Ban QLRPH Hòa Bắc - Hòa Nam xây dựng hồ sơ báo cáo kinh tế - kỹ thuật thiết kế trồng rừng sản xuất trên diện tích cải tạo rừng nghèo kiệt năm 2012, như sau: 1 Tên dự án: Trồng rừng sản x
Trang 1UBND HUYỆN DI LINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
BAN QLRPH HÒA BẮC - HÒA NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
_
HỒ SƠ
THUYẾT MINH DỰ ÁN LÂM SINH
HẠNG MỤC THIẾT KẾ TRỒNG RỪNG TRÊN DIỆN TÍCH CẢI TẠO RỪNG NGHÈO NĂM 2012
Nguồn vốn: Ngân sách Tỉnh năm 2012.
ĐƠN VỊ: BAN QLRPH HÒA BẮC – HÒA NAM.
Tháng 6 năm 2012
Trang 2UBND HUYỆN DI LINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
BAN QLRPH HÒA BẮC - HÒA NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
_
BÁO CÁO KINH TẾ - KỸ THUẬT
THIẾT KẾ TRỒNG RỪNG TRÊN DIỆN TÍCH CẢI TẠO RỪNG NGHÈO NĂM 2012
Nguồn vốn: Ngân sách Tỉnh năm 2012.
Xã Sơn Điền: Tiểu khu 687A.
Diện tích: 66,87 ha.
Loài cây trồng: Thông 3 lá.
Mật độ trồng: 2.220 cây/ha.
ĐƠN VỊ: BAN QLRPH HÒA BẮC – HÒA NAM
BAN QLRPH
Trang 3UBND HUYỆN DI LINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
BAN QLRPH HÒA BẮC - HÒA NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
_
Số: /TT-BQLR Hòa Bắc, ngày tháng 6 năm 2012
TỜ TRÌNH
V/v đề nghị phê duyệt dự án lâm sinh Hạng mục thiết kế trồng rừng trên diện tích cải tạo rừng tự nhiên nghèo năm 2012.
Kính gửi: - Sở Kế hoạch và đầu tư Lâm Đồng;
- Sở Nông nghiệp và PTNT Lâm Đồng.
- Chi cục lâm nghiệp.
- UBND huyện Di Linh.
Căn cứ Quyết định số 2743/QĐ-UBND, ngày 02/12/2011 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc giao chỉ tiêu kế hoạch kinh tế – xã hội năm 2012;
Căn cứ Quyết định số 328/QĐ-SNN, ngày 06/4/2012 của Sở Nông nghiệp và PTNT Lâm Đồng về việc phê duyệt phương án cải tạo rừng tự nhiên nghèo để trồng rừng kinh
tế năm 2012;
Căn cứ hồ sơ thiết kế và Quyết định số 334/QĐ-SNN, ngày 10/4/2012 của Sở Nông nghiệp và PTNT Lâm Đồng về việc phê duyệt, cấp phép khai thác tận dụng lâm sản trên hiện trường cải tạo rừng tự nhiên nghèo để trồng rừng kinh tế năm 2012
Ban QLRPH Hòa Bắc - Hòa Nam xây dựng hồ sơ báo cáo kinh tế - kỹ thuật thiết kế trồng rừng sản xuất trên diện tích cải tạo rừng nghèo kiệt năm 2012, như sau:
1) Tên dự án: Trồng rừng sản xuất trên diện tích cải tạo rừng nghèo kiệt
2) Xuất xứ hình thành dự án: Phương án trồng rừng sản xuất trên diện tích cải tạo rừng nghèo của Ban QLRPH Hòa Bắc - Hòa Nam là một phần trong kế hoạch phê duyệt phương án điều chế rừng theo Quyệt định 308/QĐ-SNN ngày 17/3/2011 của Sở Nông nghiệp và PTNT Lâm Đồng, được thực hiện theo Văn bản số 5827/UBND-LN ngày 25/10/2011 của UBND tỉnh Lâm Đồng
3) Mục tiêu: Cải tạo rừng nghèo để trồng lại rừng mới có năng suất chất lượng cao hơn, nâng cao độ che phủ của và chức năng phòng hộ của rừng; Đồng thời tạo công ăn việc làm cho người dân lao động tại địa phương, góp phần ổn định đời sống và đẩy nhanh phát triển kinh tế-xã hội của địa phương
4) Địa điểm: Xã Sơn Điền: Tiểu khu 687A
Xã Hòa Bắc: Tiểu khu 688
Thuộc huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng
5) Diện tích cải tạo trồng lại rừng: 66,87 ha.
6) Tổng mức đầu tư: 2.333.763.000 đồng.
(Hai tỷ, ba trăm ba mươi ba triệu, bảy trăm sáu mươi ba ngàn đồng)
7) Nhu cầu vốn và tiến độ giải ngân:
Nguồn vốn Tổng nhu cầu Năm 1 (2012) Năm 2 (2013) Năm 3 (2014) Năm 4 (2015)
Tổng nhu cầu vốn
(Ngân sách nhà nước) 2.333.736.000
1.170.225.00
0 468.090.000 361.098.000 334.350.000
8) Hình thức quản lý:
Trang 4Ban QLRPH Hòa Bắc - Hòa Nam hợp đồng khoán gọn cho người dân địa phương
và nghiệm thu thanh toán theo chế độ, thời gian thực hiện
9) Tiến độ thực hiện: Từ năm 2012 đến 2015 Cụ thể:
+ Năm 2012: Tận thu lâm sản và trồng rừng
+ Năm 2013 đến 2015: Chăm sóc rừng trồng và quản lý bảo vệ
Ban QLRPH Hòa Bắc - Hòa Nam kính đề nghị Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi cục lâm nghiệp và UBND huyện Di Linh sớm thẩm định và phê duyệt hồ sơ báo cáo kinh tế-kỹ thuật Trồng rừng sản xuất trên diện tích cải tạo rừng nghèo kiệt năm 2012, để đơn vị có cơ sở thực hiện
Trang 5MỞ ĐẦU
Trồng rừng và bảo vệ rừng là 2 nhiệm vụ hàng đầu của Ban QLRPH hiện nay, trong những năm qua đơn vị đã trồng gần 1.200 ha rừng tập trung, góp phần tích cực vào sự nghịêp phát triển vốn rừng và giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nhiều hộ dân địa phương, nhất là các hộ đồng bào dân tộc của 2 xã Hòa Bắc và Hòa Nam
Để thay thế một số diện tích rừng tự nhiên nghèo, không đảm bảo hiệu quả về mặt môi trường, kinh tế; Việc xử lý cải tạo diện tích rừng tự nhiên nghèo để trồng rừng kinh
tế nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai, tăng độ che phủ của rừng, góp phần phát triển kinh tế địa phương
Trên cơ sở điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và tình hình giao thông của khu vực Đơn vị xây dựng phương án thuyết minh báo cáo kinh tế - kỹ thuật trồng rừng tập trung thông 3 lá trên diện tích cải tạo rừng tự nhiên nghèo Nhằm nâng cao chất lượng của rừng thành rừng có trữ lượng gỗ cao, hiệu quả kinh tế lâu dài tại địa bàn đơn vị quản lý
Trên cơ sở phương án cải tạo rừng tự nhiên nghèo để trồng rừng kinh tế mà Công ty
Cổ phần tư vấn lâm nông nghiệp Lâm Đồng xây dựng, đã được Sở Nông nghiệp và PTNT Lâm Đồng phê duyệt tại Quyết định số 328/QĐ-SNN ngày 06/4/2012; Sau khi tổ chức khai thác tận dụng lâm sản theo Quyết định số 334/QĐ-SNN, ngày 10/4/2012 của
Sở Nông nghiệp và PTNT Lâm Đồng, Ban QLRPH Hòa Bắc - Hòa Nam xây dựng phương án trồng lại rừng cụ thể như sau:
• Nội dung bản phương án gồm có 7 phần:
Phần 1: Giới thiệu chung;
Phần 2: Điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội;
Phần 3: Hiện trạng tài nguyên rừng
Phần 4: Nội dung thiết kế kỹ thuật trồng rừng
Phần 5: Tiến độ thực hiện
Phần 6: Dự toán vốn đầu tư
Phần 7: Kết luận và kiến nghị
Trang 6Phần 1 GIỚI THIỆU CHUNG 1.Tên phương án: Trồng rừng sản xuất trên diện tích cải tạo rừng tự nhiên nghèo.
2 Xuất xứ hình thành phương án:
Phương án trồng rừng sản xuất trên diện tích cải tạo rừng nghèo của Ban QLRPH Hòa Bắc - Hòa Nam là một phần trong kế hoạch phê duyệt phương án điều chế rừng theo quyết định 308/QĐ-SNN ngày 17/3/2011 của Sở Nông nghiệp và PTNT Lâm Đồng, được thực hiện theo Văn bản số 5827/UBND-LN ngày 25/10/2011 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc trồng rừng tại Ban QLRPH Hòa Bắc - Hòa Nam
3.Mục đích:
Cải tạo rừng nghèo để trồng lại rừng mới có năng suất chất lượng cao hơn, sử dụng
có hiệu quả về tài nguyên đất rừng, đáp ứng nhu cầu sử gỗ của con người và xã hội, đồng thời nâng cao độ che phủ và chức năng phòng hộ của rừng; Đồng thời tạo công ăn việc làm cho người dân lao động tại địa phương, góp phần ổn định đời sống và đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
4.Địa điểm thực hiện phương án:
Xã Sơn Điền: Tiểu khu 687A – khoảnh 1 lô a, b; khoảnh 2 lô a, b;
Xã Hòa Bắc: Tiểu khu 688 – khoảnh 1 lô b, c, d; khoảnh 8 lô a, b, c, d
Thuộc huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng
5.Chủ đầu tư: Ban QLRPH Hòa Bắc - Hòa Nam.
6 Cơ sở pháp lý và tài liệu sử dụng:
Thông tư 69/2011/TT-BNN ngày 21/10/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc hướng dẫn thực hiện một số nội dung quy chế quản lý đầu tư xây dựng công trình lâm sinh ban hành kèm theo Quyết định 73/2010/QĐ-TTg;
Quyết định số 2743/QĐ-UBND, ngày 02/12/2011 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc giao chỉ tiêu kế hoạch kinh tế – xã hội năm 2012;
Quyết định số 328/QĐ-SNN, ngày 06/4/2012 của Sở Nông nghiệp và PTNT Lâm Đồng về việc phê duyệt phương án cải tạo rừng tự nhiên nghèo để trồng rừng kinh tế năm 2012;
Hồ sơ thiết kế và Quyết định số 334/QĐ-SNN, ngày 10/4/2012 của Sở Nông nghiệp
và PTNT Lâm Đồng về việc phê duyệt, cấp phép khai thác tận dụng lâm sản trên hiện trường cải tạo rừng tự nhiên nghèo để trồng rừng kinh tế năm 2012;
Hướng dẫn số 286/SNN-LN ngày 01/3/2012 của Sở Nông nghiệp và PTNT Lâm Đồng về việc thực hiện Thông tư số 69/2011/TT-BNNPTNT ngày 21/10/2011 của Bộ Nông Nghiệp và PTNT;
Công văn số 392/SNN-LN ngày 19/3/2012 của Sở Nông nghiệp và PTNT Lâm Đồng về việc tổ chức thực hiện kế hoạch lâm sinh năm 2012;
Quyết định số 68/2006/QĐ-UBND ngày 10/11/2006 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc phê duyệt định mức dự toán công trình lâm sinh của một số loài cây trồng rừng trên địa bàn tỉnh lâm Đồng;
Quyết định số 69/2006/QĐ-UBND ngày 17/11/2006 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc an hành bộ đơn giá dự toán công trình lâm sinh tỉnh lâm Đồng
Quyết định số 151/QĐ-NN-PTNT, ngày 13/12/1997 của Sở Nông Nghiệp và PTNT Lâm Đồng: V/v ban hành quy trình kỹ thuật gieo ươm, trồng rừng thông áp dụng trong toàn Tỉnh Lâm Đồng
Trang 7Hướng dẫn số 956/SNN-KH ngày 28/5/2012 của Sở Nông nghiệp và PTNT Lâm Đồng về việc hướng dẫn lập dự toán chi phí đầu tư xây dựng công trình lâm sinh;
Phần 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI
1 Vị trí địa lý:
Khu vực thiết kế trồng rừng sản xuất trên diện tích cải tạo rừng nghèo kiệt năm
2012 thuộc một phần tiểu khu 687A xã Sơn Điền và tiểu khu 688 xã Hòa Bắc; Lâm phần
do Ban QLRPH Hòa Bắc - Hòa Nam quản lý Gồm 02 tiểu khu, 04 khoảnh, 11 lô cụ thể như sau:
- Tiểu khu 687A gồm 2 khoảnh, 4 lô: + Khoảnh 1 gồm lô lô a, b;
+ Khoảnh 2 gồm lô lô a, b;
- Tiểu khu 688 gồm 2 khoảnh, 7 lô: + Khoảnh 1 gồm lô b, c, d;
+ Khoảnh 8 gồm lô a, b, c, d
2 Đặc điểm địa hình, đất đai, thực bì:
- Địa hình: Khu vực thiết kế trồng rừng sản xuất trên diện tích cải tạo rừng nghèo
kiệt năm 2012 thuộc địa hình sơn nguyên, nằm trong hệ thống các dãy đồi núi thấp đến trung bình, chia cắt bởi các khe và suối nhỏ Hướng dốc trải dài và thấp dần thoe hướng T6ay Bắc và Đông Nam, có độ cao tuyệt đối 1030m, độ dốc bình quân từ 15-250
- Đất đai, thổ nhưỡng: Đa số là đất Ferallit nâu vàng, nâu xám phát triển trên đá mẹ
Granit, có tầng mặt dày >1m, còn lại là dạng đất dốc tụ, tầng đất thịt tương đối dày, tỉ lệ
đá lẫn nhỏ hơn 10% nên thích hợp cho việc trồng rừng kinh tế
- Thực bì: Chủ yếu là cỏ tranh, bông đót, cây bụi, chiều cao trung bình <1,0m, phát
triển trung bình Nhìn chung xếp vào thực bì cấp II
3 Tình hình khí hậu, thủy văn và các điều kiện tự nhiên khác:
- Khí hậu: Có 2 mùa rõ rệt Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào cuối tháng
10, mưa tập trung vào tháng 7 và 8, đây là 2 tháng trồng rừng đạt hiệu quả nhất Mùa khô
từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, tháng 2 và 3 thường không có mưa, rất dễ xảy ra cháy rừng
Lượng mưa bình quân năm: 1.800 – 2.500mm
Nhiệt độ bình quân năm: 230C
Độ ẩm không khí bình quân năm: 80%
- Thủy văn: Nằm trong khu vực đồi núi thấp đến trung bình, địa hình bị chia cắt
hình thành nên các khe suối có nước chảy theo mùa và quanh năm; Hệ thống suối tất cả đều bắt nguồn từ phí Đông Bắc, chảy về hướng Tây Nam và đổ về lòng hồ Hàm Thuận
Do hệ thống sông suối nhiều, nên đường giao thông cần có nhiều cầu cống để phục vụ cho việc đi lại, đặc biệt thường hay tắt nghẽn giao thông vào mùa mưa lũ
4 Điều kiện kinh tế, xã hội và giao thông:
Khu vực thiết kế trồng rừng sản xuất trên diện tích cải tạo rừng nghèo kiệt năm
2012 thuộc xã Hòa Bắc và Sơn Điền, nơi định cư của đồng bào dân tộc K’Ho và dân kinh
tế mới, kinh tế còn nhiều khó khăn Thông qua công tác trồng rừng, chăm sóc rừng trồng tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho bà con tại địa phương Mục đích chính là nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai, tăng độ che phủ của rừng, góp phần phát triển kinh tế địa phương
Địa hình khu vực thiết kế trồng rừng có độ dốc tương đối lớn, đường giao thông hầu hết là đường lâm nghiệp đã bị hư hỏng, nên việc vận chuyển cây con gặp rất nhiều khó khăn, chủ yếu là dùng xe trâu và dùng sức người gánh, gùi
Trang 8Phần 3 HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN RỪNG
Theo hồ sơ phương án cải tạo rừng tự nhiên nghèo để trồng rừng kinh tế mà Công
ty Cổ phần tư vấn lâm nông nghiệp Lâm Đồng xây dựng, đã được Sở Nông nghiệp và PTNT Lâm Đồng phê duyệt tại Quyết định số 328/QĐ-SNN ngày 06/4/2012
Phần 4 NỘI DUNG THIẾT KẾ KỸ THUẬT TRỒNG RỪNG
1 Diện tích:
Hiện trường trồng rừng được thiết kế trên diện tích cải tạo rừng nghèo kiệt năm
2012 để trồng rừng sản xuất, tổng diện tích 66,87 ha Gồm 11 lô, 04 khoảnh, 02 tiểu khu
2 Công thức kỹ thuật cải tạo rừng tự nghèo trồng lại rừng:
Công thức kỹ thuật ký hiệu như sau: A = a - CT - Th - T09
S
Trong đó: A : là công thức kỹ thuật;
a : Tên lô;
CT : Cải tạo rừng;
Th : Loài cây trồng (Thông 3 lá);
T09 : Trạng thái rừng đưa vào cải tạo;
S : Diện tích trồng
3 Thiết kế kỹ thuật trồng rừng và chăm sóc năm trồng:
3.1 Chuẩn bị cây giống để trồng rừng:
- Giống: Đơn vị tiến hành mua hạt giống tại Công ty Cổ phần giống lâm nghiệp Tây
nguyên và hợp đồng với hộ dân địa phương triển khai gieo ươm Để đảm bảo đủ số lượng
và chất lượng cây con phục vụ trồng rừng Thông ba lá theo định chuẩn 1 kg hạt giống tương đương 10.000 cây, để đảm bảo trồng đủ 66,87 ha rừng với mật độ 2.666 cây/ha (kể
cả hao hụt và trồng dặm) cần 17,83 kg hạt giống
- Tạo cây con có bầu:
Việc tạo cây con cho khâu trồng rừng là cơ bản, quyết định đến chất lượng cây trồng sau này, cây con phải được gieo trong túi bầu và chăm sóc tại vường ươm khi đủ tiêu chuẩn xuất vườn mới đem trồng
Xử lý hạt giống: ngâm hạt giống vào nước 2 sôi 3 lạnh trong 6 giờ, vớt ra cho ráo nước, cho hạt vào trong túi vải ủ trong rơm khô, hàng ngày rửa chua 1 lần bằng nước 1 sôi 3 lạnh, tiếp tục ủ cho đến khi hạt nảy mầm 30 – 40% thì đem gieo
- Luống và thành phần ruột bầu:
Thành phần ruột bầu: Ruột bầu phải đảm bảo các nguyên liệu hỗn hợp có tỉ lệ tương đối như sau:
+ Đất thịt nhẹ pha cát: 85 – 90%
+ Đất mùn thông: 10%
+ Super lân: 0,5%
Hỗn hợp đập nhỏ trộn đều
Luống bầu: Luống bầu phải có rãnh thoát nước và cao hơn mặt đất từ 5–10cm Khi tra hạt vào bầu phải được che đậy bằng giàn che cẩn thận
- Chăm sóc cây con:
Trang 9Tưới nước: Tưới nước lã bằng thùng ô doa vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối.
Bón phân: Khi cây đã bỏ mũ từ 15 – 20 ngày, nếu thấy cây vàng thì kiểm tra các bịên pháp kỹ thuật, nếu thiếu dinh dưỡng thì bón phân theo cách sau: urê 2%, lân 6%, tưới 4 lít nước trên 1m2, cứ 15 ngày tưới 1 lần đến khi cây xanh thì thôi
* Chú ý: Sau khi bón phân phải tưới lại bằng nước lã để rửa cây, chấm dứt bón
phân 1 tháng trước khi xuất vườn
3.2 Thiết kế kỹ thuật trồng rừng:
- Loài cây trồng: Thông 3 lá (Pinus Khasya Royle);
- Phương thức trồng: Trồng thuần loại, theo hàng song song với đường đồng mức;
- Phương pháp trồng: Trồng bằng cây con, chăm sóc và hãm trong túi bầu (Túi Poly
etylen);
- Mật độ trồng: 2.220 cây/ha.
- Cự ly trồng: Hàng cách hàng 3m, cây cách cây 1,5m;
- Kích thước hố: 30x30x30 cm;
- Thời vụ trồng: Tháng 6 đến tháng 8;
- Tiêu chuẩn cây con: Cây con xuất vườn phải đạt 5-6 tháng tuổi, có chiều cao từ
15-20cm, đường kính gốc trên 2mm Thân cứng bắt đầu hóa gỗ, không sâu bệnh, sinh trưởng phát triển tốt;
- Xử lý thực bì: Sau khi khai thác tận dụng lâm sản theo phương án cải tạo rừng
xong, tiến hành xử lý thực bì toàn diện trong lô, băm nhỏ cành ngọn cây đã lấy gỗ, thời gian bắt đầu từ tháng 3 và 4, đốt sạch toàn bộ để thuận tiện cho việc cuốc hố, trồng cây
và chăm sóc cây sau này, chú ý khi đốt tránh để cháy lan vào rừng;
- Đào hố: Đào hố kích thước 30 x 30 x 30 cm, hàng đào theo đường đồng mức, cự
ly hố cách hàng 3 mét, cây cách cây 1,5 mét Đào hố trước khi trồng ít nhất là 15 ngày;
- Lấp hố: Băm nhỏ đất, nhặt bỏ hết rễ, lá cây, đá sỏi rồi lấp lớp đất mặt trước, lấp
đầy hố vun thành hình mu rùa cao hơn miện hố 5cm
- Rải cây và trồng chính: Cây trồng được vận chuyển đến tận lô trước 10 ngày để
cho cây phục hồi ổn định sau quá trình vận chuyển tiến hành trồng cây khi đất trong hố
đủ ẩm hoặc ngày có mưa, tập trung trồng vào tháng 6 đến tháng 8 Trước khi trồng phải rải cây theo hố, rải đến đâu rồng đến đó, trồng lần lượt từ trên cao xuống thấp Đặt nhẹ bầu cây vào giữa hố đã dầm đất tơi, chỉnh cây ngay ngắn, xé bỏ túi bầu, vun đất xung quanh lấp kín cổ rễ rồi ấn vhặt xung quanh tạo thành hình mâm xối để giữ ẩm và thoát nước cho cây
- Trồng dặm: Sau khi trồng cho đến khi kết thúc thời vụ trồng rừng phải thường
xuyên và kịp thời trồng dặm để đảm bảo mật độ đồng đều của rừng trồng
3.3 Chăm sóc năm trồng:
Rừng sau khi trồng cần được chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật để đạt được năng suất cao Các hoạt động chăm sóc rừng trồng được thực hiện từ năm thứ nhất đến hết năm thứ tư
- Năm thứ nhất (năm trồng): Chăm sóc 1 lần vào tháng 9-10.
Chăm sóc bằng thủ công: Phát thực bì toàn diện, dẫy cỏ băng trồng rộng 0,8-1,0m, vun xới gốc cây trồng kết hợp trồng dặm và sữa cây cho thẳng đứng
Thực bì sau khi phát phải gom ra ngoài lô hoặc băng chừa để đốt, thực bì khô đến đâu thi đốt đến đó, đốt làm nhiều lần để làm giảm vật liệu cháy nhưng tuyệt đối không làm ảnh hưởng đến cây trồng Trước khi đốt phải chuẩn bị nhân lực, phương tiện đảm bảo các biện pháp an toàn để phòng cháy lan
Làm đường ranh cản lửa xung quanh lô rộng 8-10m
Quản lý bảo vệ rừng trồng
Trang 10- Năm thứ 2: Chăm sóc 1 lần vào tháng 9-10.
Chăm sóc bằng thủ công: Phát thực bì toàn diện, dẫy cỏ băng trồng rộng 0,8-1,0m, vun xới gốc cây trồng và sữa cây cho thẳng đứng
Thực bì sau khi phát phải gom ra ngoài lô hoặc băng chừa để đốt, thực bì khô đến đâu thi đốt đến đó, đốt làm nhiều lần để làm giảm vật liệu cháy nhưng tuyệt đối không làm ảnh hưởng đến cây trồng Trước khi đốt phải chuẩn bị nhân lực, phương tiện đảm bảo các biện pháp an toàn để phòng cháy lan
Làm đường ranh cản lửa xung quanh lô rộng 8-10m
Quản lý bảo vệ rừng trồng
- Năm thứ 3: Chăm sóc 1 lần vào tháng 9-10.
Chăm sóc bằng thủ công: Phát thực bì toàn diện, tỉa bớt cành nhánh đã bị thoái hóa Chặt tỉa bớt cây cong queo sâu bệnh, sinh trưởng phát triển yếu
Làm đường ranh cản lửa xung quanh lô rộng 8-10m và gom dọn xử vật liệu cháy có trong lô rừng trồng
Quản lý bảo vệ rừng trồng
- Năm thứ 4: Chăm sóc 1 lần vào tháng 9-10.
Chăm sóc bằng thủ công: Phát thực bì toàn diện, tỉa bớt cành nhánh đã bị thoái hóa Làm đường ranh cản lửa xung quanh lô rộng 8-10m và gom dọn xử vật liệu cháy có trong lô rừng trồng
Quản lý bảo vệ rừng trồng
3.4 Quản lý bảo vệ và PCCCR:
Đối với rừng trồng đang còn ở giai đoạn chăm sóc (Giai đoạn I), hàng năm tiến hành chăm sóc và làm giảm vật liệu cháy trong lô, khi đốt phải che tủ không để cây bị cháy xém lá, thân làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây sau này; Làm đường ranh cản lửa rộng 10m xung quanh lô Bảo vệ rừng trồng tuyệt đối không bị cháy hoặc cháy lan từ khu vực rừng khác đến
Qua giai đoạn chăm sóc (giai đoạn II), tiến hành giao khóan QLBVR cho các hộ dân sống hoặc có nương rẫy gần lô rừng trồng để họ bảo quản, làm đường ranh PCCCR hàng năm
Sau khi kết thúc mùa trồng, phải lập đầy đủ hồ sơ để quản lý rừng trồng, thường xuyên theo dõi, kiểm tra để kịp thời phát hiện và áp dụng mọi biện pháp nhằm ngăn chặn lửa rừng, sâu bệnh hại, cấm chăn thả gia súc vào rừng và sự phá hoại của con người từ khi trồng đến khi khai thác chính
Phần 5 TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN
Thời vụ trồng rừng quyết định chất lượng và hiệu quả rừng trồng, nên các bước nội dung công việc trồng rừng, chăm sóc, quản lý bảo vệ và phòng cháy chữa cháy rừng trồng phải được sắp xếp và tiến hành theo đúng thời vụ Cụ thể như sau:
+ Tháng 3/2012 đến tháng 6/2012: Trình duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật; Tổ chức khai thác tận dụng lâm sản; Tiến hành xử lý thực bì đốt dọn
+ Từ tháng 6/2012 đến tháng 8/2012: Tiến hành trồng rừng
+ Từ tháng 9/2012 đến tháng 12/2012: Chăm sóc, quản lý bảo vệ và phòng cháy chữa cháy rừng trồng
+ Từ năm 2013 trở đi: Chăm sóc, quản lý bảo vệ và phòng cháy chữa cháy rừng trồng theo qui trình