợi ích chủ sở hữu Báo cáo tài chính nào được xác định là quan trọng hoàn toàn phụthuộc vào nhận thức, mục đích và quan niệm của nhà điều hành đơn vị.Cũng xuất

Trang 17

phát từ đó mà phương trình kế toán có thể được viết dưới dạng này hay dạng khácmột cách thích hợp.

Lý thuyết đầu tư nhấn mạnh chức năng cung cấp vốn bởi các nhà đầu tư được

xác định gồm chủ sở hữu và chủ nợ Thông tin trên báo cáo tài chính phục vụ vàphụ thuộc quan điểm nhà đầu tư Điều quan trọng đối các nhà đầu tư là dự đoánđược luồng tiền sẽ nhận được trong tương lai từ việc chi trả của đơn vị trên cơ sởcác thông tin tiền tệ và thông tin phi tiền tệ như khả năng chi trả, chính sách phânphối kết quả, quyền yêu cầu hợp pháp của nhà đầu tư Hệ thống kế toán đơn vị đặttrọng tâm vào khả năng chi trả của đơn vị Trong hệ thống báo cáo tài chính, Bảngcân đối kế toán , Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được coi là quan trọng nhất Phươngtrình kế toán có dạng :

Tài sản= Vốn cổ phần thường + Vốn cổ phần ưu đãi và nợ phải trả (1.3)

Lý thuyết đầu tư phân loại vốn cổ phần ưu đãi tương tự với nợ phải trả do vốn

cổ phần ưu đãi có chung một đặc tính với nợ phải trả là được hưởng lãi cố địnhkhông phụ thuộc vào kết quả hoạt động của đơn vị

Lý thuyết doanh nghiệp coi đơn vị kế toán là một tổ chức xã hội có liên quan

đến lợi ích của nhiều bên: chủ sở hữu, người lao động, nhà quản lý doanh nghiệp,chủ nợ, khách hàng, chính phủ Lợi ích của chủ sở hữu là một phần trong sự tồn tại

và phát triển của đơn vị kế toán Đơn vị kế toán chịu trách nhiệm đảm bảo lợi íchhợp pháp của tất cả các bên và những trách nhiệm này có liên quan trực tiếp đếnchức năng của nó trong việc sử dụng tiền vốn, sức lao động và các nguồn lực kháctrong quá trình hoạt động và phân phối kết quả Phương trình kế toán :

Tài sản = Vốn chủ sở hữu + Nợ phải trả (1.4)

Trong sự phát triển của kế toán, lý thuyết doanh nghiệp và lý thuyết thực thểđược áp dụng nhiều và ảnh hưởng chi phối tới tổ chức kế toán doanh thu, chi phí vàxác định kết quả kinh doanh Các lý thuyết khác không được phổ biến và nó cũng ítảnh hưởng chi phối tới sự phát triển hệ thống kế toán

Mô hình kế toán

Trang 18

Tại thời điểm lập báo cáo tài chính có hai giả định khác nhau về sự tồn tại củadoanh nghiệp tiếp tục hoạt động hoặc ngừng hoạt động nên hình thành nên hai môhình kế toán khác nhau: mô hình kế toán động và mô hình kế toán tĩnh

Mô hình kế toán động dựa trên giả định cho rằng doanh nghiệp là thực thể

tồn tại liên tục và các bên sử dụng Báo cáo tài chính cần biết được tình hình tàichính chung, tình hình kinh doanh định kì Với giả định này, số tài sản được hìnhthành là để sử dụng cho hoạt động liên tục của doanh nghiệp chứ không phải để bán

và để có thể xác định được kết quả hoạt động liên tục đó thì chúng được ghi nhậntrên báo cáo tài chính theo phương pháp giá gốc

Mô hình kế toán tĩnh dựa trên nguồn gốc pháp lí do luật phá sản từ thế kỉ 13

đến thế kỉ 19 xây dựng Luật này cho rằng sự tồn tại của doanh nghiệp là không thểliên tục Do vậy, tại một thời điểm nào đó theo định kì phải xem xét là nếu như đembán các tài sản hiện có thì số tiền thu được có đủ khả năng thanh toán công nợ haykhông? Với giả định này tài sản trên báo cáo tài chính được ghi nhận theo giá hợp

lý ( giá trị thị trường)

Ngoài ra trên thế giới, còn tồn tại loại hình kế toán : kế toán quỹ, kế toánphục vụ mục đích thuế, kế toán kinh tế vĩ mô và kế toán hiện đại hoá Trong đó, môhình kế toán thuế: Trong mô hình này, nội dung, nguyên tắc và phương pháp kếtoán chịu sự chi phối của các quy định về thuế và chủ yếu phục vụ cho mục đíchtính thuế và thu thuế ở các doanh nghiệp

Mô hình kế toán kinh tế vĩ mô: Mô hình kế toán này nhằm phục vụ cho kế

toán quốc gia, chú trọng đến giá trị tổng sản phẩm đã bán, sản phẩm tồn kho, sảnphẩm được vốn hóa, loại trừ chi phí tiêu dùng trung gian (chi phí mua sắm, biếnđộng tồn kho) và các chi phí mua ngoài, xác định được giá trị gia tăng Từ kết quảnày trừ thu nhập trừ các yếu tố khác ngoài chủ sở hữu (chi phí nhân công, thuế, chiphí khấu hao, chi phí dự phòng, chi phí khác cho hoạt động kinh doanh) sẽ xác địnhđược lãi ròng Kế toán vĩ mô mang tính thống nhất cao từ phương pháp đánh giáđến cách trình bày các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính Mục đích của tính thống nhấtnày là tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý toàn bộ các doanh nghiệp, các ngành

Trang 19

nghề, phục vụ cho chính sách thuế của Nhà nước và các cơ quan của đại diện củaNhà nước.

Mô hình kế toán vi mô :Hệ thống kế toán theo kiểu vi mô với xu hướng căn

bản là phục vụ cho các thực thể kinh tế riêng rẽ Trong mô hình kế toán này, nhữngkhái niệm kế toán thường xuất phát từ những vấn đề tồn tại của các doanh nghiệpriêng biệt Do tính đa dạng của các doanh nghiệp trong nền kinh tế nên hệ thống kếtoán theo kiểu vi mô thường không có tính thống nhất cao

Tuy nhiên việc lựa chọn loại hình kế toán động và kế toán tĩnh được coi là cốtlõi trong để xây dựng mô hình kế toán doanh nghiệp của từng quốc gia

Trong điều kiện kinh tế Việt Nam, lý thuyết doanh nghiệp và mô hình kế toánđộng cùng với mô hình kế toán vĩ mô, vi mô ảnh hưởng chi phối với việc ghi nhận

kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh

1.2.2 Các giả định và nguyên tắc kế toán chi phối kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Các nguyên tắc kế toán

Cơ sở dồn tích: Mỗi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp liên quan

đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí phải được ghi vào

sổ kế toán vào thời điểm phát sinh thực tế, mà không căn cứ vào thời điểm thu hoặcchi tiền hoặc tương đương tiền Theo nguyên tắc kế toán dồn tích cho phép kế toán

Trang 20

ghi nhận thu nhập và chi phí khi chúng phát sinh và đủ điều kiện ghi nhận là thunhập và chi phí mà không nhất thiết phải gắn với dòng tiền thu hoặc chi.

Nguyên tắc giá vốn là một trong những nguyên tắc cơ bản nhất của kế toán.

Nguyên tắc này đòi hỏi tất cả các loại tài sản, vật tư, hàng hoá, các khoản công nợ,chi phí, phải được ghi chép, phản ánh theo giá gốc của chúng, tức là theo số tiền

mà đơn vị bỏ ra để có được những tài sản đó Giá gốc của tài sản được tính theo sốtiền hoặc tương đương tiền đã trả, phải trả hoặc tính theo giá trị hợp lý của tái sản

đó voà thời điểm tài sản được ghi nhận Nguyên tắc giá gốc có mối quan hệ chặt chẽvới khái niệm thước đo tiền tệ và giả thiết hoạt động liên tục

Ngoài ra nguyên tắc giá thị trường còn ảnh hưởng tới việc tính giá các đốitượng kế toán Tuy nhiên theo giả thiết hoạt động liên tục, không bị giải thể trongmột tương lai gần nên người ta không quan tâm đến giá trị thị trường của các loạitài sản khi ghi chép và phản ánh chúng trên báo cáo tài chính, hơn nữa giá trị thịtrường lại luôn biến động, nên kế toán không thể dùng giá thị trường để ghi chép,lập báo cáo tài chính được

Nguyên tắc trọng yếu: Thông tin được coi là trọng yếu trong trường hợp nếu

thiếu thông tin hoặc thiếu chính xác của thông tin đó có thể làm sai lệch đáng kểbáo cáo tài chính, làm ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng báo cáotài chính Tính trọng yếu phụ thuộc vào độ lớn và tính chất của thông tin hoặc cácsai sót được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể Tính trọng yếu của thông tin phảiđược xem xét trên cả phương diện định lượng và định tính

Nguyên tắc phù hợp: Nguyên tắc phù hợp yêu cầu thu nhập, chi phí của đơn

vị kế toán phải được ghi nhận một cách tương ứng trong cùng kỳ kế toán nhằm đảmbảo việc xác định kết quả của kỳ kế toán chính xác và tin cậy

Nguyên tắc thận trọng: Nguyên tắc này đề cập đến việc lựa chọn những giải

pháp trong vô số giải pháp, sao cho ít ảnh hưởng nhất tới nguồn vốn chủ sở hữu, vớilựa chọn như vậy, kế toán chỉ ghi các khoản thu nhập khi có những chứng cứ chắcchắn, còn chi phí thì được ghi ngay khi chưa có chắc chắn Với những tài sản có xuhướng giảm giá, mất giá hoặc không bán được, cần phải dự tính khoản thiệt hại để

Trang 21

thực hiện việc trích lập dự phòng tính vào chi phí hoặc cố gắng tính hết nhữngkhoản chi phí có thể được cho số sản phẩm, hàng hoá đã bán để số sản phẩm hànghoá chưa bán được có thể chịu phần chi phí ít hơn,

Nguyên tắc nhất quán: Các chính sách và phương pháp kế toán doanh nghiệp

đã chọn phải được áp dụng thống nhất ít nhất trong một kỳ kế toán năm Trườnghợp có thay đổi chính sách và phương pháp kế toán đã chọn thì phải giải trình lý do

và ảnh hưởng của sự thay đổi đó trong phần thuyết minh báo cáo tài chính

Hệ thống các nguyên tắc kế toán là lý thuyết có tính khả biến và tương đối

Do vậy, tuỳ vào tình hình thực tế của doanh nghiệp để doanh nghiệp lựa chọn cácnguyên tắc kế toán khác nhau để áp dụng cho việc ghi nhận.Tuy nhiên để lựa chọnnguyên tắc kế toán thông thường phải căn cứ vào các tiêu chuẩn như tính hữu dụng,tính khách quan và tính khả thi Cũng như vậy việc ghi nhận kế toán doanh thu, chiphí và kết quả kinh doanh được chi phối bởi kế toán tiền,kế toán dồn tích, nguyêntắc phù hợp, nguyên tắc trọng yếu

1.2.3 Tổ chức xác định, nhận diện doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh.

Doanh thu

Phân loại doanh thu gồm có : doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanhthu tiêu thụ nội bộ và doanh thu tài chính và thu nhập khác

nghiệp sản xuất ra, bán hàng hoá mua vào và là bất động sản đầu tư

thuận trong một hoặc nhiều kì kế toán

vụ trong nội bộ doanh nghiệp, đơn vị cấp trên, đơn vị cấp dưới

được chia

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ được xác định theo giá trị hợp lý cáckhoản đã thu hoặc sẽ thu được Nó xác định bởi thoả thuận của 2 bên Nó được xácđịnh bằng tổng giá trị hợp lý các khoản thu về sau khi trừ đi các khoản giảm trừ

Trang 22

doanh thu Doanh thu cung cấp dịch vụ chỉ được ghi nhận khi đảm bảo là doanhnghiệp nhận được lợi ích kinh tế từ giao dịch Khi không thể thu hồi được khoảndoanh thu đã ghi nhận thì phải hạch toán vào chi phí mà không được ghi giảmdoanh thu Khi không chắc chắn thu hồi được một khoản mà trước đó đã ghi vàodoanh thu (Nợ phải thu khó đòi) thì phải lập dự phòng nợ phải thu khó đòi màkhông ghi giảm doanh thu Khoản nợ phải thu khó đòi khi xác định thực sự làkhông đòi được thì được bù đắp bằng nguồn dự phòng nợ phải thu khó đòi Do vậy,doanh thu được xác định bằng giá trị hợp lý các khoản đã thu được hoặc sẽ thu đượcsau khi trừ các khoản chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, giảm giá hàngbán và giá trị hàng bán bị trả lại.

Biểu hiện của doanh thu tăng lên bao gồm tài sản tăng lên hoặc nợp phải trảgiảm xuống, kèm theo vốn chủ sở hữu tăng lên Trường hợp vốn chủ sở hữu tănglên không phải do hoạt động kinh doanh thì không được ghi nhận là doanh thu Đểnhận diện được doanh thu, doanh nghiệp phải xác định được thời điểm chuyển giaophần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu cho người mua trong từngtrường hợp cụ thể Doanh nghiệp xác định được không còn nắm giữ quyền quản lýhàng hoá như sở hữu hoặc quyền kiểm soát Trường hợp doanh nghiệp vẫn còn chịurủi ro hàng hoá thì không được ghi nhận doanh thu Ngoài ra, doanh thu bán hàngđược ghi nhận khi đảm bảo là doanh nghiệp nhận được lợi ích kinh tế từ giao dịch,

số tiền thu về được xác định tương đối chắc chắn Việc doanh thu và chi phí liênquan tới cùng một giao dịch phải được ghi nhận đồng thời theo nguyên tắc phù hợp.Doanh thu được xác định trong một kỳ kế toán Trường hợp giao dịch về cungcấp dịch vụ thực hiện trong nhiều kỳ kế toán thì việc xác định doanh thu của dịch

vụ trong từng kỳ thường được thực hiện theo phương pháp tỷ lệ hoàn thành

Chi phí kinh doanh

Chi phí là các hao phí về nguồn lực để doanh nghiệp đạt được một hoặc nhữngmục tiêu cụ thể

Theo doanh nghiệp chi phí kinh doanh được phân loại gồm giá vốn hàng bán,chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính, chi phí khác Tuỳ

Trang 23

từng mục đích sử dụng và tình hình của doanh nghiệp mà chi phí kinh doanh đượcphân loại khác nhau.

Chi phí được xác định cho từng kỳ kế toán cụ thể Biểu hiện của chi phí phátsinh là giá trị tài sản giảm xuống hoặc nợ phải trả tăng lên Nếu thanh toán ngaydịch vụ quảng cáo được đơn vị kế toán khác cung cấp bằng tiền mặt của đơn vị kếtoán giảm xuống, nếu chưa thanh toán thì sẽ phát sinh khoản chi phí chưa thanhtoán, làm phát sinh khoản nợ phải trả

Để ghi nhận một khoản chi phí được trình bày trên báo cáo kết quả hoạt độngkinh doanh, phải thoả mãn ba điều kiện sau: một là , giảm bớt lợi ích kinh tế trongtương lai có liên quan đến sự giảm giá trị tài sản hoặc tăng nợ phải trả; hai là mứcgiảm đó phải được xác định một cách đáng tin cậy; ba là mức chi phí đó phải đảmbảo nguyên tắc phù hợp với thu nhập

Việc ghi nhận chi phí được dựa trên nguyên tắc phù hợp với nguyên tắc cơ sởdồn tích Chi phí được phân loại theo chức năng, công dụng như giá vốn; chi phíbán hàng; chi phí quản lý doanh nghiệp; chi phí tài chính; chi phí khác tuỳ theo mụcđích quản lý của doanh nghiệp và tình hình thực tế tại đơn vị

Kết quả kinh doanh

Kết quả hoạt động kinh doanh là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuấtkinh doanh thông thường và các hoạt động khác của doanh nghiệp trong một thời kỳnhất định, biểu hiện bằng số tiền lãi hay lỗ

Kết quả kinh doanh được xác định theo hai phương pháp :

(1) Phương pháp so sánh vốn chủ sở hữu cuối kỳ với vốn chủ sở hữu đầu kỳ (2) Phương pháp so sánh giữa thu nhập và chi phí.

Phương pháp so sánh vốn chủ sở hữu cuối kì và đầu kì được xuất phát từ lý

thuyết chủ sở hữu; kết quả hoạt động được coi là phần tăng lên tài sản ròng của chủ

sở hữu Phương trình:

Kết quả hoạt động trong kì= Vốn chủ sở hữu cuối kì-Vốn chủ sở hữu đầu kì (1.5)Trong kỳ mà tồn tại những nghiệp vụ liên quan đến tăng giảm vốn chủ sở hữu

Trang 24

Kết quả hoạt động= Vốn chủ sở hữu CK+ VCSH giảm (không do kết quả hoạtđộng)- Vốn chủ sở hữu đầu kì- VCSH tăng( không do kết quả hoạt động) (1.6)

Phương pháp so sánh thu nhập và chi phí được xuất phát từ lý thuyết thực

thể Theo đó, thu nhập được xác định theo nguyên tắc dồn tích, chi phí được xácđịnh theo nguyên tắc phát sinh nhưng số chi phí loại trừ ra khỏi thu nhập phải đảmbảo nguyên tắc phù hợp Phương trình:

Kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ= Thu nhập trong kỳ- Chi phí trong kỳ (1.7)

1.2.4 Tổ chức ghi nhận thông tin về doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp.

1.2.4.1 Vận dụng phương pháp chứng từ kế toán để ghi nhận doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh

Phương pháp chứng từ kế toán là phương pháp kế toán được sử dụng để phánánh, kiểm tra các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh và thực sự hoàn thành theothời gian, địa điểm phát sinh nghiệp vụ đó phục vụ công tác kế toán và công tácquản lý

Nội dung của phương pháp chứng từ kế toán được biểu hiện thông qua các hìnhthức là các bản chứng từ kế toán và chương trình luân chuyển chứng từ kế toán

Trình tự luân chuyển chứng từ từ lập chứng từ kế toán phù hợp với nội dung kinh tế sau khi lập xong thì phải thực hiện kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của chứng từ.

Hoàn chỉnh chứng từ kế toán là việc tập hợp, phân loại chứng từ kế toán phục vụ

việc ghi sổ kế toán, như tính số tiền của nghiệp vụ phản ánh trong chứng từ, lậpđịnh khoản kế toán trên chứng từ,… Chứng từ sau khi kiểm tra được kiểm tra, hoànchỉnh cần được tổ chức luân chuyển đến các bộ phận đơn vị, cá nhân liên quan phục

vụ việc ghi sổ kế toán và thông tin kế toán Chứng từ kế toán phải được bảo quản

và lưu trữ chứng từ để phục vụ yêu cầu sử dụng.

Trang 25

Chứng từ kế toán được sử dụng để ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấpdịch vụ :hoá đơn GTGT, hợp đồng, phiếu thu, dùng để phản ánh giá bán và căn cứghi nhận doanh thu

Chứng từ kế toán sử dụng để phản ánh giá vốn, chi phí quản lý doanh nghiệp:hoá đơn GTGT liên 2;phiếu xuất kho, phiếu chi, bảng phân bổ khấu hao tài sản cốđịnh, giấy đề nghị tạm ứng,…

Mỗi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động của doanhnghiệp đều phải lập chứng từ kế toán Chứng từ kế toán chỉ được lập 1 lần cho mộtnghiệp vụ kinh tế phát sinh Chứng từ kế toán phải được lập đủ số liên theo quyđịnh cho mỗi chứng từ

1.2.4.1 Vận dụng phương pháp tính giá để ghi nhận doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh

Phương pháp tính giá là phương pháp kế toán sử dụng thước đo tiền tệ để xácđịnh giá trị của các đối tượng kế toán phục vụ quá trình thu nhận, xử lý, hệ thốnghoá và cung cấp thông tin kinh tế tài chính ở đơn vị

Đối tượng tính giá là đối tượng kế toán bao gồm: tài sản, nợ phải trả, vốn chủ

sở hữu, thu nhập, chi phí hay kết quả kinh doanh

Những loại giá cơ bản được sử dụng để tính giá bao gồm giá gốc, giá thịtrường, giá hợp lý, giá trị thuần có thể thực hiện được và giá trị hiện tại Giá gốc củatài sản là số tiền hoặc tương đương tiền cần thiết mà đơn vị kế toán đã trả, phải trả

để có được tài sản,hoặc tính theo giá trị hợp lý của tài sản vào thời điểm tài sảnđược ghi nhận Giá vốn hàng bán được xác định trên cơ sở giá gốc bao gồm toàn bộchi phí phát sinh trong quá trình bán hàng và cung cấp dịch vụ

Vận dụng phương pháp tính giá để ghi nhận doanh thu được dựa trên nguyêntắc thực hiện Doanh thu bán hàng thuần thực hiện trong kì bằng tổng doanh thu bánhàng trong kì trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu

Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp được tập hợp cho từng đốitượng theo phương pháp tổng hợp trực tiếp hoặc phương pháp tổng hợp gián tiếp

Trang 26

Như vậy, vận dụng phương pháp tính giá giúp cho doanh nghiệp phản ánh tìnhhình thực trạng kết quả kinh doanh cũng như tình hình tài chính Do vậy khi vậndụng phương pháp này yêu cầu kế toán phải thực hiện đúng theo nguyên tắc kếtoán, phải đảm bảo nguyên tắc phù hợp, nhất quát và trọng yếu.

1.2.4.2 Vận dụng phương pháp tài khoản kế toán để ghi nhận doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh

Phương pháp tài khoản kế toán là phương pháp kế toán sử dụng các tàikhoản kế toán để phân loại các nghiệp vụ kinh tế tài chính theo nội dung kinh tếnhằm ghi chép, phản ánh một cách thường xuyên, liên tục, có hệ thống số hiện có

và sự biến động của từng đối tượng kế toán cụ thể Việc sử dụng phương pháp tàikhoản kế toán để thực hiện theo hai nội dung cơ bản:

Sử dụng các tài khoản kế toán để phản ánh một cách có hệ thống các đối tượng

kế toán cụ thể theo từng chỉ tiêu kinh tế tài chính

Sử dụng cách ghi chép trên tài khoản kế toán để phản ánh các nghiệp vụ kinh tếtài chính phát sinh và hoàn thành trên cơ sở phân loại các nghiệp vụ đó theo nộidung kinh tế để ghi vào tài khoản tương ứng

Nguyên tắc kết cấu tài khoản: tài khoản kế toán chi làm hai phần rõ rệt để phản ánhtừng mặt vận động của đối tượng kế toán Phần bên trái của tài khoản kế toán phảnánh của một vận động của đối tượng kế toán, theo quy ước là bên Nợ Phần bên tráicủa tài khoản kế toán phản ánh mặt vận động đối lập còn lại của đối tượng kế toán,theo quy ước gọi là Có

Để hệ thống hoá thông tin kinh tế tài chính về các chỉ tiêu chi phí, thu nhập

và kết quả kinh doanh, kế toán có nhiều phương án sử dụng tài khoản khác nhau,tuỳ theo yêu cầu quản lý cụ thể Có thể phản ánh các nội dung chi phí và nội dungthu nhập riêng trên các tài khoản kế toán khác nhau, có thể kết hợp phản ánh một sốnội dung chi phí và thu nhập; hoặc thu nhập và xác định kết quả kinh doanh trênmột tài khoản

Thu nhập dùng tài khoản thu nhập để phản ánh Chi phí dùng tài khoản chiphí Kết quả kinh doanh tài khoản sử dụng tài khoản xác định kết quả kinh doanh

Trang 27

Kết cấu tài khoản phản ánh quá trình hoạt động: tài khoản quá tình hoạt độngkhông có số dư

Kết cấu quá trình hoạt động: bên nợ phản ánh số phát sinh chi phí trong kì, kếtchuyển thu nhập và lãi Bên có phản ánh số phát sinh thu nhập trong kì, kết chuyểnchi phí và lỗ

Kết cấu tài khoản thu nhập: bên nợ phản ánh kết chuyển thu nhập Bên cóphản ánh thu nhập trong kì

Kết cấu chung tài khoản chi phí: bên nợ phản ánh chi phí trong kì Bên cóphản ánh kết chuyển chi phí

Quy trình ghi nhận kết quả kinh doanh Phụ lục 1 : Sơ đồ 1.1

1.2.5 Tổ chức cung cấp thông tin về doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp

1.2.5.1 Đối tượng sử dụng thông tin về doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh

Sơ đồ 1.1 Đối tượng sử dụng thông tin kế toán

Người có quyền lợi trực tiếp

Nhà đầu tư Chủ nợ

Người có quyền lợi gián tiếp

Cơ quan thuế

Cơ quan thống kê

Cơ quan chức năng

Trang 28

Ban lãnh đạo doanh nghiệp là những người có trách nhiệm điều hành và thực

hiện các mục tiêu của doanh nghiệp Họ có trách nhiệm trước pháp luật về việc sửdụng và kiểm soát nguồn lực của đơn vị, bảo toàn và phát triển vốn, đảm bảo hoạtđộng có hiệu quả và duy trì lợi ích hợp pháp của các bên liên quan Do vậy, banlãnh đạo doanh nghiệp cần nắm được các thông tin về tình trạng tài chính, hoạtđộng và luồng tiền của đơn vị để thực hiện các mục tiêu

Các đối tượng có quyền lợi tài chính trực tiếp bao gồm các nhà đầu tư và các

chủ nợ Các nhà đầu tư đều quan tâm đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp

trong quá khứ và tiềm năng tạo ra lợi nhuận cũng như tiềm năng tạo ra tiền củadoanh nghiệp Thông tin từ các báo cáo do kế toán cung cấp có thể giúp các nhà đầu

tư hiểu rõ về viễn cảnh tương lai của việc đầu tư của họ vào doanh nghiệp

Để đáp ứng hoạt động, hiện nay các doanh nghiệp đa số đều có sử dụng vốn

vay và đều có các mối quan hệ với các tổ chức tín dụng, ngân hàng với tư cách là

người cho vay Các chủ nợ cho vay tiền hoặc cung ứng hàng hoá và dịch vụ chodoanh nghiệp đều quan tâm đến việc liệu doanh nghiệp có đủ tiền để hoàn trả nợvay cho họ khi nợ đến hạn hay không Như vậy họ sẽ tìm hiểu nghiên cứu về khảnăng thanh toán của doanh nghiệp cũng như tình hình biến động tiền mặt và khảnăng tạo ra tiền của doanh nghiệp Các chủ nợ đều phân tích rất kỹ tình hình tàichính và khả năng thanh toán của doanh nghiệp trước khi quyết định cho doanhnghiệp vay

Nói đến những người sử dụng thông tin kế toán có quyền lợi gián tiếp chúng

ta có thể kể trước hết là cơ quan thuế, người đại diện cho Nhà nước để thu thuế các

doanh nghiệp Mỗi doanh nghiệp đều phải nộp các loại thuế khác nhau tuỳ theo lĩnhvực, loại hình doanh nghiệp Vấn đề khai thuế và nộp thuế thường là rất phức tạp,

nó chi phối phần nào đến việc lập báo cáo tài chính để dùng trong việc tính thuế

Tiếp theo có thể kể đến các cơ quan thống kê và các cơ quan chức năng.

Theo quy định các doanh nghiệp, tổ chức đều phải nộp các loại báo cáo nhất địnhcho cơ quan thống kê và cơ quan chức năng nhất định để tổng hợp thông tin kinh tếcho một địa phương hoặc cho cả nước

Trong điều kiện vận dụng lý thuyết doanh nghiệp, việc cung cấp thông tin kếtoán không thiên về đối tượng sử dụng nào mà kế toán cung cấp thông tin kế toán

Trang 29

được công bố một cách toàn diện và có hệ thống, người sử dụng thông tin xác địnhtuỳ vào mục đích của họ.

1.2.5.2 Hệ thống và thông tin cung cấp

Trong điều kiện tác động lý thuyết doanh nghiệp kết hợp với lý thuyết sở hữu

và lý thuyết thực thể,mục đích thiết kế hệ thống báo cáo cung cấp thông tin về tìnhtrạng tài chính, tình hình hoạt động, lưu chuyển tiền tệ và những thông tin chungkhác một cách có ích cho số lượng các đối tượng sử dụng nhằm giúp họ đánh giáđược đơn vị và ra quyết định kinh tế có hiệu quả Vận dụng phương pháp tổng hợp-cân đối kế toán để cung cấp thông tin kế toán thích hợp cho việc ra quyết định củacác bên liên quan

Phương pháp tổng hợp- cân đối kế toán là phương pháp kế toán sử dụng cácbáo cáo kế toán để tổng hợp số liệu từ các sổ kế toán theo các mối quan hệ cân đốicủa đối tượng kế toán, cung cấp các chỉ tiêu kinh tế tài chính cho các đối tượng sửdụng thông tin kế toán Do vậy, khi thiết kế hệ thống báo cáo phải tuân thủ cácnguyên tắc chung:

tiện cho việc ghi chép cũng như tổng hợp số liệu

được sắp xếp theo trình tự nhất định đảm bảo tính khoa học trong mối quan hệ cânđối của các đối tượng kế toán Các chỉ tiêu kế toán đó phải thiết thực cung cấpđược các thông tin cần thiết và thuận tiện cho các đối tượng cần sử dụng thông tin

Hình thức Nhật ký chung: Đặc trưng cơ bản của hình thức sổ kế toán này là:

tất cả các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ nhật ký

Trang 30

Báo cáo tài chính

Các sổ chi tiết các TK 511,632, 911….

Bảng tổng hợp chi

tiết

Bảng đối chiếu SPS

Chứng từ phát sinh doanh thu,chi phí

Sổ kế toán tổng hợp TK 511,632,642,… Sổ kế toán tổng hợp TK 911

theo trình tự thời gian phát sinh nghiệp vụ và định khoản nghiệp vụ đó, sau đó lấy

số liệu trên các nhật ký để ghi sổ cái theo trình tự nghiệp vụ phát sinh

Hình thức Nhật ký- Sổ cái: Đặc trưng cơ bản của hình thức sổ kế toán nhật

ký sổ cái là: các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thờigian và theo nội dung kinh tế trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất lànhật ký sổ cái Căn cứ để ghi vào sổ nhật ký sổ cái là các chứng từ gốc hoặc bảngtổng hợp chứng từ gốc

Hình thức chứng từ ghi sổ: Đặc trưng cơ bản của hình thức sổ kế toán này là:

căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là chứng từ ghi sổ Hình thức này có đặcđiểm là tách rời việc ghi sổ theo thời gian và việc ghi sổ theo tài khoản trên hai loại

sổ khác nhau

Hình thức nhật ký chứng từ: Đặc trưng cơ bản của hình thức này là các nhật

ký chứng từ được mở ghi theo bên Có tài khoản liên quan đối ứng Nợ các tài khoảnkhác Số liệu ghi vào sổ cái là căn cứ vào các nhật ký chứng từ ( ghi vào cuối tháng)chứ không căn cứ vào chứng từ gốc

Cho dù sử dụng hình thức sổ kế toán nào thì sổ kế toán vẫn bao gồm sổ kế toán tổnghợp (bao gồm sổ kế toán tổng hợp các tài khoản 511,632,642,911 ) và sổ kế toán chi tiết(bao gồm sổ kế toán chi tiết 511,632,911 ) Dù sổ nào cũng trải qua quy trình ghi sổ sau:

Sơ đồ 1.2 : quy trình ghi sổ

Trang 31

Mỗi hình thức kế toán đều có những mặt ưu, khuyết điểm, doanh nghiệp cầnphải dựa vào đặc điểm sản xuất kinh doanh, đặc điểm tổ chức quản lý trình độ củađội ngũ kế toán hiện có và tình hình trang thiết bị sử dụng trong công tác kế toán màlựa chọn cho mình một giải pháp tối ưu nhất để từ đó nâng cao chất lượng công tác

kế toán, đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp

1.2.5.4 Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán để cung cấp thông tin về doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh

Thông tin kế toán về doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh được kế toáncung cấp thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánhtổng quát tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh trong một kì kế toán của doanhnghiệp chi tiết theo từng hoạt động sản xuất kinh doanh

Phương pháp chung lập BCKQKD: đối với các chỉ tiêu liên quan tới thu nhập,căn cứ vào số phát sinh của các tài khoản kế toán phản ánh thu nhập để lập Đối vớicác chỉ tiêu liên quan tới chi phí, căn cứ vào số phát sinh của các tài khoản kế toánphản ánh chi phí để lập Đối các chỉ tiêu còn lại, căn cứ vào chỉ tiêu phản ánh thunhập, chi phí liên quan để lập

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trình bày được nộidung cơ bản về chi phí, doanh thu và kết quả từng loại giao dịch và sự kiện: hoạtđộng bán hàng và cung cấp dịch vụ; hoạt động tài chính; chi phí và thu nhậpkhác.Các chỉ tiêu được báo cáo chi tiết theo 5 cột: chỉ tiêu, mã số, thuyết minh ,năm nay và năm trước

Tuỳ vào nhu cầu quản trị và quy định của pháp luật, báo cáo kết quả hoạtđộng kinh doanh được lập theo quý, giữa niên độ, theo năm

Trang 32

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phải bao gồm các khoản mục chủ yếu sau đây:

1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ;

2 Các khoản giảm trừ;

3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ;

4 Giá vốn hàng bán;

5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ;

6 Doanh thu hoạt động tài chính;

13 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh;

14 Thuế thu nhập doanh nghiệp;

15 Lợi nhuận sau thuế;

16 Phần sở hữu của cổ đông thiểu số trong lãi hoặc lỗ sau thuế (Trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất);

17 Lợi nhuận thuần trong kỳ

1.2.6 Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong điều kiện áp dụng kế toán máy

1.2.6.1 Sự cần thiết phải sử dụng công nghệ thông tin trong công tác kế toán

Như chúng ta đã biết, chức năng cơ bản của kế toán là cung cấp thông tin vềtình hình kinh tế, tài chính trong doanh nghiệp cho các nhà quản lý Việc thực hiệnchức năng này có tốt hay không, trước hết phu thuộc vào tính thường xuyên, kịpthời và chính xác của thông tin Ngày nay theo đà phát triển của công nghệ thôngtin, việc đưa máy tính vào sử dụng trong công tác kế toán đã tương đối phổ biến.Tin học hóa công tác kế toán không chỉ giải quyết được vấn đề xử lý và cung cấpthông tin nhanh chóng, thuận lợi mà nó còn làm tăng năng suất lao động của bộ máy

kế toán

Nhìn chung, khi tổ chức công tác kế toán bằng máy, người làm công tác kếtoán cần phải nắm được các yếu tố sau:

Trang 33

Tất cả các phần mềm ứng dụng nêu trên đều có thể ứng dụng làm công tác kếtoán cho bất kỳ doanh nghiệp đang sử dụng các hình thức sổ kế toán như : chứng từghi sổ, NKC hoặc nhật ký sổ cái Do đó, doanh nghiệp có thể căn cứ vào điều kiệnthực tế về quy mô, trình độ của nhân viên để quyết định sử dụng phần mềm ứngdụng & hình thức sổ kế toán nào cho phù hợp

thống nhất cho toàn doanh nghiệp

-Phải chọn lựa phương pháp để nhập dữ liệu kế toán (nhập liệu khi lập chứng

từ gốc, nhập liệu khi chấm dứt quá trình luân chuyển chứng từ tức là nhập liệu vàobảng tính ) Bất kỳ nhập liệu theo phương pháp nào cũng phải thiết lập cho được

cơ sở dữ liệu – nơi chứa toàn bộ thông tin kế toán của doanh nghiệp -Khi đã có cơ sở dữ liệu, khả năng truy xuất được của tất cả các loại phầnmềm ứng dụng là rất khả quan Các báo biểu kế toán như : bảng kê, chứng từ ghi sổ,

sổ cái, sổ chi tiết, nhập xuất tồn, bảng tổng hợp công nợ được truy xuất tương đối dễdàng Đặc biệt một số báo cáo tài chính và báo cáo kế toán quản trị cũng có thể ứngdụng khả năng của phần mềm để truy xuất

- Cuối cùng, cần phải chú ý đến số lượng NV kế toán và trình độ nghiệp vụ kếtoán, vi tính của NV kế toán, việc phân công và phối hợp công tác giữa các bộ phận

kế toán khác nhau cũng như giữa các bộ phận khác có liên quan trong doanhnghiệp

1.2.6.2 Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong điều kiện áp dụng kế toán máy

Mã hóa các đối tượng

Để thực hiện tổ chức kế toán trên máy vi tính, nhất thiết phải có sự mã hóa,khai báo và cài đặt các đối tượng có liên quan để đảm bảo sự liên kết chặt chẽ giữacác luồng thông tin

Mã hóa là hình thức thực hiện phân loại, gắn ký hiệu, xếp lớp đối tượng cầnquản lý Mã hóa cho phép nhận diện, tìm kiếm dễ dàng các đối tượng khi gọi mã.Việc xác định đối tượng cần mã hóa là hoàn toàn phụ thuộc vào yêu cầu quảntrị doanh nghiệp Thông thường, các đối tượng sau cần được mã hóa trong kế toán

Trang 34

bán hàng và xác định kết quả bán hàng: khách hàng, hàng hóa, chứng từ, tàikhoản… Việc mã hóa này được thực hiện thông qua các danh mục.

Xác định danh mục

Hệ thống tài khoản là xương sống của toàn bộ hệ thống Hầu hết các thông tin

kế toán đều được phản ánh thông qua các tài khoản Vì vậy, việc xây dựng hệ thốngtài khoản sẽ quyết định đến toàn bộ khả năng xử lý, khai thác thông tin tiếp theo,đặc biệt trong việc xử lý số liệu kế toán trên máy

Bằng việc khai báo và mã hóa có hệ thống kèm theo việc thiết kế các trạngthái và các kết nối (có thể bằng dạng số, dạng ký tự, hoặc kết hợp cả hai tùy theođặc điểm tổ chức công tác kế toán ở doanh nghiệp), tài khoản bán hàng có thể khaibáo thêm các tiểu khoản chi tiết thông qua việc thực hiện một số cách sau:

Thông qua số hiệu tài khoản và các tài khoản có liên quan theo danh mục tàikhoản được Nhà nước qui định để khai báo các biến mã nhận biết tương ứng tuỳthuộc yêu cầu quản lý của doanh nghiệp kèm theo phần khai báo, diễn giải cụ thể.Thông qua việc khai báo các thông tin cụ thể về các tài khoản, khai báo mốiquan hệ giữa các tài khoản chính và các tài khoản chi tiết

Việc tổ chức, theo dõi, quản lý, cập nhật, luân chuyển, xử lý các loại chứng từtrên hệ thống máy tính cần phải được thực hiện và tuân thủ chặt chẽ qui trình luânchuyển, cập nhật và xử lý chứng từ được doanh nghiệp quy định

Để quản lý, mỗi chứng từ gốc mang một mã hiệu xác định Với mã hiệu chứng

từ, có thể tiến hành lọc, in ra các bảng kê chi tiết và bảng tổng hợp theo từng loạichứng từ

Danh mục này được dùng để theo dõi chi tiết cho từng phòng ban và cáckhoản phải thu của từng khách hàng Mỗi khách hàng được nhận diện bằng một mãhiệu gọi là mã khách hàng Tùy quy mô và phạm vi giao dịch mà quyết địnhphương pháp mã hóa cho phù hợp và hiệu quả

Trang 35

Danh mục hàng hóa

Việc quản lý nhập, xuất, tồn kho hàng hóa được thực hiện thông qua danhmục hàng hóa Mỗi hàng hóa mang mã hiệu riêng, bên cạnh mã hiệu là các thuộctính mô tả khác như tên

Trình tự kế toán doanh thu, chi phí và KQKD trong điều kiện doanh nghiệp ápdụng kế toán máy

Sơ đồ 1.3 Trình tự kế toán doanh thu, chi phí và kết quả hoạt động kinh doanh

trong điều kiện doanh nghiệp áp dụng kế toán máy.

1.2.7 Tổ chức sử dụng thông tin kế toán về DT,CP và kết quả kinh doanh phục vụ yêu cầu ra quyết định ngắn hạn của nhà quản trị

Các chức năng quản trị để chỉ những nhiệm vụ lớn nhất và bao trùm nhất trongcác hoạt động về quản trị Có nhiều tranh luận đã diễn ra khi bàn về các chức năng

Thực hiện các nghiệp vụ và xác định kết quả

- K t chuy n đ xác đ nh doanh thu thu n.ết chuyển để xác định doanh thu thuần ển để xác định doanh thu thuần ển để xác định doanh thu thuần ịnh doanh thu thuần ần

- K t chuy n chi phí,doanh thu trong kỳ đ xác đ nh k t qu ết chuyển để xác định doanh thu thuần ển để xác định doanh thu thuần ển để xác định doanh thu thuần ịnh doanh thu thuần ết chuyển để xác định doanh thu thuần ả

Cung cấp thông tin

- Các sổ kế toán chi tiết các sổ tổng hợp

- Sổ sách kế toán doanh thu chi phí

Hạch toán nghiệp vụ

- Tạm ứng, ghi nhận doanhthu bán hàng cung cấp dịch vụ

- Tính và phản ánh giá vốn hàng bán

- Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu

- Hạch toán tập hợp chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp

- Kế toán doanh thu, thu nhập và chi phí khác

Trang 36

quản trị Tuy nhiên về cơ bản có 4 chức năng của nhà quản trị doanh nghiệp: lập kếhoạch; tổ chức thực hiện; kiểm tra; đánh giá.

Sơ đồ 1.4 : Các chức năng cơ bản của quản lý

Về chức năng lập kế hoạch: là chức năng đầu tiên trong tiến trình quản trị,

bao gồm: việc xác định mục tiêu hoạt động, xây dựng chiến lược tổng thể để đạtmục tiêu, và thiết lập một hệ thống các kế hoạch để phối hợp hoạt động Lập kếhoạch liên quan đến dự báo và tiên liệu tương lai, những mục tiêu cần đạt được vànhững phương thức để đạt được mục tiêu đó Nếu không lập kế hoạch thận trọng vàđúng đắn thì dễ dẫn đến thất bại trong quản trị Có nhiều công ty không hoạt độngđược hay chỉ hoạt động với một phần công suất do không có hoạch định hoặc hoạchđịnh kém

Về chức năng tổ chức thực hiện: Đây là chức năng thiết kế cơ cấu, tổ chức

công việc và tổ chức nhân sự cho một tổ chức Công việc này bao gồm: xác địnhnhững việc phải làm, người nào phải làm, phối hợp hoạt động ra sao, bộ phận nàođược hình thành, quan hệ giữa các bộ phận được thiết lập thế nào và hệ thống quyềnhành trong tổ chức đó được thiết lập ra sao? Tổ chức đúng đắn sẽ tạo nên môi

Trang 37

trường nội bộ thuận lợi thúc đẩy hoạt động đạt mục tiêu, tổ chức kém thì công ty sẽthất bại, dù hoạch định tốt.

Về chức năng kiểm tra kết quả công việc: Nhà lãnh đạo phải đánh giá việc

thực hiện kế hoạch có đúng theo kế hoạch hay không để đưa ra phương án giảiquyết kịp thời

Về chức năng đánh giá thực hiện kế hoạch: Sau khi đã đề ra những mục

tiêu, xác định những kế hoạch, vạch rõ việc xếp đặt cơ cấu, tuyển dụng, huấn luyện

và động viên nhân sự, công việc còn lại vẫn còn có thể thất bại nếu không kiểm tra.Công tác kiểm tra bao gồm việc xác định thành quả, so sánh thành quả thực tế vớithành quả đã được xác định và tiến hành các biện pháp sửa chữa nếu có sai lệch,nhằm bảo đảm tổ chức đang trên đường đi đúng hướng để hoàn thành mục tiêu

Như vậy, hoạt động quản lý là hoạt động liên tục, xoay quanh trục ra quyếtđịnh từ khâu lập kế hoạch đến thực hiện, kiểm tra, đánh giá rồi sau đó quay lại khâulập kế hoạch cho kì sau

Để quản lý và ra quyết định đối với các tình huống trong kinh doanh thì cần phải

có thông tin cần thiết để ra quyết định đúng đắn Kế toán quản trị là nguồn chủ yếucung cấp nhu cầu thông tin đó Chức năng của kế toán quản trị trong các khâu củaquá trình quản lý được thể hiện cụ thể như sau:

(quá khứ) và những thông tin liên quan tới tương lai ( thông tin dự đoán, dự tinh) đểphục vụ cho việc lập kế hoạch và dự toán

cung cấp các thông tin đã và đang thực hiện để phục vụ cho việc ra quyết định kinhdoanh của nhà quản trị và chỉ đạo thực hiện các quyết định ( như các quyết địnhngắn hạn: quyết định là loại bỏ hoặc tiếp tục duy trì kinh doanh của một bộ phầnnào đó; quyết định tự sản xuất hay mua; quyết định nên bán ngay nửa thành phẩmhay tiếp tục chế biến… hoặc các quyết định dài hạn khác).Ngoài ra còn thu thậpthông tin thực hiện để phục vụ cho việc kiểm tra đánh giá sau này

Trang 38

 Trong giai đoạn kiểm tra và đánh giá: kế toán quản trị với chức năng cungcấp đầy đủ thông tin thực hiện từng bộ phận; giúp nhà quản lý nhận diện và đánhgiá kết quả thực hiện những vấn đề còn tồn tại và cần có tác động của quản lý;đồng thời phục vụ cho việc lập kế hoạch, dự toán kì tiếp.

Như vậy chức năng kế toán quản trị cung cấp thông tin, soạn thảo các báo cáo phân tích số liệu, thông tin; thực hiện việc phân tích số liệu, thông tin thích hợp giữacác phương án đưa ra để lựa chọn, tư vấn cho nhà quản trị lựa chọn phương án, quyết định phù hợp và tối ưu nhất

Ra quyết định ngắn hạn là một chức năng quan trọng và xuyên suốt các khâu quản trị doanh nghiệp, nó được vận dụng liên tục trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp

Các loại ra quyết định ngắn hạn

Quyết định loại bỏ hay kinh doanh một bộ phận

Quyết định loại bỏ hay kinh doanh một bộ phận là nhà quản trị phải đánh giáđược việc loại bỏ hay tiếp tục kinh doanh bộ phận đó đem lại lỗ hay lãi cho doanhnghiệp Để có được quyết định đúng đắn, nhanh chóng và kịp thời thì phải sử dụngthông tin thích hợp để phân tích và đánh giá ảnh hưởng cho quyết định đó đến lợinhuận chung của toàn doanh nghiệp Nhiệm vụ của kế toán là thu thập nguồn sốliệu, phục vụ thông tin phục vụ cho loại tình huống quyết định loại bỏ hoặc tiếp tụcsản xuất kinh doanh một bộ phận gồm có :thu thập thông tin quá khứ rồi phân tíchtính toán về các khoản mục danh thu,chi phí để lập bảng phân tích theo từng bộphận/ mặt hàng và xác định kết quả kinh doanh; thu thập thông tin tương lai và xácđịnh thông tin thích hợp từ đó lập bảng phân tích chênh lệch lợi nhuận giữa cácphương án để tư vấn cho nhà ra quyết định

Quyết định tự sản xuất hay mua ngoài

Quyết định tự sản xuất hay mua ngoài các linh kiện, chi tiết hoặc vật liệu sảnxuất thường được quan tâm tới hai vấn đề: Chất lượng và giá cả

Trang 39

Nguyên tắc để đi tới quyết định tự sản xuất hay mua là chi phí sản xuất phỉa nhỏhơn chi phí mua ngoài thì lựa chọn phương án tự sản xuất và ngược lại Mặt khác,xem xét đến các chi phí cơ hội nếu không tự sản xuất thì bộ phận hiện đang sản xuấtcác linh kiện, chi tiết đó sẽ như thế nào? Nó có sử dụng được nữa hay không? Sosánh chi phí tiết kiệm được tự sản xuất với mua ngoài, nếu số lợi nhuận đó lớn hơnchi phí tiết kiệm được thì lại chọn phương án mua ngoài linh kiện, chi tiết, vật liệuhay bao bì đóng gói

Việc thu thập thông tin kế toán phục vụ cho yêu cầu quản trị cũng giống nhưquyết định nên sản xuất hay loại bỏ

Quyết định nên bán ngay thành phẩm hay tiếp tục sản xuất chế biên

ra thành phẩm rồi mới bán

Quyết định này thường được lựa chọn ở các doanh nghiệp mà quy trình sảnxuất chế biên liên tục nhiều công đoạn Nguyên tắc chung đi đến quyết định tiếp tụcchế biến thêm để ra thành phẩm rồi mới bán hay bán ngay thành phẩm là phương ánnào có tổng lợi nhuận của toàn doanh nghiệp tăng lên thì chọn

Công việc của kế toán quản trị là thu thập thông tin thích hợp về:

doanh nghiệp có ý định bán

thành phẩm

ra quyết định

Quyết định trong điều kiện sản xuất kinh doanh bị giới hạn

a Trường hợp chỉ bị giới hạn bởi một hoặc hai nhân tố

Trang 40

Mục tiêu của doanh nghiệp là tổng lợi nhuận của doanh nghiệp cao nhất.Trong trường hợp này doanh nghiệp phải tiến hành những bước phân tích thông tinthích hợp để ra quyết định ngắn hạn:

sản phẩm, dịch vụ cần sản xuất, kinh doanh

Thứ tự ưu tiên được sắp xếp dựa trên phần đóng góp trên mỗi đơn vị ( lãi trên biếnphí) của nhân tố giới hạn chủ yếu Nếu sản phẩm nào có lãi trên biến phí đơn vị caohơn sẽ được ưu tiên trước

phẩm hàng hoá, dịch vụ cần sản xuất kinh doanh

kiện của nhân tố giới hạn chủ chốt

b Trường hợp có nhiều nhân tố bị giới hạn

Phương pháp sử dụng là dùng phương trình tuyến tính để tìm phương án sảnxuất tối ưu

tính Hàm mục tiêu có thể biểu diễn ở dạng lợi nhuận tối đa hoặc chi phí tối thiểu

Xác định các điều kiện nhân tố giới hạn và biểu diễn chúng thành cácphương trình đại số

thị của các phương trình nhân tố giới hạn và các trục toạ độ

tối ưu trên đồ thị và hàm mục tiêu

Ngày đăng: 20/06/2015, 13:40

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w