1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀO DẠY HỌC MÔN VẬT LÝ LỚP 12 CHƯƠNG TRÌNH CƠ BẢN

18 1,5K 16

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 365 KB

Nội dung

Nguyên nhân cơ bản gây ra suy thoái, ô nhiễm môi trường là do thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của con người, cho nên việc giáo dục thế hệ trẻ, có ý thức trách nhiệm, có hành vi BVMT là một

Trang 1

Sở giáo dục và đào tạo thanh hóa trờng thpt Nga Sơn SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC BẢO VỆ MễI TRƯỜNG VÀO DẠY HỌC MễN VẬT Lí LỚP 12 CHƯƠNG TRèNH CƠ BẢN Người thực hiện : Trần Văn Dũng Chức vụ : Giỏo viờn Đơn vị cụng tỏc : Trường THPT Nga Sơn SKKN thuộc mụn: Vật Lý Năm học: 2010-2011 PHỤ LỤC A.MỞ ĐẦU……… 2

I Lý do chọn đề tài……… … 3

II Thực trạng vấn đề……… 5

B.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 6

Trang 2

PHẦN I CƠ SỞ PHÁP LÝ, CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN

CỦA VIỆC TÍCH HỢP BVMT Ở CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÝ 12 6

I Cơ sở pháp lý 6

II Cơ sở lý thuyết 7

II.1 Một số kiến thức về môi trường 7

II.1.1 Định ngĩa mô trường 7

II.1.2.Thành phần môi trường……… ……… 7

II.1.3 Phân loại môi trường 7

PHẦN II NỘI DUNG 8

I Mục tiêu của đề tài 8

I.1 Kiến thức 8

I.2 Kỹ năng 8

I.3 Thái độ 8

II Các giải pháp thực hiện 8

III Giới hạn của đề tài 8

IV Nội dung tích hợp GDBVMT ở một số bài trong chương trình vật lý 12 cơ bản 9

BÀI 10 ĐẶC TRƯNG SINH LÝ CỦA ÂM 9

BÀI 27 TIA HỒNG NGOẠI VÀ TIA TỬ NGOẠI 12

BÀI 38 PHẢN ỨNG PHÂN HẠCH 14

C KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 17

I Kết quả 17

II Bài học kinh nghiệm 18

III Kiến nghị

A MỞ ĐẦU

I Lý do chọn đề tài.

Trang 3

Ta biết rằng môi trường là nơi tồn tại, sinh trưởng phát triển, là nơi lao động, hưởng thụ và là nơi trau dồi nét đẹp văn hoá thẩm mỹ của nhân loại Chính vì vậy môi trường có vai trò rất quan trọng đối với đời sống con người Nguyên nhân cơ bản gây ra suy thoái, ô nhiễm môi trường là do thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của con người, cho nên việc giáo dục thế hệ trẻ, có ý thức trách nhiệm, có hành vi BVMT là một nhiệm vụ cấp bách của các quốc gia Ngày nay vấn đề ô nhiễm môi trường, phá vỡ cân bằng sinh thái, đã là vấn đề quan tâm chung của nhân loại, vì vậy người ta coi vấn đề môi trường là “vấn

đề toàn cầu” Tháng 10/1972, cuộc họp lần thứ 27 của Liên hợp quốc đã thông qua những đề nghị của cuộc họp môi trường và nhân loại, quy định ngày 5/6 hàng năm là “Ngày môi trường thế giới”, để người dân của các Quốc gia trên thế giới mãi mãi nhớ đến việc bảo vệ môi trường, và yêu cầu chính phủ các nước tổ chức các hoạt động vào ngày này hàng năm, nhắc nhở thế giới chú ý đến tình hình môi trường thế giới, và nêu nên những ảnh hưởng đến môi trường do hoạt động của con người, nhấn mạnh tính quan trọng của việc bảo

vệ và cải thiện môi trường chung

( Vụ nổ ở nhà máy điện hạt nhân tại tỉnh Fukushima ngày 12/3 / 2011).

Trang 4

Trên thực tế vấn đề ô nhiễm môi trường lại xảy ra ngày càng nghiêm trọng, gây thiệt hại không nhỏ đến môi trường sống của con người Đặc biệt trong thời gian vừa qua, cả thế giới biết đến nạn bùn đỏ xảy ra ngày 4/10/2010 ở Hurgary, vụ nổ nhà máy phản ứng hạt nhân nguyên tử, rò rỉ chất phóng xạ ở Nhật Bản ngày 12/3/2011 mà hậu quả không thể lường hết được hoặc phải kể đến cái chết của các sinh vật biển do tiếng ồn từ các tầu ngầm, các chiến hạm, các tàu buôn gây ra

Mực khổng lồ chết vì ô nhiễm tiếng ồn( nguồn từhttp://www.buzztin.com )

Nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục môi trường trong thập kỷ phát triển bền vững, tháng 6/1998, Bộ Chính trị BCH TW nước ta đã nhấn mạnh: Cần phải đưa vấn đề bảo vệ môi trường vào trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục môi trường (GDMT) được xem là nhiệm vụ vô cùng quan trọng của Nhà nước ta và các nước trên thế giới, bởi lẽ đó là việc làm để bảo tồn và phát triển bền vững “cái nôi của nhân loại”.Giáo dục môi trường trong nhà trường lại càng có ý nghĩa quan trọng, được xem là một trong những biện pháp hàng đầu để bảo vệ môi trường (BVMT) có hiệu quả GDMT sẽ giúp con người

có nhận thức đúng đắn về môi trường, về việc khai thác sử dụng hợp lí tài

Trang 5

nguyên thiên nhiên và có ý thức thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường Nhà trường là nơi đào tạo thế hệ trẻ, những người chủ tương lai của đất nước, những người sẽ làm nhiệm vụ tuyên truyền giáo dục sau này Nếu họ có đầy đủ những nhận thức về bảo vệ môi trường, thì từ khi đang học trên ghế nhà trường và cho đến khi ra đời, dù họ làm việc gì, ở bất cứ nơi đâu, bất kì cương vị hoạt động nào, cũng đều có thể thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường một cách có hiệu quả

Ở trường THPT, việc truyền thụ kiến thức GDMT đến học sinh thuận lợi và hiệu quả nhất vẫn là hình thức tích hợp và lồng ghép vào các môn học Bên cạnh những kiến thức từ nội dung bài học, các em còn có thể tích lũy được các kiến thức về môi trường từ đó hình thành ý thức bảo vệ, giữ gìn, kỹ năng s ống Hiện nay, nội dung này đã và đang được triển khai, phổ biến rộng rãi trong giờ học kể

cả chính khóa lẫn ngoại khóa, đặc biệt là lồng ghép trong các môn học như : Hóa, Lý, Sinh, Địa, Giáo dục công dân,

Tuy nhiên, trong thực tế cho thấy việc giảng dạy Vật lý còn mang nặng tính lí thuyết, thụ động, và chưa phù hợp với yêu cầu xã hội Chính vì vậy việc lồng ghép nội dung GDMT vào môn học này vẫn chưa được sâu sát và triệt để Vậy làm thế nào để nâng cao hiệu quả của việc lồng ghép GDMT trong bài giảng ? Đó là vấn đề mà những giáo viên dạy bộ môn Vật lý chúng tôi luôn phải đặt ra Và cũng xuất phát từ lý do trên đã thôi thúc tôi đi vào nghiên cứu đề tài:

“TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀO DẠY HỌC VẬT LÝ Ở LỚP 12 THPT CHƯƠNG TRÌNH CƠ BẢN ”.

II Thực trạng vấn đề

Từ thực trạng MT ở địa phương và ý thức gìn giữ MT của người dân chưa tốt, với tâm lý học sinh thì việc bảo vệ môi trường là của người lớn, hoặc của công ty BVMT, làm thay đổi suy nghĩ của các em nay còn khó, tạo nhận thức và thói quen còn khó khăn hơn nhiều

Đối với môn Vật lý 12 việc tích hợp lồng ghép BVMT để giáo dục là vấn

đề không đơn giản

Từ thực tiện giảng dạy kết hợp với dự giờ của các đồng nghiệp tôi nhận thấy hiện nay GV đã và đang đổi mới phương pháp dạy học thể hiện ở khâu soạn giảng và các thầy cô đã biết áp dụng giáo dục BVMT trong một số tiết dạy Tuy vậy muốn áp dụng triệt để phải cần có những biện pháp cụ thể thì hiệu quả giáo dục BVMT mới đạt kết quả tốt nhất, tuy nhiên GV còn lúng túng đặc biệt là biện pháp xây dựng câu hỏi, GV thường sử dụng những câu hỏi có sẵn, nhiều lúc chưa sát từng đối tượng HS, không kích thích được tính phát huy tự lực, sáng tạo của HS, chưa định hướng vào việc giải quyết các vấn đề hay, khó mới làm cho

HS thụ động trong việc lĩnh hội kiến thức

Trang 6

B.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

PHẦN I: CƠ SỞ PHÁP LÝ, CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TÍCH HỢP BVMT Ở CHƯƠNG

TRÌNH VẬT LÝ 12

I Cơ sở pháp lý.

Theo Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992

đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10

Điều 1 Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo

quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống,

sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên

Điều 2 Thành phần môi trường là các yếu tố tạo thành môi trường: không khí,

nước, đất, âm thanh, ánh sáng, lòng đất, núi, rừng, sông, hồ, biển, sinh vật, các

hệ sinh thái, các khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và các hình thái vật chất khác

Điều 6 Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn dân.Tổ chức, cá nhân phải có

trách nhiệm bảo vệ môi trường, thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường, có quyền và trách nhiệm phát hiện, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.Tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam phải tuân theo pháp luật Việt Nam về bảo vệ môi trường

Quan điểm giáo dục toàn diện của Đảng ta, nhận thức được tầm quan trong của việc BVMT trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, Đảng

và nhà nước ta chủ trương phát triển kinh tế đi đôi với BVMT và phát triển xã hội, đảm bảo sự phát triển bền vững của quốc gia Nhiều văn bản đã được ban hành nhằm thể chế hóa công tác BVMT, trong đó có giáo dục BVMT

II Cơ sở lý thuyết.

II.1 Một số kiến thức về môi trường.

II.1.1 Định ngĩa môi trường.

Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên

II.1.2.Thành phần môi trường

Bao gồm các yếu tố tạo thành môi trường: không khí, nước, đất, âm thanh, ánh sáng, lòng đất, núi, rừng, sông, hồ, biển, sinh vật, các hệ sinh thái, các khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và các hình thái vật chất khác

II.1.3 Phân loại môi trường.

Trang 7

Tuỳ vào mục đích nghiên cứu có thể có nhiều loại môi trường Môi trường tự nhiên, bao gồm các thành phần tự nhiên như địa hình, địa chất, đất trồng, khí hậu, nước, sinh vật…; Môi trường xã hội: Là tổng thể các mối quan hệ giữa con người với con người, định hướng hoạt động của con người theo khuôn khổ nhất định tạo thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của mọi người khác với các sinh vật khác; Môi trường xã hội thể hiện cụ thể bằng các luật lệ, thể chế, cam kết, quy định…

Ngoài ra có thể phân biệt thêm: Môi trường nhân tạo, môi trường nhà trường (bao gồm không gian trường, cơ sở vật chất trong trường như lớp học, phòng thí nghiệm, sân chơi, vườn trường, thầy – trò, nội quy nhà trường, các quy định hoạt động của các tổ chức trong nhà trường…), môi trường gia đình,

PHẦN II NỘI DUNG

I Mục tiêu của đề tài.

I.1 Kiến thức.

Giúp cho học sinh có kiến thức, phương pháp về BVMT khi học xong một

số bài Vật lý 12 Có nhận thức cao tầm quan trọng của môi trường đối với đời sống của con người

I.2 Kỹ năng.

Có kỹ năng sống, có các hành động, phát hiện, cảnh báo, dự đoán, xử lý kịp thời về vấn đề môi trường

I.3 Thái độ.

Yêu thích môn học Vật lý, bảo vệ cải tạo và phát triển môi trường, có khả năng vận động bạn bè người thân, làng xóm, có ý thức gìn giữ BVMT

II Các giải pháp thực hiện.

II.1 Trong các tiết dạy tôi lồng ghép các kiến thức BVMT một cách hợp lý, các

hình ảnh minh hoạ thực tiễn sinh động, các tình huống thực tế vào bài học, nêu gương những người sáng tạo trong việc BVMT từ đó giúp cho học sinh không bị chán nản trong bài học, hiểu bài có hứng thú trong học tập môn Vật lý, vẫn đảm bảo kiến thức Vật lý của bài đó đạt kết quả cao, thông qua đó tôi có thể giáo dục, truyên truyền cách BVMT tới học sinh

II.2 Tôi khai thác triệt để có hiệu quả các thiết bị dạy học như: Máy chiếu, đồ

dùng thí nghiệm, xem các băng tư liệu, phần mềm thí nghiệm ảo để tăng thêm tính sinh động của môn Vật lý, đồng thời tăng tính hiệu quả của việc GDBVMT

III Giới hạn của đề tài

Trang 8

Trong SKKN này tôi xin đưa ra sáng kiến GDBVMT trong chương trình Vật lý lớp 12 cơ bản cụ thể là các bài: Bài 10 Đặc trung sinh lý của âm, Bài 27 Tia hồng ngoại và tia tử ngoại, Bài 38 Phản ứng hạt nhân

IV Nội dung tích hợp GDBVMT ở một số bài trong

chương trình vật lý 12 cơ bản.

BÀI 10 ĐẶC TRƯNG SINH LÝ CỦA ÂM

Địa chỉ

tích hợp

Nội dung GDMT Mức độ

tích hợp

Ghi chú

Phần II

Độ to

- Ô nhiễm âm thanh có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người và động vật

Người thường xuyên nghe âm thanh có cường độ lớn dẫn tới tai bị ù, bị điếc

Tiếng ồn từ 35dB trở lên gây rối loạn giấc ngủ, con người làm việc trong môi trường tiếng ồn lớn thường khó tập trung, hay khó chịu, hiệu quả học tập, công việc không cao

Sự ô nhiễm tiếng ồn ở đại dương do các tàu ngầm, chiến hạm, tàu buôn góp phần bức tử sinh vật biển nghiêm trọng

- Biện pháp khắc phục

+ Trồng cây xanh xung quanh trường học, nơi làm việc, nơi ở

+ Lắp đặt các thiết bị giảm âm cho các thiết bị phát âm đặc biệt là các phương tiện giao thông cũ kỹ gây tiếng ồn lớn

+ Bản thân khi sử dụng thiết bị phát âm thì

mở đủ để nghe, không nên mở to ảnh hưởng người xung quanh

Liên hệ thực tế

Trong phần củng cố:

Giáo viên đưa thêm thông tin cho học sinh biết một số nguyên nhân gây ô nhiễm âm thanh và cách phòng tránh ( Tư liệu tham khảo )

PHIẾU HỌC TẬP.

Câu 1 Trường hợp nào trong các trường hợp sau âm thanh do các phương tiện

phát ra có cường độ âm lớn nhất

A Xe máy B Ô tô C Máy bay dân dụng D Tàu hoả.

Câu 2 Trong các cách sau cách nào không giảm thiểu tiếng ồn từ ngoài vào

trong nhà ở ?

A Dùng quạt công suất lớn thổi tiếng ồn ra ngoài.

Trang 9

B Dùng các thiết bị cách âm như rèm che cửa bằng vải, ốp xốp và vải xung

quanh tường

C Các cửa phòng phải kín và được làm bằng vật liệu cách âm tốt.

D Trồng cây xanh ở xung quanh nhà ở.

Câ 3 Hiện nay tình trạng ô nhiễm tiếng ồn do các phương tiện tham giao thông

gây ra ở các thành phố lớn rất nghiêm trong, theo em làm thế nào để giảm thiểu tình trạng trên ?

TƯ LIỆU THAM KHẢO

BÁO ĐỘNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN

Người dân tại TP HCM đang đối diện với nguy cơ suy nhược thần kinh, giảm thính lực, tăng huyết áp do phải thường xuyên chịu đựng tình trạng

"ô nhiễm tiếng ồn"

Khi đi trên các xa lộ lớn, thường giật bắn người, thậm chí phải dạt vội xe vào lề đường bởi tiếng còi hơi rát tai của các loại xe container, xe tải hay xe máy chạy tốc độ cao, nghe chói tai nhất là âm thanh xe máy cũ, xe ba bánh tự chế đi thu gom rác Đáng báo động nhất là ngay cả đêm khuya, mức độ ồn vẫn không

hề thuyên giảm, trên các con phố, các loại xe trọng tải lớn chở vật liệu xây dựng, hàng hóa chạy ầm ầm vào nội thành, tạo nên lượng âm thanh hỗn tạp có tần suất lớn Tại các công trình xây dựng các xe bồn, máy đổ bê tông, máy giầm hoạt động với âm lượng cực lớn, gây huyên náo cả khu vực Rất nhiều âm thanh, tùy theo độ lớn, “xé toang” màn đêm đô thị Nhiều loại tiếng ồn có thể tránh hoặc giảm được, nhưng đôi khi mọi người lại tự làm khổ cho nhau Vì thế, đòi hỏi ý thức của mỗi người và sự tôn trọng người khác cần phải được đề cao

Đáng báo động

TS Nguyễn Đinh Tuấn, giảng viên trường Cao đẳng tài nguyên môi trường

TP HCM, người đã có thời gian nhiều năm liền nghiên cứu về lĩnh vực này cho biết: Mức ồn của TP HCM trong những năm trở lại đây luôn cao hơn nhiều so với mức tiêu chuẩn cho phép

Trang 10

Tiếng động cơ, tiếng còi hơi của các loại xe trọng tải lớn đang làm

“điên đầu” những người tham gia giao thông Ảnh: Lê Quân

Thậm chí, mức ồn giữa ban ngày và ban đêm, giữa mùa mưa và mùa khô, của hệ thống giao thông đô thị, hay các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, các nhà hàng, khách sạn đều cao hơn mức cho phép

Tiến sĩ Phạm Tiến Dũng, Phân viện Nghiên cứu khoa học-kỹ thuật bảo hộ lao động TP HCM khẳng định: “Việc vượt quá ngưỡng cho phép, tiếng ồn rất đáng báo động Ô nhiễm tiếng ồn sẽ gây ức chế thần kinh, căng thẳng, stress cho công việc, học tập…”

Nói về giải pháp trong việc giảm ô nhiễm tiếng ồn hiện nay, ông Tuấn cho rằng cần quy hoạch thành phố ngay từ đầu, phân thành các khu công nghiệp, khu đầu mối giao thông, các khu dân cư, công sở Ở những khu công nghiệp, khu đầu mối giao thông sẽ chấp nhận tần suất âm thanh nhiều và mạnh hơn so với những vùng khác

Quy hoạch và hạn chế phương tiện giao thông gây ra tiếng ồn Bên cạnh

đó, cần xây dựng ý thức cá nhân trong việc hạn chế tiếng ồn Đối với những gia đình ở gần đường, thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn có thể trồng nhiều cây xanh, xây dựng kết cấu nhà phù hợp, có cách âm Những người thường xuyên làm việc và tiếp xúc với tiếng ồn, cần có các biện pháp bảo hộ lao động, như sử dụng nút bịt tai…

Nguồn từ: Báo đất Việt ngày 15 tháng 4 năm 2011

Ngày đăng: 18/06/2015, 18:45

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Tài liệu: Dạy học, kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình giáo dục phổ thông. (Biên sạon: Nguyễn Trọng Sửu) Khác
3. Tài liệu:Giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả thông qua một số môn học và hoạt động giáo dục NGLL ở trường trung học phổ thông.( Biên soạn: Nguyễn Sỹ Đức) Khác
4. Bài báo TS Nguyễn Đinh Tuấn, giảng viên trường CĐ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG TPHCM và báo Đất Việt Khác
5. Websie: http:// www. buzztin.com Khác
6.Tài liệu: Luật bảo vệ môt trường Việt Nam năm 1993 Khác
7.Tài liệu: Giáo dục môi trường: Nguyễn Kim Hồng Biên soạn, NXBGD 2002 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w