Mục tiêu nghiên cứu Đề tài được tiến hành nhằm mục đích tìm hiểu thực trạng sử dụng vốn FDIcủa Trung Quốc, phân tích các nhân tố tác động đến thành công của chính sách sửdụng vốn FDI của
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
Hà Nội, tháng 06 năm 2014
Trang 3MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT VỀ FDI 3
1.1 KHÁI NIỆM FDI 3
1.2 PHÂN LOẠI CÁC HÌNH THỨC FDI 3
1.2.1 Theo hình thức pháp lý 3
1.2.2 Theo quan hệ về ngành nghề giữa chủ đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư 3
1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN FDI VỚI NƯỚC NHẬN ĐẦU TƯ 4 1.4 TÁC ĐỘNG CỦA FDI ĐẾN NƯỚC NHẬN ĐẦU TƯ 4
1.4.1 FDI tạo ra nguồn vốn bổ sung quan trọng cho đầu tư phát triển nền kinh tế; góp phần làm tăng thu ngân sách quốc gia 4
1.4.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực 5
1.4.3 Phát triển nguồn nhân lực, tạo việc làm, tăng thu nhập 5
1.4.4 Có công nghệ phù hợp, đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước 5
1.4.5 Góp phần làm tăng kim ngạch xuất nhập khẩu 5
Chương 2: TÁC ĐỘNG CỦA FDI ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA TRUNG QUỐC 6
2.1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH THU HÚT FDI CỦA TRUNG QUỐC 6
2.2 NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG THU HÚT FDI CỦA TRUNG QUỐC 8
2.3 TÁC ĐỘNG CỦA FDI ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRUNG QUỐC 9 2.3.1 FDI bổ sung lượng vốn đầu tư quan trọng cho nền kinh tế 9
2.3.2 FDI thúc đẩy quá trình đổi mới và chuyển giao công nghệ 10
2.3.3 FDI đẩy mạnh giải quyết việc làm và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 11
2.3.4 FDI đẩy mạnh xuất khẩu và phát triển thương mại quốc tế 13
Chương 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ TRUNG QUỐC CHO VIỆT NAM 15
3.1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH THU HÚT FDI Ở VIỆT NAM 15
3.2 BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ TRUNG QUỐC CHO VIỆT NAM 16
3.2.1 Kinh nghiệm thu hút vốn của Trung Quốc 16
3.2.2 Vận dụng kinh nghiệm thu hút vốn FDI của Trung Quốc tại Việt Nam 17
Trang 4KẾT LUẬN 19 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 20
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Tên Tiếng Anh Tên Tiếng Việt
FDI Foreign Direct Đầu tư trực tiếp nước ngoài
OECD Organisation for Economic
Cooperation and Development
Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Pháttriển
R&D Research and Development Nghiên cứu và phát triển
TNC Transnational Corporation Công ty xuyên quốc gia
UNCTAD United Nations Conference on
Trade and Developmen
Diễn đàn Thương mại và Phát triểnLiên Hiệp quốc
Y-O-Y growth Year over year growth Sự tăng trưởng qua các năm
Trang 5DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ, BẢN
Hình 1: Xu hướng vốn FDI vào Trung Quốc năm 2013 7Hình 2: Tổng đầu tư vào tài sản cố định của các doanh nghiệp FDI vào Trung Quốc 10Hình 3: Phần trăm tỷ lệ đầu tư của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài trên tổngFDI vào Trung Quốc giai đoạn 1997 đến 2013 13Hình 4: Phần trăm tỷ lệ xuất/ nhập khẩu của các công ty có vốn đầu tư nước ngoàitrên tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Trung Quốc giai đoạn 1986-2012 14Hình 5: Tình hình thu hút vốn FDI của Việt Nam (1988 – 2012) 16
***YBảng 1: Trình độ công nghệ của Doanh nghiệp FDI ở Trung Quốc 11
PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Trung Quốc là quốc gia có diện tích rộng lớn và dân số đông nhất trên thếgiới Trong vòng chưa đầy 40 năm trở lại đây, kể từ cải cách nền kinh tế năm 1978nền kinh tế Trung Quốc đã có những biến chuyển hết sức mạnh mẽ, vươn lên trởthành nền kinh tế đứng thứ hai thế giới sau Mỹ Trung Quốc đạt được thành tựu trênchính là nhờ chính sách mở cửa, chú trọng thu hút vốn đầu tư nước ngoài Nhờ cảicách toàn diện và triệt để, tận dụng hiệu quả nguồn vốn FDI mà Trung Quốc đãthoát khỏi tình cảnh khó khăn, dần đạt những thành tựu to lớn về kinh tế
Việt Nam là đất nước láng giềng với Trung Quốc, mang nhiều nét tươngđồng về kinh tế, chính trị, xã hội Do vậy, qua việc nghiên cứu thực trạng sử dụngFDI của Trung Quốc, chúng ta có thể rút ra các bài học kinh nghiệm qua đó áp dụngcho nền kinh tế Việt Nam
Trang 6Chính vì lý do trên, nhóm chúng em đã chọn đề tài: Tác động của FDI đến
tăng trưởng của Trung Quốc và một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
2 Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài được tiến hành nhằm mục đích tìm hiểu thực trạng sử dụng vốn FDIcủa Trung Quốc, phân tích các nhân tố tác động đến thành công của chính sách sửdụng vốn FDI của Trung Quốc qua đó rút ra bài học kinh nghiệm để áp dụng chonền kinh tế của Việt Nam
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Tình hình sử dụng nguồn vốn đầu tư nước ngoài FDIcủa Trung Quốc
Phạm vi nghiên cứu: Thực trạng, nguyên nhân, các vấn đề liên quan đến tìnhhình sử dụng vốn FDI của Trung Quốc và một số khuyến nghị cho Việt Nam
- Không gian: Nền kinh tế Trung Quốc
- Thời gian: Giai đoan sau cải cách kinh tế Trung Quốc (1978 – nay)
4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thống kê và xử lý số liệu: Thu thập, tổng hợp, trình bày, số
liệu, tính toán các đặc trưng của đối tượng nghiên cứu nhằm phục vụ cho quá trìnhphân tích, dự đoán và ra quyết định
Phương pháp quan sát: Thu thập và ghi nhận thông tin cá biệt liên quan đến
đối tượng nghiên cứu
Phương pháp điều tra: Quan sát và điều tra thực tế để lấy thông tin, số liệu
cụ thể cho đề tài nghiên cứu
5 Kết cấu của tiểu luận
Tiểu luận của nhóm em bao gồm 10 trang, 6 bảng và biểu đồ Ngoài phần mở đầu
và kết luận, danh mục từ viết tắt, danh mục bảng và biểu đồ, danh mục tài liệu thamkhảo, đề tài được kết cấu thành ba chương như sau:
- Chương 1: Cơ sở lí thuyết về FDI
Trang 7- Chương 2: Tình hình thu hút FDI và tác động cuả FDI đến tăng trưởng củaTrung Quốc
- Chương 3: Đánh giá thành tựu và hạn chế của Trung Quốc trong việc thu hút
và sử dụng FDI, rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Trang 8Chương 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT VỀ FDI
1.1 KHÁI NIỆM FDI
FDI là hình thức đầu tư quốc tế trong đó chủ đầu tư của một nước đầu tưtoàn bộ hay phần đủ lớn vốn đầu tư cho 1 dự án của nước khác nhằm giành quyềnkiểm soát hoặc tham gia kiểm soát dự án đó
1.2 PHÂN LOẠI CÁC HÌNH THỨC FDI
1.2.1 Theo hình thức pháp lý
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh: văn bản kí kết giữa hai hoặc nhiều bên để tiến
hành đầu tư kinh doanh ở nước nhận đầu tư trong đó quy định trách nhiệm chia kếtquả kinh doanh cho mỗi bên mà không thành lập pháp nhân mới
- Doanh nghiệp liên doanh: là doanh nghiệp được thành lập tại nước nhận đầu
tư trên cơ sở hợp đồng liên doanh ký giữa 2 hoặc nhiều bên, trong đó có thể là hợpđồng ký kết giữa chính phủ các nước
- Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: là doanh nghiệp thuộc vốn sở hữu của
nhà đầu tư nước ngoài, do nhà đầu tư thành lập tại nước nhận đầu tư, tự quản lý vàchịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh
Ngoài ra còn có các hình thức khác như công ty cổ phần có vốn đầu tư nướcngoài, chi nhánh công ty nước ngoài tại nước nhận đầu tư
1.2.2 Theo quan hệ về ngành nghề giữa chủ đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư
- FDI theo chiều dọc: Doanh nghiệp chủ đầu tư và doanh nghiệp nhận đầu tư
nằm trong cùng 1 dây chuyền sản xuất và phân phối ra sản phẩm cuối cùng
- FDI theo chiều ngang: hoạt động FDI được tiến hành nhằm sản xuất cùng
loại sản phẩm hoặc các sản phẩm tương tự như chủ đầu tư đã sản xuất ở nước nhậnđầu tư
- FDI hỗn hợp: Doanh nghiệp chủ đầu tư và doanh nghiệp tiếp cận đầu tư hoạt
động trong các ngành nghề lĩnh vực khác nhau
Trang 9Bên cạnh đó còn có nhiều cách thức phân loại khác như phân loại theo cáchthức xâm nhập, theo định hướng của nước nhận đầu tư, theo hình thức chuyểngiao
1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN FDI VỚI NƯỚC NHẬN ĐẦU TƯ
Về môi trường nước nhận đầu tư, các nhân tố chính tác động đến khả năngthu hút FDI bao gồm:
- Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên: một nước có vị trí địa lý và điều kiện tự
nhiên thuận lợi thường hấp dẫn vốn FDI, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực công nghiệp
- Môi trường chính trị - kinh tế - xã hội: Nền chính trị có ổn định thì mới
khuyến khích thu hút FDI còn nếu có sự bất ổn nào trong đời sống kinh tế - chính trị
- xã hội cũng đều gây tác động không nhỏ đến nhà đầu tư
- Luật pháp và cơ chế chính sách: hiện nay các quốc gia đang chủ trương mở
cửa, thực hiện thông thoáng trong cơ chế chính sách để thu hút được tối đa nguồnvốn FDI nước ngoài
- Cơ sở hạ tầng: Trong đầu tư trực tiếp nước ngoài thì kết cấu hạ tầng có ảnh
hưởng quyết định đến hiệu quả sản suất kinh doanh,nhất là ảnh hưởng đến tốc độchu chuyển vốn.Hệ thống cơ sở hạ tầng bao gồm cả mạng lưới giao thông, hệ thốngthông tin liên lạc và các cơ sở dịch vụ tài chính ngân hàng
- Nguồn lực về con người: số lượng cũng như chất lượng lao động cũng là một
nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới nguồn vốn FDI
Trong đó, các nhân tố về điều kiện tự nhiên đang dần được thế chỗ bởi sựthuận lợi trong môi trường chính trị - kinh tế - xã hội, các cơ chế chính sách hayđiều kiện cơ sở hạ tầng
1.4 TÁC ĐỘNG CỦA FDI ĐẾN NƯỚC NHẬN ĐẦU TƯ
1.4.1 FDI tạo ra nguồn vốn bổ sung quan trọng cho đầu tư phát triển nền kinh tế; góp phần làm tăng thu ngân sách quốc gia
Trong thời kì mới phát triển, trình độ kinh tế cũng như GDP và GNP tínhtheo đầu người thấp vì vậy khả năng tích lũy vốn trong nội bộ nền kinh tế còn hạn
Trang 10chế Trong khi đó, nhu cầu vốn đầu tư để phát triển lại rất lớn Trong hoàn cảnh đó,đầu tư quốc tế đem lại nguồn vốn lớn từ nước ngoài chính là lời giải cho bài toánthiếu vốn đầu tư, đưa quốc gia ra khỏi vòng luẩn quẩn của sự thiếu vốn và kém pháttriển.
1.4.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực
Ngày nay, FDI đã trở thành 1 trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy sựchuyển dịch cơ cấu theo hướng tích cực ở nước nhận đầu tư Theo xu hướng hiệnnay, nguồn FDI chủ yếu tập trung vào các ngành công nghiệp và dịch vụ, vì vậy đápứng được nhu cầu phát triển các ngành này ở các nước đang phát triển
1.4.3 Phát triển nguồn nhân lực, tạo việc làm, tăng thu nhập
Nguồn vốn FDI giúp các nước đang phát triển tận dụng nguồn lao động dồidào của mình, đồng thời cũng góp phần đào tạo, nâng cao trình độ cho người laođộng Năng suất lao động của người lao động ở doanh nghiệp có vốn FDI thườngcao hơn doanh nghiệp trong nước, nhờ đó thu nhập bình quân cũng cao hơn
1.4.4 Có công nghệ phù hợp, đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Nguồn vốn FDI từ các nước phát triển thường đi kèm với quá trình chuyểngiao công nghệ, máy móc trang thiết bị Vì vậy, thu hút nguồn vốn FDI giúp cácdoanh nghiệp của nước nhận đầu tư cải tiến về công nghệ, nhờ đó góp phần đẩynhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
1.4.5 Góp phần làm tăng kim ngạch xuất nhập khẩu
Các nguồn vốn FDI chủ yếu tập trung đầu tư cho các mặt hàng, lĩnh vực liênquan đến xuất khẩu, do vậy góp phần làm tăng kim ngạch xuất nhập khẩu, thu hútngoại tệ cho nền kinh tế
Trang 11Chương 2: TÁC ĐỘNG CỦA FDI ĐẾN TĂNG TRƯỞNG
KINH TẾ CỦA TRUNG QUỐC
2.1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH THU HÚT FDI CỦA TRUNG QUỐC
Năm 1978, để thoát khỏi tình trạng kinh tế đóng suy thoái và khủng hoảng,Trung Quốc đã quyết định mở cửa nền kinh tế Theo OECD, cơ chế mở cửa trongtiến trình phát triển kinh tế của Trung Quốc có thể chia làm 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1978 – 1983: Chính sách cho Công ty Liên doanh với những ưu
đãi về thuế đã thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Trung Quốc Cũngtrong giai đoạn này, bốn đặc khu kinh tế đầu tiên của Trung Quốc (Thẩm Quyến,Châu Hải, Sán Đầu, Hạ Môn) được xây dựng, kích thích dòng vốn FDI lập tức tăngvọt ở 4 khu vực đặc khu, đặc biệt là từ Hồng Kông, Ma Cao và Đài Loan Tuynhiên, hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài vẫn bị cấm
Giai đoạn 1984 – 1991: Với thành công của 4 đặc khu trên, chính phủ tiếp
tục cho phép mở cửa nền kinh tế đối với 14 thành phố duyên hải và đảo Hải Nam(1984) Năm 1986, cải cách cho phép thành lập daonh nghiệp 100% vốn nước ngoài
ở 4 đặc khu kinh tế Tiếp sau đó là sự thành lập của các khu vực mậu dịch tự do, cáckhu công nghệ vào đầu thập niên 90 Rất nhiều lĩnh vực kinh tế bắt đầu cho phép sựtham gia của công ty nước ngoài như ngân hàng, bảo hiểm… Tất cả những thay đổitrong chính sách của Trung Quốc đã kéo theo sự bùng nổ của dòng vốn FDI
Giai đoạn từ 1992: Các đạo luật và chính sách dành cho đầu tư nước ngoài
tiếp tục được hoàn thiện, đặc biệt là “Dẫn luật cho các dự án có vốn đầu tư nướcngoài” (1995) Năm 2001, Trung Quốc trở thành thành viên của WTO, kéo theo sựxóa bỏ của rất nhiều rào cản thuế quan và phi thuế quan Thuế nhập khẩu giảm từ23% (2001) xuống còn 9,5% (2005) Vốn FDI tăng cường xuất khẩu không ngừng
đổ vào Trung Quốc, không chỉ nhằm vào các vùng kinh tế sớm mở cửa và pháttriển, mà còn tiến vào cả các khu vực duy trì chính sách đóng cửa kéo dài
Theo số liệu của Bộ Thương mại Trung Quốc, đầu tư trực tiếp nước ngoài(FDI) (không bao gồm lĩnh vực tài chính) vào nước này trong năm 2013 đã phụchồi, tăng 5,3%, đạt tổng cộng 117,6 tỷ USD, sau khi giảm 3,7%, xuống 111,7 tỷ
Trang 12USD trong năm 2012, năm mà FDI vào Trung Quốc giảm lần đầu tiên trong banăm.
Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết, FDI vào nước này đã duy trì sự phụchồi ổn định trong năm 2013, tăng trong 11 tháng liên tiếp kể từ tháng 2.Chỉ riêngtháng 12 năm 2013, nguồn vốn nước ngoài đổ vào Trung Quốc tăng 3.3 %, đạt 12,1
tỷ USD Cũng theo bộ thương mại, lần đầu tiên, lĩnh vực dịch vụ đã đóng góp hơnmột nửa số vốn đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc, chiếm 52,3% Đầu tư vàongành dịch vụ đạt 61,4 tỉ USD, tăng 14,2% Trong năm 2013, FDI từ Liên minhchâu Âu (EU) vào Trung Quốc tăng 18,1%, lên 7,2 tỷ USD, còn từ Mĩ tăng 7,1%,lên 3,3 tỷ USD
Hình 1: Xu hướng vốn FDI vào Trung Quốc năm 2013
Chú thích: Y- O-Y growth (year over year growth): sự tăng trưởng qua các năm
Nguồn: UNCTAD
Ngày 16/5, theo báo mạng CaiXin Trung Quốc, báo cáo của chính phủ TrungQuốc cho thấy, FDI vào Trung Quốc trong bốn tháng đầu năm nay đạt 40,3 tỷ USD,tăng 5% so với cùng kì năm ngoái, nhờ đầu tư từ các nước ở châu Á tăng cao Theo
Bộ thương mại nước này, riêng trong tháng 4 vừa qua, lượng FDI (không bao gồmvốn đầu tư trong lĩnh vực tài chính) đã tăng 3,4 % lên 8,7 tỷ USD (khoảng 53.589 tỷnhân dân tệ), thấp hơn con số 12,24 tỷ USD trong tháng 3 năm nay Tuy nhiên, đầu
tư trực tiếp nước ngoài vào các lĩnh vực phi tài chính của Trung Quốc giảm 12,9%xuống 25,7 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm Cũng theo Bộ Thương mại Trung Quốc,dịch vụ là lĩnh vực thu hút nhiều vốn FDI nhất Trong 4 tháng đầu năm, lĩnh vực
Trang 13này đã thu hút 22,5 tỷ USD vốn đầu tư, tăng 19,1% so với cùng kỳ năm 2013.Trong khi đó, vốn FDI vào lĩnh vực sản xuất giảm 11,4% xuống 14,5 tỷ USD.Chođến nay, hầu hết các khoản đầu tư nước ngoài vào trung Quốc là từ các nước trongkhu vực như: Nhật Bản, Thái Lan, Singapore, Đặc khu hành chính Hồng Kong vàvùng lãnh thổ Đài Loan Tuy nhiên đầu tư từ Nhật Bản đã giảm 46,8% xuống 1,6 tỷUSD, do các nhà đầu tư Nhật Bản lo ngại về tình hình căng thẳng giữa hai nước liênquan đến vấn đề tranh chấp biển đảo ở vùng Biển Đông.
2.2 NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG THU HÚT FDI CỦA TRUNG QUỐC
Quy mô thị trường: Trung Quốc là quốc gia đông dân nhất trên thế giới Do
đó, quy mô thị trường khổng lồ của nó phù hợp với tiến bộ to lớn của nó trong nềnkinh tế với tốc độ tăng trưởng trung bình nhanh chóng bao gồm lý do chính để thuhút FDI
Chính sách ưu đãi để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài của Trung Quốc:
Chính sách đáng kể nhất là giảm thuế Hơn nữa, chính phủ thông qua loại bỏ ràocản thương mại như thuế quan, hạn ngạch và thuế, cố gắng để nhận được dòng vốnFDI trong cả nước Ngoài ra, chính sách mở cửa (đặc khu kinh tế) đóng một vai trò
vô cùng quan trọng để đạt được điều này Số lượng dòng vốn FDI cũng tăng đáng
kể bởi sự mất giá của đồng tiền Trung Quốc Nhiều người cho rằng tất cả các công
ty đa quốc gia muốn nhập vào một thị trường khổng lồ như vậy Do đó, chiến lượccủa công ty thông qua toàn cầu hóa để mở rộng công ty của họ đến các nước đangphát triển nhất
Chi phí lao động rẻ: là một trong những yếu tố quyết định của dòng vốn
FDI Doanh nghiệp nước ngoài đã lợi dụng mức lương thấp ở Trung Quốc, họ đầu
tư vào đất nước này và xuất khẩu sản xuất (FDI theo định hướng xuất khẩu) Hơnnữa, thật đáng giá khi đề cập đến trình độ giáo dục của người Trung Quốc là caođối với một nước đang phát triển Vì vậy, các nhà đầu tư nước ngoài được hưởng lợinhiều hơn