Đối với doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong những năm gần đây (Trang 28 - 32)

3. Một số đề xuất và kiến nghị

3.2Đối với doanh nghiệp

Thực hiện chương trình cắt giảm chi phí đầu vào đối với các sản phẩm hàng hoá, nhất là hàng xuất khẩu, đồng thời tăng cường đầu tư phát triển nguồn nguyên liệu thay thế nhập khẩu, thực hiện nghiêm chỉnh chỉ thị 08 của Thủ tướng chính phủ ngày 4/4/2003 nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh hàng Việt Nam .

Công ty đã xuất khẩu thì đừng bao giờ coi thị trường xuất khẩu như những bãi rác thuận tiện cho sự sản xuất dư thừa của mình, các doanh nghiệp phải coi

xuất khẩu là việc nghiêm túc, sử dụng những người quản lý xuất khẩu chuyên nghiệp.

Không ngừng nâng cao chất lượng hàng hoá, tiếp tục đầu tư sản xuất xuất khẩu những mặt hàng vốn được coi là ưu thế như hàng may mặc, hàng nông sản, giầy dép, cao su, thuỷ sản …

Các doanh nghiệp Việt Nam nên chú ý nhập khẩu máy móc, thiết bị tiên tiến và những nguyên vật liệu để phát triển sản xuất trong nước.

Các doanh nghiệp Việt Nam cần nghiên cứu và nắm vững các quy định pháp lý liên quan đến xuất nhập khẩu cũng như tập quán tác phong của nước ngoài cũng như quy định tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, luật về trách nhiệm sản phẩm.

KẾT LUẬN

Như vậy qua những phần nghiên cứu ở trên cho chúng ta thấy xuất nhập khẩu có vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Xuất khẩu là lối ra của nền kinh tế, bởi xuất khẩu chẳng những là một kênh tiêu thụ lớn mà còn là tiền đề để nhập khẩu thiết bị kỹ thuật –công nghệ, nhập nguyên vật liệu, cải thiện cán cân thanh toán, bình ổn tỷ giá góp phần tăng trưởng kinh tế chung. Kim ngạch xuất nhập khẩu phụ thuộc vào thị trường, mặt hàng, giá cả xuất nhập khẩu. Điểm lại diễn biến và tác động của những yếu tố này cũng như cảnh báo về chúng là hết sức cần thiết, không chỉ đối với các nhà sản xuất, xuất nhập khẩu, mà cả đối với các nhà hoạch định chính sách vĩ mô.

Từ năm 2000 tới nay xuất khẩu đã đạt được sự vượt trội trên những điểm sau. - Quy mô xuất khẩu đạt ở mức cao nhất từ trước tới nay

- Nhờ quy mô khá nên tốc độ tăng cũng khá cao

- Xuất khẩu tăng ở cả hai khu vực; khu vực kinh tế trong nước, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

- Xuất khẩu tăng ở hầu hết các mặt hàng chủ lực

- Kim ngạch một số mặt hàng xuất khẩu tăng không chỉ do lượng xuất khẩu tăng mà còn do giá xuất khẩu tăng

- Xuất khẩu tăng ở hầu hết các thị trường đặc biệt là thị trường Mỹ tiếp đến là EU, ASEAN, Nhật Bản, Australia

Tuy đạt được nhiều sự vượt trội trên lĩnh vực xuất khẩu nhưng vẫn chưa thể chủ quan, thoả mãn, bởi xuất khẩu đang đối mặt với những thách thức và nhập siêu gia tăng cả về kim ngạch tuyệt đối, cả về tỷ lệ nhập siêu .

Trên cơ sở đó chúng ta cần phát huy mặt mạnh, hạn chế mặt yếu mà xuất nhập khẩu của Việt Nam gặp phải qua các năm qua bằng cách đề ra phương hướng, biện pháp, chính sách của nhà nước cho những năm tiếp theo cũng như đối với doanh nghiệp.

Vậy bài nghiên cứu đã khép lại với những nội dung tóm lược ở trên và em hi vọng rằng nó sẽ hữu ích, hiệu quả đối với bạn đọc.

Một phần của tài liệu Hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong những năm gần đây (Trang 28 - 32)