1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam

16 451 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 225,68 KB

Nội dung

Hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam

1 I. ĐẶT VẤN ĐỀ: Hoạt động kinh tế đối ngoại của Việt Nam trong những năm qua đã có những chuyển biến tích cực góp phần to lớn vào cơng cuộc xây dựng một đất cơng nghiệp hóa hiện đại hóa, một con rồng thứ năm ở Châu Á. Hoạt động xuất nhập khẩu là một trong những hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại phát triển mạnh mẽ và thu được nhiều thành tựu to lớn nhất, một bước phát triển nhanh. II. NỘI DUNG CHÍNH: 1. Tình hình hoạt động chung: Tổng kim ngạch xuất khẩu 10 năm đạt khoảng 67,3 tỷ USD vượt mục tiêu nêu trong chiến lược 10 năm (37 - 45 tỷ USD), bình qn hàng năm tăng 18,2%, trong đó, thời kỳ 1991-1995 là17,2 tỷ USD, tăng 17,8%, thời kỳ 1996-2000 là là 50,1 tỷ USD, tăng 18,6%. Kim ngạch xuất khẩu năm 2000 gấp khoảng 5,3 lần so với năm 1990, cao hơn mục tiêu nêu trong chiến lược là 5 lần, nhưng xuất khẩu đầu người chỉ tăng từ 36,3 USD năm 1990 lên 166 USD năm 2000, thấp hơn mục tiêu nêu trong Nghị quyết Đại hội VIII là 200 USD. 2. Một số thành tựu nổi bật: Thị trường được củng cố và mở rộng. Cuối thập kỷ 1980 và đầu thập kỷ 1990, ngoại thương Việt Nam chỉ có những bạn hàng chủ yếu là các nước thuộc Liên Xơ và Đơng Âu cũ với những mặt hàng xuất khẩu manh múi, đơn điệu, chủ yếu là nơng sản ngun liệu và hàng thủ cơng mỹ nghệ, hàng gia cơng bán thành phẩm. Tuy nhiên, khi thị trường khu vực này bị đột ngột thu hẹp, chúng ta đã nhanh chóng tìm kiếm, tiếp cận và mở rộng thị trường ở các khu vực khác để tránh sự hẫng hụt, tháo gỡ khó khăn. THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TRỰC TUYẾN 2 Nhờ có chính sách đổi mới đa phương hố quan hệ kinh tế của Đảng và Nhà nước, đến cuối năm 1997 và đầu năm 1998 hàng hố và dịch vụ của Việt Nam đã có mặt trên thị trường của trên 150 nước ở khắp các châu lục với những chủng loại mặt hàng đa dạng và phong phú hơn. Có một số mặt hàng đã có vị trí trên thị trường như dầu thơ, gạo, hàng thuỷ hải sản chế biến, cà phê, cao su, quần áo may sẵn . Thị trường xuất - nhập khẩu của nước ta được mở rộng về phạm vi và dung lượng. Hiện nay, khu vực Châu Á vẫn đang là thị trường xuấtnhập khẩu lớn nhất của nước ta, đã chiếm gần 63% tổng kim ngạch xuất khẩu và gần 74% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam. Nhật Bản, Trung Quốc, ASEAN là những đối tác chiếm thị phần bn bán lớn nhất trong số các đối tác Châu Á. Riêng các nước ASEAN chiếm 24,3% tổng kim ngạch xuất khẩu và 32,4% kim ngạch nhập khẩu của nước ta trong năm 1998. Triển vọng trong những năm cuối của thập kỷ này các nước Châu Á vẫn là những bạn hàng lớn nhất trong quan hệ bn bán với nước ta. Hàng hố của Việt Nam đã tiếp cận vào thị trường Châu Âu, Châu Mỹ, đặc biệt là thị trường các nước EU, Hoa Kỳ và Canađa. Thị trường các nước Trung Đơng cũng đã và đang được khai thác triệt để, bước đầu là các mặt hàng trả nợ như gạo, chè, cà phê, cá hộp, quần áo may sẵn và một số mặt hàng tiêu dùng khác . Đến nay, một số mặt hàng của Việt Nam như cà phê, gạo, chè đã có sức cạnh tranh trên thị trường này. Bên cạnh đó, chúng ta cũng đã tìm kiếm các giải pháp khơi phục lại thị trường các nước thuộc Liên Xơ cũ và Đơng Âu sau một thời gian gián đoạn, sẽ mở ra những khả năng mới trong quan hệ kinh tế và trao đổi hàng hố khu vực này. THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TRỰC TUYẾN 3 Dung lượng hàng hố tham gia thị trường quốc tế của Việt Nam ngày càng phát triển về cả khối lượng và chất lượng. Tổng kim ngạch hàng hố xuất khẩu trong những năm 1991 - 1997 tăng bình qn 25%. Tuy nhiên, năm 1998 do bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tiền tệ Châu Á, kim ngạch xuất khẩu năm 1998 đã chững lại, chỉ tăng khoảng1,9%. Năm 1999, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu đã tăng trở lại 23,1%. Kế hoạch năm 2000, dự kiến có thể tăng trên 11%. a, Xuất khẩu: Cơ cấu hàng xuất khẩu đã thay đổi theo hướng phát huy lợi thế so sánh trong mối quan hệ kinh tế quốc tế. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng nơng lâm thuỷ sản tuy vẫn ở vị trí đáng kể trong kim ngạch xuất khẩu nhưng cũng có xu hướng giảm dần, từ bình qn là 48,0% thời kỳ 1991 - 1995 giảm còn 38,5% trong thời kỳ 1996 - 2000, trong khi tỷ trọng của nhóm hàng cơng nghiệp nhẹ và tiểu thủ cơng nghiệp vẫn tăng tương ứng từ 21,7% lên 35,9%. b, Nhập khẩu: Về nhập khẩu, tỷ trọng hàng tiêu dùng trong tổng kim ngạch nhập khẩu giảm đáng kể từ 16,4% bình qn thời kỳ 1991 - 1995 xuống còn 8,1% vào thời kỳ 1996 - 2000, trong đó riêng năm 1999 chỉ còn 5,9%, năm 2000 dự kiến giảm còn 4,7%. Nhập khẩu trong những năm qua tuy có tăng, nhưng tốc độ chậm dần. Chúng ta tập trung chủ yếu vào nhập ngun - nhiên vật liệu phục vụ sản xuất, trong khi đã cố gắng giảm dần tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu hàng tiêu dùng. Một số mặt hàng trước đây vẫn phải nhập khẩu nay đã được thay thế bằng sản xuất trong nước, nhờ vậy giảm tương đối thâm hụt cán cân thương mại. Kim ngạch nhập khẩu trong những năm qua cũng đã có thay đổi về cơ cấu. Tỷ trọng hàng tiêu dùng trong tổng kim ngạch nhập khẩu giảm đáng kể, trong khi tỷ trọng THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TRỰC TUYẾN 4 nhóm ngun nhiên vật liệu tăng lên nhanh. Thay đổi này phản ảnh chính sách khuyến khích sản xuất trong nước và giảm nhập khẩu những mặt hàng đã sản xuất trong nước có thể thay thế nhập khẩu được. Để giữ được tốc độ tăng trưởng cao về kim ngạch xuất khẩu, trước hết là do chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia xuất khẩu và sản xuất hàng xuất khẩu. Việc từng bước hồn chỉnh khn khổ pháp luật theo kinh tế thị trường và đổi mới chính sách xuất nhập khẩu đã thực sự thúc đẩy các hoạt động xuất nhập khẩu. Trong 10 năm qua, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách tháo gỡ khó khăn, giảm các thủ tục hành chính, trở ngại về thuế má, hỗ trợ tài chính cho xuất khẩu, như hỗ trợ lãi suất vay vốn sản xuấthoạt động xuất khẩu, trợ giá cho những mặt hàng xuất khẩu mới vào thị trường mới, chính sách khen thưởng, khuyến khích các doanh nghiệp tìm được mặt hàng xuất khẩu mới, thị trường mới. Ban hành chính sách về quản lý ngoại hối, điều chỉnh tỷ giá của đồng USD so với đồng Việt Nam để khuyến khích xuất khẩu, chính sách đầu tư nâng cao chất lượng hàng hố xuất khẩu. Tuy nhiên, lĩnh vực xuất nhập khẩu đang đứng trước những khó khăn mới. Những hạn chế trong các khâu tạo nguồn hàng, chế biến nâng cao chất lượng đã làm cho các sản phẩm xuất khẩu của ta khơng đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu vẫn chưa có những chuyển dịch tích cực, xuất khẩu hàng nơng sản thơ, ngun liệu thơ . còn chiếm tỷ trọng lớn, nên giá trị thấp. Hơn nữa, do khả năng tiếp cận thị trường kém, nhiều mặt hàng của ta còn phải xuất khẩu qua trung gian nên hạn chế kim ngạch thu được. Hiện nay, khối lượng nhiều mặt hàng nơng sản xuất khẩu đã được khai thác tới mức tối đa trong sản lượng sản xuất như gạo, cà phê, cao su, . Do vậy, muốn tăng giá trị xuất khẩu cần phải đầu tư phát triển thâm canh, tăng năng suất và đặc biệt đầu tư vào khâu cơng nghiệp chế biến sâu, tăng nhanh chất lượng để đủ sức cạnh tranh và tìm kiếm thêm thị trường xuất khẩu. c, Một số nước có quan hệ xuất nhập khẩu với Việt Nam: THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TRỰC TUYẾN 5 Thị trường xuất khẩu có ý nghĩa lớn đối với việc tăng trưởng xuất khẩu theo nước và vùng lãnh thổ chủ yếu, nếu năm 2000 mới có 7 nước và vùng lãnh thổ đạt trên 500 triệu USD (Nhật Bản, Trung Quốc, Ơxtrâylia, Xingapo, Đài Loan, Đức, Mỹ), thì đến năm 2004 đã cao gấp đơi, lên 13 (thêm Anh, Hàn Quốc, Malaixia, Hà Lan, Pháp, Bỉ). Mỹ hiện là nước nhập khẩu lớn nhất, chiếm 18,8% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, đồng thời cũng là nước có tốc độ tăng rất cao: năm 2004 gấp trên 6,8 lần năm 2000, bình qn 1 năm tăng 61,6%, cao gấp nhiều lần tốc độ tăng chung. Đây là kết quả của việc ký Hiệp định Thương mại song phương giữa Việt Nam và Mỹ. Tuy nhiên, thời gian gần qua xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ gặp khó khăn sau các vụ kiện cá basa, tơm, hạn ngạch dệt may, tiền đặt cọc xuất khẩu thuỷ sản (5 tháng đầu năm 2005 chỉ tăng 13,2%, tỷ trọng chỉ còn chiếm 16,8%) và tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ so với tổng kim ngạch nhập khẩu lên đến 1526 tỷ USD của Mỹ còn rất nhỏ (chiếm chưa đến 3,3%), nên việc mở rộng mặt hàng (để tránh dồn vào những mặt hàng đã có kim ngạch lớn) và với kết quả đàm phán song phương để Việt Nam gia nhập WTO trong chuyến thăm Mỹ mới đây của Thủ tướng Phan Văn Khải, thì Mỹ vẫn là thị trường đầy tiềm năng của Việt Nam. Mặt hàng xuất khẩu lớn của Việt Nam sang Mỹ là dệt may, thuỷ sản, giày dép, dầu thơ, sản phẩm gỗ, hạt điều nhân, cà phê, hàng thủ cơng mỹ nghệ, hạt tiêu . Nhật Bản là nước nhập khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam sau Mỹ. Năm 2004 đạt 3.502,4 triệu USD, tăng 36% so với năm 2000. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản chiếm 13,2% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Năm tháng đầu năm 2005, xuất khẩu vào Nhật Bản tăng tới 37,5%, cao gấp hơn hai lần tốc độ chung và tỷ trọng đã tăng lên đạt 14%. Mặt hàng chủ yếu mà Việt Nam xuất khẩu sang Nhật là thủy sản, dệt may, dầu thơ, dây điện và cáp điện, điện tử vi tính và linh kiện, sản phẩm gỗ, giày dép, than đá, hàng thủ cơng mỹ nghệ, cà phê, rau quả, cao su, gỗ . THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TRỰC TUYẾN 6 Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba của Việt Nam. Năm 2004 đã đạt 3725,5 triệu USD, tăng 78% so với năm 2000, chiếm 10,3% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Trung Quốc là thị trường đầy tiềm năng, do đây là thị trường gần, có số dân đơng nhất thế giới và sau chuyến thăm của Chủ tịch nước Trần Đức Lương cũng như kết quả đàm phán song phương để Việt Nam gia nhập WTO thì xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc sẽ gia tăng nhanh. Mặt hàng chủ yếu mà Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc là dầu thơ, cao su, thuỷ sản, hạt điều, than đá, rau hoa quả, cao su . Ơxtrâylia là thị trường xuất khẩu lớn thứ 4 của Việt Nam. Nếu năm 1995 mới đạt 55,4 triệu USD thì năm 2000 đã đạt 1.272,5 triệu USD và năm 2004 đạt 1.821,7 triệu USD. Tỷ trọng xuất khẩu sang Ơxtrâylia chiếm 6,9%. Năm tháng 2005, xuất khẩu sang thị trường này tăng tới 73,7%. Mặt hàng chủ yếu là dầu thơ, thuỷ sản, hạt điều nhân, sản phẩm gỗ, giày dép, dệt may, thủ cơng mỹ nghệ, cà phê . Xingapo là thị trường xuất khẩu lớn thứ 5 của Việt Nam đồng thời cũng là thị trường khá sớm. Năm 1995 đạt 689,8 triệu USD, năm 2000 đạt 885,9 triệu USD, năm 2004 đạt 1.370 triệu USD. Mặt hàng chủ yếu là dầu thơ, hàng thuỷ sản, điện tử, máy tính và linh kiện, cao su, gạo, hàng dệt may, cà phê, hạt tiêu, giày dép, lạc nhân, hạt điều, hàng rau quả . Đức là thị trường xuất khẩu lớn thứ 6 của Việt Nam. Năm 1995 đạt 218 triệu USD, năm 2000 đạt 730,3 triệu USD, năm 2004 đạt 1.066,2 triệu USD. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang đây bao gồm giày dép, dệt may, cà phê, xe đạp và phụ tùng, sản phẩm gỗ, hàng thủ cơng mỹ nghệ, thuỷ sản, cao su, điện tử máy tính và linh kiện, hạt tiêu . Anh là thị trường xuất khẩu lớn thứ 7 của Việt Nam. Năm 1995 mới đạt 74,6 triệu USD, năm 2000 đạt 479,1 triệu USD, năm 2004 đạt 1.011,4 triệu USD. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Anh là giày dép, hàng THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TRỰC TUYẾN 7 dệt may, sản phẩm gỗ, xe đạp và phụ tùng, cà phê, hàng thuỷ sản, hạt điều nhân, hàng thủ cơng mỹ nghệ, cao su . Ngồi 7 đại gia đạt trên 1 tỷ USD như trên, còn có 6 nước và vùng lãnh thổ khác đạt trên 500 triệu USD là Đài Loan 905,9 triệu USD, Hàn Quốc 603,5 triệu USD, Malaixia 601,1 triệu USD, Hà Lan 581,8 triệu USD, Pháp 557 triệu USD, Bỉ 512,8 triệu USD. Triển vọng có thêm Philippin, Indonexia, Thái Lan . Về nhập khẩu, có các thị trường chủ yếu sau đây. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam. Nếu năm 1995 mới có 329,7 triệu USD thì năm 2000 đã là 1401,1 triệu USD, năm 2004 lên đến 4456,5 triệu USD. Mặt hàng mà Việt Nam nhập khẩu nhiều từ Trung Quốc là xăng dầu, vải, phân bón, sắt thép, hố chẩt, phụ liệu giày dép, điện tử vi tính và linh kiện, rau hoa quả, xe máy, ngơ, sợi dệt đã xe, phụ liệu may mặc, lúa mỳ, động cơ đốt trong, phụ liệu thuốc lá, tàu thuyền, thiết bị, ơtơ, nhơm, ngun phụ liệu dược phẩm . Trong quan hệ bn bán với Trung Quốc, Việt Nam ở vị thế nhập siêu lớn, năm 2004 lên đến 1721 triệu USD, đứng thứ 4 trong các nước. Đài Loan là thị trường nhập khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam. Nhập khẩu năm 2000 là 1879,9 triệu USD, năm 2004 là 3698 triệu USD. Hàng nhập khẩu chủ yếu là vải, phụ liệu dệt may da, xăng dầu, sắt thép, chẩt dẻo, sợi dệt, ơtơ, thiết bị dệt may, giấy, xe máy Đồng thời, Việt Nam ln ln ở vị thế nhập siêu ngày một lớn với Đài Loan: năm 2000 là 1123,3 triệu USD, đến năm 2004 là 2792,1 triệu USD, lớn nhất trong các nước và vùng lãnh thổ. Xingapo là thị trường nhập khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam. Năm 2000 là 2694,3 triệu USD, năm 2004 là 3618,5 triệu USD. Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu ở Xingapo là xăng dầu, điện tử vi tính và linh kiện, chẩt dẻo, phụ liệu thuốc lá, hố chẩt, sắt thép, nhơm, phân bón, giấy, nhựa đường, thiết bị, tàu thuyền, tân dược, . Tuy nhiên, Việt Nam ln ln ở vị thế nhập siêu đối với Xingapo và THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TRỰC TUYẾN 8 nhập siêu từ đây hiện lớn thứ 3 sau Đài Loan và Hàn Quốc: năm 2000 là 1808,4 triệu USD, năm 2004 là 2248,5 triệu USD. Nhật Bản là thị trường nhập khẩu lớn thứ 4 của Việt Nam: năm 2000 là 2300,9 triệu USD, năm 2004 là 3552,6 triệu USD. Mặt hàng nhập khẩu từ đây là sắt thép, điện tử máy tính, ơtơ, vải, thiết bị, chẩt dẻo, hàng dệt may, xe máy, hố chẩt, đồng, phân bón, giấy .Việt Nam đã chuyển từ vị thế xuất siêu (trước 2002) sang nhập siêu (từ 2002) tuy mức nhập siêu còn nhỏ. Hàn Quốc là thị trường nhập khẩu lớn thứ 5 của Việt Nam: năm 2000 là 1753,6 triệu USD, năm 2004 là 3328,4 triệu USD. Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu từ Hàn Quốc là vải, ơtơ, phụ liệu giày dép, sắt thép, phụ liệu may mặc, chẩt dẻo, điện tử máy tính và linh kiện, thiết bị, xăng dầu, sợi dệt, tân dược, nhơm, giấy, hố chẩt, kẽm, phân bón, đồng .Trong quan hệ bn bán với Hàn Quốc, Việt Nam ln ở vị thế nhập siêu; mức nhập siêu hiện lớn thứ 2 sau Đài Loan: năm 2000 là 1401 triệu USD, năm 2004 là 1810,9 triệu USD. Thái Lan là thị trường nhập khẩu lớn thứ 6 của Việt Nam với kim ngạch năm 2004 lên đến 1858 triệu USD và nhập siêu từ đây cũng đã lên đến 1367,1 triệu USD, lớn thứ 5 trong các nước và vùng lãnh thổ. Malaxia là thị trường nhập khẩu lớn thứ 7, hiện đã vượt mức 1,2 tỷ USD. Nhập siêu từ đây cũng lớn thứ 7, lên tới 613,6 triệu USD. Mỹ là thị trường nhập khẩu đứng thứ 8 với kim ngạch 1127,4 triệu USD. Trong quan hệ bn bán với Mỹ, Việt Nam ln ln ở vị thế xuất siêu, với mức xuất siêu lớn và liên tục tăng lên (năm 2000 là 369,4 triệu USD, năm 2004 là 3364,9 triệu USD). Hồng Kơng là thị trường nhập khẩu lớn thứ 9 của Việt Nam, hiện đã đạt 1074,7 triệu USD. Trong quan hệ bn bán với Hồng Kơng, Việt Nam ln ln THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TRỰC TUYẾN 9 ở vị thế nhập siêu, hiện đã ở mức 695 triệu USD, lớn thứ 6 trong các nước và vùng lãnh thổ. Ngồi 9 “đại gia” như trên, còn có một số nước và vùng lãnh thổ mà Việt Nam nhập khẩu vượt 500 triệu USD, như Đức, Liên bang Nga, Inđơnêxia, Thụy Sỹ, Pháp. 3. Các mặt hàng chủ yếu xuất nhập khẩu chủ yếu : a, Xuất khẩu : - Dầu thơ: trong tháng xuất khẩu hơn 1,55 triệu tấn, giảm 10,1% về lượng so với tháng 1/2005. Nhưng do giá xuất khẩu bình qn tăng 47,5% so với cùng kỳ năm trước nên trị giá đạt là 745 triệu USD, tăng 32,6%. Dầu thơ tiếp tục là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với trị giá chiếm tới 24,3% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Thị trường chính của xuất khẩu dầu thơ Việt Nam tháng này là Ơxtrâylia: 460 nghìn tấn, Singapore: 213 nghìn tấn, Trung Quốc: 181 nghìn tấn, Mỹ: 150 nghìn tấn, Nhật Bản: 137 nghìn tấn,… - Hàng dệt may: trong tháng xuất khẩu 487 triệu USD, tăng 34,2% so với tháng 1/2005. Đây vẫn là nhóm hàng chủ lực lớn thứ hai của Việt Nam, chiếm 15,9% tổng kim ngạch xuất khẩu trong tháng của cả nước. Kim ngạch hàng dệt may sang Mỹ trong tháng đã đạt 259 triệu USD, tăng 33% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 53% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của cả nước. Xuất khẩu nhóm mặt hàng này sang thị trường EU cũng tăng trưởng tốt, đạt kim ngạch 114 triệu USD (trong đó Đức: 33 triệu USD, Anh: 16 triệu USD); Nhật Bản: 48 triệu USD,… - Hàng giày dép: là nhóm hàng xuất khẩu lớn thứ 3 trong tháng của Việt Nam với kim ngạch là 322 triệu USD, tăng 12,4% so với cùng kỳ năm 2005, chiếm 10,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Trong tháng 1, kim ngạch THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TRỰC TUYẾN 10 sang Mỹ đạt 63 triệu USD, tăng 47% so với cùng kỳ năm trước. Xuất khẩu giày dép sang khu vực EU đạt 195 triệu USD, trong đó Anh là 45 triệu USD, Đức: 45 triệu USD,… - Hải sản: trong tháng xuất khẩu 178 triệu USD, giảm 5,3% so với tháng 1/2005. Mặc dù xuất khẩu hải sản của Việt Nam sang một số thị trường tăng lên, ví dụ như Hàn Quốc, Trung Quốc,…nhưng xuất khẩu mặt hàng này sang hai thị trường lớn nhất là Nhật Bản (đạt 42 triệu USD) và Mỹ (đạt 36 triệu USD) lại giảm tới 33% và 21%. - Gạo: trong tháng xuất khẩu 280 nghìn tấn, tăng 3,8%, đạt trị giá là 76 triệu USD và tăng 11,1% so với tháng 1/2005, cao hơn tốc độ tăng về lượng do giá bình qn tăng 18 USD/tấn. Trong tháng 1 năm nay, Philipin tiếp tục là đối tác nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam với 102 nghìn tấn; Indonexia: 89 nghìn tấn; Cuba: 23 nghìn tấn; Malaixia: 17 nghìn tấn,… - Cà phê: Mặc dù đang ở vụ xuất khẩu nhưng do sản lượng cà phê thu hoạch khơng cao nên khối lượng xuất khẩu trong tháng chỉ đạt 81 nghìn tấn, giảm mạnh 46,5%. Tuy nhiên, mức giá xuất khẩu lại tăng khá cao (tăng bình qn 430 USD/tấn) nên trị giá đạt được là 89 triệu USD, chỉ giảm 11,7% so với cùng kỳ năm trước. Thị trường nhập khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam tháng qua là Đức: 13 nghìn tấn; Mỹ: 9 nghìn tấn; Anh: 7 nghìn tấn,… - Cao su: trong tháng xuất khẩu gần 58 nghìn tấn, tăng tới 36,2% so với tháng 1 năm trước, trị giá là 88 triệu USD. Thị trường xuất khẩu mặt hàng này lớn nhất trong tháng qua vẫn là Trung Quốc: 38 nghìn tấn, chiếm tới 65,6% tổng lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam, tiếp theo là Hàn Quốc: 4 nghìn tấn,… b. Nhập khẩu: - Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng: trong tháng nhập khẩu 374 triệu USD, giảm 22,9% so với cùng kỳ năm 2005, chiếm hơn 14% tổng kim ngạch THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TRỰC TUYẾN [...]... hình Việt Nam mới trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới (WTO) Với những cơ hội và thách thức mới mẻ và thực sự! 15 THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TRỰC TUYẾN MỤC LỤC I ĐẶT VẤN ĐỀ II NỘI DUNG CHÍNH 1 Tình hình hoạt động chung 2 Một số thành tựu nổi bật a, Xuất khẩu b, Nhập khẩu c, Một số nước có quan hệ xuất nhập khẩu với Việt Nam 3 Các mặt hàng chủ yếu xuất nhập khẩu chủ yếu a, Xuất khẩu b Nhập. .. Nam bước đầu được mở rộng Nhưng do Việt Nam còn là nền kinh tế thiếu hụt, lại vẫn còn bị bao vây cấm vận, nên số nước và vùng lãnh thổ đầu tư này vẫn còn rất ít và quy mơ xuất khẩu của Việt Nam cũng còn rất nhỏ bé Từ năm 1995, sau khi Mỹ bỏ cấm vận, giữa Việt Nam và Mỹ thiết lập quan hệ bình thường, Việt Nam gia nhập Hiệp hội Các nước Đơng Nam Á, số nước và vùng lãnh thổ nhập khẩu hàng hố từ Việt Nam. .. tư Theo đó, thì nhập siêu của Việt Nam chủ yếu là ở các thị trường gần, chưa phải là nơi có cơng nghệ nguồn; còn xuất siêu của Việt Nam lại chủ yếu là ở các thị trường xa, thị trường có cơng nghệ nguồn III KẾT LUẬN: Hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong những năm qua đã đạt được những thành tựu nổi bật là nhờ chính sách phát triển kinh tế đối ngoại hợp lý, phù hợp với thời kì hội nhập quốc tế,... mà Việt Nam nhập khẩu ơtơ ngun chiếc Trong tháng 1 lượng ơ tơ nhập khẩu từ thị trường này là 424 chiếc, chiếm 47% tổng lượng nhập khẩu mặt hàng 11 THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TRỰC TUYẾN này của cả nước; tiếp theo là Nga: 160 chiếc; Nhật Bản: 81 chiếc; Mỹ: 64 chiếc,…Lượng linh kiện ơ tơ các loại nhập khẩu trong tháng chỉ đạt 1700 bộ, giảm tới 64% so với tháng 1 năm trước *Nhận xét chung: Xuất, nhập khẩu của Việt. .. biệt, từ sau khi Hiệp định Thương mại Việt- Mỹ được ký kết năm 2000 và khi Việt Nam trở thành thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2007, hầu hết các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới đã nhập khẩu hàng hố từ Việt Nam Cũng vì thế mà kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng lên nhanh chóng Thứ hai, trong 200 nước và vùng lãnh thổ nhập khẩu hàng hố từ Việt Nam, số đạt trên 100 triệu USD có 28,... trên thế giới) - Kim ngạch xuất khẩu bình qn đầu người cũng tăng từ 36,4 USD năm 1990, lên 75 USD năm 1995, lên 186,8 USD năm 2000, lên 391 USD năm 2005, lên 473,2 USD năm 2006 và khả năng năm 2007 đạt 557 USD Sự tăng tốc của xuất khẩu của Việt Nam do nhiều ngun nhân, trong đó có ngun nhân quan trọng là do mở rộng thị trường xuất khẩu Vậy từ thị trường xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian qua và... hai, xuất khẩu tăng trưởng nhanh nhưng chưa vững chắc và rất dễ bị tổn thương bởi sự biến động giá cả trên thị trường thế giới hay sự xuất hiện của các rào cản thương mại mới của nước ngồi Thứ ba, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chưa hợp lý, thể hiện trên cả 3 phương diện: chủng loại hàng hố xuất khẩu còn đơn điệu, chậm xuất hiện những mặt hàng xuất khẩu mới có đóng góp kim ngạch đáng kể; các mặt hàng xuất khẩu. .. thổ nhập khẩu hàng hố từ nước ta đã tăng nhanh trong hơn mười năm qua 12 THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TRỰC TUYẾN Trước đổi mới, Việt Nam chủ yếu có quan hệ bn bán với các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa cũ và một số nước bạn bè có cảm tình với Việt Nam Từ sau đổi mới, đặc biệt là từ sau khi Quốc hội ban hành Luật Đầu tư nước ngồi, số nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam cũng như nhập khẩu hàng hố từ Việt. ..THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TRỰC TUYẾN nhập khẩu của cả nước Thị trường chính cung cấp mặt hàng này cho Việt Nam trong tháng đầu tiên của năm 2006 là Nhật Bản: 75 triệu USD, Trung Quốc: 65 triệu USD, Đài Loan: 41 triệu USD, Singapore: 32 triệu USD, Hàn Quốc: 28 triệu USD,… - Xăng dầu: trong tháng nhập khẩu 734 nghìn tấn với trị giá 341 triệu USD, chiếm 13% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước Như vậy, so với... lượng xăng dầu nhập khẩu giảm 22% nhưng do giá nhập khẩu bình qn tăng 45,9% nên trị giá tăng 13,8% Đối tác chính cung cấp mặt hàng này cho Việt Nam là Singapore: 193 nghìn tấn, Đài Loan: 177 nghìn tấn, Trung Quốc: 139 nghìn tấn, Hàn Quốc: 58 nghìn tấn,… - Phân bón: trong tháng nhập khẩu 199 nghìn tấn, tăng 23% so với tháng 1/2005 Đặc biệt, do nhu cầu cho vụ Đơng Xn nên lượng phân Urê nhập khẩu trong tháng . ngạch xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với trị giá chiếm tới 24,3% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Thị trường chính của xuất khẩu dầu thơ Việt Nam. 1. Tình hình hoạt động chung 2. Một số thành tựu nổi bật a, Xuất khẩu b, Nhập khẩu c, Một số nước có quan hệ xuất nhập khẩu với Việt Nam 3. Các mặt

Ngày đăng: 28/03/2013, 10:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w