1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ ĐA DẠNG NGUỒNGEN BƯỞI Ở XÃ CÁT QUẾ, HOÀI ĐỨC, TP. HÀ NỘI

28 482 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 306,97 KB

Nội dung

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ ĐA DẠNG NGUỒN GEN BƯỞI Ở XÃ CÁT QUẾ, HOÀI ĐỨC, TP. HÀ NỘI Nguyễn Khắc Quỳnh, Nguyễn Thị Ngọc Huệ và Vũ Văn Tùng1 I . Đặt vấn đề Bưởi (Citrus Grandis Osbeck) được các nhà khoa học trên thế giới khẳng định có nguồn gốc ở Châu Á như Ấn Độ, Đông Nam Á và Nam Trung Quốc [1], [2], [5]. Theo số liệu của Tổ chức Nông Lương của Liên hiệp Quốc (FAO) [7] sản lượng bưởi các loại đạt sản lượng cao nhất khoảng 5,3 triệu tấn/năm vào năm 2000, sau đó giảm xuống, nay còn khoảng 4,6 triệu tấn năm, tuy vậy xuất khẩu sản phẩm này không lớn, chủ yếu tiêu dùng nội địa. Ở nước ta có khá nhiều giống bưởi nổi tiếng như bưởi: Năm Roi, Da xanh, Tân Triều, Phúc Trạch, Thanh Trà, Diễn, Đoan Hùng trong đó sản phẩm của một số giống bưởi đạt chất lượng khá như Da Xanh, Năm Roi, Tân Triều đã được xuất khẩu đi nhiều nước ở Châu Á, Châu Âu và Bắc Mỹ [4]. Hiện nay những giống bưởi này đã và đang được nông dân khai thác sử dụng, không những nâng cao thu nhập cải thiện đời sống, bổ sung một loại sản phẩm hoa quả an toàn, giàu dinh dưỡng cho xã hội mà còn góp phần giữ gìn đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường thông qua khai thác sử dụng. Mặc dầu vậy, hiện nay việc bảo tồn đa dạng nguồn gen bưởi địa phương chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Một số nơi, việc mở rộng sản xuất hàng hóa chạy theo số ít giống bưởi nổi tiếng đã và đang không chỉ làm mất đi những nguồn gen địa phương quý mà còn làm giảm năng suất, chất lượng của chính giống bưởi được cho là nổi tiếng đó, điển hình như bưởi Diễn, bưởi Đoan Hùng, bưởi Phúc Trạch hiện nay. Chính vì vậy việc đẩy mạnh phát triển sản xuất gắn với việc bảo tồn đa dạng nguồn gen bưởi, đặc biệt những giống bưới địa phương có tính thích nghi cao đang là vấn đề cấp bách, rất cần sự quan tâm của các cấp, các bên liên quan. Gần đây, Trung tâm Tài nguyên thực vật, thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam khi tiến hành điều tra thu thập nguồn gen bưởi địa phương khu vực sông Đáy thuộc địa phận Hoài Đức đã phát hiện tại vùng này có sự đa dạng cao về nguồn gen bưởi địa phương, trong đó có một số nguồn gen bưởi chín sớm có phẩm chất tốt, chống chịu sâu bệnh khá rất cần được bảo tồn thông qua khai thác sử dụng. Hiện nay, tại Hoài Đức nói riêng và khu vực ngoại thành Hà Nội nói chung do áp lực về tăng dân số, đô thị hóa nhanh và quá trình mở rộng diện tích giống bưởi Diễn đang là những nguy cơ tiềm tàng làm mất đi những nguồn gen quý giá này. Nhận thức thấy nguy cơ xói mòn cũng như tiềm năng và khai thác sử dụng nguồn gen bưởi địa phương, vừa qua Hội Nông đân huyện Hoài Đức đã đệ trình lên Quỹ Môi trường toàn cầu, chương trình hỗ trợ các dự án nhỏ (GEF/GSP) tại Việt Nam dự án:“Bảo tồn và phát triển nguồn gen bưởi địa phương tại vùng sông Đáy huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội”. Dự án đã được GEF/GSP phê duyệt và bắt đầu triển khai tại xã Cát Quế, huyện Hoài Đức. Nhằm xây dựng cơ sở khoa học cho việc tư vấn kỹ thuật thiết kế và đầu tư các mô hình mục tiêu đã đề ra trong dự án, Ban điều hành (BĐH) dự án đã giao cho nhóm chuyên gia tư vấn nhiệm vụ điều tra khảo sát và đánh giá một cách toàn diện hiện trạng về đa dạng nguồn gen, tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi tại xã Cát Quế, nơi triển khai dự án. I I . Mục tiêu nghiên cứu Trung tâm Tài nguyên thực vật, VAAS 1 2.1. Mục tiêu tổng quát Bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng nguồn gen bưởi địa phương vùng sông Đáy nói chung, tại xã Cát Quế nói riêng. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Nghiên cứu đánh giá thực trạng tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi tại xã Cát Quế; - Đánh giá thực trạng đa dạng nguồn gen bưởi địa phương tại xã Cát Quế; - Xây dựng và đề xuất các giải pháp nhằm bảo tồn và phát triển bền vững nguồn gen bưởi tại địa phương. III. Phương pháp điều tra nghiên cứu Để tiến hành điều tra, nghiên cứu thực trạng đa dạng nguồn gen và tình hình sản xuất bưởi tại xã Cát Quế, một số phương pháp chủ yếu sau được sử dụng: 3.1. Điều tra chính quy: Nhóm chuyên gia biên soạn phiếu điều tra với nội dung định sẵn để phỏng vấn các hộ nông dân tổng cộng 100 phiếu tại thôn: Tháp Thượng (khu vực 7), Cát Ngòi và Tam Hợp (khu vực 8,9). Kết quả được xử lý trên phầm mềm EXCEL. 3.2. Điều tra đánh giá phi chính quy: - Đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA) với các công cụ chủ yếu như: Sơ đồ VENN, phân tích SWOT, Lịch sử phát triển nguồn gen vv. - Phỏng vấn người thạo tin (Key Informant Interview), - Phỏng vấn nhóm (Group Interview) - Quan sát đánh giá, đo đếm trực tiếp nguồn gen bưởi và vườn sản xuất IV. Kết quả và thảo luận 4.1. Tình hình cơ bản xã Cát Quế Xã Cát Quế nơi thực hiện dự án nằm về phía Tây Bắc huyện Hoài Đức, phía Bắc giáp xã Dương Liễu, Đông giáp xã Đức giang, Nam giáp xã Yên Sở. Con sông Đáy chảy qua ở phía Tây là đường phân chia ranh giới giữa xã Cát Quế với hai xã Sài Sơn (huyện Quốc Oai) và Liên Hiệp (huyện Phúc Thọ). Nói đến xã Cát Quế là người ta nghĩ ngay đến một vùng dân cư có nhiều điểm ấn tượng về di tích văn hoá, lịch sử. Các hiện vật tại Di chỉ Vinh Quang [8] thuộc xã Cát Quế nơi mà các nhà khảo cổ xác định có niên đại khoảng 3000 năm ± 150 năm đã cho thấy quá trình hình thành và phát triển lâu đời cư dân xã Cát Quế nói riêng và dân cư trong vùng nói chung. Một xã có diện tích nhỏ hẹp (410ha) nhưng có tới 4 di tích được Bộ Văn hoá xếp hạng cấp Quốc gia và một Di chỉ Văn hoá Ngàn năm, một trong những dấu ấn gắn với sự kiện ngàn năm Thăng Long, Đông Đô, Hà Nội. Xã Cát Quế được chia làm 2 miền Làng và Bãi, giới hạn bởi đê tả Đáy. Phía miền làng là thôn Xuân Thắng. Thôn Xuân Thắng được chia làm 6 cụm dân cư hành chính gồm khu vực 1, 2, 3, 4, 5, 6. Ở đây người dân sống chủ yếu bằng nghề chế biến nông sản, chăn nuôi và kinh doanh dịch vụ. Phía miền bãi có 3 thôn Tháp Thượng, Cát Ngòi, Tam Hợp. Thôn Tam Hợp được chia làm 2 khu dân cư hành chính là khu vực 8 và khu vực 9. Ở khu vực này người dân chủ yếu sống 2 dựa vào chăn nuôi lợn, chạy chợ và làm vườn. Thôn Cát Ngòi sống dựa vào nghề trồng rau, trồng cây ăn quả và một phần chăn nuôi lợn. Thôn Tháp Thượng (Khu vực 7) người dân sống nhờ vào chăn nuôi và làm vườn (chủ yếu trồng bưởi). So với miền làng, các hộ miền bãi thường có diện tích vườn tương đối cao, bình quân khoảng 700 - 1000 m2/hộ. Trước đây, vườn của họ trồng khá nhiều loại cây ăn quả như bưởi, chanh, na, chuối nhưng mức độ thâm canh hạn chế. Hiện nay, nhu cầu cây ăn quả tăng cao, nhiều hộ tích cực trồng và thâm canh giống bưởi Diễn. Tuy vậy, đất đai vùng bãi sông Đáy mầu mỡ có vẻ không thích hợp cho giống bưởi Diễn. Trong khi đó, hiện tại có một số hộ trồng giống bưởi địa phương (người dân gọi là "bưởi ta" để chỉ giống địa phương) thì thường không phải chăm bón nhiều, thậm chí chẳng phải phun thuốc trừ sâu nhưng cây vẫn cho quả khá hằng năm mà lại dễ bán hơn bưởi Diễn. Những giống bưởi địa phương ở khu vực này người dân chọn để trồng thường là những giống chín sớm, dễ chăm sóc (ít phải phun thuốc trừ sâu) và chất lượng khá. Theo điều tra ban đầu, chúng tôi đã phát hiện thấy người dân trong xã dùng 2 giống bưởi chín sớm khá thành công về lợi ích kinh tế. Hiện tại đến mùa thu hoạch những người buôn hoa quả thường đến đặt mua sau đó đem bán cho người dân nội thành Hà Nội. Trong số hai giống đó, giống bưởi Quế Dương được người dân ở đây trồng khá rộng rãi từ miền làng cho đến miền bãi do có nhiều đặc tính quý. Một số gia đình hiện đang lưu giữ những cây bưởi Quế Dương đã lâu năm như: ông Nguyễn Bách Chiến khu vực 9, ông Nguyễn Duy Hợi Khu vực 7, ông Nguyễn Duy Dần khu vực 3 miền Làng vv. Chúng tôi cho rằng những kinh nghiệm trồng và chăm sóc bưởi của người dân địa phương, kết hợp với kỹ thuật tiến bộ hiện nay sẽ góp phần quan trọng trong việc bảo tồn và phát triển nguồn gen bưởi chín sớm mà mục tiêu dự án đề cập tới. Cát Quế là một xã đất chật, người đông, có diện tích đất tự nhiên 410ha, dân số 15.800 người, diện tích đất canh tác bình quân đầu người rất thấp, khoảng 180 m2/người. Để duy trì cuộc sống ở đây nếu chỉ dựa vào khai thác tiềm năng đất đai là một điều rất khó khăn, vì thế người dân ở đây ngoài trồng trọt họ đã đa dạng hoá sinh kế bằng việc phát triển các loại ngành nghề, phát triển chăn nuôi để đảm bảo cuộc sống. Theo Báo cáo tổng kết của UBND xã Cát Quế [4], giá trị sản xuất năm 2009 toàn xã đạt 246 tỷ đồng, tăng 12% so với năm 2008. Trong đó cơ cấu kinh tế hiện nay của xã Cát Quế gồm: Nông nghiệp: 40,2%, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng: 31,3%, thương mại - dịch vụ chiếm 28,5%. Bình quân thu nhập đầu người (giá CĐ năm 1994) ước đạt 7 triệu đồng/ người/ năm, tăng 7,7% so với năm 2008, trong số hộ nghèo theo tiêu chuẩn mới là 5%. Trong sản xuất nông nghiệp, năng suất lúa hàng năm của xã đều đạt ở mức cao trong huyện, 11 tấn/ha và có số quay vòng đất 2,75 lần. Tuy vậy tỷ trọng ngành trồng trọt chỉ chiếm 19,1% tổng sản phẩm trong xã. Mấy năm trở lại đây ngành chăn nuôi ở xã Cát Quế phát triển rất mạnh, đặc biệt chăn nuôi lợn. Cũng theo số liệu của UBND xã Cát Quế số đầu lợn toàn xã đến cuối năm 2009 đã là 18.000 con. Hiện tại chăn nuôi lợn ở xã Cát Quế được coi trọng như một nghề mang lại thu nhập cao trong hộ gia đình, nó chiếm tới 32,7% giá trị tổng sản phẩm toàn xã. Nghề chăn nuôi lợn cộng vơí đàn bò khoảng 900 con trâu bò hằng năm tạo ra một lượng phân hữu cơ rất lớn không chỉ cung cấp cho sản xuất trồng trọt trong xã mà còn bán đi xã ngoài hàng trăm tấn. Chúng tôi cho rằng đây là lợi thế lớn cho việc triển khai dự án. Làng nghề xã Cát Quế hiện nay là sản xuất tinh bột sắn, đậu xanh bóc vỏ, nha thủ công, miến dong, bánh kẹo. Nghề chế biến nông sản đã giải quyết khá nhiều công ăn việc làm, mang lại thu nhập khá cao cho các hộ. Tuy vậy ô nhiễm nguồn nước đang là vấn đề thách thức lớn của các làng nghề chế biến nông sản nói chung, ở vùng miền làng xã Cát Quế nói riêng. 3 4.2.Tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi tại địa phương 4.2.1. Đa dạng nguồn gen bưởi tại xã Cát Quế Khác với những địa phương khác, khi nguồn gen bưởi có xu hướng giảm đi do thâm canh, áp lực dân số… thì ở xã Cát Quế nguồn gen bưởi địa phương lại được duy trì khá tốt đồng thời còn bổ sung thêm nhiều nguồn gen tốt từ những nơi khác về. Điều này thể hiện ở bảng 1. Qua bảng 1 cho thấy, có tới 13 nguồn gen được phát hiện ở một địa phương với diện tích không lớn. Có thể nói, đây là xã có nhiều nguồn gen bưởi nhất huyện Hoài Đức và GEF tài trợ để bảo tồn nguồn gen ở xã này là một quyết định đúng đắn. Một số nguồn gen chủ yếu hiện đang được người dân lưu giữ và khai thác khá hiệu quả tại xã Cát Quế như sau: Bảng 1: Danh sách nguồn gen bưởi ở xã Cát Quế Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra , 2010 a. Bưởi đường Quế Dương 4 TT Tên nguồn gen Vị trí nguồn gen Số cây/diện tích Nguồn gốc Thời điểm thu hoạch 1 Bưởi Quế Dương Tập trung chủ yếu ở thôn Tháp Thượng 10 ha Địa phương Tháng10 2 Bưởi Diễn Phân bố khắp các Giống bưởi đường Quế Dương có nguồn gốc ở thôn Tháp Thượng (KV7). Theo những người có tuổi trong thôn thì giống này có nguồn gốc từ hạt mọc hoang dại trong vườn cụ Trần Văn Thảo cách đây ngót 100 năm (hiện nay cây bưởi tổ đã chết). Hiện tại ở khu vực này anh Nguyễn Duy Đắc còn giữ cây chiết từ cây tổ và hiện vào khoảng 70 năm tuổi. Một cây khác có tuổi đã 55 năm nhưng vẫn khá xanh tốt và cho quả hàng năm trong vườn anh Nguyễn Bách Chiến, thuộc khu vực 8. Ngoài ra ở thôn Tháp Thượng còn có 5 cây được đánh giá là những cây có tuổi trên 45 năm và hiện vẫn cho quả hàng năm.Vừa qua, nhóm chuyên gia tư vấn đã tiến hành điều tra và xác định được 57 cây ưu tú bưởi Quế Dương (Bảng 2) phục vụ cho việc chọn cây đầu dòng vào cuối năm 2010. Cũng theo số liệu điều tra, hiện nay số lượng bưởi Quế Dương có vào khoảng 1400 cây, tương đương khoảng 10 ha, nằm ở cả miền làng và miền bãi, tuy vậy chủ yếu tập trung ở khu vực 7 (xóm Tháp Thượng). Bưởi Quế Dương có tán cây hình dù, sinh trưởng và phân cành rất mạnh ở những năm kiến thiết cơ bản. Bưởi Quế Dương có tán lá xanh đậm khá rậm rạp vì thế quả ít bị cháy xém, tuy vậy lại hay bị các loại nhện, rệp, đặc biệt rệp sáp đến cư trú hút đường của cây làm cho quả bị nhạt. Đây là một đặc điểm khá quan trọng cần lưu ý khi xây dựng mô hình bưởi theo hướng VietGAP và mô hình bưởi phát triển. Theo kết quả điều tra đánh giá cho thấy, bưởi Quế Dương có ưu điểm sau: - - - - - - - - Năng suất ổn định hơn bưởi Diễn (ít ra quả cách năm) Cây phát triển mạnh và cần ít phân bón hơn Chịu úng, chịu hạn khá hơn bưởi Diễn Chống chịu sâu bệnh khá hơn bưởi Diễn Không kén đất (cả làng và bãi đều trồng được) Chống chịu sâu bệnh khá (hơn hẳn bưởi Diễn) Tốn ít công chăm sóc Chín sớm vào lúc còn nắng nóng do vậy dễ bán Tuy vậy cũng có một số nhược điểm như: Độ ngọt kém bưởi Diễn (Trung bình Brix đạt 10-11% trong khi bưởi Diễn đạt 12-13%), quả để lâu tôm bị nát, cành hay bị chẽ đôi dẫn đến gãy cành khi quá sai quả. Qua kết quả điều tra cho thấy, hiện tại các hộ gia đình ở xã Cát Quế trồng khoảng 32% diện tích bằng giống bưởi Quế Dương, 65% bưởi Diễn và còn khoảng 3% các giống bưởi khác (Hình 1). 5 3% 32% Bưởi Diễn Bưởi Quế Dương Khác 65% Hình 1: Tỷ lệ diện tích các giống bưởi đang được trồng các hộ gia đình ở Cát Quế (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra chính quy, 2010) b. Bưởi Diễn Bưởi Diễn (có nguồn gốc ở Làng Phú Diễn, huyện Từ Liêm) được người dân Cát Quế bắt đầu trồng khoảng hơn 10 năm nay, với hai dòng lòng vàng và lòng xanh. Bưởi Diễn ở đây được trồng cả ở trong vườn và ngoài ruộng với diện tích khoảng 30 ha (theo số liệu UBND xã) bao gồm trên làng và vùng bãi. Bưởi Diễn có ưu điểm ngọt hơn, nếu thâm canh tốt có thể cho thu nhập cao hơn bưởi Quế Dương. Mặc dầu vậy, trong quá trình điều tra cho thấy có rất ít vườn bưởi Diễn được thâm canh đúng mức và cho thu nhập đều hằng năm. Có thể do một số nguyên nhân chính sau: Nguyên nhân thứ nhất : Do đất đai, đặc biệt vùng bãi thuộc loại đất phù xa màu mỡ không thích hợp với giống bưởi Diễn vốn ưa đất thịt. Chính vì thế nhiều hộ mặc dù chăm bón được rất sai quả nhưng quả lại bị “bộp” (theo cách nói của người dân địa phương), quả tuy to nhưng ăn nhạt, tôm bị khô, đôi khi phải đổ bỏ hàng đống. Nguyên nhân thứ hai : Giống bưởi Diễn rất khó điều khiển ra hoa hoặc có ra hoa thì đậu quả rất thấp, ra quả cách năm. Hiện tại có nhiều hộ ở cả làng và bãi đã trồng được chục năm tuy vẫn ra hoa hằng năm nhưng không có quả. Những hộ này hiện có tâm trạng chặt bỏ thì tiếc do vườn cây đã to đẹp mà để thì vẫn không được thu hoạch. Nguyên nhân thứ ba:Giống bưởi Diễn hay bị sâu bệnh tấn công. Theo người dân trong vùng, nếu hàng tháng mà không phun thuốc trừ sâu bệnh thì dù có quả nhưng cũng không được thu do sâu bệnh phá hoại. Những sâu bệnh hại chính là nhện đỏ, sâu vẽ bùa và bệnh loét quả. Theo số liệu điều tra, chi phí thuốc BVTV cho bưởi Diễn thường gấp 3 lần so với bưởi Quế Dương. Chính do một số trở ngại trên nên hiện người dân đang có xu hướng chuyển sang trồng những giống bưởi địa phương (Hình 2), đặc biệt giống bưởi Quế Dương do những ưu điểm đã nêu ở trên. 6 3% 48% Bưởi Diễn Bưởi Quế Dương Bưởi khác 49% Hình 2: Tỷ lệ diện tích các giống bưởi người dân mong muốn chuyển đổi (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra chính quy, 2010) c. Bưởi đường chín sớm Giống bưởi này được đưa vào trồng tại ba hộ ở xã Cát Quế vào năm 2000 gồm: ông Nguyễn Bá Toan, Nguyễn Văn Dũng và bà Lê Thị Liên thuộc khu vực 7 (thôn Tháp Thượng). Các hộ này tiếp nhận nguồn giống của một người thân mua ở vùng Diễn (Từ Liêm) về chia đều mỗi người 5 cây nhưng sau khi trồng một vài cây bị chết và hiện chỉ còn tổng cộng chỉ còn 12 cây. Gần đây người dân trong xóm đã tự nhân thêm được khoảng 100 cây. Giống bưởi này có đặc điểm nổi bật đó là tỷ lệ ra hoa đậu qủa rất cao (hơn bưởi Quế Dương), ít sâu bệnh, quả tuy nhỏ (trung bình 0,8 – 1kg) nhưng rất ngọt (Brix: 12-13), chín sớm vào giữa tháng 9 nên bán rất đắt hàng, đặc biệt khi chín màu vỏ vẫn xanh. Mặc dầu vậy, giống này cũng có nhược điểm là nhiều hạt (12-13 hạt/múi), hay rụng khi vào mùa thu hoạch. Hiện tại hàng năm tư thương về đặt mua với giá 12-13 ngàn đồng/quả. Vào chu kỳ khai thác kinh doanh ổn định (7 tuổi trở lên) mỗi cây có thể thu khoảng 2-3 triệu đồng, tính ra mỗi sào bắc bộ có thể thu nhập 25 – 30 triệu đồng. Đây là giống bưởi tốt cần khuyến khích người dân trong xã, đặc biệt vùng bãi cần phát triển dần thay thế một phần diện tích bưởi Diễn không ra quả hoặc ra quả cách năm. d. Bưởi đường Tam Hợp Giống bưởi này do các cụ của gia đình ông Nguyễn Năng Miện để lại từ cây bưởi mọc cách đây khoảng 70 -80 năm. Hiện tại gia đình ông Miện còn lưu giữ được 6 cây quanh nền nhà. Giống bưởi đường Tam Hợp có bộ lá xanh đậm và khả năng vươn cành tương tự giống bưởi Quế Dương nhưng quả nhỏ hơn (bình quân từ 1- 1,2 kg), vỏ xù xì không mịn như bưởi Quế Dương. Đặc biệt, giống bưởi này ngọt hơn bưởi Quế Dương nên giá bán cao hơn. Vụ bưởi vừa qua gia đình ông Miện bán trung bình 25 ngàn đồng/quả và cũng theo ông Miện, những năm sai quả có cây đạt 500 – 700 quả. Vừa qua một số hộ bắt đầu nhân giống bưởi này thay cho giống bưởi Diễn. 7 Đây là giống bưởi cần được đánh giá đầy đủ, chi tiết hơn để có thể có những khuyến cáo thích hợp cho bảo tồn và khai thác sử dụng nguồn gen. e. Bưởi đường Cát Ngòi Giống bưởi này do cụ Nguyễn Đình Đàn trồng từ hạt, hiện cây bưởi tổ vào khoảng 50 tuổi. Bưởi Cát Ngòi có đặc điểm là thân cành phát triển theo chiều đứng, chống chịu sâu bệnh tốt, quả nhỏ (0,7 – 1 kg), độ đường khá cao (Brix: 12), chín sớm được thị trường ưu chuộng. Hiện nay ông Nguyễn Đình Căn đã nhân được 5 sào giống bưởi này. f. Một số nguồn gen bưởi khác Trong khi một số xã trong huyện người dân ồ ạt cưa bỏ những cây bưởi địa phương để ghép vào đó giống bưởi Diễn thì người dân Cát Quế không những không phá đi giống bưởi của địa phương mà còn du nhập thêm một số giống bưởi ở nơi khác, làm phong phú thêm nguồn gen. Cũng từ Bảng 1 cho thấy, ngoài 5 nguồn gen được miêu tả ở trên còn có những nguồn gen bưởi đào ngọt rất quý. Theo các nhà khoa học ở Viện Khoa học Nông nghiệp và Thực phẩm của trường ĐH Florida (Mỹ) [5], họ đã chứng minh nước bưởi đào không chỉ giàu vitamin C mà thực tế còn tốt hơn cả nước cam, bưởi trắng, dứa, mận, nho và táo. Nghiên cứu cho thấy nước bưởi đào đứng đầu về tỉ lệ chất kali, folate, sinh tố B và magiê. Nó là nguồn vitamin C lý tưởng cũng như rất giàu caroten, tiền vitamin A (màu sắc của quả bưởi đào là do chất lycopene, 1 tiền chất tạo ra vitamin A). Không chỉ rất giàu các vi chất quý giá mà nước bưởi cũng chứa rất ít calo. Trước đó, một nghiên cứu tại Israel và Anh cho thấy ăn một quả bưởi mỗi ngày, đặc biệt là giống bưởi đào, có thể giúp tránh được bệnh tim mạch và viêm lợi bởi bưởi đào rất giàu vitamin C, có khả năng làm giảm đáng kể lượng cholesterol xấu trong máu và tăng sức đề kháng của cơ thể. Gần đây, các nhà khoa học Đại học Texas (Mỹ) đã phát hiện ra rằng, ăn nhiều bưởi đào giúp giảm tỷ lệ tế bào xương bị chết, giúp ngăn ngừa bệnh loãng xương và nhiều bệnh khác nữa. Những nguồn gen bưởi đào ở Cát Quế rất quý cần được bảo tồn thông qua dự án. Ngoài giống bưởi đường, ở xã Cát Quế một số hộ vẫn duy trì các dòng thuộc giống bưởi chua. Các hộ này cho rằng giống bưởi chua của họ ít chua, chín sớm (giữa tháng 9), luôn sai quả và đặc biệt những cây này không bao giờ phải phun thuốc BVTV. Tuy không mang lại hiệu quả kinh tế cao như bưởi đường nhưng bưởi chua mang lại giá trị sử dụng riêng mà bưởi đường không có như chín sớm, giàu vitamin C và thích hợp với phụ nữ. Qua bảng 2 cũng cho thấy người dân trong vùng có xu thế chọn những giống bưởi đường, đặc biệt bưởi đường chín sớm hơn là giống bưởi chua. Tuy vậy, theo quan điểm của nhóm chuyên gia, Trong mỗi vườn với số lượng quần thể bưởi đường nhất định cần có một số cây bưởi chua để tăng cường khả năng đậu quả của bưởi đường. Chính vì vậy, việc đưa những nguồn gen bưởi chua vào bảo tồn là cần thiết. Để bảo tồn lâu dài đa dạng nguồn gen bưởi địa phương ở xã Cát Quế cũng như một số xã khác trong huyện Hoài Đức rất cần sự quan tâm của Phòng Nông nghiệp huyện Hoài Đức, Trung tâm Tài nguyên thực vật thuộc Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam. Chúng tôi cho rằng Trung tâm Tài nguyên thực vật nên coi đây là một trong những điểm bảo tồn tại chỗ nguồn gen bưởi địa phương trong chiến lược bảo tồn tài nguyên cây trồng của quốc gia. Để làm được việc này, Trung tâm cần tham gia ngay từ đầu như một đối tác quan trọng của dự án và đảm bảo rằng những nguồn gen này sẽ được bảo tồn một cách an toàn và hiệu quản cho hôm nay và mai sau. 8 4.2.2. Thực trạng tình hình sản xuất bưởi tại xã Cát Quế a) Tình hình sản xuất bưởi ở các hộ nông dân ở xã Cát Quế  Thông tin về hộ trồng bưởi Kết quả điều tra ở bảng 2 cho thấy, tuổi chủ hộ trồng bưởi ở xã Cát Quế trung bình ở mức cao xấp xỉ 51 tuổi. Họ là những người có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất cây ăn quả nói chung và cây bưởi nói riêng. Tuy vậy, họ bị hạn chế về khả năng tiếp cận các kỹ thuật tiến bộ, cũng như sức khoẻ để thực hiện một số công việc khá nặng nhọc trong vườn như phun thuốc trừ sâu, đốn cành, đảo gốc vv. Bù lại, các hộ ở xã Cát Quế có khá nhiều lao động (trung bình 3) và đó là những lao động trẻ có trình độ học vấn khá nên họ có thể giúp chủ hộ một số công việc khó khăn. Thêm vào đó, họ sẽ là lớp người tiếp thu những kỹ thuật tiến bộ và là người kế cận làm vườn trong tương lai. Chính vì vậy, các lớp tập huấn kỹ thuật cần ưu tiên các lao động trẻ trong gia đình để họ có cơ hội áp dụng những kỹ thuật tiến bộ vào vườn gia đình. Diện tích vườn của các hộ ở thôn Tam Hợp và Cát Ngòi rộng hơn ở thôn Tháp Thượng, tuy vậy trung bình mỗi hộ có 1070 m2 đất làm (tương đương 3 sào Bắc bộ), trong đó chủ yếu trồng bưởi. Người dân 3 thôn này có diện tích trồng lúa rất thấp, hiện chỉ có một số ít diện tích ở gần chân đê phía bãi. Bảng 2: Thông tin về hộ trồng bưởi ở xã Cát Quế Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra chính quy, 2010 Trong năm 2009, thu nhập của các hộ điều tra đạt bình quân 53,51 triệu đồng/hộ trong đó có tới 34,82% thu nhập từ trồng bưởi. Thu nhập bình quân hộ cao nhất ở thôn Cát Ngòi sau đó đến thôn Tháp Thượng và sau cùng là thôn Tam Hợp. Nhìn chung, các hộ điều tra đều thuộc loại kinh tế hộ ở mức trung bình trở lên, không có hộ nghèo theo tiêu chí mới của chính phủ. Đây là yếu tố thuận lợi để các mô hình dự án thực hiện tốt các tiêu chí kỹ thuật đặt ra.  Đầu tư sản xuất bưởi bưởi Quế Dương và bưởi Diễn ở xã Cát Quế 9 Chỉ tiêu ĐVT Cát Ngòi Tháp Thượng Tam Hợp Chung Tuổi BQ của chủ hộ Tuổi 57,00 49,74 [...]... hộ thu mua bưởi Trong sản xuất nông nghiệp, bà con nông dân sản xuất hàng hoá thường lo lắng về đầu ra và sản xuất bưởi ở Cát Quế cũng vậy Tuy vậy, ở xã này đã hình thành một số người sống trong xã chuyên thu gom bưởi đem bán ra trung tâm thành phố Họ là người trong xã thậm chí là anh em họ hàng nên việc xây dựng giá cả trở nên dễ dàng hơn so với người ngoài vì thế ít xảy ra trường hợp ép giá Nhiều... hưởng trực tiếp đến sản xuất của bà con Tuy vậy, gần đây các cơ quan này đã có một số hoạt động như viếng thăm đánh giá bưởi địa phương, lấy mẫu đất giúp xác định hàm lượng các chất trong đất Điều này cho thấy các cơ quan quản lý bắt đầu quan tâm đến sản xuất bưởi, đặc biệt bưởi địa phương mà bà con đang trồng V Kết luận và kiến nghị 1 Tại xã Cát Quế có sự đa dạng cao về nguồn gen bưởi nói chung và bưởi. .. dụng và phát huy những hoạt động mà dự án mang lại (xây dựng mô hình, tập huấn, hỗ trợ vốn ) 4.3.3 Hỗ trợ các bên liên đới trong sản xuất bưởi ở xã Cát Quế Các bên liên đới có ý nghĩa quan trọng trong việc hỗ trợ những người trồng bưởi ở địa phương về nhiều mặt như kỹ thuật, đầu ra cho sản phẩm, thông tin vv Trong các buổi đánh giá và phỏng vấn các hộ gia đình tham gia trồng bưởi ở xã Cát Quế đã đánh giá. .. các mức đầu tư cho bưởi Diễn tại các hộ ở xã Cát Quế đều cao hơn so với giống bưởi Quế Dương, đặc biệt thuốc BVTV cao hơn tới hơn 3 lần Tuy vậy, thực tế điều tra cho thấy phát triển cây bưởi Diễn ở xã Cát Quế hiện nay chưa mang lại hiệu quả kinh tế cao, điều này thể hiện rõ ở Bảng 4 Bảng 4: So sánh hiệu quả đầu tư giữa bưởi Diễn và bưởi Quế Dương ĐVT: Sào BB Chỉ tiêu ĐVT Bưởi Diễn BưởiChỉ tiêu Quế Dương... bệnh hại chính trên bưởi tại địa phương Nguồn; Số liệu điều tra đánh giá PRA, 2010 4.2.3 Tiêu thụ sản phẩm Ở Cát Quế, bưởi quả đến mùa thu hoạch hầu hết các hộ bán cho tư thương trong vùng hoặc ngay trong xã Nhìn chung, những giống bưởi chín sớm như bưởi Quế Dương, bưởi đường da xanh thi tiêu thụ khá dễ dàng, trong khi bưởi Diễn còn phải tuỳ vào chất lượng Năm 2008 có một số hộ trồng bưởi Diễn không bán... phương ở xã Cát Quế nói riêng và khu vực sông Đáy thuộc địa bàn Hà Nội nói chung là đô thị hoá và biến đổi khí hậu Để vượt qua những nguy cơ thách thức này đòi hỏi không chỉ cố gắng của cộng đồng mà cần có sự hỗ trợ của các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách của xã, huyện, Thành phố, các Viện nghiên cứu và các tổ chức quốc tế 19 3 Sản xuất bưởi thương mại đang trở thành nguồn thu nhập đang kể... đình vùng bãi xã Cát Quế Các hộ đã quan tâm đầu tư vào sản xuất bưởi mang tính thương mại cao Tuy vậy, các hộ trồng bưởi ở đây vẫn còn gặp nhiều vấn đề khó khăn đặc biệt về mặt kỹ thuật như sâu bệnh, tỷ lệ đậu quả thấp rất cần có sự giúp đỡ của các cơ quan chuyên môn như các Viện nghiên cứu 4 Trong số các giống bưởi đang được trồng ở xã Cát Quế hiện nay thì giống bưởi Quế Dương được đánh giá không chỉ... trong khi bưởi Diễn đang bị chặt dần do hiệu quả thấp Hiện nay đối với thị hiếu tiêu dùng ở người Hà Nội và các vùng lân cận muốn mua bưởi đường có độ đường cao, vì vậy nâng cao độ đường của bưởi có ý nghĩa rất quan trọng Kết quả điều tra cho thấy độ đường bưởi Quế Dương và bưởi Diễn ở vùng bãi xã Cát Quế đều thấp Điều đó cũng cho thấy một tồn tại đáng chú ý là lượng Kali các hộ bón cho bưởi còn thấp... trong việc bảo tồn đa dạng và phát triển giống bưởi địa phương ở xã Cát Quế 4.3.1 Điểm mạnh, yếu, cơ hội và nguy cơ thách thức trong bảo tồn và phát triển nguồn gen bưởi địa phương Sâu bệnh Trong quá trình điều tra, để tìm hiểu những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ T1 thách thức, từ đó tìm ra những biện pháp nhằm bảo tồn và phát triển những nguồn gen bưởi địa phương ở xã Cát Quế,T2 chúng tôi sử... khi giá trị sản xuất đạt được chỉ cao hơn có 5,65% Do vậy thu nhập hỗn hơp trong sản xuất bưởi Diễn thấp hơn so với bưởi Quế Dương 1,33% và hiệu quả trên một đồng vốn chỉ cho thu nhập 5,86 đ so với bưởi Quế Dương là 10,60 đ Mặc dù vậy, bưởi Diễn năm cho thu hoạch, năm không trong khi bưởi Quế Dương cho thu nhập hằng năm Điều này cho thấy vì sao bưởi Quế Dương thì người dân Cát Quế không chặt đi mà đang

Ngày đăng: 18/06/2015, 18:52

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w