1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thuyết minh dự án điều tra khảo sát xây dựng bản đồ phân vùng nguy cơ lũ quét khu vực miền trung tây nguyên và xây dựng hệ thống thí điểm phục vụ cảnh báo cho địa phương

108 533 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 108
Dung lượng 2,59 MB

Nội dung

TÊN DỰ ÁN Điều tra, khảo sát, xây dựng bản đồ phân vùng nguy cơ lũ quét khu vực Miền Trung, Tây Nguyên, và xây dựng hệ thống thí điểm phục vụ cảnh báo cho các địa phương có nguy cơ cao x

Trang 1

THUYẾT MINH CHI TIẾT DỰ ÁN

A GIỚI THIỆU DỰ ÁN

1 TÊN DỰ ÁN

Điều tra, khảo sát, xây dựng bản đồ phân vùng nguy cơ lũ quét khu vực Miền Trung, Tây Nguyên, và xây dựng hệ thống thí điểm phục vụ cảnh báo cho các địa phương có nguy cơ cao xảy ra lũ quét phục vụ công tác quy hoạch, chỉ đạo điều hành phòng tránh thiên tai thích ứng với biến đổi khí hậu

(Thuộc Kế hoạch Hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của Bộ Tài nguyên

và Môi trường, giai đoạn 2011 – 2015)

2 CĂN CỨ THỰC HIỆN DỰ ÁN

- Quyết định số 172/2007/QĐ-TTg ngày 16 tháng 11 năm 2007 của Thủtướng Chính phủ phê duyệt chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiêntai đến năm 2020 đã phân công: Bộ Tài nguyên và Môi trường có nhiệm vụ

“Lập bản đồ phân vùng nguy cơ xảy ra lũ quét” (Phụ lục 1- Mục III Biện

pháp phi công trình – nhiệm vụ 1, trang 2)

- Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2008 của Thủtướng Chính phủ về Phê duyệt Chương trình Mục tiêu Quốc gia ứng phó vớibiến đổi khí hậu;

- Thông báo số 228/TB-VPCP ngày 23 tháng 8 năm 2010 của Văn phòngChính phủ về Ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại Hội nghị

trực tuyến về công tác di dân phòng trán thiên tai đã chỉ rõ: “ Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục thực hiện lập bản đồ phân vùng nguy cơ lũ quét, sạt lở đất, để chính quyền địa phương thực hiện cảnh báo cho nhân dân, trong đó

ưu tiên thực hiện trước việc lập bản đồ phân vùng, phục vụ cảnh báo cho các địa phương có nguy cơ cao xảy ra lũ quét sạt lở đất”;

- Thông báo số 234/TB-BTNMT ngày 17 tháng 11 năm 2010 của Vănphòng Bộ Tài nguyên và Môi trường theo kết luận của Thứ trưởng Bộ Tàinguyên và Môi trường Trần Hồng Hà về việc triển khai thực hiện chỉ đạo củaPhó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại Hội nghị trực tuyến về công tác di dânphòng, tránh thiên tai;

- Quyết định số 241/QĐ-BTNMT ngày 20 tháng 12 năm 2010 của Bộtrưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành kế hoạch hành động ứngphó với biến đổi khí hậu của Bộ Tài nguyên và Môi trường giai đoạn 2011-2015;

- Quyết định số 401/QĐ-BTNMT ngày 7 tháng 3 năm 2011 của Bộtrưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc phê duyệt bổ sung chủ trương mởmới và giao Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường xây dựng Dự

án: “Xây dựng bản đồ phân vùng nguy cơ lũ quét và hệ thống giám sát ra quyết

định cảnh báo lũ quét cho những vùng có nguy cơ cao ở miền núi Việt Nam

1

Trang 2

phục vụ công tác quy hoạch, chỉ đạo điều hành phòng tránh thiên tai trong bối cảnh biến đổi khí hậu - Giai đoạn 2: Khu vực Miền Trung và Tây Nguyên”;

- Biên bản họp Hội đồng thẩm định ngày 18 tháng 5 năm 2011 của Bộ Tài

nguyên và Môi trường đánh giá kết quả bảo vệ thuyết minh Dự án: “Xây dựng

bản đồ phân vùng nguy cơ lũ quét và hệ thống giám sát ra quyết định cảnh báo

lũ quét cho những vùng có nguy cơ cao thuộc Miền Trung và Tây Nguyên phục

vụ công tác quy hoạch, chỉ đạo điều hành phòng tránh thiên tai thích ứng với biến đổi khí hậu”.

- Công văn số 676/KH, ngày 19/12/2011 của Vụ Kế hoạch, Bộ Tàinguyên và Môi trường gửi Viện KHKTTV&MT về thẩm định thuyết minh dự

án lũ quét Miền Trung và Tây Nguyên trên cơ sở ý kiến góp ý của các đơn vịthuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, cụ thể:

1) Vụ Hợp tác Quốc tế (Công văn số 1001/HTQT, ngày 18/11/2011);

2) Cục KTTV&BĐKH (Công văn số 866/KTTVBĐKH, ngày 22/11/2011); 3) Viện Khoa học ĐĐ&BĐ (Công văn số 574/VĐĐBĐ-KHCN, ngày21/11/2011);

4) Vụ Tài chính (Công văn số 874/TC, ngày 29/11/2011);

5) Cục Công nghệ Thông tin (Công văn số 923/CNTT-QLCNTT, ngày24/11/2011)

- Biên bản Hội thảo góp ý lập Báo cáo kỹ thuật dự án “Xây dựng bản đồ

phân vùng nguy cơ lũ quét và hệ thống giám sát ra quyết định cảnh báo lũ quét cho những vùng có nguy cơ cao thuộc Miền Trung và Tây Nguyên phục vụ công tác quy hoạch, chỉ đạo điều hành phòng tránh thiên tai thích ứng với biến đổi khí hậu” cho Khu vực Bắc Trung Bộ (ngày 4-5/11/2011, tại TP Vinh, Nghệ

An)

- Biên bản Hội thảo góp ý lập Báo cáo kỹ thuật dự án “Xây dựng bản đồ

phân vùng nguy cơ lũ quét và hệ thống giám sát ra quyết định cảnh báo lũ quét cho những vùng có nguy cơ cao thuộc Miền Trung và Tây Nguyên phục vụ công tác quy hoạch, chỉ đạo điều hành phòng tránh thiên tai thích ứng với biến đổi khí hậu” cho Khu vực Tây Nguyên (ngày 10-11/11/2011, tại TP Buôn Mê

Thuột)

- Biên bản Hội thảo góp ý lập Báo cáo kỹ thuật dự án “Xây dựng bản đồ

phân vùng nguy cơ lũ quét và hệ thống giám sát ra quyết định cảnh báo lũ quét cho những vùng có nguy cơ cao thuộc Miền Trung và Tây Nguyên phục vụ công tác quy hoạch, chỉ đạo điều hành phòng tránh thiên tai thích ứng với biến đổi khí hậu” cho Khu vực Trung và Nam Trung Bộ (ngày 11-12/11/2011, tại TP.

Quảng Ngãi)

3 CƠ QUAN QUẢN LÝ: Bộ Tài nguyên và Môi trường

4 CƠ QUAN CHỦ TRÌ: Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường

2

Trang 3

B THUYẾT MINH DỰ ÁN

1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH LŨ QUÉT TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM

1.1 Tình hình lũ quét trên thế giới

Lũ ở khu vực miền núi nơi có địa hình dốc kèm theo bùn đá xảy ra trongthời gian rất nhanh, có sức tàn phá lớn thường được gọi là lũ quét Lũ quét đãgây ra những tổn thất nghiêm trọng về người, tài sản và hủy hoại môi trườngsống Lũ quét là một dạng thiên tai đặc thù xảy ra chủ yếu ở vùng núi và có thể

ở trung du trên các lưu vực nhỏ hoặc rất nhỏ Về độ lớn, loại lũ này thường làcác trận lũ lớn hoặc đặc biệt lớn được hình thành từ mưa với cường độ rất cao,xảy ra trong thời gian ngắn, sinh dòng chảy mặt tập trung cao và rất nhanh cuốntheo bùn, đá, thực vật có sức tàn phá rất mạnh

Lũ quét xảy ra ở hầu khắp các nước trên thế giới đặc biệt là các lưu vựcsông suối miền núi thuộc vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới Những vùng này đượcđặc trưng bằng mùa hè khô nóng, mưa rào lớn, mưa do bão và xoáy thuận nhiệtđới, gió mùa, đồng thời các lưu vực bị khai thác mạnh mẽ do hoạt động sống củacon người dưới sức ép của gia tăng dân số, phát triển kinh tế Nguy cơ thiên tai

lũ quét ở các lưu vực nhỏ và khu đông dân cư ngày càng trầm trọng hơn, xảy rathường xuyên hơn, thiệt hại ngày một tăng

Lũ quét thường xảy ra ở miền Nam nước Pháp, bắc nước Ý, Áo, vùng núiCacpát ở Châu Âu Những vùng có nguy cơ lũ quét lớn nhất ở Mỹ thuộc bangCalifornia, các lưu vực sông ở núi Saint-Gabrient, và dọc sườn núi Anda Lũquét xảy ra ở nhiều vùng ở Nam Mỹ như Mêhicô, Columbia, Ecuavado, Pêru,Chilê, Lũ quét còn xảy ra ở các nước Châu Phi, ở Úc và các lưu vực miền núithuộc bờ biển Thái Bình Dương, Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương

Gần đây nhất, một cơn bão lớn tràn qua bang Rio de Janeiro ở phía đông

nam Brazil ngày 11/1/2011 và gây mưa lớn gây lũ quét và lở đất tại nhiều thị

trấn và vùng lân cận Đã có trên 250 người dân tại đây thiệt mạng

Tại Pháp, nước ít ảnh hưởng của các trận lũ quét nhưng trong mấy năm

gần đây cũng đã xảy một số trận lũ, lũ quét gây thiệt hại lớn Gây đây nhất, ngày16/6/2010, một trận lũ quét do mưa lớn gây ra tại Draguignan và một số thànhphố lân cận ở đông Nam nước Pháp làm cho 11 người thiệt mạng, nhiều khu vực

bị ngập lụt trong nhiều ngày

Do điều kiện địa hình, Châu Á bị ảnh hưởng nặng nề nhất về lũ quét.Thiệt hại do lũ lụt, trong đó có lũ quét ở các nước châu Á ước tính trên 5 tỷ đô la

Mỹ trong năm 1981 và ngày càng tăng Đồng thời, phạm vi và lĩnh vực tổn thất

do lũ càng tăng nhanh Nhiều trung tâm dân cư, kinh tế ở châu Á bị đe dọa ngàymột trầm trọng hơn Những thay đổi chủ yếu trong sử dụng nguồn nước vànguồn đất đã tác động rõ rệt đến môi trường, trước hết là tới chế độ thuỷ văn ởlưu vực sông Xu hướng này làm tăng rõ rệt tần số xuất hiện lũ, lũ quét

3

Trang 4

Trung Quốc là một trong số các nước bị lũ lụt, lũ quét tác động mạnh

mẽ nhất, gây hiệu quả trầm trọng nhất Lũ quét ở Trung Quốc thường do mưadông, mưa bão kéo theo sạt lở, xói mòn đất trên lưu vực Trong số các nguyênnhân gây lũ, mưa bão là thường gặp nhất và gây ra lũ làm thiệt hại nhiều nhất

Trận lũ quét kinh hoàng gần đây nhất (8/9/2008) tại tỉnh Sơn Tây, TrungQuốc đã làm 128 người chết Trận lũ quét xảy ra vào khoảng 8h sáng 8/9 domưa lớn kéo dài gây ra lũ bùn đã làm đổ sập một nhà kho chứa cặn quặng tại mỏTháp Sơn, huyện Tương Phần, thành phố Lâm Phần, gây thiệt hại nặng nề đếnmôi trường

Ở Nhật Bản, thiệt hại cho lũ và lũ quét cũng rất lớn Lũ và lũ quét gây ra

chết người chiếm khoảng 60% tổng số người chết do thiên tai Những báo cáo

về một số trận lũ quét gần đây ở Nhật Bản cũng chứng tỏ tình hình nghiêm trọngnày

Vào ngày 29/6/1999, tại khu vực phía Bắc và Tây bắc của Hiroshima,thành phố Kure và một số nơi khác trong bang Hiroshima một vụ sạt lở với khốilượng lớn đất đá đã xảy ra do một cơn mưa lớn, cục bộ đổ sập xuống Mưa liêntục vào khoảng 271 mm (tính từ ngày 28-29/6 tại Toyama); mưa giờ lớn nhất đạt82mm (14h – 15h, 29/6/1999 tại Cầu Yawatagawa) Sạt lở đất đá và lũ bùn đáđồng thời gây thiệt mạng 31 người và làm bị thương 1 người Thiệt hại nhà cửa

do đổ sập: 154 khu nhà

Ở Malayxia, những vùng đô thị hoá như Penang, Kota Baharu, Ipoh và

Johor Baharu đã xuất hiện những trận lũ quét dữ dội Vào tháng 11/1986, mưalớn nhất trong vòng 15 năm đã gây lũ quét đặc biệt lớn ở hạ lưu sông Trengganu

và Kelantan, 14 người chết, 20000 người phải sơ tán, ước tính thiệt hại tới trên11,4 triệu đôla Mỹ Lũ quét ở Kuala Lumpur là một trong những trường hợpđiển hình Thành phố Kuala Lumpur chịu tác động dữ dội của lũ quét Mưacường độ lớn, địa phương thường gây lũ quét ở các lưu vực nhỏ ở đây cũng như

ở Duyên hải miền tây Peninsular của Malayxia

Indonesia nằm trong khu vực có nhiều thiên tai nhất khu vực Đông Nam

Á với các trận động đất, sóng thần, bão kèm theo các trận mưa lớn gây ngập lụt,sạt lở và lũ quét Trận lũ quét vào tháng 6/2006 tại Indonesia làm 94 người chết

ở tỉnh Nam Sulawesi của Indonesia Những cơn mưa to thường xuyên xảy ra tạiđất nước nhiệt đới Indonesia gây ra lũ lụt và hiện tượng lở đất Các nhà môitrường học cho biết, nạn chặt phá rừng bừa bãi đã làm tồi tệ thêm loại thiên tainày

Cũng như các nước trong vùng Đông Nam Á, Thái Lan cũng là khu vực

chịu ảnh hưởng nặng nề của lũ quét, đặc biệt khu vực miền núi phía Bắc Bão và

áp thấp nhiệt đới thường gây ra lũ quét khủng khiếp có sức tàn phá ghê gớm ởThái Lan Tổn thất do lũ quét ngày càng tăng nhanh do tốc độ phát triển tăngcao, nạn phá rừng và đô thị hoá nhanh Gần đây, một trận lũ quét kinh hoàng ởkhu vực bắc Thái Lan xảy ra ngày 25/5/2006 làm chết hơn 100 người Hàngtrăm ngôi nhà đã bị phá huỷ và nhiều thị trấn ngập chìm dưới nước

4

Trang 5

Lũ quét thường liên quan với bão đã gây hậu quả tai hại cho đời sống

nhân dân và thiệt hại nặng nề ở Philippines Trận lũ quét thảm khốc nhất xảy ra

ngảy 17/2/2006 đã xóa sổ cả một làng Toàn bộ làng Guinsaugon trên đảo Leyte

ở miền đông Philippines phút chốc biến mất dưới dòng sông bùn vào lúc 9 giờsáng (1 giờ GMT) ngày 17/2/2006, sau khi những trận mưa lớn đổ xuống khuvực này trong suốt 10 ngày liên tiếp, gây ra lở đất và san thành bình địa cả mộttrái núi Số người chết trên 250 người, nhiều người người mất tích và chỉ có 53người may mắn sống sót, trong đó có 1 em nhỏ Hai làng gần đó cũng bị tácđộng và có khoảng 3.000 người phải sơ tán tới toà thị chính thị xã

Tất cả các miền của Hàn Quốc đều đã xảy ra lũ quét, lũ quét đặc biệt lớn

gây nguy hiểm cho nhân dân, gây hậu quả xấu cho phát triển kinh tế Trung bìnhmỗi năm có 2 cơn bão đổ bộ vào bán đảo Triều Tiên gây lũ quét làm thiệt hạilớn về người và của Lũ quét đã bao trùm cả lưu vực sông Hàn, trung bình cứ 12năm xảy ra 1 lần lũ quét, lụt lớn, lũ lớn cứ 4 năm xảy ra một lần Lũ lụt trênsông Hàn đã được kiểm soát nhờ xây dựng những công trình khác nhau, baogồm 7 đập hồ chứa cùng hệ thống công tác hướng dẫn phòng tránh trên sông doCục Dự báo lũ hỗ trợ

Tại vùng Nam Á, lũ quét cũng xảy ra ở Apganistan vào tháng 6/1988,

giết hại nhiều người và làm chết 117000 súc vật, phá vỡ 1300 km công trìnhtưới, đường xá, cầu cống ; thiệt hại ước tới 260 triệu đôla Mỹ

Lũ quét kèm theo sạt lở đất gần như năm nào cũng xảy ra vào mùa mưa ở

vùng đồi các huyện miền Nam và Đông Bắc Bangladesh Vụ lở đất năm 2007

tại thành phố cảng Chittagong đã cướp đi sinh mạng của 130 người Những nămgần đây, quốc gia Nam Á này phải hứng chịu nhiều thảm họa thiên tai liên quanđến sự biến đổi khí hậu Nghiêm trọng nhất là các trận bão mạnh năm 1991 làmgần 140.000 người thiệt mạng và năm 2007 làm hơn 3.300 người chết Liên HợpQuốc từng cảnh báo Bangladesh có thể mất tới 1/5 diện tích đất vào năm 2050

do mực nước biển dâng cao, ảnh hưởng của tình trạng ấm lên trên toàn cầu

Như vậy, lũ quét xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới và gây thiệt hại nghiêmtrọng Tuy vậy, do thiếu thông tin về lũ quét, những thiệt hại nêu trên có thể còn

do bão, ngập lụt, mà thiệt hại do chính lũ quét chưa được tổng kết riêng rẽ

Nguy cơ thiên tai lũ quét ở các lưu vực nhỏ và các khu tập trung dân cưngày một tăng Những thay đổi lớn trong việc sử dụng tài nguyên nước, đất tácđộng làm suy thoái môi trường đặc biệt là chế độ thuỷ văn ở nhiều lưu vực sônglàm cho vấn đề lũ lụt trên thế giới càng phức tạp

1.2 Lũ quét và tác hại ở nước ta

Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, từ năm 1953 (chưa tính thời gian đếnnăm 1975 ở khu vực phía Nam) đến năm 2010 trên toàn quốc đã có ít nhất 478trận lũ quét với các quy mô khác nhau Các vị trí xuất hiện lũ quét thường ở quy

mô nhỏ đến lớn, có trận chỉ bao gồm khu vực nhỏ như một bản, nhóm dân cưven sườn núi, có trận trên quy mô lớn trải dài trên một lưu vực sông, suối (như

5

Trang 6

trận lũ quét năm 2002 ở Hương Sơn - Hương Khê (Hà Tĩnh), trận lũ quét dọcsuối Ngà - Ngòi Lao năm 2005 tại Văn Chấn - Nghĩa Lộ (Yên Bái)

Ở hầu các tỉnh miền núi và trung du trên toàn lãnh thổ nước ta đều có lũquét, sạt lở đất có nguồn gốc từ mưa như Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai,Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Cạn, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình,Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, HàTĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Thành phố Đà Nẵng, QuảngNam, các tỉnh khu vực Tây Nguyên và Nam Trung Bộ (hình 1)

Phần lớn các trận lũ quét đều xảy ra ở khu vực miền nùi hẻo lánh, dân cưthưa thớt, tuy nhiên có những trận lũ quét xảy ra có sức tàn phá lớn mang tínhhuỷ diệt gây tổn thất lớn về tính mạng và tài sản của nhân dân, đặc biệt là những

hộ dân sống ở các thung lũng sông khi có lũ quét tràn qua

Diễn biến lũ quét trong khoảng vài chục năm trở lại đây ở Việt Nam có xuhướng ngày càng nghiêm trọng Theo thống kê của Viện Khoa học Khí tượngThủy văn và Môi trường (Viện KTTVMT) và các tài liệu khác, diễn biến cáctrận lũ quét gây thiệt hại trên lãnh thổ Việt Nam trong các thời kỳ như sau:

Tính trung bình thời kỳ 1990 - 2010 mỗi năm trung bình có từ tới 12 trận

lũ quét xảy ra, năm 2006 có số trận lũ quét xảy ra nhiều nhất 18 trận, những năm

có số trận lũ quét xảy ra ít cũng có đến 3 - 4 trận lũ (hình 2)

Xu thế xảy ra lũ quét ngày càng gia tăng trong những thập kỷ gần đây ởViệt Nam được mô tả trên hình 3

6

Trang 8

Hình 3 Xu thế diễn biến lũ quét trong trong thời kỳ 1990-2010

Nguồn: Viện KHKTTVMTHình 2 Diễn biến về số trận lũ quét hàng năm (1990-2010)

Nguồn: Viện KHKTTVMT

Trang 9

1.3 Tình hình lũ quét ở khu vực Miền Trung và Tây Nguyên

Do điều kiện địa lý, địa hình khu vực Miền Trung và Tây Nguyên củanước ta cũng nằm trong khu vực dễ hình thành lũ quét Với mức độ ác liệtkhông kém so với các tỉnh miền núi Bắc Bộ, hầu hết các tỉnh thuộc khu vực nàyđều đã xảy ra các trận lũ quét, gây thiệt hại về người và tài sản

Các tỉnh đã xảy ra lũ quét gồm 19 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh,Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, TP Đà Nẵng, Quảng Nam, QuảngNgãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận và 5 tỉnhthuộc khu vực Tây Nguyên: Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng

cũng đã có 124 trận lũ quét lớn (thống kê chưa đầy đủ đến năm 2010- xem Phụ

lục 5), tập trung chủ yếu ở các vùng miền núi phía Đông dãy Trường Sơn

Dưới đây mô tả một số trận lũ quét điển hình tại khu vực miền Trung vàTây Nguyên:

Trận lũ quét do vỡ các hồ chứa nước kiểu bậc thang ở Đắc Lắc 6/1990

Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, trong các ngày từ 16 tháng 6 năm

1990 đã xảy ra mưa lớn ở Đắc Lắc như Krông Bông, Giang Sơn, Lak, Ea súp,cầu 42, Buôn Ma Thuột, Trong đợt mưa này đã làm cho 4 hồ chứa nước nhỏ ởphía thượng lưu bị vỡ, kéo theo 4 đập bổi đắp lấy nước ở phía hạ lưu cũng bị vỡ.Hiện tượng vỡ hồ đập tạo ra lũ quét đã làm chết 22 người, trôi 22 nhà, 38 nhàkhác bị thiệt hại tới 70% tài sản, trôi 6 cầu, 30 cống, làm sạt lở và sình lầy 44

km đường giao thông, ước tính thiệt hại khoảng 3,4 tỷ đồng

Trận lũ quét ở Hàm Tân tỉnh Bình Thuận tháng 7/1999

Trong các ngày từ 22 đến 30/7/1999 trên địa bàn toàn tỉnh Bình Thuận cómưa to đến rất to, lượng mưa nhiều nơi từ 250mm đến 300mm Đặc biệt, trênlưu vực sông Dinh, do có mưa rất lớn trong ngày 29 tháng 7 đã gây ra lũ quétvới cường suất lớn Lũ quét kéo dài từ sáng ngày 29 tháng 7 đến hết ngày 30tháng 7 trên phạm vi khá rộng từ xã Minh Tân đến Thị trấn La Gi của huyệnHàm Tân, gây ngập úng toàn thị trấn trên 1m, có vùng ngập sâu đến 4m, lũ đãcuốn trôi và nhấn chìm 80 tàu, thuyền đang neo đậu ở khu vực cửa sông, nhiềungười vẫn đang ở trên tàu thuyền bị lũ cuốn trôi

Đây là trận lũ quét lớn nhất trong vòng hơn 40 năm qua trong địa bàn tỉnh(sau trận lũ năm 1952) Lũ đã phát triển trên quy mô lớn, kéo dài nhiều ngày,gây thiệt hại nặng nề về sinh mạng, tài sản của Nhà nước và nhân dân Trận lũnày làm cho 27 người chết, 11.101 nhà cửa bị ngập, sập và hư hỏng, 5.539 hộgia đình có tài sản bị cuốn trôi,

Trang 10

Trận lũ này gây thiệt hại lớn về người và tài sản của nhân dân thuộc cácsông chính của Hà Tĩnh, Nghệ An nói chung, đặc biệt đối với nhân dân sốngtrong lưu vực sông Ngàn Phố nói riêng

Thiệt hại về người: Số người chết lên đến 77 người và hàng trăm người bịthương

Thiệt hại về tài sản: 70.694 ngôi nhà bị ngập, bị cuốn trôi, bị tốc mái và

hư hỏng nặng, đê điều bị sạt lở, sụt 26km Tuyến đê hữu sông Lam huyện NamĐàn bị vỡ 2 đoạn dài 20m, sâu 3m, hồ bị vỡ sụt lở 136 chiếc, ngập 420ha Hệthống đường quốc lộ 1A qua đoạn Nghi Xuân, quốc lộ 8A bị ngập; tỉnh lộ,huyện lộ, đường liên xã, liên thôn bị ngập, giao thông bị chia cắt; 392 km đường

bị sạt lở, 1014 cầu cống bị hỏng,…

Phần lớn các trận lũ quét ở khu vực Miền Trung và Tây Nguyên đều xảy

ra ở khu vực hẻo lánh, dân cư thưa thớt Tuy nhiên có những trận lũ quét xảy ra

có sức tàn phá lớn mang tính huỷ diệt gây tổn thất lớn về tính mạng và tài sảncủa nhân dân đặc biệt là những hộ dân sống ở các thung lũng sông khi có lũ quéttràn qua

Trận lũ quét lịch sử tại Nghệ An tháng 10/2007

Do mưa lớn ở phía Tây Nghệ An, Thanh Hóa (khu vực thượng lưu sôngHiếu), rạng sáng 5/10/2007 một cơn lũ quét bất ngờ tràn qua các xã Châu Kim,Mường Nọc, Tiền Phong, Nậm Giải huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An Lũ quét

đã chia cắt hoàn toàn 4 xã, hệ thống thông tin liên lạc bị mất hoàn toàn, mạngđiện thoại di động Vina Phone bị ngưng trệ Tại xã Nậm Giải, 13 người dân bịchết, tài sản của trạm biên phòng bị cuốn trôi hoàn toàn, 4 nhà dân bị nước cuốn,

2 nhà bị sập Tại xã Tri Lễ, giao thông cũng đã bị chia cắt nhiều đoạn giữa cácbản với nhau, nhiều đoạn đường sạt lở hàng trăm mét,…

Trận lũ quét tại Kon Tum tháng 10/2009

Ngày 29/9/2009, do ảnh hưởng của cơn bão số 9, đã xảy ra trận lũ, lũ quétđặc biệt lớn trên sông sông Dak La Do mưa lớn, tập trung và kéo dài nhiềungày đã gây ra lũ ở thượng nguồn

Ông Phạm Tý nay đã 60 tuổi, sinh tại TP Kon Tum, cho biết chưa bao

giờ thấy thành phố Kon Tum hoang tàn như vậy Ông nói: “Trận lũ năm 1972 là

trận lũ lớn, nhưng so với trận lũ này chẳng ăn thua gì Trận lũ năm 1972, nước lên cao nhưng dâng từ từ Còn trận lũ năm nay quá khủng khiếp Nước ngập lên đầu gối, tưởng là hết, vậy mà mấy phút sau đã lên tới nóc nhà rồi cuốn đi Chẳng chuẩn bị gì kịp,…”.

Theo số liệu của Ban Phòng chống lụt bão tỉnh Kon Tum, đã có 37 ngườichết và 2 người mất tích, chưa tính 9 thi thể được xác định là công nhân xâydựng thủy điện đã bị trôi dạt về khu vực cửa khẩu Bờ Y (huyện Ngọc Hồi) Tiếptheo, thiệt hại nặng của Kon Tum trong cơn lũ này là hệ thống giao thông Đèo

Lò Xo (đường Hồ Chí Minh) bị sạt lở nặng, cầu Đăk Túc không sử dụng được.Cầu Kon Brayh trên quốc lộ 24 (nối liền Quảng Ngãi) bị trôi 3 nhịp, chia cắtKon Tum với Kon Rẫy và Kon Plong Các tỉnh lộ 672, 673, 674, 677 và 678cùng với đường 14C bị hư hỏng nặng,

10

Trang 11

Trong khoảng từ 29/9 đến 18/10/2010 đã xảy ra 2 trận lũ đặc biệt lớn ởcác tỉnh từ Nghệ An đến Thừa Thiên – Huế Trận lũ này gây lũ quét, sạt lở đất ởcác vùng thượng lưu các sông thuộc các tỉnh nói trên và sau đó gây ngập lụt lịch

sử trên diện rộng ở hầu hết các vùng hạ lưu thuộc các tỉnh nói trên

Đợt lũ đầu tiên: Từ 29/9- 5/10/2010 đã gây lũ, lũ quét cho các tỉnh Hà

Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên- Huế Trận mưa lớn bắtđầu từ 29/9/2010 đã gây lũ, lũ quét trên toàn bộ lưu vực sông Ngàn Sâu- NgànPhố Do mưa lớn, mực nước thượng nguồn tập trung về nhanh Tại Hà Tĩnh,mưa lớn đã xảy ra trên diện rộng gây lũ lớn khiến 25 xã bị cô lập, 2 người thiệtmạng và 1 người bị thương, Đến ngày 03/10, nước lũ tràn qua nhà máy thủyđiện Hố Hô đã cuốn trôi 1 tổ máy và phá hỏng toàn bộ nhà máy phát điện nằmphía sau tràn Tại Quảng Trị, hơn 2.000 nhà dân bị ngập, nhiều diện tích lúa tại

TP Đông Hà và huyện Gio Linh chưa thu hoạch kịp cũng bị ngập úng, một cháu

bé chết đuối

Đợt lũ thứ 2: Từ 15/10 đến 18/10/2010 Mực nước lũ các sông Ngàn Sâu,

Nậm Trươi, Ngàn Phố đều vượt lũ lịch sử 2002 Tất cả 12/12 xã của huyện VũQuang nước lũ đã làm ngập và cô lập nhất là 6 xã vùng hạ lưu sông, nước lũcuốn trôi và sạt lở đất của 1.520 hộ dân Ở Hương Sơn, nước lũ đã cuốn trôi 1

em học sinh lớp 9 vào sáng 15/10 và vỡ đập Mơ Nước lũ làm ngập nhiều đoạnQL1 và đường sắt Bắc- Nam Lũ, lũ quét gây thiệt hại lớn về người và tài sảncho các tỉnh từ Nghệ An đến Quảng Bình

Thiệt hại chung: Gần chục người chết và bị lũ cuốn, hàng chục người bịthương, hàng trăm ngôi nhà bị ngập, nhiều xã bị cô lập Lũ lụt nhấn chìm nhiềuđịa phương ở miền Trung

Trận lũ quét tại Quảng Ngãi tháng 11/2010

Trận lũ quét sườn dốc xảy ra ngay tại vùng núi sát biển thuộc tỉnh QuảngNgãi Do mưa lớn, nước lũ từ trên núi Đồng Tranh chiều 14/11/2010 đổ dồn vềxuôi, xén đôi tuyến đường về làng chài Phước Thiện, huyện Bình Sơn (QuảngNgãi), cô lập 1.500 hộ dân, làm rung chuyển hàng nghìn mái nhà Lũ quét đãkhoét sâu tuyến đường độc đạo về làng chài Phước Thiện kéo dài hơn 10 mét,kèm theo một điểm sạt lở núi với hàng nghìn mét khối đất đá chắn ngang đường,

cô lập hoàn toàn 1.500 hộ dân với khoảng 6.000 nhân khẩu sinh sống nơi đây.Trận lũ còn cuốn 9 ngôi nhà, cắt đôi khu dân cư ở xóm 3, thôn Phước Thiện,biến con đường giữa làng chài thành một dòng sông chảy xiết ra đến mép biển

2 TỔNG QUAN VỀ NGUYÊN NHÂN HÌNH THÀNH LŨ QUÉT Ở MIỀN TRUNG VÀ TÂY NGUYÊN

Khu vực Miền Trung và Tây Nguyên bao gồm 19 tỉnh, thành là khu vựckhông có những trung tâm chính trị - kinh tế lớn như khu vực Bắc Bộ và Nam

Bộ nhưng giữ vai trò trọng yếu án ngữ phần lớn diện tích giáp biển và biên giớiquốc gia Phần lớn diện tích các tỉnh là đồi núi, trong đó thấp nhất là tỉnh BìnhĐịnh (chiếm 30%), cao nhất là Lâm Đồng (97%)

11

Trang 12

- Tổng diện tích toàn khu vực: 150.343,62 km 2 (chiếm 45,43 % diện tíchtoàn quốc).

- Tỷ lệ diện tích đồi núi: 66,3%,

- Dân số (thống kê năm 4/2009): 24.240 621 người

Số liệu trong Bảng 1 thống kê về diện tích và dân số các tỉnh thuộc khuvực dự án

Như trên đã phân tích, khu vực này chịu tác động khắc nghiệt nhất củanhiều loại thiên tai, trong đó có hiện tượng lũ quét Lũ quét là một dạng thiên tai

tự nhiên nhưng sự hình thành của nó cũng có sự tác động của nhân tố con người

Bảng 1 Thống kê diện tích và dân số khu vực Miền Trung và Tây Nguyên

Theo Niên giám Thống kê (1/4/2009)

Trang 13

Toàn khu vực dự án 150.343,62 24.240.621 66,3

Theo các kết quả nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam, về tổng quan,nguyên nhân gây lũ quét là nguyên nhân tổng hợp bao gồm do tự nhiên và yếu

tố con người Trong nhóm nhân tố tự nhiên, có thể có phân thành 3 nhóm

nguyên nhân như dưới đây: Biến đổi nhanh, chậm và ít biến đổi (xem sơ đồ hình

4)

Các hình thức hoạt động của con người trên lưu vực có thể ảnh hưởng đến

cả 3 nhóm các nhân tố: Biến đổi nhanh, biến đổi chậm và ít biến đổi Song biếnđổi rõ nhất là nhóm các nhân tố biến đổi nhanh Đây là nhóm nhân tố chỉ thịthường được chọn làm các đặc trưng để phân biệt lũ quét với lũ thông thường

Nhóm các nhân tố biến đổi chậm tham gia vào quá trình hình thành lũquét khi quá trình biến đổi vượt qua một "ngưỡng" nào đó "Ngưỡng" của từngnhân tố là một khoảng khá rộng vì lũ quét hình thành do những tổ hợp khácnhau của các nhân tố

Hiện tượng phát sinh lũ quét ở khu vực Miền Trung và Tây Nguyên nước

ta cũng không nằm ngoài quy luật trên Dưới đây là một số đánh giá bước đầu

về các nguyên nhân gây lũ quét ở khu vực Miền Trung và Tây Nguyên Trongquá trình thực hiện dự án sẽ làm rõ mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này quacác phân tích cụ thể

2.1 Nhân tố địa hình

Khu vực Miền Trung và Tây Nguyên gồm nhiều dãy núi chạy song song

theo hướng Tây Bắc - Đông Nam so le nhau (hình 5) Sườn Tây Trường Sơn

13

Hình 4 Các nhân tố hình thành lũ quét

Trang 14

thoải còn sườn Đông thì dốc Các sườn dốc tạo thành một bức tường quan trọngảnh hưởng đến thời tiết, khí hậu Các khối không khí ẩm chuyển từ biển vào bịchặn lại gây mưa cường độ lớn suốt mùa mưa bão ở miền Trung.

2.2 Xói mòn, sạt lở đất

Sông suối miền Trung chia cắt sâu tạo nên những thung lũng hẹp và dốc,nước lũ tập trung rất nhanh: Sườn núi dốc chuyển sang các mặt bằng gần nhưnằm ngang của các thung lũng hay bồn địa giữa núi, tạo nên các điểm quần cư,nơi mà lũ quét luôn uy hiếp Thung lũng Hương Khê nằm ở sườn Đông núi Rào

Cơ ở phía tây Hà Tĩnh đã chứng kiến trận lũ quét dữ dội xảy ra vào tháng 5 năm1989

Khối núi Khe Ngang ở phía tây Quảng Bình với đỉnh Co Rong cao 1227mnhô ra trên bức tường thành đá lởm chởm Sông Long Đại và các nhánh của nógặp nhau tại xã Trường Sơn vừa trải qua một trận lũ quét khủng khiếp vào tháng

X năm 1992

Địa hình chia cắt, mỗi con sông hầu như được hình thành riêng rẽ Lòngsông có độ dốc khá lớn trên sườn núi phía đông Trường Sơn đổ xuống đồngbằng độ dốc giảm đột ngột, không có vùng chuyển tiếp Sức tàn phá của lũ gầnnhư được lưu giữ cho đến vùng biên giới nước đổ này Quốc lộ số 1 và đườngsắt Thống Nhất luôn bị lũ phá hoại qua mỗi mùa mưa lũ

Bắt đầu từ phía nam đèo Hải Vân cho đến miền Đông Nam Bộ là khối núiTruờng Sơn Nam Khối núi này uốn cong và ôm lấy vùng cao nguyên rộng lớn –Tây Nguyên Mạch núi phía tây Quảng Ngãi – Kon Tum có đỉnh Ngọc Lĩnh cao2598m chạy song song với mạch núi Bình Định theo hướng Bắc Nam Tâm mưaTrà Mi – Ba Tơ hình thành góp phần tạo thành những trận lũ quét đổ cả về haisườn núi phía sông Thu Bồn và sông Sê San Xuống phía nam, các dãy núi phíatây Khánh Hoà, Chư Yang Xin, Lang Biang, Tà Dưng… tạo nên một khối núikhổng lồ bằng đá granit là chủ yếu Bờ dốc của sườn xuất hiện do kết quả đứtgẫy

Sườn phía Đông của cao nguyên Di Linh thuộc các lưu vực sông Cái PhanRang, sông Luỹ, sông Lòng Sông… là vùng khô nóng, ít mưa, đất đai cằn cỗi.Đôi khi do ảnh hưởng của các khối không khí mang ẩm từ biển vào cũng gâynên những trận mưa lớn trong thời gian ngắn Lũ quét xảy ra ở đây theo cơ chếmưa vượt thấm thường gặp ở vùng bán khô hạn Sườn phía Nam dãy Ngọc Linh,thung lũng các nhánh sông Sê San và sườn phía bắc dãy Chư Yang Sin đã cónhiều trận lũ quét xảy ra

14

Trang 15

Hình 5 Bản đồ khu vực nghiên cứu của dự án

15

Trang 16

Đất là một trong những nhân tố chủ yếu của mặt đệm hình thành lũ quét

do bị xói mòn và sạt lở Khảo sát các nhóm nhân tố tạo nên lũ quét đã đi đếnnhận xét rằng: Mưa là điều kiện cần, còn mặt đệm là điều kiện đủ Điều kiệnmặt đệm chi phối mạnh mẽ quá trình hình thành lũ Mặt đệm ảnh hưởng đếnlượng tổn thất dòng chảy lũ Tổn thất dòng chảy lũ bao gồm quá trình thấm, điềntrũng, ngưng chặn bởi lớp phủ thực vật và bốc hơi Thấm giữ vai trò quan trọngnhất mà chủ yếu do đất quyết định

Kết quả khảo sát thực địa và phân tích tài liệu có thể nhận thấy rằng: Quátrình hình thành lũ quét gồm các giai đoạn xảy ra vừa song song vừa kế tiếp sau:

- Mưa lớn

- Nước lũ tràn ngập các sườn dốc đổ vào sông suối

- Xói mòn, sạt lở, phá sập và cuốn trôi các vật cản trên đường lũ đi qua

- Tích đọng, bồi lấp các vật rắn ở các lũng sông, ruộng, mương, bờ bãi

lũ quét, trong dự án này rất cần xem xét ảnh hưởng của đất và sử dụng đất đếnviệc tạo nguy cơ lũ quét dưới các khía cạnh vừa đề cập ở trên

2.3 Ảnh hưởng của lớp phủ - sử dụng đất

Nghiên cứu việc sử dụng đất ảnh hưởng đến sự hình thành lũ quét nên chủyếu xem xét vùng đồi núi Vùng đồi núi nước ta có khoảng 26.5 triệu ha (79%diện tích đất tự nhiên) Trên đó có khoảng 25 triệu dân thuộc 50 dân tộc sinhsống Trong số đó có khoảng 2 triệu người còn sống du canh du cư, đời sống rấtkhó khăn Nghèo đói, lạc hậu và dân số phát triển nhanh đã dẫn đến việc sửdụng đất, rừng bừa bãi gây nên sự suy thoái môi trường nghiêm trọng Hậu quả

là diện tích đất trống đồi trọc phát triển, 80% thu nhập dựa vào nương rẫy

Việc khai thác lâm sản bừa bãi: Đốt rừng, săn bắn, khai thác vận chuyển

gỗ củi, đốt nương làm rẫy gây ra hàng trăm vụ cháy rừng mỗi năm, thiêu cháyhàng trăm ha rừng, biến thành đất trống đồi trọc Hiện nay đất trống đồi trọc ởnước ta lên đến 13 triệu ha

Sau đây là một số đặc điểm của đất trống đồi núi trọc ở trung du miền núi:

1 Đất đồi núi trơ sỏi đá và núi đá không rừng xuất hiện chủ yếu ở vùngtrung du miền núi Bắc bộ, Duyên hải Trung Bộ và Nam Trung Bộ, chủ yếu làvùng chuyển tiếp giữa đồng bằng và miền núi, gần các khu dân cư tập trung, địahình dốc, tầng đất mỏng, thực vật nghèo nàn

16

Trang 17

2 Núi đá trơ trọi: các khối núi đá vôi lớn phía bắc Hà Giang, Lai Châu,Sơn La và Duyên hải Trung Bộ.

3 Vùng đồi núi thung lũng không có rừng, có diện tích rất lớn (khoảng 11triệu ha), lớp phủ chủ yếu là trảng cỏ cây bụi, tầng đất mỏng

4 Vùng núi cao không có rừng tập trung chủ yếu vùng trung miền núiBắc Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

Theo tổng kết của Viện Qui hoạch và Thiết kế Nông nghiệp: Vùng trung

du miền núi phía Bắc có diện tích đất dốc trên 25 chiếm 57.3%, ở Duyên hảiNam Trung Bộ 22.5%, Duyên hải Bắc Trung Bộ 12.1% Những vùng kể trên nóichung đất có tầng mặt mỏng < 50 cm với diện tích là 4813270 ha

Thực trạng nêu trên chứng tỏ môi trường tự nhiên và cân bằng sinh thái tựnhiên ở nhiều nơi bị xáo trộn, suy thoái nghiêm trọng Đất trống đồi núi trọc chủyếu ở các vùng đồi núi, độ dốc lớn, đầu nguồn các con sông vì vậy vào mùamưa, lũ quét, xói mòn, sụt lở đất xảy ra nghiêm trọng

2.4 Những hình thế thời tiết chủ yếu gây lũ quét ở lưu vực các sông Miền Trung và Tây Nguyên

Các hình thế thời tiết chính gây ra mưa lũ trên các sông miền Trung, TâyNguyên là: Bão, áp thấp nhiệt đới; không khí lạnh; hoạt động của dải hội tụnhiệt đới và các hình thế khác như xoáy thuận hoặc rãnh thấp và gió đông nam,dải thấp, dòng xiết gió tây, vùng thấp phía tây, gió đông nam đến gió đông, cùng tổ hợp tác động của chúng Tuy nhiên, do địa hình bị chia cắt bởi dãy núicao, tác động của các hình thế thời tiết gây mưa - lũ rất khác nhau, tùy thuộc vào

vị trí hoạt động của chúng Phù hợp với điều kiện địa lý tự nhiên, có thể phânchia miền Trung, Tây Nguyên thành các khu vực với tác động của các hình thếthời tiết đến tình hình mưa lũ các sông miền Trung diễn ra khác nhau ở mỗi khuvực như sau: 1) Từ Thanh Hóa đến đèo Ngang (bao gồm các tỉnh Thanh Hóa,Nghệ An, Hà Tĩnh); 2) Từ đèo Ngang đến đèo Hải Vân (Quảng Bình, QuảngTrị, Thừa Thiên Huế); 3) Từ đèo Hải Vân đến đèo Cả (Quảng Nam-Đà Nẵng,Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên); 4) Từ đèo Cả đến Bình Thuận (Khánh Hòa,Ninh Thuận, Bình Thuận); 5) Bắc Tây Nguyên (Kon Tum, Gia Lai); 6) TrungTây Nguyên (Đắc Lắc, Đắc Nông); 7) Nam Tây Nguyên (Lâm Đồng)

Tài liệu thống kê từ năm 1960 trở lại đây cho thấy, 3 loại hình thế thời tiếtsau đây là nguyên nhân chủ yếu gây mưa lớn làm phát sinh lũ, lũ quét, cụ thể:

Bão hoặc bão kết hợp với không khí lạnh

Hàng năm bão đổ bộ vào miền Trung từ tháng VII đến tháng XII Bão đổ

bộ vào Bắc Trung bộ sớm rồi muộn dần vào phía nam

Bão là hình thế thời tiết chủ yếu gây mưa lớn, lũ quét ở vùng Duyên Hảimiền Trung Phạm vi ảnh hưởng của bão rộng, có thể bao gồm nhiều tỉnh venbiển miền Trung, gây gió to mưa lớn Để có thể dự đoán được nơi có khả năng

17

Trang 18

mưa lớn nhất, gây lũ quét cần xem xét cụ thể vị trí đổ bộ, hướng đi của bão,cường độ bão (sức gió bão).

Khoảng cuối tháng 9, đã có không khí lạnh ảnh hưởng đến miền Trung.Trong khi đó, ở đây cũng đang chính là mùa bão Sự gặp gỡ giữa bão và khôngkhí lạnh thì mưa và lũ quét có khả năng xảy ra ác liệt hơn, nhất là từ phía NamĐèo Ngang trở vào Ngoài vị trí gặp gỡ của bão và không khí lạnh, các tìnhhuống bão vào trước hay vào sau không khí lạnh ở từng khu vực đều có sự phân

bố mưa nhất là tâm mưa khác nhau, do đó khả năng gây lũ quét cũng khác nhau

Có thể lấy hàng loạt ví dụ về mưa lớn, lũ quét ở miền Trung do bão gặpkhông khí lạnh gây nên

- Do ảnh hưởng kết hợp của bão JOAN và không khí lạnh cùng với địahình núi đón gió ẩm, tâm mưa lớn rơi vào lưu vực sông Ly Ly (nhánh của sôngThu Bồn) gây ra trận lũ quét ngày 10/11/1964 làm thiệt hại to lớn cho các xãthuộc huyện Quế Sơn tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng

- Cơn bão số 7 hình thành phía tây Thái Bình Dương đã đổ bộ vào vùngbiển Bình Định, Phú Yên đêm 27/10/1992 rồi di chuyển ra Quảng Ngãi đã gâymưa lớn suốt dọc từ Quảng Bình đến Nghĩa Bình

Không khí lạnh kết hợp với các hình thế thời tiết khác

Không khí lạnh tràn xuống miền Trung do đi qua biển Đông nên độ ẩmtăng đáng kể Địa hình miền Trung có dãy Trường Sơn đón gió ẩm nên thườngtạo nên nhiễu động địa hình ở các lưu vực nhỏ Nếu gặp các loại hình thế thờitiết khác nhau như áp thấp, dải hội tụ nhiệt đới, cao áp Thái Bình Dương,… thì

sự kết hợp giữa chúng với không khí lạnh thường gây mưa dữ dội và do đó lũquét dễ xảy ra

Tháng X và XI là hai tháng có cơ hội gặp gỡ nhiều nhất của không khílạnh với các hình thế thời tiết gây mưa lớn

Hình thế thời tiết gây ra trận lũ quét vào ngày 7/10/1992 trên lưu vực sôngKiến Giang, Đại Giang (Trường Sơn) là một ví dụ Ngay từ đêm 5/10, khôngkhílạnh đã tràn về các tỉnh miền Trung Ngày 8/10 không khí lạnh bổ sung nhưngyếu hơn, không vượt qua được đèo Hải Vân Một dải thấp xích đạo có trục vắtngang qua Việt Nam ở khoảng 8-100vĩ bắc Chiều ngày 7/10 có nhiễu động độtbiến Mưa lớn kéo dài suốt dọc các tỉnh miền Trung từ Nghệ An đến KhánhHòa Tâm mưa rơi vào lưu vực sông Kiến Giang Lũ quét xảy ra ở một số lưuvực nhỏ phía thượng nguồn, đặc biệt là ở Trường Sơn, sông Đại Giang

Trong hai ngày 3 và 4/10/1993 không khí lạnh tràn sâu vào các tỉnh NamTrung Bộ, ở đó đã tồn tại giải hội tụ nhiệt đới có chứa áp thấp nhiệt đới Mưalớn kéo suốt từ Hà Tĩnh đến Phú Yên Mưa đặc biệt lớn xảy ra ở lưu vực sông

Đà Rằng Lũ quét xảy ra ở nhiều nhánh sông thuộc lưu vực sông này

Dải hội tụ nhiệt đới kết hợp với không khí lạnh hoặc các hình thế thời tiết khác

Đây là tình huống ít xảy ra hơn (chỉ chiếm khoảng 10% trong số các tìnhhuống) nên lũ quét xảy ra do loại hình thế này cũng ít hơn

18

Trang 19

Trong các ngày từ ngày 4 đến ngày 9/10/1993 ở Bình Thuận đã chịu ảnhhưởng của giải hội tụ nhiệt đới có trục nằm ở cực Nam Trung bộ Một đợt khôngkhí lạnh tăng cường xuống phía nam gặp dải hội tụ nhiệt đới nói trên đã gâymưa lớn trên diện rộng và mưa đặc biệt lớn, lũ quét đã xảy ra trên các nhánhsông Cà Ty, Phan Thiết.

Tóm lại, các hình thế thời tiết gây mưa lớn, lũ quét ở Việt Nam rất đadạng bao gồm: Xoáy thấp, xoáy thấp lạnh, giải áp thấp, rãnh thấp nóng, giải hội

tụ nhiệt đới, bão, áp thấp bão tan, không khí lạnh,… và trong nhiều trường hợp

là sự tổ hợp giữa 2, 3, 4 hình thế thời tiết kể trên gây mưa lớn, lũ quét

2.5 Biến đổi khí hậu

2.5.1 Tổng quan

Biến đổi khí hậu là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loạitrong thế kỷ 21 Biến đổi khí hậu sẽ tác động nghiêm trọng đến sản xuất, đờisống và môi trường trên phạm vi toàn thế giới Nhiệt độ tăng, mực nước biểndâng gây ngập lụt, gây nhiễm mặn nguồn nước, ảnh hưởng đến nông nghiệp, vàgây rủi ro lớn đối với công nghiệp và các hệ thống kinh tế - xã hội trong tươnglai Ở Việt Nam trong khoảng 50 năm qua, nhiệt độ trung bình năm đã tăngkhoảng 0,5 - 0,7oC, mực nước biển đã dâng khoảng 20cm Biến đổi khí hậu đãlàm cho các thiên tai, đặc biệt là bão, lũ, hạn hán ngày càng ác liệt

2.5.2 Một số biểu hiện biến đổi khí hậu Việt Nam

Ở Việt Nam, kết quả phân tích các số liệu khí hậu cho thấy biến đổi củacác yếu tố khí hậu có những điểm đáng lưu ý sau:

- Nhiệt độ: Trong 50 năm qua (1958 - 2007), nhiệt độ trung bình năm ở

Việt Nam tăng lên khoảng 0,5oC đến 0,7oC Nhiệt độ mùa đông tăng nhanh hơnnhiệt độ mùa hè và nhiệt độ ở các vùng khí hậu phía Bắc tăng nhanh hơn cácvùng khí hậu phía Nam Nhiệt độ trung bình năm của 4 thập kỷ gần đây (1961 -2000) cao hơn trung bình năm của 3 thập kỷ trước đó (1931- 1960) Nhiệt độtrung bình năm của thập kỷ 1991 - 2000 ở Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ ChíMinh đều cao hơn trung bình của thập kỷ 1931 - 1940 lần lượt là 0,8; 0,4 và0,6oC Năm 2007, nhiệt độ trung bình năm ở cả 3 nơi trên đều cao hơn trungbình của thập kỷ 1931 - 1940 là 0,8 - 1,3oC và cao hơn thập kỷ 1991 - 2000 là0,4 - 0,5oC (Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam, Bộ

TNMT, 2012).

-Lượng mưa năm: Trên từng địa điểm, xu thế biến đổi của lượng mưa

trung bình năm trong 9 thập kỷ vừa qua (1911- 2000) không rõ rệt theo các thời

kỳ và trên các vùng khác nhau: có giai đoạn tăng lên và có giai đoạn giảmxuống Lượng mưa năm giảm ở các vùng khí hậu phía Bắc và tăng ở các vùngkhí hậu phía Nam Tính trung bình trong cả nước, lượng mưa năm trong 50 năm

qua (1958-2007) đã giảm khoảng 2% (Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển

dâng cho Việt Nam, Bộ TNMT, 2012).

19

Trang 20

2.5.3 Kịch bản biến đổi khí hậu cho Việt Nam

- Vào cuối thế kỷ 21, theo kịch bản trung bình, nhiệt độ ở nước ta có thểtăng 2,3oC so với trung bình thời kỳ 1980-1999 Mức tăng nhiệt độ dao động từ1,6 đến 2,8oC ở các vùng khí hậu khác nhau Nhiệt độ ở các vùng khí hậu phíaBắc và Bắc Trung Bộ tăng nhanh hơn so với nhiệt độ ở các vùng khí hậu phíaNam Tại mỗi vùng thì nhiệt độ mùa đông tăng nhanh hơn nhiệt độ mùa hè

(Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam, Bộ TN&MT, 2012).

- Tổng lượng mưa năm và lượng mưa mùa mưa ở tất cả các vùng khí hậucủa nước ta đều tăng, trong khi đó lượng mưa mùa khô có xu hướng giảm, đặcbiệt là ở các vùng khí hậu phía Nam Theo kịch bản trung bình, tính chung cho

cả nước, lượng mưa năm vào cuối thế kỷ 21 tăng khoảng 5% so với thời kỳ1980-1999 Ở các vùng khí hậu phía Bắc mức tăng lượng mưa nhiều hơn so với

các vùng khí hậu phía Nam (Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt

Nam, Bộ TN&MT, 2012).

2.5.4 Tác động của biến đổi khí hậu đối với lũ quét

Dự án khu vực về biến đổi khí hậu và môi trường do Ngân hàng Phát triểnChâu Á tài trợ đã rút ra một số nhận định trên cơ sở các mô hình nghiên cứuhoàn lưu khí quyển toàn cầu: CCC (Canada) CSIR09 (Úc) GFDLH (Mỹ) vàUKMOH (Anh) Một trong những nhận định đáng quan tâm là: Cường độ mưatăng lên, chu kỳ tái diễn giảm xuống 1/2 và lượng mưa tăng 10%

Xu hướng tăng các trận mưa có cường độ lớn ở Việt Nam đã rõ, đặc biệt

là các vùng ven biển miền Trung và các vùng núi cao đón gió ẩm Lượng mưa

15 phút lớn nhất đạt tới 50mm, 30 phút lớn nhất đạt tới 90mm ở Đà Nẵng Cóthể nhận thấy phần lớn những trận mưa lớn xảy ra trong các năm gần đây là domưa cường độ lớn, lũ lụt xảy ra ác liệt Nhiều lưu vực xảy ra lũ quét tàn phánghiêm trọng về tài sản, cơ sở kinh tế và môi trường mà tập trung nhất là vùngnúi thuộc các tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Khánh Hoà,Ninh Thuận…

Chỉ xét riêng về biến đổi chế độ lũ trên các lưu vực sông thuộc khu vực

dự án thấy rằng, ở Bắc Trung Bộ, mưa cường độ lớn tăng lên rất đáng kể nên lũlớn chủ yếu xảy ra trong 3 thập kỷ qua: Lũ lịch sử sông Hương xảy ra vào thángXI/1999, lũ lịch sử sông Gianh xảy ra vào tháng X/1993, sông Cả 2002, sôngMã- Chu 2007,…

Ở Nam Trung Bộ, lũ xảy ra theo hai thời kỳ: Lũ tiểu mãn đầu mùa mưa(tháng V,VI) và lũ chính (tháng X,XI) Những trận lũ lớn ở Nam Trung Bộ đều

do bão, áp thấp nhiệt đới, bão hoặc sự tổ hợp tác động giữa các loại hình thế thờitiết đó gây ra Hai, ba trận bão liên tiếp tác động cũng là một tình huống dễ cókhả năng xảy ra lũ lớn, lũ quét trên các sông vùng Nam Trung Bộ Từ ngày 4đến 16/XI năm 1964 liên tục có ba trận bão IRIS, JOAN, KATE đổ bộ vàoQuảng Ngãi, Khánh Hoà, Phan Rang đã gây lũ lớn trên các sông thu Bồn, TràKhúc, sông Cái Phan Rang và lũ quét ở sông Ly Ly (nhánh của sông Thu Bồn)gây thiệt hại rất nặng Các năm 1983, 1986, 1987, 1990, 1999 cũng xảy ra lũ lớntrên các sông trong điều kiện tương tự: Hai, ba trận bão liên tiếp xảy ra

20

Trang 21

Với xu thế số trận bão đổ bộ vào vùng Nam Trung Bộ ngày càng tăng, cáctrận mưa do bão, hay bão kết hợp với không khí lạnh cũng ngày càng tăng vàthường rất lớn, đã dẫn đến lũ lớn cũng tăng theo Những trận mưa do bão thườngkéo dài, song trong đó vẫn có những đỉnh có cường độ rất lớn, nhất là nhữngthung lũng đón gió ẩm và vì vậy thường tạo nên những trận lũ quét theo cơ chếbão hoà.

Vùng cao nguyên Trung Bộ lũ tiểu mãn chủ yếu do gió mùa Tây Nam vàkhông khí biển bắc ấn Độ Dương xẩy ra ngay đầu mùa mưa (tháng V, VI) Lũchủ yếu do ảnh hưởng bão, không khí lạnh từ biển Đông xẩy ra khoảng thángVII đến tháng XI và thường là lũ lớn Trong 3 năm (1992 - 1994) ở Tây Nguyên

đã xẩy ra những trân mưa lớn đột xuất so với trước đây Từ ngày 2 đến5/10/1993 mưa tại một số nơi ở khu vực cao nguyên như sau: Buôn Mê Thuột:537mm, M'Drak: 821mm, Giang Sơn: 475mm, Lắc: 433mm, Buôn Hồ: 396mm

Lũ lớn nhất trên sông Krong Ana đã xảy ra Từ ngày 3 đến ngày 7/11/1994 doảnh hưởng của giải hội tụ nhiệt đới, gió mùa Tây Nam kết hợp với bão số 7 đãgây mưa lớn phía thượng nguồn sông Se San (Đắc Tô: 213mm, Plei Ku:232mm, Kon Tum:176mm, Đak Mot: 221mm, Konplong:193mm, ) Lũ quét đãxảy ra ở một số nhánh sông nhỏ gây thiệt hại đến hơn 1 tỷ đồng

Tổn thất của sự gia tăng lũ, lũ quét do biến đổi khí hậu: Hiện tại, chưa thể

đánh giá tổn thất của sự gia tăng lũ quét do biến đổi khí hậu Chỉ biết rằng do sựgia tăng của mưa cường độ lớn (lượng mưa ngày lớn nhất sẽ tăng 10-20% so vớihiện nay) chắc chắn là lũ quét sẽ tăng cường ở các lưu vực nhỏ miền núi và nhất

là các sông Miền Trung và Tây Nguyên Với chiến lược thích ứng để phát triểnkinh tế, các chủ trương di dân lên miền núi, mở rộng diện tích canh tác chắcchắn sẽ dẫn đến gia tăng tổn thất do lũ quét có khi rất lớn nếu không có nhữngquy hoạch, hướng dẫn định cư, khai thác lưu vực đủ căn cứ khoa học

2.6 Tác động của con người đến lũ quét

Một trong các tác động gây lũ quét là do tác động của con người - một

yếu tố cần lưu ý trong công tác quy hoạch, quản lý, tuyên truyền, bố trí dân cưtrong phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh, huyện, xã ở khu vực miền núi Do thiếuquy hoạch theo định hướng phòng chống thiên tai hoặc vì nguồn lợi trước mắt

mà vô tình tạo nên những điều kiện thuận lợi để phát sinh và tăng cường lũ quét,

21

Trang 22

vào mùa khô lượng nước ngày càng nhỏ, mực nước ngày càng thấp, thời gianmùa kiệt kéo dài Do đó, việc khai thác sử dụng nước càng trở nên khó khăn hơnnếu không có các biện pháp công trình để điều tiết nước từ mùa lũ cho mùa cạn.

2.6.2 Bố trí dân cư không phù hợp trong vùng có nguy cơ lũ quét

Do đặc điểm địa hình khu vực miền núi luôn tồn tại nguy cơ lũ quét, đặcbiệt các khu vực thung lũng ven các sông, suối lớn So với vùng đồng bằng vàtrung du, quỹ đất để dân cư sinh sống rất hạn hẹp nên rất nhiều vùng dân cư luônđứng trước nguy cơ lũ quét Một ví dụ (theo báo Điện tử Vnespress-VOV): LàngCuông 3, xã Xuân Hòa, huỵên Bảo Yên, tỉnh Lào Cai có mấy chục nóc nhà củađồng bào người Dao dựng ngay dưới chân núi, bên một con suối đổ nước radòng sông Chảy Đồng bào di cư từ huyện Bắc Hà sang, thấy có suối nước, họdựng nhà để ở mà không hề nghĩ đến mối nguy hiểm đe dọa mình Trong mộttrận lũ quét năm 2008, nước suối chảy xiết, cuốn phăng 4 ngôi nhà trong đêm,mọi người chỉ kịp bỏ của chạy thoát thân, 16 người bị lũ cuốn ra sông Chảy, nếukhông được cứu kịp thời thì hậu quả sẽ khôn lường

Làm nhà bên bìa rừng và suối lớn là thói quen của người Dao Thói quennày có từ khi những cánh rừng chưa bị tàn phá, rừng là lá chắn bảo vệ vững chắccho người Dao Trong một số hương ước của người Dao, có ghi rõ nghĩa vụ bảo

vệ rừng cũng như hình phạt đối người phá rừng, làm mất nguồn nước của làng

Đó là chuỵên của ngày xưa Còn bây giờ, khi diện tích rừng ngày càng thu hẹp,núi đồi trơ trụi, tình trạng nứt núi, lở đất, lũ quét liên tục xảy ra thì lập làng dướichân núi, ven sông suối là hết sức nguy hiểm

Tai họa ở thôn Tùng Chỉn 1, xã Trịnh Tường, huyện Bát Sát, Lào Caitrong trận lũ quét kinh hoàng năm 2008 là một ví dụ điển hình Thôn Tùng Chỉn

1 nằm ở trung tâm của thung lũng được tạo nên bởi hai dãy núi chạy song song

từ trung tâm xã Trịnh Tường, kéo dài 7 km rồi hợp nhất lại tạo thành một vòngcung Khu đất này rất thấp, ngay vị trí "cửa xả" của suối Tùng Chỉn sau mộtđoạn chảy dài bị thắt lại bởi những quả đồi Vì vậy, khi mưa to 2 ngày liên tục(đêm mùng 8, rạng ngày 9/8/2008), suối Tùng Chỉn như một hồ chứa lớn được

mở cửa xả, bao nhiêu nước, đất và đá cuồn cuộn ào về vùi lấp toàn bộ 21 ngôinhà trong thôn, gây nên cái chết thương tâm của 19 người dân Đành rằng dothiên tai, nhưng mất mát to lớn này là bài học đắt giá cho công tác qui họach,sắp xếp chỗ ở, đất sản xuất cho đồng bào các dân tộc vùng miền núi phía Bắc

2.6.3 Khai thác rừng, khoáng sản, lấn chiếm lòng suối

Việc khai thác rừng, khoáng sản, lấn chiếm lòng suối để xây dựng côngtrình, nhà cửa, đường giao thông làm giảm hoặc thậm chí mất hành lang thoát lũ

Ví dụ: Các suối dẫn nước tự nhiên qua TP Yên Bái để chảy vào sông Hồng bịlấn dòng làm nhà, cầu qua mương trước đây được thay bằng các cống ngầmkhông đủ khẩu độ thoát nước làm cho dòng chảy khi có mưa lớn bị nghẽn dòng.Khi có mưa lớn tạo dòng chảy tốc độ lớn gây quét và làm ngập các khu vực dọc

bờ suối như trong các trận lũ quét năm 1986, 2003, 12-7- 2005, lũ suối Hào

22

Trang 23

Giang đã làm ngập các phường Đồng Tâm, Yên Thịnh, Minh Tâm- TP.Yên Bái gây thiệt hại nặng về người và tài sản.

2.6.4 Xây dựng hồ chứa không theo quy hoạch

Xây dựng công trình hồ chứa (đặc biệt loại do nhân dân tự làm), đập thuỷđiện không đủ an toàn tạo ra nguy cơ vỡ đập gây ra dòng lũ quét vỡ dòng nhântạo cực kỳ nguy hiểm Trận lũ quét do vỡ một loạt các hồ chứa bậc thang ngày16-6-1990 là một ví dụ điển hình Trong đợt mưa này đã làm cho 4 hồ chứanước nhỏ ở phía thượng lưu sông Krông Ana bị vỡ, kéo theo 4 đập bổi đắp lấynước ở phía hạ lưu cũng bị vỡ Hiện tượng vỡ đập từ hồ chứa tạo ra lũ quét đãlàm chết 22 người, trôi 22 nhà, 38 nhà khác bị thiệt hại tới 70% tài sản, trôi 6cầu, 30 cống, làm sạt lở và sình lầy 44 km đường giao thông, ước tính thiệt hạikhoảng 3,4 tỷ đồng

3 TÍNH CẤP THIẾT CỦA DỰ ÁN

Qua phân tích, lũ quét tác động ngày càng nguy hiểm đến mọi mặt của đờisống xã hội, đặc biệt là trong bối cảnh biển đổi khí hậu, nên rất cần thiết phảitriển khai các biện pháp phòng tránh lũ quét cho các khu vực Miền Trung vàTây Nguyên, vì:

1) Lũ quét là một thiên tai nguy hiểm gây thiệt hại trước hết là tính mạngcon người nên cần có các biện pháp giảm thiểu càng sớm càng tốt Khu vựcMiền Trung và Tây Nguyên có nguy cơ lũ quét tập trung ở khu vực miền núi,nơi tập trung hầu hết cộng đồng các dân tộc thiểu số với kinh tế chậm phát triển,giao thông đi lại khó khăn, đời sống xã hội còn ở mức thấp so với khu vực đồngbằng

2) Mức độ thiệt hại về người do lũ quét đều không kém so với các thiêntai khác như bão, lũ và tập trung chủ yếu ở khu vực dân cư vùng núi, vùng sâu,vùng xa (ví dụ: trận lũ quét kinh hoàng xảy ra: năm 1990 tại Đắc Lắc, năm 2002tại Hà Tĩnh, năm 2007 tại Nghệ An, năm 2009 tại Kon Tum, )

3) Trong khoảng chục năm trở lại đây, chu kỳ lặp tái diễn lũ quét ở khuvực Miền Trung và Tây Nguyên có xu hướng ngày càng ngắn, cường độ lũ càngtăng và xuất hiện nhiều địa điểm gây bất ngờ cho nhiều tỉnh, khu vực

4) Rất cần thiết và càng sớm càng tốt có các giải pháp cụ thể để giảmthiểu hiện tượng nguy hiểm này bằng mọi khả năng Trước hết tạo một môitrường sống an toàn hơn cho cộng đồng dân cư và cung cấp cho họ các thông tin

cụ thể về nguy cơ lũ quét để chủ động phòng tránh

Một trong các giải pháp chủ yếu là xây dựng được bản đồ phân vùng nguy cơ lũ quét cho từng khu vực, tỉnh, lưu vực sông

Bản đồ phân vùng nguy cơ lũ quét (PVNCLQ) có tác dụng:

- Bản đồ PVNCLQ chỉ ra vùng có khả năng xuất hiện lũ quét với nguy cơ

khác nhau trong lưu vực sông Điều này rất cần thiết cho các nhà quản lý khi

quyết định xử lý tình huống khẩn cấp trong sơ tán dân cư

23

Trang 24

- Bản đồ PVNCLQ là một trong công cụ tạo cơ sở lựa chọn và phối hợp

các biện pháp phòng tránh lũ quét Như đã biết, quy hoạch phòng tránh lũ quét

bao gồm nhiều biện pháp như đê bao, kè , hồ, đường thoát nước, đến các biệnpháp phi công trình như quy hoạch quản lý sử dụng đất và quy chế xây dựngtrong khu vực có nguy cơ lũ quét, lũ lụt

- Bản đồ PVNCLQ là trợ giúp nhiệm vụ phân vùng quản lý sử dụng đất

trong khu vực có nguy cơ lũ quét Không phân vùng sử dụng đất cho khu vựcdân cư, xây dựng công trình và các hoạt động kinh tế - xã hội khác trong vùng

có lũ quét Do vậy, trong trường hợp này, bản đồ PVNCLQ có thể được gọi là

bản đồ cảnh báo quy hoạch.

- Bản đồ PVNCLQ là công cụ giúp nghiên cứu biện pháp phòng lũ quét

và ngập lụt trong xây dựng cơ bản Khi bắt buộc phải chấp nhận việc xây dựng

công trình trong vùng có nguy cơ lũ quét và ngập úng thì ngoài biện pháp côngtrình cần có các giải pháp kỹ thuật nhằm tăng cường sức chịu đựng của côngtrình đối với lũ quét Trong trường hợp như vậy các tính chất của dòng lũ quét,tốc độ dòng chảy và cả lượng cát bùn là những thông tin rất cần thiết để xác địnhcác giải pháp kỹ thuật tăng cường nói trên

- Bản đồ PVNCLQ là tài liệu cơ bản để thiết kế các công trình khống chế

lũ quét và ngập úng Việc thiết kế các công trình khống chế và ngăn ngừa lũ

quét và ngập như hồ chứa, tường bao, chắn dòng phải dựa vào nhiều tài liệu điềutra khảo sát các trận lũ quét đã xảy ra, các kết quả nghiên cứu, tính toán thuỷvăn, thuỷ lực trong đó bản đồ PVNCLQ là tài liệu không thể thiếu

5) Cung cấp các thông tin cảnh báo để người dân trong vùng lũ quét cóbiện pháp chủ động phòng tránh kịp thời Các thông tin này kết hợp với bản đồphân vùng nguy cơ lũ quét cần thông báo theo các loại bản tin về các khu vực cókhả năng xảy ra lũ quét về vị trí, quy mô và diễn biến

Những nhiệm vụ trên đây, trước hết không chỉ là những người làm côngtác khí tượng thuỷ văn, không chỉ là những người quản lý phòng tránh thiên tai

ở Trung ương và địa phương mà là trách nhiệm chung của toàn xã hội

4 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU ĐÃ CÓ

4.1 Về lập bản đồ phân vùng nguy cơ lũ quét

Ảnh hưởng của lũ quét tác động đến toàn bộ hoạt động kinh tế – xã hộitrên một vùng rộng lớn, do vậy, các nhà hoạch định chính sách phát triển rấtquan tâm đến khu vực có nguy cơ để đề ra các chính sách và quản lý lãnh thổhợp lý

Việc nghiên cứu lũ quét ở nước ta được tiến hành chậm hơn và cũng mớichỉ bắt đầu từ những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước sau một số trận lũquét gây thiệt hại lớn ở Lai Châu và Sơn La được khởi đầu bằng đề tài KT-ĐL92- 14 của Viện Khí tượng Thuỷ văn (nay là Viện Khoa học Khí tượng Thủyvăn và Môi trường) Sau đề tài này là 2 đề tài cấp Nhà nước của Viện Điạ chấtthuộc Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia (nay là Viện Khoa

24

Trang 25

học và Công nghệ Việt Nam) với nội dung lập bản đồ tai biến môi trường (10 taibiến, trong đó có lũ quét) Lần đầu tiên, trên 50 trận lũ quét xảy ra trong nhữngnăm gần đây đã được điều tra đánh giá bước đầu Các nhân tố quan trọng nhấthình thành lũ quét - lũ bùn đá đã được phân tích Phương pháp mới đánh giá,xây dựng bản đồ lũ quét lần đầu tiên được đưa vào nước ta Các giải pháp chungtương đối toàn diện phòng chống lũ quét đã được đề ra Kết quả nghiên cứu đãlập bản đồ phân vùng lũ quét trên bản đồ tỷ lệ 1:500.000 (một số vùng có tỷ lệlớn hơn 1:250.000, 1:100.000) trên phạm vi cả nước.

Về các phương pháp lập bản đồ phân vùng nguy cơ lũ quét

Hiện nay, có nhiều chỉ dẫn khác nhau trên thế giới về lý thuyết, ứng dụng

để lập bản đồ nguy cơ lũ quét, nhưng tài liệu đầy đủ và chi tiết là " Procedings

of the Expert Group Meeting on Improvement of flood Loss Prevention Systems Based on Risk Analysis and Mapping" của UN, ESCAP, Băng Cốc, Thái Lan,

1988

Dưới đây nêu một số cơ sở phương pháp và các bước lập bản đồ nguy cơ

lũ quét (cũng như lũ lụt nói chung) để làm tham khảo cho điều kiện ở nước ta

Có thể phân các phương pháp lập bản đồ nguy cơ lũ quét ra làm 2 nhómnhư trình bày dưới đây

a) Phương pháp xác định dòng chảy lũ quét để lập bản đồ nguy cơ

Phương pháp này thực chất là sử dụng tài liệu lịch sử các trận lũ quét đãquan trắc được để lập bản đồ ngập lụt hiện trạng Các thông tin bao gồm: lưulượng đỉnh lũ trên sông, hàm lượng vật chất rắn trong lũ quét, lưu tốc cực đại,thời gian lũ lên, cường suất lớn nhất và biên độ lũ Sau đó là xác định vùng sinh

lũ, vùng bị "quét" và vùng bị "bồi lấp", "thoát lũ", "vùng ngập lụt" khi lũ đạt đếnđỉnh hoặc mức lụt cao nhất Tiếp theo, sử dụng các mô hình thủy văn, thủy lực

để lập bản đồ nguy cơ lũ quét trên cơ sở các thông tin dự báo hoặc thiết kế vềkhả năng mưa và biến đổi mặt đệm

Hiện nay, các mô hình thủy văn, thủy lực 1 và 2 chiều được dùng khárộng rãi để lập bản đồ ngập lụt do lũ, lũ quét như HEC-RAS (Mỹ), MIKE 11,MIKE 21 (Đan Mạch), ISIS (Anh), VRSAP (Việt Nam), với sự trợ giúp của hệthống thông tin địa lý (GIS) Các thông tin cần thiết cho việc sử dụng các môhình thủy văn, thủy lực để lập bản đồ ngập lụt do lũ, lũ quét bao gồm điều kiệnđịa hình chi tiết mạng lưới sông, bản đồ sử dụng đất, các thông tin KTTV tạibiên vào và ra của mạng sông,

Nhóm phương pháp này thường áp dụng cho một lưu vực sông, suối nhỏkhi có hoặc tương đối đủ tài liệu

b) Phương pháp phân tích các nhân tố gây lũ quét

Nội dung cơ bản của phương pháp này là xác định được các nhân tố cótác động rõ nhất đến hình thành lũ quét (thường gọi là tiêu chí hình thành lũquét) Để thực hiện phương pháp này cần xác định các nhân tố tham gia vào quátrình hình thành lũ quét ở một lưu vực sông xác định Sau đó sử dụng các thuật

25

Trang 26

toán phân tích nhân tố, chồng xếp bản đồ để tìm các tổ hợp nhân tố có khả nănggây lũ quét theo từng cấp khác nhau Đây là loại phương pháp thường được sửdụng cho một khu vực rộng khi không có đủ tài liệu dòng chảy

c) Ứng dụng phương pháp phân tích nhân tố để lập bản đồ phân vùng nguy cơ

lũ quét ở Việt Nam

Trước yêu cấu cấp thiết của công tác phòng tránh lũ quét, trong khoảngvài chục năm trở lại đây, đã có một số cơ quan nghiên cứu trong nước đã thựchiện công tác lập bản đồ phân vùng nguy cơ lũ quét Các phương pháp lập bản

đồ ở Việt Nam thường dựa trên cơ sở xác định các nhân tố chính gây lũ quét(tiêu chí) và sau đó sử dụng phương pháp phân tích nhân tố, tổng hợp địa lý đểlàm cơ sở lập bản đồ phân vùng nguy cơ lũ quét Các tiêu chí nói chung tươngđối thống nhất về vai trò của địa hình, địa mạo (đặc biệt là độ dốc lưu vực)nhưng khác nhau về xếp loại thứ tự các tác động ảnh hưởng của các nhân tố ảnhhưởng Sự khác biệt này có thể do chọn đối tượng nghiên cứu và đặc thù địaphương của các khu vực nghiên cứu

Sử dụng phương pháp này, trong khuôn khổ Dự án " Điều tra, khảo sát

phân vùng và cảnh báo khả năng xuất hiện lũ quét ở miền núi Việt Nam- Giai đoạn 1”, đã xác định các nhân tố sau đây có ảnh hưởng chính đến nguy cơ trượt

- Độ dốc lưu vực:

Để thể hiện được sự phân cắt địa hình, độ dốc, sử dụng bản đồ DEM(90mx90m) đã phân cấp độ dốc lưu vực thành 5 cấp từ <150 - >350 , thang độtùy theo diễn biến độ dốc cho mỗi lưu vực sông

- Khả năng phòng hộ của rừng:

Viện Điều tra Quy hoạch Rừng, Bộ NN&PTNT dựa trên phương phápcủa M.E.D Poore- C Fries (1998) đã phân loại khả năng phòng hộ của rừng theomức độ tạo nguy cơ xói mòn gây lũ quét thành 5 nhóm từ khả năng phòng hộ tốtđến kém hoặc không có khả năng phòng hộ

Sau đó sử dụng phương pháp xếp chồng các lớp bản đồ phân vùng cùng

tỷ lệ các nhân tố thành phần trên GIS trong đó có xét tới tỷ trọng xuất hiện cácnhân tố trong từng ô lưới, đã lâp được bản đồ phân vùng nguy cơ lũ quét cho 14tỉnh miền núi Bắc Bộ, tỷ lệ 1:100.000

4.2 Về công tác cảnh báo lũ quét

4.2.1 Ngoài nước

26

Trang 27

Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, tác độngcủa hiện tượng ENSO, thiên tai xảy ra bất thường và khốc liệt hơn, đặc biệt làbão, mưa lớn, lũ lụt, lũ quét, trượt sạt lở gây thiệt hại lớn về người và tài sản.

Với những thiệt hại nặng nề do thiên tai gây ra như vậy, các nước trên thếgiới đã áp dụng nhiều thành quả mới của khoa học và công nghệ, trong đó cócông nghệ viễn thám và GIS để nghiên cứu các tiêu chí thiên tai, phân vùng vàxây dựng các bản đồ có nguy cơ thiên tai kết hợp với công nghệ đo đạc vàtruyền tin tự động được tích hợp với các mô hình dự báo số trị cho việc dự báo,giám sát, cảnh báo thiên tai

Phương pháp dự báo số trị - dự báo bằng mô hình thủy động lực học hiệnđại có phân giải cao áp dụng cho từng khu vực đã được sử dụng ở nhiều nướctrên Thế giới, đặc biệt là các nước phát triển Chất lượng dự báo về hiện tượngmưa lớn cao hơn hẳn các phương pháp dự báo ra đời trước đó và sản phẩm sốcủa mô hình dự báo có thể đảm bảo các yêu cầu của các mô hình dự báo thủyvăn đối với lũ lụt, lũ quét Một trong những nhân tố quyết định gây nên sự hìnhthành và phát triển mưa lớn trong các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như xoáythuận nhiệt đới (XTNĐ), dải hội tụ nhiệt đới, là đối lưu mây tích

Các quá trình đối lưu trên đóng vai trò quan trọng trong chu trình vậnchuyển năng lượng của khí quyển và do đó phân bố lại sự đốt nóng không đồngđều trên bề mặt trái đất Ngoài phụ thuộc vào độ hội tụ ẩm mực thấp, đối lưumạnh còn phụ thuộc vào tính bất ổn định của khí quyển Phương pháp dự báo sốtrị có quy mô toàn cầu, khu vực được phát triển và ứng dụng mạnh mẽ trong dựbáo thời tiết ở Úc, Mỹ, Nhật Bản, Liên Bang Nga, các nước châu Âu

Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin là động lực thúc đẩy

và tạo nên những thành quả to lớn hiện nay của hầu hết các ngành khoa học

Hàng loạt vấn đề trong nghiên cứu dự báo khí tượng, khí hậu được thựchiện với chất lượng ngày càng cao đối với những điều kiện:

- Các phương pháp quan trắc khí tượng mới

- Phương tiện tính toán hiện đại cùng với các phương pháp phân tích và

xử lý số liệu mới

- Các phương tiện và hình thức truyền tải thông tin hiện đại

Cùng với việc nghiên cứu phân vùng về mưa lớn, lũ lụt, lũ quét, trượt sạt

lở các nước trên thế giới đã đầu tư rất nhiều thời gian và kinh phí cho việcnghiên cứu phát triển các mô hình dự báo số trị, các thiết bị đo đạc và truyền tin

tự động nhằm có những thông tin nhanh nhất, chính xác nhất để kịp thời cónhững biện pháp phòng trách giảm thiểu thiệt hại do chúng gây ra

Tại các nước có nền khoa học và kinh tế phát triển, các thiết bị đo đạc tựđộng đã được sử dụng từ rất sớm Các thiết bị tự động đo gió, nhiệt độ, lựơngmưa, độ ẩm đã được sử dụng tại Liên Xô từ thập niên 30 của thế kỷ trước Hiệnnay, ngành khí tượng thủy văn (KTTV) của các nước phát triển được trang bịmột số lượng khá lớn thiết bị quan trắc tự động và thiết bị truyền số liệu vớicông nghệ hiện đại

27

Trang 28

Mạng lưới quan trắc của các nước này được tự động hoá ở mức độ cao,

số liệu đo đạc thời gian thực được đảm bảo kịp thời cho nhu cầu của người sửdụng Mạng lưới quan trắc tự động đã đóng góp quyết định để nâng cao chấtlượng công tác dự báo KTTV nói chung và dự báo các hiện tượng thời tiết nguyhiểm nói riêng, đặc biệt là công tác cảnh báo bão, mưa lớn, lũ lụt, lũ quét, trượtsạt lở

Tùy theo đặc điểm địa lý và mức độ phát triển của từng vùng, nơi đặt thiết

bị đo và truyền số liệu thời gian thực được cung cấp cho người sử dụng thôngqua mạng hữu tuyến (đường điện thoại, cáp LAN, WAN), mạng vô tuyến (RadioModem, GSM Modem, máy thu phát vệ tinh), mạng kết hợp giữa hai dạng trên

Giải pháp ACU-1000 của Raytheon JPS Communications (Mỹ) có thểliên kết hệ thống thông tin của nhiều đơn vị khác nhau với khả năng cung cấpđường truyền thoại, dữ liệu, fax, về các trung tâm điều hành, hỗ trợ ứng cứukhẩn cấp khi thiên tai xảy ra Hình 6 là một cấu hình sử dụng hệ thống liên kếtmạng thông minh ACU-1000 phép trong một trung tâm có thể có 12 mạng đượckết nối (có thể mở rộng lên 24 mạng nối nếu sử dụng 2 ACU-1000 kết nối vớinhau trong một trung tâm)

28

Hình 7 Mô hình cảnh báo sớm lũ quét của Mỹ (Flash Flood Early

Warning Systems (EWS))

Hình 6 Cấu hình lớn của thiết bị liên kết mạng thông minh

ACU-1000 với 12 module

Hình 8 Mô phỏng phần mềm cảnh báo lũ quét của Mỹ

Trang 29

Ngày 6/2/2006, Cơ quan nghiên cứu và phát triển hàng không vũ trụ NhậtBản đã xây dựng một hệ thống quản lý thiên tai bằng cách sử dụng vệ tinh viễnthám mặt đất "Daichi" (ALOS), và cùng với các nước Châu Á - Thái BìnhDương hợp tác và liên kết xây dựng Dự án "Sentinel- Asia", đây là bước đầutiên của Hệ thống quản lý thiên tai Châu Á- Thái Bình Dương hoạt động vớimục đích xây dựng mạng lưới sử dụng thông tin từ vệ tinh để quản lý ảnh hưởngthiên tai.

Hồng Kông với diện tích tương tự một thành phố nhỏ ven biển nước ta,hiện có mạng lưới các trạm khí tượng tự động gồm khoảng hơn 30 trạm đo Sốliệu KT từ các trạm đo đạc ở các điểm khác nhau của lãnh thổ được cập nhậtliên tục qua mạng về máy chủ của Trung tâm dự báo, đồng thời các số liệu nàycũng được chia sẻ cho các nhà chuyên môn để phục vụ cho việc dự báo KTTV

và cảnh báo thời tiết nguy hiểm

Tại Nhật Bản, Pháp, Đức và nhiều nước phát triển khác đã xây dựng hệthống quan trắc tự động được bố trí rộng khắp lãnh thổ với số lượng khá lớn,thông qua mạng kết hợp (vô tuyến và hữu tuyến) bảo đảm việc cung cấp số liệucho việc dự báo KTTV và cảnh báo các hiện tượng thời tiết nguy hiểm Italy tuydiện tích đất liền và biển tương tự nước ta nhưng đã có tới hơn 3500 trạm đo đạc

tự động với khoảng 16000 cảm biến (lượng mưa, gió, nhiệt đô, độ ẩm ), 220trung tâm điều khiển và thu nhận số liệu phục vụ dự báo thời tiết và cảnh báothiên tai

Tại Thái Lan đã xây dựng hệ thống báo động lũ quét cho một số khu vực

Hệ thống thiết bị gồm các trạm đo mưa tự động lắp đặt từ thượng nguồn và cả ở

hạ lưu Phần mềm chuyên dụng tự động phân tích các bộ số liệu và cơ quan phụtrách sẽ ra thông báo cuối cùng về nguy cơ lũ lụt, lũ quét Một mạng lưới truyềntin: internet, điện thoại di động vệ tinh Bởi thế, dân vùng hạ lưu sông Ping, mộtchi lưu đổ vào Chao Phraya - một trong những con sông lớn nhất Thái Lan vàchảy qua Thủ đô Bangkok, thường xuyên nhận được tin từ 30-120 phút trướckhi lũ đổ về Các trận lụt lớn năm 2004, 2005, tại đây hầu như không gây thiệthại về người

4.2.2 Trong nước

Tiếp theo công tác lập bản đồ phân vùng nguy cơ lũ quét, việc cảnh báo lũquét ở Việt Nam là một nhiệm vụ cực kỳ cấp bách phục vụ cho công tác chỉ đạođiều hành phòng tránh thiên tai hàng năm ở các vùng có nguy cơ lũ quét nguyhiểm Một loạt các địa phương và các Bộ, Ngành đã kết hợp các kết quả nghiên

cứu này để xây dựng cho riêng mình hệ thống giám sát và cảnh báo thiên tai

như:

1) Dự án phân vùng và triển khai thực nghiệm hệ thống cảnh báo tại chỗ

lũ quét ở các tỉnh miền núi Bắc Bộ

2) Dự án phòng chống lũ quét ở lưu vực sông Nậm Pàn, Nậm La (SơnLa)

29

Trang 30

3) Dự án Xây dựng hệ thống giám sát và cảnh báo thiên tai nhằm hỗ trợnhanh các hoạt động phòng chống thiên của tỉnh Hòa Bình

4) Dự án lắp đặt hệ thống cảnh báo mưa lớn, lũ lụt, lũ quét của các tỉnhLào Cai, Yên Bái, Hà Tĩnh, Ninh Thuận cũng đang được tiến hành triển khai,

Tuy nhiên các Dự án này còn có một số hạn chế như sau:

- Các thiết bị này chưa được kết nối thành một mạng thống nhất, kết quả

dự báo chưa được tích hợp trong một mô hình đầy đủ theo các số liệu về lượngmưa, số liệu vệ tinh - viễn thám, số liệu mô hình trên không gian rộng Chính vìthế chất lượng dự báo và cảnh báo thiên tai của các thiết bị độc lập còn nhiềuhạn chế

- Dự án chưa đề cập và chưa có mô hình dự báo và cảnh báo thiên tai làmột trong những vấn đề quan trọng và then chốt nhất của công tác phòng chốngthiên tai ở nước ta hiện nay

- Dự án xây dựng các bản đồ lũ quét dựa trên các số liệu trung bình nhiềunăm của lượng mưa Đây là các bản đồ tĩnh không thể cập nhật thường xuyêncác dữ liệu KTTV và các diễn biến liên tục của thiên tai, trong khi tình hìnhthiên tai (mưa lớn, lũ lụt, lũ quét) xảy ra rất không ổn định cả về phạm vi khônggian, thời gian và mức độ nguy hiểm Do đó Dự án chỉ có ý nghĩa trong quyhoạch, mang tính định tính mà chưa có định lượng trong quá trình dự báo vàcảnh báo các yếu tố KTTV nói chung và thiên tai nói riêng, vì vậy giá trị ứngdụng thực tiễn chưa cao

4.3 Về các công trình nghiên cứu lũ quét đã có

Dưới đây liệt kê một số công trình nghiên cứu tiêu biểu có thể được coi là

cơ sở tư liệu qúy giá tạo ra những bước đi ban đầu không thể thiếu trong nghiêncứu lũ quét ở nước ta:

1 Nghiên cứu nguyên nhân hình thành lũ quét và các biện pháp phòng chống - Viện Khí tượng Thuỷ văn, Đề tài NCKH độc lập cấp Nhà nước

KT-DL-92-14, 1992 -1995, Chủ trì PGS.TS Cao Đăng Dư

2 Lũ quét và nguyên nhân cơ chế hình thành, TS Lê Bắc Huỳnh, 1994.

3 Xây dựng phương pháp cảnh báo lũ quét, TS Nguyễn Viết Thi và nnk,

1994

4 Thiên tai lũ quét ở Việt Nam, Chuyên đề nghiên cứu, Dự án UNDP

VIE/97/002 - Disaster Management Unit, 2000, Chủ trì : GS.TS Ngô ĐìnhTuấn

5 Nghiên cứu thiên tai trượt lở ở Việt Nam, Chuyên đề nghiên cứu, Dự án

UNDP VIE/97/002 - Disaster Management Unit, 3-2000, Chủ trì : TSKH

Vũ Cao Minh, Viện Địa chất

6 Nghiên cứu đánh giá tai biến lũ quét – lũ bùn đá các tỉnh phía Bắc, đề tài

nhánh, Vũ Cao Minh, Viện Địa chất thuộc đề tài: “Nghiên cứu đánh giátổng hợp các loại hình tai biến địa chất lãnh thổ Việt Nam và các giải pháp

30

Trang 31

phòng chống”, Đề tài NCKH độc lập cấp Nhà nước 1999 -2003 Chủ trìGS.TS Nguyễn Trọng Yêm.

7 Nghiên cứu xây dựng bản đồ phân vùng tai biến môi trường tự nhiên lãnh thổ Việt Nam - Đề tài NCKH cấp Nhà nước, mã số KC.08.01, 2001 -

2004 Chủ trì GS.TS Nguyễn Trọng Yêm

8 Nghiên cứu xác định nguyên nhân, sự phân bố lũ quét-lũ bùn đá nguy hiểm tại các tỉnh miền núi và kiến nghị các giải pháp phòng chống, Đề

tài KC08.01 bổ sung, 2005 -2006 (đang thực hiện), Chủ trì GS.TS NguyễnTrọng Yêm

9 Dự án Phòng chống lũ quét ở lưu vực sông Nậm Pàn, Nậm La (Sơn La),

Tổng cục KTTV(cũ), 1995 -1997

10 Nghiên cứu, xây dựng mô hình hệ thống tự động giám sát và cảnh báo

lũ quét tại Hòa Bình bằng các công nghệ hiện đại Chủ trì Nguyễn Ngọc

nguyên và Môi trường do Viện KHKTTV&MT chủ trì, 2006-2009

Đối với dự án 12, cần giới thiệu rõ hơn vì dự án này có nội dung tương tự

để kế thừa và tiếp tục triển khai trong dự án này

Tóm tắt về Dự án (12) đã thực hiện cho khu vực miền núi Bắc Bộ- Giai đoạn 1:

Căn cứ Chỉ thị số 32/CT/CT-TTg, ngày 17 tháng 9 năm 2004 của Thủ

tướng Chính phủ về công tác phòng tránh lũ quét, Công văn 1564/TTg-NN ngày

12 tháng 10 năm 2005 về công tác phòng tránh lũ quét, sạt lở đất ở các tỉnh miềnnúi, Chiến lược Quốc gia về PC và GNTT đến năm 2020, trong đó phân công rõtrách nhiệm cụ thể cho các Bộ, Ngành, địa phương về phối hợp phòng tránh lũquét

Thực hiện chỉ đạo theo các văn bản trên, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên vàMôi trường đã ra Quyết định số 216/QĐ-BTNMT ngày 01 tháng 3 năm 2006 vàQuyết định phê duyệt điều chỉnh số 90/QĐ-BTNMT ngày 16 tháng 01 năm

2009 về việc phê duyệt Dự án: “Điều tra, khảo sát, phân vùng và cảnh báo khả năng xuất hiện lũ quét ở miền núi Việt Nam - Giai đoạn I” và giao Viện

Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường thực hiện

Xin giới thiệu tổng quan về dự án trên như sau:

- Phạm vi: Bao gồm 14 tỉnh miền núi phía Bắc (Hòa Bình, Sơn La, Điện

Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ, CaoBằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Quảng Ninh) đã và luôn tiềm ẩn nguy

cơ xuất hiện lũ quét

31

Trang 32

- Mục tiêu: Xây dựng tiêu chí và phân vùng khả năng xuất hiện lũ quét

cho các lưu vực sông trên vùng núi Bắc Bộ (tại 14 tỉnh vùng miền núi Bắc Bộ)

và lắp đặt thí điểm 2 hệ thống cảnh báo lũ quét tự động tại tỉnh Yên Bái

- Nội dung cơ bản của dự án:

1 Lập bản đồ phân vùng nguy cơ lũ quét cho 14 tỉnh trên bản đồ tỷ lệ1.100.000 và lập bản đồ cảnh báo ngập lụt do mưa có khả năng gây lũ quét cho

37 lưu vực sông suối thuộc 14 tỉnh nói trên trên bản đồ tỷ lệ 1:5000

2 Đề xuất các giải pháp phòng tránh lũ quét, giảm nhẹ thiệt hại

3 Xây dựng thí điểm 2 hệ thống đo mưa tự động tại chỗ thuộc tỉnh YênBái phục vụ cảnh báo khả năng xuất hiện lũ quét;

Những sản phẩm chính đã thực hiện:

1 Đã xây dựng bản đồ phân vùng nguy cơ lũ quét, tỷ lệ 1:100.000 cho 14tỉnh nói trên và bản đồ phân vùng ngập do lũ quét dòng cho 36 lưu vực sông, tỷ

lệ 1:5000 có nguy cơ lũ quét cao thuộc 14 tỉnh

2 Lắp đặt thử nghiệm 2 trạm đo mưa truyền số liệu tự động phục vụ cảnhbáo mưa lớn có khả năng gây lũ quét từ tháng 3-2007 Cho đến nay cả 2 máyhoạt động liên tục, ổn định theo tính năng đã thiết kế Hiện nay, 2 máy trên đãđược chuyển giao cho tỉnh Yên Bái để phục vụ công tác cảnh báo lũ quét chotỉnh

Tháng 12/2010, dự án trên đã được Hội đồng Đánh giá của Bộ Tài nguyên

và Môi trường nghiệm thu và đánh giá cao Hội đồng kiến nghị cần tổ chức triểnkhai dự án cho khu vực miền núi Miền Trung và Tây Nguyên - Giai đoạn 2

3 Tháng 11/2011 đã tiến hành chuyển giao sản phẩm và hướng dẫn sửdụng các loại bản đồ phân vùng nguy cơ lũ quét cho 14 tỉnh miền núi Bắc Bộ

- Đã từng bước tiếp cận bản chất của cơ chế hình thành và diễn biến lũquét có tính đặc thù trong điều kiện Việt Nam và phát hiện các nhân tố gây lũquét cho từng lưu vực sông, khu vực có điều kiện địa hình, chế độ mưa khácnhau

- Sử dụng các phương pháp thích hợp để phân tích và lập bản đồ phânvùng nguy cơ lũ quét với các tỷ lệ ngày càng chi tiết hơn từ 1:500.000.1:250.000, 1:100.000 và có một số vùng đến 1:50.000

32

Trang 33

- Đề xuất và thực hiện một số hệ thống cảnh báo lũ quét với hình thức thửnghiệm cho một số vùng, lưu vực sông như: Dự án phân vùng và triển khai thựcnghiệm hệ thống cảnh báo tại chỗ lũ quét ở các tỉnh miền núi Bắc Bộ; Dự ánphòng chống lũ quét ở lưu vực sông Nậm Pàn, Nậm La (Sơn La); Dự án Xâydựng hệ thống giám sát và cảnh báo thiên tai nhằm hỗ trợ nhanh các hoạt độngphòng chống thiên tai bằng các công nghệ hiện đại của tỉnh Hòa Bình, QuảngNinh; Dự án lắp đặt hệ thống cảnh báo mưa lớn, lũ lụt, lũ quét của các tỉnh LàoCai, Yên Bái, Hà Tĩnh, Ninh Thuận cũng đang được tiến hành triển khai.

- Trong khuôn khổ Dự án: “Điều tra, khảo sát, phân vùng và cảnh báo

khả năng xuất hiện lũ quét ở miền núi Việt Nam - Giai đoạn I”, đã thực hiện việc

chuyển giao sản phẩm và tập huấn hướng dẫn sử dụng bản đồ phân vùng nguy

cơ lũ quét các tỷ lệ 1:100.000 và 1:5000 cho 14 tỉnh miền núi Bắc Bộ Các bản

đồ này là công cụ hỗ trợ hữu ích cho các địa phương trong công tác quy hoạch

sử dụng đất và cảnh báo nguy cơ xuất hiện lũ quét hàng năm trên địa bàn mỗitỉnh

có thể lập bản đồ phân vùng nguy cơ lũ quét chi tiết (trừ 36 lưu vực sông thuộc

14 tỉnh miền núi Bắc Bộ đã thực hiện trong Giai đoạn 1), trong khi địa điểm gây

lũ quét phần lớn ở mức quy mô cấp xã, bản

- Các bản đồ lũ quét chủ yếu được xây dựng trên cơ sở các dữ liệu lịch sử,chưa xây dựng được hệ thống bản đồ động được tích hợp trên nền GIS phục vụcông tác cảnh báo lũ quét một trong những vấn đề quan trọng và then chốt củacông tác phòng chống thiên tai ở nước ta hiện nay

Do vậy, để trợ giúp cho công tác phòng tránh lũ quét trên quy mô toànquốc, trên cơ sở các kinh nghiệm thu được từ dự án trong Giai đoạn 1 và các dự

án, đề tài NCKH khác, rất cần thiết tổ chức thực hiện một dự án tương tự trong

đó, một mặt xây dựng bản đồ phân vùng nguy cơ lũ quét chi tiết hơn, mặt khác

chú trọng xây dựng thí điểm hệ thống cảnh báo lũ quét cho một số khu vực có

nguy cơ lũ quét cao làm cơ sở tiến tới cảnh báo, dự báo trên toàn khu vực cónguy cơ lũ quét ở nước ta

Trang 34

lũ quét; Xây dựng được hệ thống thí điểm phục vụ cảnh báo cho các địa phương

có nguy cơ cao xảy ra lũ quét phục vụ công tác quy hoạch, chỉ đạo điều hànhphòng tránh thiên tai thích ứng với biến đổi khí hậu

5.2 Mục tiêu cụ thể:

1) Xây dựng được bản đồ phân vùng hiện trạng và nguy cơ lũ quét tỷ lệ 1:50.000 cho 23 lưu vực sông chính bao gồm 19 tỉnh, thành phố thuộc khu vực Miền Trung và Tây Nguyên và bản đồ nguy cơ ngập do lũ quét nghẽn dòng, tỷ lệ 1:5000 cho các khu vực đông dân cư, trung tâm kinh tế-xã hội.

2) Đề xuất được các giải pháp công trình, phi công trình phục vụ việc phòng, tránh lũ quét cho các khu vực Miền Trung và Tây Nguyên.

3) Xây dựng được hệ thống thí điểm cảnh báo lũ quét cho 03 lưu vực sông tiêu biểu ở khu vực Miền Trung và Tây Nguyên.

6 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA DỰ ÁN

6.1 Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của dự án theo đơn vị lưu vực sông và phân chia

về đơn vị tỉnh để phục vụ quản lý cho địa phương.

- Do đặc điểm lũ quét Miền Trung và Tây Nguyên, các dạng lũ quét cần

nghiên cứu là lũ quét sườn dốc và lũ quét nghẽn dòng.

Lũ quét sườn dốc: Là dạng lũ quét hình thành ở các sườn dốc (núi) có

kèm theo sạt lở đất gây dòng bùn đá trên sườn dốc và ở khu vực thung lũngsông Dạng lũ quét này hình thành khi gặp tổ hợp các điều kiện bất lợi nhất cótính bất ngờ, tập trung nhanh, sức tàn phá lớn Quy mô ảnh hưởng của dạng lũquét này ở phạm vi nhỏ, cục bộ ở quy mô bản, xã

Dạng lũ quét này là đối tượng để lập bản đồ phân vùng nguy cơ lũ quétnền, tỷ lệ 1:5000 theo lưu vực sông chính và được quy về ranh giới hành chỉnhmỗi tỉnh

Lũ quét nghẽn dòng: lũ hình thành do mưa kết hợp các tổ hợp bất lợi về

điều kiện mặt đệm (địa hình, địa mạo, lớp phủ ) sinh ra lũ kéo theo bùn đá trêncác lưu vực, dòng chảy lũ truyền rất nhanh dọc sông, gây ra những tàn phá bấtngờ và nghiêm trọng ở vùng hạ lưu mà nó tràn qua

Dạng lũ quét này có bao gồm tổ hợp các dạng lũ quét lũ quét sườn ở cácsông, suối nhỏ khu vực thượng lưu Trong điều kiện đặc thù của lưu vực sông,dạng lũ quét này có bao gồm các dạng lũ quét thành phần xảy ra đồng thời haychỉ 1 trong các dạng sau đây:

- Lũ quét do nghẽn dòng tự nhiên (do lòng sông thu hẹp đột ngột, uốnkhúc qua các khe núi hẹp, )

- Lũ quét vỡ dòng tự nhiên (xói, sạt lở lòng dẫn làm tràn ngập bờ sông dodòng bùn cát có năng lượng lớn),

34

Trang 35

- Lũ quét vỡ dòng nhân tạo (vỡ đê, đập, hồ chứa).

Dạng lũ quét nghẽn dòng là đối tượng để lập bản đồ phân vùng nguy cơngập nước , tỷ lệ 1:5000 ở các nhánh sông nhập lưu

6.2 Tiêu chí chọn lưu vực sông để lập bản đồ ngập do lũ quét nghẽn dòng

1) Khu vực đông dân cư, trung tâm kinh tế - chính trị cho một khu vực (xã,huyện), vùng biên giới cần bảo vệ

2) Có tính điển hình về tác động thường xuyên của lũ quét, là nơi xảy ra cáctrận lũ quét gây thiệt hại nặng nhất trong khu vực (tỉnh, huyện) để nghiên cứuthí điểm với mục đích nhân rộng cho các khu vực khác

3) Chưa có hệ thống cảnh báo lũ, lũ quét Công tác phòng tránh thiên tai còn

bị động lúng túng khi diễn biến lũ, lũ quét bất ngờ

4) Khu vực nghiên cứu nằm trọn trong một lưu vực sông rất phù hợp vớinghiên cứu quy luật hình thành chế độ khí tượng thủy văn đặc thù là nhân tốảnh hưởng trực tiếp gây lũ, lũ quét, sạt lở đất

5) Có tài liệu bản đồ địa hình nền và các bản đồ phân vùng các nhân tố đất, sửdụng đất tỷ lệ tối thiểu 1:50.000 đối với vùng ảnh hưởng, 1:25.000, 1:10.000đối với vùng lập bản đồ phân vùng cho mỗi tỉnh, 1:5000 đối vùng vùng tậptrung dân cư mật độ cao và các khu vực chính trị - kinh tế quan trọng

6) Địa phương sẵn sàng đón nhận, hợp tác và sử dụng hiệu quả kết quả của dự

án sau khi chuyển giao

7) Về mặt diện tích, phạm vi lưu vực sông chấp nhận được trong điều kiệnkinh phí đầu tư có hạn Nếu chọn lưu vực rộng (như đơn vị tỉnh) sẽ không thểthực hiện dịch vụ tư vấn để đảm bảo chi phí cho khảo sát, thu thập số liệu cơbản, xây dựng các bản đồ chuyên dụng,…

6.3 Phạm vi dự án

6.3.1 Phạm vi các lưu vực sông chính

Phạm vi của Dự án là khu vực Miền Trung và Tây Nguyên Phạm vinghiên cứu phân vùng nguy cơ lũ quét theo các lưu vực sông chính thuộc địabàn 19 tỉnh

Các lưu vực sông trong khu vực Dự án gồm 23 hệ thống lưu vực sông

chính, cụ thể:

1 Lưu vực sông Mã – Chu (Thanh Hóa)

2 Lưu vực sông Cả (Nghệ An)

3 Lưu vực sông Ngàn Phố - Ngàn Sâu (Hà Tĩnh)

4 Lưu vực sông Kiến Giang, Gianh (Quảng Bình)

5 Lưu vực sông Bến Hải ( Quảng Trị)

6 Lưu vực sông Quảng Trị - Thạch Hãn ( Quảng Trị)

7 Lưu vực thượng lưu sông Hương – Bồ (Thừa Thiên – Huế)

8 Lưu vực sông Cầu Đỏ (TP Đà Nẵng)

9 Lưu vực thượng lưu sông Vu Gia – Thu Bồn (Quảng Nam)

10 Lưu vực sông Trà Bồng (Quảng Ngãi)

35

Trang 36

11 Lưu vực sông Trà Khúc (Quảng Ngãi)

12 Lưu vực sông Vệ (Quảng Ngãi)

13 Lưu vực sông Lại Giang (Bình Định)

14 Lưu vực sông Kôn – Hà Thanh (Bình Định)

15 Lưu vực Kỳ Lộ (Phú Yên)

16 Lưu vực sông Ba (Phú Yên, Gia Lai)

17 Lưu vực sông Cái Nha Trang (Khánh Hòa)

18 Lưu vực sông Cái – Dinh (Ninh Thuận)

19 Lưu vực sông Lũy (Bình Thuận)

20 Lưu vực sông Cái Phan Thiết (Bình Thuận)

21 Lưu vực sông Sê San (Kon Tum, Gia Lai)

22 Lưu vực sông Xrepok ( Đấc Lắk, Đắc Nông, Lâm Đồng)

23 Lưu vực thượng lưu sông Đồng Nai (Lâm Đồng)

6.3.2 Danh mục các tỉnh trong khu vực dự án

Về đơn vị hành chính cấp tỉnh, phạm vi của Dự án bao gồm 19 tỉnh sau:

a) 14 tỉnh thuộc Miền Trung: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng

Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, TP Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.

b) 5 tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên: Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắk, Đắk

Tổng diện tích các lưu vực sông nhánh: 37621,32 km 2, trong đó diện tích

cần đo vẽ địa hình tỷ lệ 1:5000 là 1684,77 km để lập bản đồ ngập do lũ quét 2

nghẽn dòng cho các vùng dân cư, trung tâm kinh tế- xã hội có nguy cơ lũ quétcao

Xem bản đồ vị trí 58 lưu vực sông nhánh trong Phụ lục 3

6.3.4 Danh mục các lưu vực sông lập hệ thống cảnh báo lũ quét thí điểm

Trong số 58 lưu vực sông nhánh nêu trên, chọn 3 lưu vực sông sau đây đểlập hệ thống cảnh báo lũ quét điển hình cho 3 khu vực Bắc Trung Bộ, Trung vàNam Trung Bộ và Tây Nguyên

1. Lưu vực sông Ngàn Phố ( huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh, F lưu vực 379,8

36

Trang 37

km2 cho khu vực Bắc Trung Bộ;

2. Lưu vực sông Trà Bồng (huyện Trà Bồng, Bình Sơn), tỉnh Quảng Ngãi,

F lưu vực: 583,2 km2 cho khu vực Trung và Nam Trung Bộ;

3. Lưu vực sông Sông Dak M drah (huyện Cư M’Gar), tỉnh Đăk Lăk, Flưu vực: 285,2 km2 cho khu vực Tây Nguyên

37

Trang 38

Bảng 2: Thống kê danh mục các lưu vực sông nhánh lập bản đồ ngập do lũ quét nghẽn dòng thuộc 23 lưu vực sông chính

F lưu vực (km 2 )

Diện tích (km 2 ) đo 1:5000

Hệ thống cảnh báo lũ quét thí điểm

1 Thợng nguồn sôngMã Thanh Hoá Mường Lát Xóm Chung, Bản Máu, XómKhám 1524 36,51

2 Sông Luông Thanh Hoá Quan Hoá Làng chiêng, Nam Tân 894,4 34,56

4 Suối Nậm Niêm Thanh Hoá Quan Sơn Chòm Xày, Chòm Can 486,6 19,04

5 Sông Cao Thanh Hoá Thờng Xuân Làng Tu, Làng My, ChòmĐóng 325,8 21,55

7 Suối Nậm Quang Nghệ An Quế Phong Bản Đại, Bản Cao, BảnHồng 602,3 31,22

8 Suối Nậm Rong Nghệ An Quỳ Châu Bản Đôm, Bản Ban, DiênLãm 353,6 22,84

Liên Tân, Làng Mun, Làng

10 Suối Huổi ChàLạp Nghệ An Tương Dương Bản Can, Ba Xốp Nậm 300,5 17,72

13 Sông Ngàn Phố Hà Tĩnh Hương Sơn Kim Cương, Biên Phòng 379,8 22,2 Lập hệ thốngcảnh báo

38

Trang 39

STT Tên lưu vực sôngnhánh Tỉnh Huyện Xã

F lưu vực (km 2 )

Diện tích (km 2 ) đo 1:5000

Hệ thống cảnh báo lũ quét thí điểm

14 Suối Nậm Trươi Hà Tĩnh

Hương Khê Kim Thọ, xóm Kiều, Kim

16 Sông Ngàn Sâu Hà Tĩnh Hương Khê

Khả Vơng, La Khê, Thanh

17 Sông Rào Nậy Quảng Bình Minh Hoá Trung Ninh, Đồng Lệ, TamĐa 1338 59,56

18 TL sông Long Đại Quảng Bình Quảng Ninh Bến Tiên, Nước Đắng 1366 61,74

19 TL sông KiếnGiang Quảng Bình Lệ Thuỷ Còn Cúng, Xóm Bang 442,4 28,47

20 Sông Quảng Trị Quảng Trị

Hướng Hoá, Đak Rông Ka lu, Chân Ro, Xuân Lâm 519,2 31,93

21 Sông Đak Rông Quảng Trị Đak Rông Ta Liêng, Tà Rec, Vực Leng 762,1 41,22

24 TL sông Tả Trạch TT Huế Nam Đông La Vần, La Hồ, Ba Dớt 483,9 27,87

25 Sông nhánh TuýLoan Đà Nẵng Hoà Vang

Đại La, Phú Hạ, Hoà

27 Sông Tranh Quảng Nam Trà My Hậu Đức, Tân Hiệp, MơngRon2 1682 72,18

28 Sông Trà Bồng Quảng Ngãi Trà Bồng, Bình Phú Tài, Mỹ Lộc, An Điền 583,2 34,64 Lập hệ thống

39

Trang 40

STT Tên lưu vực sôngnhánh Tỉnh Huyện Xã

F lưu vực (km 2 )

Diện tích (km 2 ) đo 1:5000

Hệ thống cảnh báo lũ quét thí điểm

Sơn Hà, Sơn Tây

Làng Man, Làng Lô, Hàng

30

Sông Dak Ley,

34 Sông Dak Bla Kon Tum

TX Kon Tum, Kon Plông Kon Mo Nang, Kon Túc 3247 56,28

36

Sông Dak Kron

37 Sông An Lão Bình Định An Lão Xuân Phong, Tân xuân,Long Khánh 565,8 21

39 TL sông Ba(2) Gia Lai An Khê Cửu Định, An Tân, An Dân 361,3 21,78

40 Sông ia Ayun Gia Lai Măng Yang Lang Dek,Plei a chong, KonDong 1639 54,71

42 Sông Cái Phú Yên Đồng Xuân Long Thắng, Phú Sơn, ĐồngHui 1607 46,96

40

Ngày đăng: 18/06/2015, 19:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w