1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Kế hoạch hóa và Chính sách kinh tế xã hội

12 361 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 135,5 KB

Nội dung

Kế hoạch hóa và Chính sách kinh tế - xã hội Thời gian làm bài: 60 phút (Học viên không sử dụng tài liệu tham khảo) 1) Tăng trưởng kinh tế là gì? Tại sao tính toán tăng trưởng kinh tế người ta thường sử dụng GDP thực hơn là GDP danh nghĩa? Trình bày các nhược điểm của vấn đề sử dụng GDP thực để tính toán tăng trưởng? a/ Tăng trưởng kinh tế là: Tăng trưởng GDP thực qua hai giai đoạn: g t = (GDP t – GDP t-1 )/GDP t-1 b/ Tính toán tăng trưởng kinh tế người ta thường sử dụng GDP thực hơn là GDP danh nghĩa: Khử lạm phát. c/ Nhược điểm khi sử dụng GDP thực để tính toán tăng trưởng: Chúng ta quan sát một đồng nhất thức vĩ mô dưới dây: GNI = GDP + NFP - Trong đó: GNI là tổng thu nhập quốc gia (Gross National Income), GDP là tổng thu nhập quốc nội Và NFP (Net Factor Payments/Income) là thanh toán ròng hay thu nhập ròng từ nước ngoài. Nếu NFP âm điều đó có nghĩa là quốc gia chi trả cho nước ngoài nhiều hơn là nhận từ nước ngoài. Khi NFP <0, thì GNI < GDP. Ở các quốc gia phát triển, hoạt động của nền kinh tế vượt ra khỏi phạm vi lãnh thổ, phát triển ra thị trường nước ngoài, đầu tư trên toàn thế giới thông qua các công ty đa quốc gia, cho nên GNI thường cao hơn so với GDP; Ở các nước đang phát triển, nền kinh tế phát triển ở trình độ thấp, chủ yếu là nhận sự đầu tư và hỗ trợ từ nước ngoài, do đó, GDP thường cao hơn GNI. Việt Nam có khoản thu nhập ròng ngày càng âm, điều này có nghĩa là chi trả cho nước ngoài nhiều hơn là nhận từ nước ngoài. Vấn đề đặt ra là để đo lường mức gia tăng hoạt động kinh tế, cần thiết phải tính toán tăng trưởng GNI hơn là tăng trưởng GDP. - Thương mại trong nội bộ ngành không được tính đến (intra – industry trade). - Trong công thức tính toán tăng trưởng không loại trừ tài nguyên thiên nhiên (dầu thô, than đá và các loại tài nguyên khác). 2) Phát triển kinh tế là gì? So sánh tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế? Các quốc gia đang phát triển quan tâm đến tăng trưởng kinh tế hay phát triển kinh tế? a/ Phát triển kinh tế là: • Tăng trưởng kinh tế là một khái niệm hẹp hơn so với phát triển kinh tế. Vì tăng trưởng chỉ Chính sách – xã hội Page 1 đề cập đến mức tăng GDP, còn phát triển đề cập mức tăng thu nhập, chất lượng cuộc sống, sự tự do và các vấn đề khác. • Tăng trưởng kinh tế là mức gia tăng giá trị của hàng hóa và dịch vụ trong mỗi ngành của nền kinh tế. • Tuy nhiên, các đo lường khác được sử dụng, chẳng hạn như mức độ đô thị hóa, mức độ công nghiệp hóa, mức độ phát triển con người thì không được đề cập trong tăng trưởng. • Tăng trưởng kinh tế không tính đến khuôn khổ của khu vực kinh tế phi chính thức. • Tăng trưởng kinh tế không tính đến sự cạn kiệt của tài nguyên thiên nhiên, có thể dẫn đến sự ô nhiễm, nghẽn mạch và bệnh tật. • Phát triển kinh tế là khái niệm mang tính chuẩn tắc, có nghĩa là khái niệm này áp dụng trong ngữ cảnh tinh thần của con người (đúng hoặc sai, tốt hoặc xấu). • Định nghĩa phát triển của Michael Todaro là mức gia tăng mức sống, cải tiến sự nhu cầu tự trọng và tự do cũng như sự lựa chọn lớn hơn. • Phát triển kinh tế là tiến trình. • Phát triển kinh tế là một tiến trình mà thu nhập quốc gia thực tăng trong thời gian dài. • Phát triển kinh tế của một quốc gia được xác định như là sự phát triển của cải kinh tế của đất nước. b/ So sánh tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế: Tăng trưởng kinh tế Phát triển kinh tế 1) Là khái niệm hẹp 1) Là khái niệm rộng Chính sách – xã hội Page 2 2) Gia tăng thu nhập quốc gia là một chỉ tiêu đủ. 2) Gia tăng thu nhập quốc gia thực, có nghĩa là mức sống là một chỉ tiêu. 3) Áp dụng đối với nền kinh tế đã phát triển. 3) Áp dụng đối với nền kinh tế đang phát triển. 4) Là một tiến trình tự động. 4) Là kết quả của nỗ lực có mục tiêu và có kế hoạch. 5) Là tiến trình xảy ra đối với nền kinh tế năng động. 5) Xảy ra đối với nền kinh tế tĩnh do sự thay đổi cấu trúc và công nghệ trong nền kinh tế. 6) Tiến trình này trong một thời gian cụ thể thường là một năm. 6) Là tiến trình liên tục được áp dụng đối với thời gian dài. 7) Các thay đổi về số lượng được kỳ vọng trong khái niệm này. 7) Các thay đổi về chất lượng được kỳ vọng trong khái niệm này. c/ Các quốc gia đang phát triển quan tâm đến: phát triển kinh tế. 3) Phát triển bền vững là gì? Trình bày các quan điểm kinh tế học về phát triển bền vững: (i) Quan điểm của trường phái Tân Cổ Điển; (ii) Quan điểm của trường phái hậu Keynes; (iii) Quan điểm của trường phái Luân Đôn; và (iv) Quan điểm của trường phái vật chất – năng lượng. Chính sách – xã hội Page 3 a/ Phát triển bền vững là: sự phát triển đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không phương hại đến khả năng thỏa mãn nhu cầu của các thế hệ tương lai. Phát triển bền vững đòi hỏi sự công bằng giữa các thế hệ. b/ Các quan điểm kinh tế học về phát triển bền vững: • Tân Cổ Điển : 1. Khả năng thay thế của vốn nhân tạo đối với tài nguyên thiên nhiên (tiết kiệm TNTN). 2. Tác động của thay đổi công nghệ đối với việc vượt qua những hạn chế về TNTN. 3. Giá cả của tài nguyên: Điều này thì dựa theo định luật Hotelling [thặng dư (giá cả trừ chi phí khai thác) của tài nguyên phải tăng bằng với suất chiết khấu, để có thể đảm bảo mức khai thác tối ưu]. • Trường phái Luân Đôn : Các nhà kinh tế học sau Keynesian chỉ ra rằng rất khó đo lường nguồn vốn tài nguyên. Để có thể đưa vốn tài nguyên vào hàm SX của kinh tế học Tân Cổ Điển, cần phải gộp các loại tài nguyên khác nhau thành một yếu tố sản xuất. Điều này đòi hỏi một đơn vị đo lường chung. Đơn vị đo lường bằng vật chất thì không thể, vì các dạng vật chất thì khác nhau. London School cũng gặp vấn đề này nếu họ muốn duy trì cố định một nguồn vốn tài nguyên được đo lường bằng tiền. Về điểm duy trì nguyên trạng vốn tài nguyên theo giá trị thực, trường phái London đã áp dụng khái niệm tổng giá trị kinh tế của hàng hóa và dịch vụ môi trường, bao gồm: – giá trị sử dụng (use value) – giá trị tồn tại (existence value) – giá trị lựa chọn (option value) – giá trị lưu truyền (bequest value) • Hậu Keynes : Các nhà kinh tế học sau Keynesian chỉ ra rằng rất khó đo lường nguồn vốn tài nguyên. Để có thể đưa vốn tài nguyên vào hàm SX của kinh tế học Tân Cổ Điển, cần phải gộp các loại tài nguyên khác nhau thành một yếu tố sản xuất. Điều này đòi hỏi một đơn vị đo lường chung. Đơn vị đo lường bằng vật chất thì không thể, vì các dạng vật chất thì khác nhau. London School cũng gặp vấn đề này nếu họ muốn duy trì cố định một nguồn vốn tài nguyên được đo lường bằng tiền. • Năng lượng – vật chất : Các hoạt động kinh tế không thể tạo ra hay phá hủy vật chất/năng lượng, mà chỉ có thể “sắp xếp lại” chúng. Chính sách – xã hội Page 4 Kết quả là tất cả các vật chất và năng lượng được sử dụng sẽ được phát thải trở lại môi trường dưới dạng phức tạp hơn. 1. Có thể có đo lường vốn tài nguyên theo đơn vị vật chất/năng lượng. 2. Việc tái chế hoàn toàn là không thể do tính không thể phục hồi ở một số dạng năng lượng/vật chất. 3. Ngay cả khi có thể tái chế và tái sử dụng 100% chất thải, thì trong một nền kinh tế tăng trưởng, nhu cầu đối với tài nguyên sơ khai vẫn tăng. • Bốn nguyên tắc phát triển bền vững của Daly (1990) : 1. Cần phải hạn chế quy mô tiêu dùng của con người đến mức, nếu không phải là tối ưu, thì cũng phải trong giới hạn cho phép của sức tải của môi trường (carrying capacity). 2. Sự tiến bộ công nghệ cần phải tập trung nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tài nguyên chứ không phải gia tăng lượng tài nguyên được sử dụng. Ví dụ, nên sử dụng các bóng đèn tiết kiệm điện hơn là xây dựng thêm các nhà máy điện hạt nhân. 3. Đối với tài nguyên có thể tái sinh, có hai điều kiện đảm bảo phát triển bền vững: (1) mức khai thác phải bằng mức tái sinh; (2) mức phát thải phải bằng với khả năng hấp thu của môi trường. 4. Đối với tài nguyên không thể tái sinh, cần phải duy trì mức tăng trưởng bằng với mức tái tạo của các loại tài nguyên có thể tái sinh thay thế. 4/ Anh (Chị) có nhận xét gì về vấn đề phát triển bền vững ở Việt Nam? Tư duy phát triển: (đánh đổi giữa ngắn hạn và dài hạn, đầu tư phải sắp xếp theo thứ tự tầm quan trọng, chuyên môn hóa và phối hợp giữa các địa phương, tôn trọng các giá trị của thị trường, áp thuế tài sản để công bằng xã hội hơn và các chính sách khác). Thể chế và luật pháp: chưa phát triển tương ứng với sự phát triển của thị trường và trở nên cản trở sự phát triển. Thể chế chất lượng cao được thiết lập do: (i) Tính minh bạch; (ii) Chính sách được thiết kế từ dưới lên chứ không thể áp từ trên xuống; và, (iii) Cơ chế sàng lọc, tuyển chọn và đãi ngộ lãnh đạo. Giáo dục: (triết lý giáo dục, tách tuyên truyền ra khỏi giáo dục, triết học nhân loại, lịch sử Việt nam, giáo dục khoa học thực nghiệm hơn là chiêm nghiệm, giáo điều, máy móc, giáo dục tư tưởng của những con người làm vinh danh đất Việt) Chính sách – xã hội Page 5 Văn hóa: Có 2 giả thuyết trong lịch sử mà cho rằng chúng ta đang ở trong một nền văn hóa thấp. Giả thuyết thứ nhất cho rằng, từ năm 1407 đến 1427, nhà Minh đã hủy diệt văn hóa Việt Nam (phá hủy di sản văn hóa, lịch sử và tôn giáo, bắt hết nho sĩ về phương Bắc, để chúng ta đoạn tuyệt với gia tài rực rỡ, phương phi và vạm vỡ của đạo Phật đời nhà Trần). Giả thuyết thứ hai cho rằng, sau đời nhà Trần, để dễ bề cai trị, các vua chúa áp dụng tư tưởng Khổng giáo mà tác hại của nó còn lưu truyền đến ngày nay. Sự xuống cấp của nhân cách con người: (nói dối, thỏa hiệp với cái xấu, bệnh thành tích, Xem thường các chuẩn mực xã hội, xem thường trí thức và các vấn đề khác). 5) Vốn xã hội là gì? Trình bày các đặc tính của vốn xã hội? So sánh vốn xã hội với các loại vốn khác (vốn con người, vốn tài chính, vốn vật thể, trữ lượng tài nguyên thiên nhiên và môi trường, vốn văn hóa)? Làm thế nào để đo lường vốn xã hội? Trình bày vấn đề vốn xã hội ở Việt Nam và các giải pháp cho vấn đề ấy? 1/ Vốn xã hội là: - Sự tin cẩn giữa những người trong một cộng đồng (không nhất thiết là toàn bộ quốc gia). - Sự tuân theo thói lề, phong tục của cộng đồng (không cần pháp luật cưỡng chế hoặc hấp dẫn của quyền lợi vật chất). - Mạng lưới xã hội (hiệp hội, gia tộc). 2/ Các đặc tính của vốn xã hội: Chính sách – xã hội Page 6 - Vốn xã hội có thể tích lũy như các nguồn lực khác (như vốn tài chính do tiết kiệm mà có được) với mong mói sẽ có thêm thu hoạch trong tương lai dù không chắc chắn. - Vốn xã hội có tính đa công dụng (bạn của anh có thể giới thiệu việc làm cho anh, giúp anh làm một việc gì đó và cũng có thể “tâm sự”, khỏi tốn tiền bác sĩ tâm lý). - Vốn xã hội có thể chuyển thành nguồn lực khác tuy không dễ dàng như vốn tài chính. 3/ Vốn xã hội khác với các loại vốn khác (vốn con người, vốn tài chính, vốn vật thể, trữ lượng tài nguyên thiên nhiên và môi trường, vốn văn hóa): - Khác vốn tài chính (nhưng lại giống vốn vật thể và vốn con người), vốn Xã Hội cần được nuôi dưỡng, bảo trì để tiếp tục có ích (mối liên hệ sẽ phai nhạt nếu không giữ liên lạc thường xuyên). - Khác với vốn vật thể (nhưng lại giống với vốn con người) không thể tiên đoán suất chiết khấu (chiếc xe chạy càng lâu thì càng giảm giá, nhưng không thể tiên đoán được giá trị của một mối liên hệ so với mức độ mà 2 người giữ liên lạc với nhau). - Arrow nhắc lại vốn vật thể gồm 3 đặc tính: o Dãi theo thời gian. o Hàm chứa sự hy sinh cho lợi ích mai sau. o Chủ thể này chuyển nhượng cho chủ thể khác. - Theo Arrow vốn Xã Hội có đặc tính thứ nhất, nhưng thiếu đặc tính thứ hai và thứ ba. - Ostrom (Nobel prize 2009) châm thêm: vốn Xã hội càng sử dụng giá trị càng tăng. - Vốn Xã Hội là hàng hóa công: tùy thuộc vào lòng tốt của kẻ khác, sự “có đi có lại” của nhiều người và lợi ích của nó là của chung. - Ngược lại, chỉ có vài cá nhân cũng làm đỗ vỡ vốn Xã Hội mà đã dày công xây dựng (một vài người lương lẹo thôi cũng đủ làm cho không ai tin vào ai nữa cả). 4/ Để đo lường vốn xã hội: - Đặt báo vào một thùng bán hàng tự động trên đường phố, người lấy báo tự trả tiền vào một cái ngăn trong thùng bán hàng. Không có ai giám sát việc mua bán tự nguyện trả tiền này. - Theo lý thuyết kinh tế học Tân Cổ Điển, con người kinh tế ích kỷ, có hành vi hợp lý để tối đa hóa lợi ích cá nhân sẽ không trả tiền khi lấy báo. - Vậy kết quả thực nghiệm này có đúng lý thuyết đang thống trị kinh tế học không? 1. Trên thùng có dòng chữ “ Giá của tờ báo là 60 cents”. Chính sách – xã hội Page 7 2. Trên thùng có dòng chữ “Giá của tờ báo là 60 cents. Không trả tiền là vi phạm pháp luật”. Ở đây họ muốn đo lường tác động của các chuẩn mực pháp luật. 3. Trên thùng có dòng chữ “Giá của tờ báo là 60 cents. Cám ơn vì đã trung thực trả tiền”. Họ muốn đo lường tác động của các chuẩn mực xã hội về tin cẩn. - Một điều thú vị là họ bố trí 2 trợ lý nghiên cứu gần chỗ thùng bán báo. - Một người sẽ kiểm tra thùng tiền sau khi có người đến lấy báo, một người sẽ theo người vừa lấy báo đến một khoảng cách xa xa nào đó và xin phép phỏng vấn. - Mục đích là tìm hiểu các yếu tố kinh tế xã hội của người lấy báo ảnh hưởng như thế nào đến hành vi của họ. - Thực nghiệm (3) (chuẩn mực xã hội) có tác động rất lớn lên khoản chi trả tự nguyện so với thực nghiệm (1) (không áp đặt chuẩn mực pháp luật hay chuẩn mực xã hội, còn gọi là control treatment). - Thực nghiệm (2) (chuẩn mực pháp luật) không có tác động đối với khoản chi trả. - Cả 3 thực nghiệm đều có tương đương số người không trả tiền (khoảng 66%), nghĩa là các chuẩn mực xã hội chỉ tác động lên những người trả tiền. Kết luận: Việc trả tiền bị ảnh hưởng bởi các chuẩn mực xã hội. Điều này trái với giả định của kinh tế học Tân Cổ Điển. Giả định của kinh tế học Tân Cổ Điển: o Con người hay chủ thể kinh tế là hợp lý o Con người hay chủ thể kinh tế là ích kỷ o Tối đa hóa hữu dụng kỳ vọng o Sự ưa thích hay lựa chọn theo thời gian là nhất quán. 5/ Vấn đề vốn xã hội ở Việt Nam và các giải pháp cho vấn đề ấy: a/ Vấn đề vốn Xã Hội ở Việt Nam: o Vấn đề lòng tin :  Quan hệ trở nên ngắn hạn  Thông tin định danh không đáng tin cậy  Lịch sử không minh bạch, không bảo tồn  Luật lệ không công minh o Vấn đề bổn phận : có đi có lại.  Trách nhiệm hành chính không sòng phẳng Chính sách – xã hội Page 8  Cơ chế thị trường không lành mạnh  Cơ chế cộng đồng yếu b/ Các giải pháp cho vấn đề này:  Thái độ xử thế công cộng  Sự đáng tin cậy trong quan hệ mua bán đổi chác hàng ngày  Niềm tin trong sự trương tác giữa quần chúng và lãnh đạo  Trật tự và an ninh công cộng. 6) Vốn văn hóa là gì? Trình bày các đặc tính của vốn văn hóa? So sánh vốn văn hóa với các loại vốn khác (vốn con người, vốn tài chính, vốn vật thể, trữ lượng tài nguyên thiên nhiên và môi trường, vốn xã hội)? trình bày các mặt mạnh và mặt yếu của văn hóa Việt Nam? 1/ Vốn Văn Hóa là: - Văn hóa giới hạn theo chiều sâu: Giá trị tinh hoa (nếp sống Văn Hóa, Văn hóa – nghệ thuật). - Văn hóa giới hạn theo chiều rộng: Giá trị trong từng lĩnh vực (văn hóa giao tiếp, văn hóa kinh doanh). - Khác biệt giữ văn hóa và văn minh? o Văn minh là tiện nghi vật chất; hướng tới sự hợp lý, sắp đặt cuộc sống sao cho tiện lợi. Chính sách – xã hội Page 9 o Văn hóa là giá trị vật chất lẫn tinh thần; giàu tính nhân bản, hướng tới giá trị muôn thuở. 2/ Các đặc tính của vốn Văn Hóa: • Vốn Văn hóa vật thể làm tăng giá trị kinh tế của vật thể. • Vốn Văn hóa phi vật thể thì đan xen với giá trị kinh tế mà không thể tách rời được (không giá trị kinh tế thông thường vì không thể mua bán trên thị trường). • Vốn Văn hóa cũng giống như vốn thiên nhiên, không bảo dưỡng sẽ bị mất và suất chiết khấu của nó như thế nào? 3/ Vốn Văn Hóa khác với các loại vốn khác (vốn con người, vốn tài chính, vốn vật thể, trữ lượng tài nguyên thiên nhiên và môi trường, vốn Xã Hội): 4/ Các mặt mạnh và mặt yếu của Văn hóa Việt Nam: a/ Mặt mạnh của Văn Hóa Việt Nam: o Bình đẳng giới (phụ nữ có vị thế cao) o Đa dạng văn hóa, nhưng mức thuần nhất cao (87% người kinh) o Mối quan hệ gia đình chặt chẽ, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên o Làng là thực thể và tâm linh mạnh o Có tính thích nghi o Có động cơ thăng tiến và thành đạt o Muốn con cái có mức giáo dục cao hơn o Học là một giá trị quan trọng o Văn hóa nho giáo, có biến đổi theo bản địa Chính sách – xã hội Page 10 [...]... mỹ: hướng vào cái đẹp dịu dàng, thanh lịch o Giao tiếp ứng xử: hợp tình, hợp lý o Phương châm sống: khôn khéo, biết thú thế và giữ mình Như vậy là truyền thống trí thức Việt Nam có đặc điểm thiên lệch về các môn chiêm nghiệm, ít phát triển các môn khoa học thực chứng, do đó lối suy nghĩ giáo điều, thiếu khách Chính sách – xã hội Page 11 quan, sáo mòn, thuộc lòng từ chương nặng về thi cử và lý thuyết...o Văn hóa Pháp và Mỹ, có biến đổi theo bản địa b/ Mặt yếu của Văn Hóa Việt Nam: o Không có khát vọng và sáng tạo lớn trong cuộc sống o Không ca tụng trí tuệ mà ca tụng sự khôn khéo o Tôn giáo và triết học không phát triển o Không có ngành khoa học tuyệt kỹ o Tâm lý ưa thu hẹp, ngại giao lưu và thay đổi o Nhận thức rõ “đất của vua”, “chùa của làng”,... giáo điều, thiếu khách Chính sách – xã hội Page 11 quan, sáo mòn, thuộc lòng từ chương nặng về thi cử và lý thuyết suông, xa rời sản xuất vật chất và hiệu quả lao động, học để làm quan cho oai đã ăn sâu vào não trạng nhiều thế hệ người Việt Chính sách – xã hội Page 12 ... kỹ o Tâm lý ưa thu hẹp, ngại giao lưu và thay đổi o Nhận thức rõ “đất của vua”, “chùa của làng”, nên chấp nhận hiện tượng “phép vua thua lệ làng” c/ Mặt yếu của Văn Hóa Việt Nam (không rõ nét): o Tinh thần tôn giáo: ít o Ý thức cá nhân và ý thức sỡ hữu: không cao o Quan niệm của cải vật chất: tạm thời o Mong ước: không cao xa o Trí dũng: không chuộng o Luôn chống ngoại xâm: không thượng võ o Đối với . của cải kinh tế của đất nước. b/ So sánh tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế: Tăng trưởng kinh tế Phát triển kinh tế 1) Là khái niệm hẹp 1) Là khái niệm rộng Chính sách – xã hội Page. Kế hoạch hóa và Chính sách kinh tế - xã hội Thời gian làm bài: 60 phút (Học viên không sử dụng tài liệu tham khảo) 1) Tăng trưởng kinh tế là gì? Tại sao tính toán tăng trưởng kinh tế người. chất). - Mạng lưới xã hội (hiệp hội, gia tộc). 2/ Các đặc tính của vốn xã hội: Chính sách – xã hội Page 6 - Vốn xã hội có thể tích lũy như các nguồn lực khác (như vốn tài chính do tiết kiệm mà

Ngày đăng: 17/06/2015, 17:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w