Từ 36 loài cây có mặt trong khu vực nghiên cứu thì có nhiều loài cây được chọn ra để bảo tồn trong đó quan trọng hơn cả là những loài có lượng cá thể ít hoặc nằm trong danh mục loài quý
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên con xin gửi lời cảm ơn đến Bố Mẹ, người đã có công dạy dỗ và nuôi con khôn lớn để con có được thành quả như ngày hôm nay
Cho em gửi lời cảm ơn đến toàn thể những thầy cô đã dạy dỗ em, các thầy
cô trong trường Đại Học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh cũng như các thầy cô trong khoa Lâm Nghiệp đã dạy em trong xuất những năm học
Đặc biệt con xin cảm ơn chân thành cô Nguyễn Thị Mộng Trinh và thầy Phạm Trịnh Hùng đã định hướng, trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp em hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp
Cuối cùng xin gửi lời cảm ơn những người bạn đã động viên, giúp đỡ tôi trong những năm học và trong quá trình thực hiện đề tài này
Sinh viên
Bùi Thị Huyền
Trang 4Bằng phương pháp kế thừa số liệu kết hợp với quan sát thực địa, thu thập số liệu, phân tích xử lý số liệu nội nghiệp để phân tích sự đa dạng sinh học thực vật tại khu vực nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu cho thấy có 36 loài thuộc 18 họ cây có mặt trong 5 Tiểu khu nghiên cứu, trong đó 3 loài cây nằm trong danh mục loài cây quý, hiếm trong
sách đỏ Việt Nam là Quao nước (Dolichandrone spathaceae), Cóc đỏ (Lumnitzera
littorea), Đước đôi (Rhizophora apiculata) và có 1 loài cây mới được hình thành là
Đước râu (Rhizophora Sp) Trong 18 họ bắt gặp thì họ Đước (Rhizophoraceae) có
số lượng cá thể nhiều nhất, các họ còn lại có số loài ít hơn và ít nhất là họ vòi voi
(Boraginaseae) chỉ có 3 cá thể thuộc loài cây Tâm mộc nam (Cordia
cochinchinensis)
Từ 36 loài cây có mặt trong khu vực nghiên cứu thì có nhiều loài cây được chọn ra để bảo tồn trong đó quan trọng hơn cả là những loài có lượng cá thể ít hoặc nằm trong danh mục loài quý hiếm của sách đỏ Việt Nam như Quao nước, Cóc đỏ…, có nhiều cách khác nhau để bảo tồn những loài đó, tuy nhiên biện pháp tốt nhất bảo tồn lâu dài ĐDSH là bảo tồn loài, quần thể ngay trong điều kiện tự nhiên
vì chỉ tại đấy các loài mới có đầy đủ khả năng thích nghi quá trình tiến hóa cũng như thích nghi với những thay đổi của môi trường sống Ngoài ra khi điều kiện phù hợp cũng có thể đưa về trồng trong vườn giống, vườn sưu tập thực vật để giúp tăng nhanh lượng cá thể trong loài
Trang 5Ho Chi Minh City be more favorable
By the method inherits the data associated with field observations, data collection, analysis of internal data processing industry to analyze the biodiversity of plants in the study area
Research results showed that species belonging to 18 families with 36 plants in five sub-regional study, in which three species on the list of species of rare and precious
in Vietnam's Red Book is Quao water (Dolichandrone spathaceae), Frog red (Lumnitzera littorea), which is sometimes (Rhizophora apiculata) and a new species is formed as whiskers mangrove (Rhizophora Sp) In 18 they encountered,
they are (Rhizophoraceae) have the most number of individuals, the species they have less and at least they heliotrope (Boraginaseae) only 3 specimens of male
wood toothpick ( Cordia cochinchinensis)
From 36 plant species are present in the study area, the existing plants were selected for the conservation of which is more important species of fish or less on the list of rare species such as the Vietnam Red Book Quao water, red toad , there are different ways to preserve those species, but the best measure long-term conservation of biodiversity is to conserve species, populations in the natural conditions only in there because the new species fully adaptive evolution and adapt
to environmental changes Also when appropriate conditions may bring about grown in nurseries, garden collection plants to help increase the amount of individual species
Trang 6MỤC LỤC
TRANG TỰA I LỜI CẢM ƠN II TÓM TẮT III
SUMMARY iv
MỤC LỤC V DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VIII DANH MỤC CÁC BẢNG IX DANH MỤC CÁC HÌNH X Chương 1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3
1.3 Ý nghĩa của đề tài 3
1.4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài 3
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1 Những kiến thức cơ bản về đề tài 4
2.1.1 Đa dạng sinh học 4
2.1.2 Phân loại đa dạng sinh học 5
2.1.3 Tầm quan trọng của bảo tồn đa dạng sinh học 6
2.1.4 Các lý do của việc bảo tồn đa dạng sinh học 7
2.1.5 Các hình thức của bảo tồn đa dạng sinh học 8
2.1.6 Khái quát về rừng ngập mặn 9
2.2 Những nghiên cứu liên quan đến đa dạng sinh học 11
2.3 Thảo luận và tổng quan nghiên cứu 14
Chương 3 ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 15
Trang 73.1 Giới thiệu về địa điểm nghiên cứu 15
3.1.1 Vị trí địa lý 15
3.1.2 Địa hình, địa mạo 16
3.1.3 Địa chất, thổ nhưỡng 16
3.1.4 Khí hậu 17
3.1.5 Thủy văn 17
3.1.6 Lượng mưa 17
3.1.7 Chế độ gió 17
3.1.8 Mạng lưới sông rạch 17
3.1.9 Điều kiện kinh tế-xã hội 18
3.2 lý do chọn đề tài 18
Chương 4 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
4.1 Nội dung 19
4.2 Phương pháp nghiên cứu 19
Chương 5 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 23
5.1 Đa dạng sinh học trong KVNC 23
5.1.1 Đa dạng loài trong KVNC 23
5.1.2 Đa dạng họ trong KVNC 30
5.1.3 Đa dạng quần xã trong KVNC 32
5.2 Đa dạng sinh học trong từng TK 34
5.2.1 Tiểu khu 4B 34
5.2.1.1 Đa dạng loài giữa các ô tiêu chuẩn 34
5.2.1.2 Đa dạng Họ tại TK 4B 37
5.2.1.3 Đa dạng quần xã tại TK 4B 37
5.2.2 Tiểu Khu 6B 40
5.2.2.1 Đa dạng loài giữa các ô điều tra 40
5.2.2.2 Đa dạng họ tại TK 6B 42
5.2.2.3 Đa dạng quần xã tiểu khu 6B 43
5.2.3 Tiểu khu 11 45
Trang 85.2.3.1 Đa dạng loài tại TK 11 45
5.2.3.2 Đa dạng họ TK 11 48
5.2.3.3 Đa dạng quần xã TK 11 49
5.2.4 Tiểu khu 12 51
5.2.4.1 Đa dạng loài TK 12 51
5.2.4.2 Đa dạng họ TK 12 54
5.2.4.3 Đa dạng quần xã TK 12 55
5.2.5 Tiểu khu 13 57
5.2.5.1 Đa dạng loài TK 13 57
5.2.5.2 Đa dạng họ TK 13 59
5.2.5.3 Đa dạng quần xã TK 13 61
5.3 Đề xuất các biện pháp bảo tồn 63
Chương 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 65
6.1 Kết luận 65
6.2 kiến nghị 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO 67 PHỤ LỤC
Trang 9IVI Importance Value Index chỉ số quan trọng IVI
In-situ Bảo tồn tại chỗ
Ex-situ Bảo tồn chuyển chỗ
On-Fam Bảo tồn ở nông trại
WWF World Wildlife Found (quỹ bảo tồn động vật hoang dã)
Ramsar The Ramsar convention on wetlands (công ước về các vùng đất
ngập nước có tầm quan trọng quốc tế)
UNESCO United Nations Educational Scientific and Cultural Organization
(chương trình giáo dục Khoa Học và văn hóa liên hợp quốc)
AND Axitdeoxyriboncleotid (cấu tử cơ bản của tế bào di truyền)
FAO Food and Argriculture Organization (tổ chức Nông Lương thế
Trang 10DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 5.1 Chỉ số IVI các loài điển hình trong khu vục nghiên cứu 24 Bảng 5.2 Kết quả phân tích các chỉ số ĐDSH theo các TK 32
Trang 11DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1 Bản đồ rừng ngập mặn Cần Giờ 15
Hình 5.1 Vị trí các ô điều tra trong KVNC 23
Hình 5.2 Sơ đồ nhánh các loài trong KVNC 26
Hình 5.3 So sánh độ giàu loài giữa các TK trong KVNC 28
Hình 5.4 So sánh các loài cây trong KVNC 30
Hình 5.5 So sánh các họ trong KVNC 30
Hình 5.6 Sơ đồ nhánh các họ trong KVNC 31
Hình 5.7 So sánh các chỉ số ĐDSH trong các TK 33
Hình 5.8 Sơ đồ nhánh các quần xã trong KVNC 34
Hình 5.9 Chỉ số giàu loài của TK 4B 34
Hình 5.10 Sơ đồ nhánh các loài tại TK 4B 35
Hình 5.11 Sơ đồ nhánh các họ TK 4B 37
Hình 5.12 Sơ đồ nhánh các quẫn xã tại TK 4B 39
Hình 5.13 Độ giàu loài TK 6B 40
Hình 5.14 Sơ đồ nhánh các loài tK 6B 41
Hình 5.15 Sơ đồ nhánh các họ TK 6B 42
Hình 5.16 Sơ đồ nhánh các quần xã TK 6B 44
Hình 5.17 Độ giàu loài TK 11 45
Hình 5.18 Sơ đồ nhánh các loài TK 11 46
Hình 5.19 Sơ đồ nhánh họ TK 11 48
Hình 5.20 Sơ đồ nhánh các quần xã Tk 11 51
Hình 5.21 Sơ đồ nhánh các loài TK 12 52
Hình 5.22 Độ giàu loài TK 12 53
Hình 5.23 Sơ đồ nhánh các họ TK 12 55
Trang 12Hình 5.24 Sơ đồ nhánh các quần xã TK 12 57
Hình 5.25 Độ giàu loài TK 13 57
Hình 5.26 Sơ đồ nhánh các loài TK 12 59
Hình 5.27 Sơ đồ nhánh các họ TK 13 60
Hình 5.28 Sơ đồ nhánh quần xã TK 13 62
Trang 13Do đặc thù về hình dạng nên Việt Nam là đất nước có đường bờ biển kéo dài
3260 km với các loại hình đất ngập nước rất phong phú (như rừng ngập mặn, bãi đầm lầy, vịnh, cửa sông, rạn san hô, ) và có tính đa dạng sinh học cao đã được các nhà khoa học đánh giá và công nhận Tính đa dạng sinh học của hệ sinh thái rừng ngập mặn (RNM) đã và sẽ cung cấp nguồn sinh kế quan trọng và dồi dào cho người dân sống cạnh rừng nếu họ biết khai thác có hiệu quả và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên sẵn có Bên cạnh đó hệ sinh thái rừng ngập mặn còn có vai trò quan trọng trong việc chống xạt lở bờ biển, cố định phù xa, lấn biển, hạn chế tác hại của
Trang 14sóng, gió, bão và mang lại các nguồn lợi thủy hải sản (Lê Thị Anh Thư, 2005 và Nguyễn thị Nữ Trinh, 2007)
Rừng ngập mặn Cần Giờ nằm ở phía đông TP Hồ Chí Minh cách trung tâm thành phố khoảng 60 km, là nơi đã được tổ chức Khoa Học Giáo Dục Liên Hợp Quốc (UNESCO) công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới vào ngày 2-10-2000
và là khu dự trữ sinh quyển đàu tiên ở Việt Nam “Cùng với sự đa dạng và phong phú của sinh vật RNM Cần Giờ, các loài động, thực vật đã và đang tiếp tục phục hồi Các hệ thực vật RNM Cần Giờ cung cấp các dịch vụ môi trường quan trọng như bảo vệ đât và lưu vực sông…chúng cũng góp phần điều hòa khí hậu địa phương và các vùng lân cận” (Nguyễn thị kiều Nương, 2008)
Với vai trò to lớn trên RNM Cần Giờ đã trở thành lá “lá phổi xanh” của thành phố Hồ Chí Minh, nâng diện tích cây xanh bình quân đầu người lên của thành phố lên 3,2m2 và độ che phủ lên 31% Như vậy RNM cần giờ không chỉ đóng vai trò quan trọng đối với hệ sinh thái, kinh tế xã hội mà còn là vùng chiến lược của thành phố Hồ Chí Minh và các vùng lân cận cũng như đối với cả nước Chính vì những vai trò quan trọng trên mà trong nhiều năm qua công tác bảo vệ, phục hồi, phát triển được chú trọng cùng với nhiều báo cáo khoa học đã được theo dõi và ghi nhận ở RNM Cần Giờ (Nguyễn Thị Nữ Trinh, 2007)
Tuy nhiên những nghiên cứu về đa dạng sinh học đặc biệt là đa dạng sinh học thực vật chưa nhiều, các tác giả chỉ dừng lại ở điều tra, thống kê trong toàn khu vực RNM Cần Giờ mà chưa đánh giá về đa dạng sinh học thực vật ở từng tiểu khu
cụ thể Nhận thức được tầm quan trọng của đa dạng thực vật đối với con người và nền kinh tế cũng như vai trò của RNM trong việc cung cấp gỗ, củi, thức ăn va nơi
cư trú cho thủy hải sản, phòng hộ… Do đó việc “tìm hiểu đa dạng sinh học thực vật tại tiểu khu…thuộc RNM Cần Giờ tp hcm” là cần thiết để có số liệu cơ sở ban đầu giúp cho việc thống kê, theo dõi diễn biến đa dạng sinh học và bảo tồn đa dạng sinh học trong hiện tại và tương lai
Trang 151.2 Mục tiêu nghiên cứu
-Xếp hạng đa dạng cây rừng ngập mặn bằng phương pháp định lượng thông
qua các chỉ số đa dạng sinh học dựa trên các số liệu điều tra kế thừa
-So sánh tính đa dạng trong các tiểu khu theo tại RNM Cần Giờ
-Đề xuất các biện pháp bảo tồn (lý thuyết) để làm cơ sở đánh giá, theo dõi diễn biến tài nguyên thực vật RNM trong tương lai
1.3 Ý nghĩa của đề tài
-Về mặt lý thuyết đề tài góp phần bổ xung thêm những hiểu biết về đa dạng sinh học thực vật, đặc biệt là đa dạng thực vật RNM tại RNM Cần Giờ
-Về mặt thực tiễn, thông qua quá trình tìm hiểu, phân tích các chỉ số đa dạng sinh học thực vật nhằm góp phần cung cấp dữ liệu cơ bản về đa dạng sinh học thực vật của từng tiểu khu làm cơ sở để theo dõi và đề xuất các biện pháp bảo tồn trong khu vực nghiên cứu Đồng thời đề tài cũng góp phần cung cấp dữ liệu lưu trữ cho ban quản lý RNM Cần Giờ
1.4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đề tài sử dụng các chỉ số đa dạng sinh học như: chỉ số phong phú loài Margalef, chỉ số tương đồng J’, chỉ số đa dạng loài Shannon-Weiner, chỉ số độ tập trung Simpson, chỉ số quan trọng IVI để phân tích về đa dạng loài, đa dạng họ, đa dạng quần xã thực vật và so sánh tính đa dạng thực vật giữa các tiểu khu Còn các yếu tố ảnh hưởng đến đa dạng thực vật như: độ ngập triều, nhiệt độ, chiều hướng gió… do thời gian có hạn và trong điều kiện hạn hẹp của khóa luận tốt nghiệp nên
đề tài chưa tập trung nghiên cứu
Trang 16Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Những kiến thức cơ bản về đề tài
2.1.1 Đa dạng sinh học
Khái niệm đa dạng sinh học
Có nhiều khái niệm khác nhau về đa dạng sinh học Theo định nghĩa của quỹ quốc tế về bảo tồn thiên nhiên –WWF, 1989 đề xuất như sau: “đa dạng sinh học là
sự phồn thịnh của sự sống trên trái đất, là hàng triệu loài thực vật, động vật, và vi
sinh vật cùng tồn tại trong môi trường sống”
Theo công ước đa dạng sinh học thì khái niệm “đa dạng sinh học”có nghĩa là
sự khác nhau giữa các sinh vật sống ở tất cả mọi nơi, bao gốm các hệ sinh thái trên cạn, trong đại dương và các hệ sinh thái thủy vực khác, cũng như các phức hệ sinh thái mà sinh vật là một phần… thuật ngữ này bao hàm sự khác biệt trong cùng loài, giữa các loài và giữa các hệ sinh thái
Theo Phạm Nhật và ctv 2003 thì “đa dạng sinh học là thuật ngữ chỉ sự phong phú của sự sống trên trái đất, là hàng triệu loài thực vật và vi sinh vật, là các gen chứa đựng trong các loài và các hệ sinh thái vô cùng phức tạp cùng tồn tại trong môi trường” (trích dẫn bởi Nguyễn Văn Tấn, 2007)
Dựa vào các số liệu đã có, hiện nay tổng số loài hiện diện trên trái đất khoảng từ 5 triệu đến 100 triệu loài Trong số đó tổng số loài đã được xác định khoảng 1,7 triệu loài, còn lại những loài chưa xác định chủ yếu là côn trùng và vi sinh vật Theo công tác bảo tồn thì có khoảng 12,5 triệu loài đã được xác định trên trái đất, còn rất nhiều loài chưa được biết đến, nhiều loài vẫn trong giai đoạn hình thành, nhiều môi trường sống chưa được nghiên cứu, khảo sát như các đáy biển sâu, các ngọn núi cao, các rạn san hô…
Trang 172.1.2 Phân loại đa dạng sinh học
Đa dạng sinh học có thể được phân thành nhiều cấp độ khác nhau nhưng hầu hết các nhà sinh học thường xem sét ở 3 cấp độ chính: đa dạng di truyền, đa dạng loài, đa dạng hệ sinh thái
Đa dạng di truyền: đa dạng di truyền hay còn gọi là đa dạng gen, chỉ sự phong phú về gen và sự khác nhau về số lượng giữa các gen, bộ gen trong mỗi quần thể và giữa các cá thể Gen tạo nên ADN là phần quyết định sự phát triển của cấu trúc sinh vật cũng như các đặc điểm và khả năng mà sinh vật sẽ có Bằng cách sắp sếp lại các gen khác nhau sẽ tạo ra những biến thể khác nhau của một vùng gen Vì vậy tính đa dạng di truyền có tầm quan trọng với mọi loài sinh vật để duy trì tính bền vững của loài, khả năng thích nghi của các cá thể trong loài với các điều kiện sống
Đa dạng di truyền hay đa dạng gen có thể thấy mức độ quần thể, loài, quần
xã và dạng vùng sống nên việc nghiên cứu nó đòi hỏi thời gian, tài chính và thiết bị
kỹ thuật Tùy vào lĩnh vực và lý do nghiên cứu mà sử dụng các cấp độ khác nhau về
đa dạng di truyền
Đa dạng loài: là tính phong phú về số lượng và trữ lượng của các loài trong
hệ sinh thái, sự đa dạng về loài bao gồm số loài có trên trái đất
Đa dạng loài có tầm quan trọng trong việc duy trì tính ổn định của quần thể
và hệ sinh thái và làm phong phú số lượng trong quần thể Mức độ phong phú loài trong quần thể phụ thuộc vào đặc tính của hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân văn Ở mỗi cấp độ của sự đa dạng sinh học: gen, loài, hệ sinh thái các nhà sinh hoc bảo tồn nghiên cứu cơ chế để làm thay đổi hay duy trì sự đa dạng của chúng Hình Việc nghiên cứu đa dạng một loài sẽ dễ hơn việc bảo tồn quỹ gen hay toàn bộ sinh cảnh Tuy nhiên việc phân biệt các loài với nhau sẽ gặp khó khăn vì chúng có các đặc điểm giống nhau hay sự khác biệt giữa chúng không rõ ràng, điều nay sẽ gây khó khăn trong việc định tên khoa học cho chúng, gây khó khăn trong công tác bảo tồn
Trang 18Đa dạng hệ sinh thái: là những sự khác nhau giữa các nhóm sinh vật trong
các điều kiện tự nhiên khác nhau Hệ sinh thái là hệ thống các quần xã sinh vật chung sống và phát triển trong môi trường nhất định, quan hệ tương tác với nhau và với môi trường đó (Sir Arthu George, 1935) Khi đề cập đến hệ sinh thái người ta thường chú ý đến thành phần trong trong hệ sinh thái mà ít chú ý đến kích thước của nó, các thành phần của hệ sinh thái thường có mối quan hệ với nhau, khi thay đổi bất kỳ một thành phần sẽ gây nên những thay đổi trong cả hệ thống
Có nhiều phương pháp khác nhau khi phân chia hệ sinh thái, nếu phân chia theo độ lớn thì hệ sinh thái có thể chia thành:
Hệ sinh thái nhỏ (bể nuôi cá)
Hệ sinh thái vừa (một thảm rừng, một hồ chứa nươc)
Hệ sinh thái lớn (đại dương)
Tập hợp tất cả các hệ sinh thái trên bề mặt trái đất tạo thành một hệ sinh thái khổng lồ sinh thái quyển hay sinh quyển Trong các vùng hệ sinh thái trên thế giới thì vùng rừng mưa nhiệt đới được đánh giá là nơi có tính đa dạng sinh học cao, trong ¼ dặm vuông của rừng mưa nhiệt đới Brazil có thể tìm thấy 750 loài cây, 125 loài thú có vú, 400 loài chim, 100 loài bò sát, 60 loài lưỡng cư
2.1.3 Tầm quan trọng của bảo tồn đa dạng sinh học
Bảo tồn đa dạng sinh học được định nghĩa “là một khoa học đa ngành được xây dựng nhằm hạn chế các mối đe dọa đối với đa dạng sinh học” (Soulé, 1985) Sinh học bảo tồn ra đời vì các ứng dụng khoa học truyền thông không còn đủ cơ sở
dữ liệu để giải thích những mối đe dọa cấp bách đối với đa dạng sinh học, nông nghiệp, lâm nghiệp, quản lý động vật hoang dã…chủ yếu quan tâm đến các phương pháp quản lý một số các loài có giá trị kinh tế, làm cảnh mà ít đề cập đến việc bảo
vệ tất cả các loài có thể có trong các quần xã sinh vật trong khi đó sinh vật bảo tồn
bổ xung các nguyên tắc ứng dụng bằng cách cung cấp các phương pháp tiếp cận có tính chất lý thuyết tổng thể cho việc bảo tồn đa dạng sinh học Sinh học bảo tồn có vai trò nổi bật là bảo tồn một cách lâu dài toàn bộ các quần xã sinh vật, các yếu tố khác trở nên thứ yếu
Trang 192.1.4 Các lý do của việc bảo tồn đa dạng sinh học
Các lý do của việc bảo tồn đa dạng sinh học được đặt ra từ nhiều góc độ khác nhau và tuỳ thuộc vào các yếu tố văn hoá và kinh tế Rất nhiều lý do của việc bảo tồn đa dạng sinh học đã được đưa ra và có xu hướng trở nên ngày càng trở nên khó nắm bắt Các mục tiêu bảo tồn khác nhau có các đối tượng và quy mô được bảo tồn khác nhau Trong số những mục tiêu đó có thể kể đến:
Phục vụ cho mục đích sử dụng trong hiện tại và tương lai các nhân tố của
đa dạng sinh học như các nguồn tài nguyên sinh học
Phục vụ cho việc duy trì sinh quyển trong trạng thái có thể hỗ trợ cho cuộc sống con người
Phục vụ bảo tồn bản thân đa dạng sinh học mà không vì một mục đích nào khác, đặc biệt tất cả các loài đang sống hiện nay
Ngày nay việc bảo tồn đa dạng sinh học trở nên cấp thiết hơn không chỉ vì những giá trị sử dụng trực tiếp như giá trị cho tiêu thụ, giá trị cho sản xuất mà còn
vì những lợi ích khác do các quần xã sinh vật lại hàng loạt các hình thức dịch vụ môi trường mà không bị tiêu thụ trong quá trình sử dụng, có thể liệt kê một vài giá trị như:
- Các quẫn xã sinh vật có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ rừng đầu nguồn, những hệ sinh thái vùng đệm, phòng chống lũ lụt và hạn hán cũng như vai trò trong duy trì chất lượng nguồn nước
- Quần xã thực vật có vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều hòa khí hậu địa phương, khí hậu vùng và khí hậu toàn cầu
- Các quần xã sinh vật có khả năng phân hủy các chất ô nhiễm môi trường như kim loại, thuốc bảo vệ thực vật, các chất thải sinh hoạt khác đang ngày một gia tăng do hoạt động của con người
Trang 202.1.5 Các hình thức của bảo tồn đa dạng sinh học
Bảo tồn đa dạng sinh học ở mọi mức độ về cơ bản là duy trì các quần thể loài đang tồn tại và phát triển Công việc này có thể được tiến hành bên trong hoặc bên ngoài nơi sống tự nhiên
Bảo tồn tại chỗ (Bảo tồn In-situ) là hình thức bảo tồn các hệ sinh thái và
những nơi cư trú tự nhiên, duy trì và phục hồi các quần thể loài đang tồn tại trong điều kiện sống tự nhiên của chúng hay là hình thức bảo tồn đa dạng sinh học trong các hệ sinh thái vận động tiến hoá của nơi cư trú nguyên thủy hoặc môi trường tự nhiên
Trong trường hợp các loài được thuần hoá và canh tác, công việc này được tiến hành tại khu vực mà các giống vật nuôi cây trồng đó hình thành nên đặc tính của mình Hiện nay, đối với một bộ phận lớn của đa dạng sinh học trên trái đất, công tác bảo tồn chỉ khả thi khi các loài đó được duy trì trong phạm vi phân bố cũng như ở trạng tự nhiên của chúng Điều này còn có nhiều ý nghĩa khác như cho phép loài tiếp tục quá trình thích nghi trong tiến hoá và về nguyên tắc đảm bảo cho việc tiếp tục sử dụng các loài (mặc dù điều này đòi hỏi phải có sự quản lý)
Bảo tồn chuyển chỗ (bảo tồn Ex-situ) là hình thức bảo tồn các thành phần
của đa dạng sinh học bên ngoài những nơi cư trú tự nhiên của chúng hay là hình thức duy trì các thành phần của đa dạng sinh học tồn tại bên ngoài nơi cư trú nguyên thủy hoặc môi trường tự nhiên của chúng
Các quần thể đang tồn tại của nhiều sinh vật có thể được duy trì trong canh tác hoặc nuôi giữ Thực vật có thể được bảo tồn trong ngân hàng hạt giống và các
bộ sưu tập mô; các kỹ thuật tương tự cũng được phát triển cho động vật (lưu giữ phôi, trứng, tinh trùng) nhưng khó giải quyết hơn nhiều Trong mọi trường hợp, bảo tồn hiện tại rõ ràng chỉ khả thi đối với một tỷ lệ sinh vật nhỏ Công việc này đòi hỏi chi phí rất lớn đối với phần lớn các loài động vật, và mặc dù theo nguyên tắc công việc bảo tồn ex-situ có thể tiến hành với một tỷ lệ lớn các loài thực vật bậc cao, nhưng vẫn chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong số các sinh vật của trái đất Công việc này
Trang 21thường dẫn đến suy giảm đa dạng di truyền do những hiệu ứng xói mòn di truyền và
do xác suất lai cận huyết cao
Ngoài ra còn có hình thức trung gian của bảo tồn tại chỗ và bảo tồn chuyển chỗ là bảo tồn ở nông trại (On-fam) có vai trò quan trắc và quản lý chặt chẽ các
quần thể quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng
Khác nhau giữa các hình thức bảo tồn
Bảo tồn In-situ Bảo tồn Ex-situ Bảo tồn ở trang trại
Loài Loài di chuyển từ nơi
khác đến
loài
Tự nhiên, hoang dại Nhân tạo Nhân tạo
Hệ sinh thái tự nhiên Cô lập khỏi quá trình tiến
Bảo tồn gen các loài cây nông nghiệp ở trang trại
2.1.6 Khái quát về rừng ngập mặn
(1) Trên thế giới
Khái niệm rừng ngập mặn: theo tổ chức lương thực thế giới (FAO, 1952 ) đề xuất rừng ngập mặn là những cây thân gỗ và cây bụi mọc dưới mức triều cường Vì vậy hệ rễ của chúng thường xuyên ngập trong nước, đa số là nước mặn, hay nước lợ
do nước mặn pha loãng với nước ngọt ở các vùng cửa sông
Vùng rừng ngập mặn tập trung trung lớn nhất trên thế giới là vùng Nam và Đông Nam Á (chiếm 41,5%) năm 1997 Diện tích rừng ngập mặn trên thế giới luôn
có sự biến động qua các năm, diện tích rừng tăng lên chủ yếu là do trồng lại rừng và súc tiến tái sinh tự nhiên… điều này chứng tỏ con người ngày càng thấy được tầm quan trọng của rừng ngập mặn
Rừng ngập mặn không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế, sinh thái mà còn có ý nghĩa rất lớn về mặt phòng hộ Về chức năng điều hòa khí hậu, với thực vật đặc trưng của RNM là cây thân gỗ như cây đước, cây vẹt, cây sú, bần…đều là những cây có khả năng tích lũy CO2 ở mức cao Rừng ngập mặn ở tuổi 15 tích được 90,24 tấn CO2/ha/năm góp phần lớn trong việc làm giảm hiệu ứng nhà kính, tăng tuổi thọ
Trang 22cho trái dất Về giá trị kinh tế RNM là nơi cung cấp gỗ, củi, nguồn lợi thủy hải sản lớn cho người dân sống ven rừng và các vùng lâm cận Theo Ronnback (1999) thì mỗi năm 1 ha RNM có thể cung cấp 13-756 kg tôm thuộc họ tôm he có giá trị từ 91-5.292 USD, 13-64 kg cua bể với số tiền tương ứng là 39-52 USD, 257-900 kg cá quy ra tiền 475-731 USD, 500-979 kg ốc, so với giá trị tương đương 140-274 USD (trích dẫn bởi Nguyễn Thị Kiều Nương, 2007) Về vai trò phòng hộ, do đặc thù về
vị trí phân bố ở vùng cửa sông, có thành phần loái cây phong phú được phân bố theo độ ngập của triều cường với hệ rễ cây chằng chịt, đặc biệt là những quần thể thực vật tiên phong mọc dày đặc có tác dụng làm giảm vận tốc dòng chảy tạo điều kiện cho trầm tích bồi tụ nhanh hơn ở các vùng cửa sông ven biển Chúng vừa ngăn chặn có hiệu quả hoạt động công phá bờ biển của sóng, đồng thời là vật cản làm cho trầm tích lắng đọng, bên cạnh đó RNM còn có khả năng làm giảm tốc độ của gió, chống sạt lở đất
Vì vậy khi ngiên cứu RNM chúng ta cần nắm rõ đặc điểm của vùng cửa sông nơi có RNM và nắm rõ đặc điểm diễn thế của từng loại rừng
(2) Rừng ngập mặn Cần Giờ
RNM Cần Giờ nằm trong địa bàn hành chính huyện Cần Giờ, cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh khoảng 70 km về phía đông Trong chiến tranh RNM đã bị bom đạn phá hủy gần như hoàn toàn Nhận thức được vai trò to lớn của RNM cần giờ về giá trị kinh tế, sinh thái và đặc biệt là giá trị phòng hộ với tp Hồ Chí Minh, các vùng lân cận cũng như với Việt Nam và thế giới, vậy nên sau khi chiến tranh kết thúc UBND thành phố Hồ Chí Minh đã khôi phục lại RNM, đến nay RNM Cần Giờ đã hình thành và phát triển theo hướng đa dạng sinh học và đã được UNESSCO công nhận là Khu Dự Trữ Sinh Quyển thế giới vào ngày 01/01/2000
Thực vật tại RNM Cần Giờ được phân bố theo chế độ thủy triều, Bần trắng mọc ở vùng triều mới được bồi, Đước mọc ở vùng triều ổn định, Xu ổi ở vùng triều ngập 2m- 2.5m, cây Chà là ở vùng triều ngập 3m – 4m, Mắm lưỡi đồng ở vùng triều
ngập 2m-2.5m
Trang 23Hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ ngày càng tăng mức độ đa dạng sinh học, phong phú cả về chủng loài và số lượng loài Theo báo cáo của các nhà khoa học về thành phần loài động thực vật như sau: 157 loài thực vật thuộc 76 họ Trong
đó, có 35 loài cây rừng ngập mặn thuộc 36 chi, 24 họ Khu hệ động vật không xương sống, thủy sinh: có 70 loài thuộc 44 họ:Cua biển, tôm Sú, tôm Thẻ Bạc, sò Huyết,… Khu hệ cá: có 137 loài thuộc 39 họ: cá Ngát, cá Bông Lau, cá Dứa,…Khu
hệ lưỡng thê, bò sát: có 9 loài lưỡng thê, 31 loài bò sát: Kỳ đà nước, Hổ Mang chúa, Trăn Gấm, cá Sấu Hoa cà,…Khu hệ chim: có 130 loài, 47 họ, 17 bộ: Bồ nông chân xám, Diệc xám, Vạc, Già Đẫy, Giang sen,… Khu hệ thú: có 19 loài, 13 họ, 7 bộ như Mèo Rừng, Khỉ đuôi dài, Cầy vòi đốm, Nhím,…
Khôi phục Rừng ngập mặn Cần Giờ thành công đã đóng góp quan trọng cho phát triển khoa học-công nghệ trong xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, các khu
dự trữ sinh quyển của Việt Nam trong mạng lưới các khu dự trữ sinh quyển của thế giới Nhiều nhà khoa học thế giới đã đến rừng ngập mặn Cần Giờ và đã phát biểu:
“Rừng ngập mặn Cần Giờ ngày nay không chỉ là tài sản riêng củaViệt Nam mà đã trở thành tài sản chung của nhân loại, trong mạng lưới các Khu Dự Trữ sinh quyển thế giới” (Phan Nguyên Hồng, 2005)
2.2 Những nghiên cứu liên quan đến đa dạng sinh học
Nhận thức được tầm quan trọng của đa dạng sinh học, nước ta đã tham gia nhiều chương trình quốc tế về đa dạng sinh học như chương trình hành động vì đa dạng sinh học ở Việt Nam-1994, công ước Ramsar công ước về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế … Điều này cho thấy nghiên về ĐDSH ở nước ta
đã có từ lâu và được thực hiện chủ yếu ở các khu bảo tồn thiên nhiên, các vườn quốc gia, các khu dự trữ sinh quyển…và đã công bố nhiều công trình như:
Lê thị Anh Thư, 2005 luận văn kỹ sư đã đề cập đến sự đa dạng sinh học ở RNM cần giờ với 34 loài thực vật đặc trưng RNM, 123 loài tham gia RNM, 130 loài phù du, trên 100 loài chim, 100 loài sinh vật phiêu sinh, 137 loài động vật có sương sống, 19 loài thú, 31 loài bò sát, 6 loài lưỡng thê, đề tài đã đánh giá ý nghĩa
to lớn của chuỗi thức ăn của hệ động, thực vật đối với người dân giữ rừng, trong đó
Trang 24nổi bật là nguồn lợi từ đánh bắt thủy hải sản Vì vậy ngoài việc phát huy tác dụng phòng hộ của rừng còn phải khôi phục, bảo vệ các nguồn gen động, thực vật, các mẫu chuẩn hệ sinh thái của RNM để làm ngày càng làm tăng tính đa dạng sinh học của rừng Bên cạnh đó có thể kệt hợp bảo tồn với tỉa thưa trồng lại rừng vừa tăng thu nhập cho người dân vừa góp phần làm trẻ hóa rừng
Nguyễn thị Nữ trinh, 2007 luận án thạc sỹ, sử dụng các chỉ số đa dạng sinh học để định lượng đa dạng thực vật RNM Cần Giờ giữa các tiểu khu với nhau Đề tài góp phần bổ xung và khẳng định tính đa dạng RNM Cần Giờ, đồng thời đưa ra phương pháp mới trong điều tra đa dạng sinh học đó là điều tra theo tuyến, lập các ô tiêu chuẩn trong 5 tiểu khu để thu thập số liệu ngoại nghiệp, từ đó làm cơ sở đề xuất biện pháp bảo tồn loài, họ, quần xã tại chỗ, đánh giá so sánh đa dạng thực vật trong
5 tiểu khu trên Những thông tin về đa dạng sinh học thực vật của đề tài sẽ được làm
dữ liệu cho các hoạt động tuyên truyền, giáo dục bảo tồn đa dạng sinh học hay tham khảo khi đề xuất các kế hoạch quản lý đa dạng sinh học tại RNM Cần Giờ Đề tài có
ý nghĩa tham khảo cho những nghiên cứu về đa dạng sinh học RNM
Nguyễn Văn Tấn, 2007 luận văn thạc sỹ, đề tài nghiên cứu đa dạng sinh học thực vật trong vùng lõi của khu dự trữ sinh quyển RNM Cần Giờ Khái quát đa dạng sinh học thực vật tại khu vực nghiên cứu có 36 loài thực vật, 18 họ cây rừng ngập mặn trong đó có 3 loài nằm trong sách đỏ Việt Nam, và đề xuất biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học theo loài, họ quần xã trong vùng lõi, với 12 loài cây phát triển cần quan tâm, 2 loài cây cần bảo tồn là cóc đỏ và quao nước vì chúng có mặt trong sách đỏ Việt Nam, 2 họ cần quan tâm bảo tồn và 12 quần xã có mức tương đồng khác nhau Đưa ra kiến nghị với UBND thành phố cần có những quyết định sớm về nghành lâm nghiệp, cần tăng cường các lớp tập huấn về bảo tồn đa dạng sinh học… xây dựng vườn giống các loài cây quý hiếm Như vậy đề tài chưa quan tâm nhiều đến việc bảo tồn tất cả các loài có trong sinh cảnh và các hệ sinh thái đặc trưng của khu vực
Trang 25Viên Ngọc Nam và Nguyễn Sơn Thụy, 1993 đã thống kê được 35 loài cây ngập mặn thực sự, 29 loài cây chịu mặn, 11 quần xã thực vật tự nhiên tại RNM Cần Giờ và tác giả đã đưa ra những nguyên nhân cơ bản làm suy giảm đa dạng sinh học
và tài nguyên RNM Cần Giờ, quyển sách này góp phần cung cấp tư liệu cần thiết cho việc nghiên cứu đa dạng sinh học tại RNM Cần Giờ
Huỳnh Đức Hoàn, 2005 trong luận văn thạc sỹ nghiên cứu về những tác động của con người làm cơ sở đề xuất các biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học ở khu
dự trữ sinh quyển RNM Cần Giờ Luận án phân tích chi tiết tài nguyên sinh học và những tác động của con người ảnh hưởng đến bảo tồn tính đa dạng sinh học, nghiên cưu về động vật, thực vật cùng giá trị của chúng từ đó đề ra các giải pháp quản lý,
sử dụng và pháp triển bền vững đa dạng sinh học của RNM Cần Giờ trong hiện tại
và tương lai (trích dẫn bởi Nguyễn Văn Tấn, 2007)
Nguyễn Thị Kiều Nương, 2008 trong luận văn thác sỹ đã thống kê được 36 loài cây thuộc 22 họ và 9 quần xã, trong đó 22 loài cây ngập mặn thực sự thuộc 14
họ và 14 loài cây tham gia rừng ngập mặn… Đề tài đã sử dụng các chỉ số đa dạng sinh học để phân tích đánh giá đa dạng sinh học thực vật tại trung tâm nghiên cứu rừng ngập mặn Cần Giờ và đã tìm ra được họ có số loài và số cá thể nhiều nhất là
họ đước, họ thấp nhất là họ vòi voi, 2 loài Quao nước và Đước đôi nằm trong sách
đỏ Việt Nam Đề tài có ý nghĩa khi nghiên cứu đa dạng sinh học rừng ngập mặn và
là tài liệu ban đầu cho việc theo dõi, bảo vệ các loài thực vật quý hiếm của rừng ngập mặn
Trang 262.3 Thảo luận và tổng quan nghiên cứu
So với những nghiên cứu về đa dạng sinh học trên cạn thì đa dạng sinh học tại vùng đất ngập nước chưa được nghiên cứu một cách có hệ thống cũng tìm hiểu giá trị và tiềm năng của hệ sinh thái RNM Đặc biệt ở khu dự trữ sinh quyển RNM Cần Giờ thì những nghiên cứu về đa dạng sinh học chưa nhiều và thường thiên về
mô tả loài trên khu vưc nghiên cứu mà chưa quan tâm các thành phần loài, độ phong phú của loài, chỉ số tương đồng, các chỉ số đa dạng sinh học …từ đó làm cơ
sở so sánh, xác định mối quan hệ giữa các loài, đề xuất các biện pháp bảo tồn
Trên cơ sở những công trình đã được thực hiện làm nền tảng cho việc nghiên cứu của đề tài về đa dạng sinh học thực vật tại các tiểu khu … của rừng ngập mặn Cần Giờ, để theo dõi diễn biến đa dạng sinh học theo thời gian và không gian một cách tốt nhất
Trang 27Chương 3 ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
3.1 Giới thiệu về địa điểm nghiên cứu
3.1.1 Vị trí địa lý
(Nguồn Bản đồ hành chính huyện Cần Giờ)
Hình 3.1: Bản đồ rừng ngập mặn Cần Giờ
Rừng ngập mặn Cần Giờ cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh khoảng 70
km về phía đông của thành phố, thuộc phạm vi hành chính xã An Thới Đông, huyện Cần Giờ Chiều dài từ Bắc suống Nam là 35 km, từ Đông sang Tây là 30 km, thuộc vùng hạ lưu và sông ven biển của hệ thống sông Đồng Nai-Sài Gòn Tổng diện tích khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ là 75.740 ha, trong đó: vùng lõi 4.721 ha, vùng đệm 41.139 ha, và vùng chuyển tiếp 29.880 ha
Trang 28-Tọa độ địa lý:
10022’14’’ -10037’39’’ vĩ độ bắc
106046’12” - 107000’50’’ kinh độ đông
- Ranh giới xã được xác định như sau:
+Phía Bắc và Đông Bắc giáp Bà Rịa-Vũng Tàu và huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai
+Phía Nam và Đông Nam giáp biển Đông
+Phía Tây Bắc giáp xã huyện Nhà Bè
+Phía Tây Nam giáp Long An và Tiền Giang
Với vị trí trên huyện cần giờ có nhiều thuận lợi trong quan hệ đối ngoại và phát triển kinh tế, văn hóa xã hội với các tỉnh lân cận
3.1.2 Địa hình, địa mạo
Huyện Cần Giờ có các loại địa hình chính như:
Dạng không ngập nước
Dạng ngập nước theo chu kỳ nhiều năm
Dạng ngập nước theo chu kỳ năm
Dạng ngập nước theo chu kỳ tháng
Dạng ngặp nước theo chu kỳ ngày
Về địa mạo gồm các dạng như đồng bằng, bãi bồi, đầm lầy, giồng cát… tất
cả những hình thể này có thể bị biến đổi theo thời gian dưới tác động của thủy triều, nước mưa…
Trang 293.1.5 Thủy văn
RNM mặn Cần Giờ nằm trong vùng bán ngập triều không đều (2 lần nước lớn và 2 lần nước ròng trong ngày) Biên độ triều khoảng 2 m khi triều trung bình, 4m khi triều cường Đỉnh triều cao nhất trong năm thường xuất hiện vào tháng 10
và tháng 11, thấp nhất vào tháng 4 và tháng 5
3.1.6 Lượng mưa
Nhiệt độ không khí và mược nước biển xác định giới hạn vĩ độ của các loài cây rừng ngập mặn, trong khi đó lượng mưa chi phối sự phân bố và vùng của thực vật theo ven biển không có núi (Blasco, 1984) Cây RNM không phải phụ thuộc hoàn toàn vào nước mưa, tuy nhiên nước mưa ảnh hưởng thông qua việc vận chuyển phù xa, bùn và làm giảm độ mặn của lớp nước đất mặn
3.1.7 Chế độ gió
Khu vực nghiên cứu chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam và Đông Nam -Gió mùa Đông Nam xuát hiện vào mùa khô từ tháng 11- tháng 4 năm sau, gió thổi mạnh từ tháng 2 đến tháng 3
-Gió mùa Tây Nam xuất hiện vào mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mạnh nhất vào khoảng tháng 7- tháng 8, là nguồn gió đưa cơn mưa vào trong đất liền
3.1.8 Mạng lưới sông rạch
Hệ thống sông ngòi ở huyện Cần Giờ chằng chịt, nguồn nước từ biển đưa vào nội địa bởi hai cửa chính hình phễu là vịnh Đông Tranh và vịnh Gành Rai,
Trang 30nguồn nước từ sông đổ ra là nơi hội lưu của sông Sài Gòn và sông Đồng Nai ra biển bằng 2 tuyến sông chính là sông Lòng Tàu và sông Soài Rạp, ngoài ra còn có sông Thị Vải và sông Gò Gia, các sông phụ lưu khác Diện tích sông rạch là 22.161 ha chiếm 21,27% diện tích toàn huyện
3.1.9 Điều kiện kinh tế-xã hội
Về dân số theo số liệu thống kê huyện Cần Giờ năm 2005 toàn huyện có khoảng 66.310 người với mật độ 94,95 người/km² Dân cư tập trung chủ yếu ở các
xã bình khánh, An Thới Đông, đây là những vùng đất cao (Các giồng cát, dọc bờ sông v.v), các trục lộ giao thông - thủy bộ và các trung tâm hành chính xã, thị trấn ngành nghề chủ yếu là nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản Ngoài ra Rừng ngập mặn Cần Giờ còn là nơi làm ăn sinh sống của nhiều người từ các địa phương khác Theo số liệu thống kê sơ bộ hiện nay có khoảng 1.000 hộ đang sinh sống và sản xuất trong rừng phòng hộ
Về kinh tế thì giá trị tổng sản lượng (giá cố định 1994) ước đạt 1.844 tỷ đồng, giảm 23,5% so với cùng kỳ năm 2005, đạt 68% kế hoạch (trích dẫn bởi Viên Ngọc Nam ,2007)
3.2 lý do chọn đề tài
Rừng ngập mặn Cần Giờ với tổng diện tích 75.740 ha Cách trung tâm TP
Hồ Chí Minh khoảng 70 Km, lại có ban quản lý rừng phòng hộ, có các tiểu khu đã được phân chia thành các lô, khoảnh và được lưu trữ số liệu cẩn thận, có nhiều đề tài nghiên cứu đã được tiến hành tại đây…, đó là những thuận lợi cho việc lấy dữ liệu cần thiết để làm khóa luận Mặt khác rừng ngập mặn có vai trò quan trọng trong việc phòng hộ môi trường cho TP, giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ đất… lại là nơi được đánh giá có tính đa dạng sinh học cao với nhưng việc nghiên cứu đa dạng sinh học tại đây chỉ tập trung vào khu vực lớn mà chưa đi chi tiết vào nhiều tiểu khu đây chính là mục tiêu của đề tài mà RNM Cần Giờ đã đáp ứng được đầy đủ
Từ những lý do trên tôi quyết định chọn rừng ngập mặn Cần Giờ là địa điểm nghiên cứu của đề tài
Trang 31Chương 4 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1 Nội dung
- Dùng các chỉ số đa dạng sinh học: chỉ số phong phú loài Margalef, chỉ số tương đồng J’, chỉ số đa dạng loài Shannon-Weiner, chỉ số độ tập trung Simpson, chỉ số quan trọng IVI để phân tích, đánh giá, đa dạng sinh học thực vật tại RNM Cần Giờ
-So sánh tính đa dạng thực vật trong các tiểu khu
-Đề xuất (lý thuyết) các biện bảo tồn đa dạng sinh học thực vật trong khu vực nghiên cứu
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài kề thừa số liệu điều tra đa dạng sinh học thực vật của Nguyễn Văn
Tấn, 2007 Nghiên cứu đa dạng sinh học thực vật trong vùng lõi của khu Dự Trữ
Sinh Quyển rừng ngập mặn Cần Giờ kết hợp với quan sát thực địa và xử lý số liệu
nội nghiệp
(1)Ngoại nghiệp
-Thu thập các tài liệu như các báo cáo nghiên cứu về đa dạng sinh học tại cần giờ, các tài liệu có liên quan đến đa dạng sinh học
-Việc thu thập số liệu ngoại nghiệp đa được tiến hành bởi tác giả Nguyễn Văn
Tấn, 2007 Nghiên cứu đa dạng sinh học thực vật trong vùng lõi của khu Dự Trữ
Sinh Quyển rừng ngập mặn Cần Giờ
(2) Nội nghiệp và sử lý số liệu
-Sử dụng phương pháp phân tích phương sai và các cặp so sánh để so sánh mức độ đa dạng sinh học theo các tiểu khu trong khu vực nghiên cứu
- Sử dụng các phần mềm chuyên dụng như:
Trang 32+ Dùng phần mềm Excel 2003 tổng hợp số liệu thu thập và phân tích chỉ số giá trị quan trọng IVI của loài theo từng tiêu khu Chỉ số IVI do Misha, 1968; Rastogi, 1999; Sharma,2003; trích dẫn bởi Lê quốc Huy, 2005 được tính như sau :
Mật độ: mật độ cho biết số lượng cá thể trung bình của loài nghiên cứu trên mỗi ô tiêu chuẩn, được tính theo công thức sau (Oosting, 1958; Rastogi, 1999; Sharma, 2003; trích dẫn bởi Lê Quốc Huy):
Mật độ =tổng số cá thể của loài nghiên cứu xuất hiện ở tất cả các ô/tổng số các ô mẫu nghiên cứu
Mật độ tương đối (RD)(%)=(mật độ của loài nghiên cứu/tổng số mật độ của tất cả các loài)x100
Tần xuất (F): tần xuất xuất hiện cho biết số lượng các ô mẫu nghiên cứu
mà trong đó có loài nghiên cứu xuất hiện, tính theo giá trị phần trăm (Raunkiaer, 1934; Rastogi, 1999; Sharma, 2003; trích dẫn bởi Lê Quốc Huy)
Tần xuất = số lượng các ô mẫu có loài xuất hiện/tổng số các ô mẫu nghiên
cứu
Tần xuất tương đối (RF) (%)=(tần xuất xuất hiện của 1 loài nghiên cứu/tổng
số tần xuất xuất hiện của tất cả các loài)x 100
Độ phong phú (A): Độ phong phú của một loài cho biết sự xuất hiện của loài đó trong tổng số ô điều tra và độ phong phú dược tính theo công thức của Curtis &Mclntosh (1950)
Độ phong phú(A) = tổng số cá thể xuất hiện trên tất cả các ô nghiên cứu/số
lượng các ô mẫu có loài nghiên cứu
Độ phong phú tương đối (A)(%)= (Độ phong phú của 1 loài nghiên cứu/tổng
độ phong phú của tất cả các loài)X 100
Chỉ số quan trọng IVI(%) được tính như sau
IVI=(RD%+RF%+A%)/3 Chỉ số IVI của 1 loài đạt giá trị tối đa là 300 khi hiện trường nghiên cứu chỉ
có duy nhất loài cây đó
Trang 33+ Dùng phần mềm Primer-VI của clarkc & warwick (1994) để xác định các chỉ số đa dạng sinh học, phân tích kiểu phân bố loài, phân tích sự phân nhóm của loài, họ , quần xã trong từng tiểu khu
Chỉ số phong phú loài Margalef dùng để xác tính đa dạng hay độ phong phú về loài Công thức tính như sau:
d=s-1/lgN Trong đó:
d: chỉ số Margalef
S: tổng số loài trong mẫu (độ giàu có của loài)
N: tổng số lượng cá thể trong mẫu
Hiện nay tính chỉ số Magarlef người ta thường dùng logarit tự nhiên lgN (logarit cơ số 10) hơn so với logN (logarit cơ số 2)
Chỉ số tương đồng j’ của quẫn xã tính theo công thức Pielou như sau:
J’=H’/log2S Trong đó:
H’: chỉ số đa dạng Shanon-Weinner theo
S: tổng số loài
J’ biến thiên từ 0 đến 1 (J’=1 khi tất cả các loài có số lượng cá thể bằng nhau)
Hai thành phần của sự đa dạng được kết hợp trong hàm Shannon-weiner là
số lượng loài và bình quân của sự phân bố các quần thể giữa các loài, thực chất tính bình quân trái ngược với tính ưu thế
Chỉ số Sahnnon-weiner được dùng để tính sự đa dạng loài trong một quần
xã, công thức tính:
H’= - s pi ni N
i
/ log
=
2 1
Trong đó:
s= số lượng loài
pi=ni/N (tỉ lệ loài thứ i so với số lượng cá thể toàn bộ mẫu)
Trang 34i N N
ni ni
Trong các chỉ đa dạng sinh học nói trên thì chỉ số đa dạng Shannon-Weiner
có ý nghĩa quyết định để đánh giá tính đa dạng, các chỉ số còn lại góp phần bổ xung
và lý giải để kết quả thêm tính thuyết phục và độ tin cậy khi thể hiện tất cả các chỉ
số đa dạng sinh học lên cùng một đồ thị giúp cho việc quan sát, đánh giá tính đa dạng sinh học của khu vực nghiên cứu thuận lợi hơn
Trang 35Chương 5 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
5.1 Đa dạng sinh học trong KVNC
5.1.1 Đa dạng loài trong KVNC
Khu vực nghiên cứu bao gồm có 5 tiểu khu là: TK4B, TK6b, TK11, TK12, TK13
Hình 5.1Vị trí các ô điều tra trong KVNC
Kết quả phân tích trong 5 TK cho thấy có mặt 36 loài, mật độ trung bình các loài là 104 cây/100m2 Trong đó loài có mật độ cao nhất là Dà quánh (Ceriops
cây/100m2, Đước đôi (Rhizophora apiculata) 12 cây/100m2, Mấm đen (Avicennia
6 cây/100m2, Ráng đại (Acrostichum aureum) 4 cây/100m2, Cóc trắng (Lumnitzera
Trang 36racemosa) 3 cây/100m2; đa số những loài còn lại có mật độ rất thấp Xét về tần suất
tương đối thì cao nhất là loài Đước đôi (Rhizophora apiculata) với 12.5%, kế tiếp là
Dà quánh (Ceriops decandra) chiếm 12.71% trong khi loài này có mật độ tương đối
cao nhất,
Bảng 5.1 Chỉ số IVI các loài điển hình trong khu vục nghiên cứu
Tên Việt Nam Tên khoa học N SD% RF% A% IVI% R
Dà quánh Ceriops decandra 4443 28.38 12.17 0.09 13.55 1
Ô rô hoa tím Acanthus ilicifolius 3018 19.28 9.43 0.11 9.61 2
Đước đôi Rhizophora apiculata 1931 12.34 12.5 0.09 8.31 3
Mấm đen Avicennia oficinalis 1190 7.6 10.31 0.1 6.0 4
Mấm đen (Avicennia oficinalis) chiếm 10.31%, Ô rô hoa tím (Acathus ilicifolius)
9.43%, Giá (Excoecaria agallocha) chiếm 7.79%, Mấm trắng (Avicennia alba)
7.24%, Ráng đại (Acrostichum areum) 6.25%, Cóc trắng (lumminitzera racemosa)
5.59%, Chà là ( Phoenix paludosa) 5.15%, Bần trắng (Sonneratia alba) chiếm
4.28% Các loài còn lại có tần suất tương đối thấp trong đó 3 loài thấp nhất là Ráng
đại thanh (Crostichum speciosum), Trang (Kandelia candel), Đước râu (Rhizophora
sp) mỗi loài chỉ chiếm 0.11%
Xét về độ phong phú của các loài trong KVNC ta có kết quả sau:
Khi quan sát tổng quát độ phong phú của các loài trong 5 TK cho thấy hầu
hết các loài cây có độ phong phú phân theo các nhóm tương đối bằng nhau là: Quao
nước (Dolichandrone spathacea), Mây nước (Flagellaria indica), Vẹt đen
(Bruguiera sexangula), Chùm lé (Azima sormentosa), Ô rô hoa trắng (Acathus
Trang 37ebracteatus), Mấm biển (Avicennia marina), Đưng (Rhizophora mucronata) cùng
có mức 3.28% , đây đều là những loài có mật độ tương đối và tần số tương đối xếp
ở mức thấp trong KVNC; Vẹt dù (Bruguiera gymnorhiza), Tâm mộc nam (Cordia
cochinchinensis), Vẹt tách (Bruguiera pavariflora), côi (Scyphiphora hydrophyllacea), Cui biển (heritiera littoralis), Cóc đỏ (Lumnitzera litorea), Đâng
(Rhizophora stylosa) có độ phong phú tương đối là 4.92% Các loài Trang (Kandelia candel), Đước râu (Rhizophora sp), Ráng đại thanh (Acrostichum
speciosum) cùng có độ phong phú tương đối là 9.83%, Dà quánh (Ceriops decandra) và Đước đôi (Rhizophora apiculata) có độ phong phú chiếm 0.09%, Ô rô
hoa tím (Acathus ilicifolius) chiếm 0.11%, đây là những loài có mật độ tương đối và
tần số tương đối thuộc nhóm cao nhất Từ phân tích trên ta thấy độ phong phú tương đối của một loài tỉ lệ nghịch với mật độ tương đối và tần xuất tương đối của chúng
Chỉ số IVI của loài cho biết cấu trúc, mối tương quan và trật tự ưu thế giữa các loài trong cùng quần xã
Qua phân tích số liệu cho thấy IVI cao nhất là 13.55% và thấp nhất là 0.98%,
trong đó loài có IVI cao nhất là Dà quánh (Ceriops decandra) với 13.55% , kế tiếp
là Ô rô hoa tím (Acathus ilicifolius) 9.61%, Đước đôi (Rhizophora apiculata) 8.31%, Mấm đen (Avicennia oficinalis) 6.0%, Giá (Excoecaria agallocha) 5.17% Những loài còn lại chiếm tỉ lệ thấp, trong đó thấp nhất là Sú đỏ (Aegiceras
floridum), Bần ổi (Sonneratia ovata), Vẹt trụ (Bruguiera cylindrinca) cùng ở mức
0.98% Như vậy một lần nữa ta thấy các chỉ số như mật độ tương đối, tần suất tương đối, độ phong phú tương đối không có quan hệ thuận với nhau và trong KVNC này chưa có loài nào có IVI dạt tới mức 300 nghĩa là chưa có loài nào trong các tiểu khu nghiên cứu bị lẫn át bởi loài khác
Như vậy cho thấy những loài có IVI >5% là những loài chiếm ưu thế về lượng cá thể và lượng loài tại khu vực nghiên cứu nên đó là loài quan trọng, cần quan tâm để bảo vệ và phát triển số lượng cũng như diện tích nhằm đảm bảo đa dạng sinh học
Trang 38Trong 36 loài có mặt trong KVNC thì 3 loài Đước đôi (Rhizophora
apiculata), Qua nước (Dolichandrone Spathacea) Cóc đỏ (lumnitzera littorea) là
những loài thực vật có tên trong sách đỏ Việt Nam (http://www.Nea.Gov.vn/sachdoVietNam)
Qua hình 5.1 sơ đồ nhánh các loài cây trong KVNC cho thấy ở mức tương Đồng 20% những loài ở khu vực nghiên cứu gộp thành 4 nhóm như sau:
Hình 5.2 Sơ đồ nhánh các loài trong KVNC
-Nhóm loài thứ 1 gồm có 11 loài là Sú đỏ (Aegiceras floridum), Cóc trắng (Lumnitzera racemosa), Bần trắng (Sonneratia alba), Chà là (Phoenix paludosa), Giá (Excoecaria agallocha), Ráng dại (Acrostichum aureum), Mấm đen (Avicennia
oficinalis), Mấm trắng (Avicennia alba), Đước đôi (Rhizophora apiculata), Ô rô hoa
tím (Acathus ilicifolius), Dà quánh (Ceriops decandra)
-Nhóm loài thứ 2 chỉ có 1 loài là Gõ biển (Intsia bijuga)
-Nhóm loài thứ 3 bao gồm là Xu ổi (Xylocarpus granatum), Dừa nước (Nypa
fruticans), Xu sung (Xylocarpus moluccensis), Tra bụp (Hibicus tiliaceae), Vẹt trụ
(Bruguiera cylindrinca), Đưng (Rhizophora mucronata), Ráng đại thanh (Acrostichum speciosum), Chùm lé (Azima sarmentosa), Đâng (Rhizophora
80 60 40 20 0
Trang 39littoralis), Vẹt đen (Bruguiera sexangula), Quao nước (Dolichandrone Spathacea),
Mấm biển (Avicennia marina), Côi (Scyphiphora hydrophyllacea), Vẹt dù (Bruguiera gymnorhiza), Trang (Kandelia candel), Đước râu (Rhizophoracea sp), Bần ổi (Sonneratia ovata), Mây nước (Flagellaria indica), Vẹt tách (Bruguiera
parvifora), Tâm mộc nam (Cordia cochinchinensis)
Xét tại mức độ tương đồng 40% thì KVNC có 11 nhóm bao gồm:
-Nhóm 1 gồm có 3 loài Sú đỏ (Aegiceras floridum), Cóc trắng (Lumnitzera
racemosa), Bần trắng (Sonneratia alba)
-Nhóm 2 có 4 loài là: Chà là (Phoenix paludosa), Giá (Excoecaria
agallocha),Ráng dại (Acrostichum aureum), Mấm đen (Avicennia oficinalis)
-Nhóm 3 có 4 loài là Mấm trắng (Avicennia alba), Đước đôi (Rhizophora
apiculata), Ô rô hoa tím (Acathus ilicifolius), Dà quánh (Ceriops decandra)
-Nhóm 4 là nhóm riêng lẻ chỉ có 1 loài Gõ biển (Intsia bijuga) cho dù ở mức
tương đồng nào loài cây này cũng đứng độc lập
-Nhóm 5 bao gồm 3 loài là Xu ổi (Xylocarpus granatum), Dừa nước (Nypa
fruticans), Xu sung (Xylocarpus moluccensis)
-Nhóm 6 có 6 loài tạo thành bao gồm: Tra bụp (Hibicus tiliaceae), Vẹt trụ (Bruguiera cylindrinca), Đưng (Rhizophora mucronata), Ráng đại thanh (Acrostichum speciosum), Chùm lé (Azima sarmentosa), Đâng (Rhizophora
stylosa)
-Nhóm 7 cũng bao gồm 6 loài là Cóc đỏ (Lumnitzera littorea), Bần chua (Sonneratia casoelaris), Ô rô hoa trắng (Acanthus ebracteatus), Cui biển (Heritiera
littoralis), Vẹt đen (Bruguiera sexangula), Quao nước (Dolichandrone Spathacea)
-Nhóm 8 có 2 loài tham gia là Mấm biển (Avicennia marina) và Côi (Scyphiphora hydrophyllacea)
-Nhóm 9 có 2 loài là Vẹt dù (Bruguiera gymnorhiza), Trang (Kandelia
candel)
-Nhóm 10 có 2 loài là Đước râu (Rhizophoracea sp), Bần ổi (Sonneratia
ovata)
Trang 40-Nhóm 11 có các loài Mây nước (Flagellaria indica), Vẹt tách (Bruguiera
parvifora), Tâm mộc nam (Cordia cochinchinensis)
Qua 2 mức tương đồng xét ở trên cho ta thấy rằng khi mức tương đồng càng cao thì sự phân nhóm càng chi tiết, số loài trong nhóm giảm đi Ở các mức tương
đồng cần chú ý đến loài riêng lẻ là Gõ biển (Intsia bijuga) để bảo tồn, phát triển cả
về cá thể lẫn diện tích nhằm bảo tồn đa dạng sinh học trong khu vực
Về độ giàu loài giữa các tiểu khu trong KVNC
Qua hình 5.3 cho thấy tiểu khu có số loài nhiều nhất là TK 6B với 27 loài, tiếp đến là các TK 4B, TK 11, TK 12 có 21 loài, TK 13 có số loài thấp nhất là 20 loài Số lượng loài trong các TK biến động khác nhau nhưng tất cả các đường biểu diễn số loài đều tăng khi số ô tiêu chuẩn tăng lên khi đến mức nhất định thì số loài không tăng lên nữa Điều đó cho thấy cách lấy mẫu trong KVNC đã đáp ứng yêu cầu về mặt thống kê
Mặt khác cũng qua hình 5.2 cho thấy đường biểu diễn loài của TK 6B cao nhất với số loài biến động từ 5 đến 27 loài và đây là Tk có độ giàu loài cao nhất trong KVNC và cũng là TK có biên độ loài là 22, độ biến động cao nhất trong KVNC
Hình 5.3 So sánh độ giàu loài giữa các TK trong KVNC
Biểu đồ so sánh độ giàu loài trong KVNC