sách văn hóa là gì?
- Văn hóa:
+ Theo từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học (Nxb Đà Nẵng – Trung tâm Từ điển học, 2000, tr. 1100):
+ Theo tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên Hiệp quốc (UNESCO):
- Chính sách văn hóa là những tư tưởng chỉ đạo, những nguyên tắc và định hướng cơ bản trong việc xây dựng và phát triển nền văn hóa của một cộng đồng, quốc gia, dân tộc, khu vực lãnh thổ hoặc trong phạm vi quốc tế.
+ Theo nghĩa rộng: Văn hóa là tổng thể nói
chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sang tạo ra trong quá trình lịch sử nhằm đáp ứng những nhu cầu cần thiết của cuộc sống.
+ Theo nghĩa hẹp: Văn hóa đó là những hoạt động của con người nhằm thỏa mãn nhu cầu đời sống tinh thần hoặc đó là tập quán, tín ngưỡng, nghệ thuật, cách sống,, cách tổ chức xã hội của một đất nước hay một nhóm xã hội.
Văn hóa ngày nay có thể coi là tổng thể
những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập quán và tín ngưỡng
Hiến pháp 1992 trước khi sửa đổi, bổ sung năm 2001 tại Điều 30 đã quy định: “Nhà nước và xã hội bảo tồn và phát triển nền văn hóa Việt Nam dân tộc, hiện đại và nhân văn; kế thừa và phát huy những giá trị của nền văn hiến các dân tộc Việt Nam, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại; phát huy mọi tài năng sang tạo trong nhân dân”.
Ngày 25/12/2001, Quốc hội khóa X đã thông qua Nghị quyết về sử đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992. Điều 30 về cơ bản vẫn giữ nguyên, tuy nhiên Hiến pháp sửa đổi đã thay thế cụm từ chỉ tính chất của nền văn hóa Việt Nam là “dân tộc, hiện đại, nhân văn” bằng cụm từ “tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Với sự thay đổi như vậy, chúng ta thấy rõ tư tưởng của các nhà lập pháp Việt Nam là muốn nhấn mạnh hai tính chất của văn hóa Việt Nam hiện đại là “tiên tiến” và “đậm đà bản sắc dân tộc” Hai tính chất này thể hiện văn hóa Việt Nam ngày nay là sự kết hợp hài hòa của nền văn hóa hiện đại trong đó có sự tiếp thu những tinh hoa của văn hóa nhân loại và sự chắc lọc, duy trì, phát triển những truyền thống tốt đẹp của văn hóa các dân tộc Việt Nam.
Hiến pháp 2013 kế thừ tư tưởng đó tiếp tục nhấn mạnh những quy định về chính sách văn hóa tại K1, Điều 60 như sau: “Nhà nước, xã hội chăm lo xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại”.
- Giáo dục: Giáo dục là quá trình hoạt động nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của con người nhằm tạo ra những phẩm chất và năng lực cần thiết của con người phù hợp với yêu cầu của xã hội. Giáo dục là quá trình dạy, rèn luyện và học tập nhằm nâng cao tri thức khoa học và kỹ năng nghề nghiệp.
- Chính sách giáo dục: Chính sách giáo dục là những định hướng, những nguyên tắc cơ bản trong việc xác định mục đích, nhiệm vụ, đối tượng, nội dung, phương pháp giáo dục và tổ chức hệ thống giáo dục đào tạo.
Khái niệm giáo dục, chính sách giáo dục và truyền thống giáo
Trên cơ sở kế thừa những quy định Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung 2001) và thực tế phát triển của ngành giáo dục nước nhà, Hiến pháp 2013 xác định như sau: