SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN Họ và tên: NGUYỄN THỊ MINH TRANG Đơn vị: Trường mầm non Vàm Xáng Chức vụ: Hiệu trưởng I.Đặt vấn đề: Chất lượng giáo dục mầm non do đội ngũ giáo viên mầm non quyết định. Họ là nhân tố trung tâm của quá trình thực hiện mục tiêu đào tạo. Vai trò của ngành học chỉ được thể hiện và phát huy bằng chính vai trò của người giáo viên mầm non chủ thể trực tiếp của quá trình chăm sóc giáo dục trẻ. Vì vậy muốn nâng cao chất lượng của ngành học, vấn đề mang tính chiến lược hàng đầu là phải nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên cả về trình độ, phẩm chất và năng lực. Là một cán bộ quản lý công tác tại trường nhiều năm tôi nhận thấy đội ngũ trẻ, đa số là giáo viên mới ra trường do đó về kinh nghiệm giảng dạy, cũng như các mặt công tác còn hạn chế. Với đặc thù của trường như trên tôi nhận thấy việc bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ trong trường là việc làm hết sức cần thiết, cần được thực hiện sớm, thường xuyên, liên tục, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng phải gắn với tình hình, đặc điểm của trường mình. Nếu làm tốt công tác này sẽ giúp giáo viên nắm vững phương pháp giảng dạy của từng hoạt động, có hình thức tổ chức các hoạt động linh hoạt, sáng tạo, giúp giáo viên bình tĩnh, tự tin khi lên lớp, có nhiều kiến thức trong chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục cháu, từ đó nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề. Từ thực tiễn cũng như đặc điểm tình hình của trường như trên bản thân tôi mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên”. Với vai trò, trách nhiệm là người quản lý trong nhà trường tôi luôn suy nghĩ, trăn trở và chọn cho mình những nội dung, hình thức, giải pháp, xây dựng kế hoạch và tiến hành triển khai thực hiện để việc nâng cao chất lượng đội ngũ trong nhà trường ngày càng được nâng lên, đạt kết quả tốt. II.Nội dung, biện pháp thực hiện: Trước đây muốn nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tôi có những biện pháp như phân công giáo viên trong giảng dạy, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên, kiểm tra, đánh giá giáo viên. Nhưng chưa đạt hiệu quả cao, vì khi phân công giáo viên tôi phân công chưa đúng khả năng của từng giáo viên, phân công đại khái qua loa, bồi dưỡng chuyên môn chưa chú trọng vào những hạn chế của giáo viên, thao giảng mở chuyên đề chưa thường xuyên, giáo viên chưa chú trọng khi dự thao giảng và học chuyên đề, khi tổ chức thao giảng và mở chuyên đề trường cũng chưa có đánh giá cụ thể, kế hoạch cũng chưa sâu xác, kiểm tra chưa thường xuyên, đánh giá sơ xài chưa vạch rõ những hạn chế của giáo viên cho nên chất lượng dạy của giáo viên không đạt kết quả cao. Từ những hạn chế nêu trên hiện nay tôi có những biện pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên như: +Phân công giáo viên trong giảng dạy, trước khi phân công phải cân nhắc kỹ khi phân công; +Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên, bồi dưỡng phong trào thi đua phải có kế hoạch cụ thể, phải nghiên cứu kỹ xem giáo viên hạn chế những gì cần ban giám hiệu bồi dưỡng; +Kiểm tra, đánh giá giáo viên thường xuyên Từ đó mới thấy được những ưu điểm, hạn chế của giáo viên, như vậy trường mới nâng cao được chất lượng đội ngũ giáo viên đạt hiệu quả cao. +Cơ sở pháp lý: Quan điểm của Đảng và Nhà nước về giáo dục mầm non đã được khẳng định trong nhiều văn bản pháp quy quan trọng, làm tiền đề cho các cấp ủy đảng, chính quyền và các đơn vị trong toàn ngành vận dụng.Trong đó Quyết định số 022008QĐBGDĐT qui định các tiêu chí cụ thể giáo viên cần phấn đấu để hoàn thiện phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; lĩnh vực kiến thức; kỹ năng thực hành. Quyết định số 162008QĐGDĐT ban hành qui chế đạo đức nhà giáo, qui định những nội dung cụ thể ở một số điều nhằm đáp ứng mục đích tạo cơ sở để các nhà giáo nỗ lực tự rèn luyện phù hợp với nghề mà xã hội tôn vinh, đồng thời là một trong những cơ hội để đánh giá xếp loại và giám sát nhà giáo nhằm xây dựng nhà giáo có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất và lương tâm nghề nghiệp trong sáng, có lối sống và cách ứng xử chuẩn mực, thực sự là tấm gương cho người học noi theo. +Cơ sở thực tiễn: Trường mầm non Vàm Xáng là một trường có cơ sở vật chất cũng như về nhân sự, về kinh nghiệm trong công tác, kinh nghiệm trong giao tiếp, trong sáng tạo còn gặp nhiều khó khăn, nhất là trình độ của từng giáo viên không đồng đều, nhìn chung đội ngũ giáo viên về chuyên môn ở một số giáo viên còn hạn chế chưa có kinh nghiệm, còn cứng nhắc trong công tác giảng dạy chưa vững về chuyên môn, việc tiếp cận chương trình giáo dục mầm non mới còn chậm, do đó công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tập trung vào chuyên môn nghiệp vụ để có năng lực chuyên môn ngày càng vững vàng chất lượng cao. Chính vì thế mà tôi đã suy nghĩ chọn lựa ra một số biện pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tại trường. Qua những hạn chế trên trước đây tôi thực hiện “Một số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên” cụ thể như sau: Phân công giáo viên dạy lớp: + Để có được sự phân công hợp lý tôi cần phân công giáo viên theo đúng khả năng, chuyên môn được đào tạo của mỗi giáo viên và theo hướng phát triển. Tôi cũng tin vào khả năng vươn lên của từng giáo viên, không định kiến với bất cứ người nào. Mọi sự phân công đều cố gắng bảo vệ uy tín nhân cách của giáo viên. Tôi cần xem vào chỗ mạnh, chổ yếu sở trường, hoàn cảnh của từng giáo viên để sử dụng họ, tạo cho họ niềm tin trong nghề nghiệp. Trong tình hình đội ngũ giáo viên hiện nay chất lượng về chuyên môn, nghiệp vụ không đồng đều; Vì vậy tôi cần phải cân nhắc kỹ khi phân công chuyên môn cho giáo viên; + Trong phân công giảng dạy phải xuất phát từ việc yêu cầu giảng dạy, quyền lợi học tập của các cháu. Phân công giáo viên trước hết phải vì tiến bộ của cả tập thể sư phạm, tạo điều kiện người giỏi kèm cặp người chưa có kinh nghiệm, người còn yếu (Như những giáo viên mới ra trường), đồng thời chú ý đúng mức đến khả năng tiếp thu kiến thức của các cháu; + Chính vì vậy trong trường mầm non chủ yếu là đội ngũ giáo viên càng đông, thì hoạt động sư phạm càng phức tạp hơn, muốn có sự phân công tốt tôi cần phân định rõ chức trách, tỉ mỉ sao cho sự chuyên môn hoá ngày càng rõ rệt hơn cho từng chức năng chuyên biệt. Muốn vậy tôi phải thường xuyên trao dổi nghiệp vụ quản lý, biết quan sát phán đoán, có tầm nhìn xa trông rộng, có óc tổ chức sâu sắc. Trong khâu tổ chức phân công, không qua loa đại khái, tránh tình trạng người làm việc quá nhiều, người không có việc. Tôi phải phân công cho từng người thấy được vai trò, trách nhiệm, quyền lợi của mình để thực hiện nhiệm vụ. + Chính sự phân công phù hợp và giao nhiệm vụ rõ ràng sẽ khiến mỗi người tự mình phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ, không dựa dẫm hoặc tị nạnh cho ai. Từ đó phát huy được tinh thần tự lực, phát triển những mặt mạnh, hạn chế mặt yếu để hoàn thiện bản thân, nâng cao trình độ đáp ứng tốt trong công việc. Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên: Chỉ đạo bồi dưỡng chuyên môn qua việc tổ chức chuyên đề, thao giảng, tham quan học tập: +Trong công quản lý đều quan trọng nhất là chỉ đạo chuyên môn, đặc biệt tôi chú ý đến hoạt động như tổ chức chuyên đề, thao giảng, dự giờ có thể nói đây là một việc làm rất cần bởi vì các hoạt động với các đề tài cụ thể sẽ giúp cho giáo viên thấy được, nghe được để mà học hỏi. Do vậy, tôi thường xuyên chỉ đạo bộ phận chuyên môn tổ chức chuyên đề, giáo dục mầm non mới theo kế hoạch đầu năm của trường, tổ đề ra như: Hoạt động vui chơi, Hoạt động thể chất, vệ sinh môi trường…, cho toàn giáo viên được dự và đúc kết rút kinh nghiệm sau mỗi lần tổ chức chuyên đề, tiếp tục cho giáo viên thực hiện đại trà đồng thời tiến đến công tác kiểm tra và đánh giá chuyên đề, để bổ sung những hạn chế, giáo viên kịp thời chỉnh sửa những sai sót của mình. Ngoài việc tổ chức chuyên đề, BGH đề ra kế hoạch cho tổ chuyên môn mỗi tháng tổ chức chuyên đề tại trường, làm đồ dùng dạy học. Trước đây mỗi khi thao giảng thường chỉ định một giáo viên khá hoặc giáo viên lớp điểm dạy cho cả tổ cùng dự, sau khi dự giờ mức độ tiếp thu của mỗi giáo viên chưa rõ, một số giáo viên đi dự giờ chưa có ý thức nghiêm túc ghi chép không đầy đủ nên kết quả qua buổi thao giảng không cao. Nên tôi đã cải tiến lại cách tổ chức như sau: Mỗi khi thao giảng mỗi hoạt động nào đó từng giáo viên ai cũng tham gia hoạt động và được góp ý giáo viên nào chưa mạnh dạn thì được góp ý giúp đỡ để lần sau dạy tiếp cho đến khi có hoạt động đạt yêu cầu cao hơn. Với biện pháp này giúp giáo viên học tập lẫn nhau rất nhiều. Khi dự giờ, giáo viên đã có ý thức tốt hơn, chuẩn bị chu đáo, theo dõi ghi chép đầy đủ để tham gia ý kiến cùng rút kinh nghiệm. +Từ những hình thức này sẽ tạo cơ hội cho giáo viên trao đổi kinh nghiệm về việc thực hiện, đối chiếu với việc thực hiện của đồng nghiệp để rút ra những tồn tại cần khắc phục, học hỏi những cái hay, cái tốt tôi thực sự thấy hiệu quả với những buổi thao giảng và các buổi chuyên đề, sau mỗi hoạt động là những bài học không chỉ cho chính người giảng dạy mà cho tất cả thành viên trong Hội đồng sư phạm, những lời góp ý sâu sắc, chính xác, chân thành và đầy tinh thần xây dựng. +Hơn thế nữa, mỗi khi Ban giám hiệu đi tham quan học tập ở thành phố hay ở các huyện khác…tôi đều quay phim chụp hình lại và khi về tôi triển khai lại, tổ chức thao giảng cho các giáo viên học hỏi kinh nghiệm được nhiều hơn. Bồi dưỡng qua phong trào thi đua: Có thể nói, biện pháp bồi dưỡng thông qua các phong trào thi đua, tổ chức các hội thi. Trước đây tôi cũng còn xem nhẹ đối với phong trào thi đua này, tôi chỉ cho giáo viên thi đua cùng nhau nhưng chưa khích lệ giáo viên và khen thưởng kịp thời, chưa chú trọng vào các hội thi, tổ chức hội thi ít, nên chất lượng của đội ngũ giáo viên đạt chưa cao. Để đạt được chất lượng đội ngũ giáo viên phải đòi hỏi mỗi người trau dồi năng lực sư phạm, nghệ thuật lôi cuốn trẻ, phải chịu khó suy nghĩ tìm tòi, học hỏi đồng nghiệp, bạn bè … Từ đó trình độ chuyên môn và tay nghề của giáo viên mới được nâng lên như phong trào thi đua gắn liền với các hội thi sẽ làm cho phong trào thi đua trong nhà trường càng sôi nổi, có tác dụng tuyên truyền đến đa số phụ huynh; Trong các phong trào thi đua nhà trường luôn xác định rõ mục tiêu, luôn thể hiện tốt tinh thần công khai, minh bạch, đảm bảo công băng và dân chủ trong các hội thi. Hằng năm trường tổ chức các hội thi: thi giáo án điện tử, thi giáo viên giỏi cấp trường, thi làm đồ dùng dạy học… đều đạt kết quả tốt. Việc tổ chức các hội thi trong nhà trường có tác dụng thúc đẩy sự phấn đấu vươn lên của các giáo viên. Trong các hội thi, họ có điều kiện khẳng định mình trước tập thể. Song bên cạnh đó, việc tổ chức các hội thi cũng tạo được mối quan hệ thân ái, giúp đỡ nhau trong tập thể giáo viên nhà trường để cùng nhau tiến bộ. Để các hội thi thành công tốt và đạt kết quả cao, tôi chỉ đạo chuyên môn xây dựng kế hoạch cụ thể và triển khai trước vào đầu năm học để giáo viên có phần chuẩn bị trước. Trong các đợt thi, giáo viên luôn có sự chuẩn bị và nỗ lực phấn đấu để đạt kết quả cao nhất. Sau hội thi, trường có tổng kết rút kinh nghiệm khen thưởng các cá nhân có thành tích xuất sắc. Chính vì làm tốt vấn đề trên nên phần nào cũng đã động viên tinh thần của giáo viên, nâng dần chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong nhà trường. Công tác kiểm tra, đánh giá giáo viên: +Kiểm tra việc thực hiện bồi dưỡng chuyên môn là trách nhiệm của cán bộ quản lý. Qua kiểm tra cán bộ quản lý mới nắm được đầy đủ thông tin cần thiết về tình hình thực hiện chuyên môn, đánh giá đúng phẩm chất năng lực của giáo viên, phát hiện đúng những hạn chế, thiếu sót để kịp thời bổ sung, điều chỉnh và uốn nắn giáo viên nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của giáo viên. Qua kiểm tra chuyên môn, cán bộ quản lý mới tác động đến hành vi của giáo viên, nâng cao tinh thần trách nhiệm của giáo viên đối với công việc, nâng cao ý thức tự bồi dưỡng phấn đấu đáp ứng được yêu cầu chuyên môn của nhà trường. Vì vậy, tôi có kế hoạch cụ thể cả năm, học kỳ đi sâu vào kế hoạch từng đợt kiểm tra xác định rõ mục đích yêu cầu, nội dung, hình thức, phương pháp kiểm tra, nhà trường phải làm tốt công tác tuyên truyền giúp giáo viên thông suốt việc kiểm tra, khuyến khích tinh thần tự giác, trung thực của giáo viên để giáo viên chuẩn bị mọi phương tiện và điều kiện tích cực góp phần thực hiện tốt cho đợt kiểm tra đó. +Kiểm tra giáo viên về hồ sơ sổ sách, môi trường lớp, dự giờ giáo viên, kiểm tra chuyên đề…để xem giáo viên có thực hiện đúng theo kế hoạch của nhà trường hay không. Trong đó kiểm tra dự giờ có báo trước và đột xuất có như vậy mới nắm được những ưu điểm, hạn chế của giáo viên. Trong kiểm tra phải đảm bảo tính khách quan và công khai, công bằng dân chủ. +Mỗi giáo viên đều được kiểm tra hồ sơ sổ sách và dự giờ ít nhất 1 lần tháng, một học kỳ kiểm tra môi trường lớp và kiểm tra đột xuất từ 23 lần. Ngoài ra tôi còn kiểm tra hàng ngày, hàng tuần để kịp thời nhắc nhỡ giúp đỡ giáo viên. +Sau khi kiểm tra tôi có nhận xét đánh giá ngay, phân tích những ưu điểm, hạn chế của giáo viên, để giúp giáo viên phát huy được những mặt mạnh, khắc phục những hạn chế mà áp dụng vào thực tế để chăm sóc giáo dục trẻ tốt. Trước đây tôi có kế hoạch nhưng tôi đi kiểm tra chưa thường xuyên, khi kiểm tra tôi đánh giá còn sơ xài chưa chỉ ra được những mặt mạnh, mặt yếu của giáo viên. Do đó giáo viên chưa có sự điều chỉnh, bổ sung những mặt hạn chế của mình để lần sau đạt được kết quả tốt hơn. So với cách làm hiện nay tôi đã nêu trên nó được nâng cao chuyên môn cho đội ngũ giáo viên đạt được kết quả tốt. Từ những giải pháp trên nhà trường có sự chuyển biến rõ rệt nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đạt 90% giáo viên nắm được phương pháp giảng dạy, bình tĩnh tự tin khi lên tiết dạy, hình thức tổ chức linh hoạt có sáng tạo, về tham gia các phong trào hội thi như giáo viên giỏi cấp huyện đạt 03 giáo viên đều đạt giải I,II,II, tham dự thi giáo viên giỏi cấp thành phố 01 giáo viên, hội thi Bé với luật giao thông dự thi cấp huyện đạt giải I, Hội thi Tiếng hát mầm non dự thi cấp huyện đạt giải I, nói chung tất cả các phong trào đều đạt hiệu quả cao hơn so với các năm học qua. Qua các giải pháp trường có những kết quả thực nghiệm và kiểm chứng như sau: +Về chất lượng giáo viên giỏi: Cấp huyện năm học 20112012: đạt 01 GV Năm học 20122013: đạt 03 GV Năm học 20132014: đạt 03 GV, được chọn dự thi cấp thành phố: 01 +Về hội thi Bé với luật giao thông: Cấp huyện năm học 20112012 đạt giải khuyến khích Năm học 20122013: đạt giải I, Ngoài ra còn tham gia hội thi “Tiếng hát mầm non” cấp huyện đạt giải I. +Về chất lượng giáo viên đạt: Xếp loại Năm học 20122013 Năm học 20132014 Tổng số GV Tỷ lệ Tổng số GV Tỷ lệ Tốt 03 13,04 06 26,08 Khá 16 69,56 17 73,91 Trung bình 04 17,40 Từ những kết quả các năm học đã nêu trên trường nâng dần kết quả theo từng năm, năm học này tôi đưa ra các biện pháp đã được nâng cao chất lượng thấy rõ với chất lượng giáo viên trước đây như giáo viên giỏi có 01 nhưng hiện nay tăng đến 03 và đều được đạt giải, còn tham dự thi cấp thành phố, còn về chất lượng giáo viên trung bình 04 giáo viên so với năm học này đã xóa và nâng giáo viên tốt lên… Các giải pháp trên trường đã sử dụng và đạt được nhiều kết quả đáng kể, từ đó tôi sẽ cố gắng giữ vững các kết quả đó cho những năm sau và sẽ tiếp tục có nhiều biện pháp mới để nhà trường có sự phát triển tốt hơn. III.Kết luận: Qua kết quả trên cho thấy những biện pháp tôi nêu trên đạt được kết quả tốt, trong năm học này giáo viên có đầu tư sáng tạo đã dẫn đến quả kiểm tra đạt tỷ lệ tốt khá có phần tăng hơn, không còn giáo viên đạt yêu cầu và các phong trào cũng đạt hiệu quả cao. Có được kết quả trên là nhờ ban giám hiệu có tầm nhìn, đưa ra biện pháp phù hợp, đạt hiệu quả. Giáo viên nhiệt tình, ham học hỏi, cần cù chịu khó, tích cực trau dồi chuyên môn và nâng cao trình độ tay nghề. Với biện pháp trên tôi đã vận dụng và đạt có hiệu quả, vì vậy để chất lượng đội ngũ giáo viên ngày càng cao tôi phải luôn có sáng tạo trong công tác quản lý thì mới phát triển được đội ngũ giáo viên sau này. Để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong trường cần đảm bảo các điều kiện sau: +Người cán bộ quản lý phải nắm rõ yêu cầu của ngành, có tầm nhìn, có kế hoạch cụ thể, triển khai kịp thời đến giáo viên. +Tổ chức tốt các buổi chuyên đề, thao giảng. +Làm tốt công tác thanh kiểm tra thường xuyên, không được buông lỏng trong công tác thanh kiểm tra. Trên đây là một số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên mà bản thân tôi thực hiện trong thời gian qua. Rất mong sự đóng góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp để sáng kiến của tôi được hoàn thiện và hiệu quả hơn. Xác nhận của thủ trưởng cơ quan Người viết Nguyễn Thị Minh Trang
Trang 1SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN
-Họ và tên: NGUYỄN THỊ MINH TRANG -Đơn vị: Trường mầm non Vàm Xáng -Chức vụ: Hiệu trưởng
I.Đặt vấn đề:
Chất lượng giáo dục mầm non do đội ngũ giáo viên mầm non quyết định
Họ là nhân tố trung tâm của quá trình thực hiện mục tiêu đào tạo Vai trò của
ngành học chỉ được thể hiện và phát huy bằng chính vai trò của người giáo viên mầm non- chủ thể trực tiếp của quá trình chăm sóc giáo dục trẻ Vì vậy muốn nâng cao chất lượng của ngành học, vấn đề mang tính chiến lược hàng đầu là phải nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên cả về trình độ, phẩm chất và năng lực
Là một cán bộ quản lý công tác tại trường nhiều năm tôi nhận thấy đội ngũ trẻ, đa số là giáo viên mới ra trường do đó về kinh nghiệm giảng dạy, cũng như các mặt công tác còn hạn chế
Với đặc thù của trường như trên tôi nhận thấy việc bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ trong trường là việc làm hết sức cần thiết, cần được thực hiện sớm, thường xuyên, liên tục, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng phải gắn với tình hình, đặc điểm của trường mình Nếu làm tốt công tác này sẽ giúp giáo viên nắm vững
phương pháp giảng dạy của từng hoạt động, có hình thức tổ chức các hoạt động linh hoạt, sáng tạo, giúp giáo viên bình tĩnh, tự tin khi lên lớp, có nhiều kiến thức trong chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục cháu, từ đó nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề
Từ thực tiễn cũng như đặc điểm tình hình của trường như trên bản thân tôi
mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên”.Với vai trò, trách nhiệm là người quản lý trong nhà trường tôi luôn suy nghĩ,
trăn trở và chọn cho mình những nội dung, hình thức, giải pháp, xây dựng kế
hoạch và tiến hành triển khai thực hiện để việc nâng cao chất lượng đội ngũ trong nhà trường ngày càng được nâng lên, đạt kết quả tốt
II.Nội dung, biện pháp thực hiện:
-Trước đây muốn nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tôi có những biện pháp như phân công giáo viên trong giảng dạy, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên, kiểm tra, đánh giá giáo viên Nhưng chưa đạt hiệu quả cao,
vì khi phân công giáo viên tôi phân công chưa đúng khả năng của từng giáo viên, phân công đại khái qua loa, bồi dưỡng chuyên môn chưa chú trọng vào những hạn chế của giáo viên, thao giảng mở chuyên đề chưa thường xuyên, giáo viên chưa chú trọng khi dự thao giảng và học chuyên đề, khi tổ chức thao giảng và mở
chuyên đề trường cũng chưa có đánh giá cụ thể, kế hoạch cũng chưa sâu xác, kiểm tra chưa thường xuyên, đánh giá sơ xài chưa vạch rõ những hạn chế của giáo viên cho nên chất lượng dạy của giáo viên không đạt kết quả cao
-Từ những hạn chế nêu trên hiện nay tôi có những biện pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên như:
Trang 2+Phân công giáo viên trong giảng dạy, trước khi phân công phải cân nhắc kỹ khi phân công;
+Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên, bồi dưỡng phong trào thi đua phải có kế hoạch cụ thể, phải nghiên cứu kỹ xem giáo viên hạn chế những gì cần ban giám hiệu bồi dưỡng;
+Kiểm tra, đánh giá giáo viên thường xuyên
-Từ đó mới thấy được những ưu điểm, hạn chế của giáo viên, như vậy
trường mới nâng cao được chất lượng đội ngũ giáo viên đạt hiệu quả cao
+Cơ sở pháp lý:
Quan điểm của Đảng và Nhà nước về giáo dục mầm non đã được khẳng định trong nhiều văn bản pháp quy quan trọng, làm tiền đề cho các cấp ủy đảng, chính quyền và các đơn vị trong toàn ngành vận dụng.Trong đó Quyết định số 02/2008/QĐ-BGD&ĐT qui định các tiêu chí cụ thể giáo viên cần phấn đấu để hoàn thiện phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; lĩnh vực kiến thức; kỹ năng thực hành
Quyết định số 16/2008/QĐ-GDĐT ban hành qui chế đạo đức nhà giáo, qui định những nội dung cụ thể ở một số điều nhằm đáp ứng mục đích tạo cơ sở để các nhà giáo nỗ lực tự rèn luyện phù hợp với nghề mà xã hội tôn vinh, đồng thời là một trong những cơ hội để đánh giá xếp loại và giám sát nhà giáo nhằm xây dựng nhà giáo có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất và lương tâm nghề nghiệp trong sáng, có lối sống và cách ứng xử chuẩn mực, thực sự là tấm gương cho người học noi theo
+Cơ sở thực tiễn:
Trường mầm non Vàm Xáng là một trường có cơ sở vật chất cũng như về nhân sự, về kinh nghiệm trong công tác, kinh nghiệm trong giao tiếp, trong sáng tạo còn gặp nhiều khó khăn, nhất là trình độ của từng giáo viên không đồng đều, nhìn chung đội ngũ giáo viên về chuyên môn ở một số giáo viên còn hạn chế chưa
có kinh nghiệm, còn cứng nhắc trong công tác giảng dạy chưa vững về chuyên môn, việc tiếp cận chương trình giáo dục mầm non mới còn chậm, do đó công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tập trung vào chuyên môn nghiệp vụ để có năng lực chuyên môn ngày càng vững vàng chất lượng cao Chính vì thế mà tôi đã suy nghĩ chọn lựa ra một số biện pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tại trường
-Qua những hạn chế trên trước đây tôi thực hiện “Một số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên” cụ thể như sau:
* Phân công giáo viên dạy lớp:
+ Để có được sự phân công hợp lý tôi cần phân công giáo viên theo đúng khả năng, chuyên môn được đào tạo của mỗi giáo viên và theo hướng phát triển Tôi cũng tin vào khả năng vươn lên của từng giáo viên, không định kiến với bất cứ người nào Mọi sự phân công đều cố gắng bảo vệ uy tín nhân cách của giáo viên Tôi cần xem vào chỗ mạnh, chổ yếu sở trường, hoàn cảnh của từng giáo viên để sử dụng họ, tạo cho họ niềm tin trong nghề nghiệp Trong tình hình đội ngũ giáo viên hiện nay chất lượng về chuyên môn, nghiệp vụ không đồng đều; Vì vậy tôi cần phải cân nhắc kỹ khi phân công chuyên môn cho giáo viên;
+ Trong phân công giảng dạy phải xuất phát từ việc yêu cầu giảng dạy,
quyền lợi học tập của các cháu Phân công giáo viên trước hết phải vì tiến bộ của
Trang 3cả tập thể sư phạm, tạo điều kiện người giỏi kèm cặp người chưa có kinh nghiệm, người còn yếu (Như những giáo viên mới ra trường), đồng thời chú ý đúng mức đến khả năng tiếp thu kiến thức của các cháu;
+ Chính vì vậy trong trường mầm non chủ yếu là đội ngũ giáo viên càng đông, thì hoạt động sư phạm càng phức tạp hơn, muốn có sự phân công tốt tôi cần phân định rõ chức trách, tỉ mỉ sao cho sự chuyên môn hoá ngày càng rõ rệt hơn cho từng chức năng chuyên biệt Muốn vậy tôi phải thường xuyên trao dổi nghiệp vụ quản lý, biết quan sát phán đoán, có tầm nhìn xa trông rộng, có óc tổ chức sâu sắc Trong khâu tổ chức phân công, không qua loa đại khái, tránh tình trạng người làm việc quá nhiều, người không có việc Tôi phải phân công cho từng người thấy được vai trò, trách nhiệm, quyền lợi của mình để thực hiện nhiệm vụ
+ Chính sự phân công phù hợp và giao nhiệm vụ rõ ràng sẽ khiến mỗi người
tự mình phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ, không dựa dẫm hoặc tị nạnh cho ai Từ đó phát huy được tinh thần tự lực, phát triển những mặt mạnh, hạn chế mặt yếu để hoàn thiện bản thân, nâng cao trình độ đáp ứng tốt trong công việc
* Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên:
-Chỉ đạo bồi dưỡng chuyên môn qua việc tổ chức chuyên đề, thao giảng, tham quan học tập:
+Trong công quản lý đều quan trọng nhất là chỉ đạo chuyên môn, đặc biệt tôi chú ý đến hoạt động như tổ chức chuyên đề, thao giảng, dự giờ có thể nói đây là một việc làm rất cần bởi vì các hoạt động với các đề tài cụ thể sẽ giúp cho giáo viên thấy được, nghe được để mà học hỏi Do vậy, tôi thường xuyên chỉ đạo bộ phận chuyên môn tổ chức chuyên đề, giáo dục mầm non mới theo kế hoạch đầu năm của trường, tổ đề ra như: Hoạt động vui chơi, Hoạt động thể chất, vệ sinh môi trường…, cho toàn giáo viên được dự và đúc kết rút kinh nghiệm sau mỗi lần tổ chức chuyên đề, tiếp tục cho giáo viên thực hiện đại trà đồng thời tiến đến công tác kiểm tra và đánh giá chuyên đề, để bổ sung những hạn chế, giáo viên kịp thời
chỉnh sửa những sai sót của mình Ngoài việc tổ chức chuyên đề, BGH đề ra kế hoạch cho tổ chuyên môn mỗi tháng tổ chức chuyên đề tại trường, làm đồ dùng dạy học Trước đây mỗi khi thao giảng thường chỉ định một giáo viên khá hoặc giáo viên lớp điểm dạy cho cả tổ cùng dự, sau khi dự giờ mức độ tiếp thu của mỗi giáo viên chưa rõ, một số giáo viên đi dự giờ chưa có ý thức nghiêm túc ghi chép không đầy đủ nên kết quả qua buổi thao giảng không cao Nên tôi đã cải tiến lại cách tổ chức như sau: Mỗi khi thao giảng mỗi hoạt động nào đó từng giáo viên ai cũng tham gia hoạt động và được góp ý giáo viên nào chưa mạnh dạn thì được góp ý giúp đỡ để lần sau dạy tiếp cho đến khi có hoạt động đạt yêu cầu cao hơn Với biện pháp này giúp giáo viên học tập lẫn nhau rất nhiều Khi dự giờ, giáo viên đã có ý thức tốt hơn, chuẩn bị chu đáo, theo dõi ghi chép đầy đủ để tham gia ý kiến cùng rút kinh nghiệm
+Từ những hình thức này sẽ tạo cơ hội cho giáo viên trao đổi kinh nghiệm về việc thực hiện, đối chiếu với việc thực hiện của đồng nghiệp để rút ra những tồn tại cần khắc phục, học hỏi những cái hay, cái tốt tôi thực sự thấy hiệu quả với
những buổi thao giảng và các buổi chuyên đề, sau mỗi hoạt động là những bài học không chỉ cho chính người giảng dạy mà cho tất cả thành viên trong Hội đồng sư phạm, những lời góp ý sâu sắc, chính xác, chân thành và đầy tinh thần xây dựng
Trang 4+Hơn thế nữa, mỗi khi Ban giám hiệu đi tham quan học tập ở thành phố hay
ở các huyện khác…tôi đều quay phim chụp hình lại và khi về tôi triển khai lại, tổ chức thao giảng cho các giáo viên học hỏi kinh nghiệm được nhiều hơn
-Bồi dưỡng qua phong trào thi đua:
Có thể nói, biện pháp bồi dưỡng thông qua các phong trào thi đua, tổ chức các hội thi Trước đây tôi cũng còn xem nhẹ đối với phong trào thi đua này, tôi chỉ cho giáo viên thi đua cùng nhau nhưng chưa khích lệ giáo viên và khen thưởng kịp thời, chưa chú trọng vào các hội thi, tổ chức hội thi ít, nên chất lượng của đội ngũ giáo viên đạt chưa cao Để đạt được chất lượng đội ngũ giáo viên phải đòi hỏi mỗi người trau dồi năng lực sư phạm, nghệ thuật lôi cuốn trẻ, phải chịu khó suy nghĩ tìm tòi, học hỏi đồng nghiệp, bạn bè … Từ đó trình độ chuyên môn và tay nghề của giáo viên mới được nâng lên như phong trào thi đua gắn liền với các hội thi sẽ làm cho phong trào thi đua trong nhà trường càng sôi nổi, có tác dụng tuyên truyền đến
đa số phụ huynh; Trong các phong trào thi đua nhà trường luôn xác định rõ mục tiêu, luôn thể hiện tốt tinh thần công khai, minh bạch, đảm bảo công băng và dân chủ trong các hội thi
Hằng năm trường tổ chức các hội thi: thi giáo án điện tử, thi giáo viên giỏi cấp trường, thi làm đồ dùng dạy học… đều đạt kết quả tốt
Việc tổ chức các hội thi trong nhà trường có tác dụng thúc đẩy sự phấn đấu vươn lên của các giáo viên Trong các hội thi, họ có điều kiện khẳng định mình trước tập thể Song bên cạnh đó, việc tổ chức các hội thi cũng tạo được mối quan hệ thân ái, giúp đỡ nhau trong tập thể giáo viên nhà trường để cùng nhau tiến bộ
Để các hội thi thành công tốt và đạt kết quả cao, tôi chỉ đạo chuyên môn xây dựng kế hoạch cụ thể và triển khai trước vào đầu năm học để giáo viên có phần chuẩn bị trước
Trong các đợt thi, giáo viên luôn có sự chuẩn bị và nỗ lực phấn đấu để đạt kết quả cao nhất Sau hội thi, trường có tổng kết rút kinh nghiệm khen thưởng các cá nhân có thành tích xuất sắc Chính vì làm tốt vấn đề trên nên phần nào cũng đã động viên tinh thần của giáo viên, nâng dần chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong nhà trường
* Công tác kiểm tra, đánh giá giáo viên:
+Kiểm tra việc thực hiện bồi dưỡng chuyên môn là trách nhiệm của cán bộ quản lý Qua kiểm tra cán bộ quản lý mới nắm được đầy đủ thông tin cần thiết về tình hình thực hiện chuyên môn, đánh giá đúng phẩm chất năng lực của giáo viên, phát hiện đúng những hạn chế, thiếu sót để kịp thời bổ sung, điều chỉnh và uốn nắn giáo viên nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của giáo viên Qua kiểm tra chuyên môn, cán bộ quản lý mới tác động đến hành vi của giáo viên, nâng cao tinh thần trách nhiệm của giáo viên đối với công việc, nâng cao ý thức tự bồi dưỡng phấn đấu đáp ứng được yêu cầu chuyên môn của nhà trường Vì vậy, tôi có kế hoạch cụ thể cả năm, học kỳ đi sâu vào kế hoạch từng đợt kiểm tra xác định rõ mục đích yêu cầu, nội dung, hình thức, phương pháp kiểm tra, nhà trường phải làm tốt công tác tuyên truyền giúp giáo viên thông suốt việc kiểm tra, khuyến khích tinh thần tự giác, trung thực của giáo viên để giáo viên chuẩn bị mọi phương tiện và điều kiện tích cực góp phần thực hiện tốt cho đợt kiểm tra đó
Trang 5+Kiểm tra giáo viên về hồ sơ sổ sách, môi trường lớp, dự giờ giáo viên, kiểm tra chuyên đề…để xem giáo viên có thực hiện đúng theo kế hoạch của nhà trường hay không Trong đó kiểm tra dự giờ có báo trước và đột xuất có như vậy mới nắm được những ưu điểm, hạn chế của giáo viên Trong kiểm tra phải đảm bảo tính khách quan và công khai, công bằng dân chủ
+Mỗi giáo viên đều được kiểm tra hồ sơ sổ sách và dự giờ ít nhất 1 lần/ tháng, một học kỳ kiểm tra môi trường lớp và kiểm tra đột xuất từ 2-3 lần Ngoài
ra tôi còn kiểm tra hàng ngày, hàng tuần để kịp thời nhắc nhỡ giúp đỡ giáo viên
+Sau khi kiểm tra tôi có nhận xét đánh giá ngay, phân tích những ưu điểm, hạn chế của giáo viên, để giúp giáo viên phát huy được những mặt mạnh, khắc phục những hạn chế mà áp dụng vào thực tế để chăm sóc giáo dục trẻ tốt Trước đây tôi có kế hoạch nhưng tôi đi kiểm tra chưa thường xuyên, khi kiểm tra tôi đánh giá còn sơ xài chưa chỉ ra được những mặt mạnh, mặt yếu của giáo viên Do đó giáo viên chưa có sự điều chỉnh, bổ sung những mặt hạn chế của mình để lần sau đạt được kết quả tốt hơn So với cách làm hiện nay tôi đã nêu trên nó được nâng cao chuyên môn cho đội ngũ giáo viên đạt được kết quả tốt
-Từ những giải pháp trên nhà trường có sự chuyển biến rõ rệt nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đạt 90% giáo viên nắm được phương pháp giảng dạy, bình tĩnh tự tin khi lên tiết dạy, hình thức tổ chức linh hoạt có sáng tạo, về tham gia các phong trào hội thi như giáo viên giỏi cấp huyện đạt 03 giáo viên đều đạt giải I,II,II, tham dự thi giáo viên giỏi cấp thành phố 01 giáo viên, hội thi Bé với luật giao thông dự thi cấp huyện đạt giải I, Hội thi Tiếng hát mầm non dự thi cấp huyện đạt giải I, nói chung tất cả các phong trào đều đạt hiệu quả cao hơn so với các năm học qua
-Qua các giải pháp trường có những kết quả thực nghiệm và kiểm chứng như sau:
+Về chất lượng giáo viên giỏi:
Cấp huyện năm học 2011-2012: đạt 01 GV
Năm học 2012-2013: đạt 03 GV Năm học 2013-2014: đạt 03 GV, được chọn dự thi cấp thành phố: 01
+Về hội thi Bé với luật giao thông:
Cấp huyện năm học 2011-2012 đạt giải khuyến khích
Năm học 2012-2013: đạt giải I, Ngoài ra còn tham gia hội thi
“Tiếng hát mầm non” cấp huyện đạt giải I
+Về chất lượng giáo viên đạt:
Xếp loại Năm học 2012-2013 Năm học 2013-2014
-Từ những kết quả các năm học đã nêu trên trường nâng dần kết quả theo từng năm, năm học này tôi đưa ra các biện pháp đã được nâng cao chất lượng thấy
rõ với chất lượng giáo viên trước đây như giáo viên giỏi có 01 nhưng hiện nay tăng
Trang 6đến 03 và đều được đạt giải, còn tham dự thi cấp thành phố, còn về chất lượng giáo viên trung bình 04 giáo viên so với năm học này đã xóa và nâng giáo viên tốt lên…
-Các giải pháp trên trường đã sử dụng và đạt được nhiều kết quả đáng kể, từ
đó tôi sẽ cố gắng giữ vững các kết quả đó cho những năm sau và sẽ tiếp tục có nhiều biện pháp mới để nhà trường có sự phát triển tốt hơn
III.Kết luận:
-Qua kết quả trên cho thấy những biện pháp tôi nêu trên đạt được kết quả tốt, trong năm học này giáo viên có đầu tư sáng tạo đã dẫn đến quả kiểm tra đạt tỷ
lệ tốt khá có phần tăng hơn, không còn giáo viên đạt yêu cầu và các phong trào cũng đạt hiệu quả cao
-Có được kết quả trên là nhờ ban giám hiệu có tầm nhìn, đưa ra biện pháp phù hợp, đạt hiệu quả
Giáo viên nhiệt tình, ham học hỏi, cần cù chịu khó, tích cực trau dồi chuyên môn và nâng cao trình độ tay nghề
-Với biện pháp trên tôi đã vận dụng và đạt có hiệu quả, vì vậy để chất lượng đội ngũ giáo viên ngày càng cao tôi phải luôn có sáng tạo trong công tác quản lý thì mới phát triển được đội ngũ giáo viên sau này
-Để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong trường cần đảm bảo các điều kiện sau:
+Người cán bộ quản lý phải nắm rõ yêu cầu của ngành, có tầm nhìn, có kế hoạch cụ thể, triển khai kịp thời đến giáo viên
+Tổ chức tốt các buổi chuyên đề, thao giảng
+Làm tốt công tác thanh kiểm tra thường xuyên, không được buông lỏng trong công tác thanh kiểm tra
Trên đây là một số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên mà bản thân tôi thực hiện trong thời gian qua Rất mong sự đóng góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp để sáng kiến của tôi được hoàn thiện và hiệu quả hơn
Xác nhận của thủ trưởng cơ quan Người viết
Nguyễn Thị Minh Trang