Đề tài về: Giai cấp công nhân và phong trào công nhân Việt Nam từ khi ra đời cho đến năm 1930
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Trước những biến đổi to lớn của tình hình thế giới, cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ
20 CNĐQ hình thành gây chiến tranh xâm lược ở khắp mọi nơi, phong trào giải phóng dân tộc thuộc địa phát triển mạnh mẽ, thêm vào đó là cách mạng tháng 10 Nga thắng lợi và Quốc tế cộng sản ra đời càng thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa
Ở Việt Nam Thực dân Pháp thực hiện chính sách thi hành bóc lột nặng nề, chia rẽ đất nước thành miền ngược miền xuôi, thực hiện chính sách ngu dân để rễ
bề cai trị, đời sống nhân dân vô cùng cực khổ Chính sách cai trị của thực dân Pháp dẫn đến biến đổi sâu sắc trong kết cấu giai cấp trong xã hội Việt Nam, giai cấp phong kiến phân hóa thành nhiều bộ phận, bên cạnh đó xuất hiện những tầng lớp giai cấp mới như giai cấp vô sản, tư sản…
Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời từ chính cuộc khai thác thuộc địa của thực dân và ngày càng phát triển mạnh mẽ trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp Từ khi ra đời giai cấp công nhân Việt Nam từng bước chứng tỏ bản lĩnh và vai trò của mình trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và sau này là
sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội
Giai cấp công nhân nước ta có sứ mệnh lịch sử to lớn là giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiền phong là Đảng Cộng sản Việt Nam; giai cấp đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến; giai cấp tiên phong trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; lực lượng nòng cốt trong liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và độingũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng
Để làm sáng tỏ và nhận thức lại đúng đắn hơn về giai cấp công nhân là vấn
đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc Chính vì vậy mà tôi chọn đề tài “ Giai
Trang 2cấp công nhân và phong trào công nhân Việt Nam từ khi ra đời cho đến năm 1930”làm đề tài tiểu luận của mình.
2 Tình hình nghiên cứu
Với những gì mà giai cấp công nhân đã làm được trong phong trào đấu tranhgiải phóng dân tộc và đặc biệt là trong thời kỳ quá độ lên CNXH, đã chứng tỏ bảnlĩnh, vai trò, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam Với ý nghĩa và tầmquan trọng như vậy đã thu hút nhiều giới nghiên cứu trong và ngoài nước, các việnnghiên cứu, các tạp chí và đã nhiều công trình được công bố như:
“Giai cấp công nhân Việt Nam những năm trước khi thành lập Đảng”- NXB
và phong trào công nhân Việt Nam trước năm 1930
4 Nhiệm vụ của đề tài
Để đạt được mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ của đề tài cần làm rõ những vấnđề:
- Hoàn cảnh ra đời của giai cấp công nhân Việt Nam
- Khái niệm về giai cấp công nhân và công nhân Việt Nam
- Đặc điểm giai cấp công nhân Việt Nam
- Phong trào công nhân Việt Nam từ khi ra đời đến năm 1930
Trang 35 Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận sử học, chủ yếu sử dụng phương pháp luận sử học,phương pháp lịch sử, phương pháp logic, phương pháp phân tích tổng hợp…
6 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung đề tài được chia thành 2 phần:
Phần 1: Khái quát về giai cấp công nhân Việt Nam
Phần 2: Phong trào công nhân Việt Nam từ khi ra đời đến năm 1930
Trang 4NỘI DUNG
Phần 1 KHÁI QUÁT VỀ GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM
1 1 Về khái niệm giai cấp công nhân
Bàn về khái niệm giai cấp công nhân, cho tới nay, tuỳ thuộc vào lập trườnggiai cấp, thái độ chính trị, trình độ nhận thức và phương pháp tiếp cận, vẫn cònnhững ý kiến khác nhau, thậm chí trái ngược nhau
Năm 1888, trong lời chú thích cho lần xuất bản bằng tiếng Anh Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, Ph.Ăngghen viết: “Giai cấp vô sản là giai cấp những công
nhân làm thuê hiện đại, vì mất các tư liệu sản xuất của bản thân, nên buộc phải bánsức lao động của mình để sống”
Diễn đạt nêu trên về giai cấp vô sản- khái niệm giai cấp công nhân của cácnhà kinh điển được đặt trong hoàn cảnh lịch sử từ nửa sau thế kỷ XIX đến đầu thế
kỷ XX, trên cơ sở các ông đã đưa vào hai tiêu chí để phân định giai cấp công nhânvới các giai tầng xã hội khác:
Thứ nhất, về phương thức lao động, phương thức sản xuất: giai cấp công
nhân là những người (tập đoàn người) lao động trực tiếp hay gián tiếp vận hành cáccông cụ sản xuất có tính chất công nghiệp ngày càng hiện đại và xã hội hoá, quốc tếhoá cao
Thứ hai, về vị trí trong quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa (không phải trong
các quan hệ sản xuất khác): Giai cấp công nhân - giai cấp những người làm thuê thế
kỷ XIX, do không có tư liệu sản xuất, phải bán sức lao động, làm thuê cho nhà tưbản và bị nhà tư bản bóc lột giá trị thặng dư
Căn cứ vào hai tiêu chí trên, trong tác phẩm “Những nguyên lý của chủnghĩa cộng sản”, Ph Ănghen đã đưa ra định nghĩa về giai cấp vô sản: “Giai cấp vôsản là một giai cấp xã hội hoàn toàn chỉ sống dựa vào bán sức lao động của mình,tức là vào tình hình chuyển biến tốt hay xấu của công việc làm ăn, vào sự biếnđộng của cuộc cạnh tranh không gì ngăn cản nổi Nói tóm lại, giai cấp vô sản hay
Trang 5giai cấp của những người vô sản là giai cấp lao động trong thế kỷ XIX Giai cấp
vô sản là do cuộc cách mạng công nghiệp sản sinh ra”.
Phát triển học thuyết của Mác và Ph Ănghen trong Thời đại Đế quốc chủnghĩa và cách mạng vô sản, đặc biệt trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội hiệnthực, trên cơ sở quan niệm đúng và mới về giai cấp, Lênin đã bổ sung thêm những
thuộc tính mới của giai cấp công nhân Theo Lênin giai cấp công nhân: “là giai cấp thống trị về chính trị, giai cấp lãnh đạo toàn xã hội trong cuộc đấu tranh lật
đổ ách tư bản, trong sự nghiệp sáng tạo ra xã hội mới, trong toàn bộ cuộc đấu tranh để thủ tiêu hoàn toàn các giai cấp Xu hướng phát triển của giai cấp vô sản
là đi tới chỗ tự thủ tiêu mình với tư cách là giai cấp vô sản”
Hiện nay, ở các nước xã hội chủ nghĩa, hoặc ở các nước đang trên con đườngphát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, khi giai cấp công nhân đã trở thànhgiai cấp cầm quyền và là chủ sở hữu đích thực các tư liệu sản xuất chủ yếu của xãhội, thì khái niệm giai cấp vô sản theo đúng nghĩa đen của từ cũng hoàn toàn khôngcòn nữa Tất nhiên, giai cấp công nhân ở các nước này vẫn là một bộ phận của giaicấp vô sản (giai cấp công nhân) toàn thế giới Nó xoá bỏ tình cảnh vô sản, nô lệtrước đây và trở thành giai cấp có địa vị của người làm chủ Và do đó, ở các nước
tư bản chủ nghĩa cũng như các nước đang phát triển theo con đường tư bản chủnghĩa hiện nay, trên thực tế cũng không còn giai cấp vô sản theo nguyên nghĩa ởthế kỷ XIX nữa, cả về tài sản, mức sống, điều kiện sống, trình độ học vấn và trình
độ văn hoá nói chung Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, của kinh tếtri thức, giai cấp công nhân có xu hướng “trí thức hoá” để trở thành giai cấp côngnhân trí thức
Ở nước ta, khi bàn về khái niệm giai cấp công nhân, các trung tâm nghiêncứu, các nhà khoa học cũng đưa ra những định nghĩa khác nhau:
Theo các tác giả trong công trình “Một số vấn đề về chủ nghĩa Mác - Lênintrong thời đại ngày nay”, Hội đồng trung ương chỉ đạo biên soạn Bộ giáo trìnhquốc gia các bộ môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb, CTQG,
H, 1996, định nghĩa: “Giai cấp công nhân là giai cấp những người lao động hoạt
Trang 6động sản xuất trong các ngành công nghiệp thuộc các trình độ kỹ thuật khác nhau,
mà địa vị kinh tế - xã hội thì tùy thuộc vào chế độ xã hội đương thời: ở các nước tư bản, họ là những người không có hoặc về cơ bản không tư liệu sản xuất phải làm thuê cho giai cấp tư sản và bị giai cấp tư sản bóc lột giá trị thặng dư; ở các nước
xã hội chủ nghĩa, họ là những người đã cùng nhân dân lao động làm chủ những tư liệu sản xuất chủ yếu và cùng nhau hợp tác lao động cho mình”
Theo tập thể các tác giả trong cuốn giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học,Hội đồng trung ương chỉ đạo biên soạn Bộ giáo trình quốc gia các bộ môn khoa
học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb, CTQG, H, 2002, định nghĩa: “Giai cấp công nhân là một tập đoàn xã hội ổn định, hình thành và phát triển cùng với quá trình phát triển của nền công nghiệp hiện đại, với nhịp độ phát triển của lực lượng sản xuất cơ bản tiên tiến, trực tiếp hoặc tham gia vào quá trình sản xuất, tái sản xuất ra của cải vật chất và cải tạo các quan hệ xã hội; là lực lượng chủ yếu của tiến trình lịch sử quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội ở các nước
tư bản, giai cấp công ngân là những người không có hoặc về cơ bản không có tư liệu sản xuất phải làm thuê cho giai cấp tư sản và bị giai cấp tư sản bóc lột giá trị thặng dư; ở các nước xã hội chủ nghĩa, họ là người đã cùng nhân dân lao động làm chủ những tư liệu sản xuất chủ yếu và cùng nhau hợp tác lao động vì lợi ích chung của toàn xã hội trong đó có lợi ích chính đáng của bản thân họ” [12]
Hiện nay, thế giới đã bước vào nền văn minh tin học, văn minh trí tuệ, nềnvăn minh tin học Và, trong điều kiện ấy, sứ mệnh giải phóng giai cấp, giải phóng
xã hội, giải phóng triệt để con người tất yếu vẫn thuộc về giai cấp công nhân hiệnđại, tuyệt nhiên không phải vì là giai cấp nghèo khổ, thất học, không có của màchính là ở chỗ giai cấp này mang bản chất cách mạng triệt để, tiêu biểu cho lựclượng sản xuất tiên tiến, hiện đại
Xuất phát từ sự phân tích trên, GS, TS Dương Xuân Ngọc- Học viện Báo
chí- Tuyên Truyền đưa ra định nghĩa về giai cấp công nhân hiện nay như sau: Giai cấp công nhân là một tập đoàn những người lao động ra đời và phát triển gắn liền với nền sản xuất công nghiệp hiện đại, ngày càng xã hội hoá, quốc tế hoá cao và
Trang 7phát cùng với sự phát triển của nền kinh tế công nghiệp và nền kinh tế tri thức; là lực lượng sản xuất cơ bản và tiên tiến của thời đại hiện nay; là giai cấp thống trị
về chính trị, giai cấp lãnh đạo toàn xã hội trong cuộc đấu tranh lật đổ ách tư bản, trong sự nghiệp sáng tạo ra xã hội mới, trong toàn bộ cuộc đấu tranh để thủ tiêu hoàn toàn các giai cấp
Như vậy, định nghĩa về giai cấp công nhân bao hàm những nội dung sau:
Thứ nhất, giai cấp công nhân là tập đoàn những người lao động hình thành
gắn liền với nền sản xuất công nghiệp hiện đại ngày càng xã hội hoá, quốc tế hoácao Là con đẻ của nền đại công nghiệp, cùng với sự phát triển của đại côngnghiệp, giai cấp công nhân luôn có biến động cả về số lương, chất lượng và cơ cấu
Thứ hai, giai cấp công nhân hiện nay phát triển gắn liền đồng thời với sự
phát triển của nền kinh tế công nghiệp và nền kinh tế tri thức Nghĩa là, trong thờiđại mới, thời đại của khoa học và công nghệ phát triển như vũ bão và trở thành lựclượng sản xuất trực tiếp, sự phát triển của giai cấp công nhân không chỉ gắn liềnvới sự phát triển của nền kinh tế công nghiệp mà còn gắn liền với sự phát triển củanền kinh tế trí thức
Thứ ba, giai cấp công nhân trong nền kinh tế công nghiệp cũng như trong nền kinh tế tri thức luôn là lực lượng sản xuất cơ bản và tiên tiến, thấm trí, ngày
nay, giai cấp công nhân còn là lực lượng đi đầu, là lực lượng lãnh đạo sự nghiệpphát triển nền kinh tế tri thức Sẽ không thể có nền kinh tế tri thức phát triển nếukhông có giai cấp công nhân trí thức phát triển và ngược lại, không thể có giai cấpcông nhân trí thức nếu không có nền kinh tế tri thức phát triển
Thứ tư, giai cấp công nhân là giai cấp thống trị về chính trị qui định chiều
hướng phát triển của xã hội loài người - giai cấp công nhân luôn là giai cấp tiênphong, đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến, đại diện cho xu hướng tiến bộ, có
vai trò quyết định chiều hướng phát triển hợp qui luật, hợp xu thế của thời đại
Thứ năm, giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo toàn xã hội trong cuộc đấu
tranh lật đổ ách tư bản, trong sự nghiệp sáng tạo ra xã hội mới, trong toàn bộ cuộcđấu tranh để thủ tiêu hoàn toàn các giai cấp
Trang 8Đã là giai cấp công nhân thì dù trong điều kiện hoàn cảnh nào vẫn là giai cấp
có sứ mệnh lịch sử toàn thế giới: lật đổ ách áp bức tư bản chủ nghĩa, ách áp bứccuối cùng trong lịch sử, lãnh đạo nhân dân sáng tạo ra xã hội mới, xã hội xã hội chủnghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa, giải phóng triệt để con người
Từ cách tiếp cận như vậy có thể định nghĩa giai cấp công nhân Việt Nam như
sau: Giai cấp công nhân Việt Nam là giai cấp những người lao động hình thành và phát triển cùng với sự phát triển của nền sản xuất công nghiệp hiện đại; là lực lượng sản xuất chủ yếu, là lực lượng đi đầu và lực lượng lãnh đạo sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn liền với phát triển kinh tế tri thức vì một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ, văn minh
1.2 Hoàn cảnh ra đời của giai cấp công nhân Việt Nam
Ðọc lại Luận cương Chính trị của đảng Cộng sản Ðông Dương năm 1930 ta
gặp những dòng này: "Trong lúc đầu, cuộc cách mạng Ðông Dương sẽ là một cuộc cách mạng tư sản dân quyền Tư sản dân quyền cách mạng được thắng lợi, chính phủ công nông đã dựng lên rồi, thì công nghiệp trong nước được phát triển, các tổ chức vô sản sẽ thêm kiên cố, sức mạnh giai cấp tương đương sẽ nặng về phía vô sản Lúc đó sự tranh đấu sẽ thêm sâu, thêm rộng, làm cho cách mạng tư sản dân quyền tiến lên con đường cách mạng vô sản "
Tuy nhận thức được rằng chỉ đến khi công nghiệp trong nước phát triển thìsức mạnh giai cấp tương đương mới sẽ nặng về phía vô sản
Vậy, giai cấp công nhân là gi? Giai cấp công nhân Việt Nam hình thành từbao giờ ? Có đúng là đã có một giai cấp công nhân ở Việt Nam theo định nghĩa củaMác - Lênin không ? Nếu có thì đến nay nó có còn tồn tại không? Ðây là nhữngcâu hỏi lẽ ra phải được bàn thảo nghiêm túc
Giáo sư Phan Huy Lê cho rằng ngay từ thời phong kiến ở Việt Nam đã tồn
tại các "cố công nhân", họ là những người làm công phục vụ trong các gia đình Những người làm thuê này còn có loại gọi là "dung nhẫm", "đinh phu" mà Quốc Triều Hình Luật ghi là "đinh phu thợ thuyền" cùng với "dung phu" là những lao
động trong hầm mỏ Thời Lê mạt, năm 1831, mỏ vàng Chiên Ðàn (Quảng Nam) đã
Trang 9được khai thác với khoảng gần 1000 lao động Năm 1833, mỏ vàng Tiên Kiều(Tuyên Quang) tập trung tới 3122 công nhân Tính đến đầu đời Tự Ðức, từ QuảngNam trở ra đã có 124 mỏ được khai thác trong đó có 3 mỏ vàng, 29 mỏ sắt, 14 mỏbạc, 9 mỏ đồng, 7 mỏ kẽm, 4 mỏ chì, 1 mỏ thiếc Lao động công nghiệp và thủcông nghiệp từ Lý - Trần trở đi ngày càng tinh xảo Từ khi Lý Thái Tổ đời đô raThăng Long, kinh tế - văn hóa phát triển mạnh mẽ Nhiều lao động công nghiệp,thủ công nghiệp đã được huy động vào các công việc xây dựng chùa quán, tôtượng, đúc chuông, làm cầu, đóng thuyền Công nghệ đóng thuyền tàu đi sông đibiển bấy giờ từng đã được các thương nhân Hà Lan, Bồ Ðào Nha đánh giá cao.Năm 1820, Ðại tá hải quân Hoa Kỳ J White sang Việt Nam đã nhận xét: NgườiViệt Nam quả là những nhà đóng tàu thành thạo Họ hoàn thành những công trìnhcủa họ rất mực chính xác.
Giáo sư Trần Văn Giàu cho rằng "Dù số lượng chỉ mới là trên dưới 100.000người hoàn toàn sống vào nghề bán công nuôi miệng, chúng tôi nhận định rằngtrước khi đại chiến thế giới 1914 - 1918 bùng nổ, giai cấp vô sản Việt Nam đã
thành giai cấp đó là "giai cấp tự mình", chưa phải " giai cấp cho mình ".
Giáo sư Văn Tạo lại cho rằng "Khi Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứunước là lúc giai cấp công nhân Việt Nam bắt đầu hình thành "giai cấp tự nó"
Nhưng Ănghen khẳng định : "Giai cấp vô sản là do cuộc cách mạng công nghiệp sinh ra" Trước Mác và Ănghen, người ta chưa ý niệm về giai cấp vô sản nên
thường cho rằng vô sản là những người lười biếng, hèn kém nên nghèo khổ, bị ápbức, bóc lột trong các công trường thủ công và trong nền công nghiệp đang pháttriển, bao gồm cả tầng lớp lưu manh, du thủ du thực
Không biết ở Việt Nam cuộc cách mạng công nghiệp đã diễn ra bao giờ ?
Có được bao nhiêu công nhân làm thuê hiện đại và họ đã tập họp thành giai cấpnhư thế nào ? Họ có vì mất các tư liệu sản xuất của bản thân nên buộc phải đi bánsức lao động để kiếm ăn hay hầu hết đều là những người rời bỏ quê hương ruộngđồng để đi tìm cuộc sống khả dĩ hơn ở nơi chốn thị thành?
Trang 10Ở Việt Nam, cho đến 1896, Toàn quyền Paul Doumer một nhà kinh tế chính trị - mới được chính phủ Pháp cử sang Ðông Dương triển khai kế hoạch khaithác thuộc địa Số lao động được sử dụng để xây cầu Long Biên (1902), cầu SôngHương (1900), mở tuyến đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn (1902), Ðà Nẵng - Huế(1906), Sài Gòn - Nha Trang và Hải Phòng- Vân Nam (1910), ước tới hàng chụcvạn người Phần lớn là nông dân bị trưng tập hay bắt phu theo thời vụ Trong số
-3500 lao động làm đường xe lửa chỉ có khoảng 100 thợ nề chuyên nghiệp Ðếnnăm 1906, cả nước có khoảng 90 nhà máy Nam kỳ có các xưởng sửa chữa ôtô,làm xà phòng, chế biến đồ hộp, đóng tàu, xay sát gạo, nhà in Bắc kỳ có các nhàmáy rượu, nhà máy điện, nhà máy dệt, nhà máy xi măng, nhà máy giấy, nhà máythuộc da Năm 1929, toàn cõi Ðông Dương, mà chủ yếu là ở Việt Nam, có220.000 công nhân làm việc trong các doanh nghiệp của tư bản thực dân Pháp(53.000 công nhân mỏ, 86.000 công nhân công thương nghiệp, 81.000 công nhânđồn điền) Trong số này, đa số là công nhân áo nâu, tức là lao động tạp dịch đơngiản, lao động thủ công, văn hóa hết sức thấp, phần đông mù chữ Công nhân áoxanh, tức công nhân kỹ thuật rất hiếm Ðộ tập trung công nhân đã thấp lại luônluôn bị phá vỡ do số công nhân lao khổ bị chết nhiều : một số mãn hạn được vềquê, số khác bỏ trốn nên luôn phải bổ sung người mới Riêng năm 1929 có 4.302công nhân phá giao kèo, bỏ trốn, 6.907 người được mãn hạn Số lượng công nhân
ít ỏi, sống và làm việc phân tán rải rác, chất lượng lại kém nên người ta đã phảibàn đến chuyện ghép cả các công chức và giáo viên vào hàng ngũ công nhân.Tóm lại: Giai cấp công nhân Việt Nam là sản phẩm trực tiếp của chính sáchkhai thác thuộc địa của thực dân Pháp, lớp công nhân đầu tiên xuất hiện gắn liềnvới cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897) và thực sự trở thành giai cấp côngnhân Việt nam từ thời kỳ khai thác thuộc địa của thực dân Pháp lần thứ hai(1924-1929) Cùng với quá trình phảt triển của cách mạng, quá trình đổi mới, côngnghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức, giai cấp côngnhân Việt Nam sớm trở thành bộ phận của đội ngũ giai cấp công nhân quốc tế và
Trang 11giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng phát triển cả về lượng và chất sau năm1930.
1.3 Đặc điểm giai cấp công nhân Việt Nam
Giai cấp công nhân Việt Nam sớm trở thành bộ phận của đội ngũ giai cấpcông nhân quốc tế Cho nên ngoài những đặc điểm chung của giai cấp công nhânquốc tế như:
- Giai cấp công nhân có vai trò quyết định nhất sự tồn tại và phát triển xã hội
- Giai cấp công nhân có tinh thần cách mạng triệt để
- Có hệ tư tưởng riêng của giai cấp mình
- Tính tổ chức, kỷ luật cao
- Tính tiên phong (về phương thức sản xuất, về tư tưởng, về Đảng của nó).Ngoài những đặc điểm chung giai cấp công nhân Việt Nam còn có đặc điểmriêng:
Thứ nhất, phần lớn xuất thân từ nông dân bần cùng hoá nên họ có quan hệ
chặt chẽ gần gũi với giai cấp nông dân về nhiều mặt
Thứ hai, phải chịu ba tầng lớp áp bức bóc lột: Đế quốc, phong kiến và tư sản
Trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, cũng nhưtrong sự xây dựng và bảo vệ tổ quốc, truyền thống tốt đẹp ấy đã hội thành bản chấtcách mạng của giai cấp công nhân Yêu nước, tự tôn dân tộc trong thời đại mới là