TÀI NGUYÊN SINH HỌC THỰC VẬT

14 388 0
TÀI NGUYÊN SINH HỌC THỰC VẬT

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trường Đại học Cần Thơ    BÀI TIỂU LUẬN Chuyên đề: TÀI NGUYÊN SINH HỌC THỰC VẬT Danh sách thành viên: 1. Võ Minh Nhựt 2. Lai Nguyễn Phương Toàn 3. Trần Huỳnh Diễm Phúc 4. Lê Thị Thu Thảo 5. Nguyễn Lê Cẩm Tú Mục lục I. Giới thiệu II. Phương pháp nghiên cứu III. Nội dung 1.Giới thiệu sơ lược về hệ sinh thái thực vật tại vườn quốc gia U Minh Hạ 2. Chức năng và vai trò của hệ sinh thái thực vật ở vườn quốc gia U Minh Hạ đối với đời sống con người và phát triển kinh tế xã hội tại Cà Mau 3. Hiện trạng (sử dụngkhai thác) tài nguyên thực vật ở vườn quốc gia U Minh Hạ 4. Tác động của việc sử dụng quá mức tài nguyên thực vật ở vườn quốc gia U Minh Hạ đến đời sống con người và sự phát triển kinh tế xã hội 5. Biện pháp bảo vệ tài nguyên thực vật ở vườn quốc gia U Minh Hạ IV. Kết luận và kiến nghị   I. Giới thiệu Giữa sinh vật, con người và môi trường có mối quan hệ chặt chẽ, nếu ta biết vận dụng chúng theo hướng phát triển bền vững và cân bằng sinh thái thì mới có khả năng duy trì và phát triển hiệu quả mối quan hệ này đối với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Nước ta là một quốc gia được thiên nhiên ưu đãi về sự đa dạng, phong phú các hệ sinh thái, đa dạng các loài sinh vật, mà điển hình là sự phân bố đa dạng từ Bắc vào Nam, từ Đông sang Tây nguồn tài nguyên thực vật cũng như là tài nguyên rừng trên đất nước hình chữ S. Điều đó đã tác động không ít đến môi trường sinh thái, và đặc biệt là sự phát triển của nền kinh tế xã hội Việt Nam trên nhiều phương diện, từ mặt kinh tế đến giao lưu văn hóa giữa các dân tộc, nền giáo dục… Thực vật được xem là sinh vật cung cấp sự sống cho thế giới và rừng là lá phổi xanh của nhân loại, giúp điều hòa khí hậu và cân bằng sinh thái cho môi trường. Chúng còn bổ sung cho khí quyển và ổ định khí hậu toàn cầu bằng cách đồng hóa Cacbon và cung cấp Oxy. Tuy nhiên, tài nguyên đang bị khai thác triệt để, đặc biệt là rừng, các loại thiên tai như lũ lụt… xuất hiện ngày càng nhiều và khó dự đoán, gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng, ảnh hưởng rất nhiều đấn sự phát triển kinh tế ở nước ta. Và thực vật cũng như rừng luôn tìm chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà mỗi chúng ta cần tìm tòi nghiên cứu và lí giải những điều thú vị xung quanh chúng. Bên cạnh đó, các tác động của nguồn tài nguyên quí giá này đến sự phát triển của nước ta như thế nào? Chính vì thế mà nhóm em đã chọn chuyên đề “ Tài nguyên sinh học thực vật” để làm tiểu luận, nhằm đem lại một cái nhìn khái quát, tổng quan, sơ lược về tài nguyên thực vật ở nước ta (vườn quốc gia U Minh Hạ), chức năng của chúng cũng như tác động gì nếu khai thác quá mức. Tứ đó góp phần nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên thực vật và cải thiện chúng để hệ sinh thái thực vật phát triển ngày càng phong phú và đa dạng hơn. II. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp và mô tả Phương pháp xử lí: tổng hợp dữ liệu và biên hội III. Nội dung 1. Giới thiệu sơ lược về hệ sinh thái thực vật tại vườn quốc gia U Minh Hạ Vườn quốc gia U Minh Hạ nằm giáp ranh trên địa bàn các xã Khánh Lâm, Khánh An, Khánh Bình Tây Bắc và Trần Hợi của hai huyện U Minh và Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau. Vườn quốc gia U Minh Hạ được thành lập trên cơ sở sáp nhập Khu bảo tồn thiên nhiên rừng đặc dụng Vồ Dơi và một phần diện tích rừng tràm U Minh Hạ, có tổng diện tích 8.286 ha, chia làm ba khu vực, gồm khu bảo tồn hệ sinh thái rừng trên đất than bùn với diện tích 2.570ha, phân khu phục hồi và sử dụng bền vững hệ sinh thái rừng ngập nước có diện tích 4.961ha và phân khu dịch vụ hành chính diện tích 755ha.Vườn quốc gia U Minh Hạ là một khu rừng tự nhiên (loài cây chiếm ưu thế là tràm – Melaleuca Cajuputi) mang đậm nét đặc trưng của hệ sinh thái rừng tràm trên nền đất phèn, than bùn ngập nước theo mùa của khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Một kiểu hệ sinh thái không còn nhiều ở Việt Nam và trên thế giới. . Nơi đây có hệ sinh thái rừng tràm sáu tháng ngập nước và sáu tháng khô hạn. Rừng với giá trị rất cao về đa dạng sinh học, cảnh quan thiên nhiên, môi trường, văn hóa và lịch sử. Rừng ở đây có nhiều loài động, thực vật quí hiếm phục vụ nghiên cứu khoa học, bảo tồn nguồn gen, phát triển du lịch sinh thái. Vườn quốc gia U Minh Hạ nhìn từ trên cao Về thực vật, tại đây có ba kiểu thảm thực vật chính đó là rừng tràm bán tự nhiên, rừng tràm trồng và trảng cỏ ngập nước theo mùa. Theo các nhà khoa học, hệ thực vật ở đây gồm 78 loài, thuộc 65 chi và 36 họ. Trong đó, cây gỗ chủ yếu là tràm (Melaleuca Cajuputi) và một số loài cây gỗ khác như móp (Alsbiuia Spathulata), bùi (Ilex Cymosa), tràm khế (Eugenia Jamlolana), tràm sẽ (Eugenia Liucata); cây bụi có một số loài đại diện như mua lông (Melastona Pelyauthium), mật cật gai (Lienala Spinosa), bòng bòng (Lygedium Myerephyllum), dầu đấu ba lá (Enodia Lepta), bí bái (Aetenychia Laurifellia); thảm tươi có các loài đại diện như sậy (Phragmites Karka), choại (Stenochleân Palustrie), cỏ đuôi lươn (Machaerinafalcata), mây nước (Flagellaria Indica), nhiều loài dương xỉ, tảo... Đây thực sự là một bảo tàng sinh thái sống về các loài thực vật thuộc hệ sinh thái rừng ngập úng của khu vực đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và cả nước nói chung. Cây tràm Dây choại bám trên thân tràm 2. Chức năng và vai trò của hệ sinh thái thực vật ở vườn quốc gia U Minh Hạ đối với đời sống con người và phát triển kinh tế xã hội tại Cà Mau Đối với sinh thái và môi trường Góp phần quan trọng trong việc điều hoà khí hậu bằng cách hấp thu khí CO2 và thải ra khí O2, đảm bảo cân bằng sinh thái, làm giảm nhẹ sức tàn phá của thiên tai. Phòng hộ đầu nguồn, ngăn chặn xói mòn, rửa trôi đất, bảo vệ mực nước ngầm. Phân hủy các chất thải, phục hồi điều kiện môi trường. Bảo vệ, lưu giữ các nguồn gen động thực vật qúy hiếm. Cung cấp dược liệu, thảo mộc tốt cho sức khỏe con người. Bảo tồn, tái tạo các giá trị về cảnh quan thiên nhiên, môi trường sinh thái và đa dạng sinh học của hệ sinh thái đất ngập nước đặc thù, rừng tràm trên đất than bùn. Đối với sản xuất và giá trị kinh tế Tràm là loại cây đặc trưng ở rừng U Minh cũng như là ở U Minh hạ. Cây tràm có thân nhỏ, thấp hơn cây đước, vỏ cây xốp và trắng, gỗ bên trong rắn chắc. Thân cây cao đến 20m, tán lá tram thưa, là thon nhỏ. Cây tram có thể sống 2030 năm. Lúc đó nó trở thành cây cổ thụ, gỗ có thể dùng làm nhà. Mùa khô, trái tram rụng xuống đất, và đến mùa mưa, cây tràm con đã lên xanh tốt. Hạt tràm có thể nằm tại khu đất cháy từ 5 – 10 năm, sau này có điều khiện có thể phát triển thành cây con. Hoa tràm nở vào mùa hè, hoa màu trắng sữa, mọc thành chum, hương thơm dịu như hương sen. Hương tràm là mọt sản phẩm được nhiều người yêu thích. Hoa tràm U Minh hạ có nguồn lợi kinh tế dồi dào gồm cái loại cây như đước, vẹt, mắm, dừa nước… Hằng năm, rừng sản xuất nhiều lâm sản có giá trị kinh tế cao. Hằng năm, khi mùa mưa xuống, dưới những tán rừng tràm U Minh Hạ là nơi sinh sản của nhiều loài cá đồng … đây là nguồn lợi để người dân sống ở rừng U Minh Hạ khai thác, đánh bắt tạo nguồn thu nhập cho cuộc sống gia đình. Sẽ thiếu sót nếu không kể đến một sản vật vô cùng quý giá nơi rừng sâu nước thẳm U Minh Hạ, đó là mật ong rừng. Mật ong rừng được người dân nơi đây lấy từ các tổ ong trong rừng tràm, đặc trưng của mật ong rừng U Minh là trong và vàng như nước cam, mật đặc, rót vào chai không cần phễu mang hương vị của hoa tràm mang lại giá trị dinh dưỡng cao cho sức khỏe. Ngoài ra, nơi đây còn là một điểm đến du lịch sinh thái hấp dẫn, không chỉ phục vụ nhu cầu về mặt tinh thần mà còn đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân. Đối với xã hội Người dân sống ở rừng U Minh Hạ là những người được nhà nước giao đất, giao rừng và mưu sinh trên chính mảnh rừng của họ bằng những nghề như: trồng rừng khai thác gỗ, gác kèo ong, giăng câu, đặt lọp, đặt trúm lươn, thả lưới, tát đìa… trên những bờ bao, người dân trồng cây ăn trái. Găn bó với rừng nên người dân U Minh Hạ rất yêu rừng, yêu thiên nhiên và giữ rừng như chính báo vật của mình. 3. Hiện trạng (sử dụngkhai thác) tài nguyên thực vật ở vườn quốc gia U Minh hạ Tình trạng Tình cảnh của rừng U Minh Hạ từ sau năm 1975 rất đáng được báo động nguy hiểm. Các vụ cháy rừng khủng khiếp và cuộc tấn công rừng từ phía con người trong những năm 70 80 của thế kỉ XX đã khiến diện tích rừng U Minh Hạ thu hẹp chưa từng thấy. Năm 1977, rừng U Minh Hạ bị cháy trụi trên diện tích 21 nghìn hecta. Năm 1983, vụ cháy lịch sử kéo dài ròng rã 3 tháng trời đã biến 28 nghìn hecta rừng U Minh Hạ thành đống tro tàn, hơn 30 nghìn hecta bị cháy lõm hình da báo. Suốt thời gian đó, U Minh Hạ và các vùng lân cận hầu như không thấy ánh mặt trời do khói bụi dày đặc, môi trường khu vực bị ô nhiễm nặng. Trong vòng 10 năm qua (1991 2001), diện tích rừng tràm U Minh Hạ tiếp tục mất đi khoảng 20 nghìn hecta do hoả hoạn, như vậy tính trung bình cứ mỗi năm U Minh Hạ bị thiêu cháy 2 nghìn hecta. Cho đến thời điểm này, rừng tràm U Minh Hạ chỉ còn khoảng 39 nghìn hecta, nhưng phần lớn là rừng tái sinh và trồng mới. Hiện trạng khai thác Vài năm gần đây, việc đưa cây keo lai trồng trên đất rừng U Minh hạ (Cà Mau) mang lại hiệu quả kinh tế cao đã mở ra hướng làm giàu chính đáng cho người dân xứ này. Trước đây, rừng trồng trên lâm phần U Minh hạ chủ yếu là cây tràm cừ bản địa. Qua các chu kỳ kinh doanh rừng thì cây tràm cho năng suất không cao, giá trị sinh lời trên một đơn vị diện tích so với một số loài cây trồng khác thấp hơn. Để bổ sung và từng bước đa dạng cây trồng, nhiều đơn vị lâm nghiệp ở tỉnh Cà Mau đưa cây keo lai vào trồng trên đất rừng U Minh hạ, vừa rút ngắn chu kỳ kinh doanh, vừa cho hiệu quả kinh tế cao, cải thiện môi trường tốt. Cây keo lai Trong năm nay, Ủy ban Nhân dân tỉnh Cà Mau vừa phê duyệt kế hoạch khai thác rừng trên địa bàn trong năm 2015 với tổng diện tích 5.640ha, trong đó 4.789ha rừng tràm và 851ha rừng đước.Diện tích đăng ký mới trên 3.800ha, số còn lại được chuyển tiếp của năm 2014, với trữ lượng gỗ khai thác trên 400.000m3.Rừng đăng ký mới sẽ khai thác theo ba dạng là khai thác trắng rừng sản xuất (3.317ha); khai thác theo băng, theo đám rừng phòng hộ xung yếu (416ha); khai thác tận dụng (tỉa thưa, nuôi dưỡng rừng là 104ha). Nhưng kể từ ngày 42 tạm thời đóng cửa toàn bộ lâm phần rừng tràm U Minh Hạ đến cuối tháng Tư và có thể gia hạn cho đến mùa mưa. Lí do là vì hiện nay, mực nước trong rừng tràm U Minh Hạ tỉnh Cà Mau xuống rất nhanh do mùa khô hạn đã bắt đầu hơn tháng nay. Nguy cơ cháy rừng bắt đầu xuất hiện nên mọi biện pháp phòng chống cháy đã và đang được triển khai đồng bộ. Rừng U Minh hạ vào mùa khô 4. Tác động của việc sử dụng quá mức tài nguyên thực vật ở vườn quốc gia U Minh hạ đến đời sống con người và sự phát triển kinh tế xã hội Vốn được mệnh danh là lá phổi của trái đất, thực vật có vai trò rất quan trọng trong việc duy trì cân bằng sinh thái và sự đa dạng sinh học trên hành tinh chúng ta. Bởi vậy, bảo vệ thực vật cũng như nguồn tài nguyên rừng luôn trở thành một nội dung, một yêu cầu không thể trì hoãn đối với tất cả các quốc gia trên thế giới trong cuộc chiến đầy gian khó hiện nay nhằm bảo vệ môi trường sống đang bị huỷ hoại ở mức báo động mà nguyên nhân chủ yếu là do chính hoạt động của con người gây ra. Kinh tế: Việc khai thác quá mức sẽ tác động trực tiếp đến các loài thực vật. Không chỉ ảnh hưởng đến các loài thực vật, khai thác quá mức còn ảnh hưởng gián tiếp đến các loài động vật sống tại đây.Gắn liền với điều kiện tự nhiên tại đây, đặc biệt cho sự phát triển của cây tràm, loài ong mật cũng phát triển theo và cho sản phẩm mật ong đặc trưng của Cà Mau. Bên cạnh đó, sinh kế của cộng đồng dựa vào tự nhiên, nghề gác kèo ong truyền thống, đã được hình thành và phát triển từ rất lâu. Nghề gác kèo ong tự nhiên đã hình thành và phát triển đến nay khoảng gần 200 năm. Hoạt động gác kèo ong góp phần giải quyết công ăn việc làm, giảm thấp lực lượng lao động nông nhàn cho nông hộ trong lúc nhàn rỗi, tăng nguồn thu cho gia đình trong các tháng thiếu ăn. Nếu không còn rừng chàm, sẽ không còn điều kiện cho ong sinh sống. Không chỉ có ong mà còn các loại cá… sống ở đây sẽ bị ảnh hưởng. Qua đó tác động không nhỏ đến thu nhập của người dân Môi trường: Vì thực vật được xem là sinh vật cung cấp sự sống cho thế giới, việc khai thác quá mức sẽ làm thay đổi khí hậu địa lí, tăng hiệu ứng nhà kính, gây ô nhiễm môi trường cho địa phương, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người và đời sống động, thực vật. Ngoài ra, độ xói mòn của đất sẽ tăng, làm tăng độ rửa trôi và giảm độ bảo vệ đất do không còn rễ cây bảo vệ đất. Vườn quốc gia U Minh hạ là nơi có đa dạng sinh thái cao, nơi lưu giữ các loại gen sinh vật quí. Nếu bị tác động của con người quá nhiều sẽ giảm sự đa dạng sinh thái và làm môi trường bị suy thoái. 5. Biện pháp bảo vệ tài nguyên thực vật ở vườn quốc gia U Minh hạ Thực tiễn ở U Minh hạ cho thấy, bảo vệ và phát triển tài nguyên thực vật cần phải được tiếp cận và tiến hành gắn liền với các biện pháp quy hoạch phát triển kinh tế xã hội để người dân có thể dựa được vào nó để sống, nhưng cũng có biện pháp bảo vệ và phát triển rừng có hiệu quả nhất như tinh thần ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ thời gian gần đây. Quy hoạch, sản xuất, khai thác tài nguyên thực vật phải đi đôi với bảo vệ, bồi đắp tài nguyên, đặc biệt là rừng. Về mặt pháp lý: Tăng cường nhân lực, phương tiện để phát hiện,ngăn chặn kịp thời và chống trả thích đáng trước mọi hành vi của bọn lâm tặc phá rừng. Xây dựng khung hình phạt cho các đối tượng phá rừng lấy gỗ cũng phá hoại, gây cháy rừng bừa bãi. Xây dựng khung pháp lý nghiêm cấm các nhân viên kiểm lâm nhận hối lộ của bọn lâm tặc. Trang bị cho nhân viên kiểm lâm các thiệt bị để có thể phòng tránh cháy rừng có thể xảy ra. Đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ chuyên trách đủ mạnh, có tinh thần trách nhiệm và khả năng tác nghiệp cao Về mặt cộng đồng: Nâng cao nhận thức thông qua công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục thiết thực. Thường xuyên phát động các phong trào “trồng cây gây rừng”… Đổi mới cơ chế chính sách nhằm chuyển mạnh một cách hiệu quả ngành lâm nghiệp theo hướng lâm nghiệp xã hội lâm nghiệp cộng đồng. Về mặt tự nhiên: Phát hiện sớm, xử lý triệt để các sinh vật gây hại. Ngăn chặn kịp thời sự xâm nhập, lan rộng các đối tượng kiểm dịch thực vật. Phòng, chống sinh vật gây hại thực hiện theo phương châm phòng là chính, phải được thực hiện thường xuyên, theo từng mùa vụ, hàng năm hoặc nhiều năm trong sản xuất. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng cách, bảo đảm hiệu quả và an toàn cho người. Hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường, bảo vệ hệ sinh thái. Kết hợp khoa học và công nghệ hiện đại với kinh nghiệm truyền thống của nhân dân. IV. Kết luận Tài nguyên thực vật cũng như tài nguyên rừng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với môi trường cũng như đời sống sản xuất ở nước ta. Tuy nhiên, tình trạng phá rừng trái phép dưới nhiều hình thức và mục đích khác nhau đang diễn ra rất phức tạp, gây ảnh hưởng rất lớn đến môi trường. Bên cạnh đó, việc khai thác quá mức các loại thực vật cũng gây tác động to lớn không kém. Việc nghiên cứu về hệ sinh thái thực vật ở vườn quốc gia U Minh hạ giúp ta hiểu hơn về nơi này, từ đó có nhiều biện pháp để bảo vệ và phát triển môi trường thực vật. Vấn đề này mang tính xã hội cao, không phải của riêng một cá nhân mà là của cả một đất nước. Chính vì vậy, Nhà nước cần thặt chặt hơn nữa trong vấn đề bảo vệ và phát triển tài nguyên thực vật ở vườn quốc gia U minh hạ, làm cho mỗi người tự giác nhận thức về mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên.

Trường Đại học Cần Thơ    BÀI TIỂU LUẬN Chuyên đề: TÀI NGUYÊN SINH HỌC THỰC VẬT Danh sách thành viên: 1. Võ Minh Nhựt 2. Lai Nguyễn Phương Toàn 3. Trần Huỳnh Diễm Phúc 4. Lê Thị Thu Thảo 5. Nguyễn Lê Cẩm Tú Mục lục I. Giới thiệu II. Phương pháp nghiên cứu III. Nội dung 1.Giới thiệu sơ lược về hệ sinh thái thực vật tại vườn quốc gia U Minh Hạ 2. Chức năng và vai trò của hệ sinh thái thực vật ở vườn quốc gia U Minh Hạ đối với đời sống con người và phát triển kinh tế - xã hội tại Cà Mau 3. Hiện trạng (sử dụng/khai thác) tài nguyên thực vật ở vườn quốc gia U Minh Hạ 4. Tác động của việc sử dụng quá mức tài nguyên thực vật ở vườn quốc gia U Minh Hạ đến đời sống con người và sự phát triển kinh tế xã hội 5. Biện pháp bảo vệ tài nguyên thực vật ở vườn quốc gia U Minh Hạ IV. Kết luận và kiến nghị I. Giới thiệu Giữa sinh vật, con người và môi trường có mối quan hệ chặt chẽ, nếu ta biết vận dụng chúng theo hướng phát triển bền vững và cân bằng sinh thái thì mới có khả năng duy trì và phát triển hiệu quả mối quan hệ này đối với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Nước ta là một quốc gia được thiên nhiên ưu đãi về sự đa dạng, phong phú các hệ sinh thái, đa dạng các loài sinh vật, mà điển hình là sự phân bố đa dạng từ Bắc vào Nam, từ Đông sang Tây nguồn tài nguyên thực vật cũng như là tài nguyên rừng trên đất nước hình chữ S. Điều đó đã tác động không ít đến môi trường sinh thái, và đặc biệt là sự phát triển của nền kinh tế - xã hội Việt Nam trên nhiều phương diện, từ mặt kinh tế đến giao lưu văn hóa giữa các dân tộc, nền giáo dục… Thực vật được xem là sinh vật cung cấp sự sống cho thế giới và rừng là lá phổi xanh của nhân loại, giúp điều hòa khí hậu và cân bằng sinh thái cho môi trường. Chúng còn bổ sung cho khí quyển và ổ định khí hậu toàn cầu bằng cách đồng hóa Cacbon và cung cấp Oxy. Tuy nhiên, tài nguyên đang bị khai thác triệt để, đặc biệt là rừng, các loại thiên tai như lũ lụt… xuất hiện ngày càng nhiều và khó dự đoán, gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng, ảnh hưởng rất nhiều đấn sự phát triển kinh tế ở nước ta. Và thực vật cũng như rừng luôn tìm chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà mỗi chúng ta cần tìm tòi nghiên cứu và lí giải những điều thú vị xung quanh chúng. Bên cạnh đó, các tác động của nguồn tài nguyên quí giá này đến sự phát triển của nước ta như thế nào? Chính vì thế mà nhóm em đã chọn chuyên đề “ Tài nguyên sinh học thực vật” để làm tiểu luận, nhằm đem lại một cái nhìn khái quát, tổng quan, sơ lược về tài nguyên thực vật ở nước ta (vườn quốc gia U Minh Hạ), chức năng của chúng cũng như tác động gì nếu khai thác quá mức. Tứ đó góp phần nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên thực vật và cải thiện chúng để hệ sinh thái thực vật phát triển ngày càng phong phú và đa dạng hơn. II. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp và mô tả Phương pháp xử lí: tổng hợp dữ liệu và biên hội III. Nội dung 1. Giới thiệu sơ lược về hệ sinh thái thực vật tại vườn quốc gia U Minh Hạ Vườn quốc gia U Minh Hạ nằm giáp ranh trên địa bàn các xã Khánh Lâm, Khánh An, Khánh Bình Tây Bắc và Trần Hợi của hai huyện U Minh và Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau. Vườn quốc gia U Minh Hạ được thành lập trên cơ sở sáp nhập Khu bảo tồn thiên nhiên rừng đặc dụng Vồ Dơi và một phần diện tích rừng tràm U Minh Hạ, có tổng diện tích 8.286 ha, chia làm ba khu vực, gồm khu bảo tồn hệ sinh thái rừng trên đất than bùn với diện tích 2.570ha, phân khu phục hồi và sử dụng bền vững hệ sinh thái rừng ngập nước có diện tích 4.961ha và phân khu dịch vụ hành chính diện tích 755ha.Vườn quốc gia U Minh Hạ là một khu rừng tự nhiên (loài cây chiếm ưu thế là tràm – Melaleuca Cajuputi) mang đậm nét đặc trưng của hệ sinh thái rừng tràm trên nền đất phèn, than bùn ngập nước theo mùa của khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Một kiểu hệ sinh thái không còn nhiều ở Việt Nam và trên thế giới. . Nơi đây có hệ sinh thái rừng tràm sáu tháng ngập nước và sáu tháng khô hạn. Rừng với giá trị rất cao về đa dạng sinh học, cảnh quan thiên nhiên, môi trường, văn hóa và lịch sử. Rừng ở đây có nhiều loài động, thực vật quí hiếm phục vụ nghiên cứu khoa học, bảo tồn nguồn gen, phát triển du lịch sinh thái. Vườn quốc gia U Minh Hạ nhìn từ trên cao Về thực vật, tại đây có ba kiểu thảm thực vật chính đó là rừng tràm bán tự nhiên, rừng tràm trồng và trảng cỏ ngập nước theo mùa. Theo các nhà khoa học, hệ thực vật ở đây gồm 78 loài, thuộc 65 chi và 36 họ. Trong đó, cây gỗ chủ yếu là tràm (Melaleuca Cajuputi) và một số loài cây gỗ khác như móp (Alsbiuia Spathulata), bùi (Ilex Cymosa), tràm khế (Eugenia Jamlolana), tràm sẽ (Eugenia Liucata); cây bụi có một số loài đại diện như mua lông (Melastona Pelyauthium), mật cật gai (Lienala Spinosa), bòng bòng (Lygedium Myerephyllum), dầu đấu ba lá (Enodia Lepta), bí bái (Aetenychia Laurifellia); thảm tươi có các loài đại diện như sậy (Phragmites Karka), choại (Stenochleân Palustrie), cỏ đuôi lươn (Machaerinafalcata), mây nước (Flagellaria Indica), nhiều loài dương xỉ, tảo Đây thực sự là một bảo tàng sinh thái sống về các loài thực vật thuộc hệ sinh thái rừng ngập úng của khu vực đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và cả nước nói chung. Cây tràm Dây choại bám trên thân tràm 2. Chức năng và vai trò của hệ sinh thái thực vật ở vườn quốc gia U Minh Hạ đối với đời sống con người và phát triển kinh tế - xã hội tại Cà Mau Đối với sinh thái và môi trường Góp phần quan trọng trong việc điều hoà khí hậu bằng cách hấp thu khí CO 2 và thải ra khí O 2, đảm bảo cân bằng sinh thái, làm giảm nhẹ sức tàn phá của thiên tai. Phòng hộ đầu nguồn, ngăn chặn xói mòn, rửa trôi đất, bảo vệ mực nước ngầm. Phân hủy các chất thải, phục hồi điều kiện môi trường. Bảo vệ, lưu giữ các nguồn gen động thực vật qúy hiếm. Cung cấp dược liệu, thảo mộc tốt cho sức khỏe con người. Bảo tồn, tái tạo các giá trị về cảnh quan thiên nhiên, môi trường sinh thái và đa dạng sinh học của hệ sinh thái đất ngập nước đặc thù, rừng tràm trên đất than bùn. Đối với sản xuất và giá trị kinh tế Tràm là loại cây đặc trưng ở rừng U Minh cũng như là ở U Minh hạ. Cây tràm có thân nhỏ, thấp hơn cây đước, vỏ cây xốp và trắng, gỗ bên trong rắn chắc. Thân cây cao đến 20m, tán lá tram thưa, là thon nhỏ. Cây tram có thể sống 20-30 năm. Lúc đó nó trở thành cây cổ thụ, gỗ có thể dùng làm nhà. Mùa khô, trái tram rụng xuống đất, và đến mùa mưa, cây tràm con đã lên xanh tốt. Hạt tràm có thể nằm tại khu đất cháy từ 5 – 10 năm, sau này có điều khiện có thể phát triển thành cây con. Hoa tràm nở vào mùa hè, hoa màu trắng sữa, mọc thành chum, hương thơm dịu như hương sen. Hương tràm là mọt sản phẩm được nhiều người yêu thích. Hoa tràm U Minh hạ có nguồn lợi kinh tế dồi dào gồm cái loại cây như đước, vẹt, mắm, dừa nước… Hằng năm, rừng sản xuất nhiều lâm sản có giá trị kinh tế cao. Hằng năm, khi mùa mưa xuống, dưới những tán rừng tràm U Minh Hạ là nơi sinh sản của nhiều loài cá đồng … đây là nguồn lợi để người dân sống ở rừng U Minh Hạ khai thác, đánh bắt tạo nguồn thu nhập cho cuộc sống gia đình. Sẽ thiếu sót nếu không kể đến một sản vật vô cùng quý giá nơi rừng sâu nước thẳm U Minh Hạ, đó là mật ong rừng. Mật ong rừng được người dân nơi đây lấy từ các tổ ong trong rừng tràm, đặc trưng của mật ong rừng U Minh là trong và vàng như nước cam, mật đặc, rót vào chai không cần phễu mang hương vị của hoa tràm mang lại giá trị dinh dưỡng cao cho sức khỏe. Ngoài ra, nơi đây còn là một điểm đến du lịch sinh thái hấp dẫn, không chỉ phục vụ nhu cầu về mặt tinh thần mà còn đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân. Đối với xã hội Người dân sống ở rừng U Minh Hạ là những người được nhà nước giao đất, giao rừng và mưu sinh trên chính mảnh rừng của họ bằng những nghề như: trồng rừng khai thác gỗ, gác kèo ong, giăng câu, đặt lọp, đặt trúm lươn, thả lưới, tát đìa… trên những bờ bao, người dân trồng cây ăn trái. Găn bó với rừng nên người dân U Minh Hạ rất yêu rừng, yêu thiên nhiên và giữ rừng như chính báo vật của mình. 3. Hiện trạng (sử dụng/khai thác) tài nguyên thực vật ở vườn quốc gia U Minh hạ Tình trạng Tình cảnh của rừng U Minh Hạ từ sau năm 1975 rất đáng được báo động nguy hiểm. Các vụ cháy rừng khủng khiếp và cuộc "tấn công" rừng từ phía con người trong những năm 70 - 80 của thế kỉ XX đã khiến diện tích rừng U Minh Hạ thu hẹp chưa từng thấy. Năm 1977, rừng U Minh Hạ bị cháy trụi trên diện tích 21 nghìn hecta. Năm 1983, vụ cháy lịch sử kéo dài ròng rã 3 tháng trời đã biến 28 nghìn hecta rừng U Minh Hạ thành đống tro tàn, hơn 30 nghìn hecta bị cháy lõm hình da báo. Suốt thời gian đó, U Minh Hạ và các vùng lân cận hầu như không thấy ánh mặt trời do khói bụi dày đặc, môi trường khu vực bị ô nhiễm nặng. Trong vòng 10 năm qua (1991 - 2001), diện tích rừng tràm U Minh Hạ tiếp tục mất đi khoảng 20 nghìn hecta do hoả hoạn, như vậy tính trung bình cứ mỗi năm U Minh Hạ bị thiêu cháy 2 nghìn hecta. Cho đến thời điểm này, rừng tràm U Minh Hạ chỉ còn khoảng 39 nghìn hecta, nhưng phần lớn là rừng tái sinh và trồng mới. Hiện trạng khai thác Vài năm gần đây, việc đưa cây keo lai trồng trên đất rừng U Minh hạ (Cà Mau) mang lại hiệu quả kinh tế cao đã mở ra hướng làm giàu chính đáng cho người dân xứ này. Trước đây, rừng trồng trên lâm phần U Minh hạ chủ yếu là cây tràm cừ bản địa. Qua các chu kỳ kinh doanh rừng thì cây tràm cho năng suất không cao, giá trị sinh lời trên một đơn vị diện tích so với một số loài cây trồng khác thấp hơn. Để bổ sung và từng bước đa dạng cây trồng, nhiều đơn vị lâm nghiệp ở tỉnh Cà Mau đưa cây keo lai vào trồng trên đất rừng U Minh hạ, vừa rút ngắn chu kỳ kinh doanh, vừa cho hiệu quả kinh tế cao, cải thiện môi trường tốt. Cây keo lai Trong năm nay, Ủy ban Nhân dân tỉnh Cà Mau vừa phê duyệt kế hoạch khai thác rừng trên địa bàn trong năm 2015 với tổng diện tích 5.640ha, trong đó 4.789ha rừng tràm và 851ha rừng đước.Diện tích đăng ký mới trên 3.800ha, số còn lại được chuyển tiếp của năm 2014, với trữ lượng gỗ khai thác trên 400.000m3.Rừng đăng ký mới sẽ khai thác theo ba dạng là khai thác trắng rừng sản xuất (3.317ha); khai thác theo băng, theo đám rừng phòng hộ xung yếu (416ha); khai thác tận dụng (tỉa thưa, nuôi dưỡng rừng là 104ha). Nhưng kể từ ngày 4/2 tạm thời đóng cửa toàn bộ lâm phần rừng tràm U Minh Hạ đến cuối tháng Tư và có thể gia hạn cho đến mùa mưa. Lí do là vì hiện nay, mực nước trong rừng tràm U Minh Hạ tỉnh Cà Mau xuống rất nhanh do mùa khô hạn đã bắt đầu hơn tháng nay. Nguy cơ cháy rừng bắt đầu xuất hiện nên mọi biện pháp phòng chống cháy đã và đang được triển khai đồng bộ. [...]... mùa khô 4 Tác động của việc sử dụng quá mức tài nguyên thực vật ở vườn quốc gia U Minh hạ đến đời sống con người và sự phát triển kinh tế xã hội Vốn được mệnh danh là "lá phổi " của trái đất, thực vật có vai trò rất quan trọng trong việc duy trì cân bằng sinh thái và sự đa dạng sinh học trên hành tinh chúng ta Bởi vậy, bảo vệ thực vật cũng như nguồn tài nguyên rừng luôn trở thành một nội dung, một... cây bảo vệ đất Vườn quốc gia U Minh hạ là nơi có đa dạng sinh thái cao, nơi lưu giữ các loại gen sinh vật quí Nếu bị tác động của con người quá nhiều sẽ giảm sự đa dạng sinh thái và làm môi trường bị suy thoái 5 Biện pháp bảo vệ tài nguyên thực vật ở vườn quốc gia U Minh hạ Thực tiễn ở U Minh hạ cho thấy, bảo vệ và phát triển tài nguyên thực vật cần phải được tiếp cận và tiến hành gắn liền với các... châm phòng là chính, phải được thực hiện thường xuyên, theo từng mùa vụ, hàng năm hoặc nhiều năm trong sản xuất Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng cách, bảo đảm hiệu quả và an toàn cho người Hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường, bảo vệ hệ sinh thái Kết hợp khoa học và công nghệ hiện đại với kinh nghiệm truyền thống của nhân dân IV Kết luận Tài nguyên thực vật cũng như tài nguyên rừng có vai trò đặc biệt... loại thực vật cũng gây tác động to lớn không kém Việc nghiên cứu về hệ sinh thái thực vật ở vườn quốc gia U Minh hạ giúp ta hiểu hơn về nơi này, từ đó có nhiều biện pháp để bảo vệ và phát triển môi trường thực vật Vấn đề này mang tính xã hội cao, không phải của riêng một cá nhân mà là của cả một đất nước Chính vì vậy, Nhà nước cần thặt chặt hơn nữa trong vấn đề bảo vệ và phát triển tài nguyên thực vật. .. truyền, giáo dục thiết thực Thường xuyên phát động các phong trào “trồng cây gây rừng”… Đổi mới cơ chế chính sách nhằm chuyển mạnh một cách hiệu quả ngành lâm nghiệp theo hướng lâm nghiệp xã hội - lâm nghiệp cộng đồng -Về mặt tự nhiên: Phát hiện sớm, xử lý triệt để các sinh vật gây hại Ngăn chặn kịp thời sự xâm nhập, lan rộng các đối tượng kiểm dịch thực vật Phòng, chống sinh vật gây hại thực hiện theo phương... kiện cho ong sinh sống Không chỉ có ong mà còn các loại cá… sống ở đây sẽ bị ảnh hưởng Qua đó tác động không nhỏ đến thu nhập của người dân Môi trường: Vì thực vật được xem là sinh vật cung cấp sự sống cho thế giới, việc khai thác quá mức sẽ làm thay đổi khí hậu địa lí, tăng hiệu ứng nhà kính, gây ô nhiễm môi trường cho địa phương, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người và đời sống động, thực vật Ngoài... sống, nhưng cũng có biện pháp bảo vệ và phát triển rừng có hiệu quả nhất" như tinh thần ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ thời gian gần đây Quy hoạch, sản xuất, khai thác tài nguyên thực vật phải đi đôi với bảo vệ, bồi đắp tài nguyên, đặc biệt là rừng -Về mặt pháp lý: Tăng cường nhân lực, phương tiện để phát hiện,ngăn chặn kịp thời và chống trả thích đáng trước mọi hành vi của bọn lâm tặc phá rừng... gian khó hiện nay nhằm bảo vệ môi trường sống đang bị huỷ hoại ở mức báo động mà nguyên nhân chủ yếu là do chính hoạt động của con người gây ra Kinh tế: Việc khai thác quá mức sẽ tác động trực tiếp đến các loài thực vật Không chỉ ảnh hưởng đến các loài thực vật, khai thác quá mức còn ảnh hưởng gián tiếp đến các loài động vật sống tại đây.Gắn liền với điều kiện tự nhiên tại đây, đặc biệt cho sự phát triển... loài động vật sống tại đây.Gắn liền với điều kiện tự nhiên tại đây, đặc biệt cho sự phát triển của cây tràm, loài ong mật cũng phát triển theo và cho sản phẩm mật ong đặc trưng của Cà Mau Bên cạnh đó, sinh kế của cộng đồng dựa vào tự nhiên, nghề gác kèo ong truyền thống, đã được hình thành và phát triển từ rất lâu Nghề gác kèo ong tự nhiên đã hình thành và phát triển đến nay khoảng gần 200 năm Hoạt

Ngày đăng: 17/06/2015, 13:26

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan