Trồng dâu và nuôi tằm là nghề truyền thống của người nông dân Việt Nam. Với chi phí đầu tư cho trồng dâu, nuôi tằm không cao, một lần trồng có thể thu hoạch 15 20 năm. Cây dâu lại không kén đất, nó có thể sinh trưởng trên nhiều loại đất khác nhau như: đất bãi ven sông, đất bãi ven biển và cả những vùng đất nghèo dinh dưỡng, vùng đồi núi trung du. Sau 4 6 tháng trồng cây dâu đã có thể cho thu hoạch lá nuôi tằm, việc chăm sóc cây dâu không đòi hỏi đầu tư quá cao.
LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình thực hiện đề tài tôi đã gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc nhưng được sự động viên về tinh thần, sự giúp đỡ về kiến thức của các Thầy cô, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đến nay tôi đã hoàn thành đề tài. Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến: Cô giáo ThS. Nguyễn Hồng Hạnh, người đã hướng dẫn và chỉ bảo tận tình cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Khoa Nông học, Học Viện nông nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các thầy, cô giáo trong Bộ môn Phương pháp thí nghiệm và thống kê sinh học đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài này. Xin bày tỏ lòng biết ơn Ban giám đốc Trung tâm nghiên cứu Dâu tằm tơ TW, Ban lãnh đạo cùng tập thể CBCNV Trạm Nghiên cứu Dâu tằm tơ Việt Hùng đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện thành công các yêu cầu của đề tài. Lòng biết ơn sâu sắc xin được dành cho những người thân trong gia đình, bạn bè, các bạn cùng lớp T41 - NH đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, làm đề tài để hoàn thành đề tài này. Hà Nội, ngày 26 tháng 4 năm 2015 Sinh viên Nguyễn Thị Nhàn MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i MỤC LỤC ii DANH MỤC BẢNG iv DANH MỤC ĐỒ THỊ v DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi PHẦN I. MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục đích và yêu cầu 2 1.2.1. Mục đích 2 1.2.2. Yêu cầu 3 PHẦN II. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 4 2.1. Cơ sở lý luận của đề tài 4 2.1.1. Giới thiệu về cây dâu 4 2.1.2. Yêu cầu ngoại cảnh của cây dâu 4 2.1.3. Các giống dâu hiện nay 6 2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài 7 2.2.1. Tình hình nghiên cứu về công tác chọn tạo giống dâu trên thế giới 7 2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 11 PHẦN III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15 3.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu 15 3.2. Địa điểm nghiên cứu và thời gian nghiên cứu 15 3.3. Nội dung nghiên cứu 15 3.4. Phương pháp nghiên cứu 16 3.5. Các chỉ tiêu theo dõi 16 PHẦN. IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 19 4.1. Đặc điểm hình thái của các giống dâu 19 4.1.1. Hình dạng tán cây 19 4.1.2. Cuống lá và gân lá 20 4.1.3. Hình dạng và màu sắc mầm dâu 21 4.1.4. Màu sắc ngọn, thân, cành, lá dâu 22 4.2. Các chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển của các giống dâu 22 4.2.1. Tốc độ tăng trưởng mầm, tốc độ ra lá và thời gian thành thục của lá dâu ở vụ Xuân 2015 23 4.2.2. Tổng số mầm nảy/cây, số mầm nảy hữu hiệu 27 4.3. Các yếu tố cấu thành năng suất lá dâu 28 4.3.1. Kích thước lá dâu 28 4.3.2. Khối lượng 100cm 2 lá, số lá/500gr lá 29 4.3.3. Số lá/m cành, khối lượng lá/m cành, chiều dài đốt 30 4.4. Năng suất lá dâu 32 PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 34 5.1. Kết luận 34 5.2. Đề nghị: 34 TÀI LIỆU THAM KHẢO 35 DANH MỤC BẢNG Bảng 4.1. Một số đặc điểm hình thái cây của các giống dâu thí nghiệm 20 Bảng 4.2 : Một số đặc điểm hình thái mầm, ngọn, thân, cành, lá dâu 22 Bảng 4.3. Tốc độ tăng trưởng mầm dâu của các giống dâu lai vụ xuân 2015 24 Bảng 4.4: Tốc độ ra lá của các giống dâu lai vụ xuân 2015 26 Bảng 4.5: Tổng số mầm nảy/ cây, số mầm nảy hữu hiệu 27 Bảng 4.6: Kích thước lá dâu của các giống dâu lai vụ xuân 2015 29 Bảng 4.7: Khối lượng 100cm 2 lá và số lá/500gr của các giống dâu lai 30 Bảng 4.8. Số lá/m cành, khối lượng lá/m cành, chiều dài đốt của các giống dâu lai vụ xuân 2015 31 Bảng 4.9. Năng suất lá của các giống dâu lai vụ xuân năm 2015 33 DANH MỤC ĐỒ THỊ Đồ thị 4.1. Động thái tăng trưởng mầm dâu của các giống dâu lai vụ xuân 201525 Đồ thị 4.2. Động thái ra lá dâu của các giống dâu lai vụ xuân 2015 26 Đồ thị 4.3. Năng suất lá của các giống dâu lai vụ xuân 2015 33 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ cái viết tắt và ký hiệu Nghĩa của chữ viết tắt 1 VH13 Giống dâu VH13 2 VH15 Giống dâu VH15 3 VH17 Giống dâu VH17 4 Hà Bắc (đ/c) Giống đối chứng 5 CT Công thức PHẦN I. MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Trồng dâu và nuôi tằm là nghề truyền thống của người nông dân Việt Nam. Với chi phí đầu tư cho trồng dâu, nuôi tằm không cao, một lần trồng có thể thu hoạch 15 - 20 năm. Cây dâu lại không kén đất, nó có thể sinh trưởng trên nhiều loại đất khác nhau như: đất bãi ven sông, đất bãi ven biển và cả những vùng đất nghèo dinh dưỡng, vùng đồi núi trung du. Sau 4- 6 tháng trồng cây dâu đã có thể cho thu hoạch lá nuôi tằm, việc chăm sóc cây dâu không đòi hỏi đầu tư quá cao. Nuôi tằm cũng cho thu hoạch nhanh, chỉ sau 20 - 25 ngày đã cho thu hoạch một lứa tằm. Chính vì vậy nghề trồng dâu nuôi tằm còn là nghề tạo công ăn việc làm, thu hút lao động nông nhàn, góp phần xóa đói, giảm nghèo, đặc biệt là ở các vùng nông thôn miền núi. Những năm gần đây nhiều tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực dâu tằm đã được ứng dụng vào sản xuất, góp phần nâng cao năng suất chất lượng lá dâu, kén tằm. Nhiều giống dâu, giống tằm mới có năng suất cao, chất lượng tốt và các tiến bộ kỹ thuật như các loại phân bón chuyên dùng cho cây dâu, các quy trình kỹ thuật nuôi tằm con tập trung, nuôi tằm lớn dưới đất, bón phân tưới nước, phòng trừ sâu bệnh hại dâu đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng lá dâu và kén tằm. Tuy nhiên vẫn diện tích trồng dâu những năm gần đây bị thu hẹp, nghề trồng dâu nuôi tằm chỉ còn lại là nghề truyền thống ở rất ít địa phương. Để mở rộng và phát triển ổn định ngành dâu tằm tơ Việt Nam đòi hỏi phải tiến hành đồng bộ cả khâu giống và các biện pháp kỹ thuật, trong đó giống dâu và giống tằm chiếm vị trí quan trọng. Đối với cây dâu, giống được xem là tiền đề vì 90% năng suất và chất lượng lá dâu quyết định năng suất và chất lượng tơ kén sau này. “Lá dâu là hình ảnh con tằm” là thức ăn duy nhất của tằm dâu. Lá dâu chứa đựng các chất dinh dưỡng cần thiết cho con tằm như: Protein, lipit, gluxit, chất khoáng, vitamin… Chính vì thế một trong các mục tiêu quan trọng được đặt ra ở các nước có nghề trồng dâu nuôi tằm là đảm bảo năng suất và chất lượng lá dâu để đạt được sản lượng tơ kén cao trên một đơn vị diện tích. Hiện nay có một số giống dâu tam bội mới ra đời cho cao năng suất, chất lượng lá dâu tốt, từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế của ngành sản xuất dâu tằm nói chung. Tuy nhiên để đánh giá xem trong những giống dâu đó giống nào là giống cho năng suất cao thì còn chưa có. Xuất phát từ đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Khảo sát đặc tính sinh trưởng, phát triển của một số giống dâu lai mới chọn tạo vụ xuân 2015”. 1.2. Mục đích và yêu cầu 1.2.1. Mục đích Trên cơ sở theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển cũng như năng suất lá của các giống dâu lai mới chọn tạo để tìm ra được giống cho năng suất lá cao, đảm bảo cung cấp đủ lượng lá cho nuôi tằm. 1.2.2. Yêu cầu + Theo dõi các chỉ tiêu về đặc trưng hình thái của các giống dâu lai mới chọn tạo + Theo dõi và đánh giá khả năng sinh trưởng và phát triển của các giống dâu lai mới chọn tạo + Đánh giá các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lá dâu của các giống dâu lai mới chọn tạo PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở lý luận của đề tài 2.1.1. Giới thiệu về cây dâu Trong hệ thống phân loại trong giới thực vật thì cây dâu thuộc Ngành : Spermatophyta Lớp : Angionspermae Lớp phụ : Dicotyledoneae Bộ : Uticales Họ : Moraceae Chi : Morus Loài : Alba Tên khoa học : Morus alba. L Cây dâu là cây thân gỗ, sống lâu năm. Cơ quan sinh dưỡng là rễ, thân và lá, cơ quan sinh sản là hoa và quả. Lá sớm rụng, có thể rụng hàng năm vào mùa đông, mọc cách, có răng cưa, có lá kèm ở gốc cuống lá, lá hình ngọn mác. Hoa nở theo cụm, đuôi sóc, hoa đơn tính, có ít hoa lưỡng tính trên cùng một cây hoặc khác cây, hoa đực và cái trên cùng một trục hoặc khác trục, thịt quả dày mọng nước. Thân cành nhiều nhựa không gai, trên thân cành có nhiều mầm, mầm đỉnh, mầm nách. Rễ ăn sâu và rộng 2-3 m, nhưng phân bố nhiều ở tầng đất 10-30cm và rộng theo tán cây. 2.1.2. Yêu cầu ngoại cảnh của cây dâu Cây dâu muốn sinh trưởng phát triển đều không thể thiếu các nhân tố sinh thái như: ánh sáng, nhiệt độ, ẩm độ không khí, nước và dinh dưỡng vô cơ…Các nhân tố sinh thái này đều có tác động tương hỗ không tách rời nhau. Trong các nhân tố sinh thái có những nhân tố rất cần thiết và không thể thay thế giữa các nhân tố với nhau được như: sự tăng nhiệt độ không khí không thể thay thế cho sự thiếu ánh sáng. Hoặc sự tăng giờ chiếu sáng không thể bổ sung cho sự thiếu dinh dưỡng trong đất. Cây dâu cũng như các cây trồng khác sống trong điều kiện tự nhiên, chúng có liên quan chặt chẽ với môi trường xung quanh và chịu sự tác động của các yếu tố môi trường như ánh sáng, nhiệt độ, không khí, đất và nước. Những nhân tố này có liên quan với nhau, tác động lẫn nhau và tác động 1 cách tổng hợp lên cây dâu. Tùy theo thời kỳ sinh trưởng, phát triển khác nhau của cây dâu mà ảnh hưởng của các yếu tố môi trường tới chúng khác nhau. Trong các yếu tố sinh thái tác động lên cây dâu có những nhân tố cần thiết và không thể thay thế giữa chúng với nhau được. Ví dụ sự tăng nhiệt độ không thể thay thế cho sự thiếu ánh sáng. Song cũng có 1 số yếu tố có liên quan với nhau, tác động tương hỗ lẫn nhau. Ví dụ cường độ chiếu sáng có liên quan đến nhiệt độ, tỷ lệ nước trong đất có ảnh hưởng đến độ thoáng của đất. Nghiên cứu tác động các yếu tố sinh thái tới cây dâu giúp chúng ta đề ra những giải pháp kỹ thuật trồng và chăm sóc dựa trên những yêu cầu sinh thái đối với sinh trưởng của cây. Một số yếu tố sinh thái tác động đến sinh trưởng của cây dâu như sau: a) Ánh sáng Đối tượng thu hoạch của cây dâu là lá dâu mà 90%-95% chất khô trong lá dâu là sản phẩm của quang hợp nên ánh sáng có liên quan chặt chẽ với năng suất và chất lượng lá dâu. Trong điều kiện ánh sáng có liên quan chặt chẽ với năng suất và chất lượng lá dâu. Trong điều kiện chiếu sáng đầy đủ, cây dâu sinh trưởng tốt, cành khỏe mập, lá dày, có màu xanh đậm, năng suất và chất lượng lá cao. Ngược lại trong điều kiện chiếu sáng không đầy đủ thì cành nhánh thường mềm, lá mỏng, màu xanh nhạt , hàm lượng nước [...]... 25 giống dâu và một số cặp lai của Viện nghiên cứu dâu tằm tơ Trung á Uzơbekistan Năm 1986 - 1988 nước ta tiếp tục nhập nội một số giống dâu của ấn Độ và đến năm 1989 - 1992 các tỉnh phía Bắc nhập nội một số giống dâu lai của Trung Quốc, cho đến nay đã xây dựng được một số tập đoàn giống dâu có hơn 100 giông địa phương và nhập nội Mặc dù quá trình nghiên cứu chọn tạo giống dâu của Việt Nam xuất phát. .. dưỡng từ hạt giống Roso Khi tập đoàn giống dâu trở nên phong phú hơn bao gồm tất cả các giống dâu địa phương và các giống dâu nhập nội thì công tác chọn lọc các giống dâu chuyển sang hướng mới là lai xa giữa các giống dâu thông qua việc lai hữu tính Sử dụng phương pháp này giúp phối hợp một số đặc tính tốt của bố mẹ để tạo ra thế hệ lai ưu tú mang đặc tính tốt của cả bố và mẹ Phương pháp này đã tạo ra được... đánh giá khả năng sinh trưởng và phát triển của các giống dâu lai mới chọn tạo - Đánh giá các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lá dâu của các giống dâu lai mới chọn tạo 3.4 Phương pháp nghiên cứu - Công thức thí nghiệm: Thí nghiệm gồm 4 công thức Công thức 1 (CT1): Giống dâu VH13 Công thức 2 (CT2): Giống dâu VH15 Công thức 3 (CT3): Giống dâu VH17 Công thức 4 (CT4 đ/c): Giống dâu Hà Bắc -... pháp lai hữu tính Phương pháp gây đột biến để tạo nguồn vật liệu khởi đầu sau đó dùng phương pháp lai hữu tính để chọn tạo ra những cá thể tốt sau đó sử dụng ưu thế lai F1 để nhân giống hữu tính Tại một số nước có ngành dâu tằm phát triển mạnh như Nhật Bản, Liên Xô đã nghiên cứu rất sớ hướng sử dụng ưu thế lai ở cây F1 Từ những năm 1930-1931 các nhà chọn tạo giống ở đây đã tiến hành lai giữa giống dâu. .. nghiên cứu: Gồm 03 giống dâu lai F1 trồng hạt được chọn tạo trong nước là: VH13, VH15 và VH17; Giống dâu đối chứng là giống địa phương Hà Bắc • Giống dâu VH15: Là giống dâu lai tam bội thể (3n) trồng bằng hạt được tạo ra do lai hữu tính giữa giống dâu K10 (2n) và giống dâu được tạo ra do phương pháp gây đột biến ĐB86 (4n) Giống VH15 được công nhận là giống quốc gia theo Quyết định số 512/QĐ-TT-CCN ngày... Ichinose có nguồn gốc Nhật Bản với giống dâu địa phương để tạo ra các giống dâu lai trồng hạt có năng suất cao hơn Từ năm 1960 trở lại đây, một số nhà khoa học Nhật Bản, Liên Bang Nga đã mở ra hướng đi mới là nghiên cứu chọn tạo giống dâu lai F1 tam bội thể trồng hạt Một số giống dâu lai F1 tam bội thể trồng hạt đã cho năng suất lá vượt trên 35% so với giống dâu địa phương Giống dâu tam bội thể này có ưu điểm... việc phát triển ngành dâu tằm (Nguyễn Văn Long 1999) Công tác nghiên cứu chọn tạo giống dâu đã được bắt đầu từ rất sớm ở các nước có nghề trồng dâu nuôi tằm phát triển như Nhật Bản, Liên Xô, Trung Quốc, Triều Tiên, ấn Độ, Bungari Cho đến ngày nay thì công tác chọn tạo giống dâu vẫn đang được chú trọng phát triển với ngày càng nhiều phương pháp chọn tạo khác nhau Bước đầu tiên của công tác nghiên cứu chọn. .. các nhà chọn tạo giống dâu của Việt Nam đã chuyển hướng nghiên cứu từ việc tạo giống dâu trồng hom sang việc sử dụng ưu thế lai F1 để trồng hạt Trên 20 tổ hợp lai F1 đã được tạo ra trong số đó có hai tổ hợp lai là giống tam bội thể, số còn lại đều là tổ hợp lai lưỡng bội thể Thông qua bồi dục, chọn lọc và thí nghiệm so sánh, khu vực hoá, PGS TS Hà Văn Phúc và cộng sự đã chọn ra được hai giống dâu có... cứu chọn tạo giống dâu mới cũng đã được bắt đầu từ rất sớm trên nhiều quốc gia khác nhau Mục tiêu chung của công tác nghiên cứu chọn tạo giống dâu là chọn ra những giống dâu mới có sản lượng lá cao, chất lượng lá tốt, có sức chống chịu với điều kiện ngoại cảnh bất lợi, và phù hợp với điều kiện ngoại cảnh của mỗi vùng, lãnh thổ riêng Vì lá dâu là thức ăn duy nhất của con tằm dâu, do đó lá dâu chiếm một. .. tay vào công việc lai hữu tính giữa các giống dâu tứ bội thể với giống nhị bội thể Sau khi lai hữu tính các giống tứ bội thể trên với một số giống dâu lưỡng bội thể khác và qua quá trình chọn lọc cá thể, tác giả đã thu được một số giống dâu tam bội thể (3n = 42) mang kí hiệu số 7, 11, 12 và các giống dâu này đã được Hội đồng khoa học Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm công nhận là giống quốc gia . được xem là tiền đề vì 90% năng suất và chất lượng lá dâu quyết định năng suất và chất lượng tơ kén sau này. “Lá dâu là hình ảnh con tằm là thức ăn duy nhất của tằm dâu. Lá dâu chứa đựng các. lá dâu là thức ăn duy nhất của con tằm dâu, do đó lá dâu chiếm một vị trí rất quan trọng trong việc phát triển ngành dâu tằm (Nguyễn Văn Long 1999). Công tác nghiên cứu chọn tạo giống dâu. nhiều tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực dâu tằm đã được ứng dụng vào sản xuất, góp phần nâng cao năng suất chất lượng lá dâu, kén tằm. Nhiều giống dâu, giống tằm mới có năng suất cao, chất lượng