1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

chuyên đề tốt nghiệp khoa kiểm toán quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán đông á thực hiện

67 775 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 1,23 MB

Nội dung

- Doanh thu khác thu nhập khác: là các khoản thu từ hoạt động xảy ra không thường xuyên như: nhượng bán, thanh lý tài sản cố định, tiền phạt dokhách hàng vi phạm hợp đồng, quà tặng, quà

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế đặt ra cho các doanh nghiệpnước ta nhiều cơ hội và thách thức Đó là cơ hội thu hút vốn đầu tư, kĩ thuật,công nghệ tiên tiến, tiếp thu cách làm việc, kinh doanh, quản lý khoa học củanước ngoài, có cơ hội đưa sản phẩm của mình đến nhiều nước trên thế giới…Mặt khác, các doanh nghiệp cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt diễn

ra trên phạm vi toàn cầu Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải

tự điều hành, quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh một cách có hiệu quả

để đứng vững trên thị trường và ngày càng phát triển Muốn vậy trước hết cácdoanh nghiệp phải tạo ra được doanh thu, doanh thu là khoản mục góp phầnphản ánh năng lực hoạt động cũng như tiềm năng phát triển trong tương laicủa doanh nghiệp Sự quan trọng của khoản mục doanh thu đã khiến việc thiết

kế và thực hiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu trở thành một trongnhững vấn đề hết sức quan trọng trong một cuộc kiểm toán Các công ty kiểmtoán trong quá trình hoạt động của mình, luôn tìm cách không ngừng hoànthiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu Công ty TNHH Kiểm toánĐông Á cũng nằm trong số đó Từ khi thành lập đến nay, công ty luôn luônchú trọng phát triển quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu, và hiện naytrong số các quy trình do công ty thiết kế thì quy trình kiểm toán khoản mụcdoanh thu của công ty có thể nói là một trong những quy trình kiểm toán hoànthiện nhất Vì vậy trong quá trình thực tập tại Công ty TNHH Kiểm toán

Đông Á, em đã tìm hiểu và thực hiện đề tài “Quy trình kiểm toán khoản mục

doanh thu bán hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH Kiểm toán Đông Á thực hiện”.

Mục đích của chuyên đề là nghiên cứu, tìm hiểu nội dung của quy trìnhkiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng trong kiểm toán báo cáo tài chínhtrên cơ sở thực tế đã thực hiện tại Công ty TNHH Kiểm toán Đông Á Quaviệc tìm hiểu này để rút ra nhận xét về ưu điểm và hạn chế của quy trình kiểmtoán khoản mục doanh thu bán hàng tại công ty TNHH Kiểm toán Đông Á

Trang 2

Đồng thời, đề ra một số kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện quy trình kiểmtoán khoản mục doanh thu bán hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chuyên đề tốt nghiệp này gồm 3chương chính:

Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về kiểm toán khoản mục doanhthu bán hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính

Chương 2: Thực trạng kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng trongkiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán Ðông Á thực hiện.Chương 3: Một số kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện kiểm toán khoảnmục doanh thu bán hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHHKiểm toán Ðông Á thực hiện

Em xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc cùng các anh chị trong Công tyTNHH Kiểm toán Ðông Á đã tạo điều kiện và giúp đỡ em trong thời gianthực tập tại công ty và hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này

Trang 3

CHƯƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU BÁN HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

1.1 Khái quát về doanh thu bán hàng

1.1.1 Khái niệm và phân loại

Doanh thu là một chỉ tiêu tài chính rất quan trọng trên Báo cáo kết quảhoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Do đó, việc hiểu đúng được kháiniệm thế nào là doanh thu cũng như cách phân loại doanh thu trong mộtdoanh nghiệp là điều rất quan trọng

Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam Chuẩn mực số 14 Doanh thu và thunhập khác (Ban hành và công bố theo Quyết định số 149/2001QĐ-BTC ngày31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính) qui định như sau:

Doanh thu được bao gồm tổng giá trị của các lợi ích kinh tế doanh nghiệp

đã thu được hoặc sẽ thu được Các khoản thu hộ bên thứ ba không phải lànguồn lợi ích kinh tế, không làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp sẽkhông được coi là doanh thu Các khoản góp vốn cổ đông hoặc chủ sở hữulàm tăng vốn chủ sở hữu nhưng không là doanh thu

Doanh thu được xác định là giá trị hợp lý của các khoản đã thu được hoặc

sẽ thu được sau khi trừ đi các khoản giảm trừ Doanh thu trong doanh nghiệpbao gồm: Doanh thu bán hàng, doanh thu nội bộ, doanh thu tài chính

- Doanh thu bán hàng là toàn bộ số tiền thu được hoặc sẽ thu được từ các

giao dịch và các nghiệp vụ phát sinh doanh thu như bán sản phẩm, hàng hóa,cung cấp dịch vụ cho khách hàng bao gồm cả khoản phụ thu và phí thu thêmngoài (nếu có)

- Doanh thu hoạt động tài chính: bao gồm:

a) Tiền lãi: Lãi cho vay, lãi tiền gửi, lãi bán hàng trả chậm, trả góp…b) Thu nhập từ cho thuê tài sản, cho người khác sử dụng tài sản

Trang 4

c) Cổ tức, lợi nhuận được chia.

d) Thu nhập về hoạt động đầu tư mua bán chứng khoán ngắn, dài hạn.e) Thu nhập về chuyển nhượng, cho thuê sơ sở hạ tầng

f) Thu nhập về các hoạt động đầu tư khác

g) Chênh lệch do bán ngoại tệ, khoản lãi chênh lệch tỷ giá ngoại tệ

h) Chênh lệch lãi chuyển nhượng vốn

- Doanh thu nội bộ: là toàn bộ số tiền thu được do bán hàng hóa, sản

phẩm, cung cấp dịch vụ tiêu thụ nội bộ giữa các đơn vị trực thuộc trong cùngmột doanh nghiệp

- Doanh thu khác (thu nhập khác): là các khoản thu từ hoạt động xảy ra

không thường xuyên như: nhượng bán, thanh lý tài sản cố định, tiền phạt dokhách hàng vi phạm hợp đồng, quà tặng, quà biếu…

1.1.2 Quy định về hạch toán doanh thu bán hàng

Theo Chuẩn mực Kế toán Việt Nam số 14 “ Doanh thu và thu nhập khác”,doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn năm điều kiện sau:

- Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền vớiquyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua;

- Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người

sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa;

- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;

- Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịchbán hàng;

- Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng

Doanh thu bán hàng được ghi nhận chỉ khi đảm bảo là doanh nghiệp nhậnđược lợi ích kinh tế từ giao dịch Trường hợp lợi ích kinh tế từ giao dịch bánhàng còn phụ thuộc yếu tố không chắc chắn thì chỉ ghi nhận doanh thu khiyếu tố không chắc chắn này đã xử lý xong Nếu doanh thu đã được ghi nhậntrong trường hợp chưa thu được tiền thì khi xác định khoản tiền nợ phải thunày là không thu được thì phải hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh

Trang 5

không chắc chắn thu được (Nợ phải thu khó đòi) thì phải lập dự phòng nợphải thu khó đòi mà không ghi giảm doanh thu Các khoản nợ phải thu khóđòi khi xác định thực sự là không đòi được thì được bù đắp bằng nguồn dựphòng nợ phải thu khó đòi.

Doanh thu phải được theo dõi riêng biệt theo từng loại doanh thu Trongtừng loại doanh thu lại được chi tiết theo từng khoản doanh thu, như doanhthu bán hàng có thể được chi tiết thành doanh thu bán sản phẩm, hàng hóa…nhằm phục vụ cho việc xác định đầy đủ, chính xác kết quả kinh doanh theoyêu cầu quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh

Doanh thu và chi phí liên quan tới cùng một giao dịch phải được ghi nhậnđồng thời theo nguyên tắc phù hợp

Đối với nghiệp vụ bán hàng và cung cấp dịch vụ có liên quan tới cáckhoản bị trả lại thì trong quy định hạch toán doanh thu yêu cầu kế toán phảihạch toán riêng biệt và được tính trừ vào doanh thu đã ghi nhận ban đầu Qua

đó, xác định doanh thu thuần làm căn cứ xác định kết quả kinh doanh của kỳđó

Về nguyên tắc, cuối kỳ kế toán, doanh nghiệp phải xác định kết quả hoạtđộng sản xuất kinh doanh Toàn bộ doanh thu thuần thực hiện trong kỳ kếtoán được kết chuyển vào tài khoản 911 - Xác định kết quả kinh doanh Cáctài khoản thuộc loại tài khoản doanh thu không có số dư cuối kỳ

1.2 Những vấn đề cơ bản về kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng trong kiểm toán BCTC

1.2.1 Ý nghĩa của kiểm toán doanh thu bán hàng trong kiểm toán Báo cáo tài chính

Kiểm toán BCTC là hoạt động mang tính chất đặc trưng nhất của kiểmtoán Cụ thể là một hoạt động do các KTV có trình độ chuyên môn và đạođức nghề nghiệp thực hiện với chức năng xác minh và bày tỏ ý kiến về tínhtrung thực, hợp lý của những thông tin tài chính được trình bày trên BCTCdựa trên các khía cạnh trọng yếu và các nguyên tắc kế toán được chấp nhận Như chúng ta đã biết, báo cáo tài chính là một hệ thống các báo cáo đượcdoanh nghiệp lập theo các chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành( hoặc được

Trang 6

chấp nhận) phản ánh các thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu ở đơn vị.NếuBảng cân đối kế toán là BCTC tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tàisản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thờiđiểm nhất định, thì Báo cáo kết quả kinh doanh phản ánh tình hình và kết quảhoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Báo cáo kết quả kinh doanh phảnánh các chỉ tiêu doanh thu, chi phí và kết quả của các hoạt động kinh doanhcủa đơn vị cũng như tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước trong kỳ

kế toán Doanh thu bán hàng là một chỉ tiêu có tính chất trọng yếu trên Báocáo kết quả kinh doanh phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định

Khi thực hiện kiểm toán tài chính, các BCTC được phân chia thành cácphần hành kiểm toán cơ bản: Phân theo khoản mục hoặc phân theo chu trình

Dù có phân chia như thành khoản mục hay chu trình thì doanh thu bán hàngcũng đều liên quan mật thiết đến các khoản mục hay chu trình khác

1.2.2 Mục tiêu kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng

Khi kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng, kiểm toán viên cần thuthập bằng chứng kiểm toán đầy đủ và có hiệu lực để có thể đưa ra được kếtluận kiểm toán một cách xác thực nhất về tình hình doanh thu bán hàng vàcung cấp dịch vụ, các khoản giảm trừ doanh thu bán hàng( chiết khấu thươngmại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại) của doanh nghiệp Đồng thờicũng cung cấp những thông tin, tài liệu có liên quan làm cơ sở tham chiếu khikiểm toán các khoản mục khác

Mục tiêu kiểm toán đó là KTV phải đưa ra được ý kiến nhật xét về đốitượng chung của các thông tin liên quan đến doanh thu bán hàng Để đạt đượcmục tiêu kiểm toán chung, KTV phải thu thập đầy đủ bằng chứng về mọi khíacạnh( cơ sở dẫn liệu) của các thông tin liên quan đến khoản mục doanh thubán hàng, cũng như các khoản giảm trừ doanh thu bán hàng Các mục tiêu cụthể đó là:

- Đảm bảo các nghiệp vụ ghi nhận doanh thu được ghi chép trên BCTC

là có thật( thực sự phát sinh và có căn cứ hợp lý)

Trang 7

- Đảm bảo cho việc phân loại và hạch toán đúng đắn các nghiệp vụ ghinhận doanh thu

- Đảm bảo việc ghi nhận doanh thu đầy đủ và đúng kỳ

- Đảm bảo việc tổng hợp chính xác doanh thu bán hàng

- Xác minh quá trình kiểm soát nội bộ đối với khoản mục doanh thu bánhàng là hoàn toàn chặt chẽ, hiệu quả, rủi ro kiểm soát nội bộ là thấp và KTVhoàn toàn tin tưởng vào hệ thống kiểm soát nội bộ đối với khoản mục doanhthu bán hàng,…

1.2.3 Căn cứ kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng

Doanh thu bán hàng là khoản mục nằm trong chu kỳ bán hàng - thu tiền

Để có thể có cơ sở đưa ra ý kiến nhận xét về khoản mục doanh thu bán hàng,trước hết cần xác định được phạm vi và các phương pháp, thủ tục kiểm toáncần áp dụng Tiếp theo, KTV cần dựa vào các nguồn thông tin tài liệu nhấtđịnh để thu thập các bằng chứng về các quá trình xử lý kế toán đối với cácnghiệp vụ trong chu kỳ bán hàng - thu tiền

Các căn cứ cụ thể để kiểm toán rất phong phú, đa dạng về hình thức,nguồn gốc và nội dung Các căn cứ chủ yếu gồm:

- Các chính sách, các quy chế hay quy định về kiểm soát nội bộ đối vớikhoản mục doanh thu Các chính sách và quy chế kiểm soát nội bộ này baogồm các quy chế do cấp có thẩm quyền của Nhà nước ban hành và của chínhbản thân đơn vị ban hành

- Các BCTC chủ yếu có liên quan, gồm Bảng cân đối kế toán; Báo cáokết quả hoạt động kinh doanh , Thuyết minh BCTC

- Các sổ hạch toán liên quan, bao gồm sổ hạch toán nghiệp vụ và sổ hạchtoán kế toán

- Các chứng từ kế toán ghi nhận các nghiệp vụ bán hàng đã phát sinh và

là căn cứ để ghi sổ kế toán như: Hoá đơn bán hàng, Phiếu xuất kho, Hoá đơnvận chuyển và cung cấp dịch vụ, Chứng từ về giảm giá hàng bán, hàng bán bitrả lại

Trang 8

- Các hồ sơ, tài liệu khác có liên quan như : Kế hoạch bán hàng, Đơn đặthàng, Hợp đồng thương mại, Chính sách bán hàng…

- Các tài liệu liên quan khác

1.2.4 Rủi ro thường gặp đối với việc ghi nhận doanh thu bán hàng

Khi tiến hành kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng thì kiểm toán viên

có thể gặp phải một số rủi ro và sai phạm liên quan đến việc ghi nhận doanhthu tại đơn vị Sau đây là một số rủi ro thường gặp:

- Doanh thu phản ánh trên sổ sách và BCTC cao hơn doanh thu thực tếcủa doanh nghiệp: trường hợp này thường là do doanh nghiệp đã hạch toánvào doanh thu những khoản thu chưa đủ các yếu tố xác định là doanh thu nhưquy định hoặc số doanh thu đã phản ánh trên sổ sách, BCTC cao hơn so vớidoanh thu trên các chứng từ kế toán Cụ thể biểu hiện như sau:

Người mua đã ứng trước nhưng doanh nghiệp chưa xuất hàng hoá haycung cấp dịch vụ cho khách hàng

Người mua đã ứng tiền, doanh nghiệp đã xuất hàng hoặc cung cấpdịch vụ nhưng các thủ tục mua bán, cung cấp dịch vụ chưa hoàn thành vàngười mua chưa chấp nhận thanh toán

Số liệu đã tính toán hoặc ghi sổ sai làm tăng doanh thu so với số liệuphản ánh trên chứng từ kế toán…

- Doanh thu phản ánh trên sổ sách, BCTC thấp hơn doanh thu thực tế:trường hợp này xảy ra thường do doanh nghiệp chưa hạch toán vào doanh thuhết các khoản thu đã đủ điều kiện để xác định là doanh thu như quy định hoặc

số doanh thu đã phản ánh trên sổ sách, BCTC thấp hơn so với doanh thu trêncác chứng từ kế toán Cụ thể như sau:

Doanh nghiệp đã làm thủ tục bán hàng và cung cấp dịch vụ cho kháchhàng, khách hàng đã trả tiền hoặc đã thực hiện các thủ tục thanh toánnhưng đơn vị chưa hạch toán hoặc hạch toán nhầm vào các tài khoản khác

Số liệu đã tính toán và ghi sổ sai làm giảm doanh thu so với số liệuphản ánh trên chứng từ kế toán

Trang 9

Hàng chưa bị trả lại kế toán đã ghi giảm doanh thu, hàng hoá bị trả lại

ở kỳ sau nhưng kế toán lại ghi giảm doanh thu ở kỳ này

- Các sai phạm liên quan tới các khoản giảm trừ doanh thu:

Hàng bán bị trả lại hoặc chiết khấu thương mại cũng thường có rủi ronếu việc ghi nhận doanh thu không được tiến hành một cách đầy đủ dẫntới có thể bị ghi giảm hoặc ghi tăng giá trị Điều này ảnh hưởng trực tiếpđến xác định doanh thu thuần về bán hàng

1.2.5 Thực hiện kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng

Kiểm toán doanh thu bán hàng là một phần hành kiểm toán trong cuộckiểm toán BCTC Do đó, KTV thực hiện quy trình kiểm toán doanh thu bánhàng cũng dựa trên các bước cơ bản như sau:

1.2.5.1 Lập kế hoạch kiểm toán

Là giai đoạn đầu tiên trong một cuộc kiểm toán, lập kế hoạch kiểm toán có

ý nghĩa quan trọng, ảnh hưởng đến các giai đoạn thực hiện tiếp theo Chuẩnmực kiểm toán Việt Nam số 300 “Lập kế hoạch kiểm toán” cũng khẳng địnhvai trò cần thiết của giai đoạn ban đầu này: “Kế hoạch kiểm toán trọng yếuphải được lập một cách thích hợp nhằm đảm bảo bao quát hết các khía cạnhtrọng yếu của một cuộc kiểm toán; phát hiện gian lận, rủi ro và những vấn đềtiềm ẩn; đảm bảo cuộc kiểm toán được hoàn thành đúng thời hạn.” Lập kếhoạch là quá trình lập ra phương hướng và thủ tục kiểm toán cần thiết để kiểmtoán khoản mục doanh thu bán hàng gắn với đặc điểm và tình hình kinhdoanh của khách hàng

Thu thập thông tin về khách hàng

Thu thập thông tin về đối tượng khách hàng cho KTV biết về ngành nghềkinh doanh, quy mô kinh doanh cũng như có được thông tin và sự hiểu biếtđầy đủ về hoạt động của đơn vị, hệ thống kế toán và hệ thống KSNB cũngnhư các vấn đề tiềm ẩn từ đó xác định trọng tâm cuộc kiểm toán cũng nhưphần hành kiểm toán Doanh thu bán hàng

Với phần hành kiểm toán Doanh thu bán hàng, KTV cần quan tâm đến cácthông tin sau: Hoạt động kinh doanh và kết quả kinh doanh của khách hàng

Sinh viên: Nguyễn Hữu Đại 9 Lớp: K14KTDNA

Trang 10

Tình hình cũng như sự biến động của nền kinh tế như tăng trưởng, lạm phát.Khả năng mở rộng quy mô kinh doanh và các nhà tiêu thụ thường xuyên, nhàtiêu thụ lớn của DN, chính sách tín dụng của đơn vị đối với các nhà tiêu thụ…

Tìm hiểu về Hệ thống Kiểm soát nội bộ đối với doanh thu bán hàng

và đánh giá rủi ro kiểm soát

Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 400 “Đánh giá rủi ro và kiểmsoát nội bộ” thì “KTV phải có đủ hiểu biết về hệ thống kiểm soát nội bộ củakhách hàng để lập kế hoạch kiểm toán và xây dựng cách tiếp cận kiểm toán

có hiệu quả”

Đối với khoản mục doanh thu bán hàng, KTV cần thực hiện các công việcnhư sau để có thể đánh giá được hệ thống kiểm soát đối với khoản mục doanhthu cũng như đánh giá về rủi ro kiểm soát:

- KTV thu thập thông tin về môi trường kiểm soát, về hệ thống kế toáncủa khách hàng đối với việc hạch toán doanh thu bán hàng

- KTV tìm hiểu các thủ tục kiểm soát đối với doanh thu dựa trên cácnguyên tắc về phân công, phân nhiệm, nguyên tắc bất kiêm nhiệm, nguyên tắc

ủy quyền và phê chuẩn

- KTV tìm hiểu mức độ độc lập và tính thường xuyên hoạt động của bộphận kiểm soát nội bộ tại khách hàng (nếu có)

- KTV đánh giá ban đầu về rủi ro ( rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát)

và xác định các vấn đề cần chú ý đối với doanh thu bán hàng dựa trên hiểubiết về tình hình kinh doanh, việc nhận diện mục tiêu kiểm soát, quy trìnhkiểm soát đặc thù, đánh giá nhược điểm của hệ thống kiểm soát nội bộ… Lập kế hoạch và thực hiện công việc kiểm toán; đánh giá bằng chứngkiểm toán: Đơn vị có hệ thống KSNB chặt chẽ thì các bằng chứng thu được

có độ tin cậy cao hơn, KTV có định hướng để thu thập bằng chứng thích hợp

Từ đó KTV xác định mức độ trọng yếu và đánh giá sự phù hợp của mức độtrọng yếu trong quá trình kiểm toán khoản mục này

Lập chương trình kiểm toán

Trang 11

Chương trình kiểm toán cho khoản mục doanh thu bán hàng là một bảng

kê chi tiết chỉ dẫn các thủ tục kiểm toán tương ứng với các mục tiêu là các cơ

sở dẫn liệu cho khoản mục này Chương trình kiểm toán cũng thể hiện lịchtrình, phạm vi và thời gian ước tính cần thiết cho phần hành này Nội dungchương trình kiểm toán bao gồm:

- Khảo sát kiểm soát đối với khoản mục doanh thu bán hàng

- Thủ tục phân tích

- Thủ tục kiểm tra chi tiết về doanh thu bán hàng

- Đưa ra ý kiến, kết quả kiểm toán

1.2.5.2 Thực hiện kiểm toán

Thực hiện các thủ tục khảo sát kiểm soát đối với doanh thu bán hàng

Mục đích của công việc này là KTV thu thập được những bằng chứngkiểm toán về sự tồn tại và hoạt động của những quy chế và thủ tục kiểm soátđối với khoản mục doanh thu bán hàng Qua đó, KTV đánh giá mức rủi rokiểm soát để quyết định sử dụng mức độ các thử nghiệm kiểm soát và thửnghiệm cơ bản cho phù hợp để có thể phát hiện được gian lận và sai sót đốivới khoản mục doanh thu Đối với khoản mục doanh thu bán hàng thì thủ tụckhảo sát kiểm soát được thực hiện gồm:

- Điều tra hệ thống : KTV kiểm tra chi tiết một loạt các nghiệp vụ ghinhận doanh thu được theo dõi, ghi chép từ đầu đến cuối để theo xem xét, đánhgiá các bước kiểm soát áp dụng trong việc hạch toán ghi nhận doanh thu ởđơn vị được kiểm toán

- Khảo sát chi tiết đối với kiểm soát : được tiến hành nhằm thu thậpbằng chứng về sự hữu hiệu của các quy chế kiểm soát nội bộ và các bướckiểm soát đối với việc ghi nhận doanh thu

Các thủ tục khảo sát kiểm soát thường chỉ được KTV áp dụng đối vớikhâu kiểm soát hay quy chế kiểm soát mà KTV ban đầu đã đánh giá là cóhiệu lực và hi vọng có thể dựa vào để giảm bớt công việc khảo sát cơ bản

Trang 12

Thực hiện các thủ tục phân tích đối với khoản mục doanh thu bán hàng

Nhằm phát hiện, xác định những biến động không bình thường của khoảnmục doanh thu, từ đó khoanh vùng trọng tâm kiểm toán, thông thường, KTVtiến hành phân tích đánh giá tổng quát các thông tin tài chính có liên quan :doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, các khoản giảm trừ doanh thu, giávốn hàng bán

Việc phân tích được dựa vào Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạtđộng kinh doanh và các tài liệu khác để lấy số liệu cho việc so sánh hay xáclập các tỷ suất rồi so sánh, chỉ ra sự biến động của thông tin và đưa ra địnhhướng cho các kiểm tra chi tiết tiếp theo

Trong khi thực hiện các so sánh, cần làm rõ những tác động của các yếu tốgây sự biến động đương nhiên đối với doanh thu bán hàng (được coi là biếnđộng hợp lý) và chỉ ra các nghi ngờ về sai phạm có thể có

Các yếu tố gây nên sự biến động đương nhiên của doanh thu bán hàng

- Sự thay đổi của quy mô kinh doanh theo kế hoạch đã được phê chuẩn(thay đổi so với kỳ trước hay so với kế hoạch ban đầu ) sẽ dẫn đến sự thay đổicủa doanh thu bán hàng

Trang 13

- Số lượng hàng bán ra thay đổi do đơn vị khách hàng chú trọng vàokhâu nghiên cứu thị trường để tạo ra những sản phẩm phù hợp với thị hiếungười tiêu dùng hoặc do chính sách bán hàng có sự thu hút người tiêu dùng.

- Sự biến động của giá cả trên thị trường, có thể do quan hệ cung cầuthay đổi, do chất lượng hàng hoá thay đổi hoặc do lạm phát cũng dẫn đến sựbiến động của doanh thu bán hàng

Tuy nhiên, KTV cần kiểm tra tính độc lập của các thông tin thu thập được

để làm tăng độ tin cậy của thông tin Thông tin thu thập được từ bên ngoài sẽ

có độ tin cậy lớn hơn so với thông tin bên trong doanh nghiệp, nếu KTVkhông thể thu thập được thông tin bên ngoài thì số liệu về giá bán, số lượnghàng xuất bán sẽ được thu thập từ các bộ phận khác độc lập với bộ phận kếtoán của đơn vị

Thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết đối với doanh thu bán hàng

Khi thực hiện kiểm tra chi tiết Doanh thu bán hàng, KTV thường tiến hànhchọn mẫu các nghiệp vụ để kiểm toán Khi kiểm tra chi tiết, KTV thường đặcbiệt chú ý đến các nghiệp vụ ghi nhận doanh thu mà không có hợp đồngthương mại, bán hàng cho khách hàng mới, nghiệp vụ bán hàng với số tiềnlớn, nghiệp vụ xảy ra vào cuối kỳ hạch toán…

Thực chất kiểm tra chi tiết doanh thu bán hàng chính là tiến hành kiểm tralại quá trình xử lý kế toán liên quan đến khâu ghi nhận doanh thu nhằm cóđược bằng chứng xác nhận các cơ sở dẫn liệu cụ thể có liên quan đến việchạch toán các nghiệp vụ Cách thức tiến hành kiểm tra chi tiết chủ yếu thựchiện xem xét, đối chiếu từ các nghiệp vụ đã hạch toán trên sổ kế toán ra cácchứng từ, tài liệu có liên quan

Các thủ tục kiểm toán chủ yếu, phổ biến thường áp dụng khi kiểm tra chitiết doanh thu bán hàng:

- Kiểm tra Hoá đơn bán hàng :

 KTV thực hiện kiểm tra Hoá đơn bán hàng tương ứng với khoảndoanh thu bán hàng đã ghi sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiếtdoanh thu để chứng tỏ nghiệp vụ đã ghi sổ là có căn cứ hợp lý hay không

có căn cứ (ghi khống)

Trang 14

 Kiểm tra số lượng hàng đã bán ghi trên hoá đơn bán hàng, sosánh với số liệu tương ứng trên Hợp đồng thương mại tương ứng đã đượcphê chuẩn hay trên kế hoạch bán hàng đã được phê chuẩn và với số liệutrên chứng từ xuất kho, chứng từ vận chuyển…

 Kiểm tra về đơn giá hàng bán ghi trên Hoá đơn bán hàng, sosánh với giá bán ghi trên Hợp đồng thương mại tương ứng đã được phêchuẩn hoặc trên bảng giá niêm yết của đơn vị, giá cả thị trường của cùngmặt hàng, cùng thời điểm

- Kiểm tra việc ghi sổ kế toán được thực hiện đầy đủ: So sánh số lượngbút toán ghi nhận doanh thu với số lượng các hoá đơn bán hàng để kiểm tratính đầy đủ trong việc hạch toán doanh thu Kiểm tra tính liên tục của số thứ

tự của các hoá đơn bán hàng đã hạch toán trên sổ ghi nhận doanh thu

- Kiểm tra sự phân loại và hạch toán đúng đắn:

 Kiểm tra nội dung ghi chép trên chứng từ về sự rõ ràng vàt tính đầy

đủ, chính xác để đảm bảo không lẫn lộn nghiệp vụ bán hàng với cácnghiệp vụ không phải bán hàng Phát hiện và loại bỏ các nghiệp vụ khôngthuộc bán hàng nhưng bị ghi nhầm vào doanh thu bán hàng

 Tiến hành đối chiếu giữa bút toán ghi nhận doanh thu với từng hoáđơn tương ứng vền các yếu tố tương ứng (số, ngày và số tiền)

 Kiểm tra việc hạch toán đồng thời vào các sổ kế toán của các tàikhoản đối ứng ( Sổ tài khoản Phải thu khách hàng; Sổ Thuế GTGT phảInộp ) để đảm bảo các nghiệp vụ đã được ghi nhận đúng quan hệ đối ứng…

- Kiểm tra việc ghi nhận đúng kỳ của doanh thu bán hàng:

 Tiến hành xem xét tính hợp lý trong việc chia cắt niên độ và hạchtoán, tổng hợp doanh thu bán hàng của đơn vị

 So sánh đối chiếu giữa ngày ghi nhận nghiệp vụ vào sổ kế toán vớingày phát sinh nghiệp vụ tương ứng ( ngày ghi trên Hoá đơn bán hàng ) đểđánh giá về tính đúng kỳ trong hạch toán doanh thu bán hàng

 Cần lưu ý đến những nghiệp vụ bán hàng được hạch toán vào cuối

kỳ kế toán này và đầu kỳ kế toán tiếp theo, dễ xảy ra sai phạm do vô tình

Trang 15

hoặc cố ý Việc hạch toán sớm hay hạch toán muộn nghiệp vụ bán hàngđều dẫn đến tổng hợp và báo cáo doanh thu bán hàng không đúng kỳ và do

đó kéo theo sai phạm đối với lợi nhuận bán hàng

- Kiểm tra sự cộng dồn và báo cáo:

 Tiến hành kiểm tra việc tính toán tổng hợp luỹ kế số phát sinh trêntừng sổ kế toán chi tiết cũng như sổ kế toán tổng hợp về doanh thu bánhàng về các khía cạnh : Tính đầy đủ các khoản doanh thu, các loại doanhthu; Tính chính xác của kết quả tổng hợp doanh thu bán hàng của kỳ báocáo

 Kiểm tra bảng tổng hợp doanh thu bán hàng của đơn vị hoặc tiếnhành lập bảng tổng hợp các lại doanh thu bán hàng từ các sổ kế toán chitiết; Đồng thời đối chiếu số liệu của bảng tổng hợp doanh thu bán hàng với

số liệu trên sổ kế toán tổng hợp doanh thu bán hàng

 Kiểm tra việc trình bày doanh thu bán hàng trên BCTC xem có phùhợp với chế độ kế toán quy định

1.2.5.3 Kết thúc kiểm toán

Sau khi hoàn thành các công việc trong giai đoạn thực hiện kiểm toán,KTV thực hiện việc tổng hợp, đánh giá các bằng chứng thu thập được nhằmsoát xét và đưa ra kết luận về phần hành kiểm toán doanh thu bán hàng

Đánh giá sự đầy đủ cũng như hiện hữu của các bằng chứng kiểm toán thuđược đối với việc đưa ra kết luận đối với khoản mục doanh thu bán hàng củaKTV

Đánh giá chất lượng của cuộc kiểm toán, đối với kiểm toán doanh thu bánhàng, KTV tiến hành tổng hợp và đánh giá các sai sót phát hiện được trongquá trình kiểm toán khoản mục doanh thu Sau đó, KTV yêu cầu thư giải trìnhcủa Ban Giám đốc đối với những sai sót đó

Với giai đoạn cuối cùng này, KTV tiến hành lập thư quản lý và báo cáokiểm toán Thư quản lý thường được gửi đến khách hàng trong đó nêu lênnhững hạn chế còn tồn tại đối với hệ thống kiểm soát và công tác kế toán nóichung cũng như khoản mục doanh thu bán hàng nói riêng, đồng thời tư vấnhướng xử lý sao cho hiệu quả và phù hợp với những quy định hiện hành Báo

Trang 16

cáo kiểm toán được lập theo mẫu đã quy định trong chuẩn mực kiểm toán.Trên đó, ý kiến của KTV về tính trung thực, hợp lý, hợp pháp của các thôngtin trình bày BCTC của khách hàng xét trên những khía cạnh trọng yếu Dựatrên kết quả đánh giá của KTV mà trên báo cáo kiểm toán trình bày một trongbốn loại ý kiến trên.

Trang 17

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU BÁN HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY

TNHH KIỂM TOÁN ĐÔNG Á THỰC HIỆN

2.1 Tổng quan chung về Công ty TNHH Kiểm toán Đông Á

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Kiểm toán Đông Á

Lịch sử hình thành

Công ty TNHH Kiểm toán Đông Á được thành lập và hoạt động theo Luậtdoanh nghiệp Tháng 5 năm 2003, Công ty được Sở Kế hoạch và Đầu tư HàNội cho phép thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số

0103002195 với tên giao dịch là: Công ty Cổ phần Kiểm toán và Tư vấn ViệtNam - VN Audit

Đến năm 2005, Chính phủ quy định các doanh nghiệp kiểm toán không cóloại hình là Công ty cổ phần, theo đó đến tháng 3/2006, Công ty đã chínhthức chuyển đổi lại thành mô hình Công ty TNHH và được Sở Kế hoạch vàĐầu tư Hà Nội cho phép thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

số 0102025584 ngày 27/3/2006 với tên giao dịch là Công ty TNHH Kiểmtoán và Tư vấn Việt Nam - VNAudit Đến ngày 20/11/2009 Công ty đổi tênthành:

Tên Công ty: CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN ĐÔNG Á - AEA

Tên tiếng anh: EASTERN ASIA AUDITING COMPANY LIMITED Tên Công ty viết tắt: AEA AUDIT CO., LTD

Vốn điều lệ của Công ty: 3.000.000.000 ĐỒNG

Người đại diện theo pháp luật của Công ty: Ông Nguyễn Hữu Đông Chức danh: Tổng Giám đốc

Mô hình của công ty

Công ty gồm có Trụ sở chính, văn phòng giao dịch và 04 văn phòng trực thuộc tại thành phố Hà Nội.

Trang 18

Sơ đồ 2.1: Mô hình Công ty

TRỤ SỞ CHÍNH CỦA CÔNG TY:

Địa chỉ: Số 22 phố Phó Đức Chính - phường Trúc Bạch - quận Ba Đình –

Quản lý và điều hành tổng hợp toàn công ty

Số lượng nhân viên: 10 người gồm lãnh đạo công ty và các nhân viênchuyên nghiệp

VĂN PHÒNG 1 CỦA CÔNG TY:

Địa chỉ : A14 ngõ 109 đường Trường Trinh – phường Phương Liệt –quận Thanh Xuân - TP Hà Nội

CHI NHÁNH CỦA CÔNG TY

VĂN PHÒNG CÔNG

TY

VĂN PHÒNG KIỂM TOÁN I VĂN PHÒNG KIỂM TOÁN II

VĂN PHÒNG KIỂM TOÁN III VĂN PHÒNG KIỂM TOÁN IV

Trang 19

Chức năng : Hoạt động kinh doanh theo các ngành nghề có trong giấyphép kinh doanh được sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp.

Số lượng nhân viên: 13 người gồm lãnh đạo văn phòng và các nhân viênchuyên nghiệp

VĂN PHÒNG 2 CỦA CÔNG TY:

Địa chỉ :Phòng 2130B tòa nhà 102 phố Thái Thịnh – phường Trung Liệt– quận Đống Đa - TP Hà Nội

Chức năng : Hoạt động kinh doanh theo các ngành nghề có trong giấyphép kinh doanh được sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp

Số lượng nhân viên: 10 người gồm lãnh đạo văn phòng và các nhân viênchuyên nghiệp

VĂN PHÒNG 3 CỦA CÔNG TY:

Địa chỉ : Số 378 Lạc Long Quân – phường Xuân La quận Tây Hồ

VĂN PHÒNG 4 CỦA CÔNG TY:

Địa chỉ : Số 15 Hàng Tre phường Lý Thái Tổ Quận Hoàn Kiếm

CHI NHÁNH CỦA CÔNG TY:

Địa chỉ : Số 9, tổ 40 phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội.Chức năng : Hoạt động kinh doanh theo các ngành nghề có trong giấyphép kinh doanh được sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp

Trang 20

Số nhân viên: 15 người gồm lãnh đạo văn phòng và các nhân viên chuyênnghiệp.

Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây

Doanh thu 5.570.267.120 6.580.683.300 7.165.329.637Lợi nhuận sau thuế 1.901.176.543 3.861.756.487 4.600.326.567

Từ bảng trên ta có thể thấy tình hình hoạt động kinh doanh của công tykhá tốt Với xu hướng phát triển năm sau cao hơn năm trước và hoạt động củacông ty ngày càng chiếm được niềm tin của khách hàng Đặc biệt với sự mởrộng quy mô hoạt động, cùng với sự nâng cao chất lượng dịch vụ, tổng lợinhuận sau thuế của công ty năm 2013 tăng gấp đôi so với năm 2012 Năm

2014 mặc dù tình hình kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, tình hình lạmphát cao… nhưng doanh thu sau thuế của Công ty vẫn tương đối ổn định

2.1.2 Tổ chức bộ máy quản lý

Công ty AEA thuộc loại hình “Công ty TNHH” được các thành viên làKiểm toán viên và Pháp nhân tham gia góp vốn hoạt động Hội đồng thànhviên là cơ quan cao nhất của Công ty đưa ra các chiến lược kinh doanh vàhoạt động của Công ty Người đứng đầu Hội đồng thành viên là Chủ tịch thaymặt các thành viên đưa ra các quyết định liên quan đến chiến lược hoạt độngcủa Công ty

Về cơ cấu tổ chức và hoạt động của Công ty được mô tả như sau:

Trang 21

Sơ đồ 2.2: Mô hình tổ chức bộ máy ở công ty

Tổng Giám đốc Công ty và các Phó Tổng Giám đốc công ty do Chủ TịchHội đồng thành viên xem xét bổ nhiệm Tổng Giám đốc là người chịu tráchnhiệm điều hành toàn bộ hoạt động của Công ty Các phó Tổng Giám đốc làngười giúp việc cho Tổng Giám đốc hoặc được Tổng Giám đốc ủy quyền giảiquyết các vấn đề hoạt động của Công ty Cụ thể:

Tổng Giám đốc trực tiếp điều hành văn phòng Công ty Văn phòng Công

ty bao gồm các phòng ban sau: Phòng nghiệp vụ I, II là phòng chuyên cungcấp dịch vụ kiểm toán Báo cáo tài chính, đứng đầu là trưởng phòng chịu trách

Sinh viên: Nguyễn Hữu Đại 21 Lớp: K14KTDNA

Phòng Kiểm toán đầu tư

Phòng Nghiệp vụ

I

Phòng Kế toán

Phòng Tổng hợp

Trang 22

nhiệm phân công, điều hành phòng và kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểmtoán;

- Phòng tư vấn thẩm định đứng đầu là trưởng phòng và chịu trách nhiệm

tổ chức và điều hành phòng cung cấp dịch vụ thẩm định giá tài sản, quản lýchất lượng công việc và nhân sự thuộc phòng mình;

- Phòng các dịch vụ tài chính và Phòng kiểm toán đầu tư cũng hoạt độngtương tự như 2 phòng trên;

- Phòng kế toán đứng đầu là Kế toán trưởng chịu trách nhiệm tổ chứccông tác kế toán và hạch toán kế toán cho toàn công ty;

- Phòng Tổng hợp đứng đầu là trưởng phòng phụ trách mọi hoạt độngcủa phòng Chức năng của phòng tổng hợp là làm các công việc liên quan đếnhoạt động đối nội và giao dịch đối ngoại của công ty Tham mưu cho BanGiám đốc trong công tác quản lý nhân sự, tuyển dụng và đào tạo nhân viên vàcác kiểm soát các hoạt động trong toàn công ty

- Phó Tổng Giám đốc A, B,C được phân công phụ trách 03 Văn phòngcủa Công ty theo thứ tự I, II, III 3 Phó Tổng Giám đốc này được Tổng Giámđốc ủy quyền ký kết các hợp đồng kinh tế và kiêm giám đốc 3 văn phòng này,chịu trách nhiệm điều hành các hoạt động hàng ngày của các văn phòng, phâncông, kiểm tra các nhân viên thuộc phòng mình quản lý trong lĩnh vực chuyênmôn nghiệp vụ, báo cáo kế hoạch và tiến độ công việc với Tổng Giám đốc;

2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh

Mặc dù quá trình hoạt động không lâu nhưng khách hàng của công ty liêntục phát triển và rất đa dạng, với trên 450 khách hàng thường xuyên bao gồmtất cả các loại hình doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề và lĩnh vựckhác nhau của nền kinh tế từ những doanh nghiệp hàng đầu trong các ngànhnghề đến các doanh nghiệp mới xuất hiện trên thị trường, từ các doanh nghiệpNhà nước được xếp hạng đặc biệt, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoàiđến các công ty cổ phần, hợp đồng hợp tác kinh doanh, các dự án được tài trợbởi các tổ chức quốc tế và Chính phủ Việt Nam Cụ thể:

Trang 23

 Kinh nghiệm Kiểm toán BCTC:

 Công ty CP Da Giầy Hà Nội

 Công ty CP Dệt May Nam Định

 Công ty CP Dệt May Thành Công

 Công ty CP Dệt Kim Đông Phương

 Công ty CP May Phương Đông

 Công ty CP Dệt Lụa Nam Định

 Công ty CP May Đức Giang

 Công ty CP Dệt May Đà Nẵng

 Công ty CP Công nghiệp Hoá chất Đà Nẵng

 Công ty Nguyên liệu Thuốc lá Nam

 Công ty Xây dựng Thuỷ lợi 24

 Công ty Ắc quy Pin Vĩnh Phú

 Công ty Xây lắp Điện 4

 Công ty CP Xây lắp Bưu Điện Hà Nội

 Công ty Xây dựng Bưu điện (PTC)

 Bưu điện tỉnh Trà Vinh

 Tổng Công ty Nhựa Việt Nam

 Bưu điện Tỉnh Khánh Hoà

 Công ty XNK và Hợp tác Đầu tư Vilexim

 Công ty Ngân Hà

 Bưu điện Tỉnh Cà Mau

 Bưu điện Tỉnh Sóc Trăng

 Công ty Chế biến Than Miền Nam

 Công ty Vận tải thuỷ Hà Nội

 …

Với thị trường khách hàng liên tục phát triển như vậy nên đội ngũ nhânviên của công ty luôn được bổ sung cả về chất và lượng Nhân sự của công tyhiện nay có tổng số 57 cán bộ và nhân viên chuyên nghiệp có trình độ, năngđộng và sáng tạo.Số lượng kiểm toán viên Quốc gia gồm có 09 người Tất cả

Trang 24

họ đều đã tốt nghiệp các trường đại học danh tiếng tại Việt Nam Thêm vào

mà công ty cung cấp:

* Dịch vụ kiểm toán: là hoạt động mang lại khoản lợi nhuận chủ yếu cho

công ty Hoạt động kiểm toán của công ty bao gồm các lĩnh vực sau:

- Kiểm toán BCTC: Đây có thể xem là lĩnh vực kinh doanh đóng vai tròchủ chốt đối với công ty Loại hình dịch vụ này đã mang về cho công ty hơn

400 khách hàng thuộc nhiều loại hình doanh nghiệp, kinh doanh nhiều ngànhnghề khác nhau…Doanh thu của hoạt động này chiếm khoảng 65% doanh thuhàng năm của toàn công ty

Trang 25

- Công ty còn tiến hành các cuộc kiểm toán nội bộ, tuân thủ, kiểm toánhoạt động và kiểm toán thông tin tài chính theo yêu cầu của khách hàng

* Dịch vụ thẩm định, kiểm toán đầu tư và xây dựng cơ bản: thẩm định,

kiểm toán báo cáo dự toán, quyết toán công trình xây dựng cơ bản Mỗi nămhoạt động này luôn đem lại cho công ty một khoản doanh thu khá lớn, chiếmkhoảng 15% tổng doanh thu của công ty

* Dịch vụ tư vấn: Hoạt động tư vấn của AEA bao gồm các mặt tư vấn

chính sau đây: Tư vấn về thuế, Tư vấn các vấn đề liên quan đến cuộc kiểmtoán, Tư vấn tài chính và quản trị doanh nghiệp, Tư vấn dịch vụ pháp lý, Cáchoạt động tư vấn khác theo yêu cầu của khách hàng như các vấn đề về phápluật, đầu tư…

* Dịch vụ kế toán: dịch vụ kế toán AEA cung cấp bao gồm các hoạt động

ghi sổ kế toán, lập báo cáo tài chính, soát xét báo cáo tài chính, thiết kế triểnkhai và vận hành hệ thống kế toán, hệ thống kiểm soát nội bộ

* Quản lý dự án: AEA đã tổ chức dịch vụ quản lý dự án trong nhiều năm

và đã nhận được sự tín nhiệm cao của khách hàng Hoạt động quản lý dự ánbao gồm; quản lý chung; tổ chức công tác giải phóng mặt bằng; tổ chức thẩmđịnh dự án vốn đầu tư; công tác thẩm định thiết kế,…

Bên cạnh đó công ty còn cung cấp các dịch vụ khác:

- Kiểm tra thông tin tài chính trên cơ sở các thủ tục thoả thuận trước;

- Dịch vụ bồi dưỡng, cập nhật kiến thức;

- Các dịch vụ liên quan khác về tài chính, kế toán, thuế theo quy địnhcủa pháp luật

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu doanh thu theo từng dịch vụ:

Trang 26

Tư vấn Dịch vụ khác

2.1.5 Đặc điểm tổ chức hồ sơ kiểm toán và kiểm soát chất lượng kiểm toán của Công ty

Đặc điểm tổ chức hồ sơ kiểm toán của Công ty

Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 230, “Hồ sơ kiểm toán” đượchiểu là “Các tài liệu do KTV lập, phân loại, sử dụng và lưu trữ trong một cuộckiểm toán Hồ sơ kiểm toán bao gồm các thông tin cần thiết liên quan đếncuộc kiểm toán đủ làm cơ sở cho việc hình thành lên ý kiến của KTV vàchứng minh rằng cuộc kiểm toán đã thực hiện đúng theo Chuẩn mực kiểmtoán Việt Nam (hoặc Chuẩn mực quốc tế)

Tại AEA, hồ sơ kiểm toán được được đánh số mã hóa theo từng chỉ mụctương ứng với các phần hành thực hiện và được xếp theo thứ tự tên của kháchhàng Cụ thể chỉ mục hồ sơ kiểm toán tổng hợp của Công ty TNHH Kiểm

toán Đông Á được thể hiện trong “phụ lục 2.1”;

Theo hồ sơ chỉ mục đó, chương trình kiểm toán khoản mục Doanh thu bánhàng được lưu trong file có số là G100 – Doanh thu

Đặc điểm kiểm soát chất lượng kiểm toán của Công ty

Trang 27

Kiểm soát chất lượng là một vấn đề quan trọng đối với các Công ty kiểmtoán nói chung Nhằm nâng cao chất lượng của cuộc kiểm toán, AEA đã xâydựng cho mình quy trình kiểm soát chất lượng ngay từ khi chuẩn bị kiểm toáncho tới khi kết thúc cuộc kiểm toán

Kiểm soát trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán:

Trước khi tiến hành kiểm toán, nhóm trưởng thông báo thời gian kiểmtoán, danh sách nhóm kiểm toán và tìm hiểu một số thông tin về khách hàng,thông tin về nhân sự, về kế toán, về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp…Nhóm trưởng sẽ là người trực tiếp giám sát các KTV trong việc sử dụngcác kỹ thuật để thu thập các thông tin về đơn vị được kiểm toán, đặc biệt làthông tin về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng để đánh giá sự hiệuquả và hiệu năng của hệ thống

Kiểm soát trong giai đoạn thực hiện kiểm toán:

Sau khi tìm hiểu các thông tin về khách hàng được kiểm toán thì một kếhoạch kiểm toán sẽ được thiết lập trong đó nêu rõ mục tiêu, nhiệm vụ, nộidung, trọng yếu của cuộc kiểm toán Căn cứ vào kế hoạch kiểm toán, trình độnăng lực các thành viên, nhóm trưởng tiến hành phân công công việc cụ thể Giai đoạn thực hiện kiểm toán quyết định tới kết quả của một cuộc kiểmtoán Trong giai đoạn này nhóm trưởng cần phải tăng cường giám sát tiến độthực hiện công việc, các thủ tục kiểm toán, các phương pháp kiểm toán KTV

đã áp dụng để có những nhắc nhở và phương hướng bổ sung sửa chữa Đồngthời nhóm trưởng cũng phải giám sát việc tuân theo các chuẩn mực đạo đức,nghề nghiệp và kiểm tra việc ghi chép giấy tờ làm việc của KTV…

Kiểm soát trong giai đoạn kết thúc kiểm toán:

Kết thúc kiểm toán trưởng nhóm kiểm toán sẽ trực tiếp xem xét tổng hợpcông việc của các KTV để đảm bảo sự chính xác, đầy đủ, hợp lý của kết quảkiểm toán phản ánh trong các biên bản kiểm toán, nhóm trưởng cũng cần xemxét lại tất cả các bằng chứng kiểm toán, các nhận xét, đánh giá của các KTVkhác tham gia cuộc kiểm toán nhằm đảm bảo tính chính xác các kết quả đó.Các giấy tờ làm việc của KTV cùng BCKT được soát xét bởi trưởng phòngtrước khi chuyển qua bộ phận kiểm soát chất lượng và cuối cùng trình Giám

Trang 28

đốc phê duyệt Sau khi Giám đốc xem xét đến tính hợp lý đúng đắn của kếtquả kiểm toán và cho phép thông qua BCKT.

2.1.6 Quy trình kiểm toán BCTC của công ty TNHH Kiểm toán Đông

Lập kế hoạch kiểm toán

Tiếp cận và tìm hiểu sơ bộ về khách hàng là bước khởi đầu của mọi cuộckiểm toán của Công ty AEA Thông thường công ty sẽ gửi thư chào hàng đếntất cả các khách hàng cũ- các khách hàng thường niên, đồng thời cũng gửi thưtới các khách hàng tiềm năng Trong thư chào hàng, công ty tự giới thiệu vềmình và ghi rõ các loại hình dịch vụ mà công ty cung cấp, nếu khách hàngđưa ra lời mời kiểm toán công ty sẽ cử KTV xuống tìm hiểu sơ bộ về kháchhàng và đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán Công việc tiếp theo sau khichấp nhận kiểm toán là việc ký kết hợp đồng kiểm toán Hợp đồng kiểm toánphải ghi rõ nội dung, điều kiện, trách nhiệm của các bên cùng thời gian thựchiện Sau đó, trưởng nhóm kiểm toán sẽ lập ra Bản chấp nhận thực hiện hợpđồng kiểm toán mới (nếu là khách hàng mới), hoặc Bản chấp nhận tiếp tụcthực hiện kiểm toán (nếu là khách hàng cũ)

Tiếp theo, Công ty sẽ lập kế hoạch kiểm toán và chương trình kiểm toán.Tại Công ty AEA, chủ nhiệm kiểm toán sẽ trao đổi với ban giám đốc đơn vịđược kiểm toán về kế hoạch kiểm toán

Tiếp đó, công ty yêu cầu phía khách hàng cung cấp tài liệu bao gồm cácthông tin tài chính chủ yếu như các thông tin về BCTC: Bảng cân đối kế toán,Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ,… cho năm tài chínhvừa kết thúc KTV cũng sắp xếp những cuộc gặp gỡ với khách hàng tìm hiểu

Trang 29

định mức độ trọng yếu và tổng hợp chương trình kiểm toán, đồng thời thôngbáo các thông tin về cuộc kiểm toán sắp tới cho bên khách hàng nắm rõ nhưcác thông tin về thời gian dự định kiểm toán, các thành viên trong nhóm kiểmtoán, chi phí cho cuộc kiểm toán…

Thực hiện kiểm toán

Trong giai đoạn này, trưởng nhóm kiểm toán sẽ trực tiếp gặp gỡ, trao đổivới khách hàng về việc thực hiện chương trình kiểm toán Đồng thời, trưởngnhóm kiểm toán sẽ phân công công việc cho các KTV trong nhóm Các KTVtheo các phần hành mình được giao sẽ tiến hành kiểm toán Các thủ tục gồm:

- Thực hiện thủ tục kiểm toán tổng hợp: Khi thực hiện thử nghiệm cơbản trong kiểm toán BCTC, bước đầu KTV thực hiện các thủ tục phân tíchtổng quát như: So sánh số dư năm nay với năm trước, so sánh tỷ trọng của cácchỉ tiêu năm nay với năm trước xem có biến động lớn không Từ các phântích tổng quát đó, cộng với kinh nghiệm nghề nghiệp, KTV có thể đánh giáđược mức độ trọng yếu của khoản mục mình làm để khoanh vùng kiểm toán

và xác định các thủ tục cần thiết để phát hiện ra được các gian lận, sai sót cóliên quan tới khoản mục đó

- Tiếp đó, KTV sẽ thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết đối với các phầnhành được giao Tùy từng phần hành, KTV sẽ thực hiện các thủ tục kiểm trachi tiết khác nhau được thể hiện cụ thể trong chương trình kiểm toán Nhưng

dù ở phần hành nào, thì KTV cần đảm bảo được các cơ sở dẫn liệu: Tính đầy

đủ, tính chính xác cơ học, tính trình bày, tính đúng kỳ…

Kết thúc kiểm toán,lập và phát hành Báo cáo kiểm toán, thư quản lý

Trong giai đoạn này, KTV tiến hành xem xét các sự kiện sau ngày lậpBCTC có liên quan tới các khoản mục kiểm toán, tập hợp và đánh giá cácbằng chứng thu thập được trong quá trình kiểm toán để đưa ra ý kiến trênBCKT Sau đó, từng KTV trong nhóm sẽ trao đổi lại với trưởng nhóm, trưởngnhóm tập hợp ý kiến, thảo luận lại với từng KTV Sau đó, trưởng nhóm kiểmtoán sẽ trao đổi lại với các nhà quản lý đơn vị và đưa ra ý kiến cuối cùng đểlập BCKT

Công việc thực hiện sau kiểm toán

Trang 30

Sau ngày báo cáo kiểm toán BCTC được đưa ra, nếu nhận thấy có sai sóttrong kết quả kiểm toán hay có sự kiện phát sinh ảnh hưởng trọng yếu tới ýkiến kiểm toán đã công bố, KTV và công ty sẽ đưa ra các biện pháp xử lý tùytheo từng trường hợp.

- Trường hợp khách hàng chấp nhận sửa đổi lại thì lúc này KTV phảicông bố lại Báo cáo kiểm toán mới dựa trên BCTC đã có sửa đổi, đồng thờigửi thông báo tới các bên đã nhận Báo cáo kiểm toán

- Trường hợp khách hàng không chấp nhận sửa đổi, KTV sẽ ngay lập tứcgửi thông báo tới các bên đã nhận Báo cáo kiểm toán, đồng thời thông báonày cũng sẽ được gửi lại cho khách hàng được biết

2.2 Thực trạng kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng trong kiểm toán BCTC tại Công ty X do Công ty TNHH Kiểm toán Đông Á thực hiện

2.2.1 Thực hiện công việc trước kiểm toán

2.2.1.1 Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán

Khách hàng X là công ty cổ phần, hoạt động trong lĩnh vực thiết bị vàtruyền thông, X là khách hàng mới của Công ty TNHH Kiểm toán Đông Á

Vì thế, KTV phải hết sức thận trọng trong việc tiếp nhận khách hàng mới vì

sự đánh giá khách hàng không đúng đắn có thể dẫn tới những rủi ro cho KTVhành nghề Chính vì vậy, khi được mời kiểm toán, AEA luôn phân côngnhững KTV có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn vững vàng trong việctìm hiểu và tiếp nhận khách hàng cũng như đàm phán về thời gian và giá phí

Do vậy, với khách hàng X là khách hàng mới của Công ty, sau khi nhậnđược yêu cầu kiểm toán từ khách hàng này, AEA đã cử một thành viên trongban lãnh đạo đến để tiếp xúc với khách hàng đồng thời thu thập các thông tin

sơ bộ về Công ty X để đánh giá khả năng chấp nhận khách hàng Sau khi tìmhiểu và nhận thấy quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Xđang diễn ra liên tục, thu được lợi nhuận và Công ty đang có nhu cầu côngkhai hóa BCTC một cách rộng rãi để thu hút thêm nguồn vốn, mở rộng quymô… Với những thông tin sơ bộ thu thập được, AEA cho rằng đây là khách

Trang 31

hàng tiềm năng của Công ty và đã quyết định tiếp nhận kiểm toán tại X choBCTC kết thúc ngày 31/12/2013

Sau khi quyết định tiếp nhận kiểm toán , việc đầu tiên Công ty Kiểm toánĐông Á thực hiện là ký hợp đồng kiểm toán với Công ty X Trong hợp đồngkiểm toán, có quy định cụ thể về thời gian thực hiện kiểm toán, nhân sự, giá

phí dịch vụ…

Tiếp theo, AEA phân công nhân sự của cuộc kiểm toán Công ty TNHHKiểm toán Đông Á đã lựa chọn nhóm kiểm toán gồm 4 thành viên có chuyênmôn nghiệp vụ vững vàng, nhiệt tình và có trách nhiệm cao trong công việc

Để tiến hành kiểm toán, nhóm KTV đã gửi cho khách hàng Phiếu yêu cầutài liệu cần cung cấp

2.2.1.2 Thu thập thông tin cơ sở

Tìm hiểu thông tin về khách hàng

Dựa trên các tài liệu do khách hàng cung cấp như: đăng kí kinh doanh,BCTC, điều lệ công ty, biên bản góp vốn … KTV thu thập được các thông tin

Vốn điều lệ : 6.000.000.000 đồng (Bằng chữ: Sáu tỉ đồng chẵn);

Mệnh giá cổ phần: 10.000 đồng

Tổng số cổ phần : 600.000

Các lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty X là:

- Lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước, lò sưởi và điều hòa không khí

- Lập trình máy vi tính

Trang 32

- Hoạt động dịch vụ công nghệ thông tin và dịch vụ khác liên quan đếnmáy vi tính

- Cổng thông tin

- Xây dựng công trình công ích

- Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác Chi tiết: Các công trìnhthể thao ngoài trời; Đường thủy, bến cảng và các công trình trên sông

- Xử lý dữ liệu, cho thuê và các hoạt động liên quan

- Xây dựng nhà các loại

- Chuẩn bị mặt bằng

- Tư vấn máy vi tính và quản trị hệ thống máy vi tính

- Xây dựng công trình đường sắt và đường bộ

do khách hàng cung cấp, KTV thu thập được những thông tin về chính sách

kế toán của đơn vị

a Cơ sở lập BCTC

BCTC được lập bằng đồng Việt Nam (VNĐ) theo nguyên tắc giá gốc vàphù hợp với các nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung tại Việt Nam Cácnguyên tắc này bao gồm các quy định tại các chuẩn mực kế toán Việt Nam,

hệ thống kế toán Việt Nam và các quy định về kế toán hiện hành tại ViệtNam

Trang 33

Hàng tồn kho được xác định trên cơ sở giá thấp hơn giữa giá gốc và giá trịthuần có thể thực hiện được Giá gốc của hàng tồn kho bao gồm chi phí mua,chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác để có được hàng tồnkho ở địa điểm và trạng thái hiện tại Giá trị thuần có thể thực hiện được đượcxác định bằng giá bán ước tính trừ các chi phí để hoàn thành cùng chi phí tiếpthị, bán hàng.

Hàng tồn kho được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên.Phương pháp tính giá hàng tồn kho là phương pháp bình quân gia quyền

Dự phòng giảm giá hàng tồn kho cho vật tư hàng hoá tồn kho có giá gốclớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được theo quy định của chuẩn mực kếtoán Việt Nam số 02 “ Hàng tồn kho ”

e.Tài sản cố định hữu hình và khấu hao

TSCĐHH được trình bày theo nguyên giá và khấu hao luỹ kế

Nguyên giá TSCĐHH do mua mới bao gồm giá mua và toàn bộ chi phíliên quan khác liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng

sử dụng Nguyên giá TSCĐHH do các nhà thầu xây dựng bao gồm giá trịcông trình hoàn thành bàn giao, các chi phí liên quan trực tiếp khác Nguyêngiá TSCĐHH do tự làm, tự xây dựng bao gồm chi phí xây dựng, chi phí sảnxuất thực tế phát sinh cộng chi phí lắp đặt, chạy thử và các chi phí khác cóliên quan

Đối với các Tài sản cố định( TSCĐ) được bàn giao từ đầu tư xây dựng cơbản trong năm hoàn thành nhưng chưa được phê duyệt quyết toán, giá trị ghităng nguyên giá TSCĐ là chi phí thực hiện đầu tư tính đến thời điểm bàngiao Khi quyết toán công trình được duyệt, nguyên giá TSCĐ sẽ được điềuchỉnh theo giá trị quyết toán

TSCĐHH được khấu hao theo phương pháp đường thẳng dựa trên thờigian hữu dụng ước tính phù hợp với tỷ lệ khấu hao theo quy định tại Quyếtđịnh số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12 tháng 12 năm 2003 của Bộ Tài chính, cụthể như sau:

Loại tài sản Thời gian khấu hao(năm)

Ngày đăng: 20/06/2015, 12:36

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w