Thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) vào phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam: Nghiên cứu tại vùng Duyên hải Miền Trung

194 370 0
Thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) vào phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam: Nghiên cứu tại vùng Duyên hải Miền Trung

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN  HÀ THI THU LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THU HÚT VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC (ODA) VÀO PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VÀ NÔNG THÔN VIỆT NAM: NGHIÊN CỨU TẠI VÙNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG Chuyên ngành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Mã số: 62.62.01.15 Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS Hoàng Ngọc Việt 2. PGS.TS Vũ Thị Minh Hà Nội, năm 2014 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng: Luận án tiến sĩ “Thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) vào phát triển nông nghiệp và nông thôn Việt Nam: nghiên cứu tại vùng Duyên hải Miền Trung” là công trình nghiên cứu độc lập, do chính tôi hoàn thành. Các tài liệu, trích dẫn trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan trên! Hà Nội, ngày tháng năm 2014 Nghiên cứu sinh Hà Thị Thu ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i MỤC LỤC ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT v DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH VẼ vi MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 7 1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan mật thiết đến đề tài luận án 7 1.1.1. Tình hình nghiên cứu về thu hút và sử dụng ODA ở các nước và các tổ chức trên thế giới 7 1.1.2. Tình hình nghiên cứu về thu hút và sử dụng ODA ở Việt Nam 10 1.1.3. Tổng kết các nghiên cứu trong và ngoài nước và xác định hướng nghiên cứu 13 1.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 14 CHƢƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CƠ BẢN VỀ THU HÚT VÀ SỬ DỤNG ODA VÀO NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 18 2.1. Khái niệm và đặc điểm của Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) 18 2.1.1. Khái niệm ODA 18 2.1.2. Phân loại ODA và các nhà tài trợ ODA 23 2.1.3. Đặc điểm và các ưu, nhược điểm của ODA 28 2.2. Vai trò của ODA đối với nông nghiệp và nông thôn 33 2.2.1. ODA góp phần công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn 36 2.2.2. ODA tác động đổi mới tư duy và phương thức sản xuất, chế biến nông sản theo hướng thị trường 37 2.2.3. ODA góp phần thúc đẩy đa dạng hóa nông nghiệp 38 2.2.4. ODA góp phần thực hiện chiến lược tăng trưởng toàn diện và xóa đói giảm nghèo của Chính phủ 39 2.2.5. ODA góp phần phòng chống và giảm thiểu thiệt hại thiên tai 40 iii 2.2.6. ODA góp phần nâng cao năng lực quản lý và chuyên môn 41 2.3. Quy trình và tiêu chí đánh giá thu hút và sử dụng ODA vào nông nghiệp và PTNT 42 2.3.1. Quy trình thu hút và sử dụng ODA vào Nông nghiệp và PTNT 42 2.3.2. Tiêu chí đánh giá thu hút và sử dụng ODA vào nông nghiệp và PTNT 46 2.4. Các nhân tố ảnh hƣởng tới thu hút và sử dụng ODA 50 2.4.1. Các nhân tố khách quan 50 2.4.2. Các nhân tố chủ quan 51 2.5. Một số kinh nghiệm quốc tế về thu hút và sử dụng ODA trong phát triển nông nghiệp và nông thôn 52 2.5.1. Những kinh nghiệm thành công 52 2.5.2. Những kinh nghiệm không thành công 55 2.5.3. Kinh nghiệm đối với Việt Nam 57 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG ODA VÀO PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VÀ NÔNG THÔN TẠI VIỆT NAM VÀ VÙNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG 57 3.1. Khái quát về nông nghiệp, nông thôn Việt Nam và đặc điểm vùng Duyên Hải Miền Trung 58 3.1.1. Khái quát về nông nghiệp nông thôn Việt Nam 58 3.1.2. Đặc điểm vùng Duyên hải Miền Trung 62 3.2. Tổng quan tình hình thu hút, sử dụng nguồn vốn ODA vào phát triển nông nghiệp và nông thôn tại Việt Nam 70 3.2.1. Tình hình cam kết và giải ngân ODA tại Việt Nam thời kỳ 1993-2012 70 3.2.2. Tình hình thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA vào phát triển nông nghiệp và nông thôn Việt Nam thời kỳ 1993-2012 74 3.3. Thực trạng thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA vào phát triển nông nghiệp và nông thôn vùng Duyên hải Miền Trung 86 3.3.1. Thực trạng thu hút ODA vào phát triển nông nghiệp, nông thôn vùng Duyên hải Miền Trung 86 iv 3.3.2. Thực trạng sử dụng ODA vào phát triển nông nghiệp, nông thôn vùng Duyên hải Miền Trung 94 3.3.3. Đánh giá chung thực trạng thu hút và sử dụng ODA vào Phát triển nông nghiệp, nông thôn vùng Duyên hải Miền Trung 108 3.4. Các vấn đề cần giải quyết trong thu hút và sử dụng ODA phát triển nông nghiệp và nông thôn Việt Nam và vùng Duyên hải Miền Trung đến năm 2020 119 CHƢƠNG 4: ĐỊNH HƢỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THU HÚT VÀ SỬ DỤNG ODA VÀO PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VÀ NÔNG THÔN VIỆT NAM VÀ VÙNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG ĐẾN NĂM 2020 123 4.1. Định hƣớng phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam nói chung và vùng Duyên hải Miền Trung nói riêng đến năm 2020 và nhu cầu nguồn vốn ODA 123 4.1.1. Khái quát bối cảnh phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam đến năm 2020 . 123 4.1.2. Mục tiêu và định hướng phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam đến năm 2020 127 4.1.3. Định hướng phát triển nông nghiệp, nông thôn vùng Duyên hải Miền Trung. 130 4.1.4. Nhu cầu vốn đầu tư phát triển nông nghiệp và nông thôn Việt Nam và vùng Duyên hải Miền Trung 131 4.2. Các giải pháp nhằm thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA cho phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam và vùng Duyên hải Miền Trung đến năm 2020 135 4.2.1. Nhóm giải pháp vĩ mô 135 4.2.2. Nhóm giải pháp về tổ chức, thực hiện 153 4.3. Một số kiến nghị với Nhà nƣớc và cộng đồng các Nhà tài trợ 162 4.3.1. Kiến nghị với Nhà nước 162 4.3.2. Kiến nghị với Nhà tài trợ 163 KẾT LUẬN 165 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 167 PHỤ LỤC 175 v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ADB Ngân hàng Phát triển Châu Á ASEAN Hiệp hội các nước Đông Nam Á DAC Ủy ban hỗ trợ phát triển DCs Các nước đang phát triển DHMT Duyên hải miền Trung EU Liên minh Châu Âu F/S Nghiên cứu tiền khả thi FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP Tổng sản phẩm quốc nội GNP Tổng sản phẩm quốc dân GTGT Giá trị gia tăng IMF Quỹ Tiền tệ Quốc tế IRR Tỷ suất hoàn vốn nội bộ JICA Cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản KFW Ngân hàng Tái thiết Đức KTXH Kinh tế Xã hội LDCs Các nước kém phát triển NGO Tổ chức phi Chính phủ NPV Giá trị hiện tại thuần NSNN Ngân sách Nhà nước ODA Hỗ trợ Phát triển Chính thức OECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế PTNT Phát triển nông thôn TA Hỗ trợ kỹ thuật WB Ngân hàng Thế giới WTO Tổ chức Thương mại Thế giới XHCN Xã hội Chủ nghĩa vi DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH VẼ Danh mục bảng: Bảng 3.1: GDP của Vùng Duyên hải Miền Trung giai đoạn 2007- 2010 65 Bảng 3.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Vùng Duyên hải Miền Trung 2007 - 2010 66 Bảng 3.3. Tăng trưởng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản toàn Vùng năm 2008 – 2010 68 Bảng 3.4: Nguồn vốn ODA lĩnh vực NN&PTNT theo nhà tài trợ thời kỳ 1993-2012 78 Bảng 3.5. Tình hình thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA theo quy mô dự án thời kỳ 1993-2012 79 Bảng 3.6. Nguồn vốn ODA cho phát triển nông nghiệp và nông thôn 87 phân theo vùng thời kỳ 1993-2012 87 Bảng 3.7. Đánh giá năng lực chuẩn bị, đàm phán và ký kết dự án ODA 94 trong lĩnh vực Nông nghiệp và PTNT 94 Bảng 3.8. Đánh giá năng lực quản lý và thực hiện dự án của các Ban quản lý dự án ODA trong lĩnh vực nông nghiệp và PTNT 98 Bảng 3.9. Kết quả giảm nghèo thời kỳ 1993-2012 vùng Duyên hải Miền Trung . 109 Bảng 3.10. Kết quả phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn vùng Duyên hải Miền Trung đến năm 2011 110 Bảng 3.11. Kết quả khảo sát nguyên nhân chậm giải ngân của các dự án phát triển nông nghiệp và nông thôn tại vùng DHMT 119 Bảng 4.1. Nhu cầu vốn đầu tư và vốn ODA cho phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam và vùng Duyên hải Miền Trung đến năm 2020 132 Bảng 4.2. Tổng hợp ý kiến đánh giá về các đề xuất giải pháp thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA 138 vii Danh mục biểu đồ: Biểu đồ 2.1. ODA cung cấp cho các khu vực trên thế giới 20 Biểu đồ 2.2. ODA cho nông nghiệp và phát triển nông thôn trên Thế giới 36 Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ hộ nông, lâm nghiệp và thủy sản vùng DHMT năm 2006 và 2011 64 Biểu đồ 3.2.Tổng vốn ODA cam kết, ký kết, giải ngân thời kỳ 1993-2012 tại Việt Nam . 70 Biểu đồ 3.3. Tỷ trọng ODA vốn vay trong tổng vốn ODA giai đoạn 1993-2012 71 Biểu đồ 3.4. Cam kết, ký kết, giải ngân ODA thời kỳ 1993-2012 tại Việt Nam 71 Biểu đồ 3.5. ODA ký kết phân theo vùng 72 Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ ODA phân theo vùng 73 Biểu đồ 3.7. Cam kết vốn ODA của các nhà tài trợ thời kỳ 1993-2012 73 Biểu đồ 3.8. Cơ cấu ODA ký kết theo ngành và lĩnh vực thời kỳ 1993-2012 75 Biểu đồ 3.9. Nguồn vốn ODA ký kết phân theo lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, thời kỳ 1993-2012 76 Biểu đồ 3.10. Đánh giá sự hài hòa về khung thể chế quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA . 83 Biểu đồ 3.11. Diễn biến ODA qua các năm theo 5 lĩnh vực nông nghiệp và PTNT 84 Biểu đồ 3.12: Phân bổ vốn ODA lĩnh vực NN&PTNT theo vùng thời kỳ 1993-2012 . 87 Biểu đồ 3.13. Đánh giá sự phù hợp của dự án ODA với nhu cầu thực tế 90 Biểu đồ 3.14: Đánh giá quy trình thẩm định và phê duyệt dự án 93 Biểu đồ 3.15: Tổng hợp kết quả báo cáo giám sát và đánh giá Dự án ODA 100 Biểu đồ 3.16. Nhận thức của người hưởng lợi về ODA tại vùng DHMT 115 Danh mục hình vẽ: Hình 1.1. Khung nghiên cứu của Luận án 16 Hình 3.1. Bản đồ Vùng Duyên hải Miền Trung 63 Hình 3.2. Cơ cấu bộ máy quản lý nhà nước về vốn ODA tại Việt Nam 95 Hình 3.3. Đánh giá nguyên nhân sử dụng vốn ODA chưa hiệu quả của Nhà tài trợ 118 Hình 4.1. Mô hình tổ chức Ban quản lý dự án chuyên nghiệp đề xuất cho Vùng Duyên Hải Miền Trung 141 1 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài Cách đây 20 năm, vào ngày 8/11/1993, Hội nghị bàn tròn về ODA dành cho Việt Nam đã được tổ chức tại Paris, thủ đô nước Pháp. Sự kiện quan trọng này chính thức đánh dấu cho sự mở đầu mối quan hệ hợp tác phát triển giữa Việt Nam, một đất nước đang trên con đường đổi mới, với cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế. Từ đó đến nay, “Việt Nam đã chứng kiến những đổi thay toàn diện trong đời sống kinh tế và xã hội, đất nước đã đạt được nhiều thành tựu phát triển nổi bật với với tốc độ tăng trưởng GDP trung bình năm khoảng 7% trong suốt hai thập kỷ. Việt Nam đã trở thành nước đang phát triển có mức thu nhập trung bình vào năm 2010, mức thu nhập bình quân đầu người hiện nay là 1.600 USD” 1 và “Tỷ lệ nghèo đói đã giảm xuống còn 10% vào năm 2012, hơn 30 triệu người Việt Nam đã thoát khỏi đói nghèo, các chỉ số xã hội cũng đã tốt hơn so với nhiều nước có trình độ phát triển tương đồng” 2 . Hiện nay, có khoảng 51 nhà tài trợ, trong đó có 28 nhà tài trợ song phương và 23 nhà tài trợ đa phương đang hoạt động, cung cấp nguồn ODA không hoàn lại và vốn vay ưu đãi cho nhiều ngành, nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội của Việt Nam. Tổng vốn ODA ký kết trong các điều ước quốc tế cụ thể từ năm 1993 đến 2012 đạt trên 58,4 tỷ USD, bằng 71,69% tổng vốn ODA cam kết, trong đó vốn vay ưu đãi đạt 51,6 tỷ USD (chiếm khoảng 88,4%), vốn ODA không hoàn lại đạt 6,76 tỷ USD (chiếm khoảng 11,6%). Trong hai thập kỷ qua, tổng vốn ODA giải ngân đạt 37,59 tỷ USD, chiếm trên 66,92% tổng vốn ODA ký kết. “Nguồn vốn ODA đã hỗ trợ hiệu quả cho Việt Nam trong việc hoàn thiện hệ thống chính sách, tăng cường năng lực thể chế, cải cách hành chính, chuyển đổi nền kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế; phát triển nguồn nhân lực; chuyển giao công nghệ, kiến thức và kinh nghiệm quản lý tiên tiến, qua đó, góp phần nâng cao năng lực sản xuất và khả năng cạnh 1 Phát biểu của Ông Bùi Quang Vinh, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đàu tư tại Lễ kỷ niệm 20 năm quan hệ hợp tác phát triển giữa Việt Nam và các nhà tài trợ 2 Phát biểu của Bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam tại Lễ kỷ niệm 20 năm quan hệ hợp tác phát triển giữa Việt Nam và các nhà tài trợ 2 tranh của một số ngành kinh tế, tạo điều kiện và môi trường thuận lợi để thúc đẩy thương mại, đầu tư và phát triển khu vực kinh tế tư nhân; tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế” 3 . Ở Việt Nam, lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn kết hợp xóa đói giảm nghèo là lĩnh vực được ưu tiên sử dụng vốn ODA. Vốn ODA cho lĩnh vực này chỉ đứng sau các lĩnh vực Giao thông vận tải & Bưu chính viễn thông và Năng lượng & Công nghiệp. Trong thời kỳ 1993-2012, tổng nguồn vốn ODA ký kết cho ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam kết hợp xóa đói giảm nghèo đạt trên 8,85 tỷ USD (bao gồm vốn vay 7,43 tỷ USD, vốn viện trợ không hoàn lại 1,42 tỷ USD). Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quản chủ quản chính các chương trình, dự án ODA với tổng vốn 5,89 tỷ USD, trong đó có 3,43 tỷ USD vốn vay (chiếm 58,23%) và 2,46 tỷ USD vốn viện trợ không hoàn lại (chiếm 41,77%). Cũng trong 20 năm qua, vùng Duyên hải Miền Trung luôn được xem là vùng ưu tiên của các nhà tài trợ lớn như WB, ADB, JICA, tỷ lệ huy động vốn của Vùng luôn chiếm khoảng 40% tổng vốn ODA của cả nước Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, quá trình thu hút, quản lý và sử dụng ODA trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn nói chung và ở vùng Duyên hải Miền Trung nói riêng vẫn còn nhiều bất cập và hạn chế. Chẳng hạn như năng lực hấp thu viện trợ chưa cao, tiến độ thực hiện và giải ngân vốn ODA còn chậm so với kế hoạch, thủ tục trong nước vẫn còn phức tạp, khác biệt với quy định của các nhà tài trợ quốc tế,… Trong khi đó. Nghị định số 38/2013/NĐ-CP về quản lý và sử dụng nguồn Hỗ trợ phát triển chính thức và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ đã xác định nông nghiệp và phát triển nông thôn tiếp tục là một trong chín lĩnh vực được ưu tiên sử dụng các nguồn vốn này. Mặt khác, từ khi Việt Nam trở thành quốc gia có mức thu nhập trung bình, nguồn vốn ODA với Việt Nam sẽ thay đổi cả về số lượng và tính chất tài trợ. Để tiếp tục thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn ODA đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn trong những năm tới, vấn đề cần thiết là phải đánh giá đúng thực trạng thu hút và sử dụng 3 Phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Lễ kỷ niệm 20 năm quan hệ hợp tác phát triển giữa Việt Nam và các nhà tài trợ ngày 17/10/ 2013, [...]... và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) vào phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam: Nghiên cứu tại vùng Duyên hải Miền Trung , để nghiên cứu làm luận án tiến sĩ, với mong muốn góp phần vào việc giải quyết vấn đề cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn về huy động, sử dụng nguồn vốn ODA cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn 2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 2.1 Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ... quả thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA vào nông nghiệp và PTNT Việt Nam và vùng DHMT? 3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của Luận án là cơ chế, chính sách, biện pháp tổ chức thu hút và quản lý, sử dụng nguồn vốn ODA vào nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam nói chung, vùng DHMT nói riêng Do việc thu hút nguồn vốn ODA được thực hiện bằng các chính. .. Việt Nam Chương 3: Thực trạng thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA vào phát triển nông nghiệp và nông thôn tại Việt Nam và vùng DHMT Chương 4: Định hướng và những giải pháp chủ yếu về thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA vào nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2013 -2020 7 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ KHUNG NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1.1 Các công trình nghiên cứu liên quan mật thiết đến... chế và giải pháp chủ yếu do các Bộ/Ngành thu c Chính phủ, nên tại vùng DHMT nghiên cứu tập trung phân tích và đánh giá quá trình tổ chức, quản lý sử dụng nguồn vốn này trong lĩnh vực nông nghiệp và PTNT và tác động của nó đến trình độ phát triển nông nghiệp, nông thôn của Vùng 3.2 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu là nguồn vốn ODA được thu hút và sử dụng vào nông nghiệp và PTNT ở Việt Nam do Bộ Nông. .. sử dụng ODA vào nông nghiệp và PTNT - Phân tích, đánh giá đúng thực trạng thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA vào phát triển nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam nói chung và ở vùng DHMT nói riêng trong giai đoạn 1993-2012 4 - Đề xuất các định hướng và hệ thống các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường thu hút, nâng cao hiệu quả nguồn vốn ODA vào phát triển nông nghiệp và nông thôn Việt Nam và vùng DHMT trong... nghiên cứu thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA nói chung và ODA đối với nông nghiệp và phát triển nông thôn nói riêng - Tổng quan các kết quả nghiên cứu trước đây có liên quan đến thu hút và sử dụng ODA nói chung và ODA đối với lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn nói riêng, chỉ ra những mặt hạn chế và bất cập của các nghiên cứu này cũng như những vấn đề chưa được nghiên cứu và làm rõ về thu hút và sử dụng. .. nghiệp và nông thôn là do một số nhà tài trợ chuyển đổi trọng tâm hỗ trợ sang y tế, giáo dục và một số các quốc gia chuyển đổi cơ cấu kinh tế sang phát triển công nghiệp và dịch vụ thay vì phát triển nông nghiệp Đây là một thách thức trong quá trình thu hút nguồn vốn ODA vào phát triển nông nghiệp và nông thôn tại Việt Nam trong những năm tới 1.1.2 Tình hình nghiên cứu về thu hút và sử dụng ODA ở Việt. .. ODA vào Nông nghiệp và PTNT Việt Nam và vùng DHMTnhư thế nào? Định hướng và giải pháp nào để nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA vào Nông nghiệp và PTNT Việt Nam và vùng DHMT? Trả lời được 4 câu hỏi trên chính là điểm nhấn và là những điểm mới của Luận án 14 1.2 Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng Luận án nghiên cứu 4 nội dung chính và các phương pháp được sử dụng trong nghiên. .. tượng nghiên cứu chính: Khái quát về nông nghiệp, nông thôn Việt Nam và đặc điểm vùng DHMT; tổng quan tình hình thu hút, sử dụng ODA trong nông nghiệp và nông thôn Việt Nam; thực trạng thu hút và sử dụng ODA vào phát triển nông nghiệp nông thôn vùng DHMT, bao gồm các nội dung chi tiết về thực trạng thu hút, quản lý, tổ chức bộ máy, giám sát và đánh giá, quản lý khai thác các công trình xây dựng từ nguồn. .. đến ODA, thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA vào nông nghiệp và PTNT có ý nghĩa quan trọng đối với nghiên cứu, xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn cho đề tài nghiên cứu của Luận án Qua tổng quan và hệ thống hóa các công trình nghiên cứu, có thể thấy chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện về thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA tại Việt Nam, đặc biệt tại vùng nghiên cứu là vùng DHMT . sắc của quá trình thu hút, sử dụng và quản lý nguồn vốn ODA tại Việt Nam; (iii) Nhóm hệ thống giải pháp của các tác giả căn cứ vào chiến lược thu hút trong thời gian 5 năm từ năm 200 5-2 010. thời kỳ 199 3-2 012 tại Việt Nam . 70 Biểu đồ 3.3. Tỷ trọng ODA vốn vay trong tổng vốn ODA giai đoạn 199 3-2 012 71 Biểu đồ 3.4. Cam kết, ký kết, giải ngân ODA thời kỳ 199 3-2 012 tại Việt Nam 71 Biểu. nông nghiệp và PTNT Việt Nam và vùng DHMT thời kỳ 201 3-2 020. Các mục tiêu cụ thể của Luận án gồm: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và đưa ra khung lý thuyết nghiên cứu thu hút và sử dụng nguồn

Ngày đăng: 18/06/2015, 09:57

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan