BÀI GIẢNG NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN CỦA HIẾN PHÁP NĂM 2013 VỀ CHÍNH SÁCH KINH TẾ, XÃ HỘI, VĂN HÓA, GIÁO DỤC, KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG. BÀI GIẢNG TRỰC TIẾP KHÁCH QUAN SINH ĐỘNG VỚI NHIỀU LIÊN HỆ HÌNH ẢNH THỰC TIỄN.
Trang 1Giáo viên hướng dẫn:
TS NGUYỄN THỊ LOAN
Nhóm sinh viên thực hiện:
1 Lê Minh Thưởng 11 Lưu Thị Thùy Phương
2 Đào Duy Phương 12 Võ Tấn Thọ
3 Bùi Nhật Quỳnh Nhi 13 Nguyễn Hồng Đức
4 Nguyễn Ngọc Yến Sương 14 Dương Anh Kiệt
5 Hồ Thị Lạc Hồng 15 Bùi Minh Hùng
6 Đoàn Thị Minh Châu 16 Nguyễn Võ Đại
7 Nguyễn Thị Thảo Tâm 17 Kơ Sơ Ha Min
8 Nguyễn Hồng Nguyên 18.Nguyễn Văn Hùng
9 Trần Công Minh 19 Đoàn Thị Hồng Nhung
10 Lê Bá Nghĩa 20 Trần Thu Huyền
Môn học: LUẬT HIẾN PHÁP
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Trang 3NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH
CHÍNH SÁCH KINH TẾ1.1 Khái niệm chính sách Kinh tế
1.2 Mục đích, phương hướng phát triển kinh tế
Trang 4NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH
2.1 Khái niệm chính sách xã hội
2.2 Nội dung cơ bản của chính sách xã hội
CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
Trang 6NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH
4.1 Khái niệm khoa học và công nghệ
4.2 Nội dung cơ bản của chính sách khoa học và công nghệ
CHÍNH SÁCH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Trang 9Kinh tế nói chung là những hoạt động của con người nhằm biến đổi những sản vật tự nhiên thành thức
ăn, vật dụng nhằm thỏa mãn nhu
cầu của mình.
Vậy kinh tế
là gì?
Trang 10Chế độ kinh tế là gì?
- Xét về phương diện xã hội nói chung, chế độ kinh tế là một bộ phận cấu
thành của chế độ xã hội nói chung là yếu tố quyết định để xác định một
chế độ xã hội Tương ứng với từng chế độ kinh tế, lịch sử phát triển của xã hội loài người cũng được phân thành các chế độ xã hội khác nhau.
- Xét về phương diện pháp luật, chế độ kinh tế là một chế định pháp luật Về
phương diện kinh tế - chính trị học thì kinh tế là hạ tầng cơ sở còn pháp
luật là thượng tầng kiến trúc.
Trang 11Kinh tế bao cấp
Kinh tế thị
trường
Trang 12Kinh tế Việt Nam 70 năm (Theo báo điện tử Đài tiếng nói Việt Nam – ngày 02/9/2015)
Trang 13Mục đích phát triển kinh tế Nhà nước do bản chất của Nhà nước quyết định Đối với Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mọi chính sách và biện pháp phát triển kinh tế của Nhà nước đều nhằm phục vụ lợi ích của nhân dân lao động.
Hiến pháp 2013, tại điều 50 đặt mục tiêu phát triển kinh tế của Nhà
nước ta hiện nay như sau: “… xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, phát
huy nội lực, hội nhập, hợp tác quốc tế, gắn kết chặt chẽ với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.
Trang 14Để đạt được mục đích kinh tế đề ra, Nhà nước ta chủ trương (Điều 51 và Điều 52 – Hiến pháp 2013)
3 Nhà nước khuyến khích, tạp điều kiện để doanh nhân, doanh nghiệp và cá nhân,
tổ chức khác đầu tư, sản xuất, kinh doanh; phát triển bền vững các thành phần kinh tế, góp phần xây dựng đất nước Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức đầu tư, sản xuất,
kinh doanh được pháp luật bảo hộ và không bị “quốc hữu hóa”.
Trang 15Điều 52
Nhà nước xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế, điều tiết nền kinh tế trên cơ sở tôn trọng các quy luật thị trường; thực hiện phân công, phân cấp, phân quyền trong quản
lý nhà nước; thúc đẩy liên kết vùng, bảo đảm tính thống nhất của nền kinh tế quốc dân.
Ngoài ra, trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn Quốc lần thứ XII (21/01/2016) cũng
đã đánh giá lại kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 –
2015 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 – 2020
Trang 17Chính sách xã hội được hiểu là bộ phận cấu thành chính sách chung của chính quyền nhà nước trong việc giải quyết và quản lý các vấn đề xã hội bên cạnh các vấn đề chính trị, kinh tế Chính sách
xã hội bao trùm mọi mặt đời sống của con người
từ điều kiện lao động và sinh hoạt, giáo dục và văn hóa đến quan hệ gia đình, quan hệ giai cấp và
quan hệ xã hội.
Vậy chính sách
xã hội là gì?
Trang 18Điều 35, Điều 57 Điều 37, Điều 59
Điều 39 Điều 38, Điều 58
Điều 40
Hiến pháp
2013 quy định CSXH gồm
Trang 19Chính sách về việc làm cho người lao động, tróng đó có việc khuyến
khích, tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tạo ra nhiều việc làm cho xã hội; đồng thời Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho người lao động và người
sử dụng lao động.
Trang 20Chính sách chăm sóc bà mẹ, trẻ em; chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình Chính sách ưu đãi với người có
công với đất nước Chính sách bình
đẳng trong thụ hưởng phúc lợi xã hội, chính sách với người cao tuổi, người
khuyết tật, người nghèo Chính sách
phát triển nhà ở, tạo điều kiện để mọi
người có chỗ ở.
Trang 21Chính sách về sức khỏe cộng đồng; chính sách bảo hiểm y tế; chính sách ưu tiên thực hiện việc chăm sóc sức khỏe
cho đồng bào miền núi và dân tộc thiểu số.
Trang 22Chính sách về học phí
Trang 23Chính sách nghiên cứu khoa học và công nghệ, sáng tạo văn học và nghệ
thuật.
Trang 25Văn hóa là gì? Chính sách văn hóa là gì?
- Văn hóa:
+ Theo từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học (Nxb
Đà Nẵng – Trung tâm Từ điển học, 2000, tr 1100):
+ Theo tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên Hiệp quốc (UNESCO):
- Chính sách văn hóa là những tư tưởng chỉ đạo, những nguyên tắc và định hướng cơ bản trong việc xây dựng và phát triển nền văn hóa của một cộng đồng, quốc gia, dân tộc, khu vực lãnh thổ hoặc trong phạm vi quốc tế.
Trang 26+ Theo nghĩa rộng: Văn hóa là tổng thể nói
chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sang tạo ra trong quá trình lịch sử nhằm đáp ứng những nhu cầu cần thiết của cuộc sống.
+ Theo nghĩa hẹp: Văn hóa đó là những
hoạt động của con người nhằm thỏa mãn nhu cầu đời sống tinh thần hoặc đó là tập quán, tín ngưỡng, nghệ thuật, cách sống,, cách tổ chức xã hội của một đất nước hay một nhóm xã hội.
Trang 27Văn hóa ngày nay có thể coi là tổng thể
những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một
xã hội hay của một nhóm người trong xã hội Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập quán và tín ngưỡng
Trang 28Hiến pháp 1992 trước khi sửa đổi, bổ sung năm 2001 tại Điều 30 đã quy định: “Nhà nước và xã
hội bảo tồn và phát triển nền văn hóa Việt Nam dân tộc, hiện đại và nhân văn; kế thừa và phát huy những giá trị của nền văn hiến các dân tộc Việt Nam, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại; phát huy mọi tài năng sang tạo trong nhân dân”.
Ngày 25/12/2001, Quốc hội khóa X đã thông qua Nghị quyết về sử đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992 Điều 30 về cơ bản vẫn giữ nguyên, tuy nhiên
Hiến pháp sửa đổi đã thay thế cụm từ chỉ tính chất của nền văn hóa Việt Nam là “dân tộc, hiện đại,
nhân văn” bằng cụm từ “tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” Với sự thay đổi như vậy, chúng ta
thấy rõ tư tưởng của các nhà lập pháp Việt Nam là muốn nhấn mạnh hai tính chất của văn hóa Việt
Nam hiện đại là “tiên tiến” và “đậm đà bản sắc dân tộc” Hai tính chất này thể hiện văn hóa
Việt Nam ngày nay là sự kết hợp hài hòa của nền văn hóa hiện đại trong đó có sự tiếp thu những tinh hoa của văn hóa nhân loại và sự chắc lọc, duy trì, phát triển những truyền thống tốt đẹp của văn hóa các dân tộc Việt Nam.
Hiến pháp 2013 kế thừ tư tưởng đó tiếp tục nhấn mạnh những quy định về chính sách văn hóa
tại K1, Điều 60 như sau: “Nhà nước, xã hội chăm lo xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại”.
Trang 30- Giáo dục: Giáo dục là quá trình hoạt động nhằm tác động một cách
có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của con người nhằm tạo
ra những phẩm chất và năng lực cần thiết của con người phù hợp với yêu cầu của xã hội Giáo dục là quá trình dạy, rèn luyện và học tập nhằm nâng cao tri thức khoa học và kỹ năng nghề nghiệp.
- Chính sách giáo dục: Chính sách giáo dục là những định hướng,
những nguyên tắc cơ bản trong việc xác định mục đích, nhiệm vụ, đối tượng, nội dung, phương pháp giáo dục và tổ chức hệ thống giáo dục đào tạo.
Khái niệm giáo dục, chính sách giáo dục và truyền thống giáo
dục Việt Nam
Trang 31 Trên cơ sở kế thừa những quy định Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung 2001) và thực tế phát triển của ngành giáo dục nước nhà, Hiến pháp 2013 xác định như sau:
- Mục tiêu của chính sách giáo dục là “nâng cao dân trí, phát triển nguồn
nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”.
- Nội dung chính của chính sách như sau:
+ Phát triển giáo dục là quốc sách hang đầu.
+ Ưu tiên đầu tư và thu hút vốn đầu tư khác cho giáo dục; chăm lo giáo dục mầm non; bảo đảm giáo dục tiểu học là bắt buộc, Nhà nước không thu học phí; từng bước phổ cập trung học; phát triển giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp; thực hiện chính sách học bổng, học phí hợp lý.
+ Ưu tiên phát triển giáo dục ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; ưu tiên sử dụng, phát triển nhân tài; tạo điều kiện để người khuyết tật và người nghèo được học văn hóa và học nghề.
Trang 32Những nghiên cứu và ứng dụng khoa học – công nghệ trong đời sống
Trang 33Khoa học và công
nghệ là gì?
-Khoa học là hệ thống tri thức tích lũy trong quá trình lịch sử và được thực tiễn chứng minh, phản ánh những quy luật khách quan của thế giới bên ngoài cũng như của hoạt động tinh thần của con người, giúp con người có khả năng cải tạo thế giới hiện thực.
-Công nghệ là tổng thể nói chung các phương pháp gia công, chế tạo làm thay đổi trạng thái, tính chất, hình dáng nguyên vật liệu hay bán thành phẩm sử dụng trong quá trình sản xuất để chế tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh.
-Khoa học và công nghệ giữ vai trò then chốt trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước; thúc đẩy sản xuất phát triển và tạo ra nhiều của cải cho xã hội.
Trang 34Nhận thức rõ vai trò của khoa học và công nghệ đối với sự phát triển kinh tế
xã hội của đất nước, Hiến pháp 2013 đã xác định các nguyên tắc và nội dung cơ bản trong chính sách khoa học và công nghệ của Việt Nam hiện nay như sau:
- Phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hang đầu
- Nhà nước ưu tiên đầu tư khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư nghiên cứu, phát triển, chuyển giao, ứng dụng có hiệu quả thành tựu khoa học và công nghệ; bảo đảm quyền nghiên cứu khoa học và công nghệ; bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
- Nhà nước tạo điều kiện để mọi người tham gia và được thụ hưởng lợi ích từ các hoạt động khoa học và công nghệ
Trang 40Đây là một nội dung hoàn toàn mới của Hiến pháp
2013 so với các bản Hiến pháp trước, nội dung cơ bản của chính sách này được quy định như sau:
- Nhà nước có chính sách bảo vệ môi trường; quản
lý, sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên; bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học; chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Nhà nước khuyến khích mọi hoạt động bảo vệ môi trường, phát triển, sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo.
- Tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường, làm suy kiệt tài nguyên thiên nhiên và suy giảm đa dạng sinh học phải bị xử lý nghiêm và có trách nhiệm khắc khục, bồi thường thiệt hại.