TIỂU LUẬN PHOSPHOLIPID,CẤU TRÚC MÀNG SINH học

56 3K 4
TIỂU LUẬN PHOSPHOLIPID,CẤU TRÚC MÀNG SINH học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Ở thế kỷ XIX, khi hoá học phát triển như vũ bão thì ở ranh giới giữa sinh học và hoá học đã xuất hiện một lĩnh vực khoa học mới nhằm nghiên cứu thành phần hoá học và những quá trình chuyển hoá hoá học của các chất và của năng lượng trong quá trình hoạt động sống xảy ra trong cơ thể sống. Lĩnh vực khoa học này được gọi là hoá học sinh vật hoặc vắn tắt hơn hoá sinh học (biochemistry). Có thể nói rằng, hoá sinh học là một phần lĩnh vực của khoa học cuộc sống có nhiệm vụ nghiên cứu các hiện tượng sống bằng các phương pháp hoá học, sự xuất hiện môn hoá sinh học là kết quả tất yếu của sự phát triển và phối hợp giữa hoá học và sinh vật học. Tính chất và phương hướng của hoá sinh học là nghiên cứu trên cơ thể sống, tìm ý nghĩa chức phận của tất cả mọi thành phần, mọi sản phẩm chuyển hoá, trên cơ sở đó, tìm hiểu sâu về: Mối liên quan giữa quá trình hoá học và sinh vật học; Mối liên quan giữa cấu trúc và chức năng sống của các cơ quan trong cơ thể; Cơ chế điều hoà toàn bộ quá trình sống.

MỞ ĐẦU Ở thế kỷ XIX, khi hoá học phát triển như vũ bão thì ở ranh giới giữa sinh học và hoá học đã xuất hiện một lĩnh vực khoa học mới nhằm nghiên cứu thành phần hoá học và những quá trình chuyển hoá hoá học của các chất và của năng lượng trong quá trình hoạt động sống xảy ra trong cơ thể sống. Lĩnh vực khoa học này được gọi là hoá học sinh vật hoặc vắn tắt hơn- hoá sinh học (biochemistry). Có thể nói rằng, hoá sinh học là một phần lĩnh vực của khoa học cuộc sống có nhiệm vụ nghiên cứu các hiện tượng sống bằng các phương pháp hoá học, sự xuất hiện môn hoá sinh học là kết quả tất yếu của sự phát triển và phối hợp giữa hoá học và sinh vật học. Tính chất và phương hướng của hoá sinh học là nghiên cứu trên cơ thể sống, tìm ý nghĩa chức phận của tất cả mọi thành phần, mọi sản phẩm chuyển hoá, trên cơ sở đó, tìm hiểu sâu về: Mối liên quan giữa quá trình hoá học và sinh vật học; Mối liên quan giữa cấu trúc và chức năng sống của các cơ quan trong cơ thể; Cơ chế điều hoà toàn bộ quá trình sống. Hoá sinh mô tả gắn liền với sự phát triển của hoá hữu cơ. Cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, hàng loạt các hợp chất hữu cơ đã được tách ra từ thực vật và từ các tổ chức động vật: axit citric, axit malic, axit tatric, axit oxalic, urea và các alkaloid. Người ta đã xác nhận rằng trong thành phần của tất cả các chất béo đều chứa glycerin, Lavoisier cũng đã giải thích được cơ chế hoá học của sự hô hấp và sự cháy, lượng nhiệt do các cơ thể sống sản sinh ra cũng bằng lượng nhiệt thu được khi đốt cháy các chất dinh dưỡng bên ngoài cơ thể (khi hô hấp trong cơ thể, carbon và hydrogen bị oxy hóa từ từ, quá trình này rất giống sự cháy bình thường). Mọi cơ thể sống đều có cấu tạo tế bào, tế bào là đơn vị tổ chức cơ bản của mọi sinh vật sống cả về cấu tạo, chức năng sinh lý và di truyền. Chỉ ở giai đoạn xuất hiện tế bào thì sự sống mới biểu hiện đầy đủ các đặc tính như trao đổi chất, sinh trưởng phát triển, sinh sản, cảm ứng và thích nghi với môi trường sống. Tất cả mọi hoạt động sống đều diễn ra trong tế bào dù là cơ thể đơn bào hay đa bào. Trong hệ thống màng sinh học thì màng sinh chất là loại màng xuất hiện đầu tiên, trong quá trình tiến hoá, từ loại màng này sẽ phân hoá vào khối tế bào chất để tạo nên hệ thống màng nội bào phức tạp trong đó có cả màng nhân. Khi các thành phần của màng tế bào bị rối loạn sẽ gây nên những bệnh nguy hiểm cho con người như: xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, suy gan, viêm tuỵ v.v có thể dẫn đến tàn tật hoặc thậm chí tử vong. Màng sinh chất không phải là một hàng rào thụ động trong trao đổi chất giữa tế bào với môi trường mà nó có tính chọn lọc. Trong tế bào màng sinh chất giúp cho việc tổ chức và điều hòa quá trình sinh học ở các xoang riêng biệt như màng nhân, màng ty thể, 1 màng lạp thể vv… Có thể khẳng định màng tế bào có cấu trúc rất tinh vi, phù hợp với chức năng của nó. Màng sinh học được cấu thành bằng lớp kép các phân tử lipid liên tục trên đó có nhiều phân tử protein đa dạng gắn vào. Lớp kép lipid này ở trạng thái lỏng, với các phân tử lipid riêng rẽ có thể khuếch tán nhanh chóng trong lớp đơn của chúng. Hầu hết các loại phân tử lipid đôi khi có thể khuếch tán ngang từ lớp đơn này sang lớp đơn kia của màng. Các phân tử lipid màng là lưỡng tính, và vài loại trong số chúng (các phospholipid) có thể ngay lập tức lắp ráp thành các tấm kép khi được đặt trong nước; các lớp kép lipid hình thành nên các khoang được đóng kín có thể được hàn gắn lại nếu bị rách. Có 3 loại phân tử lipid màng chủ yếu là phospholipid, cholesterol, và glycolipid – Các thành phần lipid của hai lớp đơn trong và ngoài của lớp kép là khác nhau, thể hiện tính bất đối xứng cả về thành phần cấu tạo và cách sắp xếp phản ánh các chức năng khác nhau của hai phía của màng tế bào. Trong tất cả các màng sinh học bên cạnh hàng loạt các loại lipid khác nhau, hàm lượng phospholipid thường chiếm ưu thế với tỉ lệ từ 40-90% lipid tổng số của cấu trúc màng, nó có vai trò quan trọng trong sự phát triển nói chung của cơ thể sống, liên quan đến nhiều bệnh như hội chứng kháng phospholipid và hàng loạt các bệnh chuyển hóa khác (tiểu đường, mỡ máu…) Chính vì vậy các nhà nghiên cứu hóa sinh học không ngừng nghiên cứu sâu hơn về cấu trúc, chức năng sinh học của phospholipid, màng tế bào… nhằm định hướng cho việc tìm ra các phương thức chữa trị bệnh. Vậy Phospolipid là gì? Có các loại phospholipid nào? Cấu trúc của các màng sinh học? Mối liên quan giữa phospholipid và cấu tạo, chức năng (vận chuyển) của các màng sinh học ra sao? tiểu luận chuyên đề này phần nào giải thích rõ điều đó. 2 PHẦN I: PHOSPHOLIPID 1.1. VỊ TRÍ CỦA PHOSPHOLIPID TRONG HỆ THỐNG LIPID [9] Lipid là một trong những thành phần sinh hóa cơ bản của động thực vật, cùng với protein, axit nucleic, cacbohydrat, lipid tạo thành cấu tử cơ sở của tất cả các tế bào. Lipid đóng vai trò quan trọng như là nguồn cung cấp năng lượng (8-9 kcal/gam), chứa các vitamin tan trong dầu cũng như các axit béo cần thiết là các chất không thể thay thế được. Lipid trong thức ăn cũng đóng vai trò như là chất vận chuyển vitamin tan trong dầu và sterols. Ngoài ra trong thành phần của lipid có phospholipid và sterol ester tham gia vào quá trình sinh tổng hợp màng tế bào Định nghĩa lipid theo nghĩa rộng là một hợp chất hữu cơ có nguồn gốc sinh học có thể chiết ra từ vật liệu hữu cơ bằng các dung môi không phân cực. Theo nghĩa hẹp, lipid chỉ các dẫn xuất của axit béo mạch dài. Hiện chưa có sự thống nhất chung về hệ thống phân loại lipid. Theo phân loại của Bloor, lipid được chia thành 3 loại: 1. Lipid đơn giản: là este của axit béo với các alcol khác nhau (ví dụ: glycerid, sáp ong, sterid) 2. Lipid phức tạp: Là este khi thủy phân giải phóng ngoài alcol và axit béo còn có thành phần khác (axit phosphoric, các ose…). Bao gồm: + Phospholipid: là loại lipid phức tạp có chứa axit phosphoric hoặc este của axit phosphoric. Bao gồm glycerophospholipid và spingophospolipid + Glycolipid: là lipid phức tạp có chứa một axit béo, sphingosin và cacbohydrat + Các lipid phức tạp khác: sulfolipid, aminolipid 3. Tiền chất của lipid và dẫn xuất của lipid:bao gồm các axit béo, glycerol và các alcol khác, steroid, sterol, aldehyd của chất béo và các thể xeton, hydrocacbon, vitamin tan trong lipid và hocmon. Như ta đã thấy ở trên phospholipid là một loại lipid phức tạp chiếm tỷ lệ nhiều nhất trong cơ thể (xem bảng 1.1.), cùng với các lipid khác nó có vai trò chủ yếu là chất chuyển hóa trung gian, nó có nhiều trong tế bào của não và gan. 3 Bảng 1.1. Sự phân bố của lipid theo % trọng lượng Thành phần Tên thông thường % theo trọng lượng Các axit béo bão hòa 11,210 C8 axit caprylic 0,054 C10 axit capric 0,065 C12 axit lauric 0,313 C14 aicd myristic 1,724 C16 axit palmitic 6,358 C18 axit stearic 1,832 C20 axit acachidic 0,862 Các đơn axit béo không bão hòa 8,840 C14:1 cis axit myristoleic 0,119 C14:1 trans axit myristelaidic 0,108 C16:1 cis axit palmitoleic 0,700 C16:1 trans axit palmitolaidic 0,280 C18:1 cis axit oleic 3,017 C18:1 trans axit elaidic 2,478 Các đa aicd béo không bão hòa 2,370 C18:2 cis axit linoleic 1,616 C18:2 trans axit linoelaidic 0,431 C18:3 cis axit linolenic 0,215 C18:3 trans axit elaidio-linolinic 0,065 Phospholipid toàn phần 46,01 Cephalin 20,57 sphingomyelin 25,43 glycolipid 24,78 sáp 1,51 aminolipid 0,65 lipid khác 4,63 Tổng số lipid 100% 4 1.2. PHOSPHOLIPID Định nghĩa Phospholipid là loại lipid phức tạp, trong đó nhóm hydroxy bậc 1 của hợp phần alcol (glycerol, sphingosin, diol…) được este hóa với axit phosphoric hoặc với monoester của axit phosphoric. Như vậy có thể định nghĩa phospholipid là những este của rượu đa chức với các axit béo mạch dài và có gốc axit phosphoric với những base chứa nitơ đóng vai trò là những nhóm phụ bổ sung. Phân loại Phospholipid bao gồm hai loại chính: -glycerophospholipid: ancol là glycerol - sphingolipid: alcol là sphingosin Trong tất cả các màng sinh học bên cạnh hàng loạt các loại lipid khác nhau, hàm lượng phospholipid thường chiếm ưu thế với tỉ lệ từ 40-90% lipid tổng số của cấu trúc màng. Trong đó nhiều hơn cả là phosphotidylcholin, phosphatidylethanoamin, phosphatidylserin và cardiolipin. Phosphatidylinosid thường có mặt với hàm lượng thấp hơn. Hàm lượng cardiolipin đặc biệt cao trong màng của vi khuẩn, ti thể và lục lạp. Hình 1.1. Các nhóm chính của lipid màng Lipid màng Phospholipid glycolipid glycerophospholipid sphingolipid glycerol Axit béo Axit béo PO 3- 4 alcol sphingosin Axit béo PO 3- 4 cholin sphingosin Axit béo Glucose hay galactose 5 1.2.1. Glycerophospholipid (hay phosphoglycerid) Glycerophospholipid là thành phần xuất hiện phổ biến nhất, là cấu tử cơ sở của màng sinh chất, phần lớn glycerophospholipid được dẫn ra từ 1,2-diacylglycerol. Do có đặc điểm cấu tạo vừa chứa nhóm kỵ nước (axit béo), vừa chứa nhóm ưa nước (gốc phosphat, base nitơ, glycerin…) cho phép các glycerophospholipid tham gia cấu trúc màng của tế bào và điều hòa các quá trình vận chuyển vật chất qua màng. Trong mô thần kinh, tim, gan, trứng của động vật có xương sống và trong hạt của thực vật, hàm lượng glycerophospholipid rất cao. Glycerophospholipid chủ yếu bao gồm axit phosphatidic, phosphatidylcholin, phosphatidylethanolamin, phosphatidylserin, phosphatidylinositol, phosphatidylglycerol. Hình 1.2. Một số glycerolphospholipid 1.2.1.1. Axit phosphatidic Thành phần cấu tạo Axit phosphatidic là chất đầu trong sinh tổng hợp triacylglycerol và các glycerol phospholipid khác chiếm 1-5 % tổng phospholipid của các tế bào lấy ra từ thực vật. Đây là diacyl-glycerophospholipid đơn giản nhất và duy nhất với nhóm đầu là một phosphomonoeste. Các phân tử có tính axit và mang điện tích âm, tức là nó là một lipid anion. Axit phosphatidic được hình thành khi hai nhóm –OH tự do của glycerol este hóa với axit béo, còn nhóm OH thứ ba với axit phosphoric 6 Sinh tổng hợp Trong cơ thể axit phosphatidic được tổng hợp từ α-glycerophosphat tức là dạng hoạt động của glycerol, xuất phát từ sự dị hóa glucose, bởi dẫn xuất acyl-CoA của axit béo. Enzym acyltransferases là chất xúc tác đầu tiên acyl hóa ở vị trí sn-1 để tạo thành axit lysophosphatidic (1-acyl-sn-glycerol-3-phosphat) và sau đó là vị trí sn-2 để tạo thành axit phosphatidic. Một con đường sinh tổng hợp thứ hai ở động vật là sử dụng chất đầu là dihydroxyacetone phosphat (DHAP) và enzym peroxisomal, DHAP acyltransferase, sản xuất acyl-DHAP. Chất trung gian này được chuyển thành axit lysophosphatidic trong phản ứng NADPH phụ thuộc vào xúc tác bởi acyl-DHAP reductase, và lần lượt acyl hóa để tạo thành axit phosphatidic. Con đường này đặc biệt quan trọng trong sinh tổng hợp ete lipid. Dưới một số điều kiện, axit phosphatidic có thể được tạo ra từ 1,2-diacyl-sn- glycerols do tác động của kinase diacylglycerol. Enzym như vậy xuất hiện phổ biến 7 trong tự nhiên, mặc dù trong vi khuẩn và nấm men có cấu trúc khác với các enzym động vật có vú. Tuy nhiên, con đường quan trọng hơn về mặt định lượng là thông qua quá trình thủy phân của các phospholipid khác, đặc biệt là phosphatidylcholin, bởi enzym phospholipase D (hoặc enzym liên quan). Enzym như vậy có mặt trong hầu hết các loại tế bào động vật và đặc biệt quan trọng trong thực vật. Hoạt động của các enzym động vật được quy định bởi phosphatidylinositol-4,5-bisphosphat liên kết với nó và là một yếu tố cần thiết cùng với một số protein bao gồm protein kinase C. Chức năng sinh học Tuy axit phosphatidic tồn tại trong tế bào ở dạng tự do với hàm lượng rất thấp nhưng là một sản phẩm trung gian quan trọng của quá trình sinh tổng hợp lipid trung tính và các phosphoglyceride khác. Phosphoglyceride này hình thành khi gốc phosphat của axit phosphatidic este hóa với một base nitơ (choline, ethanolamin, serin) hoặc với một chất khác có chứa chức rượu tự do (inositol, glycerin,…) 8 1.2.1.2. Phosphatidylcholin (PC, lecithin) Thành phần- cấu tạo Phosphatidylcholin (lecithin) là phospholipid có nhiều nhất trong động vật và thực vật, chiếm tới gần 50% tổng số phospholipid, vừa đóng vai trò chuyển hóa, vừa đóng vai trò cấu tạo màng tế bào. Đặc biệt, nó chiếm một tỷ lệ rất cao ở màng ngoài của màng tế bào. Phosphatidylcholin cũng là phospholipid chủ yếu trong huyết tương, là một phần không thể thiếu của các lipoprotein, đặc biệt là HDL. Mặt khác, nó ít được tìm thấy trong màng vi khuẩn, (10% các loài), không có trong một số vi khuẩn mẫu như Escherichia coli và Bacillus subtilis. Trong phosphatidylcholin gốc phosphat của axit phosphatidic este hóa với cholin. Tất cả các axit béo phổ biến trong lipid trung tính đều có mặt trong phosphatidylcholin. Trong mô động vật, phosphatidylcholin có xu hướng tồn tại chủ yếu dưới dạng diacyl, ngoài ra cũng có thể có mặt một tỷ lệ nhỏ dạng alkylacyl và alkenylacyl (so với phosphatidylethanolamin và phosphatidylserin). Phosphatidylcholin động vật có xu hướng chứa tỷ lệ các axit arachidonic và docosahexaenoic thấp hơn các axit béo không bão hòa C18 so với phosphatidylethanolamin. Các axit béo bão hòa thường ở vị trí sn-1, trong khi các thành phần không bão hòa đa số tập trung ở vị trí sn-2. Thật vậy, axit polyenoic C20 và C22 chỉ có trong vị trí sn-2. Bảng 1.2. liệt kê một số dữ liệu về tỷ lệ các axit béo trong phosphatidylcholin Có một số trường hợp ngoại lệ là phosphatidylcholin trong các mô hoặc cơ quan chứa tỷ lệ tương đối cao hai phân tử bão hòa. Ví dụ, phosphatidylcholin ở phổi ở hầu hết các loài động vật được nghiên cứu cho đến nay chiếm một tỷ lệ cao (50% hoặc nhiều hơn) dipalmitoylphosphatidylcholin. 9 Bảng 1.2. Vị trí phân bố và tỷ lệ axit béo (mol %) trong phosphatidylcholine của một vài bộ phận trong động vật vị trí axit béo loại 16:0 16:1 18:0 18:1 18:2 20:4 22:6 gan chuột [1] sn-1 23 1 65 7 1 vết sn-2 6 1 4 13 23 39 7 tim chuột [2] sn-1 30 2 47 9 11 - - sn-2 10 1 3 17 20 33 9 phổi chuột [3] sn-1 72 4 15 7 3 - - sn-2 54 7 2 12 11 10 1 huyết tương người [4] sn-1 59 2 24 7 4 vết - sn-2 3 1 1 26 32 18 5 Hồng cầu người [4] sn-1 66 1 22 7 2 - - sn-2 5 1 1 35 30 16 4 Não bò (chất xám) [5] sn-1 38 5 32 21 1 - - sn-2 33 4 trace 48 1 9 4 trứng gà [6] sn-1 61 1 27 9 1 - - sn-2 2 1 trace 52 33 7 4 1, Wood, R. and Harlow, R.D. Arch. Biochem. Biophys., 131, 495-501 (1969); 2, Kuksis, A. et al. J. Lipid Res., 10, 25-32 (1969); 3, Kuksis, A. et al. Can. J. Physiol. Pharm., 46, 511-524 (1968); 4, Marai, L. and Kuksis, A. J. Lipid Res., 10, 141-152 (1969); 5, Yabuuchi, H. and O'Brien, J.S. J. Lipid Res., 9, 65-67 (1968); 6, Kuksis, A. and Marai, L. Lipids, 2, 217-224 (1967). Sự phân bố vị trí của các axit béo trong phosphatidylcholin thực vật và men được liệt kê trong bảng 1.3. Trong lá của cây Arabidopsis thaliana, axit béo bão hòa tập trung 10 [...]... 27 PHẦN II: MÀNG SINH HỌC Trong hệ thống màng sinh học thì màng sinh chất là loại màng xuất hiện đầu tiên trong quá trình tiến hoá, từ loại màng này sẽ phân hoá vào khối tế bào chất để tạo nên hệ thống màng nội bào phức tạp trong đó có cả màng nhân Màng sinh chất không phải là một hàng rào thụ động trong trao đổi chất giữa tế bào với môi trường mà nó có tính chọn lọc Trong tế bào màng sinh chất giúp... bào 2.1.2.2 Cấu trúc phân tử của màng sinh chất Thành phần chủ yếu của màng sinh chất là lipid và protein, vì vậy, để có thể tìm hiểu được cấu trúc phân tử của màng sinh chất, trước hết xét mối quan hệ giữa lipid và protein Tất cả các thuyết về cấu trúc màng sinh học đều tập trung vào việc mô hình hoá sự tương tác và phân bố trong không gian của lipid và protein Cấu trúc màng sinh học là một nội dung... điều hòa quá trình sinh học ở các xoang riêng biệt như màng nhân, màng ty thể, màng lạp thể vv… Có thể khẳng định màng tế bào có cấu trúc rất tinh vi, phù hợp với chức năng của nó 2.1 KHÁI NIỆM VỀ HỆ THỐNG MÀNG SINH HỌC Tất cả các loại tế bào, không có ngoại lệ, kể cả những tế bào được xem là “trần” khi xem dưới kính hiển vi thường đều được bao bởi cái màng gọi là màng sinh chất có cấu trúc hiển vi và... hàng rào sinh học bao bọc, tách biệt bản thân nó với môi trường xung quanh “Lớp hàng rào sinh học này được định nghĩa là màng tế bào” hay màng sinh chất (plasma membrane) tạo cho tế bào có khả năng tổ chức và điều hòa các hoạt động sống bên trong của nó Bản chất cấu trúc của màng sinh chất ít nhất bao gồm 2 lớp phân tử lipid phân cực kết hợp với các phân tử protein Nhờ cấu trúc này, màng sinh chất... yếu cấu tạo nên màng, làm cho nó có tính đàn hồi cao và mềm dẻo về mặt cơ học Hàm lượng protein thay đổi tuỳ theo từng loại màng, ví dụ màng tế bào cơ có 65%, màng tế bào gan có 85% + Protein xuyên màng: chiếm tới 70% protein màng Một số loại protein xuyên màng quan trọng: Glycophorin, band3, các enzym vận tải… 31 + Protein màng ngoại vi: chiếm khoảng 30% protein màng, hoạt tính enzym màng phụ thuộc... Rabdovirus và Mixcovirus, lớp màng bao gồm lớp lipid kép liên kết với glycoproteide ở phía ngoài Màng sinh chất ở các dạng tế bào khác nhau có cấu tạo khác nhau về hàm lượng các chất về sự phân bố của các phân tử trong màng, có thể biến đổi về siêu cấu trúc để thực hiện các chức năng riêng biệt, nhưng đều có diện cấu tạo chung và thành phần sinh hoá điển hình 2.2 CẤU TRÚC MÀNG SINH HỌC Cơ thể sống được hình... biến đổi hóa sinh của tế bào, là trung tâm của các quá trình bảo tồn năng lượng và thông tin giữa các tế bào trong cơ thể, giữa cơ thể với môi trường 28 Màng tế bào gồm hai thành phần chính là màng bảo vệ (vỏ, thành tế bào) và màng sinh chất (màng plasma) Ngoài ra còn có khoảng gian bào 2.1.1 Màng bảo vệ a Màng bảo vệ của tế bào động vật Tế bào động vật có lớp áo (cell coat) liên kết với màng sinh chất,... qua được (hình 2.5) 34 Hình 2.5 Mô hình khảm lỏng về cấu trúc màng của Singer - Nicolson c Quan điểm hiện nay về cấu trúc màng Mặc dù mô hình khảm lỏng của Singer và Nicolson đã thuyết phục nhiều người, nhưng hiện nay, nhờ có phương pháp nghiên cứu hiện đại, các nhà khoa học đã làm sáng tỏ thêm cấu trúc của màng Theo quan điểm hiện đại, màng sinh chất cũng được cấu tạo bởi lớp kép lipid và protein,... 6] Màng bảo vệ có chức năng quan trọng trong việc giữ hình dạng ổn định của tế bào, duy trì áp suất thẩm thấu, tham gia vào phân bào, chống chịu các điều kiện bất lợi, chống lại hiện tượng thực bào…[1, 6] 2.1.2 Màng sinh chất (plasma membrane) 2.1.2.1 Thành phần hoá học của màng Màng sinh chất được cấu tạo từ ba thành phần gồm lipid, protein và carbohydrat Do lipid và protein chiếm tỷ lệ lớn trong màng. .. cấu trúc hiển vi và phân tử giống nhau Màng sinh chất là màng lipoprotein bao phủ khối tế bào chất của tế bào Màng sinh chất cách ly tế bào với môi trường ngoại bào, thực hiện sự trao đổi vật chất và thông tin giữa tế bào và môi trường Màng sinh chất tồn tại ở tất cả các dạng tế bào procaryota cũng như eucaryota Người ta đã tìm thấy ở nhiều loại virus có lớp màng lipoproteide bao bọc xung quanh lõi . quá trình sinh học ở các xoang riêng biệt như màng nhân, màng ty thể, 1 màng lạp thể vv… Có thể khẳng định màng tế bào có cấu trúc rất tinh vi, phù hợp với chức năng của nó. Màng sinh học được. các loại phospholipid nào? Cấu trúc của các màng sinh học? Mối liên quan giữa phospholipid và cấu tạo, chức năng (vận chuyển) của các màng sinh học ra sao? tiểu luận chuyên đề này phần nào giải. Trong hệ thống màng sinh học thì màng sinh chất là loại màng xuất hiện đầu tiên, trong quá trình tiến hoá, từ loại màng này sẽ phân hoá vào khối tế bào chất để tạo nên hệ thống màng nội bào phức

Ngày đăng: 19/06/2015, 10:33

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Bảng 1.2. Vị trí phân bố và tỷ lệ axit béo (mol %) trong phosphatidylcholine của một vài bộ phận trong động vật

  • Bảng 1.7. Thành phần axit béo trong phosphatidylinositol (wt %) ở một số động vật và thực vật

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan