Sự phát triển này đòi hỏi có một chế độ kế toán mới phù hợp và thuận tiện hơn cho các doanh nghiệp làm sao vừa dễ áp dụng đồng thời lại phản ánh được đầy đủ và chính xác tình hình tài chính của doanh nghiệp
Trang 1LỜI NÓI ĐẦU
Hội nhập kinh tế quốc tế kéo theo sự phát triển nhanh chóng của cácdoanh nghiệp về cả số lượng lẫn hiệu quả hoạt động Sự phát triển này đòi hỏi
có một chế độ kế toán mới phù hợp và thuận tiện hơn cho các doanh nghiệplàm sao vừa dễ áp dụng đồng thời lại phản ánh được đầy đủ và chính xác tìnhhình tài chính của doanh nghiệp Với đòi hỏi này gần đây Bộ Tài Chính cósửa đổi bổ sung các chuẩn mực kế toán cũ đã không còn phù hợp bằng cácchuẩn mực hoàn chỉnh hơn tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng công tác
kế toán trong các doanh nghiệp Những quy định này đã phần nào đáp ứngđược đòi hỏi của doanh nghiệp nhưng cũng có thể còn tồn tại những hạn chếnhất định
Thông tư 13/2006/TT-BTC hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng cáckhoản dự phòng tại doanh nghiệp là một trong rất nhiều các văn bản mớiđược ban hành gần đây Thông tư này có vị trí quan trọng, đặc biệt trong điềukiện hiện nay khi nước ta đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chứcThương mại Thế giới (WTO) nên trong một môi trường cạnh tranh khốc liệthơn Doanh nghiệp sẽ không tránh khỏi việc gặp phải các rủi ro Lập dự phònggiúp cho doanh nghiệp có nguồn tài chính để đối phó với những tổn thất cóthể xảy ra trong tương lai nên doanh nghiệp sẽ chủ động hơn trong mọi tìnhhuống Đồng thời, việc trích lập dự phòng cũng là tôn trọng nguyên tắc thậntrọng trong việc phản ánh giá trị hàng tồn kho, các khoản đầu tư tài chínhkhông cao hơn giá trị thị trường có thể thực hiện được và giá trị của cáckhoản phải thu không cao hơn giá trị có thể thu hồi được Như vậy giá trị tàisản của doanh nghiệp được phản ánh trên bảng cân đối sẽ đáng tin cậy hơn
Do vậy việc hiểu rõ về cách trích lập và sử dụng dự phòng giảm giá tài sản làrất cần thiết với mọi doanh nghiệp hiện nay
Trang 2Phần 1 - CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HẠCH TOÁN DỰ PHÒNG
GIẢM GIÁ TÀI SẢN
1 Khái niệm về dự phòng, nguyên tắc lập và ảnh hưởng của nó tới kết quả kinh doanh trong kỳ:
1.1 Khái niệm về dự phòng:
Dự phòng thực chất là việc trích trước một khoản chi phí thực tế chưaphát sinh vào chi phí hoạt động kinh doanh năm báo cáo của doanh nghiệp,giúp cho doanh nghiệp có nguồn tài chính để bù đắp tổn thất có thể xảy ratrong năm kế hoạch, nhằm bảo toàn vốn kinh doanh; đảm bảo cho doanhnghiệp phản ánh giá trị vật tư hàng hóa tồn kho, các khoản đầu tư tài chínhkhông cao hơn giá cả trên thị trường và giá trị của các khoản nợ phải thukhông cao hơn giá trị có thể thu hồi được tại thời điểm lập báo cáo tài chính
1.2 Nguyên tắc lập dự phòng:
- Thời điểm lập và hoàn nhập các khoản dự phòng là thời điểm cuối kỳ
kế toán năm Trường hợp doanh nghiệp được Bộ Tài chính chấp thuận ápdụng năm tài chính khác với năm dương lịch (bắt đầu từ ngày 1/1 và kết thúc31/12 hàng năm) thì thời điểm lập dự phòng là ngày cuối cùng của năm tàichính Riêng đối với các doanh nghiệp niêm yết phải lập báo cáo tài chínhgiữa niên độ thì được trích lập và hoàn nhập dự phòng cả thời điểm lập báocáo tài chính giữa niên độ
- Các tài sản được phép trích lập dự phòng phải là tài sản của doanhnghiệp tại thời điểm trích lập dự phòng
- Trên cơ sở các bằng chứng đáng tin cậy về sự giảm giá của từng đốitượng cụ thể, kế toán sẽ xác định số dự phòng cần lập cho niên độ kế toán tớivới điều kiện số dự phòng không được vượt quá số lợi nhuận thực tế củadoanh nghiệp
Trang 3- Việc lập dự phòng phải tiến hành cho từng loại vật tư hàng hoá từngloại chứng khoán bị giảm giá, từng khoản nợ phải thu khó đòi Sau đó phảitổng hợp toàn bộ các khoản dự phòng vào bảng kê chi tiết dự phòng từng loại.Bảng kê là căn cứ để hạch toán vào chi phí Để thẩm định mức độ giảm giácủa các khoản nợ phải thu khó đòi, các loại vật tư hàng hoá, chứng khoán,doanh nghiệp phải thành lập hội đồng để thẩm định mức trích lập dự phòngvới các thành viên bắt buộc là giám đốc, kế toán trưởng, trưởng phòng vật tưhoặc kinh doanh.
1.3 Ảnh hưởng của dự phòng tới kết quả kinh doanh của DN:
- Nhờ dự phòng giảm giá tài sản mà bảng cân đối kế toán của doanhnghiệp phản ánh chính xác hơn giá trị thực tế của tài sản không quá cao
- Do dự phòng làm giảm lãi của doanh nghiệp, doanh nghiệp tiết kiệmđược một số vốn đáng lẽ phải được phân chia để bù đắp các khoản giảm giátài sản có thể phát sinh ở niên độ sau Khoản dự phòng thực chất là mộtnguồn tài chính giúp doanh nghiệp tránh được các rủi ro có thể gặp sau này
- Dự phòng giảm giá được ghi nhận như một khoản chi phí và sẽ đượckhấu trừ vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp nên thuế thu nhập doanhnghiệp phải nộp sẽ giảm đi
2 Phân loại các khoản dự phòng giảm giá tài sản:
2.1 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho:
2.1.1 Khái niệm dự phòng giảm giá hàng tồn kho:
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho là dự phòng phần giá trị bị tổn thất dogiá vật tư, thành phẩm, hàng hóa tồn kho bị giảm
2.1.2 Đối tượng lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho:
Vật tư, hàng hóa, thành phẩm của doanh nghiệp mà giá trị thuần có thểthực hiện được thấp hơn giá trị gốc ghi nhận trên sổ của hàng tồn kho
Trang 42.1.3 Điều kiện lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho:
Hàng tồn kho được trích lập dự phòng nếu đáp ứng các điều kiện sau:
- Có hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của Bộ Tài chính hoặccác bằng chứng khác chứng minh giá vốn hàng tồn kho
- Là n hững vật tư hàng hóa thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp tồnkho tại thời điểm lập báo cáo tài chính
Trường hợp nguyên vật liệu có giá trị thuần có thể thực hiện được thấphơn so với giá gốc nhưng giá bán sản phẩm dịch vụ được sản xuất từ nguyênvật liệu này không bị giảm giá thì không được trích lập dự phòng giảm giánguyên vật liệu tồn kho đó
2.1.4 Công thức tính mức dự phòng giảm giá hàng tồn kho:
Mức dự phòng
giảm giá vật tư
hàng hóa =
Lượng vật tư hànghóa thực tế tồn khotại thời điểm lậpbáo cáo tài chính
x
Giá gốchàng tồnkho theo sổ
kế toán
-Giá trị thuần
có thể thựchiện được củahàng tồn khoGiá gốc hàng tồn kho bao gồm: chi phí mua, chi phí chế biến và các chiphí liên quan trực tiếp khác
Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho (giá trị dự kiếnthu hồi) là giá bán (ước tính) của hàng tồn kho trừ chi phí để hoàn thành sảnphẩm và chi phí tiêu thụ (ước tính)
Mức lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho được tính cho từng loại hàngtồn kho bị giảm giá và tổng hợp toàn bộ vào bảng kê chi tiết Bảng kê là căn
cứ để hạch toán vào giá vốn hàng bán (giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hoátiêu thụ trong kỳ) của doanh nghiệp
Riêng dịch vụ cung cấp dở dang, việc lập dự phòng giảm giá hàng tồnkho tính theo từng loại dịch vụ có mức giá riêng biệt
Trang 52.2 Dự phòng nợ phải thu khó đòi:
2.2.1 Khái niệm nợ phải thu khó đòi:
Dự phòng nợ phải thu khó đòi là dự phòng phần giá trị bị tổn thất củacác khoản nợ phải thu quá hạn thanh toán, nợ phải thu chưa quá hạn nhưng cóthể không đòi được do khách nợ không có khả năng thanh toán
2.2.2 Đối tượng lập dự phòng nợ phải thu khó đòi:
- Đối với tổ chức kinh tế:
+ Khách nợ đã giải thể, phá sản: quyết định của Tòa án tuyên bố phásản doanh nghiệp theo Luật phá sản hoặc quyết định của người có thẩm quyền
về giải thể đối với doanh nghiệp nợ, trường hợp tự giải thể thì có thông báocủa đơn vị hoặc xác nhận của cơ quan quyết định thành lập đơn vị, tổ chức
+ Khách nợ đã ngừng hoạt động và không có khả năng chi trả: xácnhận của cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp hoặc tổ chức đăng kýkinh doanh về việc doanh nghiệp, tổ chức đã ngừng hoạt động không có khảnăng thanh toán
- Đối với cá nhân phải có một trong các tài liệu sau:
+ Giấy chứng tử (bản sao) hoặc xác nhận của chính quyền địa phươngđối với người nợ đã chết nhưng không có tài sản thừa kế để trả nợ
+ Giấy xác nhận của chính quyền địa phương đối với người nợ cònsống hoặc đã mất tích nhưng không có khả năng trả nợ
+ Lệnh truy nã hoặc xác nhận của cơ quan pháp luật đối với người nợ
đã bỏ trốn hoặc đang bị truy tố, đang thi hành án hoặc xác nhận của chínhquyền địa phương về việc khách nợ hoặc người thừa kế không có khả năngchi trả
- Quyết định của cấp có thẩm quyền về xử lý xóa nợ không thu hồiđược của doanh nghiệp (nếu có)
Trang 62.2.3 Điều kiện lập dự phòng nợ phải thu khó đòi:
- Các khoản nợ phải thu khó đòi phải được theo dõi cho từng đối tượngtừng nội dung từng khoản nợ trong đó chi tiết nợ phải thu khó đòi
- Các khoản nợ phải thu được coi là khó đòi phải có các bằng chứngchủ yếu là:
+ Số tiền phải thu phải theo dõi cho từng đối tượng, theo từng nội dung,từng khoản nợ, trong đó ghi rõ số nợ phải thu khó đòi
+ Phải có chứng từ gốc hoặc giấy xác nhận của khách hàng nợ về sốtiền còn nợ chưa trả bao gồm: Hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, bản thanh lýhợp đồng, cam kết nợ, đối chiếu công nợ…
2.2.4 Căn cứ ghi nhận nợ phải thu khó đòi:
- Nợ phải thu quá hạn thanh toán ghi trong hợp đồng kinh tế, các khếước vay nợ, bản cam kết hợp đồng hoặc cam kết nợ, doanh nghiệp đã đòinhiều lần vẫn chưa thu được
- Nợ phải thu chưa đến thời hạn thanh toán nhưng khách hàng nợ đãlâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể, mất tích, bỏ trốn
2.2.5 Công thức tính mức dự phòng nợ phải thu khó đòi:
Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng như sau:+ 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 3 tháng đến dưới 1 năm.+ 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm.+ 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm
- Đối với nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế đãlâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích,
bỏ trốn thì doanh nghiệp dự kiến mức tổn thất không thu hồi được để tríchlập dự phòng
Trang 7- Đối với khoản nợ phải thu quá hạn 3 năm trở lên mà không đủ chứng
từ, tài liệu chứng minh theo quy định thì lập Hội đồng xử lý nợ của doanhnghiệp để xem xét, xử lý theo quy định
Sau khi lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, doanhnghiệp tổng hợp toàn bộ khoản dự phòng các khoản nợ vào bảng kê chi tiết đểlàm căn cứ hạch toán vào chi phí quản lý của doanh nghiệp
2.3 Dự phòng giảm giá các khoản đầu tư:
2.3.1 Khái niệm giảm giá các khoản đầu tư:
Dự phòng tổn thất các khoản đầu tư chính là dự phòng phần giá trị bịtổn thất do các loại chứng khoán đầu tư của doanh nghiệp bị giảm giá; giá trịcác khoản đầu tư tài chính bị tổn thất do tổ chức kinh tế mà doanh nghiệpđang đầu tư bị lỗ
2.3.2 Đối tượng lập dự phòng giảm giá các khoản đầu tư:
Dự phòng giảm giá các khoản đầu tư gồm hai loại là đầu tư ngắn hạn
và đầu tư dài hạn
Đối tượng lập dự phòng là các khoản đầu tư ngắn hạn và dài hạn dodoanh nghiệp nắm giữ có giá trị thường xuyên bị giảm sút so với giá gốc ghitrên sổ kế toán
2.3.3 Điều kiện lập dự phòng giảm giá các khoản đầu tư chính:
Những khoản đầu tư được phép trích lập dự phòng khi có đáp ứng đượccác điều kiện sau:
- Chứng khoán của doanh nghiệp được doanh nghiệp đầu tư theo đúngquy định của pháp luật
- Được tự do mua bán trên thị trường mà tại thời điểm kiểm kê, lập báocáo tài chính có giá trị thường xuyên giảm xuống so với giá gốc ghi trên sổ kếtoán (Chứng khoán không được mua bán tự do trên thị trường thì không đượclập dự phòng)
Trang 8Các quy định trên không áp dụng đối với các công ty chuyên kinh doanhchứng khoán.
2.3.4 Công thức tính mức dự phòng cần lập giảm giá các khoản đầu tư:
Mức trích lập dự phòng của các chứng khoán đầu tư được tính như sau:
Mức dự phòng
giảm giá đầu tư
chứng khoán =
Số lượng chứngkhoán bị giảm giátại thời điểm lậpbáo cáo tài chính
x
Giá chứngkhoán hạchtoán trên
sổ kế toán
-Giá chứngkhoán thực
tế trên thịtrườngDoanh nghiệp phải trích lập dự phòng cho từng loại chứng khoán bịgiảm giá và được tổng hợp vào bảng kê chi tiết dự phòng giảm giá đầu tư đểlàm căn cứ so sánh với số dự phòng đã được lập cuối năm trước để xác định
số phải lập thêm hoặc hoàn nhập giảm chi phí tài chính
Đối với các khoản vốn của Tổng công ty đầu tư vào công ty thành viênhoặc của Tổng công ty, công ty đầu tư vào công ty trách nhiệm hữu hạn nhànước một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên,công ty cổ phần, hợp danh, liên doanh, liên kết và các khoản đầu tư dài hạnkhác phải trích lập dự phòng, nếu doanh nghiệp nhận vốn góp đầu tư bị lỗphải gọi thêm vốn (Trừ trường hợp lỗ theo kế hoạch được xác định trongphương án kinh doanh trước khi đầu tư) mức trích lập dự phòng cho mỗikhoản đầu tư tài chính được tính theo công thức sau:
-Vốn chủ
sở hữuthực có x
Vốn đầu tư của doanh
nghiệpTổng vốn góp thực tế củacác bên tại tổ chức kinh tế
Trang 9Mức trích dự phòng tối đa cho mỗi khoản đầu tư tài chính dài hạn bằng
số vốn đã đầu tư
Đến thời điểm khóa sổ kế toán của năm sau nếu công ty đầu tư vốn cólãi hoặc giảm lỗ thì công ty phải hoàn nhập toàn bộ hoặc một phần số đã trích
dự phòng và ghi giảm chi phí tài chính
Một điểm cần lưu ý các khoản dự phòng đẩu tư tài chính dùng để bùđắp các khoản đầu tư tài chính thực tế xảy ra do các nguyên nhân như bênnhận đầu tư bị phá sản, thiên tai dẫn đến đầu tư không có khả năng thu hồivốn hoặc thu hồi thấp hơn giá gốc của khoản đầu tư Khoản dự phòng nàykhông dùng để bù đắp các khoản lỗ do bán thanh lý các khoản đầu tư
3 Nội dung hạch toán các khoản dự phòng giảm giá Tài sản:
3.1 Hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho:
3.1.1 Tài khoản sử dụng:
Tài khoản 159: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản dự phòng giảm giá hàngtồn kho phải lập khi có những bằng chứng tin cậy về sự giảm giá của giá trịthuần có thể thực hiện được so với giá gốc của hàng tồn kho
Kết cấu tài khoản 159:
Trang 103.1.2 Nội dung hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu:
- Cuối kì kế toán năm (cuối quý), khi lập dự phòng giảm giá hàng tồnkho lần đầu tiên kế ghi:
Nợ TK 632- Giá vốn hàng bán: Mức dự phòng cần lập trong kì
Có TK 159- Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
- Cuối kì kế toán năm (cuối quý) tiếp theo:
+ Nếu khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kếtoán năm nay lớn hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối kỳ
kế toán năm trước chưa sử dụng hết thì số chênh lệch lớn hơn ghi:
Nợ TK 632- Giá vốn hàng bán
Có TK 159- Dự phòng giảm giá hàng tồn kho+ Nếu khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kếtoán năm nay nhỏ hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối
kỳ kế toán năm trước chưa sử dụng hết thì số chênh lệch nhỏ hơn ghi:
Nợ TK 159- Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Có TK 632- Giá vốn hàng bán
3.1.3 Xử lý huỷ bỏ đối với vật tư, hàng hoá đã trích lập dự phòng:
Lập Hội đồng xử lý tài sản của doanh nghiệp để thẩm định tài sản bịhuỷ bỏ Biên bản thẩm định phải kê chi tiết tên, số lượng, giá trị hàng hoáphải huỷ bỏ, nguyên nhân phải huỷ bỏ, giá trị thu hồi được do bán thanh lý,giá trị thiệt hại thực tế
Hội đồng xử lý tài sản gồm: Hội đồng quản trị (đối với doanh nghiệp
có Hội đồng quản trị) hoặc Hội đồng thành viên (đối với doanh nghiệp có Hộiđồng thành viên); Tổng giám đốc, Giám đốc (đối với doanh nghiệp không cóHội đồng quản trị); chủ doanh nghiệp căn cứ vào Biên bản của Hội đồng xử
lý, các bằng chứng liên quan đến hàng hoá tồn đọng để quyết định xử lý huỷ
bỏ vật tư, hàng hoá nói trên; quyết định xử lý trách nhiệm của những người
Trang 11liên quan đến số vật tư, hàng hoá đó và chịu trách nhiệm về quyết định củamình trước chủ sở hữu và trước pháp luật.
Mức độ tổn thất thực tế của từng loại hàng tồn đọng không thu hồiđược là khoản chênh lệch giữa giá trị ghi trên sổ kế toán trừ đi giá trị thu hồi
do thanh lý (do người gây ra thiệt hại đền bù, do bán thanh lý hàng hoá)
Giá trị tổn thất thực tế của hàng tồn đọng không thu hồi được đã cóquyết định xử lý huỷ bỏ, sau khi bù đắp bằng nguồn dự phòng giảm giá hàngtồn kho, phần chênh lệch thiếu được hạch toán vào giá vốn hàng bán củadoanh nghiệp Ghi như sau:
Nợ TK 111,112 : Số thu hồi được
Nợ TK 159: Số dùng dự phòng bù đắp
Nợ TK 632: Số chênh lệch còn thiếu
Có TK 152,153,156 : Giá trị hàng hóa vật tư hủy bỏ
3.2 Hạch toán dự phòng phải thu khó đòi:
3.2.1 Tài khoản sử dụng:
Tài khoản 139: Dự phòng nợ phải thu khó đòi
Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình trích lập, sử dụng và hoànnhập khoản dự phòng phải thu khó đòi hoặc có khả năng không đòi được vàocuối niên độ kế toán
Kết cấu tài khoản 139:
Bên Nợ:
- Hoàn nhập dự phòng nợ phải thu khó đòi
- Xóa các khoản nợ phải thu khó đòi
Bên Có:
Số dự phòng nợ phải thu khó đòi được lập tính vào chi phí quản lýdoanh nghiệp
Trang 12Số dư bên Có:
Số dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi hiện có cuối kì
3.2.2 Nội dung hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu:
- Cuối niên độ kế toán (cuối quý) xác định mức dự phòng cần lập lầnđầu:
Nợ TK 642- Chi phí quản lý doanh nghiệp: Mức dự phòng cần lập
Có TK 139- Dự phòng phải thu khó đòi
- Trong niên độ kế toán sau hoặc trong quý sau:
+ Đối với các khoản nợ phải thu khó đòi thực sự không đòi được quyếtđịnh xóa nợ và sử dụng quỹ dự phòng để bù đắp thiệt hại:
Có TK 004+ Các khoản nợ phải thu khó đòi có thể bán cho các công ty mua bán nợ:Khi hoàn thành thủ tục bán và thu được tiền ghi:
Nợ TK 111, TK 112: Số tiền thu được từ bán nợ
Nợ TK 139: Số chênh lệch được trừ vào dự phòng
Nợ các TK khác liên quan (642, 415): Số còn lại
Có TK 131, TK 138…
Trang 13- Cuối niên độ kế toán sau hoặc cuối quý sau xác định mức dự phòng
nợ phải thu khó đòi cần trích lập hoặc hoàn nhập
+ Nếu số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập ở kì kế toán nàylớn hơn số dự phòng đã trích lập ở kì kế toán trước chưa sử dụng hết, thí sốchênh lệch lớn hơn được hạch toán vào chi phí ghi:
Nợ TK 642- Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 139- Dự phòng phải thu khó đòi
+ Nếu số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập ở kì kế toán nàynhỏ hơn số dự phòng đã trích lập ở kì kế toán trước chưa sử dụng hết, thí sốchênh lệch nhỏ hơn được hoàn nhập ghi giảm chi phí, ghi:
Nợ TK 139- Dự phòng phải thu khó đòi
Có TK 642- Chi phí quản lý doanh nghiệp
3.3 Hạch toán dự phòng giảm giá các khoản đầu tư chính:
3.3.1 Tài khoản sử dụng:
* Tài khoản 129: Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn
Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến độngtăng, giảm các khoản dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn Dự phòng giảm giáđầu tư ngắn hạn được lập để ghi nhận các khoản lỗ có thể phát sinh do sựgiảm giá của các chứng khoản ngắn hạn doanh nghiệp đang nắm giữ có thểxảy ra
Kết cấu tài khoản 129:
Bên Nợ:
Hoàn nhập số dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư tài chính ngắnhạn kỳ này phải lập nhỏ hơn số đã lập cuối kì trước
Trang 14Số dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư ngắn hạn hiện có cuối kỳ.
* Tài khoản 229: Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn
Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có tình hình biến động tăng, giảmcác khoản dự phòng giảm giá chứng khoản đầu tư dài hạn và các khoản tổnthất đầu tư dài hạn khác Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn gồm:
+ Dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư trong hoạt động đầu tư tàichính: Là dự phòng phần giá trị bị tổn thất do giảm giá các loại chứng khoándoanh nghiệp đang nắm giữ có thể xảy ra
+ Dự phòng tổn thất do giảm giá các khoản đầu tư dài hạn hoặc do doanhnghiệp nhận vồn góp đầu tư bị lỗ phải gọi thêm vốn
Kết cấu tài khoản 229:
Bên Nợ:
- Hoàn nhập chênh lệch giữa sô dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tưdài hạn năm nay phải lập nhỏ hơn sô dự phòng đã trích lập năm trước chưa sửdụng hết
- Bù đắp giá trị khoản đầu tư dài hạn bị tổn thất khi có quyết định dùng