Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 110 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
110
Dung lượng
480,5 KB
Nội dung
MỤC LỤC & CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN BIỂU TÌNH Trang Phần mở đầu 1 1. Khái niệm biểu tình…………………………………………………………………… .6 2. Phân biệt giữa biều tình với một số hoạt động khác……………………… ….…13 3. Ý nghĩa của biểu tình…………………………………………………………….… 15 4. Vì sao phải luật hóa biểu tình trong thời gian sớm nhất……….…………… …16 5. Mối quan hệ giữa quyền biểu tình với biểu tình và một số quyền khác….….…19 5.1. Mối quan hệ giữa quyền biểu tình và biểu tinh…………………….……… …19 5.2. Mối quan hệ giữa quyền biểu tình và quyền tự do ngôn luận……….… … 20 5.3. Quyền biểu tình và quyền tự do hội họp……………………… ……… ….… 22 6. Xu hướng phát triển của biểu tình trên thế giới……………………………… 23 6.1. Xu hướng phát triển chung của thế giới……………………………………… 23 6.2. Xu hướng quốc tế hóa biểu tình……………………………………………… 24 Kết luận chương I………………………………………………………….25 CHƯƠNG II PHÁP LUẬT VỀ BIỂU TÌNH Ở VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI. THỰC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ 1. Quy định về việc thông báo khi tổ chức biểu tình 30 2 Cấm hoặc hạn chế một số hình thức biểu tình trong một số trường hợp………….36 3. Cấm và thời gian cấm biểu tình……… …………………………………38 4 Phạm vi cấm biểu tình. 41 5 Vấn đề quy trách nhiệm 43 5.1 Trách nhiệm của cá nhân, tổ chức 43 5.2 Trách nhiệm của cơ quan Nhà nước 44 6. Chế tài xử phạt 45 7. Cấm sử dụng loa ở một số địa điểm 48 8. Quyền hạn chế hoặc giải tán cuộc biểu của Nhà nước…………….… 49 9. Lấy ý kiến đóng góp của nhân dân về dự thảo xây dựng luật biểu tình 50 Kết luận chung 50 BẢNG TỪ NGỮ VIẾT TẮT POA 1986 : Public Oder Act 1986 - Công đạo luật 1986. SOCPA 2005 : Serious Organised Crime and Police Act 2005 - Đạo luật các tội phạm nghiêm trọng có tổ chức và cảnh sát 2005. Luật số 101 : Luật số 101/ SL-L-003 ngày 20-5-1957 của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa về quyền tự do hội họp. Phần mở đầu. 1. Tính cấp thiết của đề tài Quyền biểu tình là một trong những quyền cơ bản của công dân, được chính thức ghi nhận ở nhiều nước trên thế giới. Việt Nam cũng thừa nhận quyền này trong Hiến pháp. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành vẫn chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào để cụ thể hoá quyền biểu tình nên kể từ khi Hiến pháp có quy định đến nay, quyền biểu tình vẫn chưa thực sự đi vào đời sống của nhân dân, mặc dù đây là yêu cầu khách quan của toàn xã hội. Tính cấp thiết của đề tài thể hiện ở những điểm cơ bản sau. Đòi hỏi của một xã hội dân chủ Một trong những hình thức thể hiện dân chủ là việc người dân có quyền tham gia vào c của Nhà nước. Quyền lợi hợp pháp của nhân dân phải được đặt lên hàng đầu. Chủ trương và chính sách có liên quan đến người dân thì người dân có quyền được biết và đóng góp ý kiến, Nhà nước có trách nhiệm tạo mọi điều kiện có thể để nhân dân thực hiện quyền của mình. Biểu tình là một hình thức để nhân dân thực hiện sự giám sát đối với hoạt động của Nhà nước. Nếu người dân không được biểu tình để bày tỏ quan điểm, thể hiện những bức xúc của mình đối với hoạt động của Nhà nước do chính mình lập nên thì chưa thể hiện hết sự dân chủ đó trong xã hội. Đòi hỏi của một nền pháp chế. Thực tế cho thấy muốn xã hội ổn định thì những vấn đề quan trọng liên quan trực tiếp đến Nhà nước, công dân, xã hội… phải được luật hóa và phổ biến một cách đầy đủ, kịp thời. Biểu tình là một lĩnh vực rất quan trọng có tác động không chỉ đến an ninh mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển chung của đất nước. Bởi vậy, không có pháp luật về biểu tình để điều chỉnh trực tiếp là một thiếu sót lớn. Có luật biểu tình thì chúng ta mới có thể thực thi được quyền biểu tình trên thực tế. Đó không chỉ là cơ sở để Nhà nước tổ chức thi hành luật biểu tình một cách chính thức mà còn là khuôn khổ, chuẩn mực để nhân dân thực hiện quyền biểu tình. Cả Nhà nước và nhân dân đều dựa trên luật biểu tình để thực hiện quyền và nhiệm vụ của mình. Luật biểu tình không có thì không thể xử lý những vướng mắc phát sinh, nếu để tình trạng đó diễn ra dài không những ảnh hưởng đến tâm lý xã hội mà còn ảnh hưởng xấu đến hệ thống pháp luật của nước ta Về chính trị xã hội Trên thực tế, trong những năm qua, biểu tình đã xảy ra ở nhiều nơi và mỗi nơi người dân biểu tình theo những cách mà mình cho là đúng. Ví dụ như treo cờ tổ quốc, viết nội dung mình muốn yêu cầu lên giấy, lên áo… thậm chí đem cả đồ dùng cá nhân như chiếu, mùng màn, quần áo, đồ ăn, nước uống… đi biểu tình và ngủ luôn trên vỉa hè. Khi có đám đông biểu tình diễn ra như trên làm cho nhiều người dân muốn tìm hiểu xem việc gì xảy ra và hậu quả là khi có biểu tình thường kèm theo ách tắc giao thông, hoặc trật tự công cộng bị đảo lộn. Trước thực trạng đó, cơ quan Nhà nước rất lúng túng trong việc giải quyết khi có một cuộc biểu tình xảy ra. Nếu lực lượng cảnh sát vào cuộc để ngăn ngừa những cuộc biểu tình thì dễ bị những phần tử phản động cho là làm mất dân chủ, áp bức nhân dân…còn nếu không có động thái để giữ gìn trật tự công cộng thì có thể tính mạng, sức khỏe của nhiều người khác bị ảnh hưởng. Việt Nam chưa có luật biểu tình nên chưa có sự phân biệt giữa quyền biểu tình với quyền tự do ngôn luận và quyền tự do hội họp. Lợi dụng kẽ hở đó, những kẻ phản động thường đồng nhất quyền biểu tình vào quyền tự do ngôn luận và quyền tự do hội họp để tụ tập đông người và đưa ra những thông tin sai lệch, gây hoang mang trong nhân dân hoặc chống phá chính quyền. Những lý lẽ mà bọn phản động đưa ra không có sức thuyết phục, nhà nước và nhân dân ta phản đối nhưng trên thực tế Việt Nam chưa có luật biểu tình nên chúng ta cũng không có những lý lẽ xác đáng để bác bỏ hoàn toàn những luận điểm sai trái của bọn phản động. Hiện nay, sự chống phá trực tiếp bằng vũ trang rất ít được áp dụng nhưng chúng chống phá bằng cách lợi dụng thiếu sót của pháp luật để kích động, mua chuộc quần chúng làm tình hình đất nước bất ổn. Khi an ninh chính trị không ổn định thì rất khó để phát triển kinh tế, nâng cao mức sống của nhân dân. Hơn nữa, luật biểu tình chưa ra đời nên nhà nước không có cơ sở để đảm bảo quyền biểu tình của người dân cũng như giải quyết những trường hợp lợi dụng biểu tình làm trái pháp luật hoặc gây bạo động, bạo loạn… và người dân cũng không có cơ sở pháp lý để biểu tình hợp pháp. Muốn giải quyết triệt để mâu thuẫn trên, chúng ta nên xây dựng luật biểu tình để Nhà nước quản lý, kiểm soát xã hội tốt hơn, vừa đảm bảo cho nhân dân có thể tự do biểu tình bày tỏ những bức xúc, tâm tư nguyện vọng của mình. Hơn nữa, luật biểu tình còn là cơ sở để hạn chế đến mức thấp nhất sự lợi dụng của kẻ xấu, đáp ứng yêu cầu của tình hình mời. Đó là một đòi hỏi rất cấp bách trong bối cảnh hiện nay. Trên cơ sở những nhận định trên, các tác giả quyết định chọn vấn đề này để làm đề tài nghiên cứu khoa học. Mong rằng, sau khi đề tài được nghiệm thu những ý kiến đóng góp của các tác giả sẽ góp phần vào việc xây dựng luật biểu tình ở Việt Nam. 2. Mục tiêu của đề tài Biểu tình diễn biến phức tạp nhưng Việt Nam chưa có luật biểu tình quy định cụ thể vấn đề này. Nhiều hệ lụy từ biểu tình xảy ra mà không có căn cứ để xử lý, đó là một thiếu sót rất lớn và chưa đáp ứng được đòi hỏi của xã hội. Qua đề tài này, các tác giả muốn khẳng định: 1. Sự cần thiết phải có luật biểu tình ở Việt Nam. Biểu tình là quyền cơ bản của công dân đã được ghi nhận trong Hiến pháp hiện hành. Và nhiệm vụ của Nhà nước là phải đảm bảo cho quyền này được thực hiện trên thực tế thông qua việc ban hành luật biểu tình. 2. Xây dựng khái niệm “biểu tình” trên cơ sở đó giúp Nhà nước quản lý được hoạt động biểu tình, đồng thời đảm bảo cho quyền và lợi ích hợp pháp của công dân 3. Phân biệt giữa biểu tình với bạo loạn, bạo động. 4. Nêu lên vai trò, ý nghĩa của hoạt động biểu tình. 5. Mối quan hệ giữa biểu tình và các quyền tự do hội họp, tự do ngôn luận. 6. Phân tích những quy định liên quan đến biểu tình tại Việt Nam và các nước trên thế giới. trên cơ sở đó so sánh đối chiếu những điểm chính cần phải có trong luật biểu tình để xây dựng luật luật biểu tình ở Việt Nam Nhằm mục đích cao nhất và cuối cùng là đóng góp vào việc xây dựng luật biểu tình của Việt Nam sau này. 3. Phương pháp nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu. 3.1. Phương pháp nghiên cứu: Đề tài được thực hiện trên cơ sở áp dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để nghiên cứu mối quan hệ giữa thực tiễn biểu tình và các quy định của pháp luật về quyền biểu tình ở Việt Nam. Ngoài ra các tác giả còn sử dụng các phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp…. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung vào nghiên cứu quyền biểu tình trên cơ sở lý luận và thực tiễn ở Việt Nam và thế giới Trước hết, các tác giả đã tìm hiểu những quy định pháp luật liên quan đến biểu tình của Việt Nam trong Luật số 101/ SL – L - 003 ngày 20 – 5 - 1957 của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa về quyền tự do hội họp. Mặc dù đây là một văn bản không trực tiếp điều chỉnh vấn đề biểu tình nhưng hoạt động tự do hội họp là một trong những tiền đề quan trọng để tiến tới việc thực hiện biểu tình. Do đó, chúng ta có thể tham khảo, kế thừa những quan điểm pháp lý tiến bộ trong văn bản trên để hoàn thiện các quy định về biểu tình trong quá trình xây dựng luật biểu tình của nước ta sau này. Bên cạnh đó, các tác giả còn tham khảo thêm những quy định của pháp luật nước ngoài có liên quan đến quyền biểu tình của một số nước trên thế giới, đặc biệt là hai đạo luật của Anh: Công đạo luật 1986 - Public Oder Act 1986 (POA 1986) và Đạo luật các tội phạm nghiêm trọng có tổ chức và cảnh sát 2005 - Serious Organised Crime and Police Act 2005 (SOCPA 2005). 4. Tóm tắt nội dung đề tài Đề tài bao gồm hai chương. Chương I các tác giả trình bày những vấn đề lý luận về biểu tình bao gồm 6 vấn đề sau đây. Thứ nhất: các tác giả đã đưa ra hai khái niệm biểu tình. Một khái niệm dưới cái nhìn từ thực tiễn và một khái niệm trên cơ sở pháp lý. Để trả lời cho hai câu hỏi: biểu tình là gì ? biểu tình như thế nào là đúng pháp luật ? Thứ hai: từ khái niệm chính thức đã nêu các tác giả đưa ra sự phân biệt giữa biểu tình và một số hình thức khác tương tự. Qua đó chúng ta tránh được sự lẫn lộn trong nhận thức về các hoạt động này, tạo sự thuận lợi cho cơ quan Nhà nước xử lý vi phạm một cách rõ ràng và người dân biết được việc nào nên làm, việc nào nên tránh. Thứ ba: các tác giả nêu lên ý nghĩa của biểu tình Thứ tư: biểu tình nằm trong nhóm quyền cơ bản của công dân và không tách rời với những quyền cơ bản khác. Để làm rõ điều đó, các tác giả đã nêu lên mối quan hệ giữa quyền biểu tình với quyền tự do ngôn luận và quyền tự do hội họp. Đây là hai quyền rất quan trọng làm tiền đề cho quyền biểu tình, nếu không có hai quyền này thì biểu tình không thể thực hiện được trên thực tế. Thứ năm: để thấy được tầm quan trọng của hoạt động biểu tình trong đời sống xã hội ngày nay. Các tác giả đã nêu lên vai trò của biểu tình bao gồm hai nội dung sau. · Biểu tình là một trong những kênh thông tin tốt nhất để Nhà nước nắm bắt tâm tư nguyện vọng của người dân · Biểu tình là một cách để nhân dân hạn chế sự lạm dụng quyền lực của cơ quan Nhà nước Cuối cùng: các tác giả nêu lên xu hướng phát triển của biểu tình trên thế giới. Việc đảm bảo quyền biểu tình cho người dân là một xu thế tất yếu trên toàn cầu. Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng hơn với tất cả các nước. Vì thế, luật hóa quyền biểu tình là điều cần thiết và chúng ta cũng nên theo xu hướng chung này. Trong chương II từ các quy định của pháp luật liên quan đến quyền biểu tình ở Việt Nam và các nước trên thế giới các tác giả đã phân tích, so sánh để nêu bật lên những ưu điểm, hạn chế. Từ đó rút ra những giải pháp cho kiến nghị xây dựng luật biểu tình ở Việt Nam bao gồm các mục sau: 1. Quy định về việc thông báo khi tổ chức biểu tình 2. Cấm hoặc hạn chế một số hình thức biểu tình trong một số trường hợp. 3. Cấm và thời gian cấm biểu tình. 4. Phạm vi cấm biểu tình. 5. Vấn đề quy trách nhiệm. 5.1 Trách nhiệm của cá nhân, tổ chức. 5.2 Trách nhiệm của cơ quan Nhà nước. 6. Chế tài xử phạt. 7. Cấm sử dụng loa ở một số địa điểm 8. Quyền hạn chế hoặc giải tán cuộc biểu tình của Nhà nước. 9. Lấy ý kiến đóng góp của nhân dân về dự thảo xây dựng luật biểu tình. CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN BIỂU TÌNH 1. Khái niệm biểu tình Biểu tình là một vấn đề phức tạp. Hiện nay, trên thế giới chưa có một định nghĩa về biểu tình thật sự thống nhất. Những nước khác nhau có những quan điểm về biểu tình cũng khác nhau. Luật pháp của nhiều quốc gia thừa nhận quyền biểu tình nhưng hầu hết lại không định nghĩa thế nào là biểu tình. Theo bách khoa toàn thư Bắc Mỹ (Encyclopaedia Americana) thì biểu tình được hiểu “là hành động bất bạo lực của một nhóm người, nhằm mục đích đưa đến cộng đồng một quan điểm hay một cách nhìn về một vấn đề nào đó trong xã hội[1]”. Định nghĩa này đã nêu được ba yếu tố hợp thành đó là. Thứ nhất: hành động bất bạo lực. Thứ hai: sự tham gia của một nhóm người. Thứ ba: mục đích của biểu tình nhằm đưa đến cộng đồng một quan điểm hay một cách nhìn về một vấn đề nào đó trong xã hội. Nhược điểm của định nghĩa này ở chỗ. Thứ nhất: hành động bất bạo lực. Trên thực tế, biểu tình không hẳn chỉ đơn thuần là hành động bất bạo lực. Hầu hết, mọi cuộc biểu tình ban đầu diễn ra một cách ôn hòa nhưng ở giai đoạn cuối thường có kèm theo cả những hành động bạo lực ở những mức độ khác nhau như xô xát nhỏ, ném chai lọ. Ví dụ: phong trào chống thuế ở Trung Kỳ mà tiêu biểu là ở Huế. “Từ đầu tháng 4 - 1908 nhân dân Thừa Thiên biểu tình, bọn cầm quyền vội điều binh lính tới ngăn chặn, bọn lính nổ súng bắn chết một người. Đám biểu tình xông lên tước khí giới chúng rồi trói tên Phó Lãnh Binh và bắt Viên Phủ Doãn phải dẫn đầu đoàn biểu tình. Trên đường kéo về Huế, một số nơi đã bố trí sẵn để cắt tóc ngắn và khâu ngắn lại cho những ai còn búi tóc và mặc áo dài[2]. Trong ví dụ này, ban đầu đoàn biểu tình không có hành động bạo lực nhưng khi lợi ích của họ bị xâm phạm, một số hành động bạo lực đã xảy ra đó là “xông lên tước khí giới, trói tên phó lãnh binh”. Như vậy, biểu tình được xem là hành động bất bạo lực một cách hoàn toàn thì không ổn. Nếu ta xét riêng rẽ hành động của từng người và dựa vào định nghĩa của biểu tình, bạo loạn, bạo động thì có thể phân biệt đó là hành động biểu tình hoặc bạo động, bạo loạn một cách rõ ràng. Nếu xét hành động biểu tình trong tổng thể của cả một tập đoàn người thì rất khó. Ví dụ: một cuộc biểu tình có nửa triệu người tham gia. Năm người có hành động bạo lực còn lại tất cả đều không có hành động bạo lực. Trong trường hợp này rõ ràng có bạo lực xảy ra, nếu căn cứ theo định nghĩa trên thì đây không được gọi là một cuộc biểu tình. Bởi vì, để được gọi là biểu tình thì tất cả mọi người tham gia đều không được có hành động bạo lực. Nếu vì hành động bạo lực của năm người mà xem đây không phải là một cuộc biểu tình thì quá cứng nhắc. Thứ hai: số lượng người tham gia. Định nghĩa đưa ra một định mức ở một nhóm người. Quan điểm này cho thấy, biểu tình phải có nhiều người tham gia nhưng chỉ giới hạn ở một nhóm người thì quá hạn hẹp. Nhiều cuộc biểu tình có đến vài chục vạn người tham gia, thậm chí thu hút gần như toàn bộ cư dân của một thành phố thì không thể gọi là một nhóm người được. Ví dụ cuộc biểu tình của 70 vạn quần chúng Sài Gòn ngày 16 – 6 - 1963 đã lôi kéo gần như mọi tầng lớp nhân dân[3]. Cuộc biểu tình ngày 15 – 3 - 2010 ở Thái Lan do phe Áo đỏ phát động đã thu hút khoảng một trăm ngàn người[4]. Một nhóm người là quá nhỏ, khái niệm đó không thể bao hàm hết một lượng người quá lớn lên đến hàng vạn hoặc hàng triệu người. Thứ ba: mục đích của cuộc biểu tình. Hoạt động biểu tình nhằm đưa đến một quan điểm hay hay cách nhìn về một vấn đề nào đó trong xã hội. Theo các tác giả thì sự thống nhất về cách nhìn hay quan điểm đúng là mục đích của biểu tình nhưng đó không phải là mục đích cuối cùng. Nếu ta chỉ dừng ở đó thì không triệt để. Thực chất, cái đích của người biểu tình là làm sao cho quyền lợi của mình, của chủ thể khác hoặc của xã hội được đáp ứng. Các chủ thể bị phản đối cần phải có sự thay đổi để đáp lại nguyện vọng của người biểu tình. Quan điểm hay cách nhìn thống nhất chỉ là một bước mà người biểu tình mong muốn và cần đạt cho bằng được, để đưa đến mục đích cuối cùng là quyền lợi. Đó có thể là những lợi ích về vật chất hoặc tinh thần, trực tiếp hay gián tiếp. Theo các tác giả để được xem là biểu tình trên thực tế thì nhất thiết phải có ba yếu tố sau. Thứ nhất: nhiều người tham gia. Thứ hai: phải thể hiện sự ủng hộ hay phản đối công khai. Thứ ba: mục đích của biểu tình nhằm đòi hỏi quyền lợi cho mình cho xã hội hoặc cho một đối tượng nào đó. Thứ nhất: có nhiều người tham gia. Bất kỳ một cuộc biểu tình nào nổ ra cũng phải tập hợp được một lực lượng đông đảo. Họ bày tỏ những quan điểm của mình và phản đối chính sách của Nhà nước, tổ chức hay cá nhân nào đó. Đấu tranh bằng phương pháp hòa bình là chủ đạo nên phải nhiều người mới tạo được sức mạnh cần thiết để tác động đến những chủ thể mà họ không bằng lòng. Ví dụ: cuộc biểu tình đòi thả Phan Bội Châu có hàng vạn người đủ các tầng lớp nhân dân[5]. Lịch sử hình thành của quyền biểu tình cũng được thực hiện dưới hình thức nhiều người. Họ có thể có những cách thức đấu tranh khác nhau nhưng không đối lập. Tất cả những người biểu tình có điểm chung đó là: hướng đến đối tượng mà họ ủng hộ hay phản đối để đòi hỏi những gì mà mình mong muốn. Vì thế, người biểu tình có nhu cầu liên kết lại. Một người lẻ loi đứng ra bày tỏ quan điểm ủng hộ hay phản đối về bất cứ một vấn đề nào thì chưa từng có tiền lệ gọi đây là hành động biểu tình. Biểu tình thể hiện dưới nhiều hình thức như: diễu hành[6], chiếm đóng[7], giả chết Sau đây là đặc điểm và một số ví dụ về từng hình thức biểu tình trên. Diễu hành hay còn gọi là mít tinh được hiểu là việc xuống đường của nhiều người di chuyển trong trật tự từ địa điểm này đến địa điểm khác. Ở Việt Nam cũng hay tổ chức những cuộc mít tinh mừng ngày giải phóng hoàn toàn Miền Nam thống nhất đất nước 30 tháng 4 hay ngày quốc tế lao động 1 – 5. Đoàn người vừa đi vừa hô khẩu hiệu theo sự chỉ dẫn của những người tổ chức. Đây cũng là một hình thức biểu tình nhưng được thể hiện dưới dạng ủng hộ. Thông thường, Nhà nước đứng ra tổ chức và người dân tham gia. Chiếm đóng được hiểu là sự bao vây của nhiều người quanh một địa điểm nhất định nào đó trong một khoảng thời gian. Ví dụ: cuộc biểu tình của hàng chục ngàn người tại Thái Lan ngày 3 – 4 -2010. “Các tòa nhà văn phòng và hàng chục trung tâm thương mại sầm uất tại thủ đô Bangkok đã phải đóng cửa vì lý do an ninh. Giao thông trên nhiều tuyến phố bị tê liệt. Người biểu tình áo đỏ cho biết họ sẽ tiếp tục chiếm đóng các trung tâm thương mại cho tới khi nào yêu cầu của họ được đáp ứng. Rất nhiều người biểu tình Áo đỏ đã ngủ lại qua đêm trên hè phố.”[8] Giả chết được hiểu là hình thức biểu tình khổ hạnh. Thông thường, người biểu tình sắp đặt một cảnh tượng chết chóc bi thương để phản đối những vấn đề cũng mang tính chết chóc như chiến tranh hay một sản phẩm nào đó có hại tương tự. Ví dụ: một nhóm sinh viên Mỹ biểu tình chống chiến tranh tại Iraq. Họ tập trung ở những nơi công cộng. Tất cả nằm ra giả như đã chết, bên cạnh họ có những tấm khẩu hiệu yêu cầu chấm dứt chiến tranh ngay lập tức. Thứ hai: phải thể hiện sự ủng hộ hay phản đối công khai. Dù biểu tình được thực hiện dưới hình thức nào cũng phải thể hiện sự phản đối hoặc ủng hộ công khai. Những chính sách hay quyết định của bất kỳ Nhà nước, tổ chức, cá nhân nào gây phương hại đến những người khác đều có thể trở thành đề tài phản đối của người biểu tình. Ví dụ: phe Áo đỏ ở Thái Lan phát động một cuộc biểu tình trên quy mô lớn phản đối các nhà lãnh đạo và sự điều hành của Chính phủ. Người đứng đầu và đoàn biểu tình “gây sức ép đòi Thủ tướng từ chức, giải tán Hạ Viện và tiến hành bầu cử sớm”[9]. Trong trường hợp này, người biểu tình rõ ràng thể hiện thái độ không đồng tình với những chủ trương mà những người đứng đầu Chính phủ đưa ra. Tuy nhiên, biểu tình không chỉ thể hiện sự phản đối, mà trong nhiều trường hợp nó còn bày tỏ sự ủng hộ. Nhiều vấn đề người dân bày tỏ thái độ ủng hộ, đơn thuần chỉ vì họ thấy nó phù hợp, đem lại lợi ích cho mình và xã hội. Nếu Chính phủ hoặc tổ chức, cá nhân đang có những lựa chọn cách giải quyết cho một vấn đề nào đó thì sự ủng hộ của người biểu tình góp phần củng cố quyết tâm của những chủ thể đưa ra quyết định hơn. Ví dụ: cuộc biểu tình ngày 19 – 4 - 2010 của người dân New York. “Cuộc biểu tình do Chiến dịch Hỗ trợ và trách nhiệm với các nạn nhân chất độc da cam dioxin Việt Nam phát động đã diễn ra tại công viên Prospect, nơi diễn ra sự kiện chạy vì nước sạch của công ty Dow tổ chức. Những người tổ chức biểu tình cho rằng công ty Dow đang lợi dụng các hoạt động như: Chạy vì nước sạch để che giấu hành vi gây ô nhiễm nguồn nước và phá hủy hệ sinh thái ở Việt Nam và nhiều nơi khác”[10]. Sự phân biệt giữa ủng hộ hay phản đối cũng chỉ ở mức tương đối vì nhiều cuộc biểu tình có sự đan xen giữa hai yếu tố này. Thông thường, một cuộc biểu tình ủng hộ ai đó thì đồng thời cũng là một biểu hiện cho sự phản đối với bên kia. Điển hình trong cuộc chiến tranh giữa Mỹ và Việt Nam. Người dân yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới tổ chức nhiều cuộc biểu tình phản đối cuộc chiến của Mỹ tại Việt Nam. Những cuộc biểu tình như thế này không thể nói chỉ có sự phản đối. Thông qua sự không đồng tình với nhà cầm quyền Mỹ, người biểu tình đã trực tiếp hoặc gián tiếp ủng hộ với sự nghiệp cách mạng của nhân dân Việt Nam. Sự tụ họp đông người không thể hiện sự phản đối hoặc ủng hộ thì không là biểu tình. Có thể đó là sự tụ họp, bàn bạc, thảo luận để đưa ra ý kiến mang tính chất đóng góp hay bổ sung. Cách thức thể hiện cũng được thể hiện dưới những hình thức khác nhau nhưng biểu tình phải công khai. Bản chất của biểu tình nằm ở chỗ. Bằng sức mạnh của số đông, người biểu tình muốn truyền tải thông điệp đến đối tượng mà họ hướng đến ngay lập tức và nhanh chóng. Cho nên, sự công khai là đặc điểm bắt buộc. Ví dụ: “cuộc biểu tình đòi thả Phan Bội Châu năm 1925 thu hút đông đảo thanh niên, sinh viên, học sinh. Họ giương cao biểu ngữ, phân phát truyền đơn, phản đối sự bắt bớ đối với Phan Bội Châu. Có những tờ đơn kháng cáo còn được gửi tới tận Hội Quốc Liên, Tòa án quốc tế Lahay (Hà lan), Nghị Viện Pháp đòi hủy bản án cho Phan Bội Châu[11]”. Thứ ba: mục đích của biểu tình nhằm đòi hỏi quyền lợi cho mình, cho chủ thể khác hoặc cho xã hội. Điều cốt yếu nhất của hiện tượng biểu tình đó là sự xung đột lợi ích giữa các giai cấp, tầng lớp, nhóm xã hội. Người ta đi biểu tình vì chính Nhà nước, tổ chức, cá nhân nào đó làm ảnh hưởng đến quyền lợi của họ, của chủ thể khác hoặc của xã hội. Người biểu tình nhận thấy rằng, nếu cứ để tình trạng đó diễn ra thì thật sự không tốt bằng cách họ tập hợp nhau lại đấu tranh đòi quyền lợi. Thời gian gần đây, người dân trên khắp thế giới biểu tình chống chiến tranh, đòi bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ động vật hoang dã. Những hành động ấy là sự thể hiện cho ý thức bảo vệ lợi ích của xã hội loài người một cách lâu dài. Từ những sự phân tích trên thực tế, các tác giả đưa ra định nghĩa trong thực tiễn về biểu tình như sau: Biểu tình là sự tập hợp của nhiều người để bày tỏ thái độ phản đối hay ủng hộ công khai về một vấn đề nào đó trước Nhà nước, tổ chức hoặc cá nhân nhằm đòi hỏi quyền lợi cho mình, cho chủ thể khác hoặc cho xã hội. Trên thực tế, biểu tình còn có cả hành động bạo lực xen vào. Chính yếu tố bạo lực làm cho tình hình khó kiểm soát, dễ dẫn đến tình trạng cuộc biểu tình ôn hòa chuyển hóa thành bạo động hoặc bạo loạn. Một khi có bạo loạn hoặc bạo động xảy ra thì quyền lợi của cả người biểu tình và những chủ thể mà họ hướng đến đều [...]... của biểu tình trên thế giới, Nhà nước ngày càng mở rộng và đảm bảo tốt hơn cho quyền lợi của người dân Thế giới thể hiện một xu hướng tiến bộ như vậy, Việt Nam ngày càng hòa nhập với thế giới sâu rộng hơn Vì thế, chúng ta cũng nên theo xu hướng ấy của thế giới nhằm mở rộng dân chủ, khơi dậy tinh thần yêu nước trong nhân dân Chương II: PHÁP LUẬT VỀ BIỂU TÌNH Ở VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI THỰC... tích tỷ mỷ thế nào là biểu tình không phải để tranh cãi thế nào là biểu tình, mà để đưa ra một định nghĩa về biểu tình thật toàn diện và phù hợp với thực tiễn hiện nay nhằm xây dựng luật biểu tình Trên cơ sở kiến nghị xây dựng một văn bản pháp luật về vấn đề biểu tình Văn bản pháp luật đó không chỉ đáp ứng được những đòi hỏi rất bức thiết của người biểu tình mà đó còn là công cụ để Nhà nước kiểm soát... coi là một cuộc biểu tình Sự lựa chọn con số mười người, mười lăm người hoặc một con số khác làm định lượng tối thiểu để coi đó là một cuộc biểu tình phần lớn do chủ quan của mỗi nhà làm luật ở mỗi quốc gia Việc xác định một con số tối thiểu sẽ giúp cho Nhà nước dễ dàng quản lý và công nhận một cuộc biểu tình, tránh tình trạng luật không có quy định dẫn đến một nhóm hai hoặc ba cũng đòi biểu tình nhưng... nhận quyền biểu tình hơn Biểu tình không thể đơn thuần là thừa nhận trên luật nữa mà quan trọng là đưa quyền này thực sự đi vào cuộc sống Nhìn vào tiến trình phát triển của biểu tình có thể thấy quyền biểu tình ngày càng được mở rộng Mọi vấn đề người dân đều có thể bày tỏ quan điểm của mình Phạm vi biểu tình đã không chỉ dừng lại ở một địa phương hay một quốc gia mà nó đã và đang trở thành một cách sinh... quan trọng để thực hiện dân chủ[48] Để có thể nêu lên những giải pháp, kiến nghị của mình một cách hoàn chỉnh nhất, các tác giả xin đưa ra những phân tích, đánh giá từ những quy định pháp luật liên quan đến biểu tình của Việt Nam và Anh quốc Văn bản pháp luật Việt Nam mà các tác giả muốn phân tích, đánh giá, so sánh là Luật số 101/SL – L - 003 ngày 20 – 5 - 1957 ( Luật số 101) của nước Việt Nam Dân Chủ... của các thế lực thù địch thì chúng ta sẽ có những quy định về việc cấm hẳn biểu tình trong những trường hợp nhất định hoặc quy định cấm hay hạn chế một số hình thức biểu tình trong một số trường hợp 2 Cấm hoặc hạn chế một số hình thức biểu tình trong một số trường hợp Biểu tình là một hoạt động có sự đa dạng về nội dung lẫn hình thức thể hiện do đó khi xem xét các quy định về việc hạn chế biểu tình các... chính thức về biểu tình đứng trên phương diện pháp lý Mục 2 là sự phân biệt biểu tình với một số hoạt động khác tương tự như bạo loạn, bạo động Qua sự phân biệt đó mọi người sẽ thấy được những đặc trưng riêng có của biểu tình và sẽ không bị lẫn lộn với các hoạt động khác Mục 3 các tác giả nêu lên ý nghĩa của biểu tình và Mục 4 nêu lên mối quan hệ của quyền biểu tình với biểu tình và một số quyền khác... quyền biểu tình bằng những quy phạm pháp luật cụ thể Nhưng để hoạt động biểu tình thực sự trở thành một quyền cơ bản của công dân, là công cụ để bảo vệ tự do dân chủ thì phải trải qua giai đoạn nhận thức và điều chỉnh pháp luật Sự hoàn thiện về lý luận về biểu tình góp phần thúc đẩy hoạt động biểu tình phát triển theo hướng tích cực hơn Sự phát triển song hành giữa biểu tình và quyền biểu tình là điều... cùng nêu lên những ý kiến, những quan điểm chung về cùng một vấn đề Trên cơ sở đó, họ mới thể hiện một sự đòi hỏi mạnh mẽ quyết liệt hơn thông qua biểu tình Bản chất của hoạt động biểu tình là bày tỏ ý kiến và mong muốn thay đổi Do đó, sự tự do về bày tỏ về ý kiến quan điểm là cơ sở để xây dựng nên quyền biểu tình Với những phân tích trên, ta có thể kết luận rằng biểu tình là một trong những hình thức... quyền biểu tình và quyền tự do hội họp cũng có nhiều điểm tương đồng Vì thế, chúng ta có thể kế thừa những điểm hay của Luật số 101 và Đạo luật (POA 1986) hay (SOCPA 2005) để xây dựng luật biểu tình ở Việt Nam Để đảm bảo quyền biểu tình cho người dân theo đúng nghĩa của nó, các tác giả có kiến nghị về vấn đề này như sau Đã là quyền thì khi tham gia biểu tình người dân chỉ cần thông báo cho cơ quan Nhà nước . quan đến biểu tình tại Việt Nam và các nước trên thế giới. trên cơ sở đó so sánh đối chiếu những điểm chính cần phải có trong luật biểu tình để xây dựng luật luật biểu tình ở Việt Nam Nhằm. giải pháp cho kiến nghị xây dựng luật biểu tình ở Việt Nam bao gồm các mục sau: 1. Quy định về việc thông báo khi tổ chức biểu tình 2. Cấm hoặc hạn chế một số hình thức biểu tình trong một số. của thế giới …………………………………… 23 6.2. Xu hướng quốc tế hóa biểu tình …………………………………………… 24 Kết luận chương I………………………………………………………….25 CHƯƠNG II PHÁP LUẬT VỀ BIỂU TÌNH Ở VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ NƯỚC TRÊN