Thành phần hoá học của màng

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN PHOSPHOLIPID,CẤU TRÚC MÀNG SINH học (Trang 30 - 32)

c. Màng bảo vệ của tế bào vi sinh vật

2.1.2.1. Thành phần hoá học của màng

Màng sinh chất được cấu tạo từ ba thành phần gồm lipid, protein và carbohydrat. Do lipid và protein chiếm tỷ lệ lớn trong màng nên người ta còn gọi màng sinh chất là màng lipoprotein.

a. Lipid [4, 6]

Lipid trong màng chủ yếu có hai dạng: - Dạng lipid phân cực (ưa nước)

Đối với tế bào động vật (hồng cầu, mô...), lipid chiếm 40 - 50% trọng lượng khô. Trong đó, dạng phân cực gồm có phospholipid chiếm 80% tổng số lipid, sphingolipid. Có nhiều loại photpholipid, bốn loại chiếm tỷ lệ nhiều nhất là: phosphatidylcholin, sphingomyelin, phosphatidyl ethanolamin, phosphatidylserin.

Trong các loại lipid trung tính có cholesterol và axit béo tự do là quan trọng hơn cả. Cholesterol chiếm tỷ lệ 25 – 30% lipid màng, ở tế bào gan nó chiếm tới 40%. Cả hai loại đều có một đầu ưa nước và một đầu kỵ nước.

Hình 2.3. Lớp lipid kép của màng tế bào

b. Protein màng: cho đến nay đã phát hiện khoảng 50 loại protein màng. Các protein màng cũng được chia thành hai loại:

- Dạng hình cầu hấp thụ trên bề mặt ranh giới của hai pha lipid và protein, hoạt tính enzym của màng chủ yếu phụ thuộc vào protein này.

- Dạng sợi, chúng cùng với phospholipid giữ vai trò chủ yếu cấu tạo nên màng, làm cho nó có tính đàn hồi cao và mềm dẻo về mặt cơ học.

Hàm lượng protein thay đổi tuỳ theo từng loại màng, ví dụ màng tế bào cơ có 65%, màng tế bào gan có 85%.

+ Protein xuyên màng: chiếm tới 70% protein màng. Một số loại protein xuyên màng quan trọng: Glycophorin, band3, các enzym vận tải…

+ Protein màng ngoại vi: chiếm khoảng 30% protein màng, hoạt tính enzym màng phụ thuộc chủ yếu vào loại protein màng. Protein màng ngoại vi có nhiều loại, tiêu biểu là Fibronectin nằm ở phía ngoài màng và 4 loại protein là actin, spectrin, ankyrin, band4.1 nằm ở phía trong màng [7]

c. Gluxit:

Các gluxit thường gặp trong màng tế bào gồm:

- Polysaccharide có ở màng tế bào động vật. Người ta cho rằng chúng có vai trò quan trọng trong việc xác định tính kháng nguyên của bề mặt tế bào.

- Olygosaccharide mọc trên các đảo protein. Có giả thiết cho rằng nó có nhiệm vụ giữ sự ổn định của cấu trúc màng.

Ngoài ra, các gluxit còn kết hợp với lipid và pritein để tạo nên glycoprotein và glycolipid.

d. Các chất khác:

- Dạng các ion liên kết cố định với cấu trúc màng, quan trọng nhất là Ca++, ngoài ra còn có Mg++, K+, Na+

- Dạng các ion tự do di chuyển qua màng, hoặc tham gia vào các quá trình trao đổi chất xảy ra trong thành phần cấu trúc màng.

- Nước: nước trong tế bào tồn tại dưới hai dạng tự do và liên kết. Nước liên kết quan trọng nhất là nước liên kết với lipoprotein. Phần nước này không bị mất đi ngay cả khi ta sấy khô tế bào.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN PHOSPHOLIPID,CẤU TRÚC MÀNG SINH học (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w