I. MỤC TIÊU: Môn đạo đức lớp 3 nhằm giúp học sinh: 1. Có hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mực hành vi đạo đức và pháp luật phù hợp với lứa tuổi học sinh lớp 3. 2. Từng bước hình thành kĩ năng nhận xét, đánh giá đối với những quan niệm hành vi, việc làm có liên quan đến các chuẩn mực đã học ; kĩ năng lựa chọn và thực hiện các hành vi ứng xử phù hợp chuẩn mực trong các tình huống đơn giản, cụ thể của cuộc sống. 3. Bước đầu hình thành thái độ có trách nhiệm đối với lời nói, việc làm của bản thân; tự tin vào khả năng của bản thân; yêu thương ông bà, cha mẹ, anh chị em và bạn bè; Biết ơn Bác Hồ và các thương binh, liệt sĩ; quan tâm, tôn trọng mọi người; đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi quốc tế; có ý thức bảo vệ cây trồng, vật nuôi và nguồn nước. II. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH MÔN ĐẠO ĐỨC Ở LỚP 3 * Chương trình môn đạo đức lớp 3 gồm có 14 bài. Mỗi bài được phân làm 2 tiết. Tổng cộng số tiết cả năm là: 2 tiết x 14 bài = 28 tiết. Dành cho địa phương : 3 tiết - Ôn tập học kì I : 1 tiết - Kiểm tra học kì I : 1 tiết - Ôn tập cuối năm : 1 tiết - Kiểm tra cuối năm : 1 tiết * Một số điểm cần lưu ý: Dạy học môn Đạo đức là dạy HS những hành vi ứng xử phù hợp với các chuẩn mực đạo đức xã hội trong những tình huống đơn giản, cụ thể của cuộc sống hăng ngày. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY MÔN ĐẠO ĐỨC * Phương pháp và hình thức dạy – học môn Đạo đức ở lớp 3 rất đa dạng, bao gồm các phương pháp truyền thống như: kể chuyện, đàm thoại nêu gương, sử dụng đồ dùng trực quan,…và các phương pháp hiện đại như: đóng vai, thảo luận nhóm, trò chơi, … * Mỗi phương pháp và hình thức dạy - học môn Đạo đức đều có mặt mạnh và hạn chế riêng, phù hợp với từng loại bài riêng, vì thế ta nên căn cứ vào TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐINH BỘ LĨNH GV : LÊ THỊ HẢO - TỔ 3 nội dung, tính cách từng bài; căn cứ vào trình độ HS : sử dụng kết hợp các phương pháp và hình thức dạy - học một cách hợp lí đúng mức. * Một số phương pháp chủ yếu: 1. Phương pháp động não. 2. Phương pháp đóng vai. 3. Phương pháp tổ chức trò chơi. 4. Phương pháp thảo luận nhóm. 5. Phương pháp kể chuyện. 6. Phương pháp đàm thoại. IV. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC * Đồ dùng dạy - học môn Đạo đức lớp 3 bao gồm nhiều loại như: - Vở bài tập Đạo đức lớp 3. - Phiếu học tập. -Tranh ảnh. - Băng hình, băng tiếng, đĩa CD. - Phim đèn chiếu. - Mô hình, mẫu vật. * Đồ dùng dạy học tốt phải thỏa mãn những điều kiện sau: + Phù hợp với mục tiêu dạy - học. + Phát triển tư duy HS, gây hứng thú cho HS. + Dễ sử dụng đối với GV và HS. + Dễ bảo quản. + Có thể sử dụng nhiều môn, nhiều bài, nhiều hoạt động dạy-học khác nhau. V. GIÁO ÁN LÊN LỚP TIẾT DẠY MÔN ĐẠO ĐỨC - LỚP 3 I/. Mục tiêu 1. Kiến thức 2. Thái độ 3. Hành vi II/. Đồ dùng dạy học - Đồ dùng của GV và HS III/. Lên lớp A. Kiểm tra bài cũ B. Bài mới 1/ Giới thiệu bài 2/ Hướng dẫn bài mới * TIẾT 1 : + Hoạt động 1: Thảo luận truyện (Tìm hiểu câu chuyện). + Hoạt động 2: Nhận xét tình huống. + Hoạt động 3 : Tự liên hệ bản thân. * TIẾT 2: + Hoạt động 1: Xử lí tình huống + Hoạt động 2 : Bày tỏ ý kiến + Hoạt động 3: Trò chơi sắm vai + Hoạt động 4 : Rút ra bài học chung Tùy theo từng bài dạy ở mỗi tiết, GV có thể thay đổi hình thức dạy - học bằng một số hoạt động khác nhau, không nhất thiết bài học nào cũng có trình tự hoạt động giống nhau. VI. QUY TRÌNH TIẾT DẠY MINH HỌA CHUYÊN ĐỀ MÔN ĐẠO ĐỨC LỚP 3 . CHƯƠNG TRÌNH MÔN ĐẠO ĐỨC Ở LỚP 3 * Chương trình môn đạo đức lớp 3 gồm có 14 bài. Mỗi bài được phân làm 2 tiết. Tổng cộng số tiết cả năm là: 2 tiết x 14 bài = 28 tiết. Dành cho địa phương : 3 tiết -. I. MỤC TIÊU: Môn đạo đức lớp 3 nhằm giúp học sinh: 1. Có hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mực hành vi đạo đức và pháp luật phù hợp với lứa tuổi học sinh lớp 3. 2. Từng bước hình thành. ý: Dạy học môn Đạo đức là dạy HS những hành vi ứng xử phù hợp với các chuẩn mực đạo đức xã hội trong những tình huống đơn giản, cụ thể của cuộc sống hăng ngày. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY MÔN ĐẠO ĐỨC *