1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thực trạng và giải pháp phòng, chống tội phạm Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

48 1,8K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 85 KB

Nội dung

Báo cáo về thực trạng của tội phạm lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản nguyên nhân, giải pháp phòng ngừa và chống tội phạm này. Báo cáo gồm các phần: I. Lý luận II. đường lối xử lý III. Thực trạng IV. giải pháp V. Kết luận Đề tài đạt điểm giỏi trong kỳ báo cáo tốt nghiệp chuyên ngành Luật kinh tế của khoa kinh tế luật trường ĐH Mở Tp. HCM

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt bốn năm học tập tại trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh,

em đã tiếp thu được nhiều kiến thức quý báu mà Quý Thầy, Cô đã truyền đạt cùngvới những kỹ năng cần thiết sẽ giúp em vững vàng hơn khi bước vào thực tiễn côngviệc Em xin chân thành cảm ơn tập thể Quý Thầy, Cô của khoa Kinh tế - Luậttrường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh

Trong quá trình ba tháng thực tập vừa qua, tuy ban đầu còn gặp nhiều khókhăn trong việc áp dụng kiến thức lý thuyết vào thực tế Nhưng nhờ sự hướng dẫntận tình của giảng viên hướng dẫn Phạm Thanh Tú đã giúp em hoàn thành bài báocáo tốt nghiệp Em xin chân thành cảm ơn cô Phạm Thanh Tú

Em cũng xin chân thành cảm ơn Văn phòng Luật sư Quang Trung, Trưởngvăn phòng – Luật sư Vũ Mạnh Hòa và Luật sư tập sự Hoàng Đăng Vĩnh Huy, đã tậntình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập tại Quý Vănphòng

Do giới hạn về thời gian thực tập và kiến thức còn nhiều hạn chế nên bài báocáo chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình thực hiện Vì vậy,

em rất mong nhận được những ý kiến, hướng dẫn từ Quý Thầy, Cô để bài báo cáođược hoàn thiện tốt hơn

Cuối cùng, một lần nữa em xin cảm ơn Quý Thầy, Cô, giảng viên hướng dẫnPhạm Thanh Tú Chúc Quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sựnghiệp giáo dục cao quý của mình Em cũng xin cảm ơn và kính chúc Văn phòngLuật sư Quang Trung, Luật sư Vũ Mạnh Hòa, Luật sư tập sự Hoàng Đăng Vĩnh Huyluôn dồi dào sức khỏe và đạt được nhiều thành công trong công việc

Trang 2

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

Xác nhận của giảng viên hướng dẫn

Trang 3

Xã hội chủ nghĩaTrách nhiệm hữu hạnThành phố Hồ Chí Minh

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN ii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iii

DANH MỤC BẢNG vi

PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1

1.1 Lý do chọn đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1

1.3 Phạm vi nghiên cứu 2

1.4 Phương pháp nghiên cứu 2

1.5 Kết cấu chuyên đề 2

PHẦN 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI PHẠM LẠM DỤNG TÍN NHIỆM CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN 3

2.1 Khái niệm chung về tội phạm lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản 3

2.2 Dấu hiệu pháp lý cấu thành tội phạm lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản 6

2.2.1 Khách thể của tội phạm 7

2.2.2 Mặt khách quan của tội phạm 8

2.2.3 Chủ thể của tội phạm 11

2.2.4 Mặt chủ quan của tội phạm 13

2.3 Phân biệt tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản với một số tội phạm khác 15

2.4 Đường lối xử lý 17

PHẦN 3: THỰC TRẠNG VỀ TỘI PHẠM LẠM DỤNG TÍN NHIỆM CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN 19

3.1 Diễn biến của tội phạm lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản 19

3.2 Những kết quả đã đạt được trong việc đấu tranh, phòng chống tội phạm lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản 22

Trang 5

3.3 Những khó khăn trong quá trình đấu tranh phòng, chống tội phạm lạm

dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản 26

3.4 Nguyên nhân 31

PHẦN 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐƯỢC ĐỀ XUẤT 33

4.1 Giải pháp phòng ngừa tội phạm lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản 33

4.2 Giải pháp chống tội phạm lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản 34

PHẦN 5: KẾT LUẬN 36

Phụ lục: Giới thiệu về Văn phòng Luật sư Quang Trung 38

TÀI LIỆU THAM KHẢO 41

Trang 6

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1: Số vụ án lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và số bị cáo

Bảng 3.2: Động thái diễn biến các vụ án lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

từ năm 2010 - 2012 (lấy năm 2010 làm gốc so sánh).

Trang 7

PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài

Trong công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế hiện nay, bên cạnh những thànhtựu quan trọng mà nước ta đã đạt được trên các lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội thìmặt trái của nền kinh tế thị trường mang lại là tình hình tội phạm diễn biến ngàycàng phức tạp, nhiều loại tội phạm mới xuất hiện với tính chất, mức độ ngày càngtinh vi, nguy hiểm hơn Trong số này, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản làmột trong những tội phạm xảy ra khá phổ biến Tuy nhiên, việc xét xử loại tội phạmnày trong thực tiễn vẫn còn nhiều vướng mắc trong việc xác định tội danh, quyếtđịnh hình phạt, vấn đề “hình sự hóa” các quan hệ dân sự, quan hệ kinh tế và “phihình sự hóa” Các cơ quan áp dụng pháp luật đôi lúc còn tỏ ra lúng túng trong quátrình áp dụng pháp luật, do đó, phần nào đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả, chấtlượng trong công tác điều tra, truy tố, xét xử

Vì lý do đó, tôi chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp nhằm đấu tranh

phòng ngừa và chống tội phạm lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” để nghiên

cứu, nhằm tìm hiểu thực trạng của tội phạm này, qua đó đề xuất một số kiến nghị,giải pháp đối với tội “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” góp phần phòng ngừa

và chống tội phạm này

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Quá trình nghiên cứu của đề tài này nhằm hướng đến mục tiêu:

- Làm rõ các dấu hiệu pháp lý về tội phạm lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạttài sản

- Thực trạng về tội phạm này, các vấn đề bất cập, các thiếu sót, hạn chế củaquy định về tội phạm này trong thực tiễn

- Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần đấu tranh phòng ngừa và chốngtội phạm lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

Trang 8

1.3 Phạm vi nghiên cứu

Trong chuyên đề báo cáo này sẽ nghiên cứu quy định pháp luật về tội phạmlạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và thực trạng của tội phạm lạm dụng tínnhiệm chiếm đoạt tài sản thông qua số liệu trong giai đoạn ba năm từ 2010 – 2012trên phạm vi cả nước

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Để phục vụ cho quá trình nghiên cứu đề tài, nhằm hướng đến những mục tiêu

đã đề ra, trong bài báo cáo này sẽ sử dụng các phương pháp biện chứng duy vật củachủ nghĩa Mác – Lênin, phương pháp nghiên cứu tổng hợp so sánh, phương phápphân tích, phương pháp thu thập thông tin, phương pháp xã hội học kết hợp với tưduy logic để xây dựng đề tài

1.5 Kết cấu chuyên đề

PHẦN 1: MỞ ĐẦU

PHẦN 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI PHẠM LẠM DỤNG TÍN NHIỆM CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN

PHẦN 3: THỰC TRẠNG VỀ TỘI PHẠM LẠM DỤNG TÍN NHIỆM CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN

PHẦN 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐƯỢC ĐỀ XUẤT

PHẦN 5: KẾT LUẬN

Trang 9

vi phạm tội hình sự để có biện pháp điều chỉnh bằng pháp luật một cách hữu hiệu làđiều rất cần thiết, mang ý nghĩa to lớn Điều đó nhằm lành mạnh hóa các quan hệ xãhội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia giao dịch dân sự.Loại bỏ tình trạng “hình sự hóa” các quan hệ dân sự, tránh nhầm lẫn và bỏ lọt tộiphạm Vì vậy, chúng ta cần phải tìm hiểu nghiên cứu làm rõ mặt khái niệm về tộiphạm lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Tội phạm là một khái niệm được khoa học Luật Hình sự chú trọng nghiêncứu, tại Điều 8 Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đượcQuốc hội khóa 10 thông qua ngày 21 tháng 12 năm 1999, được sửa đổi, bổ sung tạiQuốc hội khóa 12 ngày 19 tháng 6 năm 2009 (sau đây gọi tắt là BLHS) định nghĩa

như sau: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật

hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô

Trang 10

ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn

xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng sức khỏe, danh

dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.”

Khái niệm tội phạm tại Điều 8 BLHS đã thể hiện rõ được quan điểm của nhànước ta về tội phạm và cũng khái quát được đầy đủ các yếu tố của tội phạm: kháchthể, mặt khách quan, chủ thể, mặt chủ quan Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tàisản về mặt cấu trúc cũng có đầy đủ bốn yếu tố cấu thành trên

Ngày 27 tháng 06 năm 1985 Quốc hội đã chính thức thông qua Bộ luật Hình

sự, lần đầu tiên nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có một bộ luật, đánh dấubước tiến bộ vượt bậc trong lịch sử lập pháp hình sự của nước ta BLHS 1985 đãgiành hai chương quy định về tội xâm phạm sở hữu, chương IX – các tội xâm phạm

sở hữu XHCN và chương VI – các tội xâm phạm sở hữu của công dân Trong đó, tộilạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 135 (tội lạm dụng tínnhiệm chiếm đoạt tài sản XHCN) và Điều 158 (tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt

tài sản công dân) Điều 135 quy định: “1 Người nào lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt

tài sản xã hội chủ nghĩa thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm…” và Điều 158 quy định: “1 Người nào lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của người khác thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm…” Việc quy định hai điều

luật về tội phạm lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản đã thể hiện sự nghiêm trọngcủa hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, tuy nhiên cả hai điều luật đềukhông mô tả hành vi khách quan của tội phạm trong cấu thành tội phạm mà chỉ quyđịnh một cách rất chung, rất khó để xác định tội phạm

Cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, đòi hỏi các quy định pháp luậtcũng phải có những thay đổi phù hợp với từng thời kỳ, theo đó BLHS 1985 đã đượcsửa đổi bốn lần vào các năm 1989, 1991, 1992 và 1997 Tội lạm dụng tín nhiệm

Trang 11

chiếm đoạt tài sản XHCN cũng được sửa đổi hai lần vào các năm 1989 và 1992, tộilạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản công dân được sửa đổi một lần vào năm

1991 Tuy nhiên, các lần sửa đổi này chỉ sửa đổi hoặc bổ sung các tình tiết tăngnặng, các khung hình phạt mà vẫn không có mô tả về hành vi khách quan và cũngkhông có các văn bản hướng dẫn cụ thể nên việc định nghĩa về tội phạm này và việcxác định tội phạm trong thực tiễn là khá mơ hồ và gặp nhiều khó khăn

Trên cơ sở kế thừa, tiếp thu những bài học kinh nghiệm trong thực tiễn đấutranh phòng chống tội phạm và trình độ lập pháp Ngày 22 tháng 11 năm 1999 Quốchội X đã thông qua Bộ luật Hình sự năm 1999, theo đó Điều 140 BLHS về tội lạmdụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản ra đời là kết quả của sự sửa đổi một cách căn bản,

từ hai điều luật riêng rẽ trong BLHS năm 1985 Việc sửa đổi này là hoàn toàn phùhợp, qua đó giúp định nghĩa được rõ ràng hơn về tội phạm lạm dụng tín nhiệmchiếm đoạt tài sản, khắc phục được nhược điểm về mặt khách quan của tội phạm, đã

có mô tả cụ thể trong cấu thành tội phạm, điều này có vai trò quan trọng trong việcxác định tội phạm và tránh oan sai Ngày 19 tháng 06 năm 2009, tại Quốc hội XII đãthông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS 1999, theo đó tội lạm dụngtín nhiệm chiếm đoạt tài sản tại Điều 140 chỉ sửa đổi về yếu tố định lượng cụ thể lànâng mức định lượng trong cấu thành tội phạm của BLHS 1999 lạm dụng tín nhiệm

chiếm đoạt tài sản có giá trị từ một triệu đồng trở lên là đã cấu thành tội phạm này thì được sửa đổi nâng mức định lượng lên bốn triệu đồng.

Quy định tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản tại Điều 140 BLHS 1999

như sau: “Người nào có một trong những hành vi sau đây: Chiếm đoạt tài sản của

người khác có giá trị từ bốn triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới bốn triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ

ba tháng đến ba năm:

Trang 12

a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn

để chiếm đoạt tài sản đó;

b) Vay mượn thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.”

Như vậy, theo quy định này, có thể định nghĩa tội phạm lạm dụng tín nhiệm

chiếm đoạt tài sản như sau: Tội phạm lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là hành

vi chiếm đoạt một phần hoặc toàn bộ tài sản của người khác đã giao trên cơ sở hợp đồng được ký kết giữa chủ tài sản và người có hành vi chiếm đoạt.

Xét về mặt thuật ngữ, theo Từ điển Tiếng Việt thì “lạm dụng” nghĩa là “sửdụng quá mức hoặc quá giới hạn đã được quy định”, 1 theo quan điểm cá nhân tôi thì

“lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” là một cách gọi chưa hợp lý Theo cách gọinày thì có thể hiểu rằng việc dùng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là có thể được nhưngkhông được phép làm quá mức hay quá nhiều, vì vậy, về mặt thuật ngữ cần xem xétlại

2.2 Dấu hiệu pháp lý cấu thành tội phạm lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

Cũng giống như các loại tội phạm khác, tội phạm lạm dụng tín nhiệm chiếmđoạt tài sản cũng được hình thành bởi bốn yếu tố cấu thành tội phạm: khách thể, mặtkhách quan, chủ thể, mặt chủ quan Việc nghiên cứu các dấu hiệu pháp lý cấu thànhtội phạm có ý nghĩa quan trọng trong việc làm sáng tỏ bản chất của loại tội phạmnày từ đó làm cơ sở cho việc định tội và truy cứu trách nhiệm hình sự

1 Từ điển tiếng Việt, NXB Từ điển Bách Khoa 2013

Trang 13

2.2.1 Khách thể của tội phạm

Khách thể của tội phạm là một trong những vấn đề được khoa học luật hình

sự chú trọng nghiên cứu, qua đó đã khẳng định: “Khách thể của tội phạm là quan hệ

xã hội bị tội phạm xâm hại” 2

Khách thể của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là quan hệ sở hữu.Hiến pháp 1992 và Bộ Luật Dân sự 2005 (BLDS 2005) đã quy định các hình thức sởhữu ở nước ta hiện nay, theo đó có rất nhiều hình thức sở hữu khác nhau như sở hữutoàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân… Đây là những quan hệ được Luật Hình sựbảo vệ và bị tội phạm lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản xâm phạm Khi xâmphạm đến các quan hệ sở hữu nghĩa là xâm phạm đến các quyền: Quyền chiếm hữu,quyền sử dụng, quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản

Để xâm phạm đến quan hệ sở hữu thì người phạm tội lạm dụng tín nhiệmchiếm đoạt tài sản phải tác động đến tài sản Tài sản chính là đối tượng tác động củaloại tội phạm này, là đối tượng vật chất mà nhờ đó quan hệ sở hữu phát sinh và tồntại Tài sản mà tội phạm lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản tác động đến lànhững tài sản được quy định tại Điều 163 BLDS 2005 gồm: Vật, tiền, giấy tờ có giá

và các quyền tài sản Để trở thành đối tượng tác động của tội phạm lạm dụng tínnhiệm chiếm đoạt tài sản thì những tài sản này phải thỏa mãn một số điều kiện là:Đối với vật thì vật đó phải nằm trong sự chiếm hữu của con người, là thước đo giátrị lao động của con người và là đối tượng của giao lưu dân sự Những vật có sẵntrong tự nhiên không phải do con người tạo ra thì không phải là đối tượng tác độngcủa tội phạm xâm phạm sở hữu, vật là đối tượng tác động của các tội phạm xâmphạm sở hữu thì không có tính năng đặc biệt Đối với tiền thì bao gồm tiền ViệtNam, ngoại tệ, đây là những loại tiền thật và được phép lưu thông, có giá trị thanhtoán 3

2 Trần Thị Quang Vinh & Vũ Thị Thúy (2011), Luật hình sự Việt Nam, NXB ĐHQGTPHCM, tr 44.

3 Trần Thị Quang Vinh & Vũ Thị Thúy (2011), Luật hình sự Việt Nam, NXB ĐHQGTPHCM, tr 347

Trang 14

Tài sản bị chiếm đoạt của tội phạm này phải có giá trị từ bốn triệu đồng trởlên hoặc dưới bốn triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp luật định tạiđiều 140 BLHS.

2.2.2 Mặt khách quan của tội phạm

Theo khoa học Luật Hình sự, mặt khách quan của tội phạm là mặt bên ngoàicủa tội phạm, là những biểu hiện ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách quan, cóthể nhận thức được bằng các giác quan trực tiếp hay bằng tư duy logic Mặt kháchquan của tội phạm bao gồm hành vi nguy hiểm cho xã hội, hậu quả nguy hiểm cho

xã hội, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả cũng như những biểu hiệnbên ngoài khác như công cụ, phương tiện, thời gian, hoàn cảnh phạm tội… Trongcác dấu hiệu của mặt khách quan, hành vi nguy hiểm cho xã hội là dấu hiệu bắt buộcphải có trong cấu thành của mọi tội phạm

Về hành vi khách quan của tội phạm, được hiểu là những biểu hiện của

con người ra bên ngoài thế giới khách quan dưới hình thức cụ thể nhằm đạt đượcmục đích mong muốn Tội phạm lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản cũng có đầy

đủ các đặc điểm về mặt khách quan của tội phạm nói chung Hành vi khách quancủa tội phạm lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là hành vi chiếm đoạt gây thiệthại về vật chất cho chủ sở hữu và trái pháp luật hình sự Trong hành vi khách quancủa tội phạm lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, người phạm tội đã nhận tài sảncủa người khác một cách hợp pháp, ngay thẳng, sau đó dùng thủ đoạn gian dối hoặc

bỏ trốn nhằm chiếm đoạt tài sản hoặc đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợppháp, dẫn đến tình trạng không có khả năng chi trả lại tài sản cho chủ tài sản Hành

vi khách quan của tội phạm lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được quy định tạiĐiều 140 BLHS như sau:

“Người nào có một trong những hành vi sau đây: Chiếm đoạt tài sản của

người khác có giá trị từ bốn triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới bốn triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về

Trang 15

hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản chưa được xóa án tích mà còn vi phạm,…

a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn

để chiếm đoạt tài sản đó;

b) Vay mượn thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.”

Như vậy, hành vi khách quan của tội phạm lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tàisản trước hết được thể hiện ở dấu hiệu người phạm tội đã nhận được tài sản mộtcách ngay thẳng và hợp pháp thông qua các hình thức giao dịch như vay, mượn,thuê tài sản hoặc các hình thức hợp đồng khác rồi mới thực hiện hành vi chiếm đoạt.Người phạm tội thực hiện hành vi chiếm đoạt toàn bộ hoặc một phần tài sản đã nhậnbằng một trong các thủ đoạn:

Gian dối để không trả lại tài sản, thường xảy ra phổ biến như giả tạo bị mất

tài sản, đánh tráo tài sản, rút bớt tài sản khiến tài sản không còn đủ về số lượng, chấtlượng như yêu cầu của hợp đồng, xóa dấu tích, chứng cứ, các tài liệu quan trọngchứng minh nghĩa vụ trả lại tài sản, làm thay đổi sai lệch các thông tin khác để thựchiện hành vi chiếm đoạt

Bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản là thủ đoạn sau khi nhận được tài sản một cách

hợp pháp người phạm tội đã bỏ trốn với ý thức cố tình không thanh toán, không trảlại tài sản cho chủ sở hữu hoặc người quản lí tài sản Người phạm tội dùng thủ đoạnnày thường rơi vào trường hợp sau khi có được tài sản hợp pháp trên cơ sở hợpđồng, do làm ăn thua lỗ hoặc vì hoàn cảnh khách quan dẫn đến không có khả năngthanh toán nợ, trả lại tài sản nên đã bỏ trốn để tránh nghĩa vụ trả lại tài sản Đây làdấu hiệu biểu hiện của hành vi chiếm đoạt Nếu một người nhận được tài sản củangười khác một cách hợp pháp sau đó sử dụng tài sản vào mục đích hợp pháp nhưng

Trang 16

thua lỗ hoặc vì lý do khách quan nào đó khiến cho không có khả năng chi trả lại tàisản nhưng không bỏ trốn thì đây không phải là tội phạm mà chỉ là một quan hệ dânsự.

Thủ đoạn bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản thể hiện rõ tính có lỗi và nguy hiểmcủa hành vi phạm tội Hành vi bỏ trốn đã gây khó khăn cho việc xử lý tội phạm, vìvậy, cần có hình phạt nghiêm khắc đối với trường hợp này

Thủ đoạn của hành vi nguy hiểm thứ ba là sử dụng tài sản vào mục đích bất

hợp pháp dẫn đến tình trạng không có khả năng chi trả lại tài sản Ở thủ đoạn này

người phạm tội nhận tài sản của người khác một cách hợp pháp và sử dụng tài sản

đó vào mục đích bất hợp pháp, nghĩa là sử dụng tài sản vào các hành vi có thể cấuthành tội phạm như dùng tiền để đánh số đề, đánh bạc, sử dụng ma túy, mua hàngcấm, buôn lậu,…

Khi thực hiện hành vi, người phạm tội nhận thức được khả năng rủi ro khôngtrả lại được tài sản là rất lớn, nhưng họ vẫn sử dụng tài sản vào các mục đích tráipháp luật Điều đó thể hiện được tình trạng không có tài sản để trả lại cho chủ sởhữu nhưng vẫn thực hiện nên đây là một hình thức thể hiện của hành vi chiếm đoạttài sản

Về thủ đoạn này cần lưu ý phân biệt việc sử dụng tài sản vào mục đích bấthợp pháp với việc sử dụng tài sản không đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợpđồng Mục đích bất hợp pháp là trái với quy định của pháp luật, còn trái mục đíchkhi giao kết là trái với các thỏa thuận trong hợp đồng nhưng có thể không trái phápluật Cần xem xét cụ thể từng trường hợp để tránh nhầm lẫn

Về hậu quả, theo Luật Hình sự Việt Nam: “Hậu quả của tội phạm là thiệt hại

do hành vi phạm tội gây ra cho những quan hệ xã hội, là khách thể bảo vệ của LuậtHình sự”.4 Đây là dấu hiệu bắt buộc trong mặt khách quan của các tội phạm có cấuthành vật chất

4 Trần Thị Quang Vinh & Vũ Thị Thúy (2011), Luật hình sự Việt Nam, NXB ĐHQGTPHCM, tr 73

Trang 17

Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là tội phạm có cấu thành vật chất Tộiphạm này hoàn thành sau khi người phạm tội đã thực hiện các hành vi nêu trên và cócác thủ đoạn nhằm không trả lại tài sản cho chủ sở hữu tài sản sau khi đã đến hạnphải trả và chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản đã đòi lại Hậu quả của tội phạm làthiệt hại về tài sản từ bốn triệu đồng trở lên hoặc dưới bốn triệu đồng nhưng thuộcmột trong các trường hợp luật định.

Về mối quan hệ nhân quả, được biểu hiện ở việc hành vi chiếm đoạt tài sản

phải xảy ra trước hậu quả về mặt thời gian và hậu quả chính là kết quả trực tiếp củahành vi chiếm đoạt tài sản

Các dấu hiệu khác như về đặc điểm, thời gian… không phải là dấu hiệu bắtbuộc trong mặt khách quan của tội phạm lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

2.2.3 Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội phạm là người đạt độ tuổi nhất định đã thực hiện hành viphạm tội cụ thể trong khi không thuộc tình trạng không có năng lực trách nhiệmhình sự 5 Như vậy, chủ thể của tội phạm chỉ có thể là con người cụ thể chứ khôngthể là pháp nhân

Năng lực trách nhiệm hình sự là khả năng của một người tại thời điểm thựchiện hành vi nguy hiểm cho xã hội nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội củahành vi do mình thực hiện và điều khiển được hành vi đó 6 Đây là điều kiện tiền đề

để xác định một người có lỗi khi người đó thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội

và chỉ những người có năng lực trách nhiệm hình sự thì mới có thể trở thành chủ thểcủa tội phạm

Dấu hiệu thứ hai của một chủ thể bất kỳ là tuổi chịu trách nhiệm hình sự TạiĐiều 12 Bộ luật Hình sự của Việt Nam quy định độ tuổi đủ 14 tuổi 7, chỉ chịu tráchnhiệm đối với trường hợp pham tội rất nghiêm trong do cố ý hoặc phạm tội đặc biệt

5 Trần Thị Quang Vinh & Vũ Thị Thúy (2011), Luật hình sự Việt Nam, NXB ĐHQGTPHCM, tr 80

6 Trần Thị Quang Vinh & Vũ Thị Thúy (2011), Luật hình sự Việt Nam, NXB ĐHQGTPHCM, tr 83

7 Đọc: Điều 12,Bộ luật Hình sự nước CHXHCNVN, NXB Lao Động 2011

Trang 18

nghiêm trọng Ở độ tuổi từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọitội phạm Ngoài ra, người phạm tội phải không rơi vào tình trạng không có năng lựctrách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 13 BLHS thì mới đủ điều kiện để trởthành một chủ thể thường.

Để xác định thế nào là tội phạm rất nghiêm trọng hay đặc biệt nghiêm trọngcần căn cứ vào quy định Điều 8 BLHS theo đó tội phạm được chia làm bốn loại làtội phạm ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng.Trong đó, tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây thiệt hại không lớn cho xã hội cómức hình phạt cao nhất của khung là đến ba năm tù; tội phạm nghiêm trọng là tộiphạm có mức độ gây thiệt hại cho xã hội lớn có mức cao nhất của khung hình phạt

là đến bảy năm tù; tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xãhội và có mức cao nhất của khung hình phạt là đến mười lăm năm tù; tội phạm đặcbiệt nghiêm trọng là tội phạm gây thiệt hại đặc biệt lớn cho xã hội, có mức cao nhấtcủa khung hình phạt là trên mười lăm năm tù, chung thân hoặc tử hình

Trong quy định đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản tại Điều

140 BLHS thì tội phạm này có mức cao nhất của khung hình phạt như sau: Khoản 1

là đến ba năm tù, khoản 2 là đến bảy năm tù, khoản 3 là mười lăm năm tù và khoản

4 có mức cao nhất là tù chung thân Tương ứng với bốn loại tội phạm ít nghiêmtrọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng Trong tội lạm dụngtín nhiệm chiếm đoạt tài sản, người phạm tội luôn thực hiện tội phạm với lỗi cố ý, vìvậy, căn cứ vào Điều 8, Điều 12 BLHS thì chủ thể của tội phạm này phải thỏa mãncác dấu hiệu là có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt đủ độ tuổi chịu trách nhiệmhình sự, cụ thể như sau:

Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự nếu thựchiện hành vi phạm tội quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 140 BLHS

Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự đối với mọi hành viphạm tội quy định tại điều 140 BLHS

Trang 19

2.2.4 Mặt chủ quan của tội phạm

Mặt chủ quan của tội phạm là những yếu tố bên trong tội phạm, bao gồm:Lỗi, động cơ và mục đích phạm tội Trong ba yếu tố này, lỗi là dấu hiệu không thểthiếu, bắt buộc phải có trong cấu thành của tất cả các tội phạm Các dấu hiệu còn lại

là mục đích và động cơ phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc trong mặt chủquan của mọi cấu thành tội phạm, không mang nhiều ý nghĩa trong việc quyết địnhtính chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm

Trong tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, yếu tố lỗi trong mặt chủ

quan của người phạm tội luôn là lỗi cố ý trực tiếp Khoản 1 Điều 9 BLHS định

nghĩa lỗi cố ý trực tiếp:

“Cố ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:

1 Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra;…”

Khi thực hiện tội phạm, người phạm tội nhận thức được hành vi chiếm đoạttài sản của mình là sai trái, là vi phạm pháp luật, thấy trước được hậu quả của hành

vi, tức là biết rằng khi thực hiện hành vi chiếm đoạt sẽ để lại hậu quả cho ngườikhác là thiệt hại, mất mát về tài sản gặp các vấn đề về tình thần và tâm lý nhưngngười phạm tội vẫn mong muốn để cho hậu quả xảy ra, tức là người thực hiện tộiphạm đã cố tình để mặc cho hậu quả xảy ra cho dù có thiệt hại tài sản cho ngườikhác nhưng vẫn cố ý thực hiện hành vi sai trái, người phạm tội cố tình không trả lạitài sản sau khi có yêu cầu của người sở hữu tài sản Việc xác định lỗi trong tội phạmlạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản cần lưu ý hiểu rằng ở tội phạm này, ban đầungười phạm tội nhận tài sản ngay thẳng thông qua hợp đồng và mong muốn thựchiện hợp đồng đó Vì vậy, ở thời điểm này không thực hiện tội phạm nên không cóyếu tố lỗi Chỉ sau khi nhận được tài sản, đã giao kết hợp đồng xong thì người phạmtội mới có hành vi chiếm đoạt nên chỉ xét lỗi của người phạm tội tại thời điểm này.Điều đó cho thấy việc xác định lỗi đối với tội phạm lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt

Trang 20

tài sản có ý nghĩa quan trọng trong việc định tội, tránh nhầm lẫn với một số tội phạm

có dấu hiệu gần gũi

Về động cơ phạm tội, động cơ phạm tội là động lực bên trong thúc đẩy

người phạm tội thực hiện tội phạm với lỗi cố ý 8 Đối với tội lạm dụng tín nhiệmchiếm đoạt tài sản là động cơ vì vụ lợi cá nhân Nhưng như đã đề cập ở trước, động

cơ không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm lạm dụng tín nhiệmchiếm đoạt tài sản

Về mục đích phạm tội, mục đích phạm tội là kết quả trong ý thức chủ quan

mà người phạm tội đặt ra cho hành vi phạm tội phải đạt được khi thực hiện hành viphạm tội 9 Trong tội phạm lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, mục đích phạmtội là nhằm chiếm đoạt được tài sản, ngoài ra có thể người phạm tội còn có một sốmục đích khác Nhưng mục đích phạm tội cũng không phải là dấu hiệu bắt buộctrong cấu thành tội phạm lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, vì trong hành vichiếm đoạt tài sản đã bao hàm mục đích phạm tội

Cả bốn yếu tố cấu thành tội phạm của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tàisản có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, tồn tại cùng nhau Những dấu hiệu pháp lý đó

là cơ sở đóng vai trò quan trong để truy cứu trách nhiệm hình sự và định tội danh Vìvậy, để đấu tranh, phòng ngừa và chống tội phạm lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tàisản, những người, những cơ quan bảo vệ pháp luật phải nắm rõ được các dấu hiệupháp lý trên và đánh giá một cách khách quan, toàn diện, để tránh các tình trạngnhầm lẫn trong việc định tội danh, hiện tượng “hình sự hóa” các quan hệ dân sự,tránh oan sai, tránh bỏ lọt tội phạm, bảo vệ nền pháp chế xã hội chủ nghĩa

8 Trần Thị Quang Vinh & Vũ Thị Thúy (2011), Luật hình sự Việt Nam, NXB ĐHQGTPHCM, tr 106

9 Trần Thị Quang Vinh & Vũ Thị Thúy (2011), Luật hình sự Việt Nam, NXB ĐHQGTPHCM, tr 108

Trang 21

2.3 Phân biệt tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản với

một số tội phạm khác

Qua nghiên cứu về các dấu hiệu pháp lý của tội phạm lạm dụng tín nhiệmchiếm đoạt tài sản đã phân tích ở trên, có thể thấy rằng việc nắm vững các dấu hiệupháp lý này là rất quan trọng Đặc biệt trong thực tiễn hiện nay, có rất nhiều trườnghợp gặp khó khăn trong việc xác định tội danh, vì một số tội phạm có dấu hiệu pháp

lý gần giống với nhau trong đó có tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản Việcphân tích, nắm bắt rõ các dấu hiệu pháp lý của tội phạm này giúp chúng ta phân biệtvới các tội phạm khác có dấu hiệu gần giống trong thực tiễn áp dụng

Phân biệt với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là tội phạm có cấu thành gần giống nhất với tộilạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, trong thực tiễn các cơ quan tố tụng đã gặp rấtnhiều khó khăn khi xác định ranh giới giữa hai tội danh này Cấu thành cơ bản củatội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại điều 139 BLHS như sau:

“Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến

ba năm”

Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

có các dấu hiệu ở mặt khách thể, mặt chủ thể và mặt chủ quan là giống nhau, chỉkhác nhau về mặt khách quan Cụ thể ở tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sảnngười phạm tội đã nhận được tài sản một cách ngay thẳng, hợp pháp thông qua mộthợp đồng từ người chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản Trong quá trình trước vàtrong khi nhận tài sản người phạm tội không hề có ý định chiếm đoạt tài sản Chỉ sau

Trang 22

khi đã nhận được tài sản một cách hợp pháp, ngay thẳng thì người phạm tội mới có

ý thức chiếm đoạt bằng các thủ đoạn như gian dối, bỏ trốn để không trả lại tài sản.Tội phạm này và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản đều có hành vi gian dối, nhưng hành

vi gian dối trong tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản chỉ xảy ra sau khi đãnhận được tài sản hợp pháp, ngay thẳng từ chủ sở hữu và nhằm mục đích che giấuhành vi chiếm đoạt chứ không phải là phương thức để chiếm đoạt Thời điểm hoànthành tội phạm này là khi người phạm tội có hành vi chiếm đoạt

Ở tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, trong mặt khách quan của tội phạm này baogồm hai hành vi là gian dối và chiếm đoạt Khi thực hiện tội phạm người phạm tội

có ý thức chiếm đoạt ngay từ đầu, có hành vi gian dối để nhằm mục đích chiếm đoạttài sản một cách bất hợp pháp từ chủ sở hữu tài sản Hành vi gian dối diễn ra trướchành vi chiếm đoạt về mặt thời gian, hành vi gian dối trong tội lừa đảo chiếm đoạttài sản có thể được thể hiện dưới nhiều hình thức như tạo ra các thông tin khôngđúng sự thật làm cho chủ sở hữu tin và thông tin giả dối đó và giao tài sản…Thờiđiểm hoàn thành tội phạm này sớm hơn tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.Ngay sau khi nhận được tài sản từ chủ sở hữu là tội phạm đã hoàn thành Một điểmlưu ý nữa là trong tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản không nhất thiết phải thông qua hợpđồng để có được tài sản của chủ sở hữu

Phân biệt với tội tham ô tài sản:

Tội tham ô tài sản và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản giống nhau làđều có dấu hiệu chiếm đoạt tài sản đang trong sự quản lý của người phạm tội sau khi

đã nhận được tài sản từ chủ sở hữu Điểm khác nhau cơ bản để phân biệt hai tội này

là về mặt chủ thể của tội phạm Chủ thể của tội tham ô tài sản là chủ thể đặc biệt, cụthể là người có chức vụ, quyền hạn đang quản lý tài sản, người này đã lợi dụng chức

vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tài sản đang trong sự quản lý hợp pháp của mình màviệc quản lý tài sản này là trách nhiệm công việc của người phạm tội Còn chủ thểtrong tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là chủ thể bất kỳ

Trang 23

2.4 Đường lối xử lý

Nhà nước ta khi ban hành quy định pháp luật về tội phạm cũng đồng thời quyđịnh về đường lối xử lý đối với người phạm tội Đường lối xử lý gồm nhiều biệnpháp mang tính cưỡng chế, bắt buộc của Nhà nước Các biện pháp xử lý hình sự

cũng rất đa dạng nhưng phổ biến nhất là hình phạt, Điều 26 BLHS định nghĩa:

“Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của nhà nước nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người phạm tội…”

Đường lối xử lý đối với tội phạm lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, tạiĐiều 140 BLHS đã quy định gồm bốn khung hình phạt: Khung cơ bản và khungtăng nặng trách nhiệm hình sự Theo đó, tội phạm lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tàisản được xử lý như sau:

Khung cơ bản: Khung hình phạt này được quy định tại Khoản 1 Điều 140

BLHS, có mức phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến

ba năm Biện pháp xử lý này được áp dụng đối với trường hợp phạm tội thôngthường, tội phạm mang tính chất ít nghiêm trọng và không có tình tiết tăng nặng, đãthực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản giá trị từ bốn triệu đồng đến dưới năm mươitriệu đồng Và trường hợp chiếm đoạt tài sản dưới bốn triệu nhưng gây hậu quảnghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về tội chiếm đoạt tài sản, chưa đượcxóa án tích mà còn vi phạm.10 Tình tiết này được hướng dẫn cụ thể tại Thông tư liêntịch số 02/2001/TTLT – TANDTC – VKSNDTC – BCA – BTP ngày 25 tháng 12năm 2001, thông tư đã hướng dẫn cụ thể để xác định các tình tiết trên Vì giới hạncủa đề tài nên sẽ không nghiên cứu cụ thể các tình tiết trên trong bài báo cáo này

Khung tăng nặng thứ nhất: Đây là biện pháp xử lý đối với những tội phạm

có tính chất nghiêm trọng của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, được quyđịnh tại Khoản 2 Điều 140 BLHS, có mức phạt tù từ hai năm đến bảy năm Áp dụng

10 Đọc: Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT – TANDTC – VKSNDTC – BCA – BTP ngày 25 tháng 12 năm

2001 về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định tại chương XIV “Các tội xâm phạm sở hữu” của Bộ luật Hình sự năm 1999.

Trang 24

khi có một trong các tình tiết sau: Phạm tội có tổ chức 11 ; lợi dụng chức vụ quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; dùng thủ đoạn xảo quyệt; chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng; tái phạm nguy hiểm 12 ; gây hậu quả nghiêm trọng.

Khung tăng nặng thứ hai: Đây là những biện pháp xử lý đối với tội phạm

lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có tính chất rất nghiêm trọng, có mức hìnhphạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm, được quy định tại Khoản 3 Điều 140 BLHS,

áp dụng cho các trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết sau: Chiếm đoạt tài

sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng; gây hậu quả rất nghiêm trọng.

Khung tăng nặng thứ ba: Đây là biện pháp xử lý nghiêm khắc nhất, có mức

hình phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân, quy định tạiKhoản 4 Điều 140 BLHS, áp dụng cho những trường hợp phạm tội có các tình tiết

sau: Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên; gây hậu quả đặc

biệt nghiêm trọng.

Hình phạt bổ sung: Ngoài những biện pháp xử lý bằng các hình phạt chính

đã nêu ở trên thì trong một số trường hợp người phạm tội còn có thể bị áp dụng một

số biện pháp xử lý bằng các hình phạt bổ sung Các hình phạt bổ sung đối với tộiphạm lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được quy định tại Khoản 5 Điều 140

BLHS gồm: “Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một

trăm triệu đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm và bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này”.

Đường lối xử lý đối với người phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tàisản đã thể hiện được sự nghiêm minh của pháp luật khi hình phạt tù là biện pháp xử

lý được áp dụng chủ yếu Bên cạnh đó pháp luật cũng đã có quy định thêm các hình

11 Đọc: Khoản 3 Điều 20 Bộ luật Hình sự nước CHXHCNVN

12 Đọc: Khoản 2 Điều 49 Bộ luật Hình sự nước CHXHCNVN

Ngày đăng: 17/06/2015, 08:24

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
16.Lê Nguyễn (26/09/2013), “Tự ý bán tài sản thuê, lãnh án chung thân”, Báo Bà Rịa – Vũng Tàu, được download tại địa chỉ http:// Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tự ý bán tài sản thuê, lãnh án chung thân
1. Hiến pháp nước CHXHCNVN 1992 (2011), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Khác
2. Bộ Luật Hình sự của nước CHXHCNVN 1999, sửa đổi và bổ sung năm 2009 (2011, NXB Lao Động, Hà Nội Khác
3. Bộ Luật Dân sự của nước CHXHCNVN (2011), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Khác
5. Nghị quyết 09/1998/NQ – CP ngày 31 – 07 – 1998 của Chính phủ về tăng cường công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới Khác
6. Chỉ thị số 37/2004/CT – TTG ngày 08 – 11 – 2004 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 09/1998/NQ – CP và chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm của Chính phủ đến năm 2010 Khác
7. Chỉ thị số 48 – CT/TW ngày 22 – 10 – 2010 của Ban chấp hành trung ương về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới Khác
8. Quyết định 282/QĐ – TTg ngày 24 – 02 – 2011 của Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch thực hiện chỉ thị số 48 CT/TW ngày 22 tháng 10 năm Khác
9. Quyết định 1217/QĐ – TTg ngày 06 – 9 – 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2012 – 2015 Khác
13. Trần Thị Quang Vinh & Vũ Thị Thúy (2011), Luật Hình sự Việt Nam, NXB Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w