Hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam: Thực trạng và giải pháp cho tình trạng nhập siêu

MỤC LỤC

Nhập khẩu

Nhập siêu tăng mạnh qua các năm một phần là do giá nguyên liệu đầu vào trên thế giới tăng cao, một phần hàng hoá nhập khẩu trong thời gian qua là máy móc thiết bị để đảm bảo tiến độ cho những dự án sủ dụng vốn ODA được triển khai, nếu không kịp thời tìm ra các giải pháp để hạn chế nhập siêu thì mức thâm hụt thương mại sẽ không ngừng ở mức hiện tại. Hơn nữa đây còn là vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nước, khi mà tính gia công của sản xuất, xuất khẩu và tính đại lý trong thương mại không giảm, mà ở một số địa phương còn gia tăng …nhất là sau khi cắt giảm thế suất thế xuất khẩu, hàng nhập khẩu sẽ gia tăng. Loại giải pháp liên quan đến xuất khẩu, theo đó xuất khẩu ngoài việc tận dụng các lợi thế, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh (sức cạnh tranh không chỉ nằm ở giá thành, chất lượng mà còn phụ thuộc vào khả năng tiếp thị và tiến độ cung cấp), cần hết sức tận dụng thời cơ được giảm thuế để xuất khẩu vào các thị trường lớn như EU, Mỹ.

Năm 2000 chưa xuất hiện thị trường mới, trong số thị trường cũ thì thị trường Châu Á vẫn là khu vực có nhiều bạn hàng lớn của nước ta như Nhật Bản (kim. ngạch nhập khẩu khoảng 2 tỷ USD ), Trung Quốc, Singapore, Thái Lan, Hồng Kông, Đài Loan, Malaixia, Hàn Quốc, Inđonexia, …kim ngạch 2 chiều với nhiều nước gia tăng nhanh chóng như: Pháp, Hà Lan, Đan Mạch, Itali, Urraina…. Hiệp định thương mại Việt –Mỹ có hiệu lực 10/12/2001, từ đó quan hệ thương mại giữa 2 nước phát triển mạnh mẽ: xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ tăng đáng kể thì nhập khẩu từ Mỹ cũng nhiều hơn và như vậy Việt Nam sẽ hạn chế được việc nhập khẩu các công nghệ lạc hậu qua các nguồn trung gian. Tuy nhiên giao dịch với Trung Quốc đã bộc lộ những nhân tố đáng lưu ý: nhiều doanh nghiệp Trung Quốc coi thị trường Việt Nam là nơi tiêu thụ hàng hoá chậm luân chuyển của họ nên đã khuyến khích việc buôn bán tiểu ngạch qua biên giới, gây rối loạn thị trường nhập khẩu và gây khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Cái mà ta cần xem xét là ngoại tệ bỏ ra để nhập khẩu từ nguồn ngân sách nhà nước do các doanh nghiệp quốc doanh quản lý và thực hiện có lớn và lãng phí, kém hiệu quả hơn, còn ngoài ra các doanh nghiệp khác tự lo có ngoại tệ để nhập khẩu, tất nhiên nhà nước cũng phải xem xét quản lý khi cần thiết. Các doanh nghiêp tăng cường đầu tư, tiếp nhận công nghệ mới, hơp lý hoá tổ chức sản xuất kinh doanh cải tiến mẫu mã, tăng sản lượng, nâng cao chất lượng, giá cả cạnh tranh, năng động tiếp cận thị trường…nên có bạn hàng mới, vươn tới thị trường xa, thoả mãn nhu cầu lớn, hợp đồng dài hạn và cả đơn hàng nhỏ lẻ, đột xuất. Sự vượt trội của xuất khẩu càng có ý nghĩa khi đạt được trong điều kiện xẩy ra cuộc chiến tranh Irăc – một thị trường quan trọng về gạo, chè, các sản phẩm từ sữa…trong điều kiện dịch Sars đã xẩy ra ở nước ta và ở một số nước trong vùng; trong điều kiện kinh tế thế giới chưa hồi phục nhanh như dự báo của các chuyên gia quốc tế.

Những yếu tố ảnh hưởng tới xuất nhập khẩu của Viêt Nam . 1 Yếu tố quốc tế

Nhân tố trong nước -Thuận lợi

Theo quy định của Nghị định, mọi doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đều được tham gia xuất nhập khẩu trong phạm vi đăng ký kinh doanh mà không cần bất kỳ loại giấy phép xuất nhập khẩu nào. Quyết định số 908/QĐ-Ttg ngày 26/7/2001của thủ tướng chính phủ đã cho phép các doanh nghiệp vệ tinh (sản xuất bán thành phẩm để giao lại cho một doanh nghiệp khác sản xuất hàng xuất khẩu ). Cụ thể là chỉ có doanh nghiệp nào đã có hợp đồng xuất khẩu bán thành phẩm nhưng không giao bán thành phẩm ra nước ngoài mà giao thẳng cho doanh nghiệp Việt Nam khác để sản xuất hàng xuất khẩu thì mới được hưởng ưu đãi.

Thuế suất nhập khẩu có 3 loạI: thuế suất ưu đãi, thuế suất thông thường và thuế suất ưu đãi đặc biệt để áp dụng trong những trường hợp khác nhau tuỳ thuộc vào mức độ quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước, tạo thuận lợi trong đàm phán về thuế, phù hợp với quy định quốc tế mà nước ta cam kết thực hiện. Có thể nói rằng trong thời gian qua, chính sách thương mại được cải tiến theo hướng ngày càng đơn giản hơn, thông thoáng hơn đã có tác dụng thúc đẩy sản xuất, làm cho xuất khẩu tăng nhanh, nhập khẩu phục vụ tốt cho sản xuất và đời sống, kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng qua các năm. Chính sách bảo hộ có khi được áp dụng một cách tràn lan, làm cho người tiêu dùng có khi phải trả giá đắt khi mua hàng hoá, tình trạng buôn lậu gia tăng, khả năng cạnh tranh của sản phẩm kém.

Điều này tuy cũng có ưu điểm là bảo hộ đến từng doanh nghiệp và từng nhóm doanh nghiệp sản xuất, nhưng lại làm cho biểu thuế phức tạp, gây khó khăn trong quản lý.Về hàng rào phi thuế quan, chúng ta áp dụng các biện pháp như cấm nhập khẩu, hạn chế số lượng, cấp giấy phép …Việc áp dụng các biện pháp này tỏ ra không hoàn toàn phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của các tổ chức kinh tế thương mại khu vực như khu vực ASEAN, APEC mà Việt Nam là thành viên chính thức.

Một số đề xuất và kiến nghị 1 Đối với nhà nước

Giảm dần, tiến tới xoá bỏ trợ cấp và trợ giá trong xuất khẩu: hoặc không áp dụng biện pháp thưởng kim ngạch xuất khẩu hoặc nếu áp dụng thì nên thay đổi cách tiếp cận theo hướng thưởng để khuyến khích chứ không bù lỗ như thưởng mặt hàng mới vào thị trường mới hoặc thưởng nếu kết quả xuất khẩu năm sau là cao hơn năm trước. Nếu do khó khăn về thị trường, nguồn hàng hay giá cả mà kim ngạch của cả ngành hàng tăng trưởng âm, thì những doanh nghiệp nào đạt tăng trưởng dương đều được thưởng trên phần kim ngạch vượt trợi .Đối với doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn được thưởng thì doanh nghiệp nào có tốc độ tăng trưởng cao hơn sẽ được mức thưởng cao hơn. Các ưu đãi dành cho sản xuất, kinh doanh hàng xuất khẩu phải được minh bạch hoá một cách tối đa, áp dụng bình đẳng cho tất cả các nhà đầu tư và phổ biến rộng rãi tới mọi chủ thể tiềm năng, vì vậy đề nghị UBND các tỉnh và thành phố hàng năm dành ra một khoản kinh phí để in và phát hành các tờ rơi tuyên truyền về chính sách ưu đãi mà nhà nước dành cho các nhà đầu tư.

Nhanh chóng có biện pháp thoả đáng để tháo gỡ khó khăn về mặt bằng cho các nhà đầu tư, xử lý thật nghiêm các trường hợp chây lỳ không chịu bàn giao mặt bằng cho cơ quan có thẩm quyền hoặc không chịu di dời vòi vĩnh thêm từ các nhà đầu tư, thậm chí cần có. Xác định lại một số mặt hàng trọng điểm trong cơ cấu xuất khẩu để tập trung khuyến khích đầu tư, tuy cơ cấu xuất khẩu của ta đang ngày càng trở nên đa dạng hơn, nhưng những mặt hàng đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD chỉ có 4 mặt hàng, chỉ cần thay đổi nhỏ một trong 4 mặt hàng trên là kim ngạch xuất khẩu lập tức bị ảnh hưởng, vì vậy song song với việc đa dạng hoá cơ cấu xuất khẩu, ta cũng nên chọn một số mặt hàng tiềm năng để tập trung khuyến khích đầu tư, phấn đấu tăng thêm một số mặt hàng đạt trên 1 tỷ USD. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, cắt giảm chi phí cho xuất khẩu và kiện toàn công tác xúc tiến: xây dựng các trương trình xúc tiến xuất khẩu trọng điểm, xây dựng các trường trình trọng điểm trong nước nhằm phát triển thí điểm các vùng nguyên liệu tập trung sản xuất hàng xuất khẩu, phát triển các làng nghề TCMN truyền thống.

Thực hiện chương trình cắt giảm chi phí đầu vào đối với các sản phẩm hàng hoá, nhất là hàng xuất khẩu, đồng thời tăng cường đầu tư phát triển nguồn nguyên liệu thay thế nhập khẩu, thực hiện nghiêm chỉnh chỉ thị 08 của Thủ tướng chính phủ ngày 4/4/2003 nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh hàng Việt Nam.