1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong những năm gần đây

32 944 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 225,5 KB

Nội dung

Hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong những năm gần đây

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Góp phần quan trọng vào thành tựu chung của đất nước, hoạt động thươngmại nói chung và xuất nhập khẩu nói riêng đã giải quyết được những vấn đềkinh tế, khai thác được nội lực và phát huy được tiềm năng, lợi thế so sánhcủa đất nước Tuy nhiên xuất nhập khẩu của nước ta còn nhiều tồn tại như quy

mô, khối lượng xuất khẩu thì nhiều nhưng trị giá thấp, dễ gặp rủi ro Thịtrường xuất khẩu của ta chưa ổn định một trong những nguyên nhân là chấtlượng hàng hoá chưa cao, mẫu mã còn nghèo nàn, giá thành cao, nhiều trườnghợp phải buôn bán qua trung gian.Về cơ cấu hàng xuất khẩu có những thayđổi rõ nét nhưng tỷ trọng hàng chế biến còn thấp hơn hàng thô Về nhập khẩu,thì tình trạng nhập siêu lớn

Trong thời gian tới, cùng với lộ trình tham gia AFTA và trở thành thành viêncủa WTO, chính phủ Việt Nam cần có những chính sách thương mại quốc tếphù hợp và hữu hiệu để mở rộng thị trường và tăng kim ngạch xuất khẩu hànghoá, đa dạng hoá sản phẩm, giảm bớt nhập siêu Do vậy việc đánh giá hoạtđộng xuất nhập khẩu của Việt Nam, tìm ra nguyên nhân của vấn đề để đề xuấtnhữnh giải pháp đổi mới và hoàn thiện chính sách nhằm thúc đẩy phát triểnkinh tế trong nước, đặc biệt là giai đoạn hiện nay- giai đoạn đẩy mạnh CNH,HĐH đất nước và hội nhập quốc tế, có ý nghĩa quan trọng cả mặt lý luận vàthực tiễn vì vậy nghiên cứu hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trongnhững năm gần đây là hết sức cần thiết

Đề án môn học bao gồm những nội dung chính sau:

- Thực trạng xuất nhập khẩu của Việt Nam trong những năm gần đây

- Những nhân tố ảnh hưởng tới xuất nhập khẩu của Việt Nam từ năm 2000tới nay

- Một số đề xuất và kiến nghị

Do quá trình nghiên cứu còn nhiều hạn chế, nên không thể tránh khỏi nhữngsai sót, mong thầy giáo và bạn đọc đóng góp thêm ý kiến để bài viết này đươchoàn chỉnh hơn

Trang 2

Em xin cảm ơn thầy giáo Nguyễn Như Bình đã tận tình giúp đỡ em trong quátrình nghiên cứu.

1 Thực trạng xuất nhập khẩu của Việt Nam từ năm 2000 tới nay 1.1 Xuất khẩu

Kim ngạch xuất khẩu năm 2001 đạt 15,1 tỷ USD, bằng 90,1% kế hoạch, tăng4,5% so với năm 2000 Kim ngạch xuất khẩu đạt được thấp hơn nhiều so vớimục tiêu đặt ra từ đầu năm, chủ yếu là do tình hình kinh tế thương mại thếgiới diễn biến không thuận lợi, nhất là vào những tháng cuối năm giá giảmquá mạnh trên thị trường thế giới , đặc biệt là giá giầu thô

Kim ngạch xuất khẩu năm 2002 đạt 16,706 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm

2001 Khác với đồ thị giảm dần của năm 2001, tốc độ tăng trưởng luỹ kếtrong năm 2002 có diễn biến tăng dần (sau 3 tháng –12%, 6 tháng –4,9%, 9tháng +3,2%, 12 tháng +11,2%)

Kim ngạch hàng hoá xuất khẩu 10 tháng đầu năm 2003 đạt khoảng 16,55 tỷUSD, bằng 93% kế hoạch cả năm và tăng 22,7% so với cùng kỳ năm 2002.Tuy tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu 10 tháng có thấp hơn so với kết quả củacác tháng đầu năm nhưng đã vượt khá xa so với mục tiêu tăng 7-8% đề ra cho

cả năm 2003 Xuất khẩu tăng một phần là nhờ được lợi về giá và quan trọng

Trang 3

hơn là do tăng nhanh khối lượng xuất khẩu Số liệu thống kê cho thấy giá cảhàng hoá xuất khẩu tăng góp phần làm cho kim ngạch xuất khẩu chung tănghơn 700 triệu USD Trong khi đó, khối lượng hàng hoá xuất khẩu tăng cũnggiúp cho kim ngạch chung tăng 2,3 tỉ USD

Như vậy kim ngạch xuất khẩu từ năm 2000 tới nay liên tục tăng trưởng vớitốc độ cao, một trong những yếu tố góp phần làm kim ngạch tăng trưởng caonhư vậy là thị trường

Trang 4

Trong các châu lục, Châu Á-một thị trường gần với nhiều điểm tương đồng vềthị hiếu, nhu cầu, về chất lượng, chủng loại, mẫu mã-đã chiếm tỷ trọng lớnnhất; Châu Âu vẫn duy trì được tốc độ tăng và tỷ trọng khá; Châu Mỹ đã vượtlên chiếm vị trí lớn thứ 2; Châu Đại Dương vẫn là một thị trường lớn và ChâuPhi bước đầu được mở mang, được coi là thị trường tiềm năng

Trong các nước và vùng lãnh thổ có 10 thị trường lớn nhất Nhật Bản liên tụcdẫn đầu, chỉ nhường vị trí này cho Mỹ từ năm 2003; Mỹ đã vươn lên đứngđầu, khả năng năm 2003 sẽ đạt trên dưới 4 tỷ USD; Trung Quốc-một thịtrường rất gần, rất rộng lớn- duy trì ở vị trí thứ 3; Australia đứng thứ 4;Singapore đứng thứ 5; Đài Loan đứng thứ 6; Đức đứng thứ 7; Anh đứng thứ8; Hàn Quốc đứng thứ 9; Pháp đứng thứ 10

Diễn biến thị trường từng năm :

- Năm 2000: Việt Nam vẫn tiếp tục duy trì thị trường cũ đồng thời mở thêm

nhiều thị mới: xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường Đông Á vàĐông Nam Á tăng mạnh cụ thể là xuất khẩu sang Nhật Bản tăng 60%,Trung Quốc tăng 87%, Australia tăng 75%, Malaysia tăng 54%, HồngKông tăng 46%, hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Châu Áchiếm trên dưới 60% trong tổng kim ngạch xuất khẩu, trong đó thị trườngNhật Bản và ASEAN chiếm tỷ trọng lớn Tỷ trọng hàng xuất khẩu sangChâu Âu tới nay đã đạt 23% trong tổng kim ngạch xuất khẩu Đối với khuvực Bắc Mỹ mà chủ yếu là Mỹ, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam cũng

có bước tăng trưởng khá, chiếm trên dưới 5% trong tổng kim ngạch xuấtkhẩu, mặc dù Việt Nam chưa được Mỹ cho hưởng quy chế thương mạibình thường với quốc gia này Tuy vậy hàng hoá nhập khẩu vào Mỹ vẫnchưa có chỗ đứng vững chắc ở thị trường này bằng chứng là kim ngạchxuất khẩu vào Mỹ bằng 28% so với kim ngạch xuất khẩu hàng hoá sangNhật Bản và 20% sang EU Hàng hoá xuất khẩu vào các khu vực thịtrường khác như Liên Bang Nga, các nước khác trong cộng đồng các quốcgia độc lập (SNG) và Đông Âu chiếm trên 3%, Australia chiếm trên 5%,Châu Phi và Nam Phi hơn 1% trong tổng kim ngạch xuất khẩu

Trang 5

Việt Nam đã hình thành một số thị trường chủ lực xuất khẩu hàng hoá,hiện có 40 thị trường nhập khẩu hàng Việt Nam có giá trị từ 8 triệu USDtrở lên, trong đó 23 thị trường trên 100 triệu USD, đặc biệt là 8 thị trườngnhập khẩu hàng Việt Nam trên 500 triệu USD trong đó 3 nước đạt trên 1 tỷUSD là Nhật Bản, Trung Quốc và Australia Với Trung Quốc đây là nămđầu tiên kim ngạch 2 chiều đạt gần 3 tỷ USD trong đó Việt Nam xuất khẩu

là 1,6 tỷ USD , còn Nhật Bản vẫn đứng vị trí hàng đầu với việc nhập khẩuhàng Việt Nam trong năm 2000 đã lên tới 2,621 tỷ USD tăng 46,77% sovới năm 1999

Hoạt động thương mại năm 2000 đã góp phần nâng tầm Việt Nam trên thếgiớI, đó là chúng ta đã ký hiệp định thương mại Việt – Mỹ tháng 7/2000

mở ra thời kỳ mới trong quan hệ buôn bán với một cường quốc kinh tếmạnh Hiệp định thương mại Việt- Mỹ có hiệu lực từ ngày 10/12/2001 vìvậy quan hệ thương mại giữa Việt và Mỹ bắt đầu phát triển

- Năm 2002 nổi bật là xuất khẩu vào Hoa Kỳ tăng mạnh, cả năm ước đạt

2,42 tỷ USD, bằng hơn 2 lần so với năm 2001 Tỷ trọng của Hoa Kỳ trongtổng kim ngạch đã tăng từ 7,1% lên 14,5% và riêng phần đóng góp đối vớitốc độ tăng trưởng chung năm 2002 là 9%

Xuất khẩu vào Hoa Kỳ tăng nhanh nhưng xuất khẩu sang Nhật Bản vàASEAN lại giảm, xuất khẩu vào EU và Trung Quốc tăng chậm Xuất khẩuvào Nhật Bản giảm 3%, chủ yếu do giảm kim ngạch dầu thô và hàng dệtmay Thị trường ASEAN vẫn trì trệ do giảm kim ngạch linh kiện vi tính và

sự chuyển hướng xuất khẩu dầu thô sang khu vực khác Xuất khẩu vào EUtăng 4,5 % nhưng trong đó xuất khẩu hàng dệt may giảm 9% do sức muanăm nay yếu, Trung Quốc lại được EU bãi bỏ hạn ngạch đối với một sốCat hàng dệt may mà ta có hạn ngạch nên cạnh tranh gay gắt hơn

- 10 tháng đầu năm 2003 kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Mỹ tăng

gấp đôi so với năm 2002, trong khi đó các thị trường khác cũng có chuyểnbiến tích cực 20/40 thị trường xuất khẩu chủ lực có tăng trưởng cao, thịtrường đang dẫn đầu tốc độ tăng trưởng là Bồ Đào Nha (105%), các Tiểu

Trang 6

Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất là (43,5%), Myanma (78,7%),campuchia (52,8%), Thái Lan (41%).Tuy nhiên vẫn có 6/40 thị trườngkhông có tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2002, một số thị trường giảm làNga (25%), Ailen(20%), Đài Loan (13%), Lào (9%), Irăc (59%).

Trong khi tập trung xuất khẩu vào thị trường Mỹ tăng mạnh, thì ở các thịtrường truyền thống khác lại sụt giảm như Hàn Quốc, Đài Loan …đặc biệt

là thị trường EU giảm 31% so với cùng kỳ năm 2002, riêng mặt hàng dệtmay 10 tháng đầu năm đạt khoảng 2 tỷ USD chủ yếu do tăng xuất khẩusang thị trường Mỹ, EU khoảng trên 200 triệu USD và Nhật Bản khoảng

270 triệu USD, từ nay đến cuối năm 2003 có thể khó thay đổi tình thế này

Có thể nói yếu tố thị trường có nguyên nhân khách quan và chủ quan, một mặtnếu không có thị trường Mỹ với kim ngạch xuất khẩu tăng thêm con số hơn 1

tỷ USD so với năm 2002 thì cũng khó có tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu cao trongnăm 2003; mặt khác nếu không có sự chuẩn bị tốt thực hiện hiệp định thươngmại Việt –Mỹ sẽ bỏ qua thời cơ khách quan đem lại

Về thị trường xuất khẩu của Việt Nam cũng có một số điểm lưu ý :

Châu Á - một châu lục duy nhất mà nước ta nhập siêu – thì tỷ trọng xuất khẩu

vào châu lục này liên tục giảm xuống, trong đó giảm mạnh là Nhật Bản và

Trung Quốc Cần phải tận dụng cơ hội giảm thuế suất nhập khẩu vào ASEAN,

tranh thủ thị trường gần là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc để cải thiện cáncân thương mại với nước này

Đông Âu vốn là thị trường truyền thống, nhưng hiện tỷ trọng còn ở mức rất

thấp và giảm trong 3 năm liền Tới đây, 10 nước ở khu vực này gia nhập EU

sẽ vừa tạo thuận lợI, đồng thời cũng xuất hiện những khó khăn nhất định, cầnkhai thác mặt thuận và hạn chế mặt nghịch

Châu Phi là thị trường rộng lớn, nhất là đối với hàng nông sản và các loại

hàng chưa đòi hỏi cao về chất lượng, nhưng quy mô xuất khẩu vào thị trườngnày còn nhỏ bé

* Mặt hàng

Kim ng ch xu t kh u các m t h ng ch y u (tri u USD)ạch xuất khẩu các mặt hàng chủ yếu (triệu USD) ất khẩu của Việt Nam (%) ẩu của Việt Nam (%) ặt hàng chủ yếu (triệu USD) àng chủ yếu (triệu USD) ủa Việt Nam (%) ếu (triệu USD) ệt Nam (%)

Trang 7

(Nguồn: Bộ thương mại; Tính toán dựa trên số liệu trong thời báo kinh tế Việt Nam số

66 –thứ 6 - 17/10/2003 trang 6 tác giả Dương Ngọc )

Nhìn chung số loại mặt hàng và kim ngạch xuất khẩu đã gia tăng qua các năm.Đến năm 2002 Việt Nam đã có 17 mặt hàng đạt kim ngạch trên 100 triệu USD

và 3 mặt hàng đạt kim ngạch trên 2 tỷ USD ( dệt may, dầu thô, thuỷ sản) trong

đó Dầu thô đạt trên 3 tỷ USD; Khả năng năm 2003 này sẽ có thêm mặt hàngnữa là giầy dép đạt trên 2 tỷ USD và 2 mặt hàng có khả năng vượt 3,5 tỷ USDTrong 4 mặt hàng trên cũng đang có sự rượt đuổi để thay đổi ngôi thứ, hàngdệt may đang vị trí thứ 2 đã vượt lên vị trí thứ nhất vào đầu năm 2003 Hàngdệt may Việt Nam đã có mặt ở trên 170 nước và vùng lãnh thổ, trong đó cónhững thị trường lớn sau

Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu dệt may vào các thị trường chính(%)

Trang 8

(Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam số 166-17/10/2003-trang 6- Dương Ngọc)

Trong khi tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sút giảm mạnh ở cácthị trường khác thì thị trường Mỹ lại tăng vọt qua các thị trường đứng trên đểvươn lên đứng thứ nhất, vượt xa thị trường đứng thứ 2 và xu hướng này còntiếp tục vào 10 tháng đầu năm 2003 này

Dầu thô trong nhiều năm qua đứng vị trí số một về kim ngạch xuất khẩu, chỉnhường vị trí này trong 10 tháng đầu năm 2003 cho đệt may Trong 11 nước

và vùng lãnh thổ nhập khẩu dầu thô của Việt Nam thì 5 thị trường sau đây làlớn nhất

Tỷ trọng thị trường nhập khẩu dầu thô lớn nhất của Việt Nam (%)

(Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam số 166-17/10/2003-tác giả Dương Ngọc)

Giầy dép Việt Nam đã có mặt ở 160 nước và vùng lãnh thổ, trong đó lớnnhất là EU (70%), tiếp đến là Mỹ (11%) , Nhật Bản (3%)

Hàng thuỷ sản đã có mặt ở 90 nước và vùng lãnh thổ, trong đó Mỹ là thịtrường tăng nhanh nhất, hiện chiếm tỷ trọng lớn nhất (tăng từ 26% năm 2001lên 33% năm 2002 và 36% trong 6 tháng đầu năm 2003);tiếp đến là EU, NhậtBản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan

Ngoài 17 mặt hàng vượt trội trên, còn có 13 mặt hàng khác, trong đó có 4 mặthàng mới tham gia vào danh sách các mặt hàng chủ lực, đó là sản phẩm gỗ,dây và cáp điện, sản phẩm nhựa, xe đạp và phụ tùng xe đạp

Diễn biến mặt hàng xuất khẩu qua các năm :

* Năm 2000: đi qua để lại nhiều dấu ấn tốt đẹp về một nền kinh tế Việt Nam

đã bước đầu khởi sắc, vượt qua cơn khốn khó từ sau cuộc khủng khoảng tàichính tiền tệ khu vực Đặc biệt trong lĩnh vực thương mại quốc tế, kim ngạch

Trang 9

xuất khẩu năm 2000 đạt 14,308 tỷ USD, tăng 52,8% so với năm 1998, 24% sovới năm 1999 và vượt mức kế hoạch trên 1 tỷ USD Với mức xuất khẩu nhưhiện nay, tính bình quân đầu người là 180 USD, Việt Nam đã vượt quangưỡng tối thiểu của một nước đang phát triển (quy định là 170 USD) Sở dĩxuất khẩu của Việt Nam tăng mạnh trong năm qua nhờ vào việc gia tăng đáng

kể kim ngạch xuất khẩu ở một số mặt hàng như dầu thô, thuỷ sản, rau quả …Hiện có 4 mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD

Trước hết nói về dầu thô, chủ yếu là do giá dầu thế giới tăng (tới 88%) chứcòn lượng dầu xuất khẩu chỉ tăng 1,4% so với năm 1999, nhờ đó giá trị xuấtkhẩu mặt hàng này đã đạt tới 3,496 tỷ USD, tăng 71,5% so với năm 1999,điều này chưa thực đáng mừng vì rằng hoàn toàn do yếu tố khách quan manglại

Lĩnh vực xuất khẩu thuỷ sản, kim ngạch xuất khẩu đạt ngoài dự kiến là 1,473

tỷ USD, tăng 51,9% so với năm 1999, vượt mức kế hoạch 34,1%, có đượcthành công là do thời gian qua ta đã chuẩn bị tốt được nguồn hàng xuất khẩu

từ đánh bắt, nuôi trồng đến chế biến bảo quản, hiện nay hải sản Việt Nam đã

có mặt trên 40 nước và lãnh thổ ,đặc biệt trong số đó sáu bạn hàng lớn nhất làNhật, Mỹ, EU, Trung Quốc, Hồng Kông và Đài Loan, riêng thị trường khuvực này đã chiếm trên 80% tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam.Kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may đạt 1,892 tỷ USD nhưng tốc độ tăngtrưởng chỉ ở mức 3,9% so với năm 1999, chưa đạt được kế hoạch năm (1,95

tỷ USD ) Tình hình trên đây là do trong các hợp đồng của khách hàng xuấthiện nhiều chủng loại mới và khó may nên ta chưa chuẩn bị được đủ hàng đểgiao nhận mặc dù EU đã tăng thêm hạn ngạch cho Việt Nam Do giá gia côngquá thấp, nhiều doanh nghiệp có xu hướng chuyển dần hình thức tự doanh nênbước đầu còn đang gặp những khó khăn nhất định trong việc tìm đầu ra chosản phẩm Bên cạnh đó, hàng dệt may Việt Nam đã gặp phải sự cạnh tranhquyết liệt của một loạt các nước trong khu vực như Trung Quốc,Thái Lan…Xuất khẩu giầy dép các loại của Việc Nam năm 2000 dường như dậm chân tạichỗ chỉ tăng có 0,7% so với năm 1999 Kim ngạch xuất khẩu cả năm chỉ đạt

Trang 10

1,402 tỷ USD mặc dù kế hoạch đặt ra là 1,65tỷ USD Nguyên nhân là do cómột số lượng lớn hàng giầy dép đang bị tồn kho trên thế giới, do đó các bạnhàng ra sức ép giá đối với ta đồng thời giảm số lượng hợp đồng kí kết dẫn đếncông nhân không đủ việc làm Khó khăn lớn nhất của ngành giầy da là thiếunguyên liệu, phụ kiện, mọi thứ từ da, đến phụ liệu trang trí và kiểu dáng đềuphải nhập từ bên ngoài.

Hàng rau quả tuy chỉ mới đạt kim ngạch xuất khẩu là 216 triệu USD nhưng làngành hàng có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong năm qua (tới 95,5%) Cácbạn hàng nhập khẩu lớn nhất của hàng rau quả là Trung Quốc, Đài Loan, NhậtBản, Hàn Quốc, EU

Ngoài ra xuất khẩu các mặt hàng nông nghiệp khác như điều nhân, trà, cao sucủa Việt Nam cũng tăng hơn so với năm 1999 Tuy nhiên xuất khẩu hai sảnphẩm nông nghiệp là cà phê và gạo lại bị giảm sút nghiêm trọng

Hàng thủ công mỹ nghệ cũng có bước tăng trưởng khá, đạt 39,7% với kimngạch xuất khẩu là 289 triệu USD

Xuất khẩu hàng điện tử và linh kiện máy tính cũng có bước tăng trưởng khá,tăng 35% so với năm 1999 và đạt ở 780 triệu USD, thị trường chủ yếu của cácmặt hàng này là Philippin, Thái Lan, Nhật Bản…

Nhìn chung cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam năm 2000 được đánhgiá là phong phú đa dạng hơn.Tuy nhiên đây chỉ là những bước đi ban đầu thửnghiệm, thăm dò thị trường, còn làm ăn lâu dài là phải có mặt hàng xuất khẩuquy mô lớn, ổn định, sản phẩm đồng nhất với chất lượng cao

*Năm 2001 kim ngạch xuất khẩu đạt 15,1 tỷ USD, tăng 5,1% so với năm

2000 thấp hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra, chủ yếu do tình hình kinh tếthương mại thế giới diễn biến không thuận lợi Có 9 mặt hàng chủ lực là lạcnhân, cà phê, chè, gạo, hạt điều, hạt tiêu, dầu thô, thủ công mỹ nghệ và điện tử

bị giảm kim ngạch, chủ yếu do giá giảm quá mạnh trên thị trường thế giới, đặcbiệt là giá dầu thô Tuy nhiên đa số các mặt hàng nông sản chủ lực đều được

tổ chức tiêu thụ tốt, mức tăng về lượng rất khá, cao su tăng gần 14%, cà phêtrên 25%, hạt điều 20%, hạt tiêu 5%…đã làm thị phần của ta trên thị trường

Trang 11

thế giới được cải thiện Kim ngạch của nhóm hàng khác ngoài 17 nhóm chủlực đạt mức tăng trưởng cao nhất từ trước tới nay là 28,2% làm tỷ trọng củanhóm này trong tổng kim ngạch xuất khẩu lên tới 26% Điều này thể hiện tácdụng của việc mở rộng quyền kinh doanh xuất khẩu của mọi thương nhân,khai thác triệt để tiềm năng của các thành phần kinh tế trong việc tạo ra cácmặt hàng xuất khẩu mới.

* Năm 2002 kim ngạch xuất khẩu đạt 16,706 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm

2001, trong đó một số mặt hàng có tốc độ tăng trưởng khá là dệt may(+39,3%), giầy dép (+19,7%), hàng TCMN (+40,7%), sản phẩm gỗ (+30%),cao su (+61,4%), hạt điều(+38%) Khác với đồ thị giảm dần của năm 2001,tốc độ tăng trưởng luỹ kế trong năm 2002 có diễn biến tăng dần (sau 3 tháng –12%, 6 tháng –4,9%, 9 tháng +3,2%, 12 tháng +11,2%) Xuất khẩu các sảnphẩm phi dầu thô tăng 12,9%, cao hơn mức tăng 8,7% của năm 2001 Cơ cấuxuất khẩu có sự chuyển dịch tích cực Tỷ trọng của nhóm hàng chế biến chủlực (dệt may, giầy dép, hàng điện tử và linh kiện máy tính, hàng TCMN, sảnphẩm gỗ, sản phẩm nhựa, thực phẩm chế biến, cơ khí điện, đồ chơi ) đạt 39%( năm2001 là 36,3%), trong đó mặt hàng có tốc độ tăng khá là dệt may, giầydép, sản phẩm gỗ, sản phẩm nhựa và hàng TCMN Riêng phần đóng góp của

2 nhóm hàng dệt may và giầy dép đối với tăng trưởng chung là 7,2% (dệt may5,2%, giầy dép 2%) Về xuất khẩu nông sản mặc dù giá vẫn thấp nhưng có tới

5 mặt hàng có lượng tăng là lạc nhân, cao su, hạt tiêu, hạt điều, chè Điều nàycho thấy thị trường tiêu thụ vẫn được bảo đảm, thị phần của ta đối với một sốmặt hàng tiếp tục tăng Hai mặt hàng gạo và cà phê lượng xuất khẩu giảmnhưng nguyên nhân chính là do chuyển dịch cơ cấu kết hợp với tác động củahạn hán chứ không phải do thiếu thị trường

* 10 tháng đầu năm 2003, trong số các mặt hàng chủ lực của Việt Nam thì

hàng dệt may và dầu thô đã xuất khẩu được 3,1 tỷ USD mỗi loạI, còn nếu tínhthêm hai mặt hàng thuỷ sản và giầy dép thì kim ngạch của 4 mặt hàng trênchiếm đến 60% tổng kim ngạch xuất khẩu của nước ta

Tuy nhiên, về mặt hàng xuất khẩu cũng còn một số điểm bất cập: Mặc dù tỷtrọng kim ngạch hàng thô hay mới sơ chế đã giảm nhưng vẫn còn cao, tỷ

Trang 12

trọng kim ngạch hàng chế biến hay tinh chế đã tăng lên, nhưng vẫn còn thấp.Trong các loại hàng chế biến thì tỷ trọng hàng gia công còn lớn, kim ngạchxuất khẩu khá cao nhưng phần thực thu ngoại tệ lại thấp Tỷ trọng hàng giacông trong nhóm hàng dệt may lên tới 90-95%, nguyên liệu giầy dép có tới60% phải nhập khẩu Hiệu quả và sức cạnh tranh còn thấp, khâu thương hiệucòn hạn chế nên phải bán qua trung gian.

(Nguồn: Ngoại thương 21-31 /1/2002 trang 9, 10; Thời báo kinh tế Sài Gòn 30/10/2003

trang 8; Tính toán dựa trên số liệu trong thương mại số 7/2003- trang 2)

Trong tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2000 khu vực kinh tế trong nước chiếm

tỷ trọng trên 50%, đạt 7641 triệu USD tăng 8% so với năm 1999; khu vực cóvốn đầu tư nước ngoài (bao gồm cả dầu thô) đạt khoảng 6809 triệu USD tăng47,4%

Sở dĩ tốc độ tăng của khu vực kinh tế trong nước chưa cao vì những mặt hàngxuất khẩu chủ yếu là hàng nông sản, rau quả, lâm, hải sản, thủ công mĩ nghệ,

có giá trị thấp Hơn nữa năm 2000 lại là năm đặc biệt khó khăn với gạo và càphê (gạo: phẩm chất chưa cao, giá cả khong ổn định; Cà phê: giá xuống thấpliên tục qua các tháng)

Đối với khu vực đầu tư nước ngoài, sở dĩ xuất khẩu có mức tăng nhanh là nhờvào mặt hàng dầu thô Năm 2000 khối lượng dầu thô ước tính đạt khoảng 15,5triệu USD Tuy lượng dầu xuất khẩu chỉ tăng 4,2% nhưng do giá dầu tăng caonên trị giá xuất khẩu tăng tới hơn 71,2% Tuy nhiên một số nhóm hàng như:Dệt may, giầy dép vốn là những mặt hàng có tốc độ tăng trưởng cao nhữngnăm trước đây thì năm 2000 bị giảm sút mạnh Cụ thể năm 1999 kim ngạchhàng dệt may tăng 20,5%, giầy dép tăng 34,9% thì năm 2000 chỉ số tương ứng

đã giảm xuống chỉ còn tăng 3,9% và 0,7%

Trang 13

Năm 2001 tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá đạt 15100 triệu USD, bằng90,1% kế hoạch, tăng 4,5% so với năm 2000 Bao gồm, xuất khẩu của cácdoanh nghiệp 100% vốn trong nước đạt 8352 triệu USD, bằng 89,2% kếhoạch năm, tăng 9,3%; của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt

6748 triệu USD bằng 91,2% kế hoạch, giảm 0,9%

Năm 2002 các doanh nghiệp 100% vốn trong nước đạt 8937 triệu USD, tăng7% so với năm 2001; các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 7769triệu USD, tăng 15,1%

10 tháng đầu năm 2003 kim ngạch xuất khẩu các doanh nghiệp 100% vốntrong nước đạt 8284 triệu USD tăng 14,6%, kim ngạch xuất khẩu các doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 8266 triệu USD, tăng 32% so với cùng

kỳ năm ngoái

Như vậy nhìn chung kim ngạch xuất khẩu của cả khu vực doanh nghiệp 100%vốn trong nước và khu vực đầu tư nước ngoài từ năm 200 tới nay đều tănglên, trong đó tốc độ tăng của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăngnhanh hơn là tốc độ tăng của các doanh nghiệp 100% vốn trong nước

1.2 Nhập khẩu

* Kim ngạch nhập khẩu

Tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2000 đạt 15,2 tỷ USD tăng khoảng 30,8% sovới năm 1999 (vượt 15,2% kế hoạch năm ) Cân đối giữa xuất và nhập thìnhập siêu năm 2000 vào khoảng 750 triệu USD Tuy gấp 11 lần mức nhậpsiêu năm 1999 nhưng so với năm 1998 chỉ bằng 42% và so với năm 1997 chỉbằng 37,2% Nhập siêu tăng do một trong những nguyên nhân là sự tăng giácủa các mặt hàng nhập khẩu và giảm giá đối với nhiều mặt hàng xuất khẩukhác của nước ta Hơn nữa cơ cấu hàng nhập khẩu chủ yếu phục vụ sản xuấtnhư phân bón, xăng dầu, máy móc …

Kim ngạch nhập khẩu hàng hoá năm 2001 đạt 16 tỷ USD, bằng 89,9% kếhoạch năm, tăng 5,3% so với năm 2000

Trang 14

Kim ngạch nhập khẩu năm 2002 đạt 19,3 tỷ USD, tăng 20,6% so vói năm

2000, vượt 1,4% so với kế hoạch năm, nhập siêu là 2,594 tỷ USD Như vậynhập siêu năm 2002 đã tăng lên gấp 3 lần so với năm 2000 và năm 2001 Kim ngạch nhập khẩu hàng hoá 10 tháng đầu năm 2003 là 20,316 tỷ USD,gần bằng kế hoạch cả năm và tăng 29,9% so với cùng kỳ năm 2002

Như vậy kim ngạch nhập khẩu vẫn tiếp tục tăng với tốc độ cao Hai yếu tố giá

cả và khối lượng hàng nhập khẩu đều góp phần làm kim ngạch chung tănglên, nó được thể hiện rõ qua bảng số liệu sau

Đơn vị triệu USD n v t USD & %ị trường xuất khẩu của Việt Nam (%) ỷ trọng thị trường xuất khẩu của Việt Nam (%)

Đơn vị triệu USD n v tri u USDị trường xuất khẩu của Việt Nam (%) ệt Nam (%)

Trang 15

Có 16 mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam trong đó hàng tiêu dùng có

xu hướng giảm, các sản phẩm máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, dầu thô,chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng năm Hàng nhậpkhẩu chủ yếu phục vụ sản xuất như: hoá chất ,nguyên vật liệu, ling kiện điện

tử Trong điều kiện một nước đang phát triển, chưa ổn định và cần tăng cườngmạnh đầu tư nước ngoài, trong nước, đôi khi sự gia tăng về nhập khẩu để đápứng yêu cầu sản xuất trong nước lại là hết sức cần thiết

Năm 2000 tốc độ tăng nhập khẩu cao, phải kể đến yếu tố tăng giá trên thị

trường thế giới ở một số mặt hàng như: sắt thép, sợi dệt, chất dẻo, xăng dầu

Năm 2001 kim ngạch nhập khẩu một số mặt hàng chủ yếu tăng cao so với

năm 2000: ôtô dạng linh kiện tăng 131,5%, ôtô nguyên chiếc tăng 47%, phôithép tăng 32%, bông tăng 31,7%…Các mặt hàng thiết yếu đối với nền kinh tếnhư xăng dầu, sắt thép, hoá chất , bông, sợi …có mức tăng khá về lượng Một

số mặt hàng chủ yếu giảm về giá trị: xe gắn máy (dạng ling kiện lắp ráp) giảm26,8%, phân bón các loại giảm 19,4%, ling kiện điện tử giảm 10,7%, xăng dầugiảm 9,1%, tân dược giảm 6,8%…

Năm 2002 các mặt hàng chủ yếu, quan trọng đối với sản xuất trong nước

được nhập khẩu với khối lượng khá và đều tăng mạnh nhất là thép, giấy, máymóc, bộ linh kiện ô tô, hoá chất và sợi Bộ linh kiện ô tô tăng 48,9%, máymóc thiết bị và phụ tùng tăng 36,7%, sợi tăng 25,8%, giấy tăng 26,1%, thépthành phẩm tăng 40,3%, chất dẻo nguyên liệu tăng 26,2%, phân bón tăng10,8%, xăng dầu tăng 8,1% so với năm 2001, kể cả những mặt hàng khôngnằm trong diện được chính phủ khuyến khích nhập khẩu cũng tăng như tân

Trang 16

dược, vải…Các mặt hàng giảm là xe gắn máy (37,5%), bông (giảm 29,32%),ling kiện điện tử giảm 2,8% so với năm 2001

10 tháng đầu năm 2003 hầu hết các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu đều tăng

lên với tốc độ tăng trưởng nhanh về kim ngạch, chỉ có 2 mặt hàng giảm là sợicác loại và bông với tốc độ giảm tương ưng là 4,2% và 3,5%

Nhập siêu tăng mạnh qua các năm một phần là do giá nguyên liệu đầu vàotrên thế giới tăng cao, một phần hàng hoá nhập khẩu trong thời gian qua làmáy móc thiết bị để đảm bảo tiến độ cho những dự án sủ dụng vốn ODA đượctriển khai, nếu không kịp thời tìm ra các giải pháp để hạn chế nhập siêu thìmức thâm hụt thương mại sẽ không ngừng ở mức hiện tại Dù có nhập thiết bịmáy móc dụng cụ phụ tùng, nhưng vấn đề là đầu tư sẽ đưa lại hiệu quả ra saotrong giai đoạn tới Hơn nữa đây còn là vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tếtrong nước, khi mà tính gia công của sản xuất, xuất khẩu và tính đại lý trongthương mại không giảm, mà ở một số địa phương còn gia tăng …nhất là saukhi cắt giảm thế suất thế xuất khẩu, hàng nhập khẩu sẽ gia tăng Vậy để kiềmchế nhập khẩu cần có những biện pháp sau:

Loại giải pháp liên quan đến xuất khẩu, theo đó xuất khẩu ngoài việc tận dụngcác lợi thế, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh (sức cạnh tranh không chỉnằm ở giá thành, chất lượng mà còn phụ thuộc vào khả năng tiếp thị và tiến độcung cấp), cần hết sức tận dụng thời cơ được giảm thuế để xuất khẩu vào cácthị trường lớn như EU, Mỹ Xây dựng thị trường nội địa thế nào để tạo dựngnguồn nguyên vật liệu trong nước cho hàng hoá xuất khẩu, tăng tỉ lệ thưc thuthuộc về trong nước trong kim ngạch xuất khẩu

* Thị trường

Nhìn chung từ năm 2000 tới nay thị trường nhập khẩu của Việt Nam có xuhướng tăng dần cả về chiều rộng lẫn chất lượng hàng nhập khẩu Có 5 thịtrường lớn đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD là Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc,Nhật Bản, Singapore

Năm 2000 chưa xuất hiện thị trường mới, trong số thị trường cũ thì thị trường

Châu Á vẫn là khu vực có nhiều bạn hàng lớn của nước ta như Nhật Bản (kim

Ngày đăng: 10/04/2013, 14:31

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w